 |
 |
Các chuyên mục |
|
Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal
Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat
Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục
Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói
Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí
Web links
Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP
|
|
|
|
Xem bài theo ngày |
|
Tháng Tư 2025 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống kê website |
|
 |
Trực tuyến: |
5 |
 |
Lượt truy cập: |
26711300 |
|
|
|
|
|
|
 |
 |
|
|
Thế giới thay đổi, VN cũng không thể ôm chủ nghĩa CS lỗi thời để ghìm bước tiển dân tộc vì quyền lợi ích kỷ của phe nhóm, phải cam đảm rứt bỏ quá khứ và người CS phải học cách thay đổi
13.05.2008 12:19
TS Lê Đăng Doanh: Tình hình cấp bách, Việt Nam sắp có cải cách lớnNam Nguyên, phóng viên đài RFA2008-05-12Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương một cơ quan của Nhà nứơc, vừa đưa ra dự báo sắp tới đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó trong tình trạng kém nhất thì tăng trưởng ở mức 6,6% lạm phát hơn 22%, thâm hụt cán cân thương mại hơn 17% GDP.
Tiến sĩ Lê Dăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam. RFA file photo. Với kịch bảnthuận lợi thì dự báo tăng trưởng vẫn hơn 7% và lạm phát khỏang 17%. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế được nhiều người biết tới ở Việt Nam. Từ Hà Nội, trứơc hết ông đưa ra nhận định: TS Lê Đăng Doanh: Tình hình đúng là không dễ dàng một chút nào. Bởi vì tôi nghĩ rằng lạm phát cũng phải vào khỏang như Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương đã đưa ra. Còn thâm hụt thương mại rất là nghiêm trọng, và mức thâm hụt thương mại này cũng không phải dễ dàng giảm xuống. Như ông biết gần đây một doanh nhân Việt Nam đã mua một cái máy bay 7 triệu đô la, nếu như một người mua máy bay vài người mua thêmmáy bay và mua thêm ô tô nữa, thì tôi không tin rằng thâm hụt thương mại sẽgiảm đi. Tình hình cấp báchNam Nguyên: Thưa TS, ông có nói là giảm chỉ tiêu tăng trưởngchưa đủ để chống lạm phát. Dường như ông chưađánh giá caokhả năng thực hiện các nhóm giải pháp mà chính phủ đề ra, các giải pháp này cũngđặt vấn đề tiền tệ ngân hàng, đầu tư công và nhiều lãnh vực khác nữa? Tôi nghĩ rằng, phải có một quyết tâm về mặt chính trị rất cao để có thể thực thi được các biện pháp đó và các biện pháp thực thi để giảm lạm phát không thể làm vừa lòng tất cả mọi người.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh: Tôi cho là những giải pháp của chính phủ là đúng hứơng và cũng là cần thiết. Tuy vậy các giải pháp đó cần được cụ thể hóa thêm và phải được thực thi rất là nghiêm chỉnh. Trong thời gian tới đây các biện pháp về tài chính tiền tệ, giải quyết thâm hụt ngân sách cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Bởi vì các biện pháp ấy liên quan với nhau. Thí dụ như ở Hoa Kỳ thì Cục Dự Trữ Liên Bang chỉ cần giảm lãi suất thì nền kinh tế đã có chuyển động ngay. Thế nhưng ở VN do nền kinh tế bị đô la hóa, rồi do người dân mua sắm vàng bạc nhiều, vì vậy người ta phản ứng trứơc việc nâng lãi suất ngân hàng nó có một hiệu lực khác hẳn so với tác động đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì vậy việc điều hành ở Việt Nam phải phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực thực thi và chỉ đạo trong thời gian tới đây. Nam Nguyên: Thưa, nhiều người cho rằng 8 nhóm giải pháp của thủ tứơng Việt Nam đề ra có vẻ như là một chương trình cải tổ tòan diện nền kinh tế. Như vậy cần phải có sự cải cách rất lớn, nhưng thưa ông điều này đâu dễ thực hiện trong cơ chế chính trị của Việt Nam.
Thủ tuớng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa 11 hôm 6-5-2008. TS Lê Đăng Doanh:Tôi nghĩ rằng, phải có một quyết tâm về mặt chính trị rất cao để có thể thực thi được các biện pháp đó và các biện pháp thực thi để giảm lạm phát không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Vì vậy sẽ phải chịu đau, như là cắt giảm các dự án đầu tư, rồi phải xem xét lại tình hình thị trường bất động sản, rồi cần phải hạn chế tình hình nhập siêu v..v.. Tất cả những biện pháp đó đòi hỏi sự đóng góp của tòan xã hội, nhưng tôi nghĩ rằng tình hình đã rất khẩn cấp vàviệc phải có những biện pháp cương quyết để thực hiện chương trình của chính phủ là rất cần thiết. Vừa qua Quốc hội cũng đã nêu lên những vấn đề như vậy trong khi thảo luận về tình hình kinh tế năm 2008 này. Hội nghị Trung Ương sẽ quyết địnhNam Nguyên: Thưa như vậy có cần chờ tới một kỳ đại hội đảng để có thể cải tổ lớn như vậy hay không? TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi tình hình hiện nay rất là cấp bách và quốc hội cũng như hội nghị trung ươngsắp tới đây của đảng Cộng Sản VN, hòan tòan có thểthực hiện được công cuộc cải tổ như vậy. Tôi nghĩ rằng VN cần chú ý cải tổ các doanh nghiệp nhà nứơc, cải tổ các tập đòan kinh tế của nhà nứơc, cải tổ khâu phân phối. Vì như báo chí đưa tin gần đây cho thấy là các nhà máy xi măng vẫn sản xuất và cung ứng xi măng ra thị trường với giá không thay đổi, nhưng mà giá xi măng đến người tiêu dùng thì đã tăng lên rất là mạnh mẽ và có nơi trong tuần rồi đã tăng lên đến 100%. Theo tôi tình hình hiện nay rất là cấp bách và quốc hội cũng như hội nghị trung ươngsắp tới đây của đảng Cộng Sản VN, hòan tòan có thểthực hiện được công cuộc cải tổ như vậy.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Đây là điều hết sức đáng chú ý,khâu phân phối ở VN cần được quản lýxử lý một cách chặt chẽ hơn nữa, để tránh việc chỉ thị của chính phủ không được tăng giá thì được thực hiện ở nhà máy, nhưng mà khi các đại lý đưa xi măng đến tay người dân thì lại tăng giá lên. Họ làm việc đó bằng cách ghìm xi măng lại, họ tạo ra một tình trạng mất cung cầu giả tạo trên thị trường . Đấy là một khâu cần hết sức chú ý để tránh những cơn sốcnhư cơn sốc giá gạo bây giờ lại có cơn sốc xi măng. Và chúng ta cần chuẩn bị đối phó với các cơn sốc khác nữa. Nam Nguyên: Thưa TS, trong tình hình hiệnnay, liệu người dân VN có thể chịu đựng nổi lạm phát 22% tiếp theo đợt lạm phát năm 2007 vừa rồi hay không? TS Lê Đăng Doanh: Lạm phát là một sắc thuế vô hình đánh vào tất cả mọi người dân và người dân sẽ phải đóng góp và chịu đựng. Chính phủ đã có chú ý và quốc hội một lần nữa đã lưu ý việckhẩn thiết phải có chương trình trợ giúp cho người nghèo. Tôi tin là người VN sẽ vượt qua được cái thử thách này, giống như đã vượt qua các thử thách còn gay gắt hơn rất nhiều trong quá khứ, trên lãnh vực chiến đấu cũng như trên lãnh vực kinh tế, như thời kỳ đổi mới trong những năm 88, 89, người VN đã vượt qua được. Nếu vượt qua được thử thách lần này thì nền kinh tế VN sẽ có khả năng có hiệu quả hơn sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn. Nếu không có cải cách thì tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa. Nam Nguyên:Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh về thời gian ông dành cho đài RFA.
Vụ cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, một thách thức cho báo chí Việt Nam (phần 2) Thiện Giao, phóng viên đài RFA2008-04-10Những phát biểu của Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao về hoàn cảnh và quyết định bắt giam thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến thường được bỏ lửng, có thể tạo cho dư luận nhiều cách suy nghĩ khác nhau. Gian hàng báo ở Hà Nội. Mặc dầu sản phẩm báo đa dạng, báo chí nằm trong vòng kiểm tỏa của chính quyền. AFP PHOTO Chẳng hạn, ông Viện Phó nói rằng: “Thế còn vì sao lại chọn ông Tiến, ngoài vấn đề có tính chất rất vô tư khách quan, còn chuyện đằng sau nữa không thì tôi không rõ.” Một nhà báo ẩn danh cho rằng phát biểu như vậy có hàm ý, hoặc là Viện Kiểm Sát không độc lập; hoặc trong trường hợp này, thể hiện trình độ nghiệp vụ kém: Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho hệ thống tư pháp, từ yếu tố công tâm, cho đến trình độ, nghiệp vụ, sự độc lập, v.v... Có một thực tế mà chúng ta không chối cãi được, đó là dân chúng Việt Nam hễ thấy quan chức chính quyền bị kết án là hả hê. Nhưng đồng thời, rõ ràng là từ trước đến nay, có rất nhiều chuyện bao che, chạy án khiến người ta không biết đâu là sự thật. Người ta không còn tin vào chính quyền nữa. Bây giờ đến vụ ông Nguyễn Việt Tiến, người ta lại tiếp tục không tin, người ta không biết ông ta có tội hay không có tội. Dân chúng Việt Nam hễ thấy quan chức chính quyền bị kết án là hả hê. Nhưng đồng thời, rõ ràng là từ trước đến nay, có rất nhiều chuyện bao che, chạy án khiến người ta không biết đâu là sự thật.
Nhà báo trong nước
Đào sâu vụ việcBên cạnh những phát biểu khó hiểu về hoàn cảnh bắt giam ông Tiến, Viện Kiểm Sát nay viện lý xét thả ông cựu thứ trưởng là mặc dầu cơ quan công tố cho rằng đủ cơ sở kết tội ông Tiến hành vi thiếu trách nhiệm để xảy ra nhiều vi phạm tại PMU 18, nhưng “xét các yếu tố khách quan, chủ quan, và thời gian xảy ra tội phạm… cùng nhiều mặt khác, thấy có căn cứ để miễn truy cứu.” Câu hỏi đặt ra, các yếu tố “khách quan, chủ quan” đó là gì? Tại sao có thể miễn truy cứu một nghi phạm khi có đã đủ cơ sở kết tội? Liệu luật pháp có cho phép dùng những yếu tố chủ quan và khách quan làm điều kiện đủ để miễn truy cứu hay không? Dư luận trong nước cũng cho rằng còn có nhiều người khác cao hơn, hoặc có mối liên hệ cao hơn thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến liên quan đến PMU 18. Chính vì những mối liên hệ ấy, quyết định trắng án dành cho ông Tiến đã được dàn xếp trước để tránh trường hợp “rút dây động rừng”. Nhà báo ẩn danh nói ông không tin như vậy. Cuối cùng, nhà báo này cho vụ Nguyễn Việt Tiến là một ví dụ điển hình của việc báo chí, truyền thông trong nước làm công việc dọn đường dư luận: Vụ Nguyễn Việt Tiến, cũng như rất nhiều vụ khác, báo chí sử dụng thông tin do cơ quan điều tra đưa ra, và vô tình trở thành công cụ dọn đường dư luận. Có vẻ báo chí không có những điều tra riêng, vì nếu có thì báo chí cần trình bày những điều tra của mình. Từng bị coi là có liên quan trực tiếp đến vụ tham nhũng đánh bạc PMU18, sau khi ra tù cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến dần dần được phục hồi các sinh hoạt Đảng và được đề nghị trở lại cương vị lãnh đạo. RFA file photo. Trong trường hợp này, báo chí do vô tình hoặc cố ý, là công cụ của chính quyền. Rõ là trong các vụ lớn như thế này, chính trị và tranh chấp phe phái dính vào rất nhiều. Tôi cho rằng truyền thông trong nước hành xử như là đại bác bắn dọn đường cho một ai đó sắp sửa bị bắt. Báo giới và dư luận Sự độc lập của báo chí và hệ thống toà án là điều kiện quan trọng để các tiến trình tư pháp được bảo toàn tính độc lập dựa trên quyền lợi chính đáng của tất cả mọi người, trong đó có cả nghi phạm. Cách đây vài năm, một vụ án gây chấn động dư luận cộng đồng Việt Nam và cả Hoa Kỳ tại miền Nam California. Đó là vụ hai mẹ con một người Việt Nam bị sát hại dã man. Khi các nghi can bị bắt, bị đưa ra toà, phía luật sư biện hộ xin chánh án ra lệnh cấm phía truyền thông chụp hình, quay phim và phổ biến nhân dạng các nghi can. Luật sư viện lý các nghi can chưa bị kết luận có tội, có nghĩa là vẫn vô tội, nên không thể để hình ảnh của họ bị đăng tải trên báo trong một vụ án gây xúc động dư luận. Chánh án không hành xử toàn quyền của mình. Ông cho báo chí chụp hình nhưng yêu cầu báo chí tôn trọng quyền riêng tư của bị cáo, vì bị cáo chưa bị kết tội khi phiên toà chưa kết thúc.
Phóng viên Đỗ Dzũng, báo Người Việt
Một phóng viên của tờ Người Việt tại California, ông Đỗ Dzũng, thuật lại cách hành xử của vị chánh án vụ án lúc đó: “Vụ án này rất tế nhị, gây chú ý của cả cộng đồng Việt Nam và Hoa Kỳ. Phía luật sư bào chữa cho bị cáo yêu cầu quan toà không cho báo chí chụp hình chụp hình, quay phim thân chủ mình. Trên thực tế, cho hay không cho là quyền của chánh án. Nhưng đôi khi, vì lợi ích công chúng, chánh án có quyền cho chụp hình quay phim bị cáo. Tuy nhiên, vụ án này khá tế nhị, nên chánh án không hành xử toàn quyền của mình. Ông cho báo chí chụp hình nhưng yêu cầu báo chí tôn trọng quyền riêng tư của bị cáo, vì bị cáo chưa bị kết tội khi phiên toà chưa kết thúc. Báo chí hôm đó rất hiểu lời nói của chánh án. Ngày hôm sau, khi gặp lại tại toà, ông chánh án cho biết là có đọc báo trong ngày và không thấy hình bị cáo trên báo. Ông khen là báo chí đã tôn trọng “thoả thuận miệng” của ông với báo giới.” Một sự kiện khác liên quan đến một nhà báo kỳ cựu Dan Rather, người danh tiếng gần như huyền thoại của làng báo Hoa Kỳ, và vụ hồ sơ đi lính của tổng thống Bush. Trong một chương trình hội thoại mang tên “60 Phút” trên đài tivi CBS, ông Dan Rather đề cập về hồ sơ đi lính trừ bị không quân của Tổng thống George W. Bush trong những năm đầu thập niên 1970. Ngay sau đấy, rất nhiều nhà phê bình nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu mà ông Rather dùng. Kết cuộc, ông nhà báo lão thành Dan Rather phải nhận điều sai sót và xin từ chức về hưu. Trách nhiệm của giới giả tại VNLiên hệ đến báo giới Việt Nam và vụ ông Nguyễn Việt Tiến, dư luận cho rằng, vụ án này ở thời điểm này sẽ là một thử thách cho báo chí Việt Nam. Cách hành xử của báo chí sẽ là nền tảng tạo niềm tin nơi dư luận, và cũng để tự tạo cho mình một tiền lệ. Trước khi ông Nguyễn Việt Tiến bị bắt, nhiều tờ báo đã khai thác đời tư của ông, mô tả ông như một tội phạm, cho dầu ông chưa bị kết tội. Nay ông Tiến được tuyên bố vô tội. Người ta nghĩ đến hai khả năng đã xảy ra: quyết định của phía tư pháp đi sai; hoặc nhận định của báo chí cách đây 2 năm là điều thái quá và thiếu công bằng đối với ông Tiến. Song song với trách nhiệm của giới báo chí, dư luận cũng không khỏi hoài nghi tính cách độc lập và vô tư của ngành tư pháp Việt Nam. Cả hai tình huống đều khiến báo chí phải có câu trả lời. Nếu tin những chứng cớ cụ thể do mình tìm ra là đúng, báo chí cần tiếp tục lên tiếng để chứng minh là ông Tiến có tội. Còn nếu nhà báo tin vào kết luận của Viện Kiểm Sát thì báo chí nợ ông Tiến một lời xin lỗi, công khai và thẳng thắn. Nhà báo ẩn danh kết luận rằng, trong trường hợp báo chí giữ yên lặng, chính họ đã bỏ mất một cơ hội tự chứng minh rằng mình trung thực, độc lập và hành xử dựa trên một căn bản duy nhất là quyền lợi của độc giả nói riêng và xã hội nói chung.
Đấu đá nội bộ thành phần quyền lực chóp bu? Cựu thiếu tướng công an chỉ huy điều tra PMU 18 bị truy tố tội “lợi dụng quyền hạn chức vụ” Monday, May 12, 2008 (NV)
| 
Cựu thiếu tướng Công An CSVN Phạm Xuân Quắc
| | |
Trong những diễn biến dồn dập và bất thường, sau khi hai nhà báo của tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị truy tố và tạm giam cùng với một thượng tá nguyên trưởng phòng 9 của C14 (Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự), nguyên thiếu tướng công an Phạm Xuân Quắc, cựu cục trưởng C14 đã vừa bị cơ quan an ninh điều tra bộ Công an CSVN khởi tố điều tra với tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” Quyết định khởi tố này được ký vào ngày 12 tháng Năm, cùng ngày bắt giam ba người nêu trên. Ông Quắc sinh năm 1942, đã giữ chức cục trưởng C14 trong 12 năm và đã về hưu cuối năm 2006 theo quyết định của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Việc khởi tố ông Quắc đã xảy ra cùng ngày với việc khởi tố và tạm giam thượng tá Đinh Văn Huynh, nguyên trưởng phòng 9 của C14, và hai nhà báo là ông Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ cùng Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên. Phát ngôn viên của bộ Công an CSVN, thiếu tướng Thanh Hoa, trong cuộc họp báo chiều ngày 12 tháng Năm đã xác nhận là cơ quan đìêu tra “có đủ căn cứ xác định việc đưa tin sai sự thật về vụ án là do một số cán bộ điều tra và phóng viên.” Từ hơn một năm trước đây, cơ quan công an CSVN đã khởi sự điều tra về vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước…và cố ý làm lộ bí mật nhà nước” hàng loạt phóng viên của các báo đã bị gọi điều tra về nguồn cung cấp tin tức. Trong khi chỉ huy điều tra vụ PMU 18, tướng Quắc với tư cách là trưởng ban chuyên án đã là một trong những người cung cấp tin tức cho báo chí. Tờ Tuổi Trẻ cho hay đã mời luật sư Trần Văn Tạo (nguyên phó giám đốc công an CSVN tại Sài Gòn) để bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Nguyễn Văn Hải. Phía báo Thanh Niên nói rằng đã mời văn phòng luật sư Hà Đăng và Hoàng Văn Quánh để bảo vệ cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến. Sự kiện các tin tức “nhạy cảm” được nhanh chóng loan tải và phản ứng quyết liệt của hai tờ báo cho thấy có thể đây chỉ là phần nổi của một cuộc đấu đá đang diễn ra gay gắt trong nội bộ đảng CSVN. |
|
Giải thoát khỏi cái đói Thursday, May 08, 2008 | | Ngô Nhân Dụng
Ðầu thập niên 1980, tôi tham dự một nhóm công dân người Canada tranh đấu cho nhân quyền, họ đang vận động chính phủ Canada can thiệp đòi Cộng Sản trả tự do cho nhà văn Doãn Quốc Sĩ ở Việt Nam. Tôi đã kể chuyện về Doãn Quốc Sĩ cho những bạn trẻ này nghe, về con người, về các sáng tác của ông. Một người trong nhóm yêu cầu tôi giới thiệu một tác phẩm ngắn của Doãn Quốc Sĩ để giúp anh hiểu thêm về con người mà anh đã vận động, tranh đấu đòi trả tự do từ mấy năm qua. Tôi đã chọn truyện ngắn “Chiếc chiếu hoa cạp điều.” Người Việt nào mà không biết truyện này? Cảnh chạy loạn trong đó là cảnh mà tôi đã sống qua khi còn nhỏ. Nhân vật người mẹ trong đó có đủ những sức mạnh và những lúc mềm yếu không khác gì mẹ tôi. Anh bạn người Canada gốc Bỉ, nói tiếng Pháp, ngồi nghe tôi dịch từng câu trong truyện ngắn đó. Ðến một chỗ anh tỏ vẻ không hài lòng. Ðó là chỗ nhà giáo Doãn Quốc Sĩ bàn về chính trị. Ông nói đại ý là người ta đang sống giữa một cuộc tranh chấp giữa hai ý thức hệ, tư bản và Cộng Sản, mà ông thấy cả hai đều hỏng. Tư bản thì chỉ vụ lợi, lấy cái lợi để nhử con người. Cộng Sản thì tìm cách kiểm soát con người bằng mọi phương tiện. Câu văn của Doãn Quốc Sĩ khiến anh bạn tôi không tin là khi nhà văn nói chế độ Cộng Sản đưa con người vào cảnh đói khát để dễ kiểm soát người ta hơn. Anh Warrot không thể tin là có một chế độ đưa con người vào cảnh đói khổ. Giống như phần lớn các thanh niên cấp tiến Tây phương, anh biết chế độ Cộng Sản là độc tài, đàn áp dân, xâm phạm nhân quyền, nhưng anh vẫn cho là họ chỉ lầm lẫn về chính sách cai trị chứ không dùng kinh tế nghèo đói làm lợi khí cai trị. Tôi chỉ có thể giải thích với anh rằng Doãn Quốc Sĩ chỉ viết theo kinh nghiệm sống của ông. Mà tôi biết, Doãn Quốc Sĩ là một người hiền hòa, chính trực, không bao giờ bịa đặt để nói xấu người khác. Trong lúc chúng tôi đang bàn cãi nhau về văn chương như vậy, thì nhà văn Doãn Quốc Sĩ hay nhà báo Như Phong ở trong trại cải tạo đang ngồi thiền và nhịn đói. Trong những cái nhà tù đó, quả thật người ta dùng cái đói, cái thiếu thốn, thèm khát kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, để biến con người thành nô lệ cho những nhu cầu căn bản của thân xác: ăn, ngủ. Hơn thế nữa, họ muốn giản lược hóa con người vào tình trạng như muông thú chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn. Những người như Doãn Quốc Sĩ, Như Phong, Thanh Tâm Tuyền, Hà Thượng Nhân, vẫn sống thản nhiên, đĩnh đạc, giữ vững tư cách của bậc đại trượng phu “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” vì nhờ họ đã được giáo dục trong nền nếp đạo lý truyền thống của ông bà từ nhiều thế hệ trước. Những ông Stalin, ông Mao Trạch Ðông, và đệ tử của họ là ông Hồ Chí Minh dùng chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát miếng ăn của người dân bị trị, họ biết đó là một phương pháp kiểm soát con người rất có hiệu quả. Khi miếng ăn đã là mối quan tâm hàng ngày lớn nhất, khi mọi người phấn đấu suốt ngày đêm, suốt cuộc đời để được ăn một miếng thịt nhiều hơn nhà hàng xóm, thì “bảo quỳ nó sẽ quỳ, bảo bò nó sẽ bò,” như lời một anh quản giáo nói. Người dân bị trị sẽ không ngần ngại hô to các khẩu hiệu “tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa” hay là “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội” miễn là được thưởng một miếng thịt. Vừa được ăn thịt, lại vừa tin tưởng rằng mình đang xây dựng một thiên đường cho cả nhân loại, ai chẳng sẵn sàng hy sinh và hết lòng tuân phục theo lãnh đạo? Giống như con chó thuần phục ông bà chủ cho mình miếng xương, những con người phải nhịn đói lâu ngày cũng biết ơn những kẻ đã cho mình được ăn no bụng. Nhờ ơn Bác, nhờ ơn Ðảng mới có mớ rau muống, mới có miếng thịt gà! Ngày xưa Machiavelli dậy các ông hoàng hai phương pháp trị dân: Hoặc làm cho chúng nó sợ, hoặc làm sao được chúng nó yêu. Cách thứ nhất dễ hơn và hiệu quả chắc chắn hơn. Các lãnh tụ Cộng Sản sáng tạo thêm một phương pháp thứ ba: Ðể cho chúng nó đói. Ðó là cách chắc chắn nhất. Nếu không sống trong chế độ như vậy thì khó tin đó là sự thật. Trong đám cộng sản ở Á Châu, chỉ còn ông Kim Chính Nhật vẫn trung thành với Stalin, Mao Trạch Ðông. Guồng máy cai trị của bố con ông Kim là kiểu mẫu hoàn hảo, đưa phương pháp của Xít và Mao đến mức tuyệt kỹ. Hồ Chí Minh hay Pol Pot cũng không tài như vậy. Nhưng ông Xít cũng như ông Mao không ngờ phương pháp trị dân của họ còn tạo được hậu quả lâu dài, chính nó giúp các đảng Cộng Sản Á Châu bảo vệ được quyền hành ngay cả khi chính cán bộ Cộng Sản không còn tin ở chủ nghĩa của họ nữa. Có ông bà nào trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam còn tin ở Chủ Nghĩa Xã Hội hay không? Họ không tin, nhưng vẫn nhân danh các khẩu hiệu cũ nát đó để cai trị. Và điều thần tình là ngay cả khi họ tháo gỡ guồng máy kiểm soát bằng tem phiếu rồi, dân bắt đầu được tự do kiếm miếng ăn ngoài biên chế, nhưng nhiều người vẫn cúi đầu chấp nhận sống như con thú nuôi trong chuồng! Guồng máy cai trị đã được thiết lập kiên cố, người dân được tập sống trong đó quen rồi, họ được tự do kiếm miếng thịt ăn thì chỉ biết cắm cúi lo ăn cho sướng. Sau khi đã phải nhịn đói cả đời, được ăn là thỏa mãn, ai còn muốn suy nghĩ đến những vấn đề khác? Thói quen thần phục nó giam giữ con người, bỏ ngay không được, giống như những con gà được nuôi trong chuồng đã quen, cứ đến tối lại tìm về nằm trong chuồng vậy. Các chế độ Cộng Sản Á Châu vẫn tồn tại được sau khi đã thay đổi guồng máy kinh tế chỉ huy từ hai chục năm nay, cũng là nhờ chính sách cai trị kiểu Xít và Mao đã tập cho dân thói quen vâng lời, giống như những con thú đã được thuần hóa. Cho nên, mối đe dọa duy nhất cho các chế độ này là những người dân còn trẻ quá, từ lúc lớn lên không được nuôi nấng theo phương pháp cũ. Thế hệ trẻ này bắt đầu “hư” vì suy nghĩ theo lối khác với cha anh họ. Hồi đầu thập niên 1990, khi qua các nước Ðông Âu, tôi vẫn còn gặp những thanh niên suy nghĩ theo lối “gà về chuồng.” Có những chị sinh viên 30 tuổi được đảng và nhà nước cho du học hay đi làm lao động ở nước ngoài thì coi đó là một ân huệ mà đảng và nhà nước dành cho mình. Nhờ cha mẹ mình và chính mình “phấn đấu” cho nên được tưởng thưởng xứng đáng. Họ thấy những sinh viên hay thanh niên lao động khác có ý tưởng khác với chính sách của đảng thì họ coi đó là những phường bội bạc! Có những người chỉ trích Hà Sĩ Phu, coi là một người phản bội vì anh tuyên bố chia tay với chủ nghĩa Mác! Anh đã được đảng cho đi du học, trở về nước không chịu chui vào guồng máy phục vụ đảng! Ðã được đảng đãi ngộ tốt đến thế mà còn chống lại đảng, đúng là bất hiếu bất mục! Ðến bây giờ vẫn còn một số người nói như thế, đặc biệt là nhân viên sứ quán, để khuyên nhủ các người Việt ở Ðông Âu. Nhưng từ dăm năm qua, khi gặp những người bạn trẻ ở Ðông Âu, tôi thấy họ bắt đầu suy nghĩ khác. Họ đã bắt đầu suy nghĩ tự do, không sợ hãi. Tự do bao giờ cũng đi đôi với quyết định. Khi quyết định, dù chỉ quyết định nêu ý kiến, tức là phải đối phó với những hậu quả của điều mình quyết định. Suy nghĩ là chọn tự do và chọn rủi ro! Nhiều người còn trung thành với chế độ Cộng Sản là vì họ từ chối, không muốn suy nghĩ, không muốn tự chuốc lấy mối rủi ro vì suy nghĩ mà phải gánh. Còn đa số các bạn trẻ người Việt, ở trong nước cũng như ở ngoài, họ chọn con đường suy nghĩ độc lập. Nhiễm thói quen suy nghĩ độc lập rồi, điều đầu tiên họ cảm thấy là họ không nợ nần gì đảng và nhà nước Cộng Sản cả. Kinh tế thị trường, dù chưa đủ tự do, cũng giải thoát con người khỏi mối lo sợ vì đói, mất nỗi ám ảnh về đói mà thế hệ trước ở Việt Nam còn phải chịu. Khi một người dân được ăn no, mà nghĩ rằng chính họ, cha mẹ, gia đình họ đã dùng sức mình kiếm được miếng ăn, thì không còn ai nghĩ theo kiểu “Nhờ ơn bác, nhờ ơn đảng” theo lối kinh nhật tụng ngày xưa nữa. Con người được giải phóng khi cái bao tử được giải phóng! Một thanh niên khi được anh chị khuyên nên phấn đấu để được kết nạp vào đảng,đã phát biểu rất hồn nhiên: Em “đ...” cần vào đảng em cũng có tiền! Khi bắt đầu được tự mưu sinh, tập sống độc lập, suy nghĩ độc lập, thì điều đầu tiên người ta khám phá ra là họ không nhờ vả gì những người ngồi trên đầu trên cổ họ cả. Không phải chịu ơn bác và đảng nào cả. Trái lại, người ta ý thức được rằng chính guồng máy cai trị đó được mình nuôi, ý thức rằng “người dân đóng thuế” là những người nuôi các ông công an, các ông cán bộ, chứ không phải chịu ơn các ông đó. Ðảng Cộng Sản đang lo một điều mà trước đây họ không bao giờ phải lo, là người dân Việt Nam, bắt đầu với thanh niên, đòi nhà nước phải thỏa mãn những quyền lợi mà họ ý thức là họ được hưởng. Thí dụ, nhà nước phải ngăn ngừa lạm phát. Phải tránh cảnh thóc cao gạo kém, ngăn không cho nạn đói xẩy ra. Trước đây 20 năm, dân Việt Nam không dám nói đến quyền lợi, mà lúc nào cũng được nhà nước nhắc nhở phải làm bổn phận. Giới thanh niên đã thay đổi thái độ, và họ sẽ kích thích, lôi kéo cả xã hội thay đổi theo. Những phong trào phản kháng gần đây ở trong nước đang thu hút những người trẻ. Họ đã đặt ra những vấn đề mới khác hẳn thế hệ trước. Chính vì họ đã được giải thoát khỏi mối lo bị đói. Họ đã được giải thoát, không còn giữ trong ký ức riêng và ký ức tập thể những ám ảnh về đói, không còn mang ơn guồng máy cai trị phát cơm cho ăn nữa. Từ đó, nẩy sinh ra ý thức về quyền công dân, quyền của những người đóng thuế nuôi hệ thống nhà nước. Họ bắt đầu đặt những câu hỏi mới. Khi bớt lo bị đói, người ta sẽ đặt những câu hỏi mới. Mươi năm trước, những ông Trần Ðộ, Hà Sĩ Phu, Phan Ðình Diệu đặt những câu hỏi về chủ nghĩa, về hệ thống xã hội. Ngày nay, các thanh niên hỏi: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam lấy tiền đâu ra mà nuôi cả guồng kềnh càng máy đảng?” “Có phải đó cũng là tiền do người dân đóng thuế hay không?” Ðó là những điều mà ngày xưa cha mẹ họ không nghĩ tới, không ai dám hỏi. Nhưng đó là những câu hỏi ai cũng hiểu được, ai cũng thấy là cần phải hỏi. Cho nên, khi các đảng Cộng Sản ở Á Châu bắt đầu thay đổi guồng máy kinh tế, chúng ta biết sẽ có những hậu quả chính trị. Thế hệ trẻ biết giá trị của họ, với tư cách những công dân biết suy nghĩ và dám suy nghĩ. Không sớm thì muộn, chế độ sẽ phải thay đổi về chính trị. | |
Nông dân Việt Nam đóng thuế nhiều hơn doanh nghiệpRFA 10.05.2008Nguồn thu từ thuế nông nghiệp đánh vào nông dân thì cao trong khi nhà nước lại thất thu đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là điều được các đại biểu Quốc hội gọi là một nghịch lý trong buổi thảo luận sáng ngày hôm qua về quyết tóan ngân sách nhà nước năm 2008. Ngòai ra các đại biểu Quốc hội còn yêu cầu chính phủ xem xét lại hiệu quả họat động của các công ty nhà nước nhất là những tập đoàn, tổng công ty lớn vì những tập đòan, công ty được đầu tư vốn rất nhiều nhưng thu nhập không tương xứng. Các đại biểu Quốc hội đề nghị cấp đầy đủ kinh phí cho các dự án họat động có hiệu quả hoặc những lãnh vực cần ưu tiên như giáo dục, khoa học công nghệ... và đình chỉ những dự án không mang lại lợi nhuận hay công ích cho toàn dân.
Ủy Ban Hạ Viện Điều Trần Mở Rộng Về Nhân Quyền VN Việt Báo Thứ Ba, 5/13/2008, 12:02:00 AM | Văn phòng của Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Zoe Lofgren, Vùng 16, Tiểu Bang California, vừa phổ biến bản tin cho biết rằng Ủy Ban Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ Điều Trần về Vấn Đề Nhân Quyền tại Việt Nam tuần này. Bản tin như sau. Dân Biểu Zoe Lofgren sẽ chủ tọa buổi điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và những kiến nghị cho cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt. Washington, DC – Dân Biểu Zoe Lofgren (D-San Jose), đồng Chủ Tịch của Ủy Ban Hạ Viện về vấn đề Việt Nam sẽ chủ tọa buổi điều trần vào ngày thứ Tư, 14 tháng 5, năm 2008 với chủ đề "Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam và những Kiến Nghị cho cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt." Các Dân Biểu Tom Davis, Ileana Ros-Lehtinen, Ed Royce, Loretta Sanchez và Chris Smith cũng sẽ thu xếp tham dự buổi điều trần cùng với một số vị khách được mời. Buổi điều trần sẽ được diễn ra tại phòng B318 của Rayburn House Office Building, và sẽ mở rộng cho công chúng cũng như giới báo chí, truyền thông. Chủ Tọa: Dân Biểu Zoe Lofgren, Dân Biểu Tom Davis, Dân Biểu Ileana Ros-Lehtinen, Dân Biểu Ed Royce, Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Chris Smith Khách Mời Điều Trần: Diễn Giả Nhóm 1: Ông Leo A Leonard, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Diễn Giả Nhóm 2: Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân Bác Sĩ Nguyễn Thế Bình, Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản Bà Trần Tâm, Chủ Tịch Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người Chủ Đề: Điều trần về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và những Kiến Nghị cho cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt Thời gian: Thứ Tư, ngày 14 tháng 5, năm 2008 vào lúc 4pm-5:30pm Địa điểm: Phòng B318, thuộc Rayburn House Office Building
Ủy ban tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ VN |
Việt Nam tuyên án tù 3 thành viên đảng Việt TânRFA 13.05.2008Hôm nay một tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử ba nhà tranh đấu của đảng Việt Tân về tội khủng bố. Theo bản tin của AFP cho biết thì ba bị cáo này gồm Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, quốc tịch Mỹ và hai nhà hoạt động trong nước là Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Hải. Cả ba người bị cáo buộc là có hành vi khủng bố và đe dọa nền an ninh quốc gia.
Cả ba đều là thành viên của đảng Việt Tân và đảng này bị nhà nước Việt Nam đặt ngoài vòng pháp luật vì đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Công an Việt Nam cho biết đã tịch thu 7.000 tờ truyền đơn, 8.000 phong bì và gần 4.000 con tem. Công an cho rằng đây là bằng chứng cho thấy những người bị bắt có âm mưu tuyên truyền khích động và chống phá nhà nước. Trong phiên tòa xét xử, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và Nguyễn Hải đều nhìn nhận họ là thành viên của đảng Việt Tân. Riêng ông Nguyễn Thế Vũ thì nói rằng ông chỉ giúp bạn bè chứ không phải là nhân sự của đảng này. Chánh án Vũ Phi Long đã tuyên án 6 tháng tù giam cho TS Nguyễn Quốc Quân, 9 tháng cho ông Nguyễn Hải. Ông Nguyễn Thế Vũ bị phạt giam 5 tháng 26 ngày. Như vậy, ông Nguyễn Quốc Quân sẽ bị giữ thêm vài ngày nữa trước khi trục xuất về Mỹ.
|
|
Những nội dung khác:
|
|
|
 |
|