Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2025
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30        
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 26711356

 
Văn hóa - Giải trí 25.04.2025 04:43
Gia sử họ NGÔ
28.11.2007 16:42

Bài ký từ đường họ Ngô
Một nhà tụ tập được cái phúc của trời đất, một người mà tiêu biểu cho muôn đời . Xét ra đều do tạo hoá cả. Khi số hưng thịnh, ban đầu tất cả đều phải có gốc, giữa phải có nối tiếp, sau phải có thành tựu . Sao nói là lòng tạo hoá? Muốn có phúc lớn, lấy khó khăn thử thách trước để kiên trì tấm lòng tích phúc, rối sau phúc sẽ đến lâu dài . Muốn có nhiều điều kiện, trước phải gặp ngang trái để rèn cái trí tu thiện, rồi sau điều thiện sẽ được báo đền mãi mãi . Thiện và phúc được báo đền là ứng với khí vận. Tầm thường trở nên thần kỳ, rơm cở trở nên nhà đẹp, trước hèn, nay quý; trước nhục, nay vinh; trước không nay có. Người anh hùng của non sông làm nên vẻ mới, nếu không có chốn mở ra sao được như thế ?

Cha con Ngô tướng công của châu ta là bậc khai quốc công đầu . Cháu con là danh tướng thời Trung hưng. Một nửa son tía, muôn đời chi lan. Người ta nói là nhờ đất phát phúc. Tôi nói đây là trời báo đức. Tôi liên hệ người có đức này là nhờ các bậc tiên thế tích luỹ âm công, trời cho phúc, đất lành bồi đắp lên. Một gốc hai thân, nghìn vạn cháu con. Đó là cái gốc ban đầu vậy . Từ tướng công về sau các bậc Vương, Công, Hầu, Bá , quan chức. Khoa danh đã trải trên 300 năm với hơn 200 người con ưu tú. Tất cả đếu trung trinh một dạ, giúp nước hết lòng, ân huệ khắp cho dân. Những niềm vui lớn để mãi cho cháu con, vang mãi trong tai mắt người ta . Đó là ở giữa nối tiếp, người sau nối được chí ấy, thuật lại việc ấy . Điều thiện cùng sánh cao với núi Quy, núi Phượng. Núi Quy, Núi Phượng vĩnh viễn kết đọng tuấn tú. Phúc cùng sánh sâu sông Mã , sông Lương ( tức sông Chu ). Nước sông Mã, sông Lương vĩnh viễn ngưng đọng tinh anh. Động Phanh mãi mãi là nơi cát địa . Hoàng Phúc chẳng nói hết được ý nghĩa . Ông Quách cũng có chỗ chưa hiểu nổi . Nghìn vạn năm sau, vô cùng vô tận, đó là điều sở thành của người sau vậy . Tôi vẫn nói, trước hết con người làm nên phúc, sau mới nói trời báo đúc, sau nữa mới nói đất nay phát phúc.

Những thành tựu về sau là nhờ sự kế thừa của khoảng giữa bắt nguồn từ cái gốc ban đấu . Ban đấu là do cái gốc. Xem ra lòng tạo hoá đúng như thế!

Mùa xuân, năm Bảo Thái thứ 9 ( 1713 ) thượng thuần tháng hai,
đệ nhất giáp tiến sĩ , đệ nhị danh,
Hà nguyên Công viết.

Bài ký từ đường họ ngô

Tiên tổ họ Ngô ta là dòng dõi quý tộc nước Nam. Công nghiệp của đời trước, sự nghiệp ghi rõ trong sử ký. Đã trải qua các đời trên nghìn năm. Từ Đinh lên Lý, Trần trở về sau, con cháu ngày một đông đúc, khấm khá. Đến cuối đời Trần chọn đất ở Động Phang, chỉ sồng bằng nghề làm ruộng. Đấng Hoàng thiên để phúc, đất lành bồi đắp họ ta từ đấy phát tích. Các cụ tổ nhà, cha con ngài Dục Vương là bậc khai quốc công đầu, lừng lẫy tiếng tăm. Ngài Dụ Vương có ba anh em. Ngài sinh hạ mười một con trai đến được nhân tước phong và ruộng ngày một nhiều . Con cháu hoặc ở bản quán trông nom việc phụng thờ tiên tổ hoặc dời làng khác đều có phần đất hoặc ở châu quận khác kinh doanh sinh sống. Số người đi nơi khác ở ngày một đông được nhờ phúc ấm của trên mà con cháu trong họ đều hiển đạt. Võ là hùng tướng, văn trúng giáp khoa . Con trai nối nghiệp cha ông, con gái làm vẻ vang môn hộ. Đàng trong từ Ngệ An trở vào Nam, đàng ngoài từ Ninh Bình trở lên phía bắc, các chi phái họ nhà đều có cả. Người đông lại trải qua nhiều thế hệ khó mà ghi chép được, hoặc đổi theo họ mẹ cũng nhiếu, hoặc vì gia phả đời trướcc bị thất lạc không rõ bà con ở đâu . Chỉ biết họ Ngô ta từ Động Phang sinh ra . Có truyền lại mộ tổ ta thiên táng Ông bờ đó , bà xó chùa mà thôi . Có người được nhân ơn vua về thăm miếu tổ, có người ở xa quá không tiện đi lại, không thể kể ra hết . Riêng phái ta đời đời ở bản quán chịu ơn vua đã trên 200 năm, những người có quan chức, công to tát sử ký đã chép , còn có thể xét được. Đời Dụ Vương ta, hoàng hậu một người, phong vương một người , Quốc công một người , quận công sáu người, tước hầu ba người, phong phúc hầu một vị. Đời Thanh quốc công , phong quốc công bốn người, quận công tám người, tước hầu sáu người nữ năm vị. Đời Nam quận công, phong quốc công ba người, phong vương hai người, quận công mười người, phong tước hầu mười hai người, tước bá năm người, giám sinh mười người, phúc thần năm bốn vị. Các phái ở nơi khác có thể ghi được. Quận công tám người, quốc công ba người, tước bá mười người ., đỗ tiến sĩ sáu người, phong phúc thần ba vị. Triều vua ta (Lê) trung hưng về sau các chi phái ngày càng xa chưa thể ghi chép hết được. Chỉ chép những điều đã nghe, đã thấy, từ đời Bình giang hầu hết đến nay, phong vương một người, phong quận công hơn hai mươi người ( đều ở trong quyển này) tước hầu tước bá trên bồn mươi người, giám sinh trên ba mươi người . Tiến sĩ hai tám người . Các quan tước về sau đều chép riêng một cuốn.

Nói về phái ta, từ đời Thanh quốc Công trở lại đây đời đời được cấp ruộng tự điền, tính ra thêm một vạn ba nghìn mẫu . Ngài Dụ Vương có 11 người con, đến đời Thanh Quốc Công thụ lộc vẫn như thế. Còn các người khác có thể biết được. Con cháu Thanh Quốc Công cũng vẫn được hưởng lộc như thế. Các con cháu khác cũng có thể biết được. Từ đó về sau ông Tổ ta Phan Quý Công, tự là Phúc thọ là con nhà thế gia, thi gám sinh (phép tắc thi cử đời Lê: Con cái nhà quan thi đỗ tứ trường được xung vào quốc giám, gọi là giám sinh, dân thường gọi là hương cống. Thi đỗ tam trường, con quan gọi là nhi sinh, dân thường gọi là sinh đồ ) đã ra làm quan. Chợt gặp thời sự có biến, ba anh em bèn rủ nhau di cư về trấn Sơn-Nam hạ, một ở Tống Vũ, một ở Bái đương, một ở Minh Giám. ậ Bái Dưỡng (huyệnu Nam Trực- Nam Định ) vẫn để nguyên họ Ngô. Chi ta và chi Minh giám vì lý do lánh đất lên đổi là họ Phan. Sau khi đã chuyển cư, tổ nhà lại trở về Động Phang rước mẹ về phụng dưỡng. Được vài năm cụ thân sinh ra Phúc Thọ là Phúc Toàn mất, chôn ở thôn Nam. Sau đó bà mẹ Phúc Thọ là Cụ họ Lê vì nhớ quê hương, bà con thân thuộc trở về quê cũ thăm viếng, chẳng may bị bệnh mất mộ chôn tại Động Phang. Chi ta từ đó tôn cụ Phúc Toàn là sư tổ. Ông Phúc Thọ sinh ra Cương dũng hầu tự là Phúc Cương, lại sinh ra Khắc Khoan, Uy dũng đều đỗ giám sinh, lần lượt thăng trọng chức, lại sinh ra Chính Đức được phong làm Phú vinh hầu . Từ đó trở đi soạn riêng gia phả .

Đời Vĩnh Thịnh thứ năm (1709) ngày sáu tháng hai.
Thi đỗ giám sinh, thăng thụ tước Thao vũ hầu,
Phan Hữu Lập , xã Tống Vũ - ghi chép rõ.


Ghi chép rõ thế thứ họ Ngô.

Ngô Lư sinh Ngô Rô. Ngô Rô sinh Ngô Tây . Ngô tây sinh Hưng quốc công Ngô Kinh. Ngô kinh sinh Dụ Vương Ngô Từ. Ngô Từ sinh quốc công Ngô Khể. Ngô khể sinh Nam quận công Ngô Cung. Ngô Cung sinh ải khê hầu Ngô Tú. Ngô Tú sinh Tây nham hầu Ngô Khang. Ngô Khang sinh Lương tài hầu Ngô Cẩm. Ngô Cẩm sinh Đồng phú hầu Ngô Văn Phong. Ngô Phong sinh Đằng giang hầu Ngô tiến Vinh. Tiến Vinh sinh bốn con trai . Con trưởng Ngô Đình Quý phong chánh đội trưởng, thuỵ là phúc- Thành, con thứ là Phan Long hầu Ngô đình Cơ, con thứ nhuận trạch hầu Ngô đình Quyên, con thứ nữa Ngô đình Lộc phong bái trung hầu thuỵ là Phúc Thực. Các vị đó đều đứng một chi phái riêng. ông phúc toàn ( Ngô đìng Quyền) sinh sáu con trai, lại phân ra từng chi . Đó là chi phái của ngành ta trước sau như thế.

Lược ghi các công thần họ Ngô thuộc hoàng triều trước sau theo thứ tự các đời

Nhà Lê buổi đầu khai quốc, các triều Thái tổ, Thái Tông , Nhân Tông.

Hưng quốc công Ngô Kinh
Dụ Vương Ngô Từ
Duyên Mỹ công Ngô Đức
Thận quận công Ngô Khiêm
Đô đốc thượng tướng Ngô Đam
Chiêu nghĩa hầu Ngô Việt
Hoa quốc công Ngô Ung
Vinh quốc công Ngô Xuyến
Mỹ quận công Ngô Lộc
Thịnh quận công Ngô Thanh
Nghị quốc công Ngô Trừng

Trên đây hàng đại thần tá mệnh gồm 11 người

Triều Thánh Tông- Hiến Tông- Tương dực đế- Chiêu Tông- Trang Tông
Diễn quận công Ngô Tôn Thịnh
Thanh quốc công Ngô Khế
Điện bàn Hỗu Ngô Hồng
Nghĩa quận công Ngô Kỷ
Hán quốc công Ngô Lan
Hoà quận công Ngô Nạp
Đức quận công Ngô Lượng
Thượng Tướng Ngô Hữu
Hoa quốc công Ngô Ung
Giám sinh - Nghĩa quận công Ngô Điện
Hùng quận công Giám sinh Ngô Chính
Diễn nghĩa Vương Giám sinh Ngô Tộn
Thận quốc công Giám sinh Ngô Tấy
Nghĩa tướng hầu Giấm sinh Ngô Viễn
Tế trị hầu Giám sinh Ngô Trành
Thắng quận công Ngô Đống
Tao đàn tướng Tiến sĩ Ngô Trầm
Đốc đự bá Giám sinh Ngô Nhân
Tùng giang hầu Giám sinh Ngô Hoà
Nam quận công Giám sinh Ngô Cung
Thuỵ quận công Giám sinh Ngô Bỉnh
Dực quốc công Giám sinh Ngô Bang
Đốc cử hầu Ngô Phúc
Thái bảo Tiến sĩ Ngô Viện
Tùng khê hầu Ngô Thái
An mỹ hầu Ngô Thận
Nguyễn trung tứ Ngô Thực
Đại trung bá Ngô Phát
Phụ quận công Ngô Bạt
Trung quận công Ngô tử Chí
Tả điềm hiệu Ngô Huy
Đại hành khiển Ngô Thuận
Đại tư Đồ Ngô Phong

Trên đây hàng công trình tá trị và trung hưng gồm 33 người . Ngoài ra nhận chức qua nhỏ trên 50 người . Trong đó lập võ công hàng quan văn có 40 người, xuất thân từ văn học kiêm chức võ trên 40 người .

Triều Trạng Tông -Trung Tông - Anh Tông- Kính Tông
Nghĩa lộc vương Ngô Tín
Hải nhuận bá Ngô Quốc
Hoa dưỡng hầu Giám sinh Ngô Chung
ải khê hầu Giám sinh Ngô Thái
Ninh quận công Giám sinh Ngô Tú
Tây nhãm hầu Ngô Khang
Thanh quận công Ngô Khê
Cương quận công Ngô Lãng
Vĩnh trung hầu Tiến sĩ Ngô Hoán( sau phong phúc thần)
Vũ quận công Ngô Bạt
Diễn giang hầu Ngô Tùng
Hưng quận công Ngô Chi
Đàm dương hầu Ngô Tuyên
Trung trinh đại phụ Ngô Ngụ
Tá quận công Ngô Tuy
Tấn quốc công Tiến sĩ Ngô Thức ( sau phong phúcc thần)
Phó mỹ hầu Ngô Chanh
Đồng công tử Ngô Lượng
Thượng tướng Ngô Hào- Ngô Lượng
Dũng thắng hầu Ngô Hiển
Nhân thắng hầu Giám sinh Ngô Trung
Thiện thắng hầu Giám sinh Ngô Chấp
Chính thắng hầu Giám sinh Ngô Lương
Đại tư đồ Tiến sĩ Ngô Lân
Trung quốc hầu Giám sinh Ngô Đại
Tấn quận công Giấm sinh Ngô Thượng
Thái sư Tiến sĩ Ngô Thiện
Thành quận công Tiến sĩ Ngô Cách
Lương tài hầu Giám sinh Ngô Cẩm
Dũng lâm hầu Ngô Kính
Văn thành bá tiến sĩ Ngô Kiến
Vũ thành bá Ngô Vạn
Thủ lăng bá Ngô Nhất
Thái uý Ngô Anh
Thiếu uý Ngô Đề
Tham đốc Ngô Trừng
Đại học sĩ tiến sĩ Ngô Nghiêm
Lễ bộ thượng thư tiến sĩ Ngô Cửu
Văn trị bá Ngô Nhai

Trên đây hàng dực bảo, trung hưng công thần gồm 41 người . Ngoài ra nhận chức quan nhỏ trên 60 người . Trong đó võ kiêm văn hơn 40 người, văn kiêm võ hơn 50 người .

Triều KínhTông-ThầnTông-ChânTông-Huyền Tông

Trên đây là hàng tá trị công thần quét sạch hoạ nhà Mạc gồm 43 người . Ngoài ra nhận chức quan nhỏ hơn 70 người .

Triều Dụ Tông-Thần Tông-Tông-Hiển Tông







Tán trị đại phu


Tham chính


Hiến sứ


Cương dũng
hầu


Thao văn hầu


Phú vinh hầu


Đàm quận công


Tham đốc


Thiếu uý


Văn trung bá


Tùng nghĩa
hầu


Hiến sứ đến
Thượng tư


Đại học sĩ


Tư huấn bá


Tư lộc bá



Giám sinh
Ngô Thụ


Giám sinh
Ngô Phúc Thọ


Giám sinh
Ngô Khắc Khoan


Ngô Lượng


Ngô Văn


Giám sinh
Ngô Đức


Giám sinh
Ngô Thành


Ngô Điền


Ngô Vụ


Ngô Khả


Giám sinh
Ngô Mưu


Tiến sĩ Ngô
Chất


Tiến sĩ Ngô
Chân


Ngô Cao


Ngô Khẳng



Trên đây hàng tá trị công thần 15 người . Các quan to thuộc các Chi phái đều ghi riêng ở cuốn khác. Ngoài ra nhận chức quan nhỏ trên 70 người .

Họ Ngô từ Hưng quốc công trở lại đời đời nhận lộc Vua, sống tại bản quán coi giữ tự điền (ruộng cúng giỗ ) ngày một nhiều . Lập chiến công được ban tước ấp vài chục người, có văn học được ban tước lộc hơn 100 người .Họ Ngô ở nước Nam đều cùng tông với ta, về sau chọn đất ở nơi khác, hoặc theo họ mẹ, hoặc đổi họ khác, hoặc ở làng khác mà không rõ từ đầu ra cũng khá nhiều . Chỉ nghe người chước truyền ngôn lại, gốc từ động Phang “ Ông táng bờ đó, bà táng xó chùa” là đất phát phúc vậy . Song ở bản quán hoặc tha hương, trong phổ hệ đều nói rõ còn có thể tra xét được. Công danh, sự nghiệp đều ghi rõ ràng trong thể phả.

THÂN THÂN THUYẾT

(Nói về sự thân thiết với bà con trong họ)

Từ thủa xưa (họ ta) đã có những vị thượng đại phúc thần nhờ trời đất mà giáng sinh nơi thần thế, sinh ra ông cha ta đến bản thân ta làm cho họ ta thịnh vượng, vun trồng đạo đức cho ta, làm cho họ ta nở ngành xanh ngọn.

Ta sống ở đất nước tốt lành, bồi đắp mẫu “nhân” cho ta. Khí âm theo bóng ta cùng phụ với khí dương mà có hình thể ta.Khí âm dương đó giáo huấn ta mà ta mà ta không nhìn thấy, bảo ban ta mà ta không nghe thấy âm thanh. Cả cuộc đời giỏi giang hay kém cỏi những việc ấy trước sau thường có sự biến đổi. Trăm nghìn năm lại đây (tinh thần) ấy mờ mờ ảo ảo về cháu con mà phù trì, giúp đỡ. Công đức ấy thật cao dầy, tinh linh ấy như một dòng nước chu lưu trong trời đất khiến trong ta có cái thế rất thân thiết, rất tôn kính, rất quan thiết với nhau.Kinh thư nói : “tuân theo tiên tổ”.Kinh lễ nói :”tôn kính tiên tổ”.Kinh thi nói: ”nối dõi tổ tiên”.Kinh dịch nói:” tụ hợp tinh hoa tiên tổ”.Người xưa coi việc đó là cái nghĩa rất trọng đại.Cho nên việc xây dựng tông miếu (từ đường), sửa sang lễ nhạc, bày biện đồ thờ, cúng giỗ đầy đặn cốt là báo đáp, cái gốc tiên tổ đã sinh ra ta.Việc thờ phụng tiên tổ để bó bện dòng họ (Cửu tộc)*. Ngoài ra có việc tế lễ (Ngũ tự)*, cùng việc tế lễ những người có công đức với dân, có sính lễ, có tân lễ, có hương âm lễ. Mấy thứ lễ này là sự thù tạc mà thôi. Từ khi thời đại ngày một đi xuống thì việc cúng lễ chẳng cần cái thiện ở nơi ta (ý nói tổ tiên ta - nd), chuyên tâm cầu phúc ở thần minh, chăm việc tu sửa đình chùa, đối với từ đường (thờ tổ tiên ) thì qua loa, đơn giản. Thi nhau nuôi lợn to để cúng lễ nơi miếu thờ ngoài nội mà các vị tiên linh chỉ có nậm rượu đem dâng. Dê non béo đãi khắp làng xóm, với người cùng một nhà thì có lỗi lầm cho ăn uống khô khan, kham khổ. Thậm chí việc cúng giỗ đùn đẩy trách nhiệm cho gia đình đôn đốc. Với phần mộ thì người trưởng ủy thác cho người nhà rằng, đó là phận của người lớn tuổi, người ít tuổi chỉ biết theo thôi.

Sự phí tổn đối với lệ làng hoặc có khi tốn kém tới trăm, tới nghìn thì người nhà vui vẻ tuân theo. Phí tổn đối với tộc lệ (lệ của họ tộc) ước khoảng 5, 6, 7 quan tiền thì người nhà mặt ủ mày nhau, tiếc tiền, tiếc của. Thế là làm sao? có phải ý trí cho rằng tiên tổ đổ tội cho đời sau chăng? Ngoài những sự lệ trong hương thôn ra, chỗ sáng sủa có người cho là sai sót, chỗ tối tăm có quỷ thần trách móc. Cái tình trạng ấy chẳng đã thu hoạch được rồi đó sao? Nuôi lợn béo có thì lĩnh thưởng. Nợ miệng có thể thay cho việc đền bù hay không? đều cầu đến âm phúc của thần linh giáng xuống, liệu cái danh dự ấy có kéo dòng dài được không? hay, hoặc là bị nhiều người trong dòng tộc chỉ trích mà dân làng cũng cho là chuyện dở? Cho nên sự báo đền cho cái dục vọng ấy liệu có đáng khen không? Song (những người đó) chưa nghĩ được, người làm việc thiện sẽ được cát thần ban phúc, người làm điều ác sẽ bị hung thần gieo họa. Qủa quyết chưa từng nghe nhà cao, cửa rộng, gà lợn béo tốt, mà có thể dâng biếu điều tốt đẹp. Còn như việc khoan dung với kẻ kia hoặc là cho nó vay nợ để nó trộm cắp hại người, kiện cáo điêu toa làm những việc dâm ô càn dỡ, bạo ngược mà cho đó là cái oan khiếp trước của nó như thế. Thần minh nếu có nghe biết thì sẽ nhanh chóng gieo tai họa cho bản thân kẻ ấy. Chao ôi, liệu có lợi ích gì !

Phải nghĩ cái nguyên khí của ta là nhờ tổ tiên, thân thể ta là của mẹ cha, chân tay ta là người anh em, thịt da ta là bà con họ tộc.Sự gìn giữ nótrong một thể thống nhất thì sự chia sẻ niềm vui và nỗi lo âu của nhau mới có ý nghĩa. Phải khuyến khích nhau gắng sức làm điều thiện để bảo vệ dòng giống mãi mãi (tám chữ này là cốt tủy của toàn bài, nên suy nghĩ thuần thục mà gắng sức thi hành). Khi có người nào mắc lỗi, người trong họ nếu như có sự trách móc quá đáng, kịp khi dẫn tới hoặc nạn nguy hiểm, hoặc có thể lo liệu thay, hoặc đương đầu với sự khó nhọc. Khi sự việc đã êm xuôi lại bồi dưỡng cho người đó cơm cháo tươm tất. Ngạn ngữ nói: “thuốc đắng sẽ sinh ra da thịt.Đại để là như thế.

Cảnh sống yên vui, người làng như người thân.Kịp khi động đến cái lợi, cái hại cá nhân sẽ dẫn đến chẳng đầu độc nhau thì dồn nhau tới hình luật, đã chôn nhau xuống hố rồi còn lấy đá đè lên.Cho nên ngạn ngữ nói : “mật ngọt chết ruồi”, sự đời là như vậy.Thử xem trong hàng phe, hàng giáp trong làng, nắm tay nhau cười cười nói nói vui vẻ, kịp sáng sớm mà chết chưa vào quan tài thì chiều đã xóa tên người đó!

Hãy nhìn vào tông tộc, khi sống thì ăn uống với nhau ở từ đường, khi qua đời thì lễ người chếttiếp theo lễ tổ tiên ở miếu vũ (miếu vũ tức là từ đường), cả họ nhớ tiếc. Những dịp lễ tểt trong năm đều nhớ tới người đó, quả là chẳng ai nghĩ đến chuyện lễ dày hay lễ mỏng. Qua đó khiến người ta suy nghĩ về sự quay về với cội nguồn. Sự suy nghĩ việc tôn kính tiên tổ, thân thiết với người trong họ, đó là nghĩa vụ số một của đời người. Nói về việc tôn kính tiên tổ phải như thế nào? Đó là phải bồi đắp công đức mà tiên tổ dựng nền tảng, tu sửa từ đường, củng cố phần mộ cho vững chắc, sạch đẹp, không ngại mệt nhọc, phí tổn. Gọi là thân thiết với dòng tộc là thế nào? Đó là sự ăn ở đầy đặn tử tế, có lễ tiết trên dưới, nhường nhịn lẫn nhau, giữ sự công bằng, giúp đỡ người nghèo khó, răn dạy lỗi lầm, anh em hòa mục, chớ để mất luân thường đạo lý. Tính từ khi tổ ta thiên cư về đất này đã hai trăm năm.Không nhớ được các đời xa chỉ ghi nhớ các đời gần .dõi từ vị cao tằng trở lại đây mấy đời, các vị chức dịch thân hào kế tiếp đến nay đều theo lẽ thường giữ được nghiệp nhà, kính trời làm việc thiện, không trục lợi với người làng, không tranh giành tiếng tăm với ngõ xóm. Điều quan trọng nhất là chọn nơi đất tốt để mộ phần, sửa sang từ đường, răn dạy con cháu lấy lòng trung tín hiếu để ăn ở với nhau.

Ta thuộc lớp sinh sau, mỗi khi xem lại ta, liền nghĩ ngay đến tiên tổ xem mình có lỗi lầm gì không? Kinh thi có nói: “Tự cầu nơi ta thì được nhiều phúc “Lời nói hay như thế, ta cần chú ý rèn luyện, lấy điều thịên cư sử với nhau. Đó là lòng hiếu với tổ tiên, là sự thân ái với họ hàng, hòa mục với làng xóm. Người ta lấy sự hòa (hòa nhã, hòa mục, hòa đồng hòa thiện…) mà thần minh giáng phúc.

Cử nhân PHAN NGÔ CẢNH TUNG

 

NGUYÊN ỦY VIỆC XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG

TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA CÁC NGÀNH

(Nguyên ủy quá trình xây dựng từ đường để ghi lại ý tưởng tốt của cụ Phan Thi, lấy đó để khuyến khích người đời sau noi theo)

Việc thiên hạ không việc gì ưu tiên bằng việc thiện. Làm việc thiện nên lớn nao. Lớn lao có thể trường sửu, trường sửu cho nên mới có hành động cho một ngày, Hành động cho một ngày ấy có thể truyền cho trăm nghìn đời sau.Đó là người hiểu sâu sắc điều thiện.

Sự việc có thể gom chứa tích lũy bao nhiêu năm mà sự hủy hoại chỉ trong chốc lát. Đó là sự không hiểu biết điều thiện, việc thiện. Người hiểu biết điều thiện, việc thiện thì tức khắc làm không đắn đo ngờ vực gì.

Ông Phan Thi là người như thế.Ông là người học thức sâu, lấy ý nghĩa Kinh Lễ để Tự phòng ngừa nên thường cảm khái nói: ”Việc phụng sự tiên tổ, tụ hợp dòng họ là ở từ đường. Các bậc quân tử đời trước khi dựng cửa nhà phải coi việc xây dựng từ đường là việc trước tiên (Trong thiên Lẽ đàn cung có nói: ”người quân tử khichuẩn bị làm nhà thì coi tông miếu là việc trước tiên, nhà ở sẽ làm sau). Các bậc vương giả xây miếu thờ rất tôn nghiêm là nhằm tụ hợp anh linh tiên tổ làm cho lòng người bó bện lại (xem quả Tụy trong kinh Dịch).

Tổ tiên từ khi chọn đất về ở đất này chưa xây được từ đường, các tiết xuân thu đều hội tế ở nhà trưởng nam. Xét trong kinh Lễ có chỗ chưa hợp lý, bèn đưa ý kiến này trình bày với các vị già cả thân hào chức dịch trong nội tộc lo tính việc này, thu góp tiền làm vốn cho vay lấy lãi và định kỳ hạn xây từ đường. Về sau lãi tức của số tiền công quỹ được hơn 400 quan những người lập văn khế vay rồi không trả (có tú tài Phan Đăng Khoa, bát phẩm thư lại Phan Văn Dụ ,cựu phó tổng Phan Văn Huề ,lý trưởng Phan văn Hân, xã trưởng Phan Văn Minh. Về sau Phan Khoa, Phan Dụ tuyệt tự. Đáng làm răn vậy thay!) Thậm chí buộc phải đi tố giác nhờ quan tri phủ bắt phải hoàn lại một vốn nửa lãi .Nhóm người đó phụ lòng tình cảm bà con họ hàng sạch trơn. Vì chuyện này đi đến hiềm khích lẫn nhau đốt hết giấy tờ cam kết việc vay nợ. Do vậy mà việc xây từ đường không thành. Các chi đều cúng giỗ riêng. Điều đó chứng minh sự gom góp dành dụm hàng năm mà phút chốc ra tro. Đó phải chăng là sự không hiểu việc thiện, điều thiện mà đến nỗi thế chăng. (Xem đến đây thật đáng hận, đáng tiếc, lai cực kỳ đau lòng, kiến người ta phải đập bàn mà than dài!). Tháng 2 mùa xuân năm Bính Thìn (1856) triều Tự Đức, ông Phan Thi lại họp anh em chú bác nội chi (ngành ta) nói:’bọn họ như thế, chúng ta há lại bắt chước họ vậy thì việc cúng giỗ tổ tiên thế nào!” Toàn chi đồng lòng xin cứ theo quyết nhị. Sau đó chia từng hạng bậc mà góp tiền. (số tiền vốn cũ còn 25 quan 6 mạch. Cùng với nợ cũ là 4 quan, vị chi 29 quan 6 mạch luân chuyển cho vay lấy lãi, đợi một thời gian sẽ xây từ đường. Ông Phan Thi cùng với các em cung tiến vào đồ tế khí trong đó có một cỗ ngai (sự việc này xem phần sau ). Sự quan tâm của ông với ngày kỵ tiên tổ là như thế. Việc ông lo sửa sang từ đường, việc tế lễ tiên tổ đều là những việc tốt đẹp cần phải làm còn nhiều. Nào biết chí ông chưa toại nên ông về cõi tiên ngày 11 thán 4 năm Canh Thân (1860)(xem đến đây thực đáng thương, đáng tiếc).

Trong họ các ông Phan Trọng Thành, Phan Đăng Phú cùng với các ông Phan Uông, Phan Phúc kế thừa ý tứ tốt đẹp của Ông Thi ,hội họp tính toán số tiền lãi được 162 Quan. Lại bổ theo ba hạng bậc số tiền phải đóng góp tiếp:

Hạng 1 mỗi người 15 quan (7 người )

Hạng 2 mỗi người 10 quan (16 người )

Hạng 3 mỗi người 8 quan (7 người )

Tiếp đó, các ông Phan Xuân Hảo ,Phan Văn Bàn cùng Phan Hiệt và vợ Nguyễn Thị Thảo lại góp được 16 quan (việc này xem phần sau). Các khoản tiền đó tất cả được 489 quan ,mua được tư thổ và thổ cúng tiến cộng là 5 thước. Ngày tốt tháng 2 năm Tân Dậu (1861) tập hợp các nhóm thợ dựng từ đường. Bên trong là nội tẩm ngoài là bái đường ,mỗi tòa 3 gian, mái lợp cỏ gianh tường xây, tất cả theo pháp độ thời cổ. Không đầy tháng công việc hoàn thành. Chính tâm bên trong có trang trí hoa văn ngũ sắc rực rỡ. Tả hữu vu có thềm đá, đắp hai ngựa chầu phía trước, phía Đông ngựa hồng, phía Tây ngựa bạchhình thành một cảnh trưng nước. Từ đây có nơi thờ tự tổ tiên tươm tất vững bền. Cái chí xưa của ông Phan Thi đã đạt tới sự tròn vẹn. Cho nên nói việc làm của một ngày truyền đến trăm đời là như thế (xem đến đây đáng vui, đáng mừng đáng khen khiến người ta phải vỗ tay cười lớn).Qua việc này người nào hiểu biết việc đời có trải qua thất bại rồi sau mới thành công. Người ta phải biết suy nghĩ cho sâu sắc mới hiểu được nguyên nhân . Cho nên cứ lặng lẽ như là người ngu ,người vụng mà kiên tâm mài chí thì công việc lớn có thể thành, sự nhiệp có thể bền vững được. Nào phải một ngày một buổi mà thành được việc lớn .thấy việc nhỏ tưởng có thể làm nhanh được đâu! Nói như thế để lớp người sau của chi ta trăm đời sau nếu từ đường chỗ nào bị hư hoại khí, người giàu có xuất tiền của ,người nghèo bỏ công sức, biết nương tựa vào nhau cho công việc được thành công và không quên ý chí của người đi trước.Kinh thi có câu:’Kế tự tư bất vong”(thứ tự tiếp nối nhau không quên ý tưởng tốt) Lại nói “kế tự kỳ hoàng chi”(thứ tự tiếp nối nhau để to đẹp thêm).

Ngày tốt tháng 2 năm Tân Dậu (1862) triều vua Tự Đức. Chúng tôi là Phan Trọng Thành, Phan Văn Uông, Phan Đăng Phú ghi lại sự việc này lưu cho lớp người sau làm tấm gướng soi chung cho cõi lòng mình./.

BÀI KÝ TRÙNG TU TỪ ĐƯỜNG

Việc trong thiên hạ có điều gì làm được cho tổ tiên thì sự tốt đẹp đó được lưu truyền.Người lớp sau làm được điều gì cho tổ tiên thì càng được tuyên dương.Người đời sau hẳn vì người lớp trước, mà người lớp trước hẳn là trông cậy nhờ vào lớp người sau. Cả hai phía thế hệ trước, thế hệ sau cùng dựa vào nhau mà thành mọi việc.Đó là lý do vô cùng quan thiết vậy.

Các vị tiền nhân: Phan Trọng Thành, Phan Đăng Thi, Phan ĐăngPhú, Phan Đăng Uông, Phang Đăng Phúc, Phang Đăng Diễn vào năm TÂN DẬU(1861) triều Tự Đứcđã xây dựng từ đường thờ tiên tổ và đã thành công. Có thể nhìn nhau mà nói: ”thế là tốt đẹp rồi, lớp sau ta chớ bỏ nền móng này “.Thay vì năm tháng đã lâu,gió mưa xối xả làm lung lay tường vách,phía ngoài đã bị hư hại lại kề sát ngõ nhỏ.Cái thế đó ăt phảo di dời.Hai ông Phan Phúc, Phan Diễn bàn bặc lo toan cùng bà con trong họ,trích số lãi cũ được trên 200 quan, mua gỗ tứ thiết hẹn ngày xây dựng,ý địnhvào năm Đinh Hợi(1887)(năm Thành Thái nguyên niên),các ông Phan Diễn,Phan Ứng mưu tính chuyển từ đường ở địa điểm mới.Chọn đất mua được một sào thổ cũ của ông Phan Phổ. Đó là nền móng tốt của nghìn vặn năm hương hỏa và bèn di dời.

Trước hết nói về Từ Đường cũ thì xây dựngchính tẩm và bái đường chung một tào 5 gian.Lần này chọn gỗ,gọi thợ khởi công.Thang 6 năm Qúy Tỵ(1893) làm chính tẩm 3 gian 2 chái mái ngói tường gạchhai bên cánh gà có tiểu viện.Qua 2 tháng thì xong ‘.

Vói trên thỏa lòng các đấng tiên linh,lớp người giữa thì tiếp nối được công lao tạo tác của người trước,với lớp người sau kế thừa nối dõi ở đất này. Một việc có nhiều điều thiện như thế.

Trước kia tôi thường đọc bài ký xây từ đường có nói : Chúng ta là lớp người sau,chi ta 100 đời sau từ đường nếu như khuyết liệt thì người giàu bỏ tiền của, người nghèo góp công sức, cùng dựa vào nhau đi tới thành tựu để không bao giờ quyên ý chí lớp người trước.Kinh thi nói : “Thứ tự tiếp nối nhau không quên ý tưởng tốt “.Lại nói : “Thứ tự tiếp nối nhau để to đẹp thêm “.Hãy rửa tay sạch,kính cẩn mà đọc lời nói ấy,ghi tạc vào trái tim để tăng thêm súc cảm . Thế là anh em chú bác đều vui vì đã kế thừa ý tưởng lớp người trước.Từ đường cùng cảnh quan lại trở nên mới mẻ.Nhìn đế bài ký thuở trước,tôi như thấy các bậc tiền nhân,cũng nở nụ cười chốn dạ đài(chỉ suối vàng, mộ). Con cháu ta sau này xem đến bài ký hôm nay hẳn thấy lời nói đó có ý vị sâu xamà nối chí.

Thuật lại sự việc với anh em trong họ cũng là xem lại bài ký thủa xưa. Bài ký thủa xưa chẳng đã nói,việc làm của một ngày truyền lại cho trăm nghìn đời sau,đó là lẽ đương nhiên.Chúng ta lớp người sau hãy gắng lên khuyến khích lẫn nhau.

Ngày 16 tháng 8 năm Qúy Tỵ(1893) triều Thành Thái.

Cử nhân NGÔ PHAN CẢNH TUNG viết lời tự(kể lại)

(Cử nhân NGÔ PHAN CẢNH TUNG,tiên phụ trước đặt tên là Văn Kiến.Anh cả lại đổi tên là Văn Chiêm.Trong sổ đinh tên là Đức Tuấn. Lại có tên là Đắc Thuyên.Sau khi đậu hương tiến(tức cử nhân) lại đổi gọi theo trên(Phan Cảnh Tung). (trích vietnamgiapha.com)

Nhà Ngô (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nhà Ngô là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, truyền được hai đời nhưng có tới ba vị vua, kéo dài từ năm 939 đến năm 967. Khoảng thời gian xen giữa từ 944 đến 950 còn có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha.

Tiền Ngô Vương (939-944)

Vua Ngô Quyền (898-944) người Đường Lâm, là người sáng lập ra nhà Ngô.

Năm 931, Dương Đình Nghệ mưu đồ khôi phục, đem quân đánh chiếm quyền Lý Khắc Chính là tiết độ sứ Giao Châu. Quân Hán do Trần Bảo sang cứu bị đánh bại, Bảo thua chết.

Năm 937, Nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để thay chức.

Năm 938, Ngô Quyền, con rể của Dương Đình Nghệ, tập hợp lực lượng ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang Nam Hán xin quân cứu viện, vua Nam Hán cho con là vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán.

Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoàng Tháo bị giết chết.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Loa Thành.

Dương Bình Vương (944-950)

Xem chi tiết: Dương Tam Kha

Năm 944, Ngô Vương mất, sai Dương Tam Kha giúp lập thái tử. Dương Tam Kha là anh (có sách nói là em) Dương Thái hậu cướp ngôi, tự xưng Dương Bình Vương.

Con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách (Hải Dương). Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ của Ngô Quyền, làm con nuôi. Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không thực hiện được mệnh lệnh.

Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình. Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha, nhưng không giết, giáng làm Chương Dương công.

Hậu Ngô Vương

Xem chi tiết: Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn

Nam Tấn Vương (950-965)

Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về, khi đó Ngô Xương Ngập đang trốn ở Nam Sách.

Thiên Sách Vương (951-954)

Được Dương thái hậu (Như Ngọc) chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, là Thiên Sách Vương (951-954). Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương.

Được 4 năm Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập bị thượng mã phong mà chết. Chỉ còn một vua Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn.

Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn nỏ chết.



Ngô sứ quân

Xem chi tiết: Ngô Xương Xí

Ngô Xương Văn chết, con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, trong triều đình Cổ Loa, các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn (có sách lại nói các đại thần làm loạn là Lã Xử Bình và Kiều Tri Hựu). Xương Xí phải lui về giữ đất Bình Kiều (có sách nói Bình Kiều ở Hưng Yên, lại có thuyết cho rằng ở Thanh Hoá). Từ 966 hình thành 12 sứ quân, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân, kéo dài đến năm 968 thì bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong và lập ra nhà Đinh.

NGÔ TUẤN TỨC LÝ THƯỜNG KIỆT

Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay. Có tài liệu ([2]) lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).

Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ

Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới đổi tên thành Lý Thường Kiệt.

Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long.

Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm 1105).

Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái úy\. Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn...

Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân Trung Quốc ở các châu Ung Khâm Liêm nhân dịp chủ động đem quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông cho đi dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ :

Nam Quốc Sơn Hà

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !


Dịch thơ:

Sông Núi Nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !

audio wma

Chú thích:
Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Bài thơ xuất hiện năm 1077 giữa cuộc chiến đấu oanh liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (khúc sông Cầu thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc ngày nay) giữa quân dân Đại Việt và mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy. Tương truyền giữa lúc khó khăn, quân sĩ hai bên một đêm bỗng nghe tiếng ngâm vang vọng của bài thơ trên từ đền thờ Trương Hống Trương Hát (hai tướng tài của Việt Vương Triệu Quang Phục). Bài thơ góp phần khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và khiến quân Tống hoang mang, rúng động, dẫn đến thất bại thảm hại của chúng chẳng bấy lâu sau đó.


Tổng thống Ngô Đình Diệm

Tiểu sử

Ngô Đình Diệm sinh ra ở Huế [1] trong một gia đình quyền quý theo Công giáoViệt Nam. Cha của ông là Ngô Đình Khả, quê quán ở Quảng Bình làm Thượng thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.

Câu nói nổi tiếng

Trong một bài diễn văn đáp từ Johnson, Ngô Đình Diệm nói[2]:

Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải.

Đánh giá

Ông từng sống ở Hoa Kỳ một thời gian, có quan hệ với một số nhân vật trong chính giới Mỹ, được Hoa Kỳ ủng hộ về Việt Nam làm Thủ tướng trong chính phủ Bảo Đại (sau Hiệp định Genève) rồi Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ông Diệm về chấp chính là Hồng y Spellman. John Cooney (1985) đã viết[3]:

Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng.

Một số người cho rằng Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc. Song tác giả Dennis Bloodworth (1970) nhận xét rằng[4]:

Cho tới năm 1963 mật vụ của Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước. Ông ta và gia đình mình đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực.

Avro Manhattan (1984) cho rằng[5]:

...Ông ta đã biến cải ngôi vị tổng thống thành một nhà độc tài Công giáo, tàn nhẫn nghiền nát những đối lập chính trị và tôn giáo.

và:

... đặt quyền lợi quốc gia ra đằng sau để đẩy mạnh quyền lợi tôn giáo của ông ta, kết quả là tên độc tài Diệm đã đưa đất nước mình xuống vực thẳm.

Ông là người chống Cộng kiên quyết.

Noam ChomskyEdward S. Herman (1979) đã trích lời Joseph Buttinger nhận định về ông Diệm như sau[6]:

...Joseph Buttinger, một cố vấn của Diệm lúc đầu và là người đã bày tỏ sự ủng hộ Diệm nồng nhiệt nhất trong thập niên 1950, khẳng định là gọi Diệm là phát xít thì không thích hợp vì, tuy chế độ Diệm có tất cả những sự xấu xa của chế độ phát xít, Diệm thiếu cơ sở quần chúng mà Hitler và Mussolini đã có thể tập hợp được.

Có ý kiến cho rằng Ngô Đình Diệm đã bỏ lỡ cơ hội thống nhất đất nước khi từ chối hiệp thương, không tiến hành tổng tuyển cử và giết hại rất nhiều người cộng sản[7]

Richard J. Barnet nhận xét[8]:

Điều quan tâm chính của chính quyền Diệm là sự an toàn của chính quyền. Chính quyền Diệm sợ rằng cuộc bầu cử dự định tổ chức vào tháng 7, 1956 đưa đến sự thắng lợi của Hồ Chí Minh và chấm dứt quyền lực của những chính trị gia không Cộng sản.

Ngô Đình Diệm đã phạm nhiều sai lầm khi cầm quyền như sử dụng chế độ gia đình trị, để người thân mặc tình tham nhũng. Neil Sheehan (1989) viết[9]:

Diệm và gia đình hắn bổ nhiệm những người Công giáo vào cấp chỉ huy quân đoàn, hành chánh và cảnh sát. Nông dân ở miền đồng bằng sông Cửu Long thấy mình bị cai trị bởi những tỉnh trưởng, hạt trưởng, bởi những viên chức hành chánh ngoại lai và thường là cao ngạo và tham nhũng...

John Cooney (1985) viết[3]:

Khả năng tham nhũng ở Việt Nam rất cao và cũng làm hại tới uy tín của tổ chức cứu trợ. Drew Parson ước tính chỉ trong năm 1955 chính quyền Eisenhower đã bơm vào Việt Nam trên 20 triệu đô-la viện trợ giúp người tị nạn Công giáo. Không thể tránh được, có quá nhiều gắn ghép và tham nhũng trong việc phân phối thực phẩm, thuốc men, và các đồ dùng khác tới các làng mạc. Tờ National Catholic Reporter đã phúc trình những sự lạm dụng của Tổ chức Cứu trợ Công giáo trong nhiều bài mà một bài có đầu đề là: "Việt Nam 1965-1975. Vai trò của Tổ chức Cứu trợ Công giáo: Công trình của Chúa – hay của CIA?" Những sự lạm dụng bị phanh phui gồm có: dùng viện trợ để truyền đạo, chỉ giúp những người Công giáo tuy viện trợ là cho tất cả mọi người, đồng nhất hóa với quân lực, và đem cho binh lính Mỹ và Việt thay vì cho dân sự như mục đích của viện trợ.

Tuy nhiên nhiều người công nhận rằng ông là người trong sạch, khí phách, bảo vệ đến cùng thể diện quốc gia[cần dẫn chứng].

Ông là người Công giáo cuồng tín (một Đại phán quan toà án Dị giáo Tây ban Nha thời Trung cổ) như ông đã tự nhận mà Bernard B. Fall đã trích dẫn lời Ngô Đình Diệm tự nhận như sau[10]:

...Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán quan Tây Ban Nha của Tòa án Dị giáo (Torquemada); và quan điểm của ông ta về chính quyền thì ít có tính chất của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa hơn là một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến. Một người Pháp theo Công giáo khi nói chuyện với ông ta muốn nhấn mạnh về ảnh hưởng văn hóa Pháp đối với ông Diệm đã nhấn mạnh những từ như "tín ngưỡng của chúng ta", thì Diệm thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một người Công giáo Tây Ban Nha", có nghĩa là ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo hội La Mã) của một đức tin hung hăng, hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo hệ phái Công giáo Gallican.

Ngô Đình Diệm chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam. Ông nói: "Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam."[cần dẫn chứng]

Có những nguồn tin rằng vào nửa cuối năm 1963, Ngô Đình Diệm bắt đầu xem xét khả năng bắt tay với Bắc Việt - Hồ Chí Minh đề xuất khả năng thành lập chính quyền liên bang[11][12].

Nhiều người cho rằng chính thái độ cương quyết chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 11 năm 1963 do một số tướng lĩnh cầm đầu với sự ủng hộ của Mỹ.

Thomas D. Boettcher (1985) có nhận định khác[13]:

Trong 10 đô la viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất. Diệm lo lắng về những cuộc đảo chánh hơn là Cộng sản. ...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của Diệm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội. Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với Diệm. Không lạ gì, hoạt động của Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng. Và những biện pháp đàn áp của Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ. Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù. Cho tới năm 1960, điều khác biệt duy nhất giữa hai chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh là ở những lá cờ của họ.

Sau khi trải qua những giờ cuối cùng ở nhà thờ Cha Tam (Chợ Lớn), ông tự nộp mình cho lực lượng đảo chính sáng ngày 2 tháng 11. Trên đường bị chở về Bộ Tổng tham mưu, hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị một sĩ quan trong lực lượng đảo chính (Có nhiều tài liệu cho rằng Đại úy Nguyễn Văn Nhung theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh, người Việt gốc Hoa) sát hại (đến nay nguyên nhân vụ ám sát này vẫn chưa rõ là do tư thù hay do lệnh của Hoa Kỳ). Sau đó hai ông được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (vị trí ở đường Điện Biên Phủ cắt với đường Hai Bà Trưng, ngày nay là Công viên Lê Văn Tám). Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích vì người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu. Trong khoảng thập niên 1980, do nhu cầu phát triển đô thị trong nội đô Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu (nghĩa trang nhân dân số 6B) ngày nay. Mộ phần của hai ông ở bên cạnh nhau, không có tên mà chỉ ghi tên thánh và Huynh (chỉ ông Diệm) hoặc Đệ (ông Nhu). Mộ phần thân mẫu họ và Ngô Đình Cẩn cũng ở gần đó.


Danh Nhân họ Ngô 

Ngô Sĩ Liên


          N gô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Theo các tài liệu mới được công bố gần đây, Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.

Rất đáng tiếc, về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông (1434 - 1442). Đây là khoa thi đầu tiên được triều đình tổ chức lễ xướng danh, yết bảng; các vị tiến sĩ tân khoa được vua ban mũ áo, vào cung dự yến, được ban ngựa quý để đi dạo chơi thăm phố xá kinh kỳ, được "ân tứ vinh quy" với lễ đón rước rất trọng thể. Và sau này, theo lệnh vua Lê Thánh Tông, họ tên lại được khắc vào bia đá, đặt ở Văn Miếu, để "làm gương sáng cho muôn đời".

Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông. Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938). Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ: "Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...". Qua những đoạn trích trên đây cũng có thể thấy được đôi nét tổng quát về quan niệm, bút pháp sử học... của Ngô Sĩ Liên.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành, tuy do Ngô Sĩ Liên khởi thảo (hoàn thành vào năm 1479), nhưng đã được các sử thần các đời khác như: Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy... hiệu chỉnh bổ sung thêm. Phần đóng góp chủ yếu của tiến sĩ họ Ngô vào bộ quốc sử lớn này là: đặt tên cho bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư, được triều đình và các đời sau chính thức công nhận. Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã dựa vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Ông viết thêm 1 quyển thuộc Ngoại kỷ, trình bày lại tiến trình lịch sử của Việt Nam từ họ Hồng Bàng cho tới khi quân xâm lược Minh bị đánh đuổi về nước; viết Tam triều bản kỷ, sau này được đưa vào phần Bản kỷ toàn thư và Bản kỷ thực lục; viết bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư; viết những lời bình luận (hiện còn thấy 166 đoạn) có ghi rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên viết"... Khác với phần lớn các lời bình của Lê Văn Hưu hoặc Phan Phu Tiên, những đoạn bình luận lịch sử của Ngô Sĩ Liên thường dài hơn, do đó cũng thường cặn kẽ hơn, sinh động hơn; nhiều đoạn có thể coi như lời tổng kết cả một giai đoạn lịch sử. Những dòng ca tụng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước quên thân; những lời chỉ trích các hành động tham bạo của kẻ gian tà, những lời tố cáo vạch trần những âm mưu quỷ kế của kẻ thù được viết với ngọn bút tài hoa của Ngô Sĩ Liên vốn là người học sâu biết rộng, có ý thức vươn tới sự hoàn thiện như Sử Mã (Sử ký của Tư Mã Thiên), Lâm kinh (Kinh Xuân Thu do Khổng Tử san định), thực sự đã làm cho biết bao thế hệ người đọc đời sau cảm phục sâu sắc.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên vào kho tàng văn hóa dân tộc.


Giáo sư đặng đức siêu
và người cộng sự Yến trang

Ngô Thì Nhậm với nước cờ Tam Điệp

Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746 mất năm 1803 là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê - Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý phục. Vụ án năm Canh Tý (1780) nổ ra, ông không can dự gì nhưng cũng phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn. Khi biết Nguyễn Huệ nổi dậy khởi nghĩa, đánh đâu được đấy, đi đến đâu cũng cứu giúp dân nghèo, Ngô Thì Nhậm đã hướng lòng mình muốn theo phò Nguyễn Huệ. Năm 1787, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, ông đã thực hiện được điều đó. Nguyễn Huệ phong ông làm Tả thị lang bộ Lại.

Trước khi trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ giao cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Dụng và Ngô Thì Nhậm trấn giữ Bắc Hà.

 

Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang nước ta, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Thế giặc rất mạnh. Trước tình hình đó, Ngô Văn Sở cho họp các quan văn võ, bàn cách đối phó. Đa số các quan bày mưu cố thủ ở Thăng Long. Riêng Ngô Thì Nhậm nghĩ khác. Ông cho rằng, lúc này quân địch rất mạnh, dân Bắc Hà còn nhiều người vẫn trung thành với vua Lê sẽ bị quân Thanh lừa dối. Nếu cố thủ ở Thăng Long, quân Tây Sơn dễ bị đánh ngay từ phía sau lưng. Theo ông, phải chọn đèo Tam Điệp là nơi ngăn cản quân Thanh, có nghĩa là khoá chặt cửa ải Tam Điệp. Một mưu lược hết sức táo bạo đã hình thành. Ông đem bàn với các tướng lĩnh Bắc Hà, "Đèo Tam Điệp là nơi ngăn cách giữa Thanh Hoa nội và Thanh Hoa ngoại, rất hiểm yếu, ta nên tiến công gấp để giữ lấy. Chớ để quân giặc chiếm trước. Được như vậy thì Trường Yên (phủ Trường Yên) về Bắc còn là của mình. Nếu núi Tam Điệp mà mất thì lộ Sơn Nam thênh thang với những cánh đồng bằng phẳng rộng rãi, e khó tranh nhau với giặc, việc nước sẽ không thể làm thế nào được nữa". Kế sách đó được các tướng lĩnh ủng hộ và thực hiện ngay. Từ Thăng Long, Ngô Văn Sở theo đường bộ lui quân về giữ núi Tam Điệp (Ninh Bình). Quân thuỷ chở lương thực theo đường biển rút về đóng ở Biện Sơn (Thanh Hoá). Phòng tuyến thuỷ bộ Tam Điệp - Biện Sơn đã hình thành vững chắc nhằm nhử địch vào sâu về phía nam, địch sẽ chủ quan kiêu ngạo, còn quân ta thì chờ vua Quang Trung kịp kéo quân ra Bắc.

 

Ngô Thì Nhậm chọn Tam Điệp là nơi rút quân vì ông am hiểu tường tận địa danh này. Ba dãy núi đá vôi chạy suốt từ tỉnh Hoà Bình đổ về, ăn ra tận biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến đây hạ thấp xuống. Chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Ba đèo liên tiếp nhau gọi là Tam Điệp. Từ phía Bắc vào, đèo thứ nhất cao 68m, đèo thứ 2 ở giữa cao 110m, đèo thứ 3 cao 80m (so với mặt biển). Phía Bắc đèo Tam Điệp lại có một cửa ải hiểm yếu án ngữ. Núi đá đứng sừng sững hai bên, giữa là một lối đi - một thế núi hùng vĩ và cũng tuyệt mỹ. Vì thế đèo Tam Điệp là một phòng tuyến, phòng ngự lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường ra Bắc vào Nam của đất nước.

 

Quả là rút quân vào đèo Tam Điệp thì địch khó có thể tiến đánh quân Tây Sơn được.

 

Chính vì vậy, khi tới đèo Tam Điệp, vua Quang Trung đã đánh giá cao kế hoạch rút quân chiến lược của Ngô Thì Nhậm "Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến cho lòng quân kích thích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng, đó là một kế hay" (Hoàng Lê nhất thống chí).

 

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 -1-1789) vua Quang Trung hội đại binh ở đèo Tam Điệp và dõng dạc nói:

 

"Nay ta tới đây tự đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi. Chỉ trong 10 ngày thế nào cũng quét sạch quân Thanh... Sau khi thắng trận phải khéo dùng ngọc bút thay giáp binh. Việc đó ta giao cho Ngô Thì Nhậm".

 

Mười ngày sau, ngày 30 tháng Chạp (25-1-1789) vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp và tuyên bố trước ba quân: "Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các người hãy ghi nhớ lấy lời ta nói, xem có đúng không".

Sự việc diễn ra đúng như vua Quang Trung nói: chỉ trong 5 ngày quân ta đã đập tan 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta. Ngày 5 Tết Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn chiến thắng lớn ở Đống Đa (Thăng Long).

 

Nước cờ Tam Điệp của Ngô Thì Nhậm đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng đó. Vì vậy năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư.

Ngô Thì Nhậm là người văn võ song toàn, giỏi về chính trị, ngoại giao, quân sự và văn học. Kế sách chiến lược Tam Điệp - Biện Sơn của ông mãi mãi đi vào lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam như bản anh hùng ca bất hủ. Vân Hà

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

 

(13/12/1929– 22/01/2007)

Là một Trung Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ trong những năm 1954-1975. Ông được xem là người hùng Quảng Trị khi đánh bật quân cs Bắc Việt , tái chiếm Quảng Trị 1972 .

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng sinh *13/12/1929, tại Kiến Hòa. Nhập ngũ ngày 17/11/1953, tốt nghiệp Khóa 4 Liên trường Võ Khoa Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức. Ra trường được bổ nhiệm đại đội trưởng , đại đội 1, Tiểu đoàn 5 Nhảy dù.

Ông cũng là một trong số ít tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được đánh giá là thanh liêm, trong sạch "Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng" .

Các tác phẩm quân sự

Bắt đầu năm 1979, theo lời mời của Trung tâm Quân sử Quân lực Hoa Kỳ (U.S. Army Center of Military History), ông ghi lại kinh nghiệm chiến đấu qua 3 quyển sách hiện còn lưu trữ tại trung tâm kể trên.

  • "The Easter Offensive of 1972" (1983),

  • "Territorial Forces" (1984), và

  • "RVANF and US Operational Cooperational Coordination" (1984).

Nhận định về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

Trong hồi ký của Đại Tướng H. Norman Schwarzkopf, nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung Đông và tư lệnh quân đội Đồng Minh trong chiến dịch Bão Sa Mạc 1991, tướng Schwarzkopf viết "...[General Truong is] the most brilliant tactical commander I'd ever known ...", tạm dịch "[Trung Tướng Trưởng là] người chỉ huy chiến thuật kiệt xuất nhất mà tôi từng được biết".

Trung tá George W. Smith, nguyên cố vấn Sư đoàn 1 Bộ binh, trong bút ký "The Siege at Hue" viết: "General Truong was tough, disciplined, and dedicated to his military profession. Unlike many of his contemporaries who had climbed the ranks through political influence, nepotism, or cold, hard cash, he had earned his stars o­n the battlefield. He was viewed as a self-starter, without a hint of corruption or ego. He was regarded by the Americans as unquestionably the finest senior combat commander in the South Vietnamese army."; tạm dịch "Tướng Trưởng là một người cứng rắn, kỷ luật, và hết lòng với binh nghiệp. Không như một số đồng liêu của ông thăng quan tiến chức bằng quen biết hay lo lót, ông đeo sao trên vai bằng chiến công tại mặt trận. Ông là nguời cần mẫn, thanh liêm, và không tự cao tự đại. Người Mỹ cho rằng ai cũng phải nhìn nhận ông là người chỉ huy chiến đấu tài giỏi nhất của quân đội Nam Việt Nam."

Hoa hậu VN toàn thế giới 1977: Ngô Phương Lan

Thông minh, duyên dáng và mang một nét đẹp thuần hậu, Ngô Phương Lan đã thật sự thuyết phục khán giả khi đăng quang ngôi vị Hoa hậu tại cuộc thi Hoa hậu thế giới Người Việt lần đầu tiên vừa kết thúc đêm 2-9.

TS giới thiệu những hình ảnh của Ngô Phương Lan tại cuộc thi:

Ngô Thanh Vân, người mẫu, diễn viên điện ảnh, ca sĩ kiêm nhạc sĩ

Ngô Thanh Vân vừa đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim VN 15



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Kính gửi Quý Đồng bào Người Mỹ gốc Việt cùng với những người Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới yêu quý,
From The Vietnam War and the Exodus to Canadato Trump Era
Cảnh báo về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng: Đừng để ảnh hưởng chính trị và giá rẻ làm lu mờ chất lượng
Phong Trào Thịnh Vượng Việt Nam giúp người Việt làm giàu và nhân đạo
Thất Bại Lịch Sử Của Trump Trong 100 Ngày Đầu Tiên: Một Bức Tranh U Ám
Beautiful electric cars made in Canada to compete worldwide
Canada’s Choice: Stability, Progress, and Leadership with Mark Carney
Kính gửi những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, công nghệ tài ba và những người tiền phong tương lai,
Chung số phận VNCH Ukraine bị phản bội
Chiến lược hiện đại hóa cho Canada: Cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu
Những Lời Hứa Kinh Tế Không Được Thực Hiện của Donald Trump: Một Thực Tế Đáng Thất Vọng cho Cử Tri Mỹ
Vì sao CSBV có thể đưa xe tăng vào trận địa một cách bí mật trong Chiến dịch Tây Nguyên?
Cuộc Di Cư Người Mỹ: Căng Thẳng Chính Trị và Làn Sóng Di Cư Ngày Càng Tăng
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Tác Động Đến Việt Nam: Một Sự Nhận Định Thấu Đáo
Tác Động của Chính Sách Cô Lập Đối với Quan Hệ Toàn Cầu của HK và Phong Trào Thế Giới Tẩy Chay Hàng Hóa HK

     Đọc nhiều nhất 
Lời Cảnh Báo Của Thủ Tướng Đức Mới: Nguy Cơ Từ Một Nước Mỹ Đơn Độc [Đã đọc: 298 lần]
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc sau 50 năm chiến tranh [Đã đọc: 298 lần]
Chiến Lược Đưa Việt Nam Vượt Lên Thành Cường Quốc Kinh Tế Khu Vực [Đã đọc: 277 lần]
Giống VNCH Mỹ được Trump chỉ đạo đã bán đứng Ukraine cho Nga và đạo diễn màn bi kịch tại Nhà Trắng vừa qua [Đã đọc: 267 lần]
Vì sao CSBV có thể đưa xe tăng vào trận địa một cách bí mật trong Chiến dịch Tây Nguyên? [Đã đọc: 265 lần]
Kính gửi những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, công nghệ tài ba và những người tiền phong tương lai, [Đã đọc: 263 lần]
Xây tường biên giới: Giải pháp cho an ninh và chủ quyền? [Đã đọc: 263 lần]
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Tác Động Đến Việt Nam: Một Sự Nhận Định Thấu Đáo [Đã đọc: 258 lần]
Tác Động của Chính Sách Cô Lập Đối với Quan Hệ Toàn Cầu của HK và Phong Trào Thế Giới Tẩy Chay Hàng Hóa HK [Đã đọc: 253 lần]
Chiến lược hiện đại hóa cho Canada: Cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu [Đã đọc: 250 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.