Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 25901017

 
Bản sắc Việt » Du học, Di trú Canada,USA... 03.12.2024 06:06
Canada: Thiên đường bình an dưới thế, Vietnamville: khu phố VN thơ mộng nhất hải ngoại
28.06.2008 15:05

Quốc gia Bắc Mỹ này là quê hương của những di sản thiên nhiên đáng kinh ngạc và những khoảng không bao la rộng lớn, nơi cư ngụ của một dân tộc hoàn toàn hiện đại, dựa trên tri thức. 80% dân số Canada sống trong những thành phố được coi là an toàn và đáng sống nhất thế giới.

Canada: Thanh bình và Thịnh vượng

Lịch sử

Cách đây hàng nghìn năm, những người châu Á đã từ Siberie vượt qua Alaska đến định cư ở miền đất ngày nay là Canada rồi đi tiếp xuống các vùng đất phía nam. Những bộ lạc thổ dân này đã có một đời sống ổn định với các nghề săn bắt, đánh cá, trồng cấy và một nền văn minh hoàn chỉnh.

Những vườn hoa đua sắc là cảnh thường gặp ở Canada.

Đến thế kỷ 16, trong khi tìm đường đến Ấn Độ, các nhà thám hiểm châu Âu đã vượt Đại Tây Dương đến lục địa này. Họ đã tìm thấy một miền đất giàu có, đặc biệt là các loài thú có lông quý như hải ly, cáo và gấu. Tiến sâu vào đất liền, người Pháp xây dựng các tiền đồn dọc theo sông St. Lawrence, vùng Ngũ Hồ và Mississipi, người Anh ở quanh vịnh Hudson và dọc bờ biển Đại Tây Dương. Sau các cuộc tranh chấp gay gắt, người Anh đã thiết lập được các vùng thuộc địa rộng lớn, người Pháp tập trung về vùng Quebec.

Năm 1774, Đạo luật Quebec ra đời, chính thức công nhận bộ luật dân sự Pháp và đảm bảo các quyền tự do tôn giáo và ngôn ngữ tại vùng lãnh thổ này. Khi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ở phía nam tuyên bố độc lập khỏi nước Anh, rất nhiều người Anh đã rời bỏ nước Mỹ, chạy lên phía bắc định cư tại Nova Scotia, New Brunswick và dọc theo Ngũ Hồ, hình thành các vùng tự quản. Sau đó, các thuộc địa của Anh ở phía bắc nước Mỹ là Canada Đông, Canada Tây, Nova Scotiam New Brunswick cùng thống nhất theo các điều khoản của Đạo luật về Bắc Mỹ của Anh để lập nên Liên bang Canada thuộc Liên Hiệp Anh ngày 1/7/1867. Ngài John Alexander Macdonal, người được coi là cha đẻ của Canada đã giữ chức Thủ tướng đầu tiên của đất nước này từ 1867 đến 1873.

Dần dần, Canada mở rộng về phía tây, sáp nhập thêm các vùng Manitoba năm 1870, British Colombia năm 1885, đảo Hoàng tử Edward năm 1873, vùng Yukon năm 1898 và đến năm 1905 là Alberta và Saskatchewan. Đến năm 1949, vùng lãnh thổ Tây Bắc New Foundland trở thành tỉnh thứ 10 của Canada.

Lá phong là biểu tượng của Canada.

Sau đại chiến thế giới thứ nhất, tiếng nói độc lập của Canada ngày càng trở nên rõ rệt. Vào năm 1931, quyền tự trị của Canada so với Anh được khẳng định bằng Quy ước Westminster. Từ sau đại chiến thứ hai đến nay, nền kinh tế Canada phát triển vượt bậc, đưa nước này vào hàng các cường quốc. Đồng thời, các chương trình xã hội tiên tiến của chính phủ như trợ cấp gia đình, trợ cấp tuổi già, chăm sóc sức khỏe cho mọi người, bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại cho người dân Canada một chất lượng sống cao mà nhiều nước phát triển cũng phải phấn đấu theo. Cùng với các chính sách đối ngoại ôn hòa, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ, vị thế của Canada trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt, vào ngày 1/4/1999, vùng lãnh thổ bao la phía bắc là Nuvavut, một vùng đất rộng bằng 1/5 diện tích toàn Canada cũng gia nhập liên bang. Sự kiện này đã khẳng định đường lối phát triển tốt đẹp và bền vững trong quá trình xây dựng đất nước của Canada.

Bảy vùng địa lý - bảy sắc cầu vồng

1. Vùng núi Tây Cordillera bao trùm miền đất British Columbia, Yukon và một phần của Alberta là nơi có nhiều phong cảnh tuyệt đẹp. Những dãy núi đá lớn chạy dài suốt phần đất dọc bờ biển phía tây, nhiều ngọn nhô cao từ 2.000 đến 4.000. Xen kẽ là các mỏm núi thấp và các thung trong lũng, nổi tiếng nhất là thung lũng hẹp Rocky Mountain Trench. Miền trung British Columbia là vô vàn các bình nguyên, đồi, khe, lòng chảo tạo đa dạng. Tại vùng Yukon là 20 ngọn núi chọc trời, trong đó có đỉnh Logan cao nhất Canada (5.959 m).

2. Vùng đồng bằng Great Plains là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn với những cánh đồng trải dài lút tầm mắt như Alberta, Saskatchewan và Manitoba. Các nông trại màu mỡ trong vùng là nguồn cung cấp hầu như toàn bộ sản lượng lúa mì cho Canada. Một số nơi khác có khí hậu sa mạc với những trận gió cát và tạo thành những vùng nước đọng trên các khối đá. Đây cũng là nơi đã phát lộ nhiều hóa thạch của các loài khủng long tiền sử.

Phong cảnh vùng hồ o­ntario.

3. Tấm lá chắn Canada là một vùng đất nổi tiếng về khai khoáng và khai thác gỗ, bao gồm miền bắc Manitoba, o­ntario và Quebec, từ bờ tây đến bờ bắc của Alberta, từ bờ đông tới Labrador va bao bọc quanh vịnh Hudson. Miền đất này là địa hình đặc trưng nhất của Canada và là nền tảng của lục địa Bắc Mỹ. Đây là vùng đất cổ, được tạo nên từ những lần trồi sụt của các dòng sông băng và để lại một lớp đất phù sa mỏng bồi đắp cho những cánh rừng phương bắc rộng lớn.

4. Vùng đất thấp sông St. Lowrence và Các Hồ Lớn là miền đất không mấy bằng phẳng giữa vùng thủ phủ Quebec và Windsor, o­ntario. Hầu hết các thành phố lớn và khu công nghiệp của Canada đều tập trung tại khu vực này, chiếm tới 1/2 dân số cả nước. Những dải đất bằng phẳng ở đây trước kia là các cánh rừng, còn nay đã trở thành những cánh đồng phì nhiêu.

5. Vùng Appalachian nằm về phía đông nam của Canada, bao gồm một phần phía nam sông St. Lawrence thuộc Quebec và hầu hết các tỉnh miền đông của nước này. Đặc điểm của vùng này là tập trung nhiều đồi và rừng. Càng dần về phía bờ biển, phong cảnh nơi đây nhấp nhô như gợn sóng. Đây là vùng có nhiều cảnh đẹp và rất yên tĩnh với vài thành phố và thị trấn nhỏ xinh nằm ven bờ Đại Tây Dương.

6. Vùng vịnh Hudson và vùng đất thấp Bắc cực là phần đất rộng lớn phía nam vịnh Huston. Đây là địa hình mang những tính chất đặc trưng nhất của Canada với nhiều sình lầy, đầm phá. Tại đây hầu như không có người ở và cũng không có du khách tìm đến, ngoại trừ thị trấn Chrrchill thuộc Manitoba.

7. Miền đất Bắc Băng dương ở vùng cực bắc là một vùng bao la bị băng tuyết bao phủ quanh năm. Màu trắng của các núi băng bốn mùa giá lạnh và mưa tuyết là hình ảnh quen thuộc của vùng này. Nằm sâu bên dưới các hòn đảo băng cứng đã hình thành từ hàng triệu năm. Suốt miền băng tuyết này hầu như không có đường đi và rất ít người sinh sống.

Thiên đường của động vật hoang dã

Khắp nơi trên đất Canada, các bạn có thể tận mắt thấy các loài động vật hoang dã quý hiếm:

Gấu trắng là động vật quý hiếm của Canada.

Gấu xám Bắc Mỹ sống hoang dã trên các sườn núi cao phía nam và phía tây, lông trên đỉnh đầu màu trắng và có bướu ở dưới gáy. Gấu đen sống ở phía nam và phía tây, ngay những nơi người dân hay cắm trại hoặc sinh sống. Đặc biệt, gấu trắng vô cùng dễ thương với bộ lông màu trắng ngà và nặng đến 7 tạ. Đây là loài thú quý hiếm, chỉ sống ở những vùng cực bắc, được chính phủ Canada bảo vệ.

Ngoài ra, còn có trâu, chó sói, sói Bắc Mỹ, hươu, tuần lộc, nai rừng Bắc Mỹ, lợn rừng. Còn gấu trúc Bắc Mỹ và cầy hương thì có thể bắt gặp ngay tại các thành phố lớn. Dê núi Rocky và mèo rừng là hai loài động vật hoang dã đặc hưu của Canada. Tại vùng biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và sông St. Lawrenc, du khách có thể thường xuyên nhìn thấy cá voi. Trong các cánh rừng mênh mông có tới trên 500 loài chim, phổ biến nhất là chim két và chim diệc với bộ lông xanh biếc tuyệt đẹp. Đặc biệt, ngỗng trời Canada từ lâu đã trở thành loài chim gần gũi nhất với người dân Canada, còn hải ly luôn được coi là một biểu tượng của thiên nhiên Canada phong phú và tươi đẹp.

Những cánh đồng và những ngôi làng mơ mộng

Mặc dù có đất đai rộng lớn nhưng đất canh tác nông nghiệp của Canada chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và có điều kiện thời tiết luôn thất thường. Tuy nhiên, nông nghiệp Canada đạt được nhiều thành tựu lớn. Phần lớn mùa màng của Canada đều tập trung canh tác ngũ cốc, các loại cây dùng làm thức ăn cho gia súc và các loại cây lấy dầu. Lúa mỳ là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất.

Canada có nhiều nhà nông học nổi tiếng, trong đó phải kể đến Herman Trelle người vùng Grande Praire. Trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1934, ông đã đạt 135 giải thưởng quốc tế về cây lanh, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mỳ, nhiều lần đoạt giải thưởng quốc tế về lúa mỳ.

Những làng quê yên ả là thiên đường đối với người dân Canada.

Hoa quả mùa hè của Canada cũng luôn được thế giới biết đến. Vùng hồ Erie và o­ntario là nơi chuyên trồng đào, lê, nho và nhiều loại trái cây khác. Bán đảo Niagara thuộc o­ntario và thung lũng Okanagan thuộc British Columbia là nơi chuyên sản xuất rượu vang. Rượu vang trắng thuần khiết và nhất là rượu vang ướp lạnh của Canada được xếp vào loại rượu ngon nhất thế giới.

Đối với những người dân sống trong thành phố, các trang trại nông thôn không chỉ là nơi cung cấp thực phẩm tươi sống mà còn là những điểm hẹn mơ mộng. Người ta rủ nhau về sống trong những ngôi nhà gỗ tuyệt đẹp của những người nông dân mến khách, để được cưỡi ngựa thong dong băng qua các cánh đồng lúa đang vào mùa gặt, cùng tham gia thu hoạch hoa trái trên các cánh đồng nho hay trong các vườn lê táo trĩu quả. Mùa hè ở nông thôn Canada là một thiên đường an lành, tuyệt vời và mộng mơ.

Người dân Canada rất tự hào về sự đa dạng trong ngôn ngữ và văn hóa của các cộng đồng người dân có nguồn gốc khác nhau. Năm 1998, chính phủ đã thông qua Điều luật về bản sắc đa văn hóa. Mỗi cộng đồng dân tộc đều có cơ quan ngôn luận riêng, tự xuất bản báo chí và chương trình phát thanh, truyền hình.

Thổ dân xưa và nay

Canada có ba nhóm thổ dân, tổng cộng khoảng 800.000 người, chiếm 3% dân số nước này. Trong đó, người Indien chiếm 69%, người Metis 26% và người Inuist là 5%.

Người Indien định cư sớm nhất trên miền đất này cũng như trên cả châu lục Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Vào thế kỷ 15, những người thám hiểm châu Âu vượt biển đi tìm Ấn Độ (Indian) đã lạc vào đây nên họ gọi những thổ dân nơi này là người Indien. Khi đó, xã hội của người Indien đã phát triển với tổ chức chính quyền, luật pháp, ngôn ngữ và một nền văn hóa rực rỡ, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ, âm nhạc, múa, cùng với tín ngưỡng và văn học cổ truyền.

Thổ dân Eskimo.

Người Iunist (hay còn gọi là người Eskimo) là thổ dân trên miền đất băng giá cực bắc, sống bằng nghề săn bắt cá dưới mặt băng, săn bắt và thuần dưỡng thú Bắc cực. Những túp lều giữa bao la tuyết trắng, những chiếc xe trượt có chó kéo, các cuộc rượt đuổi gấu trắng, săn hải cẩu, cá voi là những hình ảnh dễ nhận ra của những thổ dân bắc cực này.

Người Metis là sự kết hợp dòng máu của những thổ dân với người châu Âu thế hệ đầu tiên đặt chân lên miền đất này. Thổ dân Canada luôn tự hào về nền văn hóa của mình. Rất nhiều người đã hy sinh để bảo vệ Canada và nhiều người trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, giáo dục, y tế, công nghệ cao, văn hóa và thể thao. Ngày nay, văn hóa thổ dân là một phần quan trọng tạo nên sự phong phú, truyền thống trong bản sắc văn hóa Canada, rất được chú ý bảo tồn.

Một quốc gia đa văn hóa, đa ngôn ngữ

Hầu hết người dân ở Canada có thể nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Theo thống kế, 59% dân số có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 23% là tiếng Pháp. Luật pháp đã quy định đây là hai ngôn ngữ chính thức. Tại các cơ quan nhà nước và các hoạt động công cộng đều được cung cấp các dịch vụ song ngữ Anh - Pháp. Ngoài ra, trong số 18% còn lại có tiếng mẹ đẻ là Trung Quốc, Italy, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Punjabi, Ukraina, Ảrập, Hà Lan, Ai Cập, Cree, Inutikut. Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ của 0,8% dân số Canada.

Khu phố Trung Hoa ở Vancouver.

Người Canada thích lui tới những khu tập trung đông dân nhập cư như Khu phố người Hoa, Hy Lạp, Italy. Tại nơi này có nhiều quán ăn, cửa hàng chuyên bán những món đặc sản, tiệm bánh ngọt mang phong vị đặc trưng của mỗi nước mà khu phố đó mang tên. Người ta đến đây không phải chỉ để ăn mà còn để sống trong không khí đa sắc màu của các nền văn hóa khác nhau.

Canada cũng đã xây dựng được một sự thống nhất bền vững chính trong sự đa dạng văn hóa của mình và phát huy thành những thế mạnh trong phát triển kinh tế đối ngoại. Đặc biệt, người Canada rất tự hào về các di sản văn hóa thổ dân độc đáo và có nhiều nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và tôn vinh các di sản này.

Thể chế chính trị

Vào năm 1867, Canada đã thông qua thể thức liên bang là nhà nước phục vụ một số cộng đồng chính trị khác nhau dưới cùng một chính phủ. Nhưng về nguyên tắc, Canada là một lãnh thổ tự trị trong khối Liên hiệp Anh và nền độc lập của Canada chỉ được thiết lập vào năm 1931, thông qua đạo luật Westminster. Kể từ năm 1982, người Canada có quyền sửa đổi mọi điều trong hiến pháp Canada. Nhưng Canada vẫn là một nước quân chủ lập hiến với người đứng đầu là Nữ hoàng Anh Elizabeth II và bà ủy quyền cho Toàn quyền thực hiện quyền lực của mình.

Nữ hoàng Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước Canada.

Quốc hội Canada bao gồm Nữ hoàng (đại diện là Toàn quyền), Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Hạ viện có 301 thành viên đại diện cho mỗi khu vực dân cư được bầu lên. Toàn quyền sẽ chỉ định người lãnh đạo của đảng có đa số ghế trong Hạ viện làm Thủ tướng. Thủ tướng sẽ giới thiệu để Toàn quyền chỉ định 105 Thượng nghị sĩ đại diện cho sự cân bằng cho các tỉnh và các vùng lãnh thổ cũng như các bộ trưởng và quốc vụ khanh trong nội các. Hai viện có một số quyền như nhau nhưng chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ viện và chỉ có Hạ viện mới được đề xuất các dự án luật về chi tiêu ngân sách quốc gia.

Quốc hội liên bang chịu trách nhiệm về quốc phòng, mậu dịch, hệ thống ngân hàng, tiền tệ, luật hình sự, quốc tịch, đánh cá, hàng không vũ trụ, vận chuyển biển, đường sắt, viễn thông và năng lượng nguyên tử. Các cơ quan lập pháp tỉnh chịu trách nhiệm về vấn đề giáo dục, bất động sản, quyền dân sự, quản lý ngành pháp lý, chăm sóc sức khỏe, tài nguyên thiên nhiên, an ninh xã hội và các thiết chế ở thành phố.

Trong thực tế, các cơ cấu và hình thức tổ chức nhà nước Canada liên tục được cải tiến và hoàn thiện dần cho phù hợp với hoàn cảnh phát triển cụ thể trong từng giai đoạn. Đã có những thời kỳ diễn ra những sự thay đổi sâu rộng, hoặc có những bất đồng sâu sắc nhưng tiến trình cải cách ở Canada luôn được thay đổi một cách dần dần và hòa bình. Rất nhiều sự lựa chọn được thông qua bằng cách trưng bày dân ý toàn quốc.

Hiện nay, chính phủ Canada cũng đã chuyển giao nhiều trách nhiệm hơn cho các tỉnh như việc quản lý thị trường lao động, khai khoáng và lâm nghiệp. Đó là giải pháp có tính đến thực tế địa lý, lịch sử, sự phong phú của các cộng đồng văn hóa, di sản song ngữ Anh - Pháp và hai hệ thống luật pháp song hành.

Hệ thống luật pháp linh hoạt và hiệu quả

Là một quốc gia còn trẻ nhưng Canada có một hệ thống luật pháp rất giàu truyền thống. Đạo luật cao nhất làm nền tảng của nhà nước liên bang là Hiến pháp, tạo thành khung cho hệ thống pháp luật và tư pháp. Hiến pháp Canada có nội dung không thay đổi nhưng rất linh hoạt, cho phép mỗi tỉnh hoặc vùng lãnh thổ có thể phát triển phù hợp với các đặc điểm và các ưu tiên riêng của mình trong khi vẫn được hưởng các lợi ích là một bộ phận của Canada.

Vào năm 1982, Canada thông qua Hiến chương về các quyền và các quyền tự do, trong đó đảm bảo các quyền tự do cơ bản, các quyền dân chủ, quyền đi lại cư trú, quyền về ngôn ngữ, quyền bình đẳng, quyền pháp luật và quyền thổ dân. Đây là một phần căn bản của Hiến pháp Canada mà tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương phải tôn trọng.

Về các vấn đề riêng tư giữa các cá nhân như sở hữu bất động sản, trách nhiệm gia đình, giao dịch kinh doanh của các tỉnh có khác nhau. Chín trong 10 tỉnh của Canada dựa trên Thông luật, được phát triển từ luật của nước Anh thời xưa. Còn ở Quebec dựa trên Luật dân sự, có nguồn gốc từ thời đế chế La Mã, phản ánh nhiều quy tắc của luật nước Pháp. Mặc dù các văn bản này không giống nhau nhưng trong đại đa số các trường hợp, các phán quyết đưa ra đều giống nhau.

Mỗi tỉnh có thể đưa ra luật mới do chính quyền đề xuất và được đa số nghị viên tán thành. Các luật Liên bang phải được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua và có sự phê chuẩn của Nữ hoàng.

Có những vấn đề liên quan đến quốc tế như ô nhiễm xuyên biên giới, đánh bắt cá nơi ranh giới, di cư, thương mại hoặc rửa tiền quốc tế thì Canada sẽ điều chỉnh theo nguyên tắc của luật quốc tế.

Mỗi tỉnh có tòa án riêng và chia thành 2 cấp. Tòa án tỉnh giải quyết các vi phạm dân sự. Tòa án đại hình của tình xét xử các trường hợp hình sự và dân sự quan trọng với các thẩm phán do Chính phủ liên bang chỉ định. Cấp tòa án liên bang do Quốc hội thành lập, giải quyết các khiếu kiện có phạm vi liên bang, đặc biệt như về bản quyền, thuế, ngân sách. Trên hết là Tòa án tối cao Canada, xét xử phúc thẩm của các tòa án cấp dưới và phán quyết của Tòa án tối cao luôn là phán quyết cuối cùng.

Nhằm đảm bảo cho mọi người dân dù có khó khăn về kinh tế cũng có được đại diện pháp luật khi cần thiết, Canada có hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc giá thấp hoạt động rất hiệu quả.

Lực lượng cảnh sát quốc gia do chính phủ liên bang quản lý có tên là Cảnh sát kỵ binh Hoàng gia Canada (RCMP). Đây là lực lượng cảnh sát duy nhất tại các vùng thưa thớt dân cư là Yukon, Nunavut và vùng lãnh thổ Tây Bắc. Tám tỉnh sử dụng RCMP trong phạm vi hành chính, trên xa lộ và điều tra các tội ác nghiêm trọng. Hai tỉnh tập trung đông dân là o­ntario và Quebec có lực lượng cảnh sát riêng. Một số thành phố có cảnh sát địa phương.

Các tỉnh, vùng lãnh thổ và thủ phủ

Tên tỉnh/Vùng lãnh thổDiện tích (km2)Dân số (Người)Thủ phủ
Tỉnh Alberta661.185 2.915.000Edmonton
Tỉnh British Columbia948.5964.010.000Victoria
Tỉnh Đảo Hoàng tử Edward5657136.500Charlottetown
Tỉnh Manitoba650.09010139.000Winnipeg
Tỉnh New Brunswick73.437753.000Fredericton
Tỉnh o­ntario1.068.58711.412.000

Toronto

Thủ đô: Ottawa

Tỉnh Quebec1.540.6877.334.000Quebec City
Tỉnh Nova Scotia55.491935.000Halifax
Tỉnh Saskatchewan651.9031.025.000Regina
Vùng lãnh thổ Tây Bắc1,17 triệu42.000Yellowknife
Vùng lãnh thổ Nuvanut2,2 triệu25.000Iqualuit

(Theo sách Canada: Thanh bình và Thịnh vượng)



Đài truyển hình người Việt SBTV từ Houston qua làm phóng sự khu phố Việt Nam Montréal và phỏng vấn người sáng lập thi sĩ Tân Văn ngày 27-06-2008

Hai phóng viên của đài TV SBTN đã bay qua Montréal để làm phóng sự khu phố Vietnamville và phỏng vấn người sáng lập, chương trình sẽ được phát hình tại Mỹ và các vùng tiếng Anh tại Canada trong thời gian tới về chủ đề sinh hoạt người Việt tại Canada. SBTN là đài truyền hình 24 giờ có đông khán giả từ khắp các tiểu bang ở Mỹ, trong lời nhắn nhủ ông Ngô Văn Tân người sáng lập đã kêu gọi các thương gia từ Mỹ qua đầu tư, trong thời gian qua có một thương gia người Việt từ Mỹ qua mua một building ngay trung tâm khu phố Việt Nam chỉ có 400.000$US chỉ một thời gian mấy năm building nầy tăng giá lên 1.400.000$US nhờ thành lập khu phố VN ngay tại đây. Trong thời gian qua có những thương gia từ Âu Châu, Úc Châu và Mỹđiện thoại qua hỏi thăm cách đầu tư trong khu phố Vietnamville. Chắc chắn sau chương trình truyền hình nầy nhiều du khách VN từ Mỹ qua thăm khu phố cũng như các thương gia qua đầu tư, chỉ cần 300.000$US mua một cơ sỡ thương mại tại đây là có thể di dân cả gia đình đến xứ hạnh phúc, hiền hòa, bình yên, thịnh vượng hạng nhất thế giới nơi trên 200.000 người Việt đang sinh sống và tiếp tục gia tặng. Tại Montreal là nơi sinh viên VN dễ vào các trường y, nha và dược hơn các tiểu bang Mỹ, học phí rất rẻ chỉ vài ba ngàn đô và nhiều sinh viên được chính phủ cấp học bổng hoặc cho mượn học cho đến khi ra trường.

Canada ít bị thiên tai hơn Mỹ và ít bị hiểm họa khủng bố hơn, nhiều người Mỹ khi đi ra ngoại quốc mua một bìa thông hành giả Canada để bọc passport của họ tránh cặp mắt bọn khủng bố. La nước thanh bình Canada không bị cưỡng chế quân dịch như ở Mỹ trong thời chíến tranh VN nên hàng ngàn thanh niên Mỹ qua tị nạn có người sau nầy làm dân biểu thủ lãnh như Steven Robinson ở Vancouver. Ngay cả cuốc chiến Iraq mới đây cũng có những quân nhân sắp ra chiến trường đào ngũ qua Canada tị nan.

Một chiến sĩ Mỹ gốc Việt từ California vừa tử trận tại Iraq
Friday, June 27, 2008

medium_0627 TRAN HAI DU 1.jpg

Trong bức hình không đề ngày được đăng tên trang legacy.com, Trung Sĩ Trần Hải Du (bên phải) đang đứng với hai người bạn trong quân đội. Anh Du đã tử trận tại Iraq ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu, 2008.

medium_0627 TRAN HAI DU 2.JPG

Một nữ quân nhân đang cúi đầu trong lễ truy niệm Trung Sĩ Trần Hải Du tại căn cứ Forward Operating Base Warhorse tại Baqouba, ngày Thứ Tư, 25 Tháng Sáu, 2008. (Hình: Maya Alleruzzo/AP)

medium_0627 TRAN HAI DU 3.JPG

Ba quân nhân thuộc đơn vị kỵ binh Fires Squadron, Trung Ðoàn 2 Stryker Calvary của Trung Sĩ Trần Hải Du đang lục soát một căn nhà trong một ngôi làng gần Muqdadiyah, tỉnh Diyala ngày Thứ Sáu, 27 Tháng Sáu, 2008. (Hình: Maya Alleruzzo/AP)

WESTMINSTER, California (NV) - Một người chồng tốt, một người cha thương con, một người bạn vui vẻ đã trở thành một con số trên danh sách tử vong trong cuộc chiến Iraq. Theo thông báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mới đây, Trung Sĩ Trần Hải Du đã hy sinh vì những vết thương do bom nổ gần tiểu đội của anh ngày 20 Tháng Sáu, 2008 tại Baqoubah, Iraq.

Anh thuộc đơn vị Fires Squadron, trung đoàn 2 kỵ binh Stryker Cavalry, từng trú đóng tại căn cứ bộ binh Vilseck, Ðức. Anh Du và các đồng đội bị trúng bom trong lúc tuần tiễu ngoài đường phố.

Trung Sĩ Trần Hải Du, 30 tuổi, là quân nhân Hoa Kỳ số 4,101 tử trận trong cuộc chiến Iraq bắt đầu từ năm 2003. Anh có gia đình sống tại Reseda trong vùng Los Angeles, tiểu bang California. Anh để lại vợ và một con gái.

Trên nhiều trang blog, các thân nhân, đồng đội và người lạ đã viết những lời phân ưu cũng như vinh danh sự hy sinh của chiến sĩ họ Trần.

Trên trang “wardead” của nhật báo Los Angeles Times, cô Trần Liên, vợ của Trung Sĩ Du, viết bằng tiếng Anh vào ngày 25 Tháng Sáu, “Tôi rất hãnh diện là vợ của anh Du. Anh là một người hùng của tôi và tôi nghĩ cũng cho tất cả những người khác. Tôi rất mừng là đã có một con gái với anh. Mỗi khi nhìn con, tôi thấy chồng của tôi. Ðiều đó làm cho tôi được mạnh hơn.”

Cô Liên đã viết cho chồng, “Cám ơn anh đã yêu em và cám ơn tất cả những gì anh đã làm cho em. Em yêu anh mãi mãi và muôn đời, anh hùng Trung Sĩ Trần Hải Du.”

Anh Du có nhiều em. “Anh đã làm cho em rất hãnh diện,” Trung Sĩ V-max Trần viết trên 'wardead” ngày 26 Tháng Sáu.

“Em rất hãnh diện được là em gái của anh. Anh luôn luôn là người anh lớn và người hùng của em. Anh luôn luôn nằm trong tim em. Cám ơn anh đã sự chăm sóc và tình thương của anh,” cô Trần Thu viết ngày 25 Tháng Sáu.

Một thân nhân khác là anh Trần Tom Quang, một người em của Trung Sĩ Trần Hải Du. Quang viết cho mọi người được biết, “Tôi là một trong các thân nhân của anh Du, và tôi rất buồn khi biết anh đã chết nhưng chết để bảo vệ Hoa Kỳ, gia đình, vợ anh con của anh tại quê nhà.”

Anh Dustin Trần viết, “Tôi rất hãnh diện là em rể của anh. Anh là một người chồng rất tốt đối với vợ, một người cha tốt đối với con gái, một người anh lớn đối với vợ của tôi, và một người bác đối với ba cháu gái. Anh là người hùng của chúng tôi và của tất cả mọi người sống ở Hoa Kỳ.”

Một trong các đồng đội của anh Du là anh Joseph Miller. Anh Miller viết, “Tưởng niệm một người hùng thật sự. Tôi và anh Du từng phục vụ trong cùng đơn vị khi anh trú đóng tại Giessen, Ðức. Anh luôn luôn là một quân nhân có tinh thần phục vụ cao, được thăng tiến nhanh và có thể làm tất cả những gì anh muốn làm.”

“Có nhiều lúc chúng tôi nói chuyện tương lai. Anh thường khuyến khích tôi trên còn đường nghĩa vụ. Trung Sĩ Du sẽ luôn luôn được thương tiếc và sẽ không bao giờ bị lãng quên. Tôi xin gởi lời chia buồn đến vợ con của anh ấy, cầu mong họ sẽ vượt qua sự mất mát quá lớn của một người bạn, một người chồng và một người cha,” anh Miller viết.

Trên trang mạng của trung đoàn Stryker, mẹ của Trung Sĩ Joel Lewis viết, “Tôi rất buồn trước sự ra đi của một người trẻ tuổi và một người hùng của các bạn. Tôi đã mất con trai của tôi tại Iraq ngày 6 Tháng Năm, 2007, thành thử tôi thông cảm sự mất mát một người thân yêu của các bạn.”

Cũng trên trang mạng của trung đoàn Stryker, ông Smoke Grantham viết, “Tôi luôn luôn đau lòng mỗi khi có quân nhân bị thiệt mạng, nhưng mà tôi càng đau buồn hơn trước trường hợp của anh Trần Hải Du vì anh rất thân với tôi. Trung Sĩ Du là một trong các quân nhân thuộc đơn vị A Battery 2/3 FA 'Assassins' của tôi tại Giessen, Ðức. Anh là một quân nhân rất giỏi và cũng biết cách làm cho người khác vui cười.”

Kể từ cuộc chiến Iraq bắt đầu từ Tháng Ba 2003 cho đến nay, theo ghi nhận của hãng thông tấn AP, có ít nhất 4,110 quân nhân Hoa Kỳ tử trận. Các thân nhân chưa thông báo về chương trình an táng.

“Tôi rất đau buồn trước sự ra đi của Trung Sĩ Trần Hải Du. Gia đình tôi cầu nguyện và chia buồn đến gia đình của anh,” ông Kevin Hawn tại Castaic, tiểu bang California viết ngày 26 Tháng Sáu trên trang legacy.com.

“Tôi và các con muốn cám ơn Trung Sĩ Du đã phục vụ cho đất nước của chúng ta. Nhờ có những người như anh Du, chúng ta mới có cơ hội sống ở một quốc gia vĩ đại nhất thế giới. Mong Trung Sĩ Du được yên nghỉ ngàn thu,” ông Hawn viết. (h.d., Nguoi Viet)


Giá nhà California giảm 35% so với tháng Năm 2007
Saturday, June 28, 2008 (NV)

QUẬN CAM – Theo California Association of Realtors, giá nhà California tháng Năm qua giảm đến 35% so với tháng Năm 2007. Giá giảm nghiêm trọng nhất ở miền Nam California.

So với tháng Tư, giá nhà giảm nhiều nhất ở Santa Barbara County, Monterey County và Orange County, mức giảm từ 9% đến 24%. So với tháng Năm 2007, giá nhà ở Santa Barbara và Monterey County đã giảm khoảng 50%.

Tốc độ giảm giá nhà ở California đã vượt xa mức giảm nhiều chuyên gia dự đoán hồi cuối năm ngoái. Chẳng hạn, tháng Chín năm ngoái, Moody’s Economy tiên đoán giá nhà California có thể giảm từ 10% đến 25% trong vòng hai năm tới. Vậy mà, mới qua một năm, giá nhà đã giảm từ 25% đến 50%.

Mặc dù doanh số bán nhà ở California tăng nhanh trong hai tháng qua do người mua bắt đầu tận dụng thị trường xuống giá, nhiều chuyên gia đồng ý rằng giá nhà sẽ còn tiếp tục giảm, ít nhất đến hết năm 2009. Sẽ ngày càng có nhiều nhà bị siết hơn tung vào thị trường, và khi tốc độ nhà bị siết chưa giảm, thị trường địa ốc chưa thể sáng sủa.

Theo Moody’s Economy, có khoảng 10 triệu chủ nhà ở Mỹ đã rơi vào tình trạng nợ cao hơn giá trị nhà. Khi giá nhà giảm sẽ có thêm nhiều người rơi vào tình trạng này. Đó là những người có rủi ro rất cao sẽ bị siết nhà, hoặc tự họ sẽ bỏ nhà mà đi. Một nguồn nghiên cứu kháctiên đoán rằng từ giờ đến hết năm 2009, có thể sẽ có đến 5 triệu căn nhà nữa bị siết trong cả nước. (P.Khoa)

Bầu trời Bắc California khói bay mù mịt: Cuộc chiến đấu chống lửa rừng vẫn tiếp tục vì sấm sét vẫn còn
Jun 28, 2008

Lửa rừng cháy ở Bắc Cali. <br>Photo courtesy: AP
Lửa rừng cháy ở Bắc Cali.
Photo courtesy: AP

Cali Today News – Cho tới thứ sáu 27/6 đã có tới trên 1,000 đám cháy xảy ra khắp bắc Cali vì những lần sét đánh, trong đó có 2 đám cháy rất lớn của công viên quốc gia Los Padres.

Thống Đốc A. Schwarzenegger đã yêu cầu TT Bush nên tuyên bố tình trạng liên bang khẩn cấp để có thêm giúp đỡ hữu hiệu. Ông cho hay trong mùa này các đám cháy đã tiêu hủy trên 250,000 mẫu, tức trên 400 dặm vuông.

Trong vùng Big Sur tuyệt đẹp có 575 căn nhà và các di tích lịch sử đang bị ngọn lửa hăm dọa. Mark Savage, một đại diện cho cơ quan U.S. Forest Service, nói: “Không dễ dàng dập tắt lửa được.”

Chiều thứ sáu mọi chuyện còn trở nên khó khăn hơn vì độâ ẩm đã giảm và khi trời trở nên nóng bức hơn. Các đội cứu hỏa cũng tăng cường nhân lực và di chuyển các cỗ máy bắn nước nặng lên.

Hiện nay đám cháy lớn ở Los Padres chỉ mới dập tắt được có 3%, nhưng may mắn là hướng phát triển hướng với bờ biển của nó tiến về các khu vực không có dân cư.

Có đến 11,000 nhân viên cứu hỏa của 41 tiểu bang đã được huy động để dập tắt lửa ở Bắc Cali, với hơn 1,100 đám cháy. Ưu tiên là làm sao không để phát sinh các đám cháy mới.

Nhiều quận hạt của Bắc California năm nay đã ra quyết định cấm bắn pháo bông cho ngày lễ Độc Lập 4 tháng 7 năm nay, vì e ngại gây thêm hỏa hoạn.

Trần Vũ theo AP




Trong khi miền Trung Mỹ bị lũ lụt

Chỉ số phúc lợi các quốc gia trên thế giới Human Development Index 2008

High Human Development

  1. Iceland
  2. Norway
  3. Australia
  4. Canada
  5. Ireland
  6. Sweden
  7. Switzerland
  8. Japan
  9. Netherlands
  10. France
  11. Finland
  12. United States
  13. Spain
  14. Denmark
  15. Austria
  16. United Kingdom
  17. Belgium
  18. Luxembourg
  19. New Zealand
  20. Italy
  21. Hong Kong, China (SAR)
  22. Germany
  23. Israel
  24. Greece
  25. Singapore
  26. Korea, Rep. of
  27. Slovenia
  28. Cyprus
  29. Portugal
  30. Brunei Darussalam
  31. Barbados
  32. Czech Republic
  33. Kuwait
  34. Malta
  35. Qatar
  36. Hungary
  37. Poland
  38. Argentina
  39. United Arab Emirates
  40. Chile
  41. Bahrain
  42. Slovakia
  43. Lithuania
  44. Estonia
  45. Latvia
  46. Uruguay
  47. Croatia
  48. Costa Rica
  49. Bahamas
  50. Seychelles
  51. Cuba
  52. Mexico
  53. Bulgaria
  54. Saint Kitts and Nevis
  55. Tonga
  56. Libyan Arab Jamahiriya
  57. Antigua and Barbuda
  58. Oman
  59. Trinidad and Tobago
  60. Romania
  61. Saudi Arabia
  62. Panama
  63. Malaysia
  64. Belarus
  65. Mauritius
  66. Bosnia and Herzegovina
  67. Russian Federation
  68. Albania
  69. Macedonia, TFYR
  70. Brazil

Medium Human Development

  1. Dominica
  2. Saint Lucia
  3. Kazakhstan
  4. Venezuela, Rep. Bov.
  5. Colombia
  6. Ukraine
  7. Samoa
  8. Thailand
  9. Dominican Republic
  10. Belize
  11. China
  12. Grenada
  13. Armenia
  14. Turkey
  15. Suriname
  16. Jordan
  17. Peru
  18. Lebanon
  19. Ecuador
  20. Philippines
  21. Tunisia
  22. Saint Vincent and the Grenadines
  23. Fiji
  24. Iran, Islamic Rep. of
  25. Paraguay
  26. Georgia
  27. Guyana
  28. Azerbaijan
  29. Sri Lanka
  30. Maldives
  31. Jamaica
  32. Cape Verde
  33. El Salvador
  34. Algeria
  35. Viet Nam
  36. Occupied Palestinian Territories
  37. Indonesia
  38. Syrian Arab Republic
  39. Turkmenistan
  40. Nicaragua
  41. Moldova
  42. Egypt
  43. Uzbekistan
  44. Mongolia
  45. Honduras
  46. Kyrgyzstan
  47. Bolivia
  48. Guatemala
  49. Gabon
  50. Vanuatu
  51. South Africa
  52. Tajikistan
  53. São Tomé and Principe
  54. Botswana
  55. Namibia
  56. Morocco
  57. Equatorial Guinea
  58. India
  59. Solomon Islands
  60. Lao, People's Dem. Rep.
  61. Cambodia
  62. Myanmar
  63. Bhutan
  64. Comoros
  65. Ghana
  66. Pakistan
  67. Mauritania
  68. Lesotho
  69. Congo
  70. Bangladesh
  71. Swaziland
  72. Nepal
  73. Madagascar
  74. Cameroon
  75. Papua New Guinea
  76. Haiti
  77. Sudan
  78. Kenya
  79. Djibouti
  80. Timor-Leste
  81. Zimbabwe
  82. Togo
  83. Yemen
  84. Uganda
  85. Gambia

Low Human Development

  1. Senegal
  2. Eritrea
  3. Nigeria
  4. Tanzania, U. Rep. of
  5. Guinea
  6. Rwanda
  7. Angola
  8. Benin
  9. Malawi
  10. Zambia
  11. Côte d'Ivoire
  12. Burundi
  13. Congo, Dem. Rep.
  14. Ethiopia
  15. Chad
  16. Central African Republic
  17. Mozambique
  18. Mali
  19. Niger
  20. Guinea-Bissau
  21. Burkina Faso
  22. Sierra Leone



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Du học Canada [24.07.2008 13:59]
Tại sao tôi chọn Canada [09.06.2008 13:57]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 240 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 166 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 153 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 133 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 133 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.