Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 25901234

 
Bản sắc Việt » Cứu trợ nhân đạo 03.12.2024 07:26
Thi Sĩ Nghĩa Hiệp
08.09.2006 08:46

Ngoài nghề nghiệp chuyên môn là kế hoạch gia tài chánh (financial planner) Tân Văn còn là một nhà thơ và nhà nhân đao. Nhiều hoạt động xã hôi của Tân Văn ít ai biết vì làm trong yên lặng nhưng một số được các báo chí đề cập đến, xin trích lại để độc giả tìm hiểu


Posted: 21.7.04 (báo Giao Điểm, California, USA)

Câu Chuyện Làm Phúc của Một Phật tử Việt Nam

Anh Ngô Văn Tân là một nhà thơ có bút hiệu là Tân Văn, thường xuyên cộng tác với web Giao Điểm trong ba năm qua. Thơ của anh không mới, không cũ, nằm ở chừng mực của vần điệu, thể lọai, nhưng đặc biệt giàu tình cảm: tình yêu, tình người và tình quê hương. Điều đó, chắc hn một số độc giả thích thơ anh đã cảm nhận, từ trong nước ra hải ngoại. Hôm nay, chúng tôi muốn đề cập đến Tân Văn như là một nhà thơ phật tử đã mượn những dòng thơ để vận động tình nghĩa đồng bào tương trợ lẫn nhau, để đáp ứng cho một mong ước cùng cực của một người mẹ già 80 tuổi (ở thành phố Hồ Chí Minh) được nhìn thấy xác người con trai độc nhất tứ cố vô thân ở hải ngoại (Canada) đã từ trần trong căn nhà không ai hay biết vì bệnh tật. Cuối cùng, mong ước của người mẹ già đã toại nguyện. Trong nghĩa vụ hành thiện, nhà thơ Tân Văn đã thể hiện đúng đức độ của một người phật tử: “Dù xây chín bậc phù đồ; không bằng làm phúc cứu cho một người.”   Chúng tôi không muốn nói thêm chi tiết câu chuyện “làm phúc” này, để dành cho quý độc giả Giao Điểm theo dõi tận tường chi tiết câu chuyện qua các lời tường thuật của báo chí người Việt ở Canada, dưới đây.

web Giao Điểm

________________________________________________________________

Thi Sĩ  Nghĩa Hiệp 

Montreal, Canada - Vào ngày đầu tháng sáu có một người đàn ông Việt Nam tên Đinh Đức Tâm 51 tuổi, chết vì bệnh bao tử trong căn phòng đã có mùi, cảnh sát được người quản gia gọi đến để mang xác đi giảo nghiệm.  Kết quả cho biết anh ấy chết vì thổ huyết do bệnh về đường tiêu hoá.   Sau một tháng rưỡi không thân nhân thừa nhận, các hội đoàn đều không thể đảm nhận trách nhiệm vì tốn kém và phức tạp, sứ quán Canada đã tìm cách liên lạc với bên Việt Nam và tim được thân mẫu anh gần 80 tuổi còn sống tại thành phố HCM, VN .  Bà đã khóc rống và ngất xỉu khi nghe hung tin đứa con duy nhất của mình đã lìa đời một cách bi đát nơi đất khách quê người sau 28 năm xa cách.   Anh Tâm mất cha lúc vừa lên hai, sống trong cảnh mẹ goá con côi cho tới ngày bà tiển anh xuống thuyền vượt biển tìm tự do.  Bà khẩn khoản đưa xác con về để đưọc nhìn lần cuối trước khi bà từ giả cõi đời vì chắc bà sẽ không sống bao lâu so với sức khỏe và chuyên buồn nầy.  Thứ năm vừa qua báo Thời Mới và Thời Báo tại Canada đăng bài báo kêu gọi phúng điếu nhưng chỉ ký tên Ban Tổ Chức, nhiều người thắc mắc không biết người nào có lòng nhân đạo nhưng ẩn danh.  Các hội đoàn người Việt cũng như các báo nhân điện thoại liên tục hỏi ban tổ chức là ai can đảm làm việc đó, vì trong lịch sử di dân mấy trăm năm qua tại Canada không ai có thể đưa xác một người chết vô thừa nhận về lại cố quốc cho dầu ở gần chớ đừng nói ở xa tận Á Châu vì phí tổn và phức tạp.  Chính phủ cũng không thể đảm nhận việc đó được.  Ngay cả những gia đình giàu có cũng không dám làm chuyện tốn kém đó.  Chúng tôi tìm hiểu và được biết như sau:

 Anh Ngô Văn Tân, cố vấn tài chánh cao cấp của đại tổ hợp công ty Clarica-Sun Life nghe được tin nầy từ một người khách hàng và hết sức xúc động, ứa nước mắt khi đang làm việc.  Anh bỏ công viêc quan trọng đang làm dang dỡ cho công ty, xung phong nhận trách nhiệm lạc quyên gây quỹ đưa xác anh Tâm về Việt Nam, mặc dầu anh Tân hoàn toàn không có quan hệ và chưa bao giờ gặp mặt hay nghe nói đến tên anh Tâm, không cùng tôn giáo (anh Tân theo đạo Phật và anh Tâm đạo Công Giáo), cũng như quê quán (anh Tân người Quảng Nam, anh Tâm người di cư 54 gốc Bùi Chu).  Nhưng anh Tân rất xúc động vì lòng nhân đạo, tình nghĩa đồng loại và đồng bào, anh ngưng công việc  hành động tức khăc vì thi thể anh Tâm chết đã gần tháng rưỡi nếu không hành động kịp thì sẽ không còn cơ hội.  Anh Tân tức khẩu sáng tác bài Tâm Thơ kêu gọi người Việt tại Montréal đóng góp và gởi đăng ngay trên báo, ngạc nhiên thay sức mạnh của  bài thơ mộc mạc mô tả tình cảnh đau thương được đăng vào thứ năm 15-07-04 thì thứ sáu hôm sau là ngày tang lễ, cả trăm người Việt đến phúng điếu và tổng số tiền thu được khoảng 8.000$C,  vừa đủ để đưa xác anh Tâm về VN và còn dư chút ít gởi cho người mẹ đau khổ.  Hôm nay linh cữu anh Tâm đã về đến thành phố Saì Gòn, bà mẹ già đã nhìn lại khuôn mặt thân yêu đứa con duy nhất của mình qua tấm kiếng quan tài sau 28 năm xa cách và bà nức nỡ khóc lóc thảm thiết.  Được biết thứ năm nầy sẽ hạ huyệt chôn cất anh Tâm sau tang lễ tại quê nhà. 

Được biết anh Ngô Văn Tân là thi sĩ nổi tiếng hiện nay ở Canada với bút hiệu Tân Văn có thơ đăng nhiều báo trong và ngoài nước cũng như các website và đưọc nhiều độc giả ái mộ. Xin chân thành gởi đến thi sĩ Tân Văn lòng tri ân đã làm một nghĩa cử cao đẹp và chúc anh thành công trên đường phục vụ kiều bào. 

(Báo Thời Mới)

Đây là nguyên văn tâm thơ kêu gọi: 

TIN CỘNG ĐỒNG  MONTREAL - THỜI BÁO 

Anh Đinh Đức Tâm sinh năm 1953 tại Việt Nam từ Sài Gòn vượt biển  tị nạn năm 1977 và cư ngụ tại đường Goyer tại khu Cote Des Neiges, Montréal, vẫn còn độc thân ơ tuổi 50, có lẻ vì bị thất nghiệp dai dẵng nên không dám nghĩ đến việc lập gia đình và cũng khó tìm một người vợ trong hoàn cảnh đó.  Anh ấy qua đời sau một con bệnh trong căn phòng 1 1/2 không có ai biết,  mãi đến khi có mùi hôi người concierge mới phát giác và báo cáo cảnh sát.  Thi thể của anh được đưa đi giảo nghiệm và được xác nhận qua đời do bệnh đường ruột.  Tội nghiệp cho anh chẳng có tài sản gì cả, không có tiên bảo hiểm nhân tho, trương mục trống rỗng, chỉ có các hoá đơn điện thoại và thư từ mẹ già gần 80 tuổi từ Việt Nam thăm hỏi anh mà thôi.  Chủ nhà hiện giữ tất cả các kỷ vật tư trang của anh cho đến khi nào nhận được tiền nợ nhà 3 tháng trên 1200$ và không có ai có thể trả giúp!  Sau một tháng rưởi thân nhân của anh ở Việt Nam mới biết tin qua Sứ Quán Canada và đã liên lạc khẩn cầu qúy vị đồng hương giúp đỡ. 

Vì anh không có thân nhân, một số người Việt thiện chí đứng ra để lo tang lễ và quyên góp nhằm đưa xác anh về Việt Nam theo lời khẩn khoản tha thiết của mẹ già của anh được nhìn mặt con lần cuối trước khi bà nhắm mắt.   Bà mẹ ngày xưa còn sức lao động nên đã dành giụm được mấy lạng vàng cho con mình vuợt biển qua Canada nhưng bây giờ thì không còn tiền bạc ở tuổi gần 80 để đưa thi thể con về nước để nhìn mặt lần cuối, thật đáng thương tâm.  Tang lễ được tổ chức tại nhà quàn Magnus Poirier số 7388 Viau (góc Jean Talon), Montréal vào thứ sáu 16-07-2004. Kính mời quý vị kiều bào đến cầu nguyện và viếng linh cữu người đồng hương xấu số lần cuối từ 6 giờ đến 7 giờ chiều. 

Tâm Thơ  

Tâm rời đất Việt tuổi đôi mươi
Vượt biển lưu vong đến xứ người
Lạnh lẽo, tuyết băng, đời cô độc
Công danh phú qúy chuyện xa vời 
Khi thì có việc, lúc ngồi không
Một thân đơn chiếc giữa cô phòng
Ốm đau chẳng có người chăm sóc
Sống đời cơ cực, chết cô đơn 
Anh chết chẳng ai hay biết tin 
Sống kiếp lưu vong, chết một mình
Từ đó đến giờ gần tháng rưỡi
Hôm nay mới tẩm liệm xác anh 
Anh là con một có mẹ già
Tuổi gần 80 rất xót xa
Mồ côi cha lúc còn bé nhỏ
Mẹ ngóng tin con quá thiết tha! 
Gần 30 năm chẳng thấy con
Chờ mãi tin anh quá mõi mòn
Bỗng nghe tin dữ như sét đánh
Tre già ngấn lệ khóc măng non 
Anh đến trắng tay đi trắng tay
Kiếp đời lận đận quá chua cay
Bảo hiểm cũng không, tiền chẳng có
Bill về tới tấp chẳng ai hay 
Mẹ mong nhìn mặt đứa con yêu
Lần cuối đời người chẳng bao nhiêu
Kính mong cô bác vì nhân đạo
Cùng nhau phúng điếu ít thành nhiều

Ban Tổ Chức 

(Báo Thời Mới 15-07-2004)

  Nhờ bài thơ kêu gọi, thân mẫu của anh Đinh Đức Tâm đã đuợc nhìn gương mặt của con thân yêu qua tấm kính quan tài (TP HCM 21-07-2004)

CỨU GIÚP TRƯỜNG HỢP BÀ PHẠM THỊ NGUYỆT VÀ THÂN NHÂN

Vào giữa năm 2005, bà Phạm Thị Nguyệt đang làm thức ăn trong nhà thì cảm thấy mệt mõi, bà lên giường nằm và kêu đau ngực, đau lưng và sau đó được các tín hữu đưa vào bệnh viện.  Bà rên la đến sáng hôm sau thì qua đời trong bệnh viện vì chứng bệnh tim mạch.
 Bà Nguyệt gốc dân tộc thiểu số họ Bạch quê ở Hà Tây, gần núi Ba Vì, lúc nhỏ nghèo khổ, ba má bà Nguyệt có 2 đứa con là bà Nguyệt và một đứa bé trai.  Ba má bà không nuôi nỗi nên quyết định bán bà Nguyệt làm nô lệ cho một gia đình họ Phạm theo đạo Thiên Chúa nên từ đó đổi họ thành Phạm Thị Nguyệt.  Bà theo đạo Công Giáo cũng từ lúc đó, sau những ngày lớn lên vất vã, cuộc di cư vào Nam đã giúp bà một dịp may làm người ở cho một gia đình bác sĩ sau nầy được đối xử tử tế hơn.  Cũng chính gia đình bác sĩ nầy đưa bà vượt biên theo họ qua Canada.  Sau đó, thì bạn bè khuyên bà ra ở riêng, sau đó được ăn trợ cấp tuổi già và bà đi làm thêm lãnh tiền mặt nên tiền bạc dư dã.  Có điều bà không thể để tiền trong trương mục nên cho những người quen biết vay, mượn để lấy lãi.  Bà Nguyệt là người ngoan đạo và luôn làm việc công quả cho nhà thờ cũng như đóng góp sổ vàng.  Đối với bà, giáo hội là gia đình gắn bó. Tuy nhiên, mặc dầu chính giáo hội đưa bà vào bệnh viện Jean Talon cấp cứu nhưng lại không được quyền nhận xác để làm tang lễ, vì không có liên hệ gia đình cũng như pháp lý, bà Nguyệt không có di chúc và không có thân nhân nên giáo hội Công giáo VN tại Montréal không thể lấy xác ra được. Được tin từ một Việt kiều, thi sĩ Tân Văn tiếp tục theo dõi suốt một tháng nhưng cảnh sát tiếp tục từ chối lời yêu cầu của giáo hội cũng như các bạn bè bà Nguyệt.  Không thể để người quá cố nằm trong kho ướp xác quá lâu như vậy, điều trái với phong tục thiêng liêng của người Á Đông, Tân Văn cho các bạn bà Nguyệt biết anh sẽ đứng ra giúp việc đó, bạn của bà Nguyệt nửa mừng nửa không tin vì ngay cả nhà thờ còn không lảm đưọc đã một tháng qua.  Thi sĩ Tân Văn liên lạc ngay với các cháu của bà qua hệ thống độc giả của anh tại VN và lấy được bản chính giấy ủy quyền dịch sang Anh Ngữ có chữ ký của anh chứng nhận và gởi cho cảnh sát.  Sau 1 tuần lễ trước sự ngạc nhiên của bạn bè vá giáo hội, cảnh sát đã điện thoại yêu cầu họ đến nhận xác.  Thi sĩ Tân Văn cũng có đến tham dự tang lễ. Sau tang lễ, Tân Văn còn giúp đỡ đạc biệt cho 4 người cháu ruột của bà Nguyệt nhận lãnh tổng cộng 600 triệu đồng VN (50.000$C theo hối suất lúc đó) từ số tiền bảo hiểm nhân thọ của bà Nguyệt (bà đóng cho công ty Clarica tổng cộng 8000$) không có ghi tên người thụ hưởng mà theo nguyên tắc sẽ được chuyển giao cho ngân hàng chính phủ Canada sau nầy vì không có người thụ hưởng theo quan hệ gia đình hay pháp lý, đặc biệt bà đã đổi họ nên không thể chứng minh được.  Trong khi đó, nghe nói khoảng 150.000$ của bà cho bạn bè vay mượn không ai trã và cũng chẳng ai đòi! Bốn gia đình cháu ruột của bà Nguyệt đã gởi lời tri ân sâu xa đến thi sĩ Tân Văn, người không hề quen biết và ở cách xa nửa vòng trái đất.  Họ coi như của trời cho và đối với những đồng bào thiểu số miền sơn cước chỉ sống bằng nghề ruộng rẫy, số tiền 150 triệu cho mỗi gia đình thật lớn lao và giúp họ cũng như các thế hệ sau vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó gắn bó từ bao nhiêu thế hệ.   Gần đây nhất, có một người đàn ông VN tự tử vì thua bạc, thi sĩ Tân Văn đã tìm giúp cho gia đình ông ta một số tiền 50 000$C một cách tình cờ trong lúc khó khăn tuyệt vọng vì Tân Văn đã tìm ra một khế ước bảo hiểm đóng từ lâu ở một tỉnh khác bị ông ta và gia đình lãng quên!   

CHIẾN DỊCH CỨU TRỢ NẠN NHÂN SÓNG THẦN TSUNAMI

Vào ngày 26-12-2004 ngay sau Giáng Sinh, hàng trâm ngàn đồng loại đã chết trong trận sóng thần tàn phá nhất lịch sử, thi sĩ Tân Văn đã xúc động  sáng tác các bài thơ tiếng Việt và Anh và gởi lời kêu gọi đến khắp thế giới, kết quả trực tiếp mang lại trên 1 triệu đô la giúp cho các nạn nhân:

Tâm Thư Kêu Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Sóng Thần Nam Á


Kính thưa toàn thể kiều bào

Vào sáng ngày 26-12-2004 trận động đất cường độ 9 độ richter ngoài khơi biển Indonesia, gây ra sóng thần khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và thương tích, là trận động đất lớn nhất trong 40 năm qua và ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử. Các bãi biển du lịch của Nam Á đã biến thành cảnh chết chóc và tàn phá, sau khi những đợt sóng lớn nhất do cơn động đất ở Sumatra (Indonesia) gây nên, đổ vào khu vực này.

Tổng số nạn nhân bị chết ước tính khoảng 117,.000 người (30-12-04) và tiếp tục tăng. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia có 79,940 người chết, riêng nội tỉnh Aceh của Indonesia chiếm một nửa số đó. Tại Sri Lanka có 24,743 người chết, 5000 người mất tích và một triệu người không nhà ở. Ấn Độ xác nhận 7,300 người chết. Tại Thái Lan có 5,516 người chết, riêng khu du lịch Phu Ket đã tìm thấy 700 tử thi. Somalia chét 110 người, các quốc gia Malaysia, Maldives, Bangladesh, Myanmar, Seychelles, Tanzania mỗi xứ trên 10 người. Ba người Canada xác nhận đã chết, 60 người Canada mất tích hoặc chết không tìm thấy xác. Có hàng trăm du khách Âu, Mỹ chết hoạc mất tích. Đường dây nóng của thành phố Phuket (Thái Lan) thông tin về các nạn nhân vụ sóng thần cho biết có hai người VN bị thương nhẹ đã xuất viện: Nguyễn Thị Ngọc Bích (không rõ tuổi) nhập viện Vachira Hospital Phuket và Nguyễn Việt Nam (18 tuổi) nhập viện Phuket International Hospital ngày 26-12. Hiện không thể liên lạc được với hai người này. Hai người này có thể là những người lao động tại Phuket hoặc Việt kiều.Cục Ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai Thái Lan công bố danh sách 437 người nước ngoài thiệt mạng trong vụ sóng thần, trong đó có một nạn nhân VN. Hiện chưa thể xác định danh tính nạn nhân này. Vẫn còn khoảng 1 000 người nước ngoài thuộc 36 quốc tịch được xem là mất tích tại Thái Lan. Hiện hàng triệu người đang đối mặt với nguy cơ đói rét và bệnh dịch.

Tội nghiệp đa số dân chúng các quốc gia nghèo nầy ở gần biển sống nghề đánh cá, dịch vụ du khách, chăn nuôi, không có an sinh xã hội cũng như bảo hiểm nhân thọ, bệnh tật, thiên tai. Tại tỉnh Aceh, những người sống sót qua thảm kịch hôm chủ nhật đã bắt đầu kêu gào:

"Không có một tí thực phẩm nào ở đây cả. Chúng tôi cần gạo. Chúng tôi cần thuốc. Tôi không có gì để ăn hai ngày nay rồi", một phụ nữ địa phương nói. Một số người thậm chí chưa ăn gì kể từ hôm chủ nhật, trong khi phải chống chọi với nguy cơ nhiều loại bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn, bệnh đường hô hấp, sốt rét... Tại Banda Aceh, những đám đông người gào thét "gạo, gạo" khi thấy một xe tải chở gạo cứu trợ tới. Một số người xông vào rồi trở ra tay trắng, bởi số lượng lương thực quá ít ỏi. Nhiều người sắp chết vì đói rét và thiếu thuốc men.

Xúc động trước thảm cảnh xảy ra cho đồng loại, tôi tha thiết kêu gọi mọi đoàn thể, kiều bào mở lòng nhân ái tự nguyện liên lạc với các hội Hồng Thập Tự (Red Cross) điạ phương để đóng góp cứu trợ các nạn nhân đang lâm cảnh màn trời chiếu dất, thiếu cơm ăn nước uống và áo mặc, chưa kể hàng vạn gia đình mất thân nhân. Quý vị hảo tâm có thể cho trực tiếp bằng credit card bằng cách gọi điện thoại Red Cross tại điạ phương, hoặc gởi chi phiếu. Tại Canada xin gọi Red Cross 1-800-418-1111 hoăc UNICEF 1-877-955-3111. Ngoài ra, chúng tôi đang phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ Canada thành lập quỹ cứu trợ giúp cho hội Red Cross nhân danh Những Người Canada gôc Việt trợ giúp Nạn Nhân Sóng Thàn Nam Á (Vietnamese Canadians Helping South Asia Tsunami Victims) để đóng góp phần nào làm dịu bớt thương đau của đồng loại. Xin hãy mở rộng con tim nhân ái.


Thi sĩ Tân Văn, Canada

Tâm thơ kêu gọi cứu trợ nạn nhân sóng thần Nam Á

Sáng 26 tháng 12 năm 04
Ánh bình minh sáng rực lúc rạng đông
Hàng triệu người đang tắm ánh nắng hồng
Sau đêm lễ Giáng Sinh vừa mới dứt
Bên bờ biển nước trong xanh bát ngát
Người địa phương lẫn du khách lăn xăn
Bỗng nưóc xanh biến đổi sắc thành đen
Tiếp tục dâng lên, bồi thêm đợt sóng
Cao trăm mét phủ tràn bờ thơ mộng
Rồi kéo trôi theo cả chục vạn xác người
Trước đó không lâu họ vẫn tươi cười
Sau phút chốc trở thành người thiên cỗ
Nhìn xác trẻ thơ xếp đầy hè phố
Bên cạnh xác người già, trẻ, gái, trai
Cơn sóng điên cuồng chẳng xót thuơng ai
Có người còn nhưng vợ con trôi mất
Vô số gia đình không còn lấy một
Ôi tang thương, đau xót vạn dân lành
Tội nghiệp dân nghèo cơm chẳng đủ ăn
Đánh cá, mò tôm, đời chưa thấy khá
Tử thần reo mừng vang từ biển cả
Xác của người lẫn lộn xác heo,bò
Cả triệu người dân tan cửa nát nhà
Thêm hàng chục ngàn nạn nhân thương tích
Sau cơn lũ đến vi trùng bệnh dịch
Nuớc uống pha mùi thịt rữa hôi tanh
Tôi viết bài thơ kêu gọi các anh,
Các chị, các em, cụ già, em bé
Trước cảnh dau lòng chúng ta không thể
Ngồi khoanh tay, nhỉn đồng loại thờ ơ
Của ít lòng nhiều, quyên góp đem cho
Những nạn nhân thiên tai vùng Nam Á
Là những con người Việt Nam cao cả
Xin hãy ra tay làm phúc cứu người
Để cho trẻ thơ lấy lại nụ cười
Cụ già có cơm ăn trong lúc đói
Xin thương xót, chúng ta đều đồng loại
Người không giúp người, ai sẽ giúp ta?

Thi sĩ Tân Văn, Canada (ngovantan@yahoo.com)

Help Tsunami Victims
It is a beautiful dawn 26 December 2004
Sunshine brightens all the red roses
Thousands of eyes are watching the beach
The Indian ocean calms in pure blue

Suddenly water turns into black
The ground then starts to shake
Water rises higher and higher
Then come huge waves twenty meters

Smash the shore sinking humans
Destroying structures, trees and land
Then pull people's lives into dark sea
Hundred fourteen thousand have no chance!

We watch it all o­n our TV
Lay o­n the beach thousands of bodies
We have heard loud cries and weeps
Penetrate our heart, so deep!

Our compatriot and his lover o­n holiday vacation
To paradise beach in Phu Ket, Thailand
The honeymoon that did not last
Now gone his life, she alone returns

No man is an island
Please hand out and raise more funds
No matter how small your efforts
Help relieve millions from sufferance

Poet Tan Van, Canada (ngovantan@yahoo.com)

Vừa dứt cứu trợ Tsunami, mùa hè 2005 xảy ra Katrina tại Mỹ, thi sĩ Tân Vân lại một lần nữa kêu gọi lạc quyên:

TÂM THƯ KÊU GỌI CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO LỤT KATRINA TẠI MỸ
CHIẾN DỊCH GÂY QŨY 200.000$C

Kính thưa toàn thể đồng bào VN tại Canada,

Năm 2005 chúng ta chứng kiến những thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Đầu năm thiên tai sóng thần đã giết chết hàng trăm ngàn người Á Châu. Những trân lũ lụt, đông đất giết hại hàng ngàn người sau đó xãy ra nhiều nơi trên thé giới. Cuối tháng 8 và đầu tháng 9 vứa qua, cơn bão lụt Katrina đã gây ra những thiệt hại tàn khốc chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ quốc gia cưu mang trên một triệu đồng bào VN và riêng tại vùng thiên tai có khoảng 50.000 đồng bào ruột thịt chúng ta đã chọn làm quê hương thứ hai.

Các tiểu bang Louisiana, New Orleans, Alabama và Mississippi, nơi có hàng chục ngàn đồng hương Việt Nam sinh sống vừa trãi qua trận bão lụt khốn khổ chưa từng thấy trong đời,. New Orleans nằm dưới mực nước biển, thành phố là một cái chậu được những bức tường dùng làm đê bao bọc cho khỏi bị nước tràn vào từ hồ Pontchartrain và sông Mississppi; nhưng mặt đất còn bị tụt xuống dần dần vì nhiều yếu tố thiên nhiên do than bùn hâm nóng địa cầu cũng như con người gây nên, do đó càng ngày trên thế giới xãy ra nhiều thien tai. Đa số đồng bào tại New Oleans làm nghề đánh cá và lao động, cuộc sống bình yên trong phút chốc trở thành tang thương, chìm trong biển nước mênh mông, cửa nhà đồ nát thành từng mảnh cùng với hảng tram hoặc ngàn xác người trồi theo dòng nước. Mục sư Jesse Jackson mô tả thảm cảnh những người da đen chạy lụt sống chen chúc trong Tòa Nhà Nghị Hội ở New Orleans giống như một “chiếc tàu chở nô lệ Phi Châu.” Tai họa xảy ra ở một thành phố với 2 phần 3 dân chúng là người da đen. Có 35 phần trăm người da đen ở đó không có xe hơi để chạy bão, so với 15 phần trăm người da trắng. Số người VN không có xe hơi di tản có thể khá cao nhất là những ngườI già, phụ nữ nghèo khó có thể ở giữa hai tỉ lệ trên. Theo ước tính của một công ty chuyên đánh giá thì thiệt hại kinh tế do bão Katrina gây ra đối với nước Mỹ ít nhất là 200 tỉ USD và các công ty bảo hiểm sẽ phải chi ra đến 60 tỉ USD tiền bồi thường cao kỷ lục trong lịch sử thiên tai nước Mỹ gấp 3 lần kỷ lục trước của bảo Andrew trước dây. Nhưng đa số những người lợi tức thấp cũng như những ai không mua bảo hiểm đều không được bồi thường, trong đó có rất nhiều nạn nhân người Mỹ gốc Việt. Hiện nay đồng bào ta lâm canh mất nhà, mất xe và tài sản, mất việc, mất người thân phải lưu tạc qua các tiểu bang khác.

Đồng bào VN tại Canada cũng như khắp nơi thế giới đã chứng kiến qua màn ảnh truyền hình hoặc nghe, đọc qua truyền thanh, báo chí và những ai may mắn không ở trong vùng thiên tai đó đều cảm thấy xót thương cho đồng bào, đồng loại đang cam chịu thảm cảnh tang thương tận cùng. Lá lành đùm lá rách, tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào, các hội đoàn hãy đứng ra tổ chức lạc quyên để gởi đến các cơ quan từ thiện do mình chọn lựa nhờ chuyển đến đồng bào. Hiên số người Việt tại Canada ước tính khoảng 200.000 người, nếu quân bình mội đầu người đóng góp 1$C chúng ta sẽ lạc quyên được 200,000$C để giúp đồng bào và đồng loại tại 3 tiểu bang thiên tai nói trên. Tôi thiết tha kêu gọi mọi nơi có người VN cư ngụ cố gắng đạt chỉ tiêu mỗi đầu người 1$C. Số người VN định cư tại Canada được chia ra như sau:

CANADA 200145
Alberta 32,170
Nova Scotia 770
British Columbia 32095
Ontario 86,055
Manitoba 3,935
Prince Edward Island 45
New Brunswick 535
Quebec 39,820
Newfoundland 140
Saskatchewan 3,090
Northwest Territories 215
Yukon Territories 275

Da số người Canada gốc Việt tập trung tại các thành phố lớn:

Calgary 15,110
Edmonton 9,770
Halifax 615
Hamilton 3,825
Kitchener 3,950
London 2,490
Montreal 35,335
Oshawa 350
Ottawa-Hull 8,615
Quebec City 1175
Regina 1,230
Saskatoon 895
Sherbrooke 190
St. Cat / Niagara 685
St. John's 140
Saint John 90
Sudbury 46
Thunder Bay 195
Toronto 61,740
Trois - Rivières 85
Vancouver 24,865
Victoria 1050
Windsor 1,640
Winnipeg 2,950

Kính thưa quý đồng bào, chúng ta thật vô cùng may mắn sống tại nước Canada bình an. Trước thảm cảnh tang thương tôi tha thiết kêu gọi toàn thể hội đoàn và mọi cá nhân hãy tự nguyện đứng ra tổ chức ngay các hoạt động gây qũy như văn nghệ, thi hoa hậu và thời trang có rút thăm xổ số, tổ chức các bửa ăn gây qũy, các cuộc họp bán đấu giá những vật dụng dư thừa, bán bánh kẹo gây quỹ, nhịn ăn một bửa để đóng góp cho đồng bào và đồng loại, dành một ngày lương hoặc làm việc phụ trội thêm một vài giờ để đóng góp, các tiệm quán, công ty dành một ngày lợi nhuận đóng góp, các hội đoàn trích ra 1% ngân quỹ đóng góp, các chùa tổ chức bửa cơm chay gây qũy, các nhà thờ tổ chức cầu nguyện lạc quyên v.v... Xin hãy vì đồng bào đồng loại khẩn cấp gây quỹ để có thể giúp đỡ các nạn nhân một cách thiết thực. Kể từ giờ phút này xin quý vị tổ chức phát động các cuộc xuống đường lạc quyên qua các đường phố và cơ sở thương mại động viên các học sinh trung học, sinh viên đại học, các gia đình Phật Tử, thanh thiếu niên Công Giáo, các tôn giáo và các đoàn thể công đồng tham gia.

Tôi cũng xin tha thiết kêu gọi Quý vị Lãnh Đạo tinh thần, các đoàn thể, cơ sở tuyền thông và toàn thể đồng bào tích cực tham gia cụ thể để kết quả gây quỹ khả quan và giúp đỡ đồng bào kém may mắn đang khẩn thiết trông chờ. Số tiền trên 15$ sẽ được cấp giấy biên nhận trừ thuế và cũng như các lần cứu trợ trước nếu tiền đóng qua Hội Red Cross sẽ được chính phủ viện trợ một số tiền tương đương (match). Một bài bài báo tiếng Anh và Pháp sẽ được gởi đến các cơ sở truyến thông Canada và quốc tế để nêu cao thành quả từ thiện của đồng bào Canada gốc Việt sau khi kết thúc chiến dịch nhân đạo nhằm mang lại niềm tự hào cho tất cả chúng ta đối với dư luận Canada và quốc tế đối với công đồng người Canada gốc Việt.

Trân Trong kính chào toàn thể kiều bào,

Thi sĩ Tân Văn
ngovantan@yahoo.com
Clarica
1001 Dorchester Square, Suite 600
Montreal, QC, H3B 1N1
Tel: 514 866 5811 ext. 202
National Relief Coordinator

Tâm Thơ Kêu Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Katrina

Cuối tháng tám, gió mưa tầm tả
Bay cả nhà, vỡ cả bờ đê
Cuồng phong từ biển quét về
Thủy triều dâng sóng tư bề tang thương
Ba tiểu bang thảy đều ngập nước
Louisiana, Mississipi
Alabama còn chi
Cuồn theo dòng nước những gì nổi trôi
Hàng ngàn người, chó, mèo, gia súc
Đều chết vì ngập nước oan khiên
Xác trôi khắp cả các miền
Muì hôi nồng nực bốc lên tận trời
Nổi tang thương không lời tả xiết
Mấy chục ngàn người Việt tại đây
Bổng trong phút chốc trắng tay
Có còn đâu nữa nhửng ngày bình an
Có tới trăm hoặc ngàn người chết
Ai sống còn chưa biết ra sao
Tôi xin kêu gọi đồng bào
Mở lòng và mở hầu bao giúp người

Thi sĩ Tân Văn

Người gốc Việt tìm kế sinh nhai sau bão Katrina

Cảnh tàn phá sau bão Katrina tại Biloxi, Mississippi, Mỹ. Ảnh: richardsmith.net.

Gần một năm trôi qua kể từ khi bão Katrina tấn công miền nam nước Mỹ, hàng chục ngàn nạn nhân gốc Việt lánh nạn đã trở về, nhưng tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong bước đường mưu sinh.

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Biloxi (bang Mississippi) có 6.000 người, hầu hết làm việc trong ngành hải sản đã bị bão Katrina phá hủy.

Nhiều người gốc Việt không có đủ tiền để mua thuyền ra khơi, dựng nhà để ở. Henry Hằng Nguyễn, 40 tuổi, sống tạm bợ trong một căn phòng nhỏ cùng bố mẹ từ sau bão Katrina, cho biết: “Mọi người đều chờ đợi”.

Hằng Nguyễn và các đồng nghiệp từng hành nghề đánh bắt hải sản dự đoán một tương lai đen tối. Liên Văn Nguyễn, 52 tuổi, bị mất ba thuyền đánh cá trong bão Katrina, cho biết: “Nền công nghiệp đánh bắt hải sản đã chết”.

Với chi phí sửa chữa thuyền đánh cá từ 5.000 – 50.000 USD tùy theo mức độ hư hỏng, nhiều người Việt đành phải từ bỏ công việc đã gắn bó với họ hàng chục năm qua tại Mỹ.

Những người có tiền để sửa hoặc sắm thuyền mới lại đối mặt với thách thức khác khi giá nhiên liệu tăng vùn vụt. Giờ đây Liên vẫn cố giữ những chiếc thuyền cũ, nhưng công việc chỉ đủ nuôi sống gia đình mà không có tiền tích lũy như trước đây.

Nền công nghiệp đánh cá đã thu hút nhiều người Việt tới Mississippi sau chiến tranh ở Việt Nam. Họ dựng nhà dọc theo vịnh Mexico, tạo lập nền công nghiệp đánh bắt hải sản ở vùng này và có một cuộc sống khá đầy đủ.

Bão Katrina tàn phá tất cả và tạo ra một khung cảnh mới: Hàng loạt xe tải đậu dọc các đường cao tốc để bán hải sản đựng trong thùng lạnh cho khách hàng.

Lê Ly, mẹ của 4 đứa con, phải trả 400 USD/tháng cho chỗ đậu xe tải trên đường để bán hải sản. Sau khi trả tiền mua tôm, cá từ các chủ thuyền, Lê Ly kiếm được khoảng 50 USD/ngày, chỉ đủ mua thức ăn, trả nợ dần.

Lê Ly tâm sự: “Cuộc sống ngày càng khó khăn. Chúng tôi làm chỉ đủ ăn”.

Một số cộng đồng gốc Việt dọc theo vịnh Mexico có cuộc sống khá hơn. Tại New Orleans, nhiều cửa hàng kinh doanh của người Việt đã mở cửa trở lại.

Sự gắn kết, đùm bọc của cộng đồng người Việt giúp họ vượt qua khó khăn. Chị Châu Lý, 40 tuổi, vừa trở về Mississippi sau một năm sống tạm bợ ở Virginia cho biết việc trước tiên là tìm mua một căn hộ với giá chỉ 1.000 USD.

Hiện Châu Lý cùng chồng và 7 đứa con vẫn sống nhờ người thân ở Ocean Springs. Dù khó khăn, Châu Lý vẫn tỏ ra lạc quan: “Chúng tôi lại bắt đàu”(Theo Mẻcury News)

Và gần đây nhất, chính thi sĩ Tân Văn đã đi tiên phong kêu gọi lạc quyên và tổ chức văn nghệ cứu trợ các nạn nhân bão Trân Châu ở miền Trung VN:

VĂN NGHỆ CỨU TRỢ NGƯ DÂN MIỀN TRUNG DO THI SĨ TÂN VĂN TỔ CHỨC TẠI MONTRÉAL, QUÉBEC THÀNH CÔNG VƯỢT MONG ĐỢI

Chiều chủ nhật ngày 18-06-2006 vừa qua, thi sĩ Tân Văn tức chuyên gia tài chánh Ngô Văn Tân đã đứng ra mời những thân hữu đồng hương Quảng Đà và kiều bào tại Montréal đến tham dự bửa cơm thân mật có văn nghê chủ đề Thương Về Ngư Phủ Miền Trung tổ chức tại nhà hàng Việt Thái số 1237 đường Metcalfe góc Ste-Catherine, ngay tâm điểm của thành phố Montréal để tưởng niệm giáp tháng từ ngày gần 300 ngư phủ miền Trung bỏ mình trên biển khơi cách bờ biển VN cả ngàn cây số do trận bão Trân Châu sát hại. Được biết mặc dầu chỉ chuẩn bị vỏn vẹn trong hai tuần lể nhưng nhờ sự ủng hộ và tin tưởng của đồng bào vào uy tín cá nhân của thi sĩ Tân Văn cũng như tình thương đồng bào ruột thịt nên số người xin tham dự nhiều gấp đôi số chổ ngồi, ban tổ chức đành phải xin lỗi từ chối trên 90 người gọi đến quá trễ.Khả năng nhà hàng chỉ chưá được 90 người nhưng họ phải sắp xếp lại ghế ngồi và mượn thêm gần 20 ghế của hai nhà hàng bên cạnh mới đủ chổ.

Cứu trợ ngư dân miền Trung là một nghĩa cử cao đẹp, miếng khi đói bằng gói khi no, lá lành đùm lá rách, máu chảy ruột mềm mà thi sĩ Tân Văn đã không ngại bỏ công việc làm tự nguyện đứng ra tổ chức cho kịp dịp tưởng niệm một tháng sau khi gần 300 ngư dân chết trên biển cả. 

Cảm động nhất là thi sĩ Tân Văn đã mô tả thảm cảnh quá ác nghiệt đối với hàng trăm gia đình ngư dân chất phác, có gia đình mất cả cha lẫn con, có khi ba bốn người trong một nhà.Điễn hình gia đình ngư dân Lê Thánh Hoàng là một thảm cảnh bi đát vô cùng, anh vừa chết thì người vợ tái phát điên loạn và đã ra dòng sông trầm mình để linh hồn theo dòng sông ra biển tìm chồng!Hiện mẹ anh Hoàng gần 80 tuổi đã phải ẳm đứa con mới vừa 14 tháng, vợ chồng anh Hoàng để lại bầy con 5 đứa từ 1 đến 15 tuổi bơ vơ, cuộc sống cơ cực đang chờ đợi.Anh Tân đã không cầm được nước mắt khiến ai nấy đều yên lặng xúc động, nhiều người nhỏ lệ thương xót cho những ngư phủ xấu số vừa nghèo vừa chết thảm trong lứa tuổi còn quá trẻ, có em mới 15, có học sinh vì không tiền trả học phí phải đi theo cha ra biển đánh cá để kiếm chút it tiền không ngờ chết theo cha, anh.Anh Tân Văn đã đọc bài văn tế bằng thơ song thất lục bát rất xúc động qua giọng ngâm truyền cảm của anh từng được nhiều khán thính giả ái mộ.

Nhờ sự thương lượng với nhà hàng dành cho giá đặc biệt cứu trợ nên chỉ với vé vào cửa 15$ mà thức ăn rất hợp khẩu vị như súp măng cua, chả giò, tôm nướng, gà xào, ngoài ra còn có tráng miệng bằng dưa hấu và dứa, nước ngọt.Chương trình văn nghệ rất phong phú với sự đóng góp thiện nguyện của các nghệ sĩ đầy từ tâm.Nhạc sĩ Huyền Khanh xử dụng key board, các ca sĩ thành danh như Hoàng Nhã, Lily Doiron nữ ca si Canada hát nhạc Việt và ca sĩ Thu Vân ai nấy đều diễn tả xuất sắc bằng tất cả con tim.Hoàng Nhã sau thời gian vắng bóng trong các buổi trình dìễn trong cộng đồng đã xuất hiện trở lại đêm văn nghệ Thương Về Ngư Phủ Miền Trung với phong độ và giọng hát điêu luyện, lôi cuốn khán giả và được yêu cầu nhiều lần, trong đó đặc biệt có sự yêu cầu của nữ thi sĩ Hoàng Minh Tâm từ kinh đô ánh sáng Paris vừa đến thăm thành phố Montréal.Danh Video đã làm miễn công thu DVD, anh Danh rất bận rộn với nghề nghiệp nhưng rất tích cực trong công tác cứu trợ, rất đáng hoan nghênh.

Buổi lạc quyên đã được sự tham gia tích cực của đồng bào, của ít lòng nhiều, ai cũng muốn đóng góp. Có người tặng cả 300$ để gởi về thân nhân các ngư dân.Thế mới biết tình cảm đồng bào máu chảy ruột mềm, cho dầu cách xa nửa vòng trái đất và xa quê hương có người đến 3, 4 chục năm chưa trở về vẫn còn tình cố hương nhưng quê hương vẫn còn ở trong tim, sẵn sàng chia sẻ với nỗi thống khổ đồng bào nơi quê nhà miền Trung cơ cực thiên tai thường xảy đến.Tân Văn đã ngâm bài thơ Thương Về Đà Nẵng tác phẩm nổi tiếng của anh sáng tác từ 3 năm trước cũng như trình bày trường ca thi nhạc Kiếp Dân Chài, một tổng hợp các đoạn thơ của Tân Văn với đoạn nhạc "Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung của Duy Khánh) và bản Tiếng Dân Chài của Phạm Đình Chương, kết thúc bằng phần thơ ngâm bởi Tân Văn diễn tả thảm cảnh ngư phủ khi gặp cuồng phong sát hại để lại mẹ già, con thơ vợ yếu...đã khiến nhiều người không cầm được xúc động. Thi sĩ Yên Vũ cũng đã đưa lên bài thơ Lời Người Ở Lại qua giọng ngâm của ca sĩ Thu Vân. Thi sĩ Dạ Dung cũng đã đóng những bài thơ ngâm và trình bày những bản nhạc ưa chuộng. Đặc biệt, Hoàng Lê lần đầu lên hát trong đêm văn nghệđã lên trình bày một bản nhạc với phong cách rất nghệ sĩ được khán giả vổ tay hoan hô.Các nghệ sĩ trình diễn không tính thù lao mà còn tự nguyện bỏ tiền túi ra đóng góp vào qũy từ thiện, thật là một nghĩa cử cao quý, đáng được đề cao.

Tổng số tiền vé vào cửa và lạc quyên thu được gần 4000$C, sau khi trả chi phí ăn uống và tổ chức còn thừa 2290$C, cộng với tiền đóng góp của thi sĩ Tân Văn và các đồng bào giàu lòng nhân ái do anh đích thân quyên góp được khoảng 8000$C nữa tổng cộng khoảng 10,300$C, tính ra khoảng gần 145 triệu đồng VN, một số tiền khả dĩ giúp cho trên 100 gia đình mỗi gia đình được,1,000,000$, có gia đình 2,000,000$ hoặc 3,000,000$VN nếu gia cảnh bi đát.  

Trong trận bão Xangsane và Durian vừa qua, thi sĩ Tân Văn đã tổ chức văn nghệ, bỏ tiền túi và quyên góp được trên 10,000$C (135 triệu đồng VN) và đã gởi đến tân tay gần 100 gia đình tại miền Trung và miền Nam VN.

Hiện nay Tân Văn đã đưa ra kế hoạch làm nhà chống bão, chống lụt và nhà bằng rơm rạ rẻ tiền nhưng rất đẹp không thua nhà đúc.

Thi sĩ Tân Văn là kế hoạch gia tài chánh đã từng giúp nhiều người Canada và Việt Nam từ tay trắng thành Triệu Phú,  tên thật là Ngô Văn Tân, được đăng tên trong các tự điển danh nhân thế giới Who's Who in the World, Who's Who in America, Who's Who in Finance, International WHO'S WHO of Professionals lấy danh dự và uy tín cá nhân về đạo đức cũng như tài chánh bảo đảm chịu trách nhiệm số tiền của đồng bào đến tận tay các gia đình ngư dân khốn khổ.
Năm 1991 cũng là năm bão lụt nặng nề nhất tại miền Trung, thi sĩ Tân Văn đã gởi cứu trợ thuốc men và 2 container hạt giống trị giá rất lớn đến tận tay tất cả các nông dân miền Trung qua sự chuyển giao của cơ quan OXFAM QUEBEC .
Ký giả Hoàng Lê (Montreal, Canada) 





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 241 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 167 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 154 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 134 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 134 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.