Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2025
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30        
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 26711309

 
Khoa học kỹ thuật 25.04.2025 04:34
Hành trình Việt hóa phố Tàu trên thế giới
12.06.2008 13:04

Chủ Nhật, 11/05/2008, 17:18

Người Việt tại Hawaii

Cộng đồng người Việt có đóng góp hết sức quan trọng để tạo nên bộ mặt muôn màu muôn vẻ và sự thịnh vượng ở Hawaii, xứ sở được người Mỹ xem là "Thiên đường hạ giới".

Một góc chợ ở Chinatown - Ảnh: Thụy Miên (Thanh Niên).
Theo thống kê chính thức của Mỹ, có khoảng 7.000 - 8.000 người Việt đang định cư tại quần đảo Hawaii. Đại đa số sống rải rác tại thành phố Honolulu thuộc đảo Oahu.

Ở những đảo khác của bang Hawaii cũng có người Việt, nhưng không nhiều, khoảng vài trăm hoặc ít hơn. Người Việt tại những đảo ngoài Oahu thường có khuynh hướng chọn nghề nông làm kế sinh nhai, gọi nôm na là làm rẫy, hoặc mở nhà hàng Việt Nam.

Ở đây trái cây có quanh năm, nhờ vào khí hậu giống vùng nhiệt đới và đất đai màu mỡ. Cây trái thì đủ loại, từ mít, xoài, mận đến nhãn. Hawaii cũng là vựa rau thơm của Mỹ.

Không những cung cấp đủ rau thơm cho nhu cầu trong tiểu bang, nông dân người Việt tại đây còn bán rau cho cộng đồng người Việt tại bang California.

Còn ở đảo Oahu, những người Việt lớn tuổi thường có khuynh hướng mở nhà hàng, làm việc trong nhà hàng, hoặc lái taxi, buôn bán nhỏ, mở tiệm làm móng...

Đối với những người sinh trước năm 1975, đặc biệt là nam giới, họ thường chọn nghề lái xe taxi. Đây là nghề không cần phải có trình độ học vấn cao, tiếng Anh biết chút đỉnh nhưng thu nhập cũng không ít. Ngày nào bết bát lắm cũng bỏ túi được 100 USD, chủ yếu là nhờ tiền boa. Nếu trừ đi tiền thuê nhà, nhà 2 phòng giá khoảng 1.200 USD/tháng, và tiền sinh hoạt thì cũng còn kha khá.

Phụ nữ thì chọn nghề làm móng. Hầu như toàn bộ các tiệm móng tại Honolulu đều là của người Việt. Cũng không ít người chọn cách mở nhà hàng để làm kế sinh nhai và phần đông họ kinh doanh ở Chinatown - Phố Tàu.

Chinatown hay Vietnamtown?

Nếu mới nghe đến từ Chinatown, hầu như ai cũng nghĩ đây là nơi tập trung buôn bán và sinh sống của người Hoa. Điều này hoàn toàn đúng cách đây vài chục năm, nhưng đối với người dân bản xứ, Chinatown giờ đây nên mang tên gọi khác, đó là Vietnamtown - Phố Việt.

Hiện không còn mấy người Hoa làm ăn buôn bán ở khu vực này và hầu như các cửa hàng, tiệm ăn ở đây đều do người Việt làm chủ. Số còn lại thuộc về người Lào, Campuchia, Indonesia và Malaysia.

Một trong những lý do chính giải thích cho việc người Hoa di chuyển khỏi Chinatown là thế hệ con cháu của những người Hoa ở đây không muốn theo nghiệp bố mẹ. Họ có học vấn và muốn theo đuổi con đường riêng của mình.

Một lý do khác là giá thuê mặt bằng tăng cao trong những năm gần đây khiến nhiều người Hoa phải đóng cửa tiệm và chuyển sang làm ăn ở khu vực khác.

Sự xuất hiện của người Việt đã thay đổi phần lớn bộ mặt nơi đây. Đến đường King mà xem, cửa hàng Việt Nam thay nhau mọc lên. Nếu vòng xuống đường River kế bên, các cửa hàng Việt Nam mở san sát nhau, hầu như tên tiệm nào cũng bắt đầu từ chữ "Phở": Phở Kim Hà, Phở Tô Châu, Phở Sài Gòn...

Tất nhiên những tiệm này không chỉ bán có món phở, mà đủ loại thức ăn từ bún, miến đến hủ tiếu, cơm. Thức ăn thì khỏi chê. Tô phở ở Hawaii trông ngon lành và mùi vị thì tuyệt hảo.

Không chỉ dân Việt mà cả cư dân bản xứ cũng rất thích ăn món Việt, vừa ngon miệng lại ít cholesterol hơn thức ăn Hoa. Một trong những tiệm ăn Việt mà người Mỹ ưa lui tới là Hà Lê, nhà hàng chuyên thức ăn mang hương vị miền Nam.

Một nhà hàng khác mà dân bản địa cũng thích vì giá cả phải chăng là Phở Hà Biên. Trong khi đó, người Việt lại chuộng món ăn tại các nhà hàng như Phở 97, Cà phê Việt Nam, Phở Sài Gòn. Bạn cũng không nên bỏ qua tiệm Phở Hương Lan nằm trong khu Chinatown.

Trong số những người có công quảng bá thức ăn Việt Nam trên đất Hawaii, có lẽ người nổi tiếng hơn cả là ông Lâm Quốc Thanh, chủ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang tên Ba Lẹ.

Kể từ khi tiệm ăn Ba Lẹ đầu tiên được khai trương vào năm 1984 tại Hawaii, đã có 25 tiệm Ba Lẹ mọc lên trên khắp tiểu bang này và thương hiệu Ba Lẹ cũng xuất hiện trên đường phố Tokyo, Nhật Bản.

Sự thành công vượt bậc của chuỗi tiệm thức ăn nhanh Ba Lẹ đã giúp ông Thanh nhận được giải thưởng Doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ vào năm 2002.

Thế hệ thứ hai

Thế hệ người Việt thứ hai có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ được cha mẹ cho ăn học đầy đủ, tốt nghiệp trường này trường nọ nên có khả năng tìm được công việc tốt.

Tuy nhiên, không có mấy cơ hội việc làm tại Hawaii, vùng đất của du lịch và dịch vụ, nên sau thời gian dài bị "giam hãm" tại đây, đại đa số thanh niên người Việt đều chuyển vào đất liền (Mỹ).

Khi dự một đám hỏi người Việt mới tổ chức hồi tuần rồi, tôi được biết hai nhân vật chính của buổi tiệc đã quyết định chuyển đến Seattle, bang Washington, để định cư vì tại đó họ có cơ hội làm việc tốt hơn mà không phải gánh chi phí đắt đỏ như ở Hawaii. Dần dần, chỉ còn những người lớn tuổi là còn bám trụ nơi đây.

Có một điều đáng nói là do truyền thống ham học hỏi của người Việt, rất nhiều sinh viên gốc Việt tại Hawaii tốt nghiệp với tấm bằng danh dự. Các bậc cha mẹ Việt Nam, dù nơi đâu cũng vậy, đều cố gắng cho con đi học trường tốt để tương lai được đảm bảo. Thậm chí có một số người dù chẳng khá giả gì nhưng lại chọn hẳn trường tư cho con mình.

Chi phí học tập tại trường tư khá đắt, khoảng 12.000 USD/năm. Chuyện cha làm đầu bếp, mẹ làm móng nuôi con tốt nghiệp đại học không phải hiếm.

Khó khăn

Dù định cư tại nơi mà người Mỹ xem là "Thiên đường", song không phải người Việt nào cũng cảm thấy dễ chịu, một phần do chi phí sinh hoạt hết sức đắt đỏ.

Chị Huyền, một trong số ít những công nhân rời đảo Samoa (thuộc Mỹ) vào năm 2001 và sau đó định cư tại Hawaii, cho biết, hầu như chị chẳng có thời gian rảnh rỗi đi đây đó, mà lúc nào cũng phải làm việc. Khoản thu nhập có được từ việc bán hàng toàn thời gian ở khu chợ quốc tế cũng giúp chị đủ sống và có được chút đỉnh tiền dành dụm để gửi cho người thân tại Việt Nam.


Chinatown Hawaii

Ngoài khoản thu nhập cố định trên, chị không được hưởng tiền bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội như những người làm việc nơi công sở. Đó cũng là đặc điểm chung của nhiều người Việt Nam tại Hawaii.

"Có tiền sống ở Việt Nam là nhất, không đâu sánh bằng quê nhà", chị tâm sự.Thụy Miên (từ Honolulu)
Theo Thanh Niên

Tại Montréal ngoài phố Vietnamville do thi sĩ Tân Văn sáng lập, các thương gia gốc Việt cũng xấm chiếm gần 2/3 phố Tàu Chinatown, những quán phở VN đã thay thế các tiệm Dim Sum của người Tàu cũng như những tiệm thực phẩm lờn là của người Việt gốc Hoa làm chủ. 


Chinatown sắp thành Vietnamtown Montréal

Người Việt ở Groningen
00:52:03, 01/06/2008
Đoàn Xuân Hải
Quán Sài Gòn và Bích Nhung, hai địa chỉ nổi tiếng của người Việt ở Groningen - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Ở Groningen - một tỉnh nằm trên vùng tây bắc của Hà Lan, có trên 200 Việt kiều đang định cư một cách yên bình, hạnh phúc.

Hầu hết trong số họ đều muốn định cư ở Mỹ, nhưng theo quy ước quốc tế vào thời ấy (sau năm 1975), những thuyền nhân Việt Nam được tàu thuyền của nước nào vớt thì sẽ định cư ở nước đó. Được thương thuyền của Hà Lan đón nhận và đó là lý do họ định cư ở quê hương của cối xay gió - tỉnh Groningen - một địa phương mà theo  cách gọi của chúng ta hiện nay là vùng "khỉ ho cò gáy", còn Việt kiều ở Hà Lan thì hài hước gọi là "tỉnh Lào Cai" hay "tỉnh Lai Châu" gì đó. Bà con Việt kiều ở Groningen tính đến nay đã sản sinh ra thế hệ thứ ba, tất cả đều mang quốc tịch Hà Lan. Phần lớn thế hệ thứ hai và thứ ba đều không nói được tiếng Việt.    

Dấu ấn Việt Nam

Công việc làm ăn, sinh sống của Việt kiều ở Groningen nhìn chung khá ổn, người giàu có và nổi tiếng là ông Trịnh Vĩnh Bình - một thời được báo chí trong nước nhắc đến qua một vụ án ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Một vài người khác cũng tích lũy được kha khá, rồi mang vốn về đầu tư ở Việt Nam, bay qua bay về như đi chợ.

Ở khu trung tâm của Groningen có hai điểm kinh doanh khá thành công của người Việt. Một là quán chả giò mang tên Sài Gòn của bà L., hai là tiệm tạp hóa của cô Bích Nhung. Ở Groningen chưa có một tiệm phở nào, vì theo như bà con tâm sự, bán món này khá vất vả, số lượng Việt kiều thì quá ít trong khi người bản xứ lại quen dùng các món chiên (như khoai tây chiên chẳng hạn), có lẽ vì vậy mà bà L. chọn món chả giò để kinh doanh. Cuốn chả giò của quán Sài Gòn to và dài gấp đôi so với cuốn chả giò ở Việt Nam (chắc cho nó phù hợp với thể trạng của người châu Âu), giá niêm yết thấp nhất 1,10 euro và cao nhất là 2,40 euro/cuốn (tương đương từ 28.000 đồng - 60.000 đồng), một mức giá khá dễ chịu so với giá sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Lan.

Quán chả giò Sài Gòn của bà L. lúc nào cũng có thực khách đến mua, công việc làm ăn nhìn chung phát đạt. Cách đó vài dãy phố là tiệm tạp hóa mang tên Bích Nhung. Bố mẹ của Bích Nhung là người miền Trung, đi chung ghe và gặp nhau trên "con thuyền định mệnh" năm xưa. Nhung được sinh ra trên đất Hà Lan nhưng nói tiếng Việt khá tốt, nhờ ý thức về cội nguồn từ bố mẹ, không muốn con mình "mất gốc". Sự hiện diện của quán Bích Nhung ngay tại khu trung tâm của Groningen là một câu chuyện hết sức thú vị.

Cũng giống như hầu hết các quốc gia khác ở châu Âu, Hà Lan bảo tồn khá tốt sự quy hoạch đô thị có từ mấy trăm năm trước. Do đó, nếu xuất hiện một khối kiến trúc lạ tọa lạc trong quần thể kiến trúc cổ, phải được chính Hội đồng thành phố xem xét và duyệt thì nó mới được tồn tại, chứ không phải muốn xây kiểu gì thì xây như ở Việt Nam. Tiệm Bích Nhung (đoạt giải nhì kiến trúc của Hà Lan năm 2000) được phép xây dựng ở khu trung tâm Groningen là trường hợp "độc nhất vô nhị",  không phải chỉ ở "tỉnh Lai Châu" này mà còn trên toàn lãnh thổ vương quốc Hà Lan.

Chuyện tình của Maria và Ngọc

Có một số người Việt ở Groningen kết hôn với người bản xứ, nhưng chuyện kết nghĩa phu thê giữa anh Ngọc với Maria nghe lãng mạn nhất. Anh Ngọc quê ở tỉnh Phú Yên, sau khi định cư ở Hà Lan, làm công nhân trong một công ty gốm sứ. Một ngày nọ sau khi tan sở trên đường về, anh nói với người tài xế xe buýt cho xuống trạm gần nhà nhưng ông tài xế, không hiểu vì lý do gì, làm ngơ trước lời đề nghị của Ngọc.

Ngay lúc ấy, thấy thương tình, cô Maria - một giáo viên người Hà Lan dạy tiếng Đức trong trường trung học đã giúp anh Ngọc xuống xe đúng nơi mình muốn. Đáp lại, Ngọc mời cô giáo Maria ghé nhà chơi để tỏ lòng biết ơn. Và thế là sau đó hai người yêu nhau rồi cưới nhau, hiện đã có 2 đứa con, 1 trai, 1 gái.

Hôm đến nhà thăm, tôi hỏi chị nghĩ gì khi cưới một người Việt Nam làm chồng, Maria cười bẽn lẽn nói đó là số phận, là duyên nợ, là ý của Chúa. Hai đứa con của Maria và Ngọc không nói được tiếng Việt nhưng Maria thì cố gắng tập nói được chút chút, phòng khi về Việt Nam tiếp xúc với bà con bên nhà chồng. Riêng Ngọc thì chú tâm vào công việc ở công ty, hiện anh đang phụ trách khâu pha chế men để ốp lên gạch. Gạch men của công ty anh Ngọc đã được người Mỹ mua để xây dựng toàn bộ phần bên ngoài trụ sở chính của hãng truyền thông CNN hiện nay ở New York. Anh Ngọc và cả chị Maria rất tự hào về chuyện này.

Nói là tỉnh "khỉ ho cò gáy" chỉ đúng về mặt địa lý thôi, chứ Groningen khá nổi tiếng vì tỉnh này là "làng đại học" của Hà Lan với 40.000 sinh viên theo học hằng năm vì những trường đại học danh tiếng của xứ sở hoa tulip đều tập trung ở đây. Ở đó, bà con Việt kiều đã và đang sống, làm việc, hòa nhập thực sự vào "quê hương thứ hai" nhưng tình cảm lúc nào cũng hướng về quê nhà bằng trái tim nồng ấm.

Đoàn Xuân Hải



Việt Nam thành cường quỗc xuất khẩu  hải sản

Ngành chế biến thủy sản của Việt Nam ngày càng phát triển

Việt Nam từ một quốc giả nhỏ bé trên bản đố thủy sản thế giới đã trở thành một cường quốc thủy sản, xếp thứ 3 trên thế giới về nuôi trồng và đứng thứ 6 về chế biến, xuất khẩu thủy sản. Chỉ tính riêng năm 2007, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam đạt gần 4,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 3,7 tỷ USD...



VN cần tuyển giảng viên hải ngoại
Bùng nổ đại học, thời của giảng viên

12-06-2008 10:37:35 GMT +7

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tiền thân từ trường cao đẳng Công nghiệp IV. Ảnh: H.T

Tính từ năm 2007 đến đầu 2008, cả nước có thêm gần 40 trường đại học mới thành lập hoặc được nâng cấp từ trường cao đẳng lên. Và chỉ trong hai năm 2005 – 2007, số trường đại học, cao đẳng mới tăng thêm 97 trường. Trong khi đó, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy chưa được chuẩn bị đến nơi đến chốn khiến các trường thiếu giáo viên trầm trọng

“Trường nhiều như thế không biết lấy đâu ra người dạy”, giáo sư Phạm Phụ nhận xét như thế và làm một phép tính nhỏ mang tính cảnh báo như sau: cả nước hiện có khoảng 1,5 triệu sinh viên và trên 53.000 giảng viên, bình quân tỷ lệ 28:1, đây là tỷ lệ khá cao so với chuẩn chung 20:1. Với mục tiêu đến năm 2020 tăng quy mô sinh viên lên từ 4,3 – 4,5 triệu thì cả nước phải cần thêm ít nhất 220.000 giảng viên. Trung bình mỗi năm Nhà nước phải cho ra đời trên 12.000 giảng viên mới mong có đủ người lấp đầy bục giảng của các trường đại học (ĐH) cao đẳng (CĐ). Ông nói: “Cho thành lập nhiều trường đại học mới, đặc biệt là các trường đại học ở tỉnh nhưng lại không có sự chuẩn bị về đội ngũ. Đa số các trường tư thục mới thành lập lại dùng chính những ông thầy từ những trường công lập”.

Thật vậy, nhiều trường ĐH–CĐ mới đang khá chật vật trong việc tìm kiếm giảng viên có trình độ sau ĐH, nhất là với những trường mới thành lập ở các tỉnh.

Chi phí mời giảng viên về dạy khá lớn, mọi khoản đưa đón, đi lại, ăn ở, chi tiêu của thầy đều do trường gánh chịu. Ông Ngô Tấn Lực, hiệu trưởng đại học Tiền Giang cho hay: “Mỗi năm, đại học Tiền Giang phải thỉnh giảng từ 30 – 40 giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chủ yếu từ các trường ở TP.HCM nên chi phí rất lớn. Định mức cho một giờ dạy của đội ngũ này thường cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với chi phí mình phải trả cho địa phương”.

Nhiều người cho rằng đây là “thời” của giảng viên ĐH–CĐ. Chưa bao giờ giảng viên đại học trở nên đắt giá như lúc này, đặc biệt là những người có chút tiếng tăm. Thông thường, giảng viên giữ một chân biên chế ở một trường ĐH nào đó (phần lớn là công lập) sau khi dạy hết định mức, số giờ dư ra thay vì dành cho nghiên cứu, viết các bài báo khoa học, họ dành để chạy sô không chỉ một mà cùng lúc 2 – 3 trường ĐH–CĐ. Ông Nguyễn Hồng Hải, giảng viên trường đại học Nông lâm TP.HCM cho biết: “Nếu lúc trước, các trường ấn định thời khoá biểu rồi các giảng viên cứ theo đó mà sắp xếp giờ dạy. Bây giờ thì ngược lại, các trường phải lên thời khoá biểu cho sinh viên theo lịch của thầy, giảng viên rỗi giờ nào, cho sinh viên học vào giờ ấy”. Vì thế mới có chuyện sinh viên học ca ba hoặc học một môn liền tù tì suốt một tuần sáng chiều, rồi thi luôn để thầy kịp ôm bài về thành phố chấm.

Theo quy định của bộ Giáo dục và đào tạo, trường đại học mới phải đáp ứng được yêu cầu có ít nhất 30% giảng viên cơ hữu. Nhưng rất ít trường nào làm được điều này. Theo thông tin chúng tôi có được, danh sách giảng viên trong các đề án thành lập trường phần lớn đều là “vay mượn”. Ông Thái Bá Cần, hiệu trưởng trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nói vui: “Nếu bộ cất công rà soát, có thể phát hiện ra nhiều trường hợp một ông cùng lúc có thể cơ hữu đến 2 – 3 trường”.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc đại học Quốc gia TP.HCM cho biết đã có một số trường tỉnh đặt vấn đề với trường này trong việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ theo đơn đặt hàng của địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc chuẩn đầu vào của đối tượng này cũng phải gia giảm làm sao đó để phù hợp với trình độ người thi.

Các thầy lo chạy sô, không có thời gian nghiên cứu bổ sung, cập nhật kiến thức, lại được đào tạo theo hình thức “gia giảm”, nên có lẽ còn lâu lắm mới có hy vọng chất lượng đào tạo giáo dục ĐH–CĐ của Việt Nam được quốc tế công nhận.

Theo Phúc An (SGTT)

GS-TS Nguyễn Ngọc Thạch - chuyên gia về tim mạch
"Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác"
15:00:06, 11/06/2008
Ảnh: Báo Lao Động
Giữa tháng 5, chuyến đi từ một rừng nhà chọc trời bằng bêtông cốt thép của TP Chicago (bang Illinois, nước Mỹ) dẫn tôi đến một ngôi nhà nhỏ nằm giữa rừng, cạnh những rặng thông cao vút và những gốc sồi già ở TP Michigan (bang Indiana).

Và ở đó, một cuộc gặp với GS-TS Nguyễn Ngọc Thạch đã đưa tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không những là một chuyên gia về tim mạch học can thiệp, ông còn là một cây viết tinh tế trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, một người yêu âm nhạc và say mê nghệ thuật, và hơn hết thảy là người khát khao được sáng tạo và cống hiến.

Những năm 80-90 của thế kỷ XX, thế giới bắt đầu có siêu âm. Phương pháp chẩn đoán tân kỳ này đã mở ra một hướng phát triển mới cho tim mạch học. Nắm bắt được cơ hội này, sang Mỹ học chuyên ngành tim mạch, gần 20 năm sau, GS-TS Nguyễn Ngọc Thạch đã trở thành một tên tuổi trong chuyên ngành này tại đây.

Hiện nay ông là Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện St. Mary (thành phố Hobart, bang Indiana), đồng thời là thành viên Ủy ban quốc tế Trưởng môn tim mạch Hoa Kỳ, phụ trách các vấn đề ngoài nước Mỹ, đặc biệt là châu Á. Ông cũng có tên trong các cuốn sách "tự điển" nổi tiếng về các danh nhân "Ai là ai" trên thế giới (Who's Who in America, Who's Who in the World, Who's Who in Science and Engineering, Who's Who in Health Care and Medicine từ năm 2000-2006). Từ năm 1994, hàng năm, GS Thạch thường xuyên trở lại trở lại Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar... giúp các đồng nghiệp ở đây.

*Ông đã từng khẳng định, chìa khóa của sự thành công là ý tưởng mới, vậy những ý tưởng mới có thể tìm thấy ở đâu?

- Bắt đầu từ việc quan sát thực tế quanh ta, ghi nhận những điều thấy, những biến đổi theo dự đoán và ngoài dự đoán. Từ đó tìm hiểu quy luật của những hiện tượng thông thường và nguyên cớ của những bất thường. Khi xem lại bản thảo cuốn sách của mình, điều quan trọng là xem xét có ý tưởng nào mới không, có khác biệt so với quan niệm đang tồn tại không. Từ đó, đặt câu hỏi, nếu những phương pháp điều trị hiện tại không đúng đắn hay vẫn còn nhược điểm, cách điều trị nào sẽ là tiêu chuẩn thay thế trong tương lai?

Nhà tim mạch học lớn nhất nước Mỹ - GS Eugene Braunwald, Đại học Harvard - đã nói: "Khi nào có ý tưởng mới thì phải ghi ra ngay". Nhiều khi đang lái xe trên xa lộ, dừng xe là nguy hiểm, nhưng ông ta cũng đã nhiều lần tấp xe vào lề, ghi lại những ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu. Bạn có thể tham khảo nhận định này của nhà bác học Albert Einstein: "Trí tưởng tượng lớn hơn kiến thức. Kiến thức thì mỗi người chỉ có thể biết đến một giới hạn nào đó, ỷ lại vào đó mà không thường xuyên cập nhật sẽ bị lỗi thời. Trong khi óc tưởng tượng luôn hướng đến tương lai".

Trong y khoa, những ý tưởng mới bắt nguồn từ thực tế lâm sàng khi chăm sóc bệnh nhân. Có những ý tưởng mới, bạn dẫn đường cho người khác. Còn nếu không, bạn chỉ là kẻ lẽo đẽo theo sau. Tôi thấy các bạn trẻ Việt Nam có nhiều ý tưởng khá thú vị khi đọc các diễn đàn thảo luận trực tuyến hay qua các tờ báo mạng.

*Ông hãy cho các bạn trẻ Việt Nam một lời khuyên, khi có ý tưởng mới, đâu sẽ là bước có thể biến được ý tưởng thành hiện thực?

- Khi có ý tưởng mới, bạn có thể chia sẻ nó với một người bạn thân thiết để mổ xẻ vấn đề một cách khách quan, tỉnh táo. Dùng internet, việc thảo luận ẩn danh cũng là một điều hữu ích.

Người thứ hai mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng của mình là thầy giáo của bạn. Có thể cả thầy lẫn bạn đều cho ý kiến sai, nhưng những chất vấn và phản biện có tính xây dựng sẽ hoàn thiện các ý tưởng mới của bạn. Vì sao họ phản đối những ý tưởng của mình. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm thấu đáo về tư duy của mình.

Nếu chưa "tâm phục khẩu phục", hãy mang những thắc mắc này hỏi những chuyên gia diễn giảng trong các hội thảo khoa học. Ở Mỹ, có một điều rất đáng học hỏi, đó là việc không bao giờ từ chối lắng nghe bất cứ ý kiến nào, dù người nói có thể rất trẻ, không giỏi hay thậm chí ít học. Bởi ý tưởng mới của con người đều có thể không phụ thuộc vào hoàn cảnh nói trên. Nền y học Mỹ dung nạp rất nhiều người xuất phát từ nhiều chuyên ngành khác nhau như âm nhạc, kiến trúc, hay các môn khoa học xã hội khác. Tính đa dạng về tư tưởng đã làm cho y học Mỹ phát triển vượt bậc, cũng như nhiều ngành học khác ở Mỹ.

Khi áp dụng ý tưởng mới vào thực tiễn, hãy thử ở quy mô nhỏ trước, chúng ta có thể dừng lại khi có những kết quả không mong muốn. Tranh thủ sự giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn khi cần. Nếu lần đầu thất bại, hãy tiếp tục lần thứ hai. Quan sát các dự án của một vài người khác xem họ giải quyết vấn đề như thế nào, hỏi ý kiến bạn bè, đối thủ hay các chuyên gia từ các hội thảo quốc gia hay quốc tế. Chúng ta có thể viết thư hỏi ý những chuyên gia quốc tế qua địa chỉ email của họ trong các công trình được công bố. Nếu đi sai đường, hãy thử áp dụng cách thức của các đối thủ. Trong khoa học, không có kẻ thù, tất cả đều là bạn hữu, đồng nghiệp và đối thủ. Sau vài lần cố gắng cật lực, qua nhiều đêm không ngủ, thường chúng ta sẽ đạt được những gì mình muốn.

*Hơn 20 năm học tập và làm việc trên đất Mỹ, BS Thạch vẫn giữ lối trò chuyện và ngôn từ giàu hình ảnh, đậm chất dân dã Việt Nam. Nhưng ông cũng đồng thời là tác giả những cuốn sách y khoa về tim mạch bằng tiếng Anh được coi là best seller tại Mỹ. Cuốn "Xử trí các vấn đề tim mạch học phức tạp thông qua y học thực chứng" xuất bản từ năm 2001 đã được tái bản 3 lần và đồng thời nằm trong số 100 cuốn sách tim mạch bán chạy đầu bảng trong số khoảng 1.500 đầu sách về tim mạch ở Mỹ. Cuốn "Tim mạch học can thiệp" cũng được liệt vào hàng 10 cuốn sách bán chạy nhất kể từ khi nó được xuất bản. Người ta tìm mua những cuốn sách này vì nội dung, ý tưởng và cách đột phá trong trình bày của tác giả.

*Trước khi thành công, các thầy thuốc tim mạch cần gì?

- Tôi đã thành công khi tìm được sự hài hòa và lâu dài với các đồng nghiệp ở châu Á, bởi chúng tôi đều làm việc dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức của Khổng giáo, những phẩm chất cơ bản ở mỗi người: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Trước khi nghĩ đến thành công, các thầy thuốc tim mạch trên thế giới cần thành nhân đã. Còn sau khi thành công, sự cân bằng giữa áp lực công việc và thời gian chăm sóc gia đình chính là chìa khóa của hạnh phúc của mỗi người.

*Ngôi nhà của BS Nguyễn Ngọc Thạch nằm giữa một khu đất rừng rộng hơn 70 mẫu, cách BV St. Mary, nơi ông làm việc 40 phút đồng hồ chạy ôtô. BS Thạch thích nghe nhạc cổ điển, sưu tập đồ cổ, và đi dạo trong rừng, tập thể dục, giải mã những bí mật của lịch sử (nhất là lịch sử Việt Nam)... Không hỏi vì sao, tôi cũng đã đoán được lý do ông chọn căn nhà yên tĩnh ở giữa rừng, dù mỗi ngày đều phải thức dậy sớm và về nhà muộn hơn để lái xe tới nơi làm việc. Dung hòa cường độ làm việc căng thẳng, ông đã có một cuộc sống thanh bình gần gũi với thiên nhiên.

Lúc tạm biệt, tôi xin ông một sợi dây đeo vào mình bức tranh mua làm kỷ niệm về đất nước Mỹ. Ông tự tay làm cho tôi một chiếc quai đeo sau lưng, và nói nhỏ: "Đáng lẽ là bạn phải tự làm trước, nếu không biết thì mình mới giúp". Tôi hiểu ý ông, rằng trên con đường mỗi người đi, họ trước hết đều phải rất tự cố gắng, tự định hướng cho mình, biết tự đặt câu hỏi cho mình, tìm thấy sự giúp đỡ của người khác, ắt sẽ tự tìm ra được câu trả lời.

Bốn bí quyết để có những ý tưởng hay hơn người khác

Sau một thời gian chỉ giảng dạy về kỹ thuật can thiệp tim mạch cho các đồng nghiệp Trung Quốc, tôi thay đổi cách nghĩ: Dạy họ cách giải quyết vấn đề bằng cách đặt câu hỏi đúng. Đó là phương pháp cơ bản trong giáo dục ở Mỹ. Khi một sinh viên đặt ra một câu hỏi đúng, họ sẽ có câu trả lời xác đáng. Qua đó, người sinh viên có thể giải quyết vấn đế mà không cần sự hỗ trợ của người thầy. Điều này rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì khi đi làm, không có người thầy nào bên cạnh để chỉ cho mà họ phải tự giải quyết vấn đề lấy!

Thứ hai, hãy cố gắng tìm ra sự thật một cách thực tế và trực tiếp; ngại nói thẳng, nhìn thẳng và tiếp cận trực tiếp vào ngay trọng tâm vấn đề với tất cả sự say mê. Cuối cùng, khi rà sát lại những nghiên cứu, bài báo sắp được in, bạn phải tự hỏi: Đây có phải là giải pháp tốt nhất chưa? Có thể làm được tốt hơn không?

Thứ ba, khoa học, nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, khi giao thoa với nhau sẽ tạo nên những tư tưởng mới. Bán cầu não trái là khu vực tư duy của khoa học, còn bán cầu não phải là mảnh đất của nghệ thuật. Sự kết nối được hai bán cầu não sẽ cho ra đời những tư tưởng mới. Sự phân bổ chức năng của hai bán cầu cũng cho lời giải thích vì sao khi làm việc suy nghĩ mệt mỏi, ta thư giãn và luân chuyển để bán cầu não phải hoạt động thì sẽ thấy rất thoải mái và nhanh chóng phục hồi lại sức nhạy bén và tốc độ làm việc.

Thứ tư là để não làm việc trong khi ngủ. Nếu bạn có câu hỏi, hãy đọc nó trước khi đi ngủ. Ngay trong lúc ngủ, hai bán cầu não vẫn tiếp tục làm việc và giải quyết vấn đề khi ta thức giấc.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Thạch

Quang Duy thực hiện/Báo Lao Động




Laura Bush ca ngợi Hillary Clinton

TPO -  Đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ Laura Bush đã bày bỏ sự khâm phục đối với cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton vì sự can đảm và tài năng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Đương kim Đệ nhất Phu nhân Mỹ Laura Bush

Mặc dù Thượng nghị sĩ Hillary Clinton đã phải dừng cuộc đua giành tấm vé đại diện đảng Dân chủ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ nhưng những gì bà đã làm chứng tỏ bà không thua kém đấng mày râu.

Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ đã bày tỏ sự khâm phục đối với bà Hillary và hi vọng một ngày nào đó sẽ có một phụ nữ của đảng Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.

“Tôi khâm phục sự can đảm và tài năng cũng như sức chịu đựng của bà Hillary” – bà Laura phát biểu.

Tuy thất bại trước đối thủ Barack Obama nhưng bà Hillary đã ghi vào lịch sử Mỹ là phụ nữ đầu tiên tham gia cuộc đua tranh cử Tổng thống và bà cũng chỉ để thua đối thủ trong bối cảnh được đánh giá là phức tạp, khó hiểu và có chút thiên vị của đảng Dân chủ.

Bà Laura Bush cũng bảo vệ phát biểu của bà Michelle Obama, vợ ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama. Hồi tháng Hai khi bà Michelle nói rằng từ khi trưởng thành, đây lần đầu tiên bà tự hào về nước Mỹ. Phát biểu này đã bị một số thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích.

Trong chương trình “Good Morning America” của đài ABC, bà Laura nói: “Michelle chỉ muốn nói điều mà cô ấy muốn nói”. Tuy nhiên, Laura cũng khuyên Michelle nên thận trọng trong lời nói nhất là với tư cách phu nhân của ứng cử viên Tổng thống.Việt Thụy
Theo AP

Nông dân Việt lên hương nhờ gạo được giá, có người sắm ô tô đi mần ruộng
14:09:48, 11/06/2008
Trịnh Văn Phú (bên trái) "cưỡi" ô tô đi thăm đồng - Ảnh: Trường Phong
9 giờ sáng. Chiếc ô tô từ từ dừng lại trước một quán cà phê sang trọng ở thị trấn Tri Tôn. Từ trên xe, một thanh niên mới hơn 30 tuổi mặc quần jeans, chân đi giày da bước vào quán. Nhìn cung cách, ít ai biết rằng anh là nông dân chính hiệu, mỗi năm mần ra hơn 30.000 giạ lúa.

Anh nông dân ăn chịu hàng trăm gói mì

Người thanh niên ấy là Trịnh Văn Phú (34 tuổi, ngụ ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang). 12 năm trước, Phú lập nghiệp bằng nghề mua bán vật tư nông nghiệp. Có bao nhiêu vốn liếng anh đổ hết vào mua phân, mua thuốc trừ sâu về bán chịu cho bà con nông dân, tới mùa lấy lúa trừ nợ. Xui rủi năm đó xứ Lương An Trà bị thất mùa, bà con còn không có gạo ăn, lấy đâu ra tiền trả nợ phân, thuốc cho anh? Thế là số tiền mang theo hơn 40 triệu đồng đã "vỗ cánh bay xa" không hẹn ngày gặp lại! Trịnh Văn Phú trở thành kẻ "trắng tay". Hằng ngày, anh phải khiêng máy đi bơm nước mướn mới có tiền đong gạo. Chiếc máy bơm nặng hơn trăm kg thường phải hai người khiêng, nhưng do không có tiền mướn nhân công, Phú phải tự xoay xở một mình, đến nỗi đau cả xương sống. Làm cực vậy mà cũng chẳng đủ ăn. Máy móc trục trặc hoặc khi mùa màng nhàn rỗi, anh bị đói dài dài. Thấy anh đói quá, người chủ quán "cóc" ở vàm kinh thương tình cho ăn... chịu mì gói. Phú ngậm ngùi: "Tôi phải ăn mì thay cơm hết ngày này qua tháng nọ, ăn thiếu cỡ mấy trăm gói mì mà tình thế cũng chẳng khá hơn. Khi đó, tôi thèm được ăn một bữa cơm, dù chỉ với cá kho quẹt nhưng cũng không có được". 

Đói quá, nhiều lần anh định "quy cố hương", về với cha mẹ cho đỡ khổ. Nhưng chẳng lẽ trở về quê với một bộ dạng "tơi tả" này sao? Lòng tự trọng đã cột chân anh ở lại. Một lần khi bơm nước mướn, anh nghe ông chủ có ý định sang miếng ruộng với giá rẻ để về quê. Nghe cho biết vậy thôi, chớ lúc đó anh chẳng có đồng xu dính túi, nào dám mơ tưởng? Nhưng sự đời ai mà biết được. Mấy hôm sau có người ở xứ xa đến hỏi mua đất, do lúc đó đất ở đây làm ruộng đã bắt đầu trúng. Anh trở thành kẻ "làm mối" cho hai người. Bên bán cho một ít, bên mua cho một ít, khiến cuộc sống của anh đã bắt đầu bớt khổ. Đến năm 2000, anh đã có trong tay 100 triệu đồng và bắt đầu cuộc hành trình "làm lại cuộc đời" ! 

Cải tạo đất hoang thành ruộng


Anh Phú đang hướng dẫn cho người quản lý ruộng cách chăm sóc lúa - Ảnh: T.P

Phú kể: Hồi đó, với 100 triệu đồng, có thể mua vài chục công đất mần ruộng, mỗi năm thu về mấy trăm giạ lúa. Là một người sống độc thân, bấy nhiêu đó cũng có thể gọi là tạm đủ sống, chớ không thể làm giàu được. Đang tính nát óc không biết nên đầu tư vào đâu thì có tin Nhà nước đấu giá 200 công đất (trước đây trồng khoai mì không hiệu quả - PV). Phú mang tin này kể cho ông bạn là chủ một tiệm vàng ở Tri Tôn nghe. Ông bạn liền bảo nếu anh muốn mua, sẽ cho mượn 700 triệu đồng với điều kiện: giao cho anh ta giữ giấy tờ. Trong vòng một năm nếu anh trả đủ tiền thì lấy miếng đất, nếu không trả được thì anh ta lấy đất và anh mất luôn 100 triệu đồng. Sau một đêm suy nghĩ, Phú quyết định mượn tiền mua đất.

Trời không phụ lòng người. Năm đó, lúa trúng bể bồ. Phú trả dứt nợ và trở thành chủ sở hữu thật sự miếng đất rộng đến 200 công (20 ha). Có đất rộng, anh bắt đầu sắm máy cày, máy suốt; xây dựng nhà kho, lò sấy... Mần 200 công ruộng thấy... chưa đã, Phú mua thêm đất rồi dùng máy cày khẩn hoang, biến thành đất thuộc. Phú kể: "Hồi đó, dân nghèo được cấp đất không có tiền đầu tư cải tạo trồng lúa nên cứ để cỏ dại mọc um tùm. Nhiều người kêu bán lại với giá chỉ 3-4 triệu đồng/công. Tôi mua mỗi lần vài chục công, dùng máy cày nhà san, ủi, cải tạo đất hoang thành đất trồng lúa, ai cần thì nhượng lại, coi như "lấy công làm lời". Đất làm ruộng trúng, dân các nơi đổ về mua nhiều nên tôi kiếm lời cũng bộn"!

Sắm ô tô

Sau những việc đồng áng, thú vui duy nhất của Phú là "cưỡi" ô tô và... "trầm" quán cà phê ! Phú nói, lúc uống cà phê tôi "làm" được nhiều thứ lắm. Chẳng hạn tính xem lúa bị vàng lá là do bệnh gì, năm trước mình dùng thuốc gì và dùng với liều lượng thế nào thì cho hiệu quả tốt nhất? Hay chuyện ông A có miếng đất rộng cả trăm công, đã bỏ hoang mấy năm, nay kêu cho mướn với giá rẻ mình có nên mướn không?... Sau những buổi "trầm" quán cà phê như thế, Phú đã quyết định mướn hơn 300 công đất hoang mần ruộng. Anh tính: "Đất người ta cho mướn chỉ 70 - 100 ngàn đồng/công. Mình có máy nhà, chỉ tốn tiền dầu và nhân công khoảng 1 triệu đồng/công là có thể trồng được lúa. Người ta cho mình làm được 4 năm, tính ra mỗi công làm được khoảng 4 tấn lúa, cũng có lời khá khá. Hoặc nếu không thích làm, cho mướn lại cũng kiếm hơn tỉ bạc". 

Vài năm trở lại đây, vừa đất mua, vừa đất mướn, mỗi năm Phú mần gần 600 công ruộng, thu hoạch khoảng 30.000 giạ lúa. Hiện anh đã sắm được 6 chiếc máy cày, có chiếc giá đến hơn 200 triệu đồng. Anh đang đầu tư xây dựng nhà kho để chứa lúa, chứa phân. Theo anh, nhà kho có nhiều cái lợi: trước hết, nhà kho được dùng để chứa phân lúc phân có giá rẻ và đến khi thu hoạch thì chứa lúa, tránh bị ép giá. "Vụ thu hoạch vừa rồi, do không có kho chứa, tôi bán lúa giá chỉ có 4.200 đồng/kg. Nay giá lúa lên đến 6.200 đồng/kg, coi như lỗ đứt bảy, tám trăm triệu bạc" - Phú nói. 

Tuy nhiên, có một điều mà Phú rất ngại nói ra - đó là chuyện anh sắm ô tô đi mần ruộng. Nhiều người cả quyết: chuyện những người nông dân trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su... sắm ô tô đã là chuyện thường, nhưng mần ruộng mà sắm được ô tô như anh là chuyện xưa nay hiếm! Anh tâm sự rằng anh rất ngại nói chuyện này, bởi làm ruộng có dư tiền, anh sắm ô tô cho tiện việc đi lại, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tìm cơ hội làm ăn, chớ chẳng phải muốn nổi tiếng gì cả. Anh nói: "Chiếc ô tô trước đây tôi mới bán rồi. Hiện tôi đang đặt mua chiếc xe khác, giá 27.000 USD, nhưng người ta nói vài tháng nữa mới giao xe. Xứ này đâu chỉ tôi sắm được ô tô. Anh Vũ Trọng Bá (mần gần 1.000 công ruộng - PV) đã có xe từ lâu. Rồi ông Sáu Đức (mần hơn 700 công ruộng), ông Nguyễn Thanh Tâm (mần hơn 600 công ruộng)... cũng rục rịch sắm ô tô rồi đó !". 

Trước khi chia tay, Phú cứ nhắc đi nhắc lại hoài câu này: "Mong Nhà nước thấy rằng tụi tôi là dân mần ruộng thứ thiệt, mần cỡ mấy ngàn công còn được chớ nói gì chỉ có mấy trăm công? Nếu chỉ giới hạn cho mần ruộng được 30 công, 60 công thì sức người, sức máy dư thừa rất lãng phí". 

Trường Phong

Một người Pháp gốc Việt đoạt giải văn học Pháp
08:41:00, 11/06/2008
Minh Tran Huy - Ảnh: TTO
Một người Pháp gốc Việt tên Minh Tran Huy đã được trao giải văn học Gironde của Pháp dành cho những cây bút mới năm 2008.

Hội đồng giám khảo nhận định tác phẩm đoạt giải tựa đề Nàng công chúa và chàng chèo thuyền của cô đạt tới "sự tinh tế trong việc hòa quyện thực tại vào tưởng tượng, sự nhạy cảm nằm trong văn phong buồn man mác".

Minh Tran Huy sinh năm 1979 tại Paris, hiện là trợ lý tổng biên tập tạp chí Văn Học Pháp - Le Magazine Littéraire. Theo Hãng tin Aqui, quyển Nàng công chúa và chàng chèo thuyền của cô lồng ghép chuyện cổ tích về công chúa Mỵ Nương và chàng Trương Chi, và chuyện tình có thật giữa tác giả với một chàng trai người Việt cách đây 14 năm.

Theo Minh Tran Huy, chuyện tình thật ngoài đời chỉ thoáng qua, nhưng mượn cảm xúc để lại cô đã phát triển thành một câu chuyện tưởng tượng. Cái chính là "lấy nó để đào xới những bí ẩn về một VN" mà cô khao khát muốn biết.

Được hội đồng tỉnh Gironde sáng lập cách đây 19 năm, giải văn học Gironde dành xét tặng tác phẩm đầu tiên hoặc thứ hai của những nhà văn viết bằng tiếng Pháp. Giải thưởng có giá trị hiện kim là 7.600 euro.

Thủy Tùng - Báo Tuổi Trẻ/Aqui

Bà con bất kể màu da: Thủ tướng Úc có cháu ruột là người Việt
11:07:57, 09/06/2008
Van Thanh Rudd đụng độ với cảnh sát.

Từ năm 2006, Hội đồng thành phố Melbourne quyết định tài trợ một chương trình nghệ thuật mang tên Young Artists Grants Program in Ho Chi Minh City.

Theo đó, chương trình này sẽ tài trợ 10 họa sĩ trẻ dưới 35 tuổi đang sinh sống tại TP.HCM và có những sáng tác trong vòng hai năm. Cuộc triển lãm năm nay sẽ diễn ra tại TP.HCM trong tháng sáu. Dịp này, Hội đồng thành phố Melbourne mời hai họa sĩ trẻ Úc gốc Việt, trong đó có Van Thanh Rudd.

Điều bất ngờ Van Thanh Rudd, 35 tuổi, chính là cháu gọi Thủ tướng Kevin Rudd bằng chú ruột. Van Thanh là con của một phụ nữ VN và Malcome Rudd, anh ruột Thủ tướng Kevin Rudd. Trước đây ông Malcolm có tham chiến ở VN và cưới một người vợ VN rồi sau đó đưa bà sang Úc. Ông Malcome đang sống ở Queensland nhưng Van Thanh Rudd hiện sinh sống và làm việc ở Melbourne. Van Thanh từng tốt nghiệp khoa mỹ thuật tại Viện Kỹ thuật hoàng gia Melbourne (RMIT).

Van Thanh Rudd tự nhận mình là họa sĩ tranh đấu (artist activist) và khiêm tốn cho rằng mình không có tài ăn nói như ông chú Kevin. Van Thanh cũng đã không ít lần gặp phiền toái với cảnh sát và cũng không ít lần làm báo chí Úc tốn giấy mực vì những bức tranh mang đậm tính tranh đấu của anh. 

Hiện tại, Van Thanh Rudd là một họa sĩ có tiếng ở Melbourne. Tuy nhiên Van Thanh cũng không ít lần thất vọng vì người ta cứ phỏng vấn anh về... Kevin Rudd hơn là về những tác phẩm của anh.

Huy Cường (Tuổi Trẻ)

Mất ngai vàng, còn sinh mạng, vua Nepal về sống đời thường dân

>> Số phận “vị hoàng đế cuối cùng” ở Nepal
>> Nepal: Nước Cộng hòa non trẻ nhất thế giới

TP - Ngày 11/6 cựu Vương Nepal Gyanendra và cựu Hoàng hậu Komal đã chính thức rời Hoàng cung Nepal ở thủ đô Kathmandu để về sống tạm tại một ngôi nhà trong khu rừng rậm ở Nagarjun ngoại ô phía tây bắc Kathmandu.

Vua Nepal Gyanendra vừa thoái vị  Ảnh: AP

Khu rừng này nằm trên núi nhìn xuống thung lũng Katmandu. Việc chuyển dời nơi ở của cựu Vương Gyanendra mang tính biểu tượng chính thức chấm dứt chế độ quân chủ ở Nepal từng tồn tại từ năm 1760 đến nay.

Cũng từ ngày 11/6, công dân Gyanendra và phu nhân chính thức trở thành thường dân Nepal. Ông bà Gyanendan sẽ sống tạm ở ngôi nhà trong rừng Nagarjun một thời gian cho đến khi tìm được nơi ở mới.

Chính phủ Nepal cho biết, trước khi rời Hoàng cung, ông Gyanendra đã trao lại cho đại diện Chính phủ Nepal Vương miện, quyền trượng và các báu vật khác của Vương triều. Tòa nhà chính của Hoàng cung sẽ được Chính phủ mới Nepal sử dụng làm khu bảo tàng quốc gia.

Vương miện, quyền trượng và các báu vật của Vương triều được trưng bày cho khách thập phương đến tham quan. Bộ trưởng Nội vụ Nepal Krishna Prasad Sitaula cho biết, tất cả những đồ báu vật của Vương triều do cựu Vương Gyanendra bàn giao lại sẽ được công bố trước công chúng.

Lúc đầu, cựu Vương Gyanendra rất miễn cưỡng để cho Ủy ban Kiểm toán nhà nước liệt kê tài sản của Hoàng gia. Cựu Vương sau khi được thuyết phục mới thuận lòng tuyên bố rằng ông sẽ để lại đồ gỗ trong Hoàng cung và tất cả những quà tặng mà ông nhận được kể từ khi ông lên ngôi Vua Nepal sau vụ thảm sát Hoàng Gia năm 2001.

Chính phủ mới ở  Nepal dự định sẽ biến khu Hoàng cung thành bảo tàng, mở cửa cho dân chúng vào tham quan. Tuy nhiên, sau khi cựu Vương Gyanendra và Phu nhân rời đến chỗ ở mới, bà mẹ kế của ông cùng những người hầu gái của ông nội cựu Vương Gyanendra vẫn còn đang sống trong một khu nhà được rào cách biệt với các tòa nhà chính trong khuôn viên Hoàng cung.

Đến nay Chính phủ Nepal chưa cho biết những người này có được tiếp tục ở lại trong khuôn viên Hoàng cung lâu dài hay không. 

Đ.P

Thứ năm, 12/6/2008, 11:19 GMT+7

Cảnh sát Anh đứng gác ở trước tòa nhà Quốc hội. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Anh đứng gác ở trước tòa nhà Quốc hội. Ảnh: Reuters.

Một số tài liệu mật liên quan tới mạng lưới khủng bố al-Qaeda và Iraq bị bỏ quên trên tàu ở London, khiến cảnh sát Anh mở cuộc điều tra lớn về sự cố rò rỉ thông tin này.

Các tài liệu trên thuộc về một quan chức tình báo cao cấp trong văn phòng Nội các Anh, được một hành khách tìm thấy hôm 10/6. Tài liệu này sau đó được chuyển cho hãng tin BBC.

7 trang trong tài liệu được đánh dấu tối mật, bao gồm những đánh giá mới nhất của chính phủ về al-Qaeda và lực lượng an ninh của Iraq. Hồ sơ trên cũng được ghi chú chỉ dành cho Anh/Mỹ/Canada và Australia. Trang đầu tiên ghi ngày 5/6.

Cảnh sát Anh đã mở cuộc điều tra lớn về vụ việc này. Nhân viên tình báo bỏ quên tài liệu nói trên đã bị đình chỉ công tác.

Các đánh giá về an ninh thường bao gồm thông tin tình báo do các điệp viên thu thập được. Nếu tài liệu tối mật này rơi vào tay khủng bố có thể khiến chúng thay đổi chiến lược và đánh động chúng về các biện pháp ngụy trang của Anh.

Vụ rò rỉ thông tin là sự cố mới nhất trong hàng loạt sự việc tương tự ở Anh. Hồi tháng giêng, chiếc máy tính chứa tên tuổi của 600.000 người đăng ký gia nhập Hải quân Hoàng gia đã bị đánh cắp. Dữ liệu trong máy tính bao gồm tôn giáo của những ứng viên và số tài khoản ngân hàng của họ. Dữ liệu này chưa được mã hóa. Năm ngoái, các nhân viên thuế đã đánh mất đĩa ghi lại thông tin tài khoản của gần một nửa dân số Anh.

Hải Ninh (theo China Daily)

Những đóng góp của ông Võ Văn Kiệt cho đất nước

2008-06-12

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vừa từ trần. Điểm lại lịch sử Việt Nam trong gần 40 năm qua, ông Kiệt rõ ràng đã có ảnh hưởng lớn và những đóng góp nhất định cho đất nước và dân tộc.

AFP PHOTO

Mặc dù có nhiều quan điểm tiến bộ, ông Võ Văn Kiệt vẫn không vượt qua nỗi các giáo điều bảo thủ trong guồng máy cai trị độc đảng tại Việt Nam.

< object id=audioplayer1 type=application/x-shockwave-flash height=20 width=240 data=http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf>< /object>

Nhân dịp "Đóng nắp ván thiên tính sổ chuyện đời" cho người vừa nằm xuống, biên tập viên Nguyễn An hỏi thăm nhà báo Bùi Tín về những đóng góp của ông Kiệt. Nhà báo Bùi Tín hiện đang sinh sống tại Paris nguyên là đại tá Quân Đội Nhân Dân và phó tổng biên tập báo Nhân Dân.

Nhiều quan điểm tiến bộ

Về những điểm tích cực nổi bật của ông Kiệt, ông Bùi Tín nói:

Ông Bùi Tín: Tôi thấy ở ông Kiệt có nhiều điểm nổi bật. Trong Bộ Chính Trị cũng như trong Trung Ương Đảng thì ổng là con người có quan điểm tiến bộ hơn cả.

Có thể nói là cái quan điểm về dân chủ trong đảng, quan điểm về nghe ngóng và đổi mới, rồi hiểu biết về thế giới thì tôi nghĩ ông Kiệt là một trong những người nổi bật và là người có những quan điểm tiến bộ. Ngay cả đối với vấn đề hoà hợp và hoà giải dân tộc thì ổng cũng có quan điểm khác với quan điểm của Bộ Chính Trị hiện nay.

Gần đây ổng viết cả một bài nói về số phận của nông dân, như là nông thôn đã bị đặt ra ở ngoài lề của đổi mới và cái thảm cảnh của nông dân trong cái đổi mới đó thì cuộc sống không được cải thiện mấy, v.v…

Ổng báo động về tình hình của nông thôn, hay là ngay đối với di tích Hoàng Thành Thăng Long (thì) ổng cũng có một thư riêng để nêu lên là không nên phá cái Hội Trường Ba Đình làm ảnh hưởng đến di tích đó và nên hoãn việc xây dựng trụ sở quốc hội mới lại.

Ở ông Kiệt có nhiều điểm nổi bật. Trong Bộ Chính Trị cũng như trong Trung Ương Đảng thì ổng là con người có quan điểm tiến bộ hơn cả.

Ông Bùi Tín

Tôi nghĩ đấy là những quan điểm rất là tiến bộ.

Chưa vượt qua được độc đảng

Nguyễn An: Thưa, thế còn mặt tiêu cực, tức là những điểm yếu của ông Kiệt thì ra sao?

Ông Bùi Tín : Sau khi đã nghỉ hưu thì ổng nhìn nhiều vấn đề rõ lắm. Cái thứ hai tức là ổng hơi chậm. Cái mức độ tiến bộ của ổng cũng là hạn chế, chưa vượt qua được cái quan điểm về độc đảng, về việc chấm dứt cái độc đoán, cái chế độ toàn trị, và cũng như là chưa vựơt qua được cái gọi là trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Đáng lẽ cái việc này phải làm từ Năm 1986 (thì) ổng cũng chưa vượt qua được những quan điểm thủ cựu.

Cho nên tôi nghĩ là ổng vẫn xếp vào lớp người bảo thủ, nhưng là người tiên bộ nhất trong hàng ngũ những người bảo thủ. Ổng cũng chưa vượt qua được chính mình để có những đổi mới cả về chính trị cần thiết, và nhất là như quan điểm về báo chí.

Nguyễn An: Thưa, về báo chí thì ông Kiệt chủ trương như thế nào?

Ông Bùi Tín : Thì ổng nói rõ là để cho báo chí có quyền điều tra và phát ngôn. Và ổng là người ủng hộ ngay cả ông Linh trong vấn đề là các nhà văn phải tự cúu lấy mình, không được bẻ cong ngòi bút.

Nhưng, ngược lại thì ổng lại là người không vượt quá lên được để cho phép tổ chức được nhiều tổ chức hội nhà văn chứ không phải chỉ có một hội duy nhất, hay là cho tư nhân làm báo.

Nguyễn An: Như vậy theo ông thì ông Kiệt là người có những mặt tích cực nhưng mà ngay ở những mặt tích cực đó thì ông ta có những giới hạn. Thế thì theo ông, nguyên nhân của những giới hạn đó là do đâu?

Đánh giá tổng quát thì ông Kiệt đáng khen ở cái điểm là ổng cũng có những quan điểm độc lập; hai nữa là có những quan điểm vượt lên trên Bộ Chính Trị, nhưng mà cũng vẫn hạn chế trong cái phạm vi của độc đảng.

Ông Bùi Tín

Ông Bùi Tín: Đánh giá tổng quát lại thì ổng đáng khen ở cái điểm là ổng cũng có những quan điểm độc lập; hai nữa là có những quan điểm vượt lên trên Bộ Chính Trị, nhưng mà cũng vẫn hạn chế trong cái phạm vi của độc đảng. Thì tôi cũng nghĩ là có lẽ hạn chế là bởi vì một là ổng ở trong rừng lâu và ổng tiếp xúc với thế giới ít lắm; cái thứ hai là cũng vì trình độ học thức nữa.

Nghị định 31/CP và Tổng cục 2

Nguyễn An: Thế còn cái Nghị Định 31/CP và cái việc thành lập Tổng Cục 2 thì ra sao?

Ông Bùi Tín : Đấy, ổng chính là người ký cái nghị định đó và đồng thời ổng cũng là người ký một cái nghị định nữa nhân danh thủ tướng chính phủ là cho cái Tổng Cục 2 quyền đặc biệt để cho nó thành ra một tổ chức tình báo đặt trên Đảng, đặt trên Chính Phủ.

Ổng có cái ưu điểm là ổng nhìn nhận rằng "Tôi đã ký cái nghị định này và đây là một sai lầm. Nhưng mà sau  khi tôi đã suy nghĩ đến 10 tháng tôi mới ký." Nhưng mà sau này ổng vẫn để nguyên chứ ổng đã huỷ bỏ cái nghị định đó đâu!

Nguyễn An: Như vậy có thể coi việc ký hai nghị định đó như là những mặt tiêu cực của ông Kiệt không?

Ông Bùi Tín : Vâng. Đúng như thế. Ngay cả cái quan điểm cho là tiến bộ nhất là hoà giải dân tộc thì ổng đã có bao giờ nói là đảng cần phải xin lỗi nhân dân đâu?

Ông vẫn chưa nêu lên rõ cái sai lầm của đảng sau 30 Tháng 4 là đày đoạ người ta, rồi chiếm đóng Miền Nam, rồi do cái phân biệt đối xử mà gây nên cái thảm kịch thuyền nhân nữa. Xin lỗi tất cả nạn nhân trong vụ thuyền nhân thì mới có thể đi đến hoà giải hoà hợp dân tộc chứ! Xin lỗi và nhận tất cả cái khuyết điểm, cái sai lầm của thời kỳ đó, cái đó vẫn ở ngoài tầm của ổng.

Nguyễn An: Xin cảm ơn nhà báo Bùi Tín.

Ông Bùi Tín: Cảm ơn Nguyễn An.

Bắt 3 nữ Việt kiều chứa ma túy trong... hậu môn

Nguồn tin cho hay, một đối tượng tên Trang Bích Phượng, một người tên Chinh, còn một người chưa rõ danh tính. Ba đối tượng này dự định vận chuyển trái phép chất ma túy ra nước ngoài theo đường hàng không bằng thủ đoạn nhét ma túy vào hậu môn.

 

Số tang vật thu giữ gồm hàng chục cục bột trắng nghi là heroin (cơ quan điều tra đang giám định) được cho vào bọc nilông có đường kính vài cm rồi lồng vào bao cao su.

 

Được biết cách đây gần 10 ngày, tại TPHCM, cảnh sát cũng phát hiện một nữ Việt kiều Australia tên Trần Thị Ngọc Dung (35 tuổi, thuê khách sạn ở quận 1, ở cùng một số người khác) nhét ma túy vào hậu môn nhằm vận chuyển sang Australia. Tuy nhiên đối tượng này đã bị ngộ độc do các gói heroin trong bụng bị vỡ ra và buộc phải vào viện cấp cứu.

 

Hiện nay Cục C17B đang mở rộng điều tra một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy sang Australia bằng đường hàng không với quy mô lớn mà TPHCM là một địa bàn trung chuyển. Đối tượng được thuê vận chuyển là một số nữ Việt kiều, dùng thủ đoạn nhét ma túy vào trong cơ thể nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.


Đa số những người buôn lậu là xuất xứ từ phía Bắc khi ra ngoại quốc không có nghề nghiệp lại lười biếng lại muốn làm giàu nhanh nên vào nghề nầy, trước đây cũng có một bà gốc HN vượt biên đến Canada về buôn ma túy bị tử hình vì sứ quán Canada không can thiệp tích cức để chết cho đáng đời!

 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Kính gửi Quý Đồng bào Người Mỹ gốc Việt cùng với những người Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới yêu quý,
From The Vietnam War and the Exodus to Canadato Trump Era
Cảnh báo về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng: Đừng để ảnh hưởng chính trị và giá rẻ làm lu mờ chất lượng
Phong Trào Thịnh Vượng Việt Nam giúp người Việt làm giàu và nhân đạo
Thất Bại Lịch Sử Của Trump Trong 100 Ngày Đầu Tiên: Một Bức Tranh U Ám
Beautiful electric cars made in Canada to compete worldwide
Canada’s Choice: Stability, Progress, and Leadership with Mark Carney
Kính gửi những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, công nghệ tài ba và những người tiền phong tương lai,
Chung số phận VNCH Ukraine bị phản bội
Chiến lược hiện đại hóa cho Canada: Cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu
Những Lời Hứa Kinh Tế Không Được Thực Hiện của Donald Trump: Một Thực Tế Đáng Thất Vọng cho Cử Tri Mỹ
Vì sao CSBV có thể đưa xe tăng vào trận địa một cách bí mật trong Chiến dịch Tây Nguyên?
Cuộc Di Cư Người Mỹ: Căng Thẳng Chính Trị và Làn Sóng Di Cư Ngày Càng Tăng
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Tác Động Đến Việt Nam: Một Sự Nhận Định Thấu Đáo
Tác Động của Chính Sách Cô Lập Đối với Quan Hệ Toàn Cầu của HK và Phong Trào Thế Giới Tẩy Chay Hàng Hóa HK

     Đọc nhiều nhất 
Lời Cảnh Báo Của Thủ Tướng Đức Mới: Nguy Cơ Từ Một Nước Mỹ Đơn Độc [Đã đọc: 298 lần]
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc sau 50 năm chiến tranh [Đã đọc: 298 lần]
Chiến Lược Đưa Việt Nam Vượt Lên Thành Cường Quốc Kinh Tế Khu Vực [Đã đọc: 277 lần]
Giống VNCH Mỹ được Trump chỉ đạo đã bán đứng Ukraine cho Nga và đạo diễn màn bi kịch tại Nhà Trắng vừa qua [Đã đọc: 267 lần]
Vì sao CSBV có thể đưa xe tăng vào trận địa một cách bí mật trong Chiến dịch Tây Nguyên? [Đã đọc: 265 lần]
Kính gửi những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, công nghệ tài ba và những người tiền phong tương lai, [Đã đọc: 263 lần]
Xây tường biên giới: Giải pháp cho an ninh và chủ quyền? [Đã đọc: 263 lần]
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Tác Động Đến Việt Nam: Một Sự Nhận Định Thấu Đáo [Đã đọc: 258 lần]
Tác Động của Chính Sách Cô Lập Đối với Quan Hệ Toàn Cầu của HK và Phong Trào Thế Giới Tẩy Chay Hàng Hóa HK [Đã đọc: 253 lần]
Chiến lược hiện đại hóa cho Canada: Cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu [Đã đọc: 250 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.