Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24720614

 
Văn hóa - Giải trí 29.03.2024 00:53
FBI điều tra khả năng Nga tài trợ cho vụ bạo loạn Đồi Capitol
18.01.2021 10:42

Liên quan đến vụ bạo loạn xảy ra tại Đồi Capitol ngày 6/1 vừa qua khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát, truyền thông Mỹ đưa tin Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang tiến hành điều tra khả năng các thực thể nước ngoài đã tài trợ cho một số kẻ bạo loạn.

FBI dieu tra kha nang nuoc ngoai tai tro cho vu bao loan Doi Capitol hinh anh 1Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ tuần tra tại Washington, DC ngày 15/1/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, FBI đang điều tra nhằm xác định liệu các chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có cung cấp nguồn tài trợ cho những đối tượng đã giúp lên kế hoạch cho cuộc bạo loạn hay không.

Theo đó, FBI đang điều tra một khoản thanh toán trị giá 500.000 USD bằng tiền bitcoin từ một lập trình viên máy tính người Pháp cho 22 tài khoản được xác định là những người cực hữu trước khi xảy ra bạo loạn. Một trong số đó đã tham gia cuộc cuộc biểu tình, nhưng không vào trong tòa nhà Quốc hội.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh cơ quan thực thi pháp luật liên bang đang truy tìm và buộc tội một số người biểu tình có liên quan tới cuộc bạo động ngày 6/1.

[Mỹ tăng cường an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử J. Biden]

Hiện thủ đô Washington đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trong bối cảnh lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden đang đến gần và sau vụ bạo loạn xảy ra tại Đồi Capitol ngày 6/1.

Hàng nghìn binh lính của Lực lượng Vệ binh quốc gia đã được triển khai tại Washington, đồng thời nhà chức trách đã dựng các hàng rào bằng bê-tông để ngăn phong tỏa các tuyến phố dẫn tới trung tâm thành phố.

Trung tâm mua sắm National Mall - vốn chật kín người trong các lễ nhậm chức tổng thống, được tổ chức 4 năm/lần, đã phải thông báo giới hạn lượng người ra, vào theo yêu cầu của Cơ quan Mật vụ nhằm đảm bảo an ninh.

Trong khi đó, các bang của Mỹ đang chuẩn bị triển khai nhiều kế hoạch nhằm ngăn chặn các nguy cơ bạo lực khi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden đang đến gần. Thành phố Lansing - thủ phủ bang Michigan, đang bổ sung các biện pháp an ninh xung quanh thành phố để chuẩn bị đối phó và ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực trong những ngày sắp tới.

Thị trưởng thành phố Lansing Andy Schor thông báo các biện pháp phòng ngừa bạo loạn đã được thực hiện xung quanh thủ phủ của bang, với nhiều hàng rào được dựng lên tại những khu vực quan trọng của thành phố. Ngoài ra, các nhà lập pháp của bang này sẽ không được phép vào trong tòa thị chính từ ngày 18-21/1 tới. 

FBI cảnh báo nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình có vũ trang tại tất cả cơ quan lập pháp các bang trước lễ nhậm chức tổng thống Mỹ sắp tới. Lực lượng Vệ binh Quốc gia của bang Michigan đang được cử đến Lansing.

Hàng rào cũng sẽ được dựng lên xung quanh tòa thị chính và đồn cảnh sát. Người dân ở thành phố Lansing được yêu cầu không tham gia vào bất kỳ hoạt động biểu tình nào./. 

Vác súng trường đi biểu tình trước lễ nhậm chức của ông Biden

Các nhóm biểu tình nhỏ tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền một số bang ở Mỹ ngày 17/1. An ninh đã được tăng cường để ngăn bạo loạn tương tự ở Điện Capitol.

ong biden nham chuc anh 2

Các nhóm biểu tình có số lượng khoảng 20-30 người, đứng bên ngoài các tòa nhà chính phủ đã được lắp ván gỗ để gia cố và được rào xung quanh. Đường phố xung quanh tương đối trống. Một số người biểu tình cho biết họ đến để ủng hộ ông Trump, số khác nói muốn biểu tình về các vấn đề khác, như ủng hộ sở hữu súng.

ong biden nham chuc anh 3

Các biện pháp an ninh nhằm ngăn cảnh bạo loạn như xảy ra ngày 6/1 ở Điện Capitol (trong ảnh), khi đám đông được kích động bởi các cáo buộc sai sự thật của ông Trump về gian lận bầu cử đã giằng co với cảnh sát, xông vào trụ sở quốc hội. Các nghị sĩ và Phó tổng thống Mike Pence buộc phải sơ tán khi đang thực hiện thủ tục xác nhận kết quả bầu cử. Vụ xâm chiếm Điện Capitol khiến 5 người thiệt mạng, bao gồm một cảnh sát Điện Capitol. Hơn 125 người đã bị bắt giữ liên quan tới vụ bạo loạn. Ảnh: AFP.

ong biden nham chuc anh 4

Hơn 60 vụ kiện gian lận bầu cử của ông Trump đã bị tòa án bác bỏ vì không có căn cứ. Các quan chức bầu cử và chính cựu bộ trưởng Tư pháp của ông Trump đã khẳng định không có bằng chứng nào về gian lận diện rộng.

ong biden nham chuc anh 5

An ninh xung quanh các tòa nhà chính quyền bang được tăng cường bằng hàng rào, ván gỗ lắp vào cửa sổ, và thêm cảnh sát đi tuần. Các hội đồng lập pháp đa phần không họp vào cuối tuần.

ong biden nham chuc anh 6

Ở thủ đô, khu vực National Mall đóng cửa đối với công chúng - khu vực rộng lớn gồm thảm cỏ và đài tưởng niệm mà hàng trăm nghìn người thường tập trung để mừng lễ nhậm chức của các tổng thống. Việc đóng cửa National Mall trong lễ nhậm chức là chưa từng có. Thị trưởng Washington đề nghị mọi người không tới tham quan. Khoảng 25.000 lính Vệ binh Quốc gia từ cả nước dự kiến tới đây trong những ngày tới.

ong biden nham chuc anh 7

Tại trụ sở chính quyền bang Michigan (trong ảnh), có khoảng 20 người biểu tình, bao gồm người biểu tình có vũ khí, nhưng họ trông thưa hơn hẳn so với số lượng đông đảo cảnh sát và phóng viên.

ong biden nham chuc anh 8

Các thành viên của nhóm biểu tình "Boogaloo Bois" phản đối kết quả bầu cử tại Lansing, Michigan, ngày 17/1. Ảnh: Reuters.

ong biden nham chuc anh 9

Trong ảnh, trụ sở bang Arizona có hai lớp hàng rào an ninh. Bên ngoài trụ sở bang Ohio, khoảng hơn 20 người, có người đem súng trường, tới biểu tình một lúc rồi giải tán vì tuyết bắt đầu rơi. Thống đốc bang Ohio Mike DeWine cho biết giới chức “vẫn tiếp tục có lo ngại về bạo lực cho những ngày tới, và đó là lý do tôi muốn duy trì mức độ an ninh cao trước thềm lễ nhậm chức”.

ong biden nham chuc anh 10

Tại trụ sở bang Oregon, khoảng dưới 20 người biểu tình nam giới mặc áo quần kiểu quân đội, đội mũ bảo hiểm, mang theo vũ khí bán tự động. Tại trụ sở bang Nevada, nơi người ủng hộ ông Trump thường tới biểu tình vào các cuối tuần trong những tháng gần đây, lại chỉ có một người biểu tình với khẩu hiệu “Ông Trump thua. Hãy trưởng thành lên. Về nhà đi”. Trong ảnh, một người biểu tình bên ngoài trụ sở bang New York, với khẩu hiệu “Ông Trump thua”.

ong biden nham chuc anh 11

Hơn một phần ba số thống đốc các bang đã điều Vệ binh Quốc gia tới bảo vệ trụ sở bang và hỗ trợ cảnh sát địa phương. Một số thống đốc đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoặc đóng cửa tòa trụ sở đối với công chúng, cho tới sau lễ nhậm chức. Trong ảnh, an ninh được tăng cường bên ngoài Tòa án Tối cao ở Washington.



Xâm nhập Đồi Capitol vì 'nghe lời Trump'

Jenna Ryan, nữ nhân viên bất động sản ở Texas, cho hay cô chỉ làm theo lệnh của Trump và không hối hận vì xông vào Đồi Capitol.

"Từ tận đáy lòng, tôi không thấy tội lỗi gì", Jenna Ryan nói với NBC News hôm 18/1. "Tôi vui vì đã ở đó, nơi tôi đã chứng kiến lịch sử. Và tôi sẽ không bao giờ có cơ hội để làm điều đó lần nữa".

Ryan, người đã bay từ Texas tới Washington bằng phi cơ riêng, nói cô thực hiện chuyến đi này "để bày tỏ đoàn kết với Tổng thống Trump".

"Tổng thống đã yêu cầu chúng tôi có mặt ở Washington ngày 6/1. Vì thế chúng tôi lên đường và ngăn chặn cuộc bầu cử bị đánh cắp", cô nói.

Jenna Ryan trong cuộc phỏng vấn với NBC News hôm 18/1. Ảnh: NBC News.

Jenna Ryan trong cuộc phỏng vấn với NBC News hôm 18/1. Ảnh: NBC News.

Trong cuộc mít tinh gần Nhà Trắng hôm 6/1, Trump đã kêu gọi người biểu tình kéo đến tòa nhà quốc hội khi các nghị sĩ họp chứng nhận kết quả bầu cử. Ông yêu cầu người ủng hộ "chiến đấu đến cùng", rồi lên xe bọc thép về Nhà Trắng, trong lúc đám đông tuần hành đến Đồi Capitol và xông vào bên trong.

"Tôi đã nghe lời tổng thống của tôi, ông ấy bảo tôi tới Đồi Capitol", Ryan nói với CBS trong cuộc phỏng vấn trước đó.

Cô cho hay "nỗi lo lớn nhất" của mình tại cuộc mít tinh trước vụ bạo loạn là "không có toilet công cộng nào". "Tôi luôn muốn biết có nhà vệ sinh công cộng nào gần đó không", Ryan nói.

Ryan đã chia sẻ trên mạng xã hội hàng loạt bài đăng cho thấy cô tham gia vào cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol, trong đó có bức ảnh chụp cô đứng cạnh một cửa sổ vỡ và một video trong đó cô tuyên bố "Chúng tôi có vũ trang và rất nguy hiểm. Đây chỉ là khởi đầu".

Một video phát trực tiếp trên Facebook cho thấy Ryan bước vào tòa nhà quốc hội, quảng bá cho công ty bất động sản của mình và nói "Chúng tôi sẽ vào đây. Dù sống hay chết".

Jenna Ryan (ở giữa, đội mũ len Trump), cùng đám đông tràn vào Đồi Capitol hôm 6/1. Ảnh: U.S. Attorneys Office.

Jenna Ryan (ở giữa, đội mũ len có chữ Trump), cùng đám đông tràn vào Đồi Capitol hôm 6/1. Ảnh: U.S. Attorney's Office.

5 người đã thiệt mạng trong vụ bạo loạn, trong đó có một cảnh sát quốc hội bị đám đông tấn công, một người biểu tình bị nhân viên hành pháp bắn và một người ủng hộ Trump bị đám đông chèn ép.

Ryan đang đối mặt với các cáo buộc gây rối trật tự công cộng và cố ý xâm nhập khu vực cấm. Cô cho hay dù xâm nhập vào Đồi Capitol cùng đám đông, cô không có ý định gây hấn.

"Tôi không xông vào đó để giết người. Tôi nói 'dù sống hay chết' nghĩa là nếu có ai đó giết tôi, tôi vẫn sẽ đứng về phía sự thật", Ryan giải thích.

Giống như những người biểu tình khác, cô đã xin Tổng thống Trump ân xá. Trump dự kiến ân xá hoặc giảm án cho khoảng 100 người vào những ngày cuối nhiệm kỳ, nhưng không rõ có người tham gia bạo loạn nào trong danh sách hay không.

Ryan cho hay nếu không được ân xá, cô cũng sẽ không quay lưng với Trump. "Tôi sẽ ủng hộ ông ấy dù ông ấy làm gì", cô nói.

Anh Ngọc (Theo Guardian)

Sinh viên Anh vào quốc hội Mỹ trộm đồ

Nữ sinh viên Anh Courtright bị truy tố vì tham gia cuộc bạo loạn và ăn trộm đồ trong tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1.

Cảnh sát quốc hội Mỹ sau khi xem lại camera giám sát hôm 18/1 đã kết luận Gracyn Dawn Courtright, sinh viên Đại học Kentucky, đã lên tầng hai trong tòa nhà quốc hội, tiến lại gần bậc thang ở văn phòng Thượng viện và trộm tấm biển "chỉ dành cho nhân viên" vào khoảng 15h hôm 6/1. Lực lượng thực thi pháp luật được cho là đã lấy lại tấm biển này trước khi Courtright rời tòa nhà quốc hội.

Courtright, nữ sinh viên năm cuối, trước đó xuất hiện trên tờ báo Kentucky Kernel của Đại học Kentucky với tựa đề "Nỗi ô nhục cũng như sự tai tiếng: Sinh viên Anh hòa vào đám đông bạo loạn tòa nhà quốc hội". Bài báo này đã trích lại các bài đăng từ chính tài khoảng mạng xã hội của Courtright, trong đó thể hiện cô đã tham gia sự kiện hôm 6/1.

Gracyn Dawn Courtright (khoanh đỏ) ăn trộm tấm biển chỉ dành cho nhân viên trong tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1. Ảnh: FBI.

Gracyn Dawn Courtright (khoanh đỏ) ăn trộm tấm biển "chỉ dành cho nhân viên" trong tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1. Ảnh: FBI.

FBI cho biết chính bài báo này đã giúp họ tìm tới nhà bố của Courtright ở Tây Virginia.

Bố của nữ sinh viên cho biết Courtright trước đó đến thủ đô Washington để "dự tiệc" và ở lại cùng bạn bè. Sau đó cô xuất hiện cùng đám đông khi Tổng thống Trump phát biểu. Bố của Courtright, một luật sư, cho biết nếu con gái bị truy tố, ông sẽ đảm bảo giúp cô tự thú với chính quyền.

Courtright có thể đối mặt với cáo buộc xâm phạm khu vực hạn chế khi không có thẩm quyền hợp pháp và cố ý cản trở hoạt động có trật tự của chính quyền, gây rối trong khu vực hạn chế.

Nữ sinh viên Anh cũng được cho là đã to tiếng và dùng ngôn từ lăng mạ với ý định cản trở phiên họp xác nhận phiếu đại cử tri của quốc hội. Cô còn phạm tội ăn cắp "thứ có giá trị của Mỹ" là tấm biển "chỉ dành cho nhân viên" trong tòa nhà quốc hội.

Giới chức liên bang Mỹ đã đưa ra cáo buộc hình sự với hơn 100 người liên quan cuộc bạo loạn Đồi Capitol, khi những người ủng hộ Tổng thống Trump xông vào tòa nhà quốc hội, lục soát các văn phòng, đe dọa nghị sĩ và tấn công cảnh sát.

Các điều tra viên đang tiếp tục xem lại hơn 140.000 video và hình ảnh trong cuộc bạo loạn để truy tìm các nghi phạm. Cuối tuần qua, hàng chục người đã bị bắt, bao gồm cả quan chức.

Ngọc Ánh (Theo NBC)

FBI điều tra nghi vấn máy tính của Chủ tịch Hạ viện Pelosi bị phe Trump bán cho Nga

Dân trí

 FBI đang điều tra nghi vấn một phụ nữ đã lấy trộm máy tính chứa nhiều dữ liệu quan trọng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nhân vụ bạo loạn ở quốc hội hôm 6/1 để bán lại cho Nga.

FBI điều tra nghi vấn máy tính của Chủ tịch Hạ viện Pelosi bị bán cho Nga - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (Ảnh: AFP)

Theo Washington Post, trong hồ sơ đề nghị truy tố gửi tòa án hôm 17/1, đặc vụ Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) John Lund cho biết đã nhận được tin tố giác Riley June Williams, một phụ nữ ở Pennsylvania, có liên quan đến vụ lấy trộm một máy tính xách tay và một ổ cứng trong văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Người tố giác là bạn trai cũ của Riley, được đề cập trong hồ sơ tòa án là W1. W1 dẫn lời bạn bè của Riley cho hay, người phụ nữ này có ý định gửi các thiết bị đó cho một người bạn ở Nga, sau đó tìm cách bán lại chúng cho cơ quan tình báo của Nga. Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào, kế hoạch của Riley thất bại. Nhân chứng của FBI cho biết, Riley có thể vẫn đang giữ các thiết bị điện tử này hoặc cũng có thể đã phá hủy chúng.

Riley chưa bị truy tố dựa trên thông tin tố giác của W1 bởi FBI vẫn đang điều tra. Tuy nhiên, FBI phát lệnh truy nã Riley do video ghi lại hiện trường bạo loạn bên trong trụ sở quốc hội Mỹ ngày 6/1 cho thấy cô có tham gia vào vụ biểu tình này. Riley hiện đã rời nơi cư trú và xóa các thông tin trên tài khoản mạng xã hội.

Trước đó, truyền thông Mỹ cho biết, trong số các đồ vật bị "mất tích" sau cuộc biểu tình bạo loạn ở trụ sở quốc hội Mỹ chiều 6/1 có một máy tính xách tay được cho là chứa "thông tin nhạy cảm" liên quan đến an ninh quốc gia. Những người biểu tình được cho là đã lục lọi văn phòng của các nghị sĩ, trong đó có chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và đánh cắp các thiết bị điện tử.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù khả năng gián điệp nước ngoài trà trộn vào biểu tình là rất thấp nhưng các thế lực thù địch của Mỹ có thể lợi dụng các tài liệu bị rò rỉ để làm tổn hại đến các lợi ích của Mỹ.

Minh Phương
Theo Sputnik


FBI điều tra ngoại quốc dùng bitcoin tài trợ các nhóm nổi loạn tại Quốc Hội Mỹ, Trump là gián điệp của Nga, nhiều người phe Trump được Nga tài trợ


WASHINGTON, DC (NV) – Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) đang điều tra liệu có chính phủ, tổ chức, hay cá nhân ngoại quốc tài trợ cho những tổ chức cực hữu ủng hộ Tổng Thống Donald Trump lên kế hoạch và thực hiện cuộc nổi loạn tại Quốc Hội vừa qua hay không, đài NBC News được hai viên chức FBI cho biết trong bản tin loan ngày Thứ Bảy, 16 Tháng Giêng.
Giới chức an ninh Mỹ đang truy tìm dấu vết chuyển khoản đồng tiền điện tử bitcoin từ một công dân Pháp, trị giá khoảng $500,000, cho các lãnh đạo và nhóm cực hữu Mỹ trong thời gian trước cuộc nổi loạn.
Người ủng hộ Tổng Thống Trump kéo đến nổi loạn tại Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng. (Hình: ALEX EDELMAN/AFP via Getty Images)Những giao dịch này được công ty Chainalysis, chuyên phân tích các chuyển khoản tiền điện tử, công bố cho thấy các nhà lãnh đạo của các tổ chức cực hữu có mặt tại cuộc nổi loạn ngày 6 Tháng Giêng vừa qua đã nhận những số tiền đề cập ở trên.
Công ty Chainalysis ghi nhận 28.15 đồng bitcoin, trị giá $522,000, được chuyển cho 22 địa chỉ khác nhau, phần lớn đến địa chỉ các lãnh đạo những nhóm cực hữu tại Mỹ.Người nhận nhiều tiền nhất là ông Nick Fuentes, một nhân vật truyền thông podcaster cực hữu, trị giá lên đến $250,000.Ông Fuentes có mặt tại khuôn viên Quốc Hội trong ngày ủng hộ viên tổng thống nổi loạn.
Ông Nick Fuentes (giữa, cầm loa), podcaster chương trình cực hữu, có mặt hô hào kích động tại khuôn viên Quốc Hội ngày 26 Tháng Giêng. (Hình: Twitter @NickJFuentes)Điều đáng chú ý là công dân Pháp, một chuyên gia lập trình, người đứng sau giao dịch điện tử bitcoin kể trên, tự tử chết ngay sau khi chuyển khoản vào ngày 8 Tháng Mười Hai.Viên chức FBI nhận định: “Không cần phải đặt câu hỏi rằng liệu Nga có dính líu đến vụ này hay không.”
Chủ đề Nga can thiệp vào bầu cử tại Mỹ là trọng tâm liên quan đến cuộc điều tra của bộ tư pháp liên bang vào năm 2017 dưới sự chỉ đạo của ông Robert Mueller, điều tra viên đặc biệt.

Kết thúc cuộc điều tra, ông Muller tuyên bố “không kết luận rằng tổng thống đã phạm tội, cũng không nói rằng ông vô tội.”
Biểu tượng tiền điện tử bitcoin. . (Hình minh hoạ:  Dan Kitwood/Getty Images)Cái bóng nước Nga phá hoại bầu cử Mỹ vẫn tiếp tục là mối đe dọa, gần đây, hệ thống mạng của các cơ quan quan trọng của chính phủ Mỹ bị tin tặc tấn công, trong đó có bộ ngoại giao và bộ nội an. 
Mặc dù các cơ quan an ninh tình báo Mỹ đều kết luận là Nga đứng sau vụ tấn công mạng, các nhà lãnh đạo lập pháp hai đảng đều lên tiếng đòi hỏi chính phủ Mỹ phải có giải pháp quyết liệt, nhưng Tổng Thống Trump im lặng.Sau đó, trước áp lực dữ dội, ông Trump chỉ trích tại sao luôn kết luận Nga là thủ phạm mà không hướng mũi dùi qua Trung Quốc. Tuy nhiên, tổng thống lại không đưa bằng chứng của ông về gợi ý Trung Quốc là thủ phạm. (MPL) [kn]
Quốc Tuệ Thứ hai, 18/1/2021 16:19 (GMT+7)
Di sản nợ của TT Trump
Dưới thời ông Trump, nợ liên bang tăng 7.800 tỷ USD và đạt mức cao kỷ lục lên tới gần 28.000 tỷ USD. Đây là mức cao nhất kể từ Thế chiến II và cao hơn cả GDP của Mỹ.
Theo The Washington Post, nợ công của nước Mỹ tăng 7.800 tỷ USD kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống. Tính đến ngày 31/12/2020, nợ công đã đạt mức 27.750 tỷ USD, tương đương với 130% GDP năm 2020 của Mỹ.
Sự bùng nổ kỷ lục nợ công được dự báo là di sản lâu dài nhất của chính quyền Trump, khi điều này sẽ tạo gánh nặng lên nền kinh tế cũng như người dân Mỹ.
Nợ công tăng kỷ lục từ trước đại dịch Covid-19Theo tính toán của Eugene Steuerle, người đồng sáng lập Trung tâm Chính sách Thuế Urban-Brookings, mức thâm hụt ngân sách hàng năm so với quy mô nền kinh tế dưới thời Trump đạt 5,2% GDP, tức chỉ sau thời Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Abraham Lincoln.
Tuy nhiên, dưới thời ông Bush, chính quyền Mỹ không chỉ giảm thuế mà còn phát động hai cuộc chiến ở nước ngoài và khiến cho thâm hụt ngân sách quốc phòng tăng nhanh. Tổng thống Lincoln lại phải đối mặt với cuộc nội chiến, từ đó làm tăng thâm hụt ngân sách.
Một vấn đề mà các nhà kinh tế không phủ nhận là phải tăng chi tiêu ngân sách khi quốc gia đối mặt với đại dịch Covid-19 nhằm ngăn chặn thảm họa kinh tế xảy ra. Song, hệ thống tài chính liên bang dưới thời Tổng thống Trump đã xấu đi trước đại dịch, ngay cả khi nền kinh tế đang bùng nổ và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong lịch sử.
The Washington Post bình luận rằng việc cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump và việc thiếu các biện pháp hạn chế chi tiêu hiệu quả đã khiến cho mức thâm hụt và nợ công gia tăng.
Ong Trump va di san no cong cua nuoc My anh 1Việc không quản lý tốt đại dịch Covid-19 của ông Trump khiến nước Mỹ càng lún sâu vào khủng hoảng nợ công. Ảnh: AP.Với việc không quản lý tốt đại dịch Covid-19, ông Trump càng đẩy nước Mỹ vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng nghĩa với việc nước Mỹ những không thể trả nợ mà còn phải vay nhiều hơn.
Nhằm đối phó với đại dịch, nước Mỹ đã phải chi hơn 3.000 tỷ USD cho các gói kích thích kinh tế. Điều đó khiến cho nền kinh tế số một thế giới rơi vào thế ngày càng khó hơn và khó có thể trụ vững nếu xảy ra thêm khủng hoảng tài chính.
Đến cuối năm 2020, nợ công Mỹ đã đạt 27.750 tỷ USD, tăng gần 8.000 tỷ USD so với khi ông Trump nhậm chức. Tính cả món nợ hàng nghìn tỷ USD từ các quỹ ủy thác của chính phủ, tổng số nợ của nước Mỹ tương đương với 130% GDP của năm 2020.
Thậm chí, sau khi Quốc hội Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 900 tỷ USD mà phần lớn được trả bằng nợ, ông Trump đã yêu cầu quốc hội chi tiêu và vay nhiều hơn.
Những lời hứa không thành hiện thựcÔng Trump từng tuyên bố sẽ giảm nợ công của nước Mỹ nếu trở thành tổng thống. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016, ông nói mình có thể trả món nợ công 19 nghìn tỷ khi đó trong 8 năm thông qua tái đàm phán các thỏa thuận thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sau khi nhậm chức, ông Trump dự đoán tăng trưởng kinh tế từ cắt giảm thuế cùng số tiền thuế quan áp lên hàng hóa từ nhiều nước sẽ giúp loại bỏ thâm hụt ngân sách và giúp nước Mỹ bắt đầu trả nợ.
Ong Trump va di san no cong cua nuoc My anh 2Ông Trump ký thông qua Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm năm 2017. Ảnh: Getty.Vào ngày 27/7/2018, ông Trump xuất hiện trên đài Fox News và tuyên bố "Chúng ta có món nợ 21.000 tỷ USD. Khi việc cắt giảm thuế bắt đầu, chúng ta sẽ dễ dàng trả món nợ đó".
Chín ngày sau, ông viết trên Twitter cá nhân: "Chúng ta sẽ có thể bắt đầu trả phần lớn món nợ 21.000 tỷ USD, phần lớn do chính quyền Obama tạo ra".
Sự thật không diễn ra như lời hứa của ông Trump. Khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự đoán thâm hụt ngân sách liên bang dưới thời ông Trump sẽ rơi vào khoảng 2-3% GDP. Con số thực tế của năm 2018 lên đến 3,8%, còn năm 2019 là 4,6%.
Một lý do cho việc này là chính sách cắt giảm thuế của ông Trump, đặc biệt là việc giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 21%, đã lấy đi một phần lớn thu ngân sách liên bang. Năm 2018, CBO ước tính việc giảm thuế sẽ làm tăng thậm hụt khoảng 1.900 tỷ USD trong vòng 11 năm.
Chúng ta có món nợ 21 nghìn tỷ USD. Khi việc cắt giảm thuế bắt đầu, chúng ta sẽ dễ dàng trả món nợ đó.
Trong khi đó, việc tăng thuế nhập khẩu hàng hóa để giảm nợ công vẫn chưa thành công. Vào năm 2018, chính quyền Trump đã bắt đầu đánh thuế nhôm, thép và nhiều loại hàng hóa khác, châm ngòi cho cuộc thương chiến toàn cầu giữa Mỹ với Trung Quốc, Liên minh châu Âu và các nước khác.
Việc tăng thuế tạo ra thêm ngân sách liên bang, song chỉ ở mức không đáng kể. Trong năm tài khóa 2019, nước Mỹ đã thu được 71 tỷ USD tiền thuế, tăng 36 tỷ USD so với năm cuối cùng của chính quyền Obama.
Con số 36 tỷ USD chỉ tương đương 1/750 tổng nợ công, và chỉ có thể trả lãi nợ công trong hơn ba tuần. Song, ông Trump đã đơn phương quyết định dùng một phần lớn doanh thu thuế để trả cho các nông dân bị ảnh hưởng bởi thương chiến.
Ở phía ngược lại, các doanh nghiệp Mỹ trả ít thuế hơn do bị ảnh hưởng từ cuộc thương chiến, qua đó lật ngược hiệu quả tài chính của chính sách tăng thuế.
Áp lực cho tương laiKhi so sánh với quy mô nền kinh tế, nợ công của Mỹ đã gần đạt đến mức kỷ lục thời Thế chiến II. Tuy nhiên, không như 75 năm trước, khoản tiền khổng lồ chi cho việc chăm sóc y tế và an sinh xã hội khiến việc trả nợ khó khăn hơn rất nhiều.
Số liệu từ Cục quản lý Hành chính và Ngân sách Mỹ (OMB) cho thấy chi phí chăm sóc y tế của Mỹ đã đạt hơn 1.200 tỷ USD, và chi phí cho an sinh xã hội là hơn 1.100 tỷ. Chi phí chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và lãi suất, theo tính toán của ông Steuerle, sẽ bằng 122% tổng mức tăng doanh thu liên bang giai đoạn 2019-2030.
Ong Trump và di sn n công ca nước M 
Đến tháng 9/2020, nợ công của Mỹ đã đạt hơn 26.000 tỷ USD. Ảnh: New York Times.Chi phí cho an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe quá lớn sẽ làm giảm đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, cơ sở hạ tầng và giáo dục đã giảm xuống. Theo dữ liệu của OMB, chi phí cho đầu tư đã giảm từ 30% vào năm 1970 xuống còn 12,5% vào năm 2019.
Một yếu tố khác khiến nợ liên bang ngày càng tăng và khó có thể trả hết là việc lãi vay ngày càng tăng khi các món nợ ngày càng lớn. Nợ lớn đồng nghĩa với lãi suất lớn, ngay cả trong giai đoạn mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã giảm lãi suất xuống mức cực thấp.
Chi phí lãi vay của nước Mỹ hiện ở quanh mức 523 tỷ USD trong năm tài khóa 2020, tức vượt qua cả chi tiêu giáo dục, đào tạo việc làm, nghiên cứu và dịch vụ xã hội cộng lại.
Quỹ Peter G. Peterson, một tổ chức chuyên nghiên cứu chính sách tài khóa, cho rằng chi phí lãi ròng hàng năm sẽ gấp đôi trong 10 năm tới, và đến năm 2030, lãi vay sẽ trở thành yếu tố chính khiến nền kinh tế thâm hụt.
"Mặc dù khoản nợ hiện vẫn có thể được kiểm soát và nước Mỹ không đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài khóa ngay lập tức, mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng ngân sách ngày càng gia tăng", giám đốc CBO Phillip Swagel cảnh báo.
'Thị trường mua bán suất ân xá nhộn nhịp trước ngày TT Trump rời chức'
Trọng Thuấn Theo New York Times Thứ hai, 18/1/2021 18:00 (GMT+7)Trước ngày chuyển giao, những người thân cận với ông Trump kiếm bộn tiền nhờ làm môi giới trong “thị trường ân xá” - mỗi suất được tổng thống ân xá có giá lên tới hàng triệu USD.
Các vụ trao đổi nói trên được ghi lại trong bài điều tra của New York Times, dựa trên tài liệu, hồ sơ và phóng vấn với hơn 30 luật sư và người vận động hành lang.
“Thị trường ân xá” này phản ánh tình trạng đã được báo chí Mỹ và giới phê bình chỉ ra trong suốt bốn năm nhiệm kỳ của ông Trump: những người thân cận với ông tận dụng ảnh hưởng và cơ hội tiếp cận tổng thống để kiếm tiền.
Ông Trump cũng có cách tiếp cận khác những người tiền nhiệm về quyền ân xá. Việc ân xá, giảm án theo thông lệ là nhằm thể hiện sự nhân từ đối với những phạm nhân xứng đáng, nhưng ông Trump lại dùng quyền hạn này một cách ưu ái với những người thân cận về chính trị, theo New York Times.
Những người thân cận với ông Trump có xu hướng tận dụng ảnh hưởng của mình và cơ hội tiếp cận tổng thống để kiếm tiền. Ảnh: New York Times.
Thị trường ân xá nóng lên
Các hoạt động lobby (vận động) nóng lên ngay khi các phạm nhân nhận thấy rõ là ông Trump đã không còn cơ hội lật ngược kết quả bầu cử, theo các luật sư và nhà vận động hành lang trao đổi với New York Times.
Brett Tolman, nhà vận động và là cựu công tố viên liên bang từng cố vấn cho Nhà Trắng trong các quyết định ân xá, đã thu hàng chục nghìn USD trong những tuần qua để vận động Nhà Trắng ân xá cho một số nhân vật. Trong số đó có con trai của cựu thượng nghị sĩ bang Arkansas, một người tạo lập một chợ mua bán ma túy o­nline, và một người trong giới thượng lưu ở New York từng nhận tội gian lận.
Một nhà vận động khác, John Dowd, từng là luật sư riêng của ông Trump, đã tự “tiếp thị” mình là người có khả năng xin tổng thống ân xá cho các phạm nhân với giá vài chục nghìn USD.
Một cựu cố vấn cao cấp của chiến dịch tranh cử Trump được trả 50.000 USD để xin ân xá cho John Kiriakou, cựu quan chức CIA bị kết án vì tiết lộ thông tin mật, và sẽ có 50.000 USD “tiền thưởng” nếu đề nghị ân xá được tổng thống đồng ý.
Ông Kiriakou cũng nhận được đề nghị về một “kênh” xin ân xá khác, là thông qua luật sư của ông Trump, Rudy Giuliani, với giá 2 triệu USD.
Brett Tolman, cựu công tố viên liên bang từng cố vấn cho Nhà Trắng trong các quyết định ân xá, sau này đã kiềm tiền từ việc vận động xin ân xá. Ảnh: AP.
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, ân xá vẫn là một quyền hạn tương đối rộng mà ông Trump có thể quyết định một cách đơn phương. Ông Trump cũng từng nói muốn tự ân xá cho mình, nhưng đây là điều gây tranh cãi, chưa bao giờ được “thử thách” thực sự về pháp lý.
“Hệ thống mua bán ảnh hưởng, trao đặc quyền đặc lợi như thế này khiến hàng trăm người dân bình thường đang đợi ân xá theo đúng trình tự của Bộ Tư pháp sẽ không được xem xét, và phá hỏng những nỗ lực làm cho quy trình tỏ ra công bằng hơn”, Margaret Love, người phụ trách quy trình ân xá trong Bộ Tư pháp Mỹ từ 1990 đến 1997, nói với New York Times.
Việc mua bán cơ hội ân xá như trên là chưa từng có tiền lệ. Tổng thống Bill Clinton từng ra 170 lệnh ân xá và giảm án trong những giờ cuối của chính quyền, nhưng đa phần dành cho những người đã được Bộ Tư pháp xét duyệt và xác nhận là xứng đáng nhất, trong số hàng nghìn hồ sơ.
Trong khi đó, cách lựa chọn của chính quyền Trump mang tính “tùy hứng”. Ông giao cho con rể Jared Kushner công việc lựa chọn, dựa vào góp ý từ mạng lưới các cố vấn không chính thức và đồng minh bên ngoài, bao gồm nhà vận động Tolman kể trên.
Quyền ân xá của tổng thống, cũng như việc lobby xin ân xá, không có nhiều ràng buộc pháp lý. Việc các cố vấn của ông Trump nhận tiền để vận động tổng thống trao lệnh ân xá cũng không vi phạm luật. Sẽ có sai phạm về hối lộ nếu đích thân tổng thống nhận tiền, nhưng chưa có bằng chứng nào về điều này, cũng theo New York Times.
John Dowd, sau khi rời khỏi nhóm luật sư riêng của ông Trump, đã tự “tiếp thị” mình là người có khả năng xin tổng thống ân xá. Ảnh: New York Times.“Quảng cáo” quan hệ thân cận với ông TrumpÔng Brett Tolman từng nhận 20.000 USD trong ba tháng cuối năm 2020 để xin giảm án cho Dina Wein Reis, phạm tội âm mưu gian lận qua kênh điện tử (wire fraud) năm 2011, theo các hồ sơ. Ông cũng nhận 22.500 USD để vận động cho Ross Ulbricht, người tạo lập trang mua bán ma túy o­nline.
Một trong những nhà vận động thân cận nhất với ông Trump là Matt Schlapp, được ông Trump mời về làm hội đồng quản lý ngân sách của Thư viện Quốc hội hồi tháng trước. Ông Schlapp đã vận động nhiều tuần nay để tổng thống ân xá cho Parker Petit - nhà tài trợ đảng Cộng hòa vừa bị kết án gian lận chứng khoán hồi tháng 11/2020.
Nhà vận động khác từng “tiếp thị” về mối quan hệ với ông Trump là Mark Cowan. Ông Cowan đang được đề nghị vận động ân xá cho Nickie Lum Davis, từng nhận tội hoạt động một cách mờ ám nhằm tác động đến chính quyền Trump, phục vụ lợi ích các bên ở Trung Quốc và Malaysia.
John Dowd, luật sư riêng trước đây của ông Trump, từng “quảng cáo” với khách hàng tiềm năng rằng Tổng thống Trump có thể ưu ái các đề nghị ân xá từ những người bị điều tra bởi công cố viên liên bang ở Manhattan, hoặc bị kết tội do tin tố giác từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Ông Dowd nói Tổng thống Trump không thích công tố viên ở Manhattan và FBI, và muốn “phá hoại” công việc của họ. Ông Trump hiện bị điều tra hình sự bởi công tố viên quận Manhattan, Cyrus Vance Jr. - cuộc điều tra cấp bang.
Sau khi rời khỏi đội ngũ pháp lý của ông Trump, ông Dowd bắt đầu đại diện cho William Walters, từ Las Vegas, phạm tội lợi dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (insider trading). Ông Walters đã trả cho ông Dowd hàng chục nghìn USD, nhưng lệnh ân xá chưa thành hiện thực.
Về phần mình, ông Kiriakou, cựu quan chức CIA bị kết án vì tiết lộ thông tin mật, cho biết sau khi được đề nghị đi qua “kênh” ông Rudy Giuliani với giá 2 triệu USD, ông đã không theo.
“Tôi cười luôn. 2 triệu USD - điên mất. Tôi mà có 2 triệu USD, tôi cũng không trả, chỉ để lấy lại tiền lương hưu 700.000 USD”, ông Kiriakou nói với New York Times. Ông Kiriakou nhận tội năm 2012 và lĩnh 30 tháng tù, nhưng ông vẫn muốn xin ân xá hoàn toàn để giành lại quyền nhận lương hưu và quyền mang theo súng.
tong thong trump an xa anh 4John Kiriakou, cựu quan chức CIA bị kết án vì tiết lộ thông tin mật. Ảnh: AP.Ông Kiriakou không theo đề nghị 2 triệu USD, nhưng ông có kể lại câu chuyện ở một buổi tiệc. Một người bạn của ông, Robert MacLean, làm ở Cơ quan An ninh Giao thông (TSA), nghe được và cảm thấy bất bình, cho rằng ông Giuliani đang “mua bán” cơ hội ân xá.
Không nói với ông Kiriakou, ông MacLean tố giác với FBI. “Tôi cảm thấy nghĩa vụ phải tố cáo”, ông MacLean nói.
Nhưng ông MacLean, và cả ông Kiriakou, vẫn chưa nghe được hồi âm nào từ FBI.
Một cựu cố vấn cao cấp của chiến dịch ông Trump được trả 50.000 USD để xin ân xá cho John Kiriakou, cựu quan chức CIA bị kết án vì tiết lộ thông tin mật, và sẽ có 50.000 USD “tiền thưởng” nếu đề nghị ân xá được tổng thống đồng ý.
Ông Kiriakou cũng nhận được đề nghị về một “kênh” khác, là thông qua luật sư của ông Trump, Rudy Giuliani, để xin ân xá với giá 2 triệu USD.

Thượng nghị sĩ cảnh báo nguy cơ Trump lộ thông tin mật

Thượng nghị sĩ Angus King cảnh báo Trump có thể làm lộ tin mật sau khi rời nhiệm sở, đề nghị dừng cung cấp thông tin tình báo cho ông.

"Có nguy cơ nghiêm trọng về khả năng Tổng thống Trump có thể sẽ vô tình hoặc cố ý tiết lộ tin mật, đe dọa đến nguồn tin và phơi bày cách thức thu thập thông tin tình báo của Mỹ", King, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, nói trong cuộc phỏng vấn hôm 17/1, đề cập tới việc cung cấp thông tin tình báo cho Trump sau khi ông rời nhiệm sở.

Theo King, ủy viên Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, việc cung cấp thông tin tình báo cho cựu tổng thống vốn được thực hiện như một phép lịch sự hơn là một yêu cầu pháp lý.

"Chẳng có lợi ích gì khi làm vậy. Không có lý do gì để ông ấy cần phải nắm được những thông tin này. Tôi cho rằng với quá khứ của ông ấy, một người hấp tấp và lỏng lẻo với các dữ liệu tình báo, chúng ta nên ngừng cung cấp thêm thông tin", ông nói thêm.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Angus King trong một cuộc họp ở Đồi Capitol hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Angus King trong một cuộc họp ở Đồi Capitol hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff cùng ngày cũng đưa ra nhận định tương tự. "Tổng thống này không nên nhận được thông tin tình báo, không phải bây giờ, cũng không phải trong tương lai. Tôi không nghĩ có thể tin tưởng ông ấy vào lúc này", Schiff nói.

Cựu giám đốc tình báo quốc gia của chính quyền Trump Susan Gordon cũng kêu gọi dừng cung cấp thông tin tình báo cho Tổng thống sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ.

"Cách tiếp cận của ông ấy với an ninh quốc gia và thông tin tình báo cho thấy cần phải đưa ra quyết định về việc cung cấp thông tin mật cho người sắp trở thành cựu tổng thống này. Lời khuyên của tôi, người có hơn 30 năm trong cộng đồng tình báo, là không cung cấp bất cứ thông tin nào cho ông ta kể từ sau ngày 20/1", Gordon cho biết, thêm rằng điều này sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ với an ninh quốc gia do Trump gây ra với tư cách là một công dân.

Tổng thống Trump trong suốt 4 năm nắm quyền thường nhận báo cáo mật hàng ngày trong các cuộc họp sáng muộn với quan chức tình báo. Theo truyền thống, tổng thống đắc cử cũng thường được cung cấp thông tin này để nắm được những mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt trước khi nhậm chức. Tin tình báo cũng có thể được cung cấp cho các cựu tổng thống sau khi họ rời nhiệm sở.

Ngọc Ánh (Theo Hill)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.