Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24839347

 
Vietnam News in English 18.04.2024 22:57
Nghệ An rước tượng Lenin phế thải bên Nga về trung tâm thành phố Vinh để chông dịch Corona và dịch nghèo đói
24.02.2020 11:34

Tỉnh Nghệ An cho biết tượng Lenin cao 3 mét đúc ở Nga sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay.


Tỉnh Nghệ An đang xây dựng tượng đài Lenin, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 3 tới, nhưng việc này đang bị nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam chỉ trích nặng nề.

Các kênh truyền thông chính thống như trang NgheAn24h hay Báo Nghệ An mới đây cho hay thành phố Vinh, thủ phủ của tỉnh, hiện đang triển khai xây dựng đài phun nước và đặt tượng đài Lenin.

Các báo này gọi đó là “dấu mốc quan trọng” trong mối quan hệ giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk thuộc Liên bang Nga.

“Đây là công trình mang tính biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp Việt-Nga nói chung, của quê hương Bác Hồ và quê hương Lenin nói riêng”, ông Trần Xuân Lễ, Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vinh, được báo chí Nghệ An trích lời cho biết.

Bức tượng Lenin là do chính quyền tỉnh Ulyanovsk ở Nga “trao tặng” cho Nghệ An, vẫn theo các báo địa phương. Tin cho hay tượng được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét, “được chế tác tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam” và đưa đến Vinh.

Các bản tin cho biết thêm là khu đất đặt tượng đài có diện tích gần 4.300 mét vuông, trong đó, phần lớn dành cho tượng đài với diện tích lên đến 3.000 mét vuông, còn lại là vườn hoa và đài phun nước.

Trước các thông tin này, đông đảo người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam chỉ trích việc Nghệ An dựng tượng cố lãnh tụ cộng sản Liên Xô. Họ cho rằng dù tượng được phía Nga tặng song chi phí để xây và bảo trì khu tượng đài vẫn gây lãng phí, tốn kém cho một tỉnh được xem là nghèo ở miền trung Việt Nam.

Theo tìm hiểu của VOA, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy Nghệ An đứng thứ 2 cả nước về tổng số hộ nghèo từ năm 2016 đến 2019, dưới tỉnh nghèo nhất là Thanh Hóa. Tính đến tháng 2/2019, thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An là 1.620 đô la, tương đương 63% mức chung của cả nước.

Báo chí trong nước cho biết vào dịp Tết âm lịch hàng năm, Nghệ An vẫn “xin gạo cứu đói” từ chính quyền trung ương cho ít nhất 80.000 hộ nghèo ở tỉnh.

Những người chỉ trích, bao gồm một số Facebooker có nhiều ảnh hưởng như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, các doanh nhân Trần Quốc Quân, Lê Hoài Anh, các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vova, Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Võ Văn Tạo, v.v… chất vấn là chính nước Nga và nhiều nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây đã đập phá hết tượng Lenin, nhưng sao Nghệ An lại muốn dựng tượng của nhân vật này.

Bà Lê Hoài Anh viết trên trang Facebook riêng có hơn 325.000 người theo dõi rằng trong bối cảnh kể trên, bà xem công trình dựng tượng đang diễn ra là “thừa giấy vẽ voi”.

Từ Ba Lan, nơi đã dỡ bỏ ít nhất 500 tượng đài liên quan đến Liên Xô, trong đó có nhiều tượng Lenin, doanh nhân kiêm tiểu thuyết gia Trần Quốc Quân nhận định về những người ra quyết định ở Nghê An là “thậm ngu, hoặc là giả ngu, hoặc là tham lam, hoặc là cả 3 khả năng trên”. Ông Quân ví việc đưa một hình tượng mà các nước khác “đã và đang muốn đập bỏ” về Vinh là “rước của nợ”, là “đưa rác về nhà”.

Đăng một thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An trên trang cá nhân có tổng cộng gần 48.000 người theo dõi, tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu viết rằng hai chính quyền của tỉnh Ulyanovsk và Nghệ An cho tặng nhau tượng Lenin là việc “không đại diện cho ý nguyện” của nhân dân hai tỉnh, vì vậy, việc cần làm là “hỏi ý kiến của nhân dân Nghệ An” để có thể có câu trả lời “sòng phẳng nhất”.

Trong con mắt nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, việc dựng tượng đài cố lãnh tụ cộng sản có hàm ý nhắc nhở rằng giới lãnh đạo Việt Nam, mà ông gọi là “vua tập thể”, vẫn duy trì sự áp đặt quyền lực, đồng thời đó là “cơ hội vàng” để các quan tham địa phương “móc ruột ngân sách, xực lại quả”.

Các bài viết nêu trên nhận được tổng cộng hàng chục nghìn phản ứng yêu thích và những lời bình luận ủng hộ.

Cùng với các lời bình luận, nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội các câu thơ mang tính chế giễu như “Lenin bị đập ở Nga/Người Nga họ hận sao ta lại thờ?”

Một số người bày tỏ thái độ thận trọng, cho rằng chính quyền cần cân nhắc kỹ việc xây tượng đài. Theo họ, những gì có tính chất văn hóa, thuộc về nhân dân sẽ có tính bền vững; ngược lại, những gì có tính đảng phái, nhất thời, khi dựng tượng đài có thể dễ nhưng sẽ để lại những hậu quả rắc rối khi cần phải đập bỏ.
Nghệ An dựng tượng Lenin là hoàn toàn… hợp lý!

Sự kiện Nghệ An sắp khánh thành một công viên diện tích 4.300 mét vuông ở trung tâm thành phố Vinh để đặt tượng Lenin (bằng đồng, cao ba mét là quà do tỉnh Ulyanovsk của Liên bang Nga tặng) đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Việt ngữ tuần này (1).

***

Bên cạnh hàng ngàn ý kiến chỉ trích dự án bị xem là phi lý, quái gở này, có khá nhiều người soạn Thư ngỏ gửi lãnh đạo tỉnh Nghệ An qua mạng xã hội. Một trong số đó là ông Đoàn Bảo Châu. Ông Châu giới thiệu cuộc thảm sát gia đình hoàng đế cuối cùng của nước Nga ngày 18 tháng 7 năm 1918 – 11 thành viên hoàng gia bị bắn chết, rồi bị tưới 176 lít acid để làm thi thể biến dạng trước khi dùng 400 lít xăng để đốt – nhằm khắc họa bản chất Lenin, người chỉ đạo cuộc thảm sát tàn bạo này...

80 năm sau, Boris Yeltsin – cựu đảng viên cộng sản Liên Xô, Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga – xác định: Đó là tội ác đáng tởm. Vụ thảm sát là một trong những điều đáng xấu hổ nhất của lịch sử nước Nga. Yeltsin cho rằng, tổ chức cải táng các nạn nhân vô tội là một cách chuộc lỗi. Vụ thảm sát vừa kể là kết quả của sự cực đoan, chia rẽ xã hội Nga thành ”chúng ta” và ”họ”. Theo Yeltsin, đã đến lúc phải kết thúc thời đại của máu và bạo lực ở Nga,…

Sau khi thuật lại một trong những tội ác của Lenin, Đoàn Bảo Châu đề nghị chính quyền Nghệ An cân nhắc: Tại sao nhiều nơi trên thế giới như 14 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết, các quốc gia khu vực Đông Âu, Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên,… thi nhau đập bỏ tượng đài Lenin? Tại sao dân chúng Liên bang Nga hiện nay liên tục đề nghị đưa Lenin ra khỏi lăng từng xây dựng cho ông ta?.. Châu lưu ý, theo thời gian, sự phán xét Lenin sẽ càng ngày càng quyết liệt và thẳng thắn hơn...

Nhiều thân hữu của Đoàn Bảo Châu đã gửi thêm lời khuyên chính quyền tỉnh Nghệ An. Nhất Chi Mai lập lại: Lenin là một kẻ tàn bạo, một tội đồ của nhân loại. Chẳng lẽ chính quyền tỉnh Nghệ An dựng tượng Lenin vì tôn thờ bạo lực, giết chóc? Tương tự, AB Bùi lưu ý, Lenin là người khởi xướng mô hình nhà nước XHCN kiểu Xô viết. Người ta ước đoán, trong thế kỷ 20, các nhà nước cộng sản đã giết hàng trăm triệu người và Lenin phải chịu trách nhiệm trước nhân loại (2)...

Giống như Đoàn Bảo Châu, ông Nguyễn Ngọc Chu cũng khuyên chính quyền tỉnh Nghệ An nên cân nhắc. Sở dĩ Putin, Tổng thống Nga hiện nay chưa thực hiện mong muốn của dân chúng Nga – đưa Lenin ra khỏi lăng dành cho ông ta vì vẫn còn những người mà quá khứ liên quan đến Lenin. Nói cách khác, việc đưa Lenin ra khỏi lăng là tất yếu nhưng sẽ do các thế hệ lãnh đạo nước Nga sau Putin thực hiện. Dựng tượng – đề cao Lenin vừa làm khó Putin, vừa làm tổn thương dân chúng Nga.

Ông Chu chất vấn: Tại sao chính quyền tỉnh Nghệ An lại đi ngược chiều với xu hướng chung của cả Nga lẫn thế giới? Tại sao lại vinh danh một cá nhân mà đồng bào ông ta muốn gạt bỏ như tẩy xóa một vết nhơ? Tại sao không dựng tượng vinh danh tổ tiên mà vinh danh một người như Lenin và tạo thêm khó khăn cho hậu sinh khi chắc chắn con cháu phải dỡ bỏ? Tại sao dựng tượng Lenin mà không trưng cầu ý kiến dân chúng Nghệ An xem họ có muốn hay không (3)?..

Bà Đỗ Thị Hòa – một trong những người bạn của ông Chu – nhận xét: Không chắc chính quyền tỉnh Nghệ An yêu mến Lenin. Vấn đề là kế hoạch thực hiện này được thượng cấp phê duyệt thì thực hiện sẽ có tiền. Bị chỉ trích mà có cơ hội “phết, phẩy” thì vẫn hăm hở làm thôi. Rất nhiều người đồng tình với nhận xét này, chẳng hạn như Hien Ha Ngoc: Đã “ăn mày dĩ vãng” thì không quan tâm đến nguyên vọng của nhân dân, cảm xúc của người khác và xu thế của thời đại!

***

Bất kể thế nào, chắc chắn sẽ có một tượng đài vinh danh Lenin ở trung tâm thành phố Vinh. Sau khi bỏ thời gian tra cứu trang leninstatues.ru, Trần Hậu cho biết, trước 1991, trên toàn thế giới có 14.290 tượng đài Lenin với nhiều kích thước khác nhau nhưng đến nay thì bị đập bỏ, dọn dẹp và chỉ còn chưa tới một nửa (7.194). Tuy tượng đài Lenin ở Nghệ An sẽ khiến con số này tăng thêm một nhưng thêm một là vì đầu cơ chính trị và tham nhũng chứ không phải vì kính trọng lãnh tụ giai cấp vô sản toàn thế giới (4).

Khi bất bình nhưng không thể cản được các công bộc tìm cách cấu xé tiền của mình, bên cạnh chỉ trích, dân chúng Việt Nam thường bỡn cợt. Những bỡn cợt kiểu như Mậu Nguyễn Đức: Nếu tượng mang tên Lenin mà có diện mạo… Lê Duẩn thì .. cũng được! Cũng cùng họ… Lê và cũng cùng… đảng cộng sản. Tự biết không thể cản được việc xây dựng tượng đài Lennin vì đó là cơ hội cả hệ thống chấm mút, Phạm Thành Hưng mong rằng, xây dựng xong, tượng Lenin hóa ra… tượng cụ Lê Đình Kình!

Sự kiện Nghệ An xây công viên tưởng niệm và dựng tượng Lenin khiến hàng chục ngàn người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem lại thông tin, năm 2018, Nghệ An chỉ thu được 12.691 tỉ trong khi chi tới 23.780 tỉ (5). Khoản thiếu hụt do chênh lệch thu – chi hơn 11.000 tỉ đồng ấy tất nhiên là tiếp tục đi xin như đã, đang và sẽ còn xin hỗ trợ. Trung Tran đã thử tính và nhắc nhở mọi người: Mỗi ngày, toàn quốc phải cấp cho Nghệ An khoảng 30 tỉ đồng để chi tiêu và Nghệ An hăm hở… dựng tượng Lenin (6).

Nhiều người dè bỉu, phẫn nộ trước việc chính quyền tỉnh Nghệ An trâng tráo khi vừa ngửa tay xin tiền hỗ trợ hết năm này tới năm khác, vừa bày ra đủ loại dự án, công trình như tượng đài Lenin. Sự dè bỉu, phẫn nộ đó tất nhiên là chính đáng nhưng nếu Lenin đã trở thành biểu tượng của độc đoán, vô cảm, bất nhân, đói nghèo, đau khổ triền miên thì rõ ràng việc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đồng ý cho chính quyền tỉnh Nghệ An dựng tượng Lenin là hết sức hữu lý, hợp logic!

Keyframe #7
Bản quyền hình ảnhNIELS ACKERMANN
Image captionPhim về các pho tượng Lenin bị kéo đổ ở Ukraine

Theo thông tin công bố cho báo Việt Nam hôm cuối tuần qua, đây là công trình "đã được sự đồng ý của Trung ương, của tỉnh Nghệ An" và thành phố Vinh đang triển khai xây dựng.

Dự kiến tượng đài sẽ đặt ở Ngã 5 của thành phố với tổng diện tích dự án khoảng 4.300 m2.

Thẩm phán nói Nga cần bỏ vai trò kế tục Liên Xô

Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?

Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác

Lenin nói 'Trí thức là cục phân' từ 1919

Tajikistan: Đền Hồi giáo dựng lại tượng Lenin

"Tượng có chiều cao 3m, đúc bằng đồng, được chế tác tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, sau đó vận chuyển Nghệ An," báo Việt Nam trích đăng từ tỉnh ủy Nghệ An.

"Công trình này thể hiện mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An - quê hương Bác Hồ vĩ đại và tỉnh Ulyanovsk - quê hương của Lênin, vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Nga."

Đánh giá về Lenin hay về chính quyền hiện nay?

Trên mạng xã hội Việt Nam thời gian qua đã có một số ý kiến phê phán công trình này.

Việc đầu tiên bị nêu ra là chi phí cao cho công trình ở một tỉnh nghèo.

Báo Thanh Niên xác nhận rằng kinh phí xây dựng vườn hoa, đài phun nước cho công trình này lên đến hơn 8 tỷ VND.

Nay, báo Việt Nam nói "lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định thông tin trên mạng xã hội những ngày qua không chính xác, xuyên tạc với dụng ý xấu".

Tuy nhiên, tỉnh ủy Nghệ An không nói "thông tin không chính xác" đó là gì.

Lenin ở Shahritus, miền Nam TajikistanBản quyền hình ảnhRADIO OZODI
Image captionBức tượng Lenin ở Shahritus, miền Nam Tajikistan được trùng tu có màu sơn vàng

Lý do thứ hai, theo những người chỉ trích, là sự lỗi thời của nhân vật Lenin, biểu tượng của mô hình cộng sản ưa bạo lực ở Nga sau 1917.

Một bài đăng trên báo tiếng Việt ở Hungary hồi 2014, được Diễn đàn BBC Tiếng Việt đăng lại, cho rằng tôn thờ Stalin hay Lenin đều là "sùng bái cá nhân mù quáng".

Ngoài ra, "Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị".

"Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời".

Sau khi Liên Xô giải tán, nhiều nước cộng hòa từng thuộc liên bang đã cho kéo đổ tượng Lenin, coi đó là biểu tượng của nền thống trị áp bức từ Moscow.

Hồi 2017, nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn Sebastien Gober cho ra cuốn 'Đi tìm Lenin' nói về hiện tượng hàng nghìn tượng Lenin bị xóa ở Ukraine.

Tuy thế, cũng có hiện tượng "ngược dòng" như hồi 2018 ở Tajikistan.

Theo Radio Ozodi, một pho tượng Lenin từng bị gãy tay ở Shahritus, miền Nam Tajikistan, được hội đồng Hồi giáo địa phương quyên tiền để trùng tu.

Ngoài khu vực Liên Xô cũ, hiện ở Tampere, Phần Lan, vẫn có một bảo tàng Lenin.

Khách tham quan được khuyến khích khoác áo tài xế và chở Lenin đi chơi một vòng.
Image captionKhách tham quan bảo tàng ở Tampere, Phần Lan được khuyến khích khoác áo tài xế và chở Lenin đi chơi một vòng

Còn tại chính nước Nga, dư luận về Lenin vẫn chia rẽ, và một số tiếp tục ủng hộ để thi hài ông trong lăng tại Moscow, nhưng con số đông đảo hơn muốn đưa đi chôn.

Theo RT.com hồi tháng 9/2017, điều tra dư luận tháng 4 năm đó nói 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.

Dòng ý kiến này cho rằng cách duy trì xác ướp của người đã quá cố là không phù hợp với phong tục Chính Thống giáo của Nga.

Nhìn chung, di sản tàn khốc của thời kỳ chế độ cộng sản hình thành ở Liên Xô vẫn gây chia rẽ ngay trong dân chúng và trí thức Nga.

Mới đây nhất, thẩm phán Tòa Hiến pháp Nga, Konstantin Aranovsky nói nước Nga ngày nay không nên "tiếp quản các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô". (xem bài)

Sự hiện diện của Lenin qua tượng tại Hà Nội và trong sách báo, tranh ảnh của nhà nước Việt Nam lại có ỵ́ nghĩa hơi khác.

Đó là việc khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn theo đường lối Leninist.

Về mặt căn hóa, hiện tượng này có vẻ ngày càng mang tính tín ngưỡng bản địa ở VN hơn là có liên quan đến chuyển biến lịch sử hậu Xô - Viết ở châu Âu và khu vực Liên Xô cũ.

Việc 'làm riêng' trong nỗ lực tôn thờ các nhân vật cộng sản châu Âu cũng diễn ra hồi 2017 khi Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội khánh thành tượng Felix Dzerzhinsky, người gốc Ba Lan, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an khét tiếng của Liên Xô.

Bản thân tượng Dzerzhinsky bị đưa ra khỏi các công sở ở Nga sau 1991 và ông bị lên án ở quê hương Ba Lan sau 1989

Lênin đang bị chìm dần vào quên lãng tại Nga nhưng nhớ mãi trong lòng dân ngu Nghệ Tỉnh

Tượng Lênin tại Saint Pétersbourg đang được cần trục cẩu đi ngày 15/4/2010.

Tượng Lênin tại Saint Pétersbourg đang được cần trục cẩu đi ngày 15/4/2010. Ảnh: Reuters

Thanh Phương

Lênin, người khai sinh Liên Xô, đang dần dần bị chìm vào quên lãng tại Nga. Từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000, danh tiếng của Stalin đã lấn át Lênin, vì Putin tìm cách khẳng định quyền lực của mình.Lênin không còn được nhiều người ngưỡng mộ nữa, trong khi Stalin được coi là biểu tượng của một Nhà nước mạnh.  

Hôm nay là kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Lênin. Như mọi năm, Việt Nam vẫn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm này, vì như ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư phát biểu trong buỗi lễ hôm qua, đối với giới lãnh đạo Hà Nội, Lênin là « Nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới ». Ông Trương Tấn Sang còn thay mặt Đảng, hứa sẽ tiếp tục « vận động sáng tạo những tư tưởng của Lênin ». Nhưng trong khi đó, ngay tại Nga, vị cha đẻ của Cách mạng Bônsêvich nay đang dần dần bị chìm vào quên lãng, nhường chỗ cho nhà độc tài Stalin.

Xác ướp của Lênin hiện vẫn còn được bảo quản trong một lăng dưới chân điện Kremlin, nhưng trong vòng chưa tới 20 năm, số người Nga xem Lênin như là « nhân vật nổi bật nhất của thế giới » đã giảm đi hơn phân nửa, từ 72% xuống còn 34%, theo Trung tâm Levada của Nga. Trong khi đó, có đến 36% người Nga cho rằng danh hiệu nói trên phải được dành cho người kế nhiệm Lênin, Joseph Stalin. Nên nhớ rằng tại nước Nga hiện nay vẫn còn hơn 16.500 tượng của Stalin ở khắp nơi, không ai nghĩ đến chuyện giựt sập đi.

Chính là kể từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000 mà danh tiếng của Stalin đã lấn át Lênin. Lý do là vì sau những năm 1990 đầy xáo trộn của thời kỳ hậu Xôviết, Putin tìm cách khẳng định quyền lực của ông. Theo nhà xã hội học Denis Volkov, thuộc Trung tâm Levada, « Bộ máy tuyên truyền của Nhà nước đã bỏ rơi Lênin, chuyển sang ca ngợi Stalin như là lãnh đạo mạnh nhất và là tác giả của chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước phát xít Đức ». Theo ông Volkov, đối với người Nga, đây chính là yếu tố tích cực quan trọng bậc nhất của thế kỷ trước.

Thế nhưng, đối với nhà phân tích Valéri Khomiakov, tổng giám đốc Hội đồng chiến lược quốc gia, một tổ chức phi chính phủ, giữa hai « bạo chúa » này chẳng có gì là khác biệt, bởi vì « Lênin chính là kẻ đã ra lệnh cho các vụ hành quyết hàng loạt, tạo tiền đề cho các tội ác của Stalin sau này ».  

Thế mà, cho tới khi Liên Xô tan rã năm 1991, Lênin vẫn là lãnh tụ được tôn thờ như thánh, khác hẳn với Stalin, người mà sau khi chết vào năm 1953, đã nhiều lần bị lên án vì tệ sùng bái cá nhân. Vào thời gian đó, từ mẫu giáo cho đến đại học, ai cũng được răn dạy về Lênin. Nhỏ thì học thuộc làu các bài thơ về Lênin, lớn lên vào đại học thì đua nhau tìm hiểu về những bí ẩn về nhân vật « thiên tài » này.

Theo nhà nghiên cứu chính trị Gleb Pavlovski, chính sách perestroika đã lật đổ Lênin khỏi bệ tượng, bởi vì ‘’ Nước Nga mới không còn muốn mình bắt nguồn từ Cách mạng 1917 và muốn quên đi Lênin ». Ông Pavlovski cũng nhận thấy là Lênin không còn được nhiều người ngưỡng mộ nữa, trong khi Stalin được coi là biểu tượng của một Nhà nước mạnh.

Nhà phân tích Khomiakov dự đoán là càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Nga năm 2012, những người ủng hộ Putin sẽ lại càng tôn vinh Stalin và Lênin sẽ lại càng bị cho vào quên lãng. Giới trẻ ở Nga bây giờ càng không biết gì về Lênin, thậm chí có em tưởng rằng vị cha đẻ của Cách mạng Bônsêvich là « một phi hành gia ».

“Tỉnh nghèo” Nghệ An nhận gạo cứu trợ – dựng tượng Lê Nin

Các báo này gọi đó là “dấu mốc quan trọng” trong mối quan hệ giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk thuộc Liên bang Nga.
Báo Nghệ An vào ngày 18/2 vừa đăng tải thông tin cho biết thành phố Vinh vừa khởi công xây dựng công trình tượng đài Lênin tại trung tâm thành phố. Theo đó, tượng đài được tỉnh Ulyanovsk, quê hương của ông Lênin tại Nga trao tặng để đánh dấu mối quan hệ Việt – Nga, đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk.
Đây là công trình mang tính biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp Việt-Nga nói chung, của quê hương Bác Hồ và quê hương Lenin nói riêng”, ông Trần Xuân Lễ, Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vinh, được báo chí Nghệ An trích lời cho biết.
Bức tượng Lenin là do chính quyền tỉnh Ulyanovsk ở Nga “trao tặng” cho Nghệ An, vẫn theo các báo địa phương. Tin cho hay tượng được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét, “được chế tác tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam” và đưa đến Vinh.

Các bản tin cho biết thêm là khu đất đặt tượng đài có diện tích gần 4.300 mét vuông, trong đó, phần lớn dành cho tượng đài với diện tích lên đến 3.000 mét vuông, còn lại là vườn hoa và đài phun nước.

Vị trí đặt tượng đài Lê nin ở vườn hoa ngã năm trung tâm tp Vinh, có đài phun nước

Tuy nhiên, việc xây dựng tượng tượng Lênin tại trung tâm thành phố Vinh lần này lại gặp nhiều phản đối từ phía người dân, không chỉ vì số tiền bỏ ra quá lớn so với một tỉnh như Nghệ An, mà còn vì lập luận việc này không đem lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống nhân dân.

Mặt trước bệ tượng có khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “Lênin, 1870-1924,” mặt sau ghi “Như là một dấu hiệu của tình bạn.”

Đây không phải lần đầu một trong những lãnh đạo của Nga được xây tượng đài ở Việt Nam. Trước đó, vào năm 2003, chính phủ Hà Nội cho đổi tên vườn hoa Chi Lăng thành Công viên Lênin với tượng đài Lênin, người sáng lập nước Nga Xô Viết ngay giữa công viên.
Hay tượng ‘anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô’ Ghéc-man Ti Tốp được tỉnh Quảng Ninh xây tại Vịnh Hạ Long vào năm 2015. Hoặc tượng ông Dgiec-zen-xki, người được báo chí Việt Nam gọi là ‘nhà cách mạng sáng lập cơ quan Công an Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới’, được Hà Nội xây dựng năm 2017.
Báo Nghệ An cũng cho biết thêm rằng các đơn vị thi công “đang gấp rút xây dựng để hoàn thành việc đặt tượng vào ngày 31 Tháng Ba, 2020.”
Facebooker Báu Hoàng bình luận trên trang cá nhân: “Xây tượng Lênin thì nhớ đúc tượng đồng sau này bán ve chai cho có giá nhé mấy vị lãnh đạo Nghệ An. Tượng bê tông sau này đập phí lắm.”

hình ảnh công bố của Tỉnh nghệ An dựng tượng đài Le Nin ở trung tâm thành phố Vinh

Việc thành phố Vinh dựng tượng Lênin diễn ra trong bối cảnh ngay tại các xứ sở Cộng sản, hàng trăm tượng Lênin được ghi nhận bị đập bỏ, kéo lê trên đường phố. Ngay cả báo đảng cũng từng tường thuật vụ việc này.

Hồi Tháng Hai, 2016, báo Thanh Niên cho hay chỉ tính trong năm 2015, Ukraine “đã tháo dỡ gần 140 tượng đài các nhà lãnh đạo cộng sản, trong đó có 40 tượng đài Vladimir Lenin.”
Tuy vậy, để tuyên truyền về việc người dân Nga thời hậu cộng sản vẫn “tôn sùng Lênin,” báo Tuổi Trẻ hồi Tháng Mười Một, 2019, đăng bài “Tượng đài Lenin trên dặm dài đôi bờ Volga” và mô tả: “Trên hành trình 1,700 km từ Moskva đến Saint Petersburg theo dòng Volga huyền thoại, chúng tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh Lenin qua những tượng đài của ông ở nhiều làng quê, thị trấn của nước Nga…”

Hồi Tháng Mười Một, 2019, nhiều Facebooker bày tỏ sự ngán ngẩm khi thấy hình ông Hoàng Trung Hải, bí thư Thành Ủy Hà Nội, cùng bộ sậu đến cúi đầu tưởng niệm và dâng hoa tại “thây ma cộng sản” Lênin nhân dịp 102 năm kỷ niệm sự kiện “Cách Mạng Tháng Mười Nga.”
Trước phản ứng của công luận, trang web của đảng CSVN viết: “Một số học giả và thế lực thù địch trong và ngoài nước cho rằng lý luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lạc hậu, lỗi thời. Nhưng sự thật hiển nhiên thực tiễn và lý luận không thể chối cãi: Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn…
Đáng lưu ý, hiện tại, môn “Chủ nghĩa Mác-Lênin” cùng với môn “Tư tưởng HCM” vẫn là bắt buộc trong giáo trình tại các trường đại học công và tư ở Việt Nam. (N.H.K)

Người dân Việt Nam đã quá chán ngán với thứ Chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai đang tàn phá đất nước này, nên có câu “Ông Lê nin ở nước Nga / Tại sao ông đứng vườn hoa nước mình

Hình ảnh tượng đài Lê nin bị kéo đổ khắp nơi trên thế giới

Một ông Lê nin đứng chình ình ở Hà nội đút một tay vào túi, chỉ một tay vào bảo tàng quân đội và cột cờ Hà nội đã đủ vãi linh hồn rồi. Vì cớ làm sao Nghệ An lại phải xây thêm tượng đài ông ấy tốn đến hàng trăm tỷ. Rõ thừa giấy vẽ voi nhỉ ? Trong khi tại chính quê hương của ông và nhiều nơi khác người ta kéo đổ tượng ông ấy ầm ầm ra kìa. Giời ạ!” – Bà Lê Hoài Anh đã viết như vậy trên trang Facebook riêng có hơn 325.000 người theo dõi.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy Nghệ An đứng thứ 2 cả nước về tổng số hộ nghèo từ năm 2016 đến 2019, dưới tỉnh nghèo nhất là Thanh Hóa. Tính đến tháng 2/2019, thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An là 1.620 đô la, tương đương 63% mức chung của cả nước.
Báo chí trong nước cho biết vào dịp Tết âm lịch hàng năm, Nghệ An vẫn “xin gạo cứu đói” từ chính quyền trung ương cho ít nhất 80.000 hộ nghèo ở tỉnh.
Những người chỉ trích, bao gồm một số Facebooker có nhiều ảnh hưởng như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, các doanh nhân Trần Quốc Quân, Lê Hoài Anh, các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vova, Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Võ Văn Tạo, v.v… chất vấn là chính nước Nga và nhiều nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây đã đập phá hết tượng Lenin, nhưng sao Nghệ An lại muốn dựng tượng của nhân vật này.

Từ Ba Lan, nơi đã dỡ bỏ ít nhất 500 tượng đài liên quan đến Liên Xô, trong đó có nhiều tượng Lenin, doanh nhân kiêm tiểu thuyết gia Trần Quốc Quân nhận định về những người ra quyết định ở Nghê An là “thậm ngu, hoặc là giả ngu, hoặc là tham lam, hoặc là cả 3 khả năng trên”. Ông Quân ví việc đưa một hình tượng mà các nước khác “đã và đang muốn đập bỏ” về Vinh là “rước của nợ”, là “đưa rác về nhà”.

Hình ảnh tượng Lê nin bị kéo đổ

Đăng một thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An trên trang cá nhân có tổng cộng gần 48.000 người theo dõi, tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu viết rằng hai chính quyền của tỉnh Ulyanovsk và Nghệ An cho tặng nhau tượng Lenin là việc “không đại diện cho ý nguyện” của nhân dân hai tỉnh, vì vậy, việc cần làm là “hỏi ý kiến của nhân dân Nghệ An” để có thể có câu trả lời “sòng phẳng nhất”.
Trong con mắt nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, việc dựng tượng đài cố lãnh tụ cộng sản có hàm ý nhắc nhở rằng giới lãnh đạo Việt Nam, mà ông gọi là “vua tập thể”, vẫn duy trì sự áp đặt quyền lực, đồng thời đó là “cơ hội vàng” để các quan tham địa phương “móc ruột ngân sách, xực lại quả”.
Các bài viết nêu trên nhận được tổng cộng hàng chục nghìn phản ứng yêu thích và những lời bình luận ủng hộ.
Cùng với các lời bình luận, nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội các câu thơ mang tính chế giễu như: “Lenin bị đập ở Nga/Người Nga họ hận sao ta lại thờ?”

Một số người bày tỏ thái độ thận trọng, cho rằng chính quyền cần cân nhắc kỹ việc xây tượng đài. Theo họ, những gì có tính chất văn hóa, thuộc về nhân dân sẽ có tính bền vững; ngược lại, những gì có tính đảng phái, nhất thời, khi dựng tượng đài có thể dễ nhưng sẽ để lại những hậu quả rắc rối khi cần phải đập bỏ.

học sinh ở bản Huổi Hạ (Na Sang, Mường Chà, Điện Biên) phải chui túi nilon nhờ người lớn đưa qua suối để đi học

Lý giải vì sao lại xây tượng người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản tại Nghệ An, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định: “Quyết định xây tượng đài ngay quê hương ông Hồ Chí Minh theo tôi nghĩ là sự khẳng định, sự lựa chọn của những người đang lãnh đạo chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể như ông Nguyễn Phú Trọng có nói ‘kiên định theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’”.
Dưới góc nhìn cá nhân, cựu Đại úy Võ Minh Đức, thuộc Quân đội Nhân dân đã giải ngũ giải thích vì sao việc này bị cộng đồng mạng và những nhà quan sát không đồng tình:
Ở góc độ từng là cựu sĩ quan hơn 10 năm cho cộng sản rồi tỉnh ngộ, tôi phát hiện ra (chế độ cộng sản) có nhiều cái đi ngược với xu thế văn minh của thời đại. Tại sao hàng loạt nước Đông Âu và cả nước Nga đều đập bỏ tượng đài ông này mà Việt Nam lại cứ rước về ‘thờ’, về trưng thì tôi cũng không hiểu. Ông này viết ra chủ nghĩa viển vông, ảo tưởng, không có thật nên người dân phản ứng là đúng. Thực tiễn cuộc sống cho người dân thấy (chủ nghĩa này) chẳng được gì, chỉ đem lại cho nhân loại những thứ lạc hậu, không văn minh cho con người.”
Vẫn theo ông Đức, Lênin thật ra cũng giống những lãnh tụ cộng sản khác, mục tiêu của họ là dùng bạo lực, dùng tuyên truyền lừa mị quần chúng để cai trị nên không cần phải dựng tượng.

Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng nói không nước nào coi ông tổ chủ nghĩa cộng sản là Mác và Lênin mà chỉ riêng Việt Nam, không những không noi theo những nước văn minh mà còn làm trái ngược.

Hình ảnh Ngôi trường mới xây dựng tặng cho học sinh ở Lũng Luông (Thái Nguyên) được GS Ngô Bảo Châu, các kiến trúc sư và dự án “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn cùng nhiều nhà hảo tâm đóng góp

Thật sự tôi không hiểu tại sao nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam lại có lựa chọn đi ngược lại tất cả nguyện vọng, suy nghĩ của nhân dân. Mọi người, kể cả trí thức góp ý với Đảng đều có nói tư tưởng Mác-Lênin quá lạc hậu, thế giới đã bỏ rồi. Tại sao Đảng Cộng sản lại chọn cách như thế hay họ muốn đối đầu với dân tộc, hoặc họ không còn sự lựa chọn khác? Sắp tới Đại hội Đảng XIII, tôi nghĩ đây là lựa chọn thật sự sai lầm. Như vậy là đảng và nhà nước hoàn toàn đi ngược lại với nhân dân.”
Vào năm 2017, tỉnh Ulyanovsk, quê hương lãnh tụ Lênin của phong trào cách mạng vô sản Nga cũng đã cho xây tượng ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ cộng sản tại Việt Nam.
Vì vậy, việc xây dựng tượng đài Lênin tại Nghệ An, quê hương ông Hồ Chí Mính được đánh giá như bước khẳng định quan hệ Việt-Nga nói chung cũng như hai tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk nói riêng.
Ông Võ Minh Đức nhận định:
Quan hệ giữa Nga-Việt tôi cho rằng họ giữ quan hệ do có nguồn gốc từ thời Liên bang Xô Viết tới giờ. Đến khi chế độ cộng sản sụp đổ, họ tách ra thì còn lại những nợ nần, ơn nghĩa với nhau, chủ yếu Liên bang Nga là nhiều. Nên họ muốn duy trì quan hệ mang tính chất hữu hảo, bạn bè, nếu nói về chí hướng hay quan điểm chính trị tôi nghĩ là khác nhau nhiều lắm.”

Tuy nhiên, nhà báo Ngô Nhật Đăng cũng cho rằng đây là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga và sự ảnh hưởng của Moscow với nhà cầm quyền tại Hà Nội có vẻ nồng ấm hơn.

Ông Ngô Nhật Đăng giải thích:
Bây giờ tôi nghĩ trong tình trạng Trung Quốc như hiện nay, kinh tế không phát triển, nhất là đại dịch coronavirus thì chắc chắn Trung Quốc không gượng được nên có lẽ Việt Nam đang đi tìm chỗ dựa mới.
Thay vì đi với các nước dân chủ, các nước tiến bộ trên thế giới thì họ quay về với đồng minh cũ của mình là nước Nga. Ông Putin cũng theo sửa đổi hiến pháp và những động thái vừa rồi thì ông ta cũng có ý định quay trở lại cầm quyền.
Nước Nga cũng khẳng định qua một số dư luận vừa rồi là muốn khôi phục lại Lênin. Tôi nghĩ rằng chuyện Nga tặng tượng cho Việt Nam đang tỏ chỉ dấu hai bên sẽ là đồng minh, đầu tiên là khôi phục lại tư tưởng Mác-Lênin, tức tư tưởng cộng sản
.”
Vào tháng 12 năm ngoái, Việt Nam và Nga có cuộc Đối thoại Chiến lược Quốc phòng lần thứ 5, cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực bao gồm trao đổi đoàn cấp cao, đào tạo, hợp tác Quân binh chủng, kỹ thuật quân sự, diễn đàn đa phương, chính trị quân sự, quân y, và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Nga hiện là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Việt Nam vừa ký một hợp đồng đặt mua vũ khí và dịch vụ quân sự của Nga lên đến hơn 1 tỷ đô la.

Theo thống kê, từ lúc được sinh ra, Chủ nghĩa Cộng sản cùng học thuyết pha trộn Mác Le Nin đã gây ra cái chết của hàng trăm triệu người dân trên thế giới. Nhân loại đã lên án và rũ bỏ thứ lý tưởng đầy ảo vọng và man rợ này từ lâu.
Tại Việt Nam, người đứng đầu Đảng Cộng sản là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ đã nhiễm thói sùng bái cực đoan thứ lý thuyết tai hại này từ những năm 80, khi ông sang Liên Xô làm luận án phó Tiến sĩ xây dựng đảng.
Nhà cầm quyền tại Hà nội càng cho xây dựng nhiều tượng đài cộng sản ngoại lai tại Việt Nam, thì sự sụp đổ sẽ đến nhanh hơn nữa, vì Nhân dân không cần thứ ảo tai hại tưởng đó.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Dựng tượng Lê Nin ở Vinh là xu thế tất yếu của thời đói

< A >
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước hết, người viết bài này xin được “làm theo tư tưởng” bác Lú, “mây đen toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn...” vân vân, để mần đầu câu chuyện: Tượng đài Lê Nin đã bị dẹp toàn cầu, nhưng mặt trùm vô sản vẫn phơi phới giữa trời Việt Nam sau ngày đảng ta “đổi mới tư duy”- còn gọi là “đổi mới hay là chết”, bỏ kẻng hợp tác xã chạy theo kinh tế thị trường; bỏ đồng Rúp ông Liên Xô sang núp đồng Đô của “bọn đế quốc tư bản Mỹ bóc lột”, khiến tuyệt đại bộ phận quần chúng nhân dân Việt Nam vốn đã “bức xúc”, nay lại càng “bức xúc” hơn trước quyết định mới đây của đảng tỉnh ủy Nghệ An cho dựng tượng ông thần khố rách áo ôm mà thiên hạ gồm cả cái nôi nẻ ra "người" đã khiếp vía lôi cổ xuống, kéo vứt nơi bãi rác.


“Bức xúc” trên đây, công bình mà nói, rất là chính đáng, là hợp với xu thế thời đại, là phản ánh trung thực tâm tư tình cảm nguyện vọng không gì lay chuyển nổi của toàn thể dân Việt chưa bị liệt não. 

Thế nhưng tại sao/mần răng, đảng ta có tiếng vừa là đại diện chân chính độc nhất của toàn dân, vừa là nơi tập trung của đỉnh cao trí tệ loài người chứ không phải đười ươi, lại đi làm cái chuyện dân chửi dân nguyền dân... “bức xúc”. Ấy là đến giờ này mà còn dựng tượng thờ ông thần bị gậy đã đưa Việt Nam vốn “nước ta giàu và đẹp, rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu” xuống hàng ăn mày tứ phương, xin xỏ năm châu suốt mấy thập niên, qua bao thế hệ?

Thắc mắc như thế cũng đúng thôi, nhưng chỉ đúng ở “một vế”. Vì chỉ biết vế “xu thế thời đại” mà không biết vế “xu thế thời đói”. Nghệ An là “quê hương bác” bị chính “gậy ông đập lưng ông” (do công bác ra đi tìm đường rước nó về) đang kinh qua thời kỳ quá... đói:

“Con số do chính báo chí của tỉnh này cho thấy: Năm 2018, tỉnh Nghệ An thu ngân sách đạt đạt hơn 13 ngàn tỷ đồng, nhưng chi gần 25 ngàn tỷ đồng. Tính trung bình mỗi ngày tỉnh này đã nhận gần 32 tỷ đồng để bù vào việc chi tiêu. Thu ngân sách trong năm 2019, tăng khoảng 10% so với năm trước, nhưng việc chi tiêu không hề được giảm xuống. Tết Canh Tý vừa rồi, trung ương phải cấp hơn 1.200 tấn gạo để cứu đói dân Nghệ An.

Dân Nghệ An phải phiêu dạt khắp nơi từ bắc chí nam để kiếm miếng ăn. Số người tìm đường ra nước ngoài lao động hợp pháp, lẫn bất hợp pháp thuộc hàng đứng đầu cả nước. 

Hắn biết một số người Nghệ An đi theo kiểu bất hoặc bán hợp pháp đến Ba Lan, sang Đức, Pháp, qua Úc… ngay cả ở Mỹ cũng có. Sự chặt chẽ trong chính sách nhập cảnh vào Mỹ cũng bị dân Nghệ An ‘đâm thủng’. Trong vụ 39 công dân Việt Nam chết tại hạt Essex, đông bắc Lôn Đôn, nước Anh vào năm ngoái, thì riêng tỉnh Nghệ An đã có đã có 21 người.” (1)
< iframe width="691" height="250" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_4" name="aswift_4" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 250px; overflow: visible;">< /iframe>

Nghệ An đói như thế, nên dựng tượng Lê Nin ở Vinh lúc này, tuy rõ ràng là phản động chống lại xu thế thời đại, nhưng rất hợp với xu thế thời đói đang giãy dụa ngất ngư con tàu đi trên “quê hương bác”. 

Đó là sáng kiến thiên tai long trời lở đất của lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã được trung ương đảng ta gật đầu “ô kê salem, không có gì quý hơn” công trình - xây dựng tượng đài Lê Nin ở Ngã 5 Chuồng Chó, à lộn, Ngã 5 Thành phố Vinh, một cách khẩn cấp vào thượng tuần Tháng Ba năm nay, 2020.

Sách đã chẳng có câu: “Cứu bệnh như cứu hỏa”. “Bệnh” ở đây (Nghệ An) lại là bệnh đói lẫn bệnh tham nên càng phải “hỏa tốc” thi công “khẩn trương” hơn là như vậy.

Là dân mít, ai mà chẳng “thấm nhuần tư tưởng bác” Mạnh (Nông Đức) từng khẳng định với báo nước ngoài khi làm tổng bí đảng, “Tất cả người dân Việt Nam ai cũng là con, cháu của Bác Hồ. Chúng tôi đều coi ông là người cha già của dân tộc Việt Nam.”(2)

Nếu Bác Hồ là cha già DT, thì bác Nin là ông nội DT. Bác Hồ có ra đi tìm đường rước về, mình mới bị có Lênin làm ông nội, rõ rà là như thế chứ còn gì nữa (lại nói leo bác cả Lú).

“Cha già DT” đã có lăng tổ bố tạo công ăn việc làm cho cả..một bột tư lệnh lính gác gồm hàng vạn người hơn nửa thế kỷ nay, thì cớ sao “ông nội DT” lại không có được một chỗ đặt chân để cứu đói cháu ngoan xứ Nghệ bằng nghề bảo vệ ông nội khỏi bị ném đá, đù bà.

Nghề gì chứ nghề bảo vệ “cha già DT” với bảo vệ “ông nội” Lê Nin thì chẳng những không lo mất việc vì “biên chế” cắt giảm, mà trái lại lực lượng này ngày càng mở rộng khuếch trương khuếch tán thêm, theo đà ném đá “đù bà” ngày một gia tăng của người đi ngang qua lăng qua tượng. Đại để như: “Vì mặt mày mà đất nước VN mới bị ra nông nỗi như hôm nay!!!”

Ghi chú:



03.03.2020


Những thảm họa nhân loại do Ý thức hệ Mác-Lê gây ra

< A >
Luật sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Trong kỷ nguyên tin học đương đại, tội ác của các đảng cộng sản không còn là một bí mật hay ẩn dụ, ngay cả đối với những người dân đang sống dưới sự cai trị độc tài hoặc bưng bít thông tin của các đảng cộng sản như Cuba, Trung Quốc hay Việt Nam.

Hằng chục triệu người nông dân Kulak bị Stalin tiêu diệt trong các thập niên 30 hầu thực thi sách lược hợp tác xã hóa nông nghiệp của đảng CSLX. Thảm nạn Chernobyl tại Ukraine hoặc ô nhiễm phóng xạ vùng Bắc Cực rộng lớn của Liên Bang Xô Viết vì sự vô trách nhiệm, tự tung tự tác của độc tài toàn trị, không một quyền lực nào đối trọng.

Hằng chục triệu người Trung Quốc cũng bỏ mình trong chiến dịch đấu tố giai cấp hoặc cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông.

Hằng trăm ngàn người dân Việt bị hành quyết trong cuộc cải Cách Ruộng Đất tại Việt Nam do Hồ Chí Minh chủ trương từ 1945 đến 1956.

Ý Thức Hệ Mác Lê, qua các đảng cộng sản toàn trị trở thành thảm họa cho dân tộc họ thống trị vì các nguyên nhân sau đây:

1. Ý thức hệ Mác Lê không chấp nhận đối lập chính trị. Từ đó đảng phát huy sự vị kỷ vô giới hạn hầu bảo vệ lòng tham vô giới hạng của giai cấp lãnh đạo;

2. Lòng tham vô giới hạn của đảng chỉ có thể duy trì qua sự kiểm soát chặt chẽ tất cả mọi thông tin;

3. Hầu giới hạn ảnh hưởng quốc tế từ các quốc gia dân chủ có thể làm lung lay quyền lực của mình, các đảng CS minh thị chủ trương rằng “chủ quyền quốc gia” có thể phủ quyết mọi giá trị nhân quyền căn bản của người dân. 

Từ đó, nhân dân của các quốc gia bị CS cai trị trở thành những tù nhân chung thân (như trường hợp Trung Quốc, Cuba hay Việt Nam) bị các đảng CS liên hệ giam giữ và bóc lột, hoặc tệ hơn là đàn gia súc (như tại Triều Tiên) bị đảng CS Bắc Triều Tiên và gia đình Kim Nhật Thành nhốt trong một trại súc vật khổng lồ không thấy ánh mặt trời.

Tuy nhiên, ngày hôm nay với sự phát triển và tính tương tùy của nền kinh tế toàn cầu, những thảm họa do những định chế chính trị độc tài toàn trị, trong một quốc gia, không nhất thiết chỉ tai hại cho quốc gia đó, mà sẽ tai hại cho toàn thể nhân loại.

Thật vậy, vào năm 2003 Đại dịch viêm phổi cấp tính (SARS) cũng phát xuất từ Trung Quốc đã vượt lên trên biên giới quốc gia, lan tận Âu Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Á Châu, nhiễm bệnh khoảng 8000 người và gây tử vong cho 800 nạn nhân.

Một trong những nguyên nhân tử vong lúc đó là sự bưng bít thông tin hầu bảo vệ quyền lực và quyền lợi của đảng CSTQ.

Ngày hôm nay, Đại dịch Vũ Hán Covid-19 với mức độ lan tràn chớp nhoáng hơn, cũng đã trở thành một đại nạn cho toàn thể nhân loại, vượt lên trên biên giới của Trung Quốc và đang tàn phá tính mạng, con người cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Nguyên nhân của tình trạng tệ hại này, trên bình diện cơ chế chính trị, rõ ràng phát xuất từ bản chất độc tài độc đoán của hệ thống chính trị và mô hình nhà nước Mác- Lê.

Từ khi con vi khuẩn Vũ Hán làm tê liệt Bộ Chính Trị và Hải lục không quân đàn anh TQ, đảng CSVN không có phải nhức đầu vì những chuyến thăm viếng bất ngờ của Giàn Khoan Hải Dương 981, hoặc các chiến hạm “nước lạ” đe dọa hải phận nước ta, hoặc tàu sân bay Liêu Ninh tập trận tại Biển Đông, và các chiến hạm TQ không còn gây hấn với các chiến hạm Hoa Kỳ đang thực thi sách lược tự do hàng hải tại vùng biển này. 

Đặc biệt trong giai đoạn đàn anh Tập Cận Bình đang vật lộn với con vi khuẩn Covid-19 thì TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng hầu như biến mất khỏi chính trường. Nhân dân nước Việt không còn bị tra tấn bởi những phát ngôn cười ra nước mắt “Trà Trung Quốc Ngon hơn Trà Việt Nam” hoặc những khoe khoan lố bịch về đảng CSVN như "Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên", theo lời của Nguyễn Phú Trọng ngày 3 tháng 2 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng CSVN.

Chỉ vài ngày sau đó con vi khuẩn quái ác Covid-19 này đã làm Nguyễn Phú Trọng tắt tiếng.

Tuy nhiên, con vi khuẩn đó không hề phân biệt chủ nghĩa chính trị, biên giới quốc gia hoặc chủng tộc. Đất nước Việt Nam giáp giới với TQ và sự lệ thuộc ý thức hệ cũng như kinh tế của đảng CSVN vào CSTQ là một nguy cơ diệt chủng đối với dân tộc Việt Nam.

Sự sống còn của Việt Tộc hầu như lệ thuộc vào sự hủy diệt vĩnh viễn không còn hồi sinh của trật tự chính trị Mác-Lê vốn đặt căn bản trên độc tài toàn trị và sự bưng bít thông tin.

Bài học lớn chúng ta rút ra từ Đại dịch Vũ Hán này là: Sự tranh đấu quyết liệt, hầu đưa đến cáo chung vĩnh viễn của các đảng CS Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, đã trở thành một mệnh lệnh của lịch sử cho toàn thể nhân loại, không chỉ giới hạn nơi nhân dân của các quốc gia bị cộng sản thống trị.

Chỉ khi con vi khuẩn Ý Thức Hệ Mác Lê bị nghiền nát vĩnh viễn không còn siêu sinh dưới bất cứ hình thức nào và một trật tự dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên được xây dựng tại các quốc gia bất hạnh nêu trên, thì nhân loại mới tránh được những thảm họa diệt vong tương tự.

29.02.2020



Thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An về tượng đài Lê Nin đặt tại Vinh

Nguyễn Ngọc Chu

19-2-2020

1. Khắp nơi trên thế giới đập bỏ tượng Lê Nin đã từ 30 năm nay. Ngay tại nước Nga, Nhân Dân Nga đã nhiều lần đòi hỏi phải đưa Lê Nin ra khỏi lăng. Ông Putin đang giữ Lê Nin lại trong lăng, vì như ông nói, còn có người có quá khứ liên quan đến Lê Nin. Có nghĩa là việc đưa Lê Nin ra khỏi lăng sẽ do thế hệ lãnh đạo sau Putin thực hiện.

2. Dựng tượng đài Lê Nin ở Vinh, về mặt quốc tế, không chịu sức ép của ông Putin, của Nga, và càng không có thêm được lợi lộc gì từ phía ông Putin và Nga. Ngược lại, dựng tượng đài Lê Nin ở Vinh làm khó cho ông Putin và Nhân Dân Nga. Vì nước Nga đã hoàn toàn loại bỏ Lên Nin ra khỏi đời sống đã từ 30 năm nay. Hơn thế nữa, người Nga hiện thời xem Lê Nin là nguyên nhân đau thương cho nước Nga. Làm sống lại và đề cao tên tuổi một cá nhân mà Nhân Dân Nga xem là có tội cần quên đi, thì có phải đã làm tổn thương đến Nhân Dân Nga?

3. Việc Chính quyền tỉnh Ulyanovsk tặng tượng Lê Nin cho Chính quyền tỉnh Nghệ An không đại diện cho ý nguyện của Nhân Dân hai tỉnh Ulynovsk và Nghệ An. Chắc chắn đa số Nhân dân Nghệ An không muốn đặt tượng đài Lê Nin ở bất cứ nơi nào trên đất Nghệ An. Hãy hỏi ý kiến của Nhân Dân Nghệ An là sòng phẳng nhất.

4. Các nước XHCN trước đây ở Đông Âu đã đập phá hết tượng Lê Nin. 14 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây cũng đập bỏ tượng Lê Nin. Mông Cổ, Ethiopia cũng đập bỏ tượng Lê Nin. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đều không còn tượng Lê Nin.

Việt Nam đã trót đặt tượng Lê Nin ở Hà Nội thời Liên Xô chưa sụp đổ. Đó là điều đã rồi mà phần xử lý sẽ ghi tên hậu thế. Không có lý do gì để Chính quyền Nghệ An lại đi ngược với toàn thế giới – đặt mới tượng đài Lê Nin ở Vinh. Ngay cả tại nước Nga, không nơi nào kể cả tỉnh Ulyanovsk đặt mới tượng đài Lê Nin.

5. Những đứa trẻ đến chơi quanh quẩn nơi tượng đài Lê Nin tất sẽ hỏi người lớn: Ông này là ai? Sao lại phải đặt tượng ông Lê Nin mà không đặt tượng tổ tiên của mình? Sao phải tôn thờ một ông mà chính quê hương ông ta không tôn thờ?

Phối cảnh tượng đài Lênin sau khi xây dựng. Ảnh: Quang An

Nếu Chính quyền Nghệ An vẫn tiếp tục đặt tượng đài Lê Nin ở Vinh thì có nghĩa là đưa thêm việc cho hậu thế sau này phải dỡ bỏ. Đó là điều chắc chắn. Đây không phải là cách ghi tên vào Lịch Sử.

6. Cụ Hồ đã di chúc hỏa thiêu. Ông Fidel Castro cũng di chúc không xây tượng đài bất cứ ở đâu. Nếu cá nhân nào lên cầm quyền cũng bắt xây tượng đài của riêng mình thì trên trái đất này nhan nhản các tượng đài – lấy đất đâu mà sinh sống?

Nghệ An có truyền thống cương trực. Phải là làm. Nếu cần hỏi thì hỏi Lòng Dân.

Nga đập bỏ tượng Lênin, CSVN mang về dựng ở Nghệ An

Xây dựng tượng đài như một dịch bệnh ăn sâu trong máu những người cộng sản cầm quyền, một thứ dịch bệnh không có thuốc chữa.

Khắp nước Việt Nam, thành phố nào, tỉnh nào cũng có vài ba tượng đài, và trên bàn viết lãnh đạo nào cũng có sẵn một dự án xây dựng tượng đài qui mô “hoành tráng”, nhất là tượng đài lãnh tụ. Trong số đó, tượng đài Hồ Chí Minh chiếm ưu thế tối thượng, kế đến là tượng lãnh tụ quốc tế vô sản Lênin.

Nghệ An là một “tỉnh nghèo” ở Miền Trung, cái nghèo được chứng minh qua lá đơn xin trung ương hàng ngàn tấn gạo cứu đói hằng năm. Cụ thể như trong dịp Tết năm 2019, chính phủ đã cấp cho Nghệ An gần 1.300 tấn gạo để hỗ trợ cho 22.000 gia đình nghèo mà tỉnh cho rằng đang thiếu đói. Cái nghèo của Nghệ An cũng phơi bày trong thảm cảnh tha phương cầu thực, dẫn đến cái chết tập thể của 39 thanh niên ở tuổi đầy sức sống.

Thế nhưng dù cho thiếu gạo, thiếu mọi mặt nhưng về phương diện tượng đài thì Nghệ An có thừa. Cũng như ở mọi nơi khác trên đất nước Việt Nam, có thể kể ra tượng đài ông Hồ ở trung tâm Thị Xã Vinh, tượng đài Xô Viết Nghệ Tỉnh ở ngã ba thị trấn Nghèn (Can Lộc), là hai tượng đài được mô tả là qui mô nhất và cũng tiêu tốn nhiều tiền ngân sách nhất của Nghệ An.

Có lẽ lãnh đạo Nghệ An chưa vừa ý hay muốn làm nổi bật tỉnh nhà, thi đua với Hà Nội nên ngày 19 tháng Hai vừa qua, tỉnh Nghệ An đã quyết định bỏ ra hơn 8 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Lênin cao 3 mét tại một công viên đẹp nhất tỉnh. Theo một viên chức của Ban quản lý dự án, tượng Lênin này là món quà đặc biệt của chính quyền tỉnh Ulianovsk (thuộc Liên Bang Nga), quê hương của Lênin, “muốn” tặng cho Nghệ An.

Cho dù biện minh đây là món quà được tặng; nhưng lãnh đạo CSVN nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có nên phí tiền để trang trải cho việc đưa một tượng đã bị dân Nga vứt bỏ, đem về trưng bày trong khi người dân trong tỉnh nhà đang thiếu đói.

Vào năm 1991 khi chủ nghĩa cộng sản kết thúc vai trò dẫn dắt của nó ở Liên Bang Xô Viết, người dân Nga cũng đã loại bỏ hầu hết các tượng đài Lênin ra khỏi đời sống xã hội, trong trào lưu trở lại với những giá trị dân chủ đích thực của Tây Phương. Các nước Đông Âu sau khi từ bỏ chủ thuyết cộng sản do Liên Xô áp đặt, các tượng đài Lênin cũng bị dân chúng tự động đập bỏ.

Lênin một thời gian dài được tô vẽ, tôn sùng như một vị thánh. Ông được lịch sử ghi nhận là người làm ra Cách Mạng 1917 với mong muốn xử dụng chủ nghĩa cộng sản như một chiếc đũa thần để nhanh chóng biến Liên Xô thành một đại cường. Liên Xô phải qua mặt Tây phương từ khoa học kỹ thuật tới kinh tế quốc dân, xứng đáng có tiếng nói mạnh trên bàn cờ quốc tế lúc bấy giờ. Nhưng cuối cùng chủ thuyết này đã thất bại bởi nhiều lý do, mà lý do quan trọng nhất nó không phải là một phương thuốc thần hiệu chữa được căn bệnh của nước Nga sau sự sụp đổ đẫm máu của triều đại Nga Hoàng.

Thế mà nay CSVN lại mang thứ mà người Nga đã vứt đi không luyến tiếc, đem về dựng ở Nghệ An để tô thêm vẽ hào hùng đã phai mờ của 4 chữ “Xô Viết Nghệ Tĩnh.” Phải chăng lãnh đạo Nghệ An là những người dốt lịch sử hay muốn phỉ nhổ vào lịch sử, hoặc cả hai? Lịch sử thế giới trong vòng 100 năm qua kể từ khi Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản ra đời năm 1848, cuộc cách mạng vô sản của Lênin và sau đó là Stalin đã thúc đẩy được nước Nga bằng phương pháp cưỡng bách, nhưng tỏ ra vô hiệu trong việc giải quyết toàn bộ vấn đề của đất nước.

Việt Nam trong tay đảng Cộng Sản cũng theo đuôi Liên Xô đề cao đấu tranh giai cấp, tiêu diệt quyền tư hữu, thắt chặt dân chủ, cưỡng chiếm tài sản quốc gia, cuối cùng lại tạo ra một giai cấp mới khắc nghiệt hơn, tham lam hơn và thất bại hơn. Cho tới nay đảng CSVN vẫn tỏ ra điên cuồng sùng tín với một hình ảnh thất bại, vẫn coi việc dựng tượng Lênin là một niềm tự hào xứng đáng.

Nhưng nếu nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác, mang một bức tượng của một nhân vật đã bị chính dân Nga phế thải về dựng lên ở Việt Nam, còn cho thấy giòng máu sùng bái lãnh tụ vẫn là căn bịnh tâm lý bất trị ở các nước cộng sản trước đây. Việt Nam và Bắc Hàn là hai nước cộng sản Á Châu điển hình mạnh mẽ nhất cho bệnh sùng bái lãnh tụ này, lúc sống cũng như lúc chết.

Riêng tại Việt Nam “tượng đài Bác Hồ” là cả một hệ thống từ Nam chí Bắc tiêu tốn công quỹ hàng tỷ đô-la vừa xây dựng vừa bảo trì. Hệ thống ấy bất chấp sự thâm hụt ngân sách hàng năm, vẫn được các lãnh đạo tỉnh, thành khắp nước thúc đẩy, thực hiện trong bầu không khí thi đua đầy phấn khích.

Và sau khi tượng Lênin được dựng lên giữa thị xã Vinh cùng với tượng đài Hồ Chí Minh, sẽ tạo thành một cặp lãnh tụ của một chủ thuyết thất bại mà Việt Nam đang kiên trì gìn giữ. Thử hỏi có bao giờ lãnh đạo Nghệ An nghĩ đến những người dân của mình vì mong muốn đổi đời mà phải chết thảm trong container đông lạnh.

Tuy nhiên đàng sau những tượng đài ngạo nghễ ấy, và bên cạnh sự tôn thờ phi lý ấy, người ta không thể không chua chát nhận ra rằng việc xây dựng tượng đài cũng là một phương pháp moi tiền ngân sách hiệu quả nhất để các cán bộ cộng sản bỏ túi riêng.

Dân ta có nên tiếp tục im lặng để cho những đám tham ô bày vẽ những dự án phi lý này không?

Phạm Nhật Bình

Dân ngu tôn thờ Lê Nin

https://www.youtube.com/watch?v=B-6Ff-qm3Fg



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.