Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 25936336

 
Tin tức - Sự kiện » Cộng đồng VN hải ngoại 10.12.2024 13:05
Võ sĩ Lê Cung hạ đo ván võ sĩ vô địch kiêu căng TQ sau 3 hiệp
05.01.2008 22:20

BS Việt Phát Minh: Người già, cận viễn thị không cần kính vẫn thấy rõ

 San Jose (Hạnh Dương) -- Hội Đồng Y Khoa của Tiểu Bang California (Medical Board Of California) đã ký một văn bản công nhận một công nghệ kỹ thuật mới gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens do một Bác sĩ người Mỹ gốc Việt phát minh, đó là Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y-Bác-Sĩ người Mỹ gốc Việt Bắc California.

Mọi người dù là nam hay nữ, khi đến tuổi già thì thị lực của mắt bị yếu mờ đi nên phải đeo kiếng lão. Trong khi đó, lối 15% dân số thế giới bị loạn thị, cận thị hoặc viễn thị đều phải đeo mắt kiếng (glasses). Gần đây, một phát minh về Lasik dùng Laser để điều chỉnh thị lực của mắt là một cải tiến đáng kể, nhưng những người bị rối loạn thị lực đều phải mang mắt kiếng. Những người bị hư đục thủy tinh thể mắt (cataract) ngày nay được giải phẩu để thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Thế nhưng những thủy tinh thể nhân tạo nầy chỉ có thể nhìn xa trong một phạm vị tương đối chứ không giúp đôi mắt điều chỉnh tầm nhìn xa hay nhìn gần như đôi mắt bình thường được. Thế nên người được thay thủy tinh thể nhân tạo phải đeo mắt kiếng mới có thể nhìn gần để đọc sách.

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt của Hoa Kỳ và thế giới, một Bác sĩ người Mỹ gốc Việt là Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, đã nghiên cứu và ứng dụng một phương pháp mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật do ông phát minh để giúp cho những ngươi bị mang kiếng trong mọi trường hợp loạn thị, viễn thị, cận thị hay lão thị và những người thay thủy tinh thể sẽ vĩnh viễn không cần mang kiếng.

Trên báo chí Mỹ trong tuần qua, ông Ben Murach là nhà thiết kế các Rotor của các trạm không gian và phi thuyền Con Thoi của Hoa Kỳ đã cho biết rằng ông đã phải mang kiếng hoặc contact lenses trên hơn 30 năm trong lúc mắt ông cần phải liên tục làm việc trên các máy vi tính để thiết kế Rotors cho trạm không gian.

Ông nói thật là phiền phức với một đôi mắt mà lúc nào cũng phải mang mắt kiếng mỗi lúc một dày lên vì thay đổi độ. Nhưng nay, qua sự giới thiệu của bà Odine Wiens, làm việc hơn 20 năm với tư cách là phụ trách dinh dưởng tại Học Khu Evergreen vừa nghỉ hưu, là người mang kiếng lão trên 5 năm vừa được Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh chữa lành nay khỏi đeo kiếng; ông Ben Murach vui mừng công bố cho báo chí Hoa Kỳ biết rằng ông nay cũng đã được Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh chữa lành và ông vĩnh viễn không cần đeo kiếng nữa.

Thủy Tinh Thể (human lens) ở mắt của con người cũng như một thấu kính (Lens) của máy chụp ảnh. Thủy tinh thể của mắt người được cấu tạo bằng thủy dịch (nước) và Protein. Protein giúp ánh sáng lọt qua và chiếu đọng (focus) trên võng mạc mắt (retina). Theo tuổi già của mắt, Protein bị phân hủy dần và tạo ra màng mờ che lên thủy tinh thể của mắt, làm cho mắt không thể nhìn gần được nên tạo ra chứng Viễn Thị (Presbyopia). Khu vực tối che trong mắt người lúc đó gọi là Cataract (bệnh đục thủy tinh thể).

Nhiều năm qua, y học tại Hoa Kỳ và nay trên toàn thế giới đã giải phẩu bỏ Cataract để thay vào mắt người một thủy tinh thể bằng kính do công nghiệp chế tạo. Nhưng những người sau khi đã thay thủy tinh thể nhân tạo, cũng phải mang mắt kiếng để có thể đọc được sách báo.

Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh là vị bác sĩ nổi danh về vi phẩu thuật mắt, đã nghiên cứu và chế ra một loại thủy tinh thể có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng (multi-focal and progressive lens).

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ký giả Hạnh Dương, ông cho biết rằng phát minh mới nầy của ông đã được Hội Đồng Y Khoa của Tiểu Bang California công nhận và ông da94 chữa cho trên 150 bệnh nhân hoàn toàn không cần đeo kiếng nữa. Sự thành công là hoàn hảo với mọi trường hợp về kiếng lão, cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc đục thủy tinh thể. Những bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ chỉ được điều chỉnh mắt bằng Lasik để sau đó mới được giải phẩu thay bằng Thủy Tinh Thể Acrysof ReSTOR Lens.

Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh cho biết rằng, hiện đã có một số bệnh viện Hoa Kỳ đang muốn áp dụng phương pháp mới phát minh của ông, nhưng hầu như sự thành công là chưa ổn định. Hơn thế nữa, các bệnh viện tại Hoa Kỳ đang tính giá cho mỗi con mắt không cần đeo kiếng là US$ 15,000/1 mắt. Tức là cần phải có US$ 30,000 mới có thể giải phẩu cho cặp mắt đeo kiếng khỏi phải đeo kiếng suốt đời. Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nói rằng, ông là người phát minh và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới Acrysof ReSTOR Lens, và giá giải phẩu hoàn chỉnh của ông là US$ 5,000/một mắt tức US$ 10,000 cho một cặp mắt được vĩnh viễn không cần đeo kiếng nữa.

DÒNG MÁU NGHỆ SĨ

CÔ BÉ PHẠM THỊ MỸ DUNG
ngoài đời

hay JESSIE PHẠM trong
phim MARTYRS


Vũ Chương

Có lẽ quý bạn đọc ngạc nhiên khi được biết vai chính - tên Lucie lúc còn nhỏ - trong phim Martyrs của nhà thực hiện người Pháp Pascal Laugier là em Jessie Phạm, một cô bé Việt Nam. Jessie Phạm là ai? Em là con gái đầu lòng của nữ ca sĩ Lily Doiron và Quang Duy, tên thật là Phạm thị Mỹ Dung, mới 13 tuổi. (Nhắc lại Lily Doiron là cô ca sĩ chuyên hát nhạc Việt Nam và là người ngoại quốc 100% nhưng hát tiếng Việt như người Việt).

Jessie Phạm được chọn trong số rất nhiều ứng viên nhỏ tuổi khác nhưng vì có dòng máu nghệ sĩ trong người, cọng thêm khả năng thiên phú, cho nên em đã làm cho cả bà đại diện công ty tuyển chọn diễn viên cùng người thu hình phải ngạc nhiên. Em khóc rất tự nhiên, khiến cho cả hai người cũng rơi nước mắt theo. Điều có lợi cho bé Jessie Phạm là em có gương mặt giống nữ tài tữ Mylène Jampanoi, người đóng vai Lucie sau này, khi lớn lên. Muốn đóng vai Lucie lúc còn nhỏ, Jessie Phạm phải hy sinh mái tóc dài của em và sự hy sinh này làm em phân vân, hỏi ý kiến cha mẹ nhưng Lily nói với con gái "Đây là do chính con quyết định". Cuối cùng, Jessie Phạm xin ba mẹ "cho phép con cắt tóc để đóng phim Martyrs này, vì cơ hội chỉ đến một lần còn tóc con rồi sẽ mọc trở lại".

Thế là trong tháng 4 và tháng 6 /07 tại Montréal, Jessie Phạm cùng đoàn thực hiện phim Martyrs phải làm việc nhiều ngày, có khi đến 2 giờ sáng mới xong một scène diễn xuất. Mà cũng nhờ ở năng khiếu diễn xuất của em cho nên mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, không mất nhiều thì giờ, những chuyên viên có mặt khi quay phim đều hài lòng. Nhắc lại em Phạm thị Mỹ Dung cũng đã diễn xuất rất hay trong vai em bé mồ côi (video Nhớ mẹ lý mồ côi) và cũng nhờ vậy mà Lily nhìn thấy năng khiếu của cô con gái mới ghi tên cho Mỹ Dung tham dự cuộc tuyển chọn diễn viên cho phim Martyrs và đã được chọn.

Phim Martyrs kể chuyện vào một đêm nọ trong thập niên 70, ở bên Pháp. Lucie, một cô bé gái nhỏ mất tích từ một năm trước, được tìm thấy, đi lang thang trên một con lộ hoang vắng. Em không còn nhớ gì cả. Cảnh sát rất nhanh chóng tìm ra được nơi em bị giam cầm, một lò sát sinh bỏ hoang, nhưng không thấy có thương tích gì chứng tỏ Lucie bị cưỡng dâm; đó là điều làm tăng thêm sự bí mật của câu chuyện. Được đưa vào bệnh viện, Lucie tập lại cuộc sống và kết thân với Ana, một em bé gái khác bị chính gia đình của em lợi dụng và được chăm sóc bởi một cơ quan nọ. Mười lăm năm sau... nhưng thôi, chúng tôi xin phép không tiết lộ kết cuộc chuyện phim để dành cho quý vị sự thích thú và ngạc nhiên hơn sau khi xem phim.

Phim Martyrs, với một ngân sách dự trù là 2,8 triệu euros, được thu hình riêng ở Canada trong thời gian từ 8 đến 10 tuần. Phim dự định trình chiếu đầu tiên ở Pháp vào năm 2008 và công ty phân phối phim Distribution de Wild Bunch phụ trách việc phát hành trên thị trường quốc tế.


Cô gái Việt nhìn bằng 'con mắt thứ ba'

Khoa học đã tốn không ít giấy mực về hiện tượng "con mắt thứ ba", tức là khả năng nhìn thấy không dùng đôi mắt thường. Ở Việt Nam có một cô gái như thế, nhìn được cả bằng trán, mũi và thái dương, đã được khẳng định qua hàng chục thí nghiệm của các nhà khoa học.

Hơn chục năm qua, ông Tuệ Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng Việt Nam và các thành viên đã thực hiện hàng nghìn thí nghiệm nghiên cứu những khả năng đặc biệt của con người. Tổng kết của họ là có đến 98-99% những người tự nêu ra khả năng "đặc biệt" là lừa bịp. Như vậy, 1-2% còn lại, dù vô cùng nhỏ bé, còn phải nghiên cứu nhiều, vẫn tiếp tục gây thắc mắc cho các nhà khoa học. Có nhiều chuyện kỳ lạ như có người nhìn thấy linh hồn, nhìn thấy quá khứ, nói chuyện với người âm... song các nhà nghiên cứu chưa dám công bố.

Gần đây nhất là một cô gái có thể đọc được chữ, nhìn thấy mọi vật bằng trán, mũi và thái dương, người đặc biệt nhất mà ông Đức từng gặp, vì vậy ông quyết tâm nghiên cứu kỹ càng trước khi công bố. Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải khi trả lời phỏng vấn truyền hình cũng nhắc đến cô gái có khả năng kỳ lạ trên, song nhất định không tiết lộ thông tin cụ thể.

Mới đây, tại văn phòng làm việc của ông Đức, các nhà khoa học từ hai cơ quan chuyên nghiên cứu hiện tượng lạ, khả năng đặc biệt của con người là Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng và Trung tâm Bảo trợ khoa học kỹ thuật truyền thông đã có có mặt để chứng kiến khả năng của cô gái này. Cùng với họ là một số nhà khoa học của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an. Đây là lần tập hợp đầy đủ nhất của các nhà khoa học.

Cô gái, được gọi là A, không có vẻ ngoài đặc biệt. Chị ngoài 30 tuổi, trông chất phác và bình thường như những cô gái vùng quê khác.

Phương án thực hiện thí nghiệm được vạch sẵn từng bước, qua mỗi bước, khả năng của chị A sẽ được bộc lộ và những toan tính, chuyện bịp bợm nếu có cũng dễ dàng lật tẩy.

Đầu tiên, ông Đức yêu cầu chị A nhắm mắt lại. Trước sự chứng kiến của mọi người, một nhà khoa học cầm tờ Chuyên đề An Ninh thế giới vừa được mang đến tiến về phía chị. Tờ báo được giơ lên trước mặt chị A, và chị cũng ngước mặt lên theo như thể nhìn thấy mọi hành động của nhà khoa học.

Để hóa giải nghi ngờ của mọi người khi một số đặt câu hỏi: "Liệu chị A có nhìn theo kiểu ti hí không?", ông Tuệ Đức dùng mẩu băng dính đen dán hai mắt chị lại. Với mẩu băng dính này, chị A cố mở thế nào hai mí mắt cũng không nhích lên được. Tuy nhiên, khuôn mặt chị vẫn thanh thản, chị đọc vanh vách hết trang này đến trang kia của tờ báo như bất cứ người bình thường nào. Đây là tờ báo vừa phát hành buổi sáng nên nhiều khả năng chị A chưa được đọc lần nào chứ đừng nói đến chuyện đã thuộc lòng. Ngoài ra, bất kỳ một loại tài liệu nào đưa ra trước đôi mắt dán chặt băng dính kia chị vẫn đọc rất trôi chảy.

Để loại bỏ khả năng đôi mắt chị A đặc biệt đến nỗi nhìn xuyên thấu lớp mi và băng dính mỏng, các nhà khoa học tiếp tục dùng tờ tạp chí để che mắt chị, rồi sau đó là cả cuốn sách dày hơn 10 cm, nhưng chị vẫn đọc làu làu như không có gì xảy ra. Lạ lùng hơn, chị ngước mắt lên tường nhà đọc chính xác con số chỉ từng giây, từng phút trong chiếc đồng hồ treo tường; chỉ tay miêu tả hình dáng, màu quần áo từng giáo sư, tiến sĩ và các nhà khoa học đang đứng ngồi khắp phòng khiến mọi người hết sức ngạc nhiên. Một người còn cẩn thận dùng tay mình bịt mắt chị, rồi hỏi vật gì xung quanh, chị vẫn nói đúng. Ngay cả nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải từng mất mấy ngày để sáng chế ra chiếc kính đen ngòm, dày cộp, ôm kín mắt chị A, song ông ngồi quan sát chị cả ngày, chị vẫn đeo kính và làm việc bình thường, xem TV, đọc sách. Người khác đeo chiếc kính ấy sẽ chỉ thấy bóng tối đen kịt.

Để tìm ra vị trí con mắt thứ ba của chị, các nhà khoa học che kín cả khuôn mặt chị lại. Lúc này, dù cố gắng thế nào chị cũng không thấy gì nữa. Như vậy, dù "con mắt thứ ba" của chị nằm ở đâu trên mặt thì nó cũng đã bị che khuất.

Ông Tuệ Đức từ từ kéo dần vật che mặt từ phía đỉnh đầu xuống dưới cằm. Khi vật che hở phần trán, điểm giữa hai lông mày thì chị nhìn lại được. Chị A cũng khẳng định mình nhìn được là nhờ "con mắt" ở trán, phía trên sống mũi, điểm giữa hai lông mày. Chị nhận thấy có một luồng ánh sáng chiếu từ trán ra và thu nhận được những hình ảnh trước mắt như một chiếc máy quay phim vậy.

Ông Tuệ Đức và các thành viên khác tiếp tục bịt khắp mặt của chị A lại và chỉ để hở một điểm nhỏ ở mũi theo yêu cầu của chị. Thật ngoài sức tưởng tượng khi chị có thể nhìn thấy mọi vật và đọc được mọi loại sách báo bằng mũi. Các nhà khoa học lại che mũi và để hở một bên thái dương. Lần này, thái dương của chị cũng có "mắt". Che thái dương bên trái, chị đọc bằng thái dương phải và ngược lại. Theo lời kể của chị A và ông Đức, người đã 4 năm miệt mài tìm hiểu hiện tượng này, chị A không những có "con mắt thứ ba" mà còn điều khiển được từ suy nghĩ xem con mắt sẽ phát huy tác dụng ở trán, mũi, hay thái dương. Do vậy, dù có bịt cả hai mắt, che cả mặt, song chỉ cần hở ra một trong 4 điểm trên khuôn mặt là chị vẫn nổ xe máy phóng vù vù trên đường đông người qua lại. Điều này ông Tuệ Đức cũng đã làm thí nghiệm. Chính chị A, trong hoàn cảnh bịt mắt đã chở ông Đức dọc đường làng, vượt qua các chướng ngại vật do các nhà khoa học sắp xếp.

Theo ông Đức, cách đây 4 năm khi ông bắt đầu nghiên cứu chị A thì thỉnh thoảng chị mới bộc lộ khả năng này. Mỗi lần đó, gia đình lại gọi ông đến làm thí nghiệm. Thời gian gần đây, "con mắt thứ ba" của chị ổn định hơn và có thể nhìn thấy bất cứ lúc nào.

Khả năng đặc biệt của chị A, theo lý giải bước đầu của các nhà khoa học có thể là do một ngoại lực hoặc nội lực nào đó đã vô tình đánh thức một cơ quan bí ẩn của não bộ mà chúng ta chưa biết.

Chị A không hề tập thiền hay yoga và theo chị và gia đình thì chị cũng chẳng có tiền sử bệnh tật hay bị một chấn thương nào. Chị sinh ra trong một gia đình làm nghề nông ở Hải Phòng, đã lấy chồng, có con và hiện sống với chồng ở Lương Sơn, Hòa Bình. Chị cho biết cách đây 5 năm, một ngày tự nhiên chị thấy có một luồng sáng từ trán chiếu ra và chị cảm nhận được những hình ảnh mờ nhạt qua luồng sáng đó. Sợ hãi quá, chị dùng băng dính đen dính "con mắt" ở trán đó lại, nhưng rồi bằng sự điều khiển qua ý nghĩ, chị lại thấy có luồng sáng phát ra từ mũi. Chị dán ở mũi thì lại nhìn được bằng thái dương. Chị và gia đình quá sợ hãi không biết nguyên nhân vì sao. Thế rồi một người mách chị đến Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng, nơi các nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt. Từ đó chị được các nhà khoa học quan tâm, làm rất nhiều thí nghiệm và đặc biệt, mỗi ngày chị nhìn thấy mọi vật bằng "con mắt thứ ba" rõ hơn, và giờ đây, nó đã nhìn được mọi vật rõ ràng như mắt thường.

(Theo An Ninh Thế Giới)



Nhà Sư Trẻ Gốc Việt Thọ Giới Tỳ Kheo Tây Tạng
(Trích báo xuân Việt Báo Tết Đinh Hợi, 2007)

 

Xuân Đinh Hợi này, đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm lễ thọ giới Tỳ Kheo cho một vị sư rất trẻ. Trước đó, cũng Ngài đã đích thân làm lễ thọ giới Sa Di và Cụ Túc cho nhà sư. Đây là điều đặc biệt vì nhà sư là người đầu tiên rời Hoa Kỳ qua Ấn Độ xuống tóc trong một tu viện Tây Tạng vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, khi mới 12 tuổi. Đặc biệt hơn nữa, đây là người Việt Nam đầu tiên được truyền thừa trong lịch sử hơn ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng.

Sinh tại Quận Cam, ở miền Nam California trong một gia đình khá giả, lên tám tuổi, cậu bé họ Phạm đã muốn trở thành một Geshe Tây Tạng.

Mà Geshe là gì?

Geshe là học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương. Bình thường ra thì phải mất hai chục năm mới xong và nhiều người không xong nổi. Thế giới hiện chỉ có chừng 200 vị Geshe thôi.

Muốn được thành một Geshe thì phải thấm nhuần năm ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana Vidya). Thấm nhuần ở đây là phải nhập tâm, bằng Tạng ngữ, trong vài chục năm tu tập gian nan, hầu có thể ứng đối tranh luận trong mọi tình huống về mọi chủ đề trong các cuộc khảo hạch thường xuyên và từ đó đi hoằng pháp cho nhân thế. Đã vậy, từ thấp lên cao, học vị Geshe còn có bốn cấp là Dorampa, Lingtse, Tsorampa và cao nhất là Lharampa và trung bình thì phải sáu năm mới lên tới cấp tối ưu.

Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, Kyabje Lati Rinpoche, được Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu hướng dẫn chú bé gốc Việt họ Phạm

Vị cao tăng Tây Tạng đã hướng dẫn chú bé họ Phạm là một Lharampa Geshe, một hóa thân của danh tăng Gongkar Rinpoche.

Ngài được tôn là châu báu trong hàng Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, pháp danh là Kyabje Lati Rinpoche, hiện là cố vấn về Lý luận (Tsen-shabs) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Môn sinh của Tulku Lati Rinpoche thường chỉ là những nhà sư được xác nhận là báo thân của một cao tăng, một vị đạo sư, một guru từ kiếp trước nguyện tái sinh để tiếp tục hạnh nguyện.

Và đức Đạt Lai Lạt Ma là người trực tiếp yêu cầu Tulku Lati Rinpoche dìu dắt chú bé.

Vì sao một chú bé sinh trong một gia đình Việt Nam tại Hoa Kỳ lại được nhận vào tu viện Tây Tạng, rồi được chính đức Đạt Lai Lạt Ma trao phó cho một vị cao tăng hàng đầu của Ngài việc hướng dẫn tu học đó?

Có lẽ phải đi từng bước để nhìn ra con đường học đạo của vị tăng người Việt này.

Với người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đại từ Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Việt Nam ta quen gọi vị Bồ tát ấy là Phật Quan Âm, vì vậy, nhiều người cũng gọi Ngài là Phật Sống Tây Tạng. Người Tây Tạng tôn Ngài là "Kundun" với ý nghĩa ấy.

Trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, một Lạt Ma được coi là hiện thân của Phật, và Bồ tát nguyện tái sinh để cứu độ chúng sinh. Bậc hóa thân ấy được tôn là Tulku ("Chu cô" theo cách phiên âm Hán-Việt). Danh hiệu Lạt Ma chỉ được dành cho những người giảng dạy giáo pháp và có thẩm quyền thực hành nghi lễ của Phật giáo. Trong số những người được chứng nhận là Lạt Ma, những vị uyên thâm và cao quý nhất thì được tôn là Rinpoche (nghĩa là "vô cùng quý báu"). Trong hàng giáo phẩm và triều đình Tây Tạng, người ta thấy nhiều cao tăng được tôn vinh là Rinpoche.

Bây giờ, chúng ta có đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - một vị Phật Sống - ủy thác cho một Tulku Rinpoche việc dẫn đạo cho một nhà sư trẻ của Việt Nam...

Nhà sư này phải có gì đặc biệt mà có lẽ người thường như chúng ta chưa thấy hết được.

Cách đây bốn năm, nhật báo Orange County Register đã gửi một phái đoàn gồm hai nhà báo Anh Đỗ và Teri Sforza cùng đoàn nhiếp ảnh và truyền hình qua tận Ấn Độ để làm loạt phóng sự bốn kỳ về chú tiểu họ Phạm này. Người ta có thể tham khảo loạt bài được biên tập và trình bày công phu dưới tựa đề "The Boy Monk" tại trang nhà của tờ báo trong bốn số ra ngày 19 đến 22 tháng Giêng 2003.

Từ ngày đó đến nay, việc tu học của nhà sư này đã có sự tăng tiến.

Một người Mỹ xuất gia sang Ấn Độ tu Phật giáo đã là hiếm, nhưng vẫn có. Một người sinh tại Mỹ - thuộc thế hệ thứ nhì vì cha mẹ là người Việt tỵ nạn - thì lại hiếm hơn. Đây lại là người Mỹ đầu tiên được nhận vào tu viện Tây Tạng Gaden Shartse, trong tỉnh Mundgod của tiểu bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ để được tu học thành Sa di. Tên Mỹ-Việt Donald Phạm đổi thành Konchog Osel. Người thân thì gọi là Kusho. Konchog có nghĩa là hiếm quý, Osel là tịnh quang, ánh sáng trong lành, và Kusho là một cao tăng.

Thế rồi, sau khi khảo hạch thì chính Tulku Lati Rinpoche đã thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thọ giới Cụ túc cho chú tiểu sa môn. Có mặt trong buổi lễ cử hành vào đúng ngày Phật Đản còn có bốn vị Rinpoche khác. Chú được ban pháp danh là Tenzin Drodon, nghĩa là "Người nắm giữ Phật pháp" (Tenzin) "cứu độ chúng sinh" (Drodon). Drodon là một pháp danh ít có trong hệ thống Tăng già Tây Tạng.

Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng có một nhà sư dung mạo sáng rỡ, nói sành sõi tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng với phương ngữ quý phái của Kinh đô Lhasa, ở bên kia đỉnh núi tuyết ngàn trùng. Vào mùa Xuân Đinh Hợi 2007, ở tuổi 21, Kusho sẽ thọ giới Tỳ kheo với đức Đạt Lai Lạt Ma, một điều kỳ lạ nữa. Trong lịch sử Tây Tạng, đây là người Việt đầu tiên được chính đức Đạt Lai Lạt Ma truyền thừa và truyền giới.

Có thể là sau này người ta mới được biết thêm rằng nhà sư trẻ cũng là hóa thân của một hành giả, nguyện tái sinh trong một gia đình Việt Nam tại Mỹ và tu học trong tu viện Tây Tạng tại Ấn vì lợi ích của chúng sinh. Ba vị cao tăng đã lần lượt hướng dẫn nhà sư là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen tại tu viện ở Long Beach, là Lharampa Geshe Lati Rinpoche, một vụ Tulku tại tu viện Gaden Shartse ở Ấn Độ và đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.

Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu về nhân vật này.

Vừa ra đời, Donald Phạm đã chững chạc như người lớn. Chú bé là học sinh ưu tú, thích âm nhạc, viết văn, trượt nước và chơi Nitendo! Là học trò giỏi tại trường Aliso Viejo Middle School, chú bé đủ thứ game trong nhà và thừa điều kiện thành công trong một môi trường đầy cơ hội là Hoa Kỳ. Ước nguyện ban đầu của chú là thành nhà văn hay bác sĩ. Nhưng, khác mọi đứa trẻ cùng tuổi, chú ít nói, kín đáo nhìn mọi sự chung quanh và đặc biệt quan tâm đến người khác.

Cha mẹ chú là những người khá giả và chăm sóc kỹ lưỡng tâm hồn các con. Mẹ chú sùng đạo từ khi còn ở Việt Nam. Tại Hoa Kỳ thì cả gia đình thường đến ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach, do đức Đạt Lai Lạt Ma đặt tên là Thubten Dhargye Ling, để tu học Phật pháp. Đây là một việc không dễ vì từ nhà đến chùa là 90 cây số và một tuần, gia đình lên chùa ba lần.

Donald vào chùa là có phản ứng khác lạ. Tưởng đứa con lơ đãng nhìn quanh, bà mẹ ngạc nhiên vì chú nghe được hết và nói lại rành mạch những khái niệm rất lạ. Thí dụ như hiện tượng "tâm viên ý mã" trong lúc thiền định! Người lớn nghe đã thấy khó lãnh hội, huống hồ một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo!

Năm chú lên bốn, bà mẹ đọc báo thấy có tin là vị Đạo sư Lati Rinpoche sẽ đến thuyết pháp ở Los Angeles. Quá mừng khi được cơ hội gặp vị cao tăng mà mình đã đọc lời giảng trong sách từ khi còn mang thai chú bé, bà dẫn chú đi nghe và năm đó Donald đã quy y với Tulku Lati Rinpoche!

Khi chú lên năm, cô em kém chú hơn một tuổi bỗng khóc òa vì làm vỡ cái đĩa. Chú bé đứng cao hơn quầy bếp đã lên giọng trấn an: "Đừng lo, đó chỉ là đồ vật thôi. Nếu chấp vào vật nhỏ như vậy thì khi chết, làm sao cái tâm bỏ được cái thân này?"

Rồi sau đó, thay vì là nhà văn hay bác sĩ, năm lên tám, chú muốn thành một Geshe!

Thấy con mình có ý đi tu để thành Geshe, bà mẹ trình bày với vị Hoà thượng trụ trì tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen, thường được Phật tử quý mến gọi là Geshe La.

Hoà thượng Geshe La khuyên là hãy kiên nhẫn tìm hiểu tâm tư chú bé đã. Cho con vào chùa là chuyện thường tình ở Á châu và Tây Tạng, nhưng chúng ta đang ở tại Hoa Kỳ, trong một khu vực trù phú lịch sự. Con đường tới chùa là một chặng đường khá xa cần phải tìm hiểu. Mà cách tìm hiểu hay nhất là chính họ phải qua tận Ấn Độ thăm viếng một ngôi chùa Tây Tạng đủ lâu để thấy hết tận mắt. Thày dạy, tu viện là một đại dương, có rất nhiều ngọc nga châu báu vật đấy nhưng cũng có cá mập.

Hãy tìm hiểu rồi mới quyết định cho chú bé.

Khi Donald Phạm lên chín, năm 1995, cha mẹ chú quyết định sang thăm tu viện, cách đó đúng là vạn dậm. Bước đầu là từ California bay qua Ấn Độ, rồi đi xe buýt leo đèo băng suối tới một tu viện trong khu định cư của người Tây Tạng tại Mundgod, thuộc tiểu bang Karnatala ở miền Nam Ấn Độ. Đó là tu viện Gaden Sharte của dòng Gelugpa Phật giáo Tây Tạng.

Khu vực định cư cho dân tỵ nạn thường không là một vùng đất trù phú thịnh vượng. Sự nghèo khổ và thiếu thốn là quy luật chung. Huống hồ là nơi tu hành. Người viện trưởng của Tu viện chính là ngài Tulku Lati Rinpoche mà gia đình họ Phạm đã đọc rồi đã gặp tại Los Angeles.

Phép sinh hoạt nơi đây là sự khắc khổ nghiêm ngặt. Mọi người thức giấc từ năm giờ sáng, chư tăng áo đỏ tụng kinh đến bảy giờ rồi ăn sáng. Thực đơn khác hẳn bữa điểm tâm trong một ngôi nhà khang trang ở Laguna Niguel tại California. Bánh mì chấm trà có pha đường, bơ tẩm muối. Sau đó là học ngôn ngữ và tranh luận đến trưa. Quá ngọ là buổi học với các đạo sư cho đến chiều. Cơm tối là cháo. Xong cơm là học tiếp về Phật pháp qua tranh luận, có khi đến nửa đêm...

Giáo trình đào tạo còn nặng hơn mọi trường tư thục ưu tú nhất của Mỹ! Và không có các màn giải trí qua truyền hình, chơi game, nghe nhạc từ DVD... Cũng không có quà vặt, máy giặt máy xấy, nước nóng phòng riêng...

Làm sao cho con mình vào sống nơi đó?

Gia đình ở lại sáu tuần và chú Donald Phạm cho biết là muốn học đạo ở nơi đây.

Trường hợp của chú hiển nhiên đã được Geshe La và Tulku Rinpoche chú ý. Phải tìm lời giải trong phép khảo chứng bí truyền của Tây Tạng. Vị cao tăng thực hiện buổi lễ linh thiêng ấy chính là Tuku Rinpoche. Lời giải là chú bé này là một đứa trẻ đặc biệt, sẽ vào chùa thành một vị sư Tây Tạng. Donald Phạm cũng cảm thấy như vậy.

Việc cháu Donald muốn đi tu đã gây nhiều phản ứng và tranh luận trong đại gia đình. Đầu tiên thì chị và em không muốn xa Donald. Còn ông ngoại thì hoàn toàn không vui! Điều ấy cũng thật dễ hiểu. Nhưng ý của chú đã quyết và cha mẹ cũng thông cảm và hỗ trợ nên mọi người quen dần với quyết định này.

Gần bốn năm trôi qua, rồi vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, cả gia đình Donald Phạm đã theo Hoà thượng Geshe La qua Ấn Độ. Chú sẽ ở lại nơi đây. Tết Nguyên đán Kỷ Mão thì xuống tóc, trở thành Sa di Kusho Konchog Osel. Tu viện có 1.500 người cùng học nhưng chú được chính đức Đạt Lai Lạt Ma ân cần phó thác cho vị Viện trưởng Tulku Lati Rinpoche trực tiếp hướng dẫn. Mọi người ân cần gọi chú là Kusho-la.

Hai năm sau, Kusho được đưa lên Dharamsala, miền cực Bắc Ấn Độ, vào học viện Lý luận Phật giáo, Institute of Buddhist Dialectics. Có 300 sinh viên, học viện này nằm gần thị trấn McLeod Ganj của Ấn. Thị trấn được gọi là "Little Lhasa", trụ sở của Chính quyền Lưu vong Tây Tạng, và học viện IBD là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma thường giảng pháp.

Trong học viện, tiểu Sa di Kusho là người trẻ nhất và được chú ý vì khả năng lãnh hội lẫn tranh luận. Chú còn được khen là từ tốn khiêm nhường và thường trầm lặng trước mối quan tâm của truyền thông báo chí. Nhiều người đã luận rằng Kusho có thiện nghiệp để trở thành sư, và có phúc duyên được hướng dẫn bởi những vị cao tăng để theo đuổi Phật học đến chỗ thâm sâu.

Ngày nay, Kusho đã thành một vị sư 21 tuổi, và Xuân này sẽ thọ giới Tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma, thành Shakya Bikshu Tenzin Drodon.

Trong khi ấy, gia đình ở nhà cũng thay đổi.

Càng luống tuổi, ông ngoại của Kusho càng thấy ra hai lẽ. Phần mình, thì đời người quả là hữu hạn. Phần cháu ngoại Donald, thì việc cháu trở thành sư là một điều lành.

Đầu năm 2007, ông cụ lâm trọng bệnh và từ Ấn Độ, Kusho trở về thăm ông, có thể là lần cuối. Hai ông cháu gặp nhau trong một cảnh ngộ cảm động.

Được hỏi về chuyến thăm viếng, nhà sư trẻ giải thích là vì muốn cầu nguyện cho tâm của ông ngoại được thảnh thơi, vững mạnh, và buông xả hết mọi ưu phiền.

Kusho không tin là mình có "thần lực" hay khả năng hộ niệm để ông "siêu sinh tịnh độ" như ta thường nói. Cháu chỉ muốn gặp ông, hàn huyên để ông vui với tuổi già, có cái nhìn lạc quan tích cực về mọi chuyện. Riêng mình, thì đứa cháu rất cảm động nghe ông nói, rằng mình mừng cho cháu đã đi tìm hạnh phúc trong sự tu tập, vì hạnh phúc thật là khi mưu cầu cho hạnh phúc của người khác. Hai ông cháu đã hoàn toàn cảm thông và cùng nhìn vào một hướng.

Nói đến chuyện "thần lực" hay "hóa thân", đề tài kỳ diệu khi ta nghĩ đến Phật giáo Tây Tạng, Kusho cười hiền hoà và giải thích bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Không, chú không là hoá thân hay đang tu tập để có thần lực thi hành được những việc siêu nhiên. Việc tu tập để tìm thần lực hay khả năng siêu nhiên là điều sai.

Nhưng, khi tu tập, Kusho thấy hay nghĩ "mình là ai?" Là một chú bé Việt Nam, một thiếu niên Mỹ hay một Sa di Tây Tạng  - Là tất cả!

Ban đầu, khi ở trong Tu viện Gaden thì còn mơ hồ vì có lúc thấy mình là một thiếu niên Mỹ, một đứa trẻ Việt Nam, và nhất là khác lạ với chúng bạn người Tây Tạng chung quanh. Thế rồi một cách tiệm tiến và nhẹ nhàng tự nhiên, chú thấy mình tách rời với tất cả những "hành trang" ấy của quá khứ mà cảm nhận ra một sự thể gì bao nhiếp tất cả. Một sự an nhiên kỳ lạ khiến mình thấy thư thái và tự do hơn.

Cảm giác gọi là "giải thoát" ấy xuất phát từ sự tu tập hay từ ý chí của mình? - Có lẽ, phép tu tập giúp cho ý chí ấy thành vững mạnh hơn và quan trọng nhất, giúp cho mình thấy được cách suy nghĩ tích cực và nuôi dưỡng nghị lực tích cực.

Kusho suy nghĩ rồi nói bằng tiếng Anh: "Positive Energy"

Nhưng, trong tu viện Gaden hay trong học viện ở Dharamsala, Sa môn Kusho có biết hay được biết gì về thế giới bên ngoài không, về "đời sống thật" không?

Ban đầu, trong tu viện thì chỉ học về kinh điển và phép luận giải, chứ qua học viện tại Dharamsala thì các học viên đều có thể xem truyền hình và đọc báo để biết về những gì đang xảy ra trên thế giới. Chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã muốn các học viên chứng đắc Phật pháp bằng cách hiểu được cộng đồng và thế giới. Ngoài ra, giáo trình của học viện chẳng khác gì nhiều nếu so với một Đại học tân tiến, học viên được giáo dục để biết về thế giới cũng như Phật pháp.

Sau khi hoàn tất khóa học rất dài tại Dharamsala, Kusho sẽ trở lại tu viện Gaden và lúc ấy mới lại sống như một vị tăng trong chùa.

Nhưng, khi biết rằng thế giới này "khổ" -  vì nạn đói ở Phi châu hay khủng bố tại Trung Đông chẳng hạn - học viên nghĩ sao? Và muốn làm gì để giải trừ cái khổ ấy?

Nhà sư trẻ suy nghĩ giây lát mới giải thích. Trước hết, những tin tức ấy có giá trị "khích lệ", là yếu tố càng thúc đẩy học viên phải tu tập để góp phần giải trừ cái khổ.

Nhưng, nhìn từ các tu viện, cái khổ ấy có là một ý niệm trừu tượng xa vời của "chúng sinh" hay của người khác không? Thí dụ như một bác sĩ vẫn có thể chữa chạy cho bệnh nhân sau khi học về những triệu chứng hay hậu quả của bệnh. Một nhà xã hội cũng có thể học về khủng hoảng để góp phần giải quyết dù mình chẳng là nạn nhân... Liệu cảm nhận về cái khổ này có là một khái niệm tách bạch xa vời vì không trực tiếp liên hệ đến mình ở trong chùa hay trong học viện?

Kusho tìm chữ diễn tả, cả Việt lẫn Anh, rằng sự hiểu biết về cái khổ ấy tác động rất mạnh vào tâm trí, nhưng theo hướng khác. Ý thức về những vấn đề ấy khiến mình càng thêm tin tưởng vào Phật pháp và càng thôi thúc mình làm một cái gì đó để cứu giúp người khác. Đây cũng là bước cần thiết để chứng nghiệm đức tin của mình.

Nếu tu học để thành sư mà không nghĩ đến việc giúp đỡ người khác thì là một sự lãng phí! Phật giáo Tây Tạng rất chú ý đến việc tu dưỡng Bồ đề tâm, đến Bồ tát hạnh và coi việc giúp đỡ người khác là một bổn phận trọng yếu, một phần không thể tách rời trong đức từ bi của người Phật tử. 

Nói đến người khác, Kusho có nghĩ đến người Việt và Phật giáo Việt Nam không?

Vị Sa môn trẻ này cám ơn mẹ cha là những Phật tử đã khuyến khích và giúp đỡ mình trên con đường học đạo. Chính là tấm lòng yêu thương của bà mẹ đã khiến chú cố gắng tu tập để có thể làm tròn bổn phận với Việt Nam.

Vì vậy, sau giai đoạn tu chứng, nhà sư trẻ còn phải đi một bước rất xa là học hỏi thêm về Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo Tây Tạng theo Kim cang thừa (Varayana) của Đại thừa Mahayana, nhưng cũng áp dụng phép tu có đặc tính Mật tông và cả Bồ tát hạnh trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo Nguyên thủy Theravada. Vì vậy, trong giáo trình đào tạo và tu học, các học viên đều phải thấm nhuần những lý giải Tiểu thừa hay Nguyên thủy. Sau này, Kusho sẽ học thêm về những đặc tính đa diện của Phật giáo Việt Nam và phải thông thạo tiếng Việt để tiếp xúc với Phật tử người Việt.

Một con đường rất dài... Khi viết, Kusho sử dụng cả hai tay, trái và phải, để viết chữ Tây Tạng hay tiếng Anh. Khi học, có lẽ cũng phải nhớ đến tương lai là tìm đến Phật giáo Việt Nam. Vả lại, chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã căn giặn như vậy.

Hôm đó, sau khi được Ngài truyền giới, vị tiểu sa môn được đức Đạt Lai Lạt Ma gọi riêng ra chụp chung tấm hình. "Con giữ tấm hình này cho quê hương con. Cho nước Việt Nam". Kusho treo tấm hình trong trai phòng tại học viện, như một nhắc nhở hàng ngày.

Việc nhà sư Tenzin Drodon này sẽ chứng đắc học vị Geshe có thể chỉ là thời gian vì tâm nguyện như vậy. Nhưng, việc một người có tâm hồn và giáo dục Việt Nam được tu học thành nhà sư Tây Tạng mới là một hạnh ngộ hiếm hoi.

Lời khuyên của Tulku Lati Rinpoche là Kusho hãy cố gắng tinh tấn tu học để trở thành một sa môn đầy đủ Bồ tát hạnh là Bi, Trí, Dũng để hoằng pháp lợi sanh cho nhân thế. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ hơn trong từng buổi gặp gỡ: "Đừng quên Việt Nam. Lòng từ bi và trí tuệ của con sẽ giúp ích rất nhiều cho quê hương con."

Pháp danh Drodon quý hiếm này, có lẽ Ngài chọn cho Kusho để hướng tới trách nhiệm với Việt Nam.

Sông Mekong xuất phát từ vùng đất Kham đã tái sinh của hai vị cao tăng Tây Tạng là Gehse La và Tulku Rinpoche. Nơi con sông này đổ ra biển chính là Việt Nam.

Phải chăng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã thấy vạn sự từ đầu nguồn tiền kiếp, mà chưa đến lúc nói ra?

TÂM THÀNH
http://www.phapvan.ca

Công dân mới da đen Việt Nam Fabio Santos: Một tuần lễ ngập tràn hạnh phúc

Lao Động Cuối tuần số 1 Ngày 06/01/2008 Cập nhật: 10:37 AM, 06/01/2008


Lao Động Cuối tuần số 1 Ngày 06/01/2008 Cập nhật: 10:37 AM, 06/01/2008
Ba anh em "nhà họ Phan": Phan Văn
Giàu, Phan Văn Santos, Phan Văn Tài Em
.
(LĐCT) -  "Tôi rất hạnh phúc trong những ngày qua". Santos đã nói như thế trước lễ xuất quân của đội ĐTLA ngày hôm qua, sau một tuần lễ đầu tiên anh trở thành công dân VN.

Trong tuần lễ ấy, chuyện vui cứ dồn dập đến với anh: được Chủ tịch nước chấp thuận cho nhập quốc tịch VN; chiến thắng giòn giã của ĐTLA trong trận ra quân mùa bóng 2008;  được Chủ tịch UBND tỉnh Long An khen thưởng; tình cảm của đồng đội và người hâm mộ dành cho anh...

Santos cùng toàn đội ĐTLA được nghỉ Noel ngày 24 và 25.12.2007. Vì vậy mà anh không hay tin mình trở thành công dân VN trong ngày 25.12 (ngày Chủ tịch Nước ký quyết định). Khoảng 2 giờ chiều 26.12 anh chạy xe gắn máy từ TPHCM đến thị trấn Bến Lức, nơi ĐTLA đặt bản doanh, để cùng toàn đội đi tập luyện chuẩn bị cho trận khai mạc mùa bóng 2008. Tại đây anh đã bất ngờ nhận được tin vui.

Khi Santos vừa dừng xe gắn máy, chưa kịp tháo mũ bảo hiểm, các đồng đội đã vây lấy anh chúc mừng  anh trở thành công dân VN. Dù anh là người cao lớn nhất đội ĐTLA và cả ở V-League (anh cao 1,98m, nặng gần 110kg), nhưng trong giao tiếp với đồng đội Santos lại chịu làm em út. Phi Thường vẹo má Santos nói: "Chúc mừng Tos". Tài Em chọc vui: "Phải kêu là anh Giàu (Phan Văn Giàu), anh Mười (Phan Văn Tài Em) nghe Tos".

Santos hồn nhiên phản đối: "Tao kêu anh Giàu, còn mày là em Mười". Santos sinh năm 1977, nhỏ hơn đội trưởng Phan Văn Giàu 2 tuổi và lớn hơn Phan Văn Tài Em 5 tuổi, vì vậy mà anh chịu làm em Văn Giàu, nhưng dứt khoát phải là anh của Tài Em. Khi Santos lần đầu tiên đến nhận việc ở đội Gạch ĐTLA vào ngày 4.12.2001,  anh em Văn Giàu và Tài Em đã tận tình giúp đỡ, yêu thương anh như anh em ruột. Vì vậy mà họ sớm trở thành anh em kết nghĩa. Cái tên Phan Văn Santos cũng ra đời từ mối quan hệ thân thiết ấy, là duyên cớ cho ý tưởng xin nhập quốc tịch VN sau này của Santos.

Nhận xét về Santos, Phan Văn Giàu nói: "Santos rất hiền, thật thà và dễ thương, nên đồng đội ai cũng mến. Từ sinh hoạt, tập luyện đến thi đấu, Santos luôn là chuẩn mực cho mọi người học theo". Tài  Em rất vui trước tin "anh Tos" trở thành công dân VN, anh nói: "ảnh trở thành công dân VN cả đội đều vui mừng, chúng tôi càng gắn bó hơn, đặc biệt là ĐTLA sẽ có thêm sức mạnh và khả năng đội tuyển VN sẽ có một thủ môn giỏi".

Lúc 14 giờ 30 phút cả đội lên xe về sân vận động Long An cách đó hơn 10km. Trên xe không khí càng rôm rả xung quanh chuyện "đồng bào" Santos. HLV Trần Công Minh dè dặt khi cho rằng, Santos có trở thành tuyển thủ quốc gia hay không là quyền quyết định của HLV trưởng. Công Minh tin rằng Santos tiếp tục giữ vững phong độ để đóng góp nhiều cho đội ĐTLA và nếu có điều kiện thì cho đội tuyển quốc gia. Khi được hỏi về khả năng trở thành tuyển thủ quốc gia, Santos nói rằng anh rất sẵn sàng và đó là vinh dự lớn. Anh đã gặt hái nhiều thành công ở đội ĐTLA, nếu được cùng đội tuyển VN bước lên vị trí cao nhất Đông Nam Á thì đó sẽ là điều tuyệt diệu trong trong đời cầu thủ của mình.

Dù là một buổi tập, nhưng chiều 26.12 hàng trăm người hâm mộ đã đợi sẵn trước sân vận động Long An để chúc mừng Santos. Trước tấm lòng của người hâm mộ, Santos nghèn nghẹn nói: "Tôi sẽ giữ vững phong độ để cống hiến cho bóng đá VN 15 năm nữa". Nhiều người ngạc nhiên về con số 15 năm, bởi khi ấy Santos đã 30 tuổi. Anh giải thích: "Ở Brazil các thủ môn chơi đến tuổi 40 là chuyện bình thường. Vấn đề là anh phải chịu khó rèn luyện. Người thủ môn không bị lệ thuộc nhiều ở thể lực, mà chủ yếu là độ phản xạ và sức bật, những cái đó thì tôi giữ được". Santos cũng không giấu ý định sẽ trở thành HLV thủ môn sau khi không còn đứng trong khung gỗ.  Buổi tập đầu tiên trên sân Long An với tư cách một công dân VN, Santos như tự tin và xông xáo hơn. Anh liên tục la lớn bằng tiếng Việt: "Minh Phương, buông! Anh Giàu, bọc lót! Trải, coi chừng cánh phải! Tài Em, để đó anh đá!...".

Santos cho biết, anh nhập quốc tịch VN "vui nhiều hơn buồn". Vui thì đã rõ, còn buồn - dù sao trong anh vẫn chảy dòng máu Brazil. Anh hy vọng đến lúc nào đó luật pháp VN cũng cho phép 1 người có 2 quốc tịch như ở Brazil, khi đó anh sẽ xin nhập lại quốc tịch Brazil. Về cuộc sống riêng, Santos cho biết mọi chuyện đều rất tốt. Hiện anh đang ở nhà thuê một chung cư đường Lý Thường Kiệt (TPHCM). Vợ anh, người Hà Lan, đang làm giáo viên tiếng Anh cho 1 trường quốc tế. Hàng ngày, sau khi tập xong, anh chạy xe gắn máy (của Tài Em nhượng lại) từ Long An về TPHCM với vợ. Khi thi đấu xa thì 1-2 tuần về 1 lần. Anh cho biết, sẽ mua nhà riêng, mua xe hơi và sẽ có con.

Trận đấu đầu tiên của Santos với tư cách công dân VN đã là trận thắng đậm nhất của ĐTLA trong năm qua. Không một lần sai sót, Santos đã làm chủ hoàn toàn khu vực trước cầu môn, giúp đồng dội tự tin giội trận mưa gôn vào lưới đội Đồng Nai trong trận khai mạc giải Cúp QG ngày 29.12.2007 (ĐTLA thắng 6-1). Sau đó 1 ngày, CLB đã tổ chức nghi thức đơn giản nhưng ấm cúng, thiêng liêng, công bố và trao Quyết định của Chủ tịch Nước chính thức cho phép anh trở thành công dân VN. Sau buổi lễ, anh nhờ đồng đội dạy những câu hát đầu tiên của bài Tiến quân ca. Santos cũng đã nhờ Văn Giàu, Tài Em tư vấn cho việc đón Tết cổ truyền VN sắp tới, sao cho thật giống với bao "đồng bào" VN của anh. Hội Cổ động viên ĐTLA đang chuẩn bị món quà tết đầy ý nghĩa cho Santos - một cây mai vàng được đặt trong chậu sành cách điệu hình quả bóng. Nguyễn Phấn Đấu

Lê Cung võ sĩ người Việt với nhiều thành tích xuất sắc trên võ đài quốc tế
Dec 12, 2007
 

Trong tháng 11 vừa qua, những sự kiện nổi bật tại thành phố San Jose như cuộc biểu quyết của Hội Đồng Thành Phố để chọn tên cho một khu thương mại mới của người Việt và các sinh hoạt bận rộn trong ngày lễ Tạ Ơn vẫn không làm lu mờ một chiến thắng mới đây của một võ sĩ người Mỹ gốc Việt trong một cuộc so tài về môn đấu võ tự do chuyên nghiệp tại thành phố này.

Lê Cung (phải) trong một trận đấu ở San Jose với Mike Altman. Lê Cung đã thắng knock out ngay trong hiệp đầu

Mới đây, Trần Nam trong Ban Việt ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã có dịp tiếp xúc với anh Lê Cung, người mà tính đến ngày 16 tháng 11 vừa qua đã chiến thắng liên tiếp trong 20 trận đấu, trong đó có 3 lần anh đoạt giải vô địch quốc tế, để tìm hiểu thêm về những thành tích mà anh đã đạt được trong những năm qua.

Khi đứng trước một Lê Cung với y phục bình dị, gương mặt chất phác và giọng nói từ tốn, người ta khó nghĩ rằng anh là một trong những đấu thủ xuất sắc nhất trên thế giới về môn võ kết hợp các loại quyền cước mà người Mỹ gọi là Mixed Martial Arts, hay Kickboxing, và người Việt thường gọi là võ tự do. Trong khoảng 20 năm qua, võ sĩ người Việt này đã đạt được thành tích mà ít có võ sĩ nào sánh kịp với 20 trận thắng liên tiếp, trong đó có 15 trận anh hạ đo ván đối thủ, và 3 lần đoạt giải vô địch quốc tế.

Tuy nhiên, đoạn đường mà anh Lê Cung đã trải qua cũng đầy chông gai và thử thách trước khi anh trở thành một tên tuổi nổi bật trên võ đài quốc tế. Lê Cung kể lại trận đánh đầu tiên của anh như sau:

Lê Cung: Trận đầu tiên Lê Cung không biết là mình sẽ thắng bởi vì các võ sĩ đối thủ rất giỏi. Tuy nhiên khi xong hiệp đầu thì Lê Cung nghĩ là mình có thể thắng được và Lê Cung cố gắng đấu cho xong mấy hiệp này nhưng trước khi hiệp xong thì Lê Cung đã hạ các đấu thủ này rồi.

Cũng như đa số những người Việt tị nạn khác ở miền Nam trong tháng 4 năm 1975, ba ngày trước khi Saigon bị thất thủ, bé Lê Cung, lúc bấy giờ mới có 3 tuổi, đã cùng mẹ rời khỏi Saigon bằng trực thăng trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng của miền Nam trong những ngày cuối cùng tại thủ đô của miền Nam. Anh và người mẹ đã phải sống vất vả trong nhiều tháng tại một trại tị nạn ở Philippine cho đến khi có được sự bảo trợ tại Mỹ để đến định cư tại thành phố San Jose vào tháng 9 năm 1976. Là một người Việt Nam nhỏ bé, Lê Cung đã trở thành mục tiêu cho những đứa trẻ khác chọc ghẹo, hiếp đáp, và có khi còn bị đánh đập.

Theo lời anh Lê Cung thì đó là một trong những lý do mà mẹ anh đã cho anh đi học võ để tự vệ, tuy nhiên anh không dám tin rằng mình có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp.

Lê Cung: Lê Cung bắt đầu luyện tập võ lúc 10 tuổi nhưng không thể tiếp tục thường xuyên được vì phải đi học và mẹ của Lê Cung không có thì giờ để chở đến võ đường để luyện tập, song Lê Cung bắt đầu luyện tập trở lại vào cuối năm 1992. Lê Cung không biết là mình sẽ trở nên nổi tiếng mà Lê Cung chỉ thích luyện võ và đi đấu. Đến năm 1994 khi Lê Cung thắng mấy giải vô địch tại Mỹ thì Lê Cung mới nghĩ là mình sẽ có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp.

Ngày nay Lê Cung đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất về môn võ tự do. Hình ảnh của anh đã xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí võ thuật có uy tín trên thế giới, cũng như trong một số chương trình truyền hình tại Hoa Kỳ.
Lê Cung kể lại sự kết hợp các môn võ khác nhau trong 1 trận đấu cách đây gần 10 năm.

Lê Cung: Khi Lê Cung đi đấu trong một trận được gọi là Shidocon, với 3 võ thuật khác nhau kết hợp lại thành một là Karate mà không có găng tay, hiệp hai là đấu giống muitai, hiệp số 3 là lấy găng tay ra và mang một găng tay nhỏ hơn, có đấm đá, có vật với bóp cổ, bẻ tay. Trong trận đấu năm 1998, Lê Cung thắng 3 hiệp trong 1 ngày, mỗi hiệp là Lê Cung thắng knock out.

Gần đây nhất, Lê Cung đã xuất hiện trong một chương trình truyền hình được trình chiếu nhiều kỳ có tên là Journey of a Champion, mà chúng tôi xin tạm dịch là Hành Trình của một Nhà Vô Địch, trong đó có 3 phần, mô tả cuộc đời của Lê Cung từ lúc khởi đầu cho đến khi đối diện với những thử thách, rồi đến những chiến thắng, và con đường trước mặt mà anh sẽ đi tới.

Ngoài ra Lê Cung cũng còn là đề tài trong một cuốn phim tài liệu mô tả cuộc đời của anh với tựa đề 'Cung Le, The Making of a Champion', Lê Cung Người Trở Thành Một Nhà Vô Địch, được bắt đầu bằng những ngay thơ ấu của Cung Lê từ Việt Nam cho đến khi trở thành một đấu thủ hàng đầu trong toán đô vật tại Trường Trung Học West Valley ở Hoa Kỳ, và sau đó là những chiến thắng liên tiếp trong nhiều trận tranh tài rất khó khăn, quyết liệt, và đôi khi đẫm máu, để giành được thắng lợi cuối cùng, trong đó có một trận đấu rất cam go trong năm ngoái.

Lê Cung: Lê Cung nghĩ rằng đó là trận mà Lê Cung đấu trong năm 2006, khi Cung bị trúng một đầu gối vào mũi, Lê Cung bị gãy mũi, Lê Cung thấy mũi mình bị gẫy mà cái xương mũi lòi ra mũi, lúc đó Lê Cung chảy máu nhiều từ ở ngoài và bên trong, Lê Cung phải nuốt máu nhưng chỉ 2 phút sau Lê Cung đã hạ đối thủ bằng knock out.

Mặc dù đã trở thành một đấu thủ nổi danh trên võ đài quốc tế nhưng anh Lê Cung vẫn không quên thân phận và nguồn gốc của mình:

Lê Cung: Lê Cung đã đấu với các đấu thủ từ Nga, từ Tàu, Nhật, Mỹ, Mễ, Lê Cung đã đấu với nhiều đấu thủ khác nhau. Lúc nào Lê Cung đi đấu thì Lê Cung cũng mặc quần ngắn màu vàng có 3 sọc đỏ. Lê Cung thi đấu không phải vì tiền mà là vì với tư cách là một Martial Artist. Lúc Lê Cung luyện tập thì Lê Cung thích đấu với các đấu thủ khác để xem mình có luyện tập đầy đủ và đúng hay không, và điều lớn nhất là lúc nào Lê Cung cũng mặc cờ vàng 3 sọc đỏ. Khi đấu thì Lê Cung nghĩ rằng mình không phải đấu cho riêng Lê Cung mà còn cho cộng đồng Việt Nam.

Lê Cung đã giành được khá nhiều sự ủng hộ của các cộng đồng bạn, tuy nhiên cộng đồng người Việt vẫn là nguồn hứng khởi chính trên con đường sự nghiệp của võ sĩ gốc Việt này:

Lê Cung: Cung biết rằng số người ủng hộ Lê Cung là từ Mỹ, Mễ cho đến người Mỹ gốc Phi Châu, tuy nhiên số người ủng hộ Lê Cung nhiều nhất và thương Lê Cung nhiều nhất vẫn là cộng đồng Việt Nam. Khi đấu thì Lê Cung nghĩ rất nhiều đến những người và cộng đồng ủng hộ Lê Cung .

Thưa anh, trong khi đấu anh kết hợp nhiều môn võ khác nhau để hạ đối thủ, Lê Cung gọi môn võ kết hợp đó là gì?

Lê Cung: Lê Cung nghĩ rằng mấy cái võ hợp lại với nhau thành một cái võ là võ Việt Nam. Võ này là võ tự do có đấm có đá, có lên gối, có quăng có quét, có bóp cổ, có bẻ tay.

Võ tự do có những giới hạn nào hay không hay là muốn đánh cách nào cũng được?
Lê Cung: Võ tự do mà Lê Cung đấu thì cái gì cũng có thể làm được nhưng không được cắn, móc mắt và không được đánh vào sau cổ và xương sống.

Võ đài của môn võ tự do này như thế nào có giống như võ đài của môn quyền Anh hay không?

Lê Cung: Khi đấu thì Lê Cung đấu trong một cái lồng, nơi người ta mở cửa để 2 đấu thủ bước vô, và sau khi trọng tài bước vô thì đóng cửa lại, đấu mỗi lần 3 hiệp 5 phút, tổng cộng là 15 phút. Hiệp đầu xong thì có những người phụ ở ngoài vào săn sóc 2 đấu thủ trong 1 phút nghỉ ngơi và uống nước, và những người phụ có thể nói với gà nhà của mình về những gì cần phải làm trong trận đấu.
Theo dự tính thì Lê Cung có những trận đấu nào trong thời gian tới?

Lê Cung: Chắc trong năm 2008 Lê Cung sẽ đấu với một đối thủ nổi tiếng hơn Lê Cung trong những sàn đấu khác nhau là Frank Shamrock. Lê Cung biết rằng sẽ đấu với Frank Shamrock vào cuối năm 2008.

Lê Cung có thể cho biết sơ qua về đối thủ Frank Shamrock?

Lê Cung: Ông Frank Shamrock thì lớn con hơn Lê Cung một chút. Lê Cung không rõ cú đòn của ông ta như thế nào vì ông có những thế đòn khác nhau vì thế phải chờ cho đến khi nào trận đấu kết thúc, có kẻ thắng, người bị thương thì mới biết được. Ông Frank Shamrock là người thắng vô địch UFC (Ultimate Fighting Championship) 5 lần Đây là trận đấu lớn nhất trên TV và nổi tiếng nhất.

Lê Cung thấy có nhiều cơ hội để thắng đối thủ nổi tiếng này hay không?

Lê Cung: Lê Cung nghĩ rằng cơ hội để thắng của Lê Cung khá cao trong trận đánh với ông Shamrock. Lê Cung không dám nói là Lê Cung có thể thắng được, tuy nhiên Lê Cung sẽ cố gắng hết sức. Lúc nào bước vào cái lồng đấu thì Lê Cung cố gắng hết sức để giành thắng lợi.

Xin hỏi một câu chót, thường thường thì Lê Cung bắt đầu một ngày mới như thế nào, và với những thành công như vậy Lê Cung cảm thấy cuộc sống của mình ra sao?
Lê Cung: Lê cung biết rằng mỗi khi Lê cung thức dậy là Chúa đã cho Lê Cung một ngày mới để sống . Lê Cung muốn sống mỗi ngày cho đúng, lúc nào đi đấu thì Lê Cung biết rằng có nhiều người không thể đấu như Lê cung được thì Lê Cung thấy rằng mình là một người may mắn.

Cám ơn anh Lê Cung đã dành cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ buổi nói chuyện hôm nay.
Lê Cung: Chào thính giả của Đài VOA.

Quí vị vừa theo dõi buổi nói chuyện với Lê Cung, một võ sĩ người Việt có nhiều thành tích xuất sắc trên võ đài quốc tế. Với 3 lần đoạt giải vô địch thế giới và hàng chục chiến thắng về môn võ tự do, nhiều người Việt tin rằng Lê Cung không những chỉ là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tị nạn trên đất Mỹ mà còn trở thành một nguồn hứng khởi cho hàng triệu thanh thiếu niên nam nữ ham chuộng võ thuật tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ.


Video
Võ sĩ Lê Cung người Mỹ gốc Việt bách chiến bách thắnghạ vô địch da đen cao to gấp rưởi

Võ sĩ Lê Cung hạ đo ván võ sĩ vô dịch Trung Quốc to con sau 3 hiệp



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Website Directory [01.09.2006 19:48]
Các khu phố Việt Nam [18.08.2006 14:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [NEW]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 295 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 199 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 192 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 161 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 160 lần]
TÌM BẠN: NỮ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MONTREALTÌM BẠN TRAI [Đã đọc: 19 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.