Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25900960

 
Bản sắc Việt » Lịch sử - Văn hóa 03.12.2024 05:44
Đi tìm tông tích Trần Thị Lệ Xuân: Người đàn bà làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm
22.03.2008 22:08

Trần Lệ Xuân - Người đàn bà mệt mỏi
Thứ năm, 20/3/2008, 10:23 GMT+7

Hiện giờ, Trần Lệ Xuân đang lặng lẽ cư trú ở Pháp, trong cảnh sống mà có nhân chứng đã phải thốt lên rằng: "Đó là sự lưu vong buồn tủi!".

See full size image

>> Lần lại hồ sơ dòng họ Ngô Đình

Trong dòng họ Ngô Đình, Trần Lệ Xuân là một người con dâu đặc biệt, không giống ai. Khi cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa tồn tại ở miền Nam, Trần Lệ Xuân chỉ là vợ của người em trai kiêm cố vấn đặc biệt Ngô Đình Nhu của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đã ngự trị như một đệ nhất phu nhân và có nhiều hành động tự tung tự tác trong xã hội, trắng trợn đến mức đã gây nên rất nhiều điều tiếng không hay trong dư luận.

Theo một số nguồn tư liệu, Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Huế (cũng có tài liệu ghi là Hà Nội) trong một gia đình rất có máu mặt. Xét về phả hệ, trong huyết mạch Trần Lệ Xuân có cả dòng máu của vua Đồng Khánh. Cha Trần Lệ Xuân là ông Trần Văn Chương, một vị luật sư thời đó. (Về sau, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Trần Văn Chương có thời gian được cử làm đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Mỹ.

Kết cục của vị luật sư này hết sức bị thảm: cuối tháng 7/1986, ông bà Trần Văn Chương đã bị người con trai bị bệnh tâm thần là Trần Văn Khiêm sát hại trong chính căn nhà của họ ở Washington D.C, Mỹ. Cảnh sát Mỹ đã phải tha bổng sát thủ Trần Văn Khiêm vì căn bệnh của y nhưng cũng trục xuất y ra khỏi biên giới sang Pháp. Và thực lạ là, ở Pháp, Khiêm lại sống rất bình thường. Có người cho rằng, trong chuyện này có một nghi án chính trị nào đó…).

Trần Lệ Xuân

Trần Lệ Xuân lớn lên ở Hà Nội, từng theo học Trường Albert Sarraut và đã tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, Trần Lệ Xuân kết hôn với người con trai thứ sáu của dòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Nhu và bỏ đạo Phật theo đạo Thiên chúa của gia đình chồng.

Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn lên làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu được cử làm cố vấn đặc biệt. Đánh giá một cách công bằng, đây là nhân vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy quyền lực của chế độ Ngô Đình Diệm. Xuất giá tòng phu, Trần Lệ Xuân cũng nghiễm nhiên có được một vị trí nổi bật trong chính trường Sài Gòn khi đó.

Tuy nhiên, bản tính "sâu sắc như cơi đựng trầu", Trần Lệ Xuân đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới "nghiệp lớn" của gia đình chồng, vốn tự thân nó đã bị điều tiếng không ít. Trần Lệ Xuân được bầu vào quốc hội Sài Gòn, (tức là làm dân biểu), được giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thậm chí còn được gọi là đệ nhất phu nhân vì Ngô Đình Diệm không lập gia đình. Bản thân Ngô Đình Diệm cũng tương đối vì nể cô em dâu sắc sảo, bạo nói, bạo làm. Còn Ngô Đình Nhu thì khi ở thế thượng phong có thể bắt nạt cả thiên hạ nhưng trước mặt vợ vẫn luôn nhũn như con chi chi vì thực tâm rất ngại ầm ĩ chuyện riêng tư…

Ngồi ở cương vị cao và luôn bị thiên hạ trông vào như thế nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên cách hành xử đành hanh, lộ liễu và rất nhiều khi khinh suất. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng chính Trần Lệ Xuân và cả giám mục Ngô Đình Thục nữa đã "đổ thêm dầu vào lửa" khiến cho chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm sớm bị xóa sổ ở miền Nam.

Tháng 10/1963, đánh hơi thấy sự thất thế của triều đại Ngô Đình trong con mắt các đồng minh thân cận, Trần Lệ Xuân cùng con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đi Mỹ và Rome với dự định sẽ to tiếng la làng về một âm mưu đảo chính có thể xảy ra.

Ngày 1/11/1963, khi Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu rồi cả Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tới ngày 15/11/1963, hai mẹ con Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy phải lật đật rời khỏi Los Angeles sau khi tức tối tuyên bố: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi".

Từ đó trở đi là những giai đoạn họa vô đơn chí đối với Trần Lệ Xuân. Vừa nhận được tin chồng và các anh em chồng bị giết chưa bao lâu, Trần Lệ Xuân đã phải nhận tin mẹ chồng qua đời ở tuổi hơn 90 tại Huế… Bốn năm sau, con gái đầu của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Thủy cũng bị chết trong một tai nạn giao thông ở Paris. 

Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng những người con còn lại (lúc đó đều còn bé) chuyển về sinh sống tại Rome trong nhiều năm liền, nơi giám mục Ngô Đình Thục, đang tá túc cho qua ngày đoạn tháng. Nói một cách công bằng, trong số các anh chị em ruột của Ngô Đình Nhu, hình như chỉ có một mình giám mục Ngô Đình Thục là thông cảm nhất với những điều tiếng và lận đận của cô em dâu. (Người em Ngô Đình Cẩn thì trái lại, không tiếc lời gièm pha chị dâu và có lần đã nói: "Đó là Đát Kỷ của thời nay!").

Có tin cho rằng, chính giám mục Ngô Đình Thục đã chu cấp cho mẹ con Trần Lệ Xuân mọi kinh phí để họ sống ở Rome. Không những thế, ông Ngô Đình Thục còn tài trợ cho ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng Ngô Đình Thục cũng chỉ sống ở Italia một thời gian rồi sang Mỹ và để tới ngày 13/12/1984, phải vĩnh biệt cõi trần trong một viện dưỡng lão vì khủng hoảng tinh thần. Cái chết của giám mục Ngô Đình Thục có lẽ là một tổn thất nặng về tình cảm đối với Trần Lệ Xuân.

Tiếp sau cái tang Ngô Đình Thục, Trần Lệ Xuân còn phải sống qua bi kịch cha mẹ bị chính người em ruột  lên cơn tâm thần của bà ta giết. Rồi người em út của dòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Luyện cũng qua đời vào đầu năm 1990 ở Paris. Như vậy là Trần Lệ Xuân đã phải chứng kiến tới 10 cái chết của những người họ hàng ruột thịt.

Sau khi Ngô Đình Luyện (người hình như cũng có điều không mấy bằng lòng với cách làm vợ của chị dâu) qua đời, Trần Lệ Xuân đã rời Italia sang Paris cư trú. Có nhiều tin đồn là người đàn bà nhan sắc Trần Lệ Xuân trong mấy chục năm qua đã không chịu ở vậy. Tuy nhiên, không có chứng cứ xác thực về một lần nào đó Trần Lệ Xuân tái giá.

Năm 2002, một luật sư người Việt từ Mỹ sang chơi Paris đã có dịp trực tiếp gặp Trần Lệ Xuân ở Paris và đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của mình. Theo đó, khi ấy, Trần Lệ Xuân ở một mình trong một căn hộ ở tầng thứ 11 thuộc một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel, nơi cư dân chủ yếu là các nhân viên ngoại giao từ các nước tới làm việc ở thủ đô Pháp.

Đó là một chung cư có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Trần Lệ Xuân sở hữu hai căn hộ liền kề nhau (theo lời Trần Lệ Xuân, tiền mua hai căn hộ là do giám mục Ngô Đình Thục cho. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy: nguồn tiền đó là do một người ẩn danh tặng cho Trần Lệ Xuân).

Trần Lệ Xuân ở một căn hộ, có hai phòng ngủ và một phòng khách; còn căn hộ kia thì cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê, để có thêm tiền sinh hoạt. Món tiền cho thuê nhà cũng là món lợi tức duy nhất của Trần Lệ Xuân, để có thể đủ tiền sống mà không phải nhờ cậy tới con cái. Tại Paris, Trần Lệ Xuân sống mai danh ẩn tích đến nỗi nhiều người Việt cư trú lâu năm ở đây và có những mối quan hệ rộng rãi vẫn tưởng bà ta đang ở tít tận bên Italia…

Theo cảm nhận của người khách Việt khi tới thăm Trần Lệ Xuân ở Paris năm 2002, dù xa nhà lâu năm nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên giọng nói đặc Huế, không vồn vã nhưng cũng không quá lạnh nhạt. Người đàn bà ở tuổi bát tuần này vẫn trang điểm gương mặt một cách kỹ lưỡng. Về sức khỏe thì cũng bình thường, không có gì đáng phải phàn nàn, "đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng". Tuy nhiên, theo nhận xét của ông khách đó, "cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khóe mắt vành môi…

Ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đều đã phương trưởng. Người con trai lớn Ngô Đình Trác từng tốt nghiệp kỹ sư canh nông, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh, từng tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerc  (ESEC, một trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao). Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường Đại học Rome…

Trần Lệ Xuân đã viết được một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp rồi tự dịch ra tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Theo người đàn bà này tâm sự, cuốn hồi ký đó chỉ có thể được công bố sau khi bà ta qua đời.

Không hẳn mọi điều trong cuốn hồi ký đó đều là sự thật bởi suy cho cùng, những điều Trần Lệ Xuân định nói trong đó đều nhằm mục đích "thanh minh thanh nga" cho một dòng họ đã gây nên quá nhiều ân oán giang hồ trong giai đoạn đầu quyết liệt và phức tạp của lịch sử. Nhưng lịch sử là quá trình khách quan và đâu dễ những cảm nhận chủ quan của một người trong cuộc, đầy động cơ cá nhân và thậm chí là vị kỷ, có thể bóp méo được.

Theo Văn Thư
anninhthegioi.gif

Lần lại hồ sơ dòng họ Ngô Đình:
Ngô Đình Khả là ai?
Thứ bảy, 8/3/2008, 10:40 GMT+7

Khi làm Phó tướng cho viên quan khét tiếng Nguyễn Thân ra Bắc đánh dẹp nghĩa quân Cần Vương ở Vụ Quang, Ngô Đình Khả đã gây ra nhiều tội ác. Lúc đã dồn người anh hùng Phan Đình Phùng vào thế cùng, Ngô Đình Khả đang tâm theo lệnh Nguyễn Thân đào mả lấy xác cụ Phan trộn thuốc súng, bỏ vào súng thần công bắn xuống dòng sông Lam…

Những hậu duệ khét tiếng của ông Ngô Đình Khả
Cách đây gần 45 năm, vào tháng 11/1963 tại Sài Gòn đã xảy ra một cuộc đảo chính đẫu máu do một số chính khách và tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tiến hành với sự giật dây và hỗ trợ của các quan thầy tới từ bên kia đại dương, giết chết những  đồng minh đã trở nên không còn hữu dụng nữa của Washington là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Đằng sau sự việc này cho tới nay vẫn còn không ít điều bí ẩn và những thông tin bất nhất.

Cũng còn nhiều vấn đề nằm trong bóng tối như thế là hành tung của dòng họ Ngô Đình, đặc biệt là ông Ngô Đình Khả, người cha đã từng sinh ra hai anh em họ Ngô khét tiếng của cái gọi là nền "đệ nhất cộng hòa" ở miền Nam nước ta những thập niên giữa thế kỷ trước. Chính từ tư duy và cách tham chính của ông Ngô Đình Khả về sau đã dẫn tới những tai họa cho cả một dòng họ đã chọn con đường chỉ hướng tới phương Tây làm cứu rỗi.

Ông Ngô Đình Khả, tên theo đạo là Micae, sinh năm 1857 trong một gia đình Công giáo ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình và  thời nhỏ cũng được giáo dục theo những nguyên tắc chung của Nho giáo. Đồng thời với việc này, cậu bé Khả thường được cha đẻ là Giacôbê Ngô Đình Niêm cho đi giúp lễ với một vị linh mục Pháp ở họ đạo Mỹ Duyệt Hạ (cũng ở huyện Lệ Thủy).

Năm 1870, Ngô Đình Khả được linh mục Caspar (Lộc) cho đi học tại Đại chủng viện của dòng Thừa sai Paris tại đảo Paulo Pinang, Mã Lai (Malaysia ngày nay). Dùi mài kinh đạo cũng sáng dạ như ai nên trở về nước, Ngô Đình Khả được phân dạy môn triết tại Đại chủng viện giáo phận Huế trong thời gian thử thách để được chọn lên chức linh mục.

Tuy nhiên, số phận của ông đã hẩm hiu vì qua nhiều năm, ngay cả khi không ít học trò được thụ phong linh mục nhưng Ngô Đình Khả vẫn không được bề trên ngó ngàng tới. Thế là năm 1878, Ngô Đình Khả đành rời tu viện làm giáo dân bình thường và lấy vợ.

Biết rõ vốn ngoại ngữ của Ngô Đình Khả, linh mục chính xứ Phú Cam là Eugène Marie - Joseph Allys (1852-1936), đã giới thiệu Ngô Đình Khả nhận thông dịch tài liệu tiếng Latinh và tiếng Pháp cho lính Pháp làm phương kế sinh nhai…

Ông cũng được làm thông ngôn cho các quan chức thực dân với triều đình Nguyễn nên có nhiều mối quan hệ tế nhị. Những mối quan hệ đó đã giúp Ngô Đình Khả có được ít nhiều hào quang nào đó trong con mắt của triều đình Huế, vốn đang rất lép vế trước những kẻ ngoại bang da trắng.

Và vì thế nên vua Đồng Khánh đã giao cho Ngô Đình Khả chức tổng chỉ huy binh đội của triều đình. Tuy nhiên, vốn chẳng có sở trường gì về quân sự nên chỉ sau bốn tháng, Ngô Đình Khả đã phải rời khỏi chức vụ này và mượn cớ bà mẹ bị lâm trọng bệnh, đã xin từ chức để thực hiện chữ hiếu cho một công đôi việc.

Thất bại lần đầu nhưng Ngô Đình Khả vẫn chưa nguôi mộng làm quan. Khi vua Thành Thái lên ngôi, Ngô Đình Khả với danh vọng của một người từng tu nghiệp đạo Tây đã tìm được cửa để trở thành một quan chức giáo dục của triều đình.

Sở học trường dòng đã giúp cho Ngô Đình Khả làm được không ít việc trong những nỗ lực xây dựng Trường Quốc học Huế, kết hợp truyền bá văn hóa phương Tây với văn hóa bản địa.

Những kẻ bảo hộ da trắng dĩ nhiên là rất tâm đắc với việc có được một nhân vật thân tín theo đạo Thiên Chúa ở trong chính quyền phong kiến nên đã không tiếc sức phù trợ cho Ngô Đình Khả. Triều đình nhà Nguyễn cũng trọng dụng Ngô Đình Khả. Ông ta từng làm đến chức Cơ mật viện, quan hàm chánh tứ phẩm, rồi được thăng đến Thượng thư Bộ Công…

Có nguồn tư liệu cho rằng, Ngô Đình Khả cũng thấm thía được nỗi gian nan của những thường dân nên khi tiếp thu được ít nhiều những tư tưởng văn minh của phương Tây cũng muốn ít nhiều cải cách cho đỡ cơ cực nước Nam. Và ông cũng muốn tìm những phương thức phát triển hòa bình để tìm lại nền độc lập cho dân tộc.

Có giai thoại kể về việc vua Thành Thái bị thực dân Pháp vu cho bị bệnh điên và ép triều đình  Huế ký sớ xin vua thoái vị rồi đưa qua an trí tại đảo RéUNI0N. Hầu hết các vị thượng thư khác đều ký vào tờ sớ này nhưng chỉ duy nhất Phụ đạo đại thần Ngô Đình Khả không ký. Câu "Đầy vua không Khả" xuất hiện là vì thế.

Sau vụ này, Ngô Đình Khả dường như đã bị bạc đãi và chỉ tới triều vua Khải Định "con rồng tre" mới lại được phục hồi quyền lợi, được truy lĩnh đầy đủ lương bổng của 12 năm bị huyền chức…

Tuy nhiên, có nhiều cứ liệu lịch sử cho thấy, Ngô Đình Khả đã không vượt qua được những hạn chế cố hữu của tầng lớp quan lại thượng lưu dưới thời Pháp thuộc và trong những tình huống cần quyết liệt lựa chọn giữa vinh thân phì gia và cứu dân cứu nước, đã cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, sát hại những người yêu nước chân chính.

Khi làm Phó tướng cho viên quan khét tiếng Nguyễn Thân ra Bắc đánh dẹp nghĩa quân Cần Vương ở Vụ Quang (căn cứ kháng chiến của Phan Đình Phùng), Ngô Đình Khả đã gây ra nhiều tội ác. Lúc đã dồn người anh hùng Phan Đình Phùng vào thế cùng, Ngô Đình Khả đang tâm theo lệnh Nguyễn Thân đào mả lấy xác cụ Phan trộn thuốc súng, bỏ vào súng thần công bắn xuống dòng sông Lam…

Một số nguồn sử liệu cho rằng, Ngô Đình khả phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực dân Pháp biến khu vực Trấn Bình Đài ở Huế thành nhà thờ. Vào đầu thế kỷ XIX, khi xây dựng kinh thành, nhà Nguyễn lập Trấn Bình Đài này để bảo vệ Kinh đô từ phía Đông Bắc. Những đơn vị lính Pháp đã tìm rất nhiều cách chiếm lĩnh khu vực trọng yếu này trong quá trình đánh thành Huế.

Trong Hiệp ước Giáp Thân (6/1884), ở điều 5, thực dân Pháp ép nhà Nguyễn phải nhượng Trấn Bình Đài cho lính Pháp đóng quân. Cái tên Đồn Mang Cá có từ đó. Khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885, lính Pháp đã đánh chiếm khu vực Linh Hựu Quán và một số công trình khác của triều đình.

Tới năm 1886, viên toàn quyền Paul Bert được “quân sư” Trương Vĩnh Ký tư vấn, lại ép vua Đồng Khánh nhượng tiếp khu đất nằm giữa trấn Bình Đài và Linh Hựu Quán để chúng xây dựng thêm doanh trại, đồn bốt, nhà thương, kho hậu cần... Linh Hựu Quán bị triệt giải từ đó. Và cũng từ đó người dân ở Huế gọi khu nhượng địa mới này là Mang Cá Lớn, khu Trấn Bình Đài cũ là Mang Cá Nhỏ.

Lúc bấy giờ có một số người dân theo đạo Thiên Chúa ở thôn Cự Lại (vùng Thuận An) lên tá túc xung quanh doanh trại Pháp ở khu Mang Cá, kiếm kế sinh nhai bằng nghề bồi bếp, buôn bán... Lấy lý do giúp đỡ con chiên, linh mục Joseph Allys, vốn rất quen thuộc với Ngô Đình Khả, xin xây một nhà thờ trên đất Linh Hựu Quán để giáo dân "có nơi đọc kinh sớm tối, lễ lạt Chúa nhật". Nhưng vì luật lệ của nhà Nguyễn lúc đó cấm xây dựng nhà thờ trong khu vực kinh thành nên việc này đã không được xử lý.

Mãi tới khi Ngô Đình Khả được ngồi ở chức chỉ huy thị vệ dưới triều vua Thành Thái, nhờ sự thẽ thọt của ông ta nên một nhà thờ Thiên Chúa giáo mới được xây dựng trên đất của Linh Hựu Quán. Đó là nhà thờ Họ Cầu Kho. Thoạt tiên, đó chỉ là một căn nhà lợp tranh tre". Mãi tới khi Ngô Đình Diệm cầm quyền ở miền Nam, nhà thờ cũ  mới được cải tạo thành Trường Tín Đức (ngày nay là Trường THCS Thuận Lộc) và một nhà thờ mới được xây dựng khang trang vào đúng vị trí Linh Hựu Quán ngày xưa. Đó là nhà thờ Giáo xứ Tây Linh trên đường Thái Phiên, phường Thuận Lộc ngày nay…

Người vợ đầu của ông Ngô Đình Khả là một giáo dân, tên là Madelena Chĩu. Tuy nhiên, hương lửa nồng đượm không lâu vì bà Chĩu phận bạc, mất sớm. Tới năm 1889, ông Ngô Đình Khả tục huyền với một nữ giáo dân khác tên là  Anna Phạm Thị Thân, quê ở Phú Cam, Hương Thủy. Hai người đã sinh ra được 9 người con: 6 trai  và ba gái (theo thứ tự: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thị Giao, Ngô Đình Thị Hiệp, Ngô Đình Thị Hoàng, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện).

Ông Ngô Đình Khả được coi là người biết cách giáo dục con cái nghiêm khắc, kết hợp niềm tin Thiên Chúa giáo với những giáo lý Nho học.  Tuy nhiên, cách giáo dục này đã không giúp cho các con của ông có được cuộc sống yên ổn sau này.

Ông Ngô Đình Khả qua đời năm 1923 vì bệnh phổi. Bà Phạm Thị Thân qua đời tại Sài Gòn ngày 2/1/1964, trước khi người con thứ tám Ngô Đình Cẩn bị giết hơn ba tháng. Trưởng nam của dòng họ Ngô, Tổng đốc Ngô Đình Khôi và con trai của ông ta là Ngô Đình Huân đã bị chết năm 1945. Người con trai thứ ba  là Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901 tại Huế, từng được vua Bảo Đại bổ nhiệm chức thượng thư năm 1933…

Người con thứ bảy, Ngô Đình Nhu, tu học ở Ecole des Chartes Paris, được coi là trầm tĩnh, ít nói, lạnh nhạt bên ngoài. Ngô Đình Nhu từng là có vấn tối cao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã bị quân đảo chính giết chết cùng anh trai tháng 11/1963.

Theo những người thân cận, khi ở trên đỉnh cao quyền lực, Ngô Đình Nhu "làm việc âm thầm, cần mẫn, hút thuốc liên hồi (mỗi lần nửa điếu, do sự can ngăn của vợ) trong một văn phòng không rộng, đầy ngập sách vở, ánh sáng mờ mờ, ở tầng dưới Dinh Độc lập, có gắn máy lạnh và interphone với bên ngoài". Săn bắn là thú tiêu khiển ưa chuộng của Ngô Đình Nhu và đồng thời là cơ hội tìm nơi yên tĩnh để suy nghĩ…

Người con trai út Ngô Đình Luyện, vốn là một kỹ sư, về sau đi làm đại sứ của chính quyền Sài Gòn khi các anh trai mình ở trên đỉnh cao quyền lực, được coi là người có tính tình cởi mở, bạn học của cựu hoàng Bảo Đại. Lúc thất thế, về hưu, ông Ngô Đình Luyện phải sống khá chật vật.

Theo Văn Thư
anninhthegioi.gif


Wikipedia:

Trần Lệ Xuân sinh tại Huế (có tài liệu ghi là Hà Nội). Bà là cháu gái của vua Đồng Khánh và là con của luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và cải đạo theo Thiên Chúa, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là Bà Cố vấn và được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 vì Tổng thống Ngô Đình Diệm không lập gia đình.

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy
Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy

Trong thời Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam, Trần Lệ Xuân bị cho là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn tham gia sâu vào việc nước tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến.

Trong sự kiện Phật Đản 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng "hoạt động của Phật Giáo là một hình thức phản bội xấu xa...". Về sự tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng thịt sư". Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật Giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới". Các hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng Hòa.

Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "Áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán.

Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, nhưng với khuôn mẫu Trưng Trắc giống hệt bà còn Trưng Nhị giống hết con gái Lệ Thủy của bà. Ba năm sau ngày bà đi lưu vong, 2 tượng này bị đập bỏ.

Sống lưu vong

Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa KỳRoma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống KennedyCIA trước công chúng Mỹ.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồnganh chồng bà bị giết.

Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi."

Ngày 16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn dollar tại Roma.

Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)".

Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 cùng năm.

Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và thường chỉ trả lời phỏng vấn nếu được trả tiền [cần chú thích].

Hiện nay Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại 1 trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel tại quận 15, thủ đô Paris (Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỉ phú người ÝCapici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau.

Gia đình

  • Cha: Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ
  • Chồng: Ngô Đình Nhu, Cố vấn của Tổng thống

Các con:

  • Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 55 tuổi (2007), lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái).
  • Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ.
  • Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968.
  • Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 7 tuổi (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn


Công trạng và tội ác
Minh Võ

Bốn thập niên sau thảm sát Mậu Thân. Để “tưởng niệm” trên bảy vạn vong linh nạn nhân và “chia buồn” với khoảng ba chục vạn thân nhân đội khăn tang vào những ngày thiêng liêng nhất trong cái năm Mậu Thân ấy, đầu tháng 2 năm 2008 vừa qua nhà cầm quyền Cộng Sản trong nước đã tổ chức “ăn mừng chiến thắng Mậu Thân” .

Đáp lại, chỉ sau đó một thời gian, nhiều nhà văn, nhà thơ, ký gỉa, sử gia ở hải ngoại tung ra hàng chục bài ai oán khóc than những nạn nhân của Cộng Sản. Hàng chục bài khác thuật lại những hành động dã man của cộng quân. Hàng chục thiên ký sự lên án tội ác tầy trời của những tên giết người không gớm tay tại cố đô Huế. Những tài liệu của bác sĩ Alje Vennema, người Hoà Lan và của nguyên tỉnh trưởng Định Tường thời đệ nhất Cộng Hoà Nguyễn Trân luôn được nhắc lại.

Và vừa mới đây, đúng một chục giáo sư, tiến sĩ, học giả, chính khách Việt Nam, thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại đã tụ họp ở Trung Tâm Việt Nam tại Đại Học Texas Tech ở Lubbock, Texas, lần lượt thuật lại những sự kiện lịch sử kinh hoàng nhất của cái gọi là “cuộc tổng công kích tổng nổi dậy”, với những cuộc tàn sát rùng rợn ngoài sức tưởng tượng của con người. (1).
=
Xin hãy kìm hãm nỗi uất hận. Hãy nhìn vào trong nước để thấy những kẻ sát nhân ăn mừng. Lễ hội, tiệc tùng, triển lãm, ca hát, nhảy múa, diễn văn. Biết bao tiền tung ra. Biết bao công sức góp vào. Chỉ để làm cho một số kẻ cười trong nước mắt của hàng triệu người khác.

Xin đừng lạc quan khi đọc những trang báo đầy nước mắt của những nạn nhân, hay chứng nhân, kể tội Việt Cộng. Vì sao thấy nó tủi nhục và cô đơn đến thế. Xem ra thế giới thích hùa theo kẻ chiến thắng để “ăn mừng” hơn là muốn cùng với những nạn nhân chia sẻ đau thương! (2)

Cũng chính vào dịp kỷ niệm vết thương còn mâng mủ sau 40 năm này, đài BBC trang trọng loan tin phóng viên nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths người Anh qua đời ở tuổi 72. Bản tin còn nhấn mạnh, “ông này đã nổi tiếng vì những tấm ảnh tố cáo ‘tội ác của Mỹ’ tại chiến trường Việt Nam.” Chính ông ta bảo những nạn nhân của vụ Mậu Thân ở Huế là do bom Mỹ đấy.

Thói đời phù thịnh chứ mấy ai phù suy. Dầu sao chúng ta vẫn là kẻ chiến bại.

Được làm vua, thua làm giặc. Việt Cộng đã thắng. Họ nói gì nghe cũng bùi tai.

Lý của kẻ mạnh mà. (La raison du plus fort est toujours la meilleure). Và lịch sử do kẻ thắng viết.

Ngày nay khối người, không phải chỉ có Việt Cộng, tin rằng Việt Cộng đã thắng vì có chính nghĩa. Chính nghĩa đó là kháng chiến chống Pháp thực dân để giành độc lập cho tổ quốc. Là đánh cho “Mỹ cút ngụy nhào”, để thống nhất Giang Sơn.

Trong thế chiến II, các cường quốc Tây Phương đã thắng vì có chính nghĩa. Và vì thắng, và có chính nghĩa nên phi công Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xưống Hiroshima và Nagasaki đã không bị bỏ tù hay đưa ra toà như viên trung úy chỉ huy toán giết hại khoảng từ 3 đến 5 trăm dân vô tội ở mấy làng mang tên Mỹ (Lai)... Mặc dù số nạn nhân của hai quả bom nguyên tử gấp ngàn lần nhiều hơn. Trong số ấy biết bao người vô tội.

Cũng tương tự như vậy, Việt Cộng, tự coi như mình có chính nghĩa, và là kẻ chiến thắng, không coi việc giết hại hay chôn sống hàng ngàn người ở Huế là một tội ác. Họ coi đó là thành tích chiến thắng.


Vì khi Hồ Chí Minh đã được khẳng định là “cha già dân tộc”, là “anh hùng dân tộc”, đã có “công vô cùng lớn lao” là “giải phóng” quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, và sau đó “tống cổ” Mỹ xâm lược ra khỏi bờ cõi để đem lại thống nhất cho tổ quốc, thì như một hệ luận tất yếu, những kẻ đứng về phía thực dân Pháp hay quân xâm lược Mỹ phải bị trừng trị. 3.000 hay 4.000 hay 5.000 người bị giết ở Huế hồi Tết Mậu Thân, 1968 làm sao so sánh được với 3, 4 trăm ngàn thường dân Nhật chết vì bom đạn, trong đầu tháng 8, 1945?

Việt Cộng chứng minh có công giành độc lập, thống nhất bằng cách nào?

Sau đây là những sự kiện lịch sử (nếu chỉ nhìn với con mắt một nhà sử học thuần túy):

Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh làm chủ tịch đã lãnh đạo toàn dân làm cuộc cách mạng tháng tám (1945) thành công. Sau đó là Tuyên Ngôn Độc Lập. Sự ra đời của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Rồi chính phủ Liên Hiệp trong đó có đại diện các đảng yêu nước, các nhà ái quốc không đảng phái. Một Quốc Hội do dân bầu trong đó có 70 ghế giành cho (chứ không được bầu!) các đảng không Cộng Sản.

Điều đó chứng tỏ toàn dân đã sắp hàng đứng sau lưng Hồ Chí Minh và đảng CS để làm cuộc cách mạng tháng tám. Công đầu ấy phải là của Hồ Chí Minh, người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy.

Với hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm 1946 (mang chữ ký không những của Hồ Chí Minh và Jean Sainteny, mà còn có cả chữ ký của Vũ Hồng Khanh, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng), Hồ Chí Minh đã khôn khéo giành được sự gián tiếp công nhận của chính phủ Pháp. Chính phủ Hồ Chí Minh đã có địa vị trên trường quốc tế.

Sau đó là chiến tranh chống Pháp đi đến chiến hắng Điện Biên lẫy lừng khắp thế giới.

Ai đã đánh Pháp? Bảo Đại ư? Không. Hồ Chí Minh. Không nghi ngờ.

Bảo Đại có tranh đấu cam go (không phải bằng quân sự như HCM) để ký được với tổng Thống Pháp Vincent Auriol hiệp ước Élysée ngày 08/03/1949. Nhưng mãi gần 10 tháng sau Quốc Hội Pháp mới phê chuẩn. Nghĩa là chỉ sau khi Trung Cộng đã thôn tính toàn bộ Hoa Lục (01/10/1949) và công nhận chính phủ Hồ Chí Minh, và Liên Xô cũng đã công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào đầu năm 1950 rồi.

Trên pháp lý Việt Nam của Bảo Đại đã độc lập. Nhưng trên thực tế, lúc ấy người dân Việt và cả dư luận quốc tế đều thấy một số lớn dân Việt đứng sau lưng Hồ Chí Minh để chống Pháp. Tại miền “quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại hàng trăm ngàn quân Pháp nã súng vào nhân dân Việt Nam, binh sĩ Việt Nam, mặc dầu những binh sĩ này do Việt Minh Cộng Sản cầm đầu.

Có người sẽ bảo, từ khi có hiệp ước Élysée trên thực tế đã có 2 nước Việt Nam. Như vậy cuộc chiến, ít nhất từ đó, là cuộc chiến quốc cộng. Cũng có thể gọi là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.

Nhưng cứ nhìn vào thực tế hàng trăm ngàn lính Lê Dương của Pháp, mà số lượng gấp chục lần số lính Việt Nam chiến đấu bên cạnh lính Pháp, người ta khó tin đây không phải là cuộc chiến tranh Việt Pháp. Nghĩa là cuộc chiến giữa một bên là dân Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo và một bên là quân đội viễn chính của thực dân Pháp. Ngay một nhà viết sử từng là người trong vùng quốc gia do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu là tác giả Lê Xuân Khoa cũng đã gọi như vậy kia mà. (3)

Hơn nữa, một sự kiện sờ sờ trước mắt mọi người dân Việt ở cả hai bên, trong suốt thời gian đó, là trên nóc toà nhà lớn nhất Việt Nam được mệnh danh là dinh Norodom vẫn phấp phới lá cờ tam tài, tượng trưng cho quyền thống trị của nước Pháp.

Thống lãnh hàng chục vạn quân Lê Dương đánh Việt Minh không phải các tướng Việt Nam của Bảo Đại, mà là những Carpentier, những Salan, những Navare, De Castries... và cả đại anh hùng thế chiến II, De Lattre De Tassigny...

Chỉ cho đến giữa tháng 9 năm 1955, sau khi người lính cuối cùng của Pháp rút khỏi Việt Nam, do những nỗ lực phi thường của Ngô Đình Diệm về ngoại giao, chính trị, và cả máu đổ của hàng trăm chiến sĩ hy sinh trong các cuộc dẹp loạn Bình Xuyên và loại trừ loạn tướng Nguyễn Văn Hinh tay sai của Pháp, một tướng lãnh có quốc tịch Pháp thì lúc ấy lá cờ tam tài mới bị hạ xuống. Và lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà mới được kéo lên đỉnh dinh Norodom, trước sự hiện diện của một Paul Ély đăm chiêu, nhăn nhó, đại diện nước Pháp, và một Ngô Đình Diệm rạng rỡ, hiên ngang, đại diện nước Việt Nam.

Từ đó cái dinh Norodom từng là phủ toàn quyền Pháp, tượng trưng cho sự bị trị cũng mới được đổi tên là Dinh Độc Lập, tượng trưng cho chủ quyền toàn vẹn của nước việt Nam. Và một loạt tên người Pháp đặt cho những đường phố Saigon mới được cải danh để mang tên những anh hùng dân tộc Việt.

Suốt trong 9 năm cầm quyền của Tổng Thống tiên khởi một nửa nước hoàn toàn độc lập, không còn quân Pháp. Có quốc hiệu mới, có hiến pháp có quốc hội. Tóm lại mọi cơ sở pháp lý hoàn toàn đầy đủ để đương đầu và thách thức miền Bắc của Hồ Chí Minh.

Mặc dầu bị Việt Cộng gọi là chế độ Mỹ-Diệm, theo kỹ thuật tuyên truyền riêng, nhưng ai cũng thấy sự hiện diện của một số tối thiểu cố vấn Mỹ không giống như sự hiện diện của đoàn quân viễn chính hàng chục vạn quân Pháp trước đây. Vả lại, miền Bắc cũng không thiếu cố vấn, chuyên viên Nga và Trung Quốc.

Nhưng ông Diệm đã có một “cái tội lớn” là không sống thêm được một thời gian nữa để chiến thắng hay duy trì hoà bình.

Sau ông Diệm, những kẻ phê bình, chỉ trích, đả phá, hãm hại ông thay nhau lên cầm quyền, mỗi người chỉ được mấy tháng. Mọi cơ sở pháp lý đã tan tành. Chính tình rối ren khôn tả, kéo dài gần 4 năm trường.

Hoa Kỳ phải đem quân tác chiến ồ ạt vào.

Người đắc tội trong giai đoạn này là bác sĩ Phan Huy Quát nổi tiếng chống cộng số một của miền Nam. Ông cũng là lãnh tụ uy tín nhất của Đại Việt Quốc Dân Đảng. (4)

Mặc dầu kính nể nhân cách và đức thanh liêm của ông, chúng tôi không thể không nói lên một sự thật đáng buồn: Chính ông là người đã làm ngơ cho Mỹ xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ông cũng không có được một phần cái tài và sự cương quyết của Ngô Đình Diệm để giải quyết các vấn đề tranh chấp nội bộ, giữa các đảng phái với nhau, giữa các nhóm địa phương kình chống nhau, và giữa chính quyền với các tôn giáo, nhất là nhóm Phật Giáo Thích Trí Quang.

(Sau 1975, bác sĩ Quát đã ở lại, bị Cộng Sản bắt đi tù và mất ở trong tù. Ông đã chuộc lỗi lầm quá khứ và đáng được chúng ta tưởng niệm như một lãnh tụ quốc gia khả kính.)

Xin nhắc, trong những năm 54-55, Bác Sĩ Quát từng là con bài sáng giá nhất của một số chính khách Mỹ như tướng Collins, vị đại diện toàn quyền và bạn thân của Tổng Thống Dwight Eisenhower. Ông từng được đề cử trên chục lần để thay thế Thủ Tướng Diệm trong hai năm đầu ông này mới về nước. Mặc dù được Mỹ triệt để ủng hộ, ông vẫn không sao đứng vững được tới 4 tháng trong chức vụ thủ tướng lúc ấy.

Khi đã để cho Mỹ đem vào hai triệu quân, trong số đó thường trực có nửa triệu, thì miền Nam chắc chắn bị Việt Cộng đả kích là tay sai của Mỹ. Cũng như trước 1955 là tay sai của Pháp.

Trong khi đó Mỹ bị dư luận thế giới tố cáo là quân xâm lược. Người dân dễ tin luận điệu tuyên truyền và lời tố cáo đó. Báo chí Mỹ do một số người phe tả hay thiên tả, thiên Cộng chi phối đã làm cho nhân dân Mỹ và cả quốc hội Mỹ cũng tự cho mình không có chính nghĩa khi đánh “việt Nam” do Việt Minh Cộng Sản lãnh đạo.

Chính nghĩa của chiến tranh chống cộng đã mất.

Nếu chỉ nhìn lịch sử chiến tranh Việt Nam theo cách chúng tôi vừa trình bày trên, thì những người bảo ông Hồ có công giành độc lập và thống nhất tổ quốc rất có lý.

Cho nên không lấy làm lạ rằng nhìều người quốc gia như Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Văn Chí, Nguyễn Khắc Huyên... những trí thức phi Cộng Sản, cũng bảo ông Hồ có công đánh thắng thực dân Pháp. Điều này càng làm cho một số nhà đấu tranh cho dân chủ hiện nay ở trong nước, nhất là thuộc thành phần cựu cán bộ Cộng Sản cũng hãy còn nghĩ thế. Thật tai hại!

Đó là không kể đa số ký giả Mỹ, Pháp cũng ca tụng Hồ Chí Minh. Đặc biệt đáng chú ý là những nhà báo hăng say chống ông Diệm nhất, lại cũng là những kẻ ca tụng ông Hồ yêu nước hơn cả.

Những nhà báo này và đàn em của họ, đại diện cho cái gọi là phe chính thống, dĩ nhiên không hào hứng gì khi nghe hay đọc những bài báo hay diễn văn kể tội ác của Việt Cộng. Hoặc họ bảo những người phe bại trận bịa đặt, phóng đại, không đáng tin.

Ngay như số nạn nhân của Cải Cách Ruộng Đất được ông Hoàng Văn Chí ước lượng là nửa triệu, và Tổng Thống Nixon cũng đưa ra con số tương đương. Vậy mà vẫn có nhiều nhà báo Mỹ quả quyết đó là bịa đặt hay cường điệu. Họ bảo chỉ có mấy ngàn mà thôi! Còn con số khoảng 5 ngàn nạn nhân Huế bị thảm sát trong lúc cộng quân chiếm Huế trong gần một tháng, thì nhiều nhà báo nước ngoài, trong đó có tay Philip Jones Griffiths nêu trên đã khẳng định đó là do bom của Mỹ giết!

Cứ nhìn vào cử toạ nhỏ bé (dăm chục người Mỹ) tới tham dự “hội luận” về tội ác của CS trong Tết Mậu Thân ở Lubbock để nghe một chục học giả, giáo sư, tiến sĩ Việt chúng ta đọc những bài thuyết trình, tham luận công phu, thì quả tình chẳng lạc quan tý nào. Đó là không kể nhìều nhà báo có mặt vẫn khẳng định họ thông tin trung thực về cuộc chiến, và hãnh diện rằng chưa bao giờ truyền thông Mỹ lại thực hiện tự do báo chí bằng trong chiến tranh Việt Nam (!!!)

Ở trên chúng tôi đã nói, chúng ta cô đơn là vì vậy.

Cho nên trong mười năm qua, đã nhiều lần chúng tôi hô hào phải quay hướng tấn công vào thần tượng, huyền thoại “cha già dân tộc Hồ Chí Minh”, thay vì chỉ cố gắng kể tội ác của Việt Cộng và vấn đề trai gái của Hồ Chí Minh. Chí khi nào người dân Việt và dư luận thế giới nhìn nhận rằng ông Hồ không hề có công giành độc lập, thống nhất, thì lúc đó người ta mới chú ý tới những tội ác và thói hư tật xấu của ông ta và đồng đảng.

Tôi dám khẳng định như vậy, vì cái công đánh đuổi thực dân giành độc lập là công lớn lắm. Nước đã mất vào tay thực dân gần một thế kỷ. Nay Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản có công giải phóng đất nước khỏi tay thực dân, tức là làm cho đất nước phục sinh. Cả một giang sang đã mất. Nay lấy lại được, thì dù có tội gì cũng đáng được xí xoá hay thông cảm. Ngay chuyện nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc cũng không phải là tội lớn, thậm chí chẳng đáng gọi là tội. Vì khi nhờ Trung Cộng giúp để đánh thắng thực dân thì chuyện đền ơn chút đỉnh đâu có đáng gì. Ngay khi có phong trào biểu tình phản đối Trung Cộng và Việt Cộng về chuyện Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi đã tiên đoán chẳng đi đến kết qua nào. Cứ nhìn vào mấy trăm sinh viên vì lòng ái quốc xuống đường phản đối, liền bị bạo lực răn đe và lời lẽ ngọt bùi dỗ dành, họ liền giải tán.

Nếu họ biết ông Hồ và đảng CS Việt Nam không hề có công giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, thì sẽ không phải chỉ có mấy trăm sinh viên, mà sẽ có cả triệu sinh viên và công nhân, nông dân, tuốn ra khắp các nẻo đường. Công an chỉ có thể chặn được mươi mười lăm nhóm là cùng. Làm sao ngăn chặn được làn sóng người người lớp lớp tiến lên như vũ bão ở khắp mọi nơi?

Là kẻ hậu sinh, lật lại những trang sử vào những năm 1945-1946, chúng tôi không khỏi buồn và ngạc nhiên, khi thấy phe quốc gia chúng ta lúc ấy lại có thể cả tin và mắc bẫy của Hồ Chí Minh một cách dễ dàng đến như vậy.

Những Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần... đã nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của họ Hồ ngửa tay ra nhận 70 ghế trong “quốc hội” của Việt Minh mà không được bầu. Và còn nhận tham gia cái chính phủ liên hiệp giả hiệu của ông Hồ.

Điều đó làm cho ông ta được thế nói với thế giới và nhân dân rằng, chính quyền của ông ta là chính quyền đoàn kết quốc gia, được toàn dân ủng hộ.


Thực tình mà nói, nhận 70 ghế không bầu và một số bộ trong chính phủ là nhận của bố thí, của đút lót của phường lưu manh, để nó bảo gì cũng phải nghe. Và nó có cớ sau này, mạt sát, sỉ nhục, kể cả việc hàng loạt đồng chí chiến sĩ Việt Cách, Việt Quốc bị thủ tiêu, tàn sát dã man, mà không ăn làm sao, nói làm sao được.

Nói về sỉ nhục, chỉ xin nêu trường hợp của ông Nguyễn Tường Tam, một nhà văn đa tài, nhưng là một chính khách không lấy gì làm sáng giá.

Trong lúc giữ bộ ngoại giao trong chính phủ Hồ Chí Minh, ông là trưởng đoàn Việt Nam dự hội nghị Đà Lạt để thương thuyết với Pháp. Nhưng ông đã bị một tay “tà-lọt” của Hồ Chí Minh là Phùng Thế Tài qua mặt. Tất cả diễn tiến hội nghị đều được tay này báo cáo thẳng cho Hồ Chí Minh và nhận chỉ thị của Hồ Chí Minh trao lại trực tiếp cho Võ Nguyên Giáp mà không qua Nguyễn Tường Tam. (5)

Phải chăng vì vậy mà sau này có lúc họ Nguyễn đã tâm sự, cuộc đời ông buồn nhất là lúc làm ngoại trưởng?

Một năm sau, ông Hồ còn viết sách dưới bút hiệu Trần Dận Tiên để sỉ nhục nhóm các ông Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần, gián tiếp bảo họ chẳng khác gì phân bón. Riêng ông Nguyễn Tường Tam còn bị tố cáo là lấy công qũy bỏ trốn. (6)

Rồi, sau khi cả họ Hồ lẫn họ Nguyễn đã không còn, Võ Nguyên Giáp cũng lại nhắc lại chuyện ông Hồ ví “bọn đó” với phân bón. (7)

Ông Diệm sở dĩ về sau đã làm được chuyện lớn, như cụ Phan Sào Nam đã nói trước 21 năm, là vì đã khôn ngoan và vô cùng can đảm thẳng thừng từ chối cái chức bộ trưởng nội vụ mà Hồ Chí Minh đề nghị. Nói vô cùng can đảm vì lúc ấy ông đang nằm trong tay sinh sát của họ Hồ, như cá trên thớt. (8)

Chúng tôi nêu trường hợp ông Diệm ở đây vì ông có liên hệ đến cái chết của nhà văn Nhất Linh mà ông rất mến tài. Khi được tin ông Nhất Linh tự tử, ông Diệm đã phải lên Đà Lạt mấy ngày mới khuây khoả.

Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khi biết mình bị chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra toà xét xử (về tội có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành 1960) đã tự tử, để lại câu: Đời tôi, để cho lịch sử xử.

Hiện nay lịch sử đang do kẻ chiến thắng (là VC) viết. Những câu Trần Dân Tiên và Võ Nguyên Giáp ví Nguyễn Tường Tam và các đồng chí của ông như “phân bón” còn đó trên giấy trắng mực đen.

Các đồng chí của ông ngày nay và sau này, có đánh đổ được thần tượng Cha Già Dân Tộc của Hồ Chí Minh, thì mới có hy vọng viết lại lịch sử. Và lúc đó cũng mong rằng nỗi oan của ông Ngô Đình Diệm cũng sẽ được giải toả.

Theo tôi đoán, nếu không lầm, thì cái tâm trạng muốn tự tử có lẽ đã nhem nhúm ngay từ khi ông Nguyễn bị sa vào bẫy của ông Hồ, để khiến hàng trăm đồng chí bị Việt Cộng tàn sát. Nhất là khi ông đọc được những lời Trần Dân Tiên phỉ báng, lăng nhục các ông.

So với những gì họ Hồ làm cho ông và đảng của ông, thì thái độ của Ngô Đình Diệm đối với ông và đảng của ông có đáng cho ông tự hủy chăng?

Vả lại, tội âm mưu lật đổ một chính quyền hợp hiến hợp pháp lúc ấy, cũng như những vụ nổi loạn ở Ba Lòng hay ném bom dinh Độc Lập trước kia không thể bào chữa được trước luật pháp của nước, và cả trước lịch sử. Ông Diệm dù có tốt đến mấy, cũng chỉ có thể ân xá theo quyền hạn của Tổng Thống.

Nên nhớ ông Diệm lúc ấy là người duy nhất có đủ dũng lực, quyền uy khiến ông Hồ nể sợ. Chính nhà cách mạng lừng danh Phan Bội Châu còn tiên đoán chỉ những người như Ngô Đình Diệm mới làm nổi đại sự. (9)

Chúng tôi mạo muội đề nghị các đồng chí của lãnh tụ Nguyễn Tường Tam trong các đảng Đại Việt hay Việt Nam Quốc Dân Đảng hiện nay, muốn báo thù cho vị lãnh tụ khả kính, và các đồng chí lão thành của mình, hãy dồn tâm trí vào việc đánh đổ thần tượng “cha già dân tộc” của Hồ Chí Minh, thay vì dựa vào những thông tin sai lệch hay thiếu sót nói xấu một lãnh tụ quốc gia khác có tầm vóc hơn như ông Diệm.

Điểm thứ hai, cũng đề nghị qúy vị hãy rút kinh nghiệm bài học đắng cay chua chát của đường lối liên hiệp, đừng lại tự để mình sa vào bẫy đàn em của Hồ Chí Minh, như các bậc tiền bối của chúng ta. Nếu Việt Cộng – có thể qua trung gian môi giới của một đại cường nào đó – hứa biếu không 100 ghế trong cái gọi là quốc hội, hay vài bộ trong cái chính phủ do đảng CS lãnh đạo, thì cũng phải dứt khoát từ chối và lột mặt nạ của chúng.

Thời 1945, 1946 các vị tiền bối của chúng ta cỡ Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần trúng mưu của họ Hồ mà nhận lãnh 70 ghế trong quốc hội Cộng Sản, còn có thể châm chước được. Vì lúc ấy CS còn quá mới, nhân dân chưa biết nó là tai hoạ. Ông Hồ cũng chưa được nhiều người biết tính xảo quyệt. Nhưng ngày nay nếu chúng ta còn mắc lừa thì là điều không thể tha thứ được.

Trước khi kết thúc, xin được trở lại với cách thức làm thế nào chứng minh Hồ Chí Minh và đảng CS Việt Nam không có công giành độc lập và thống nhất.

Như trên đã trình bày thì nếu chỉ nhìn vào những sự kiện diễn ra thì thật là khó. Nhưng nếu đặt cuộc chiến Việt Nam vào trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ toàn cầu của CS, thì sẽ thành công. Điều này đã được chúng tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hàng loạt bài viết gần đây. Đến nỗi có người la toáng lên rằng “Biết rồi khổ lắm nói mãi”.

Nhưng biết rồi mà vẫn còn phải nói, vì phần đông người ta vẫn cứ chỉ tiếp tục kể tội ác của Cộng Sản mà quên rằng, CS luôn lấy công trạng và chính nghĩa giải phóng dân tộc để tự bào chữa cho tội ác. Thậm chí cả những dư luận thế giới cũng vào hùa với chúng để đổ cho phe quốc gia, và đồng minh đã gây ra những thảm trạng ấy mà họ bảo là “tội ác chiến tranh” phần lớn do kẻ “xâm lăng” (Mỹ, Pháp) gây ra.

Có điều đặt cuộc chiến Việt Nam vào trong bối cảnh cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu của Cộng Sản là điều rất phức tạp.

Thứ nhất phải hiểu lý thuyết Mác Xít về đấu tranh giai cấp. Có hiểu điều này thì mới hiểu thế nào là chiến tranh ý thức hệ CS. Điều này ngày nay ít người muốn nghe nhắc lại. Cứ bảo nó đã lỗi thời rồi, nhắc lại làm gì.

Thứ hai cần nêu rõ mục tiêu cuối cùng của đấu tranh giai cấp là đưa giai cấp vô sản (sic), mà thực ra là các người lãnh đạo khối Cộng toàn thế giới, trong đó chủ yếu là người Nga, người Tầu. lên nắm quyền chuyên chính tuyệt đối. Cái tên hấp dẫn là chuyên chính vô sản. Đến khi đó thì thế giới sẽ trở thành thế giới đại đồng. Không còn giai cấp, không còn cần chính phủ. Xã hội loài người sẽ là xã hội thần tiên. Thiên đàng dưới thế.

Cuộc chiến mà Khối Cộng toàn thế giới chủ trương nhắm đưa loài người đến cái ảo tưởng ấy.

Vậy mà họ đã giết hại trên một trăm triệu con người để cố đi tới đó.

Tiếp đến phải chứng minh, bằng chính tư liệu của phe Cộng, của đảng CSVN, bằng hành động, tiểu sử của chính Hồ Chí Minh, rằng ông ta là kẻ làm việc có ăn lương của Quốc Tế Cộng Sản, để điều khiển mọi hoạt động của đảng nhắm mục tiêu phục vụ cho cuộc chiến toàn cầu của khối Cộng.

Ngoài ra còn cần nêu rõ mục tiêu sách lược của cuộc chiến toàn cầu là tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, đế quốc, không phải vì lợi ích của các dân tộc bị trị, mà là cho mục tiêu tối hậu của sự chiến thắng cuối cùng của chủ nghĩa Cộng Sản. Vậy Việt Cộng, với sự tiếp viện dồi dào của cả khối Cộng thế giới, nhất là về mặt tuyên truyền, tình báo, đã đánh Pháp không phải vì chủ nghĩa dân tộc, mà vì chủ nghĩa quốc tế của khối Cộng.

Điểm này là điểm khó khăn hơn cả. Muốn chứng minh một cách rõ rằng, không thể nào không am hiểu về chiến lược, sách lược đấu tranh của Cộng Sản. Tiếc rằng ngày nay người ta thường vin cớ nó đã lỗi thời, để chê cười những người còn phân tích, nghiên cứu những thứ đó.

Cuối cùng, sau khi đã nói về chủ thuyết và chiến lược, sách lược, là phần chứng minh những chính sách lớn thực hiện trong chế độ là rập khuôn theo đúng các chính sách xã hội của các nước CS khác như Trung Quốc và Liên Xô, ví dụ chính sách Cải Cách Ruộng Đất, chính sách hợp tác hoá, chính sách cải tạo tư sản v.v...và nhất là chính sách bưng bít thông tin, tiêu diệt tự do ngôn luận.

Mấy điểm đại cương nêu một cách vắn tắt như trên, thực ra là nội dung của nhiiều chương sách mà chúng tôi đã trình bày, mổ xẻ, phân tích để tổng hợp thành những kết luận có tính thuyết phục. Chúng tôi cũng đã đọc kỹ và phân tích những tác phẩm lớn gần ngàn trang của những tác giả ngoại quốc thường ca tụng ông Hồ là anh hùng dân tộc, để vạch ra những mâu thuẫn và sai sót hay thiên vi của họ.

Xin bạn đọc miễn cho chúng tôi khỏi nhắc lại ở đây. Vì khuôn khổ một bài báo không cho phép. (10)

Dầu sao thì vẫn phải nhận rằng thay đổi một nhận định của một số đông về công tội của một người như Hồ Chí Minh là công việc khó khăn, phức tạp.

Chính vì những khó khăn phức tạp trên mà một số người đấu tranh hiện nay cố tránh né, không dám trực diện với huyền thoại, thần tượng Hồ Chí Minh. Họ chủ trương: “Đánh sập ngôi đền, thì tượng tức khắc sập theo”. Nhưng tiếc rằng thần tượng HCM lại là cái cột trụ chống đỡ ngôi đền chế độ. Có thể phá bỏ chế độ mà không đốn ngã cột trụ chống đỡ nó trước không?

Tắt một lời, bao lâu chưa chứng minh được Hồ Chí Minh không có công đánh đuổi thực dân Phàp giành độc lập, thì việc kể tội ác của CS sẽ chẳng ích lợi bao nhiêu. Vì khi đó đối phương vẫn còn ở thế mạnh để có thể cang cổ nói ngược lại rằng những tội ác đó là do Pháp và tay sai thực dân Pháp gây ra, trực tiếp hay gián tiếp.

Mà muốn chứng minh Hồ không có công đó, thì chỉ có cách đặt cuộc chiến Việt Nam vào trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ CS, trong đó VC cùng với CS Quốc Tế là kẻ tội đồ của nhân loại. (11)

Đầu tháng Tư Đen, 2008



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận Xem thảo luận (tổng cộng: 2)


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 240 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 166 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 153 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 133 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 133 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.