Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24839808

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 00:25
Đàn ông Việt không đánh phụ nữ Mỹ dầu chỉ cành hoa, đàn ông Mỹ đánh phụ nữ Á Đông bằng búa, gạch và dao
05.05.2021 06:47

Hai phụ nữ gốc Á chủ tiệm ở Mỹ bị đàn ông Mỹ đập gạch vào đầu trong khi người đàn ông Mỹ khác thản nhiên bỏ đi

Hai phụ nữ gốc Á bị đâm bất ngờ tại Mỹ- Văn Khoa, VNE
Cảnh sát ở thành phố San Francisco thuộc bang California (Mỹ) đã bắt giữ một người đàn ông mà họ tình nghi đâm bất ngờ 2 phụ nữ người Mỹ gốc Á.


Nhiều người biểu tình thể hiện sự đoàn kết với người Mỹ gốc Á trong cuộc tuần hành hồi tháng 3 ở San Francisco, California /// AFP
Nhiều người biểu tình thể hiện sự đoàn kết với người Mỹ gốc Á trong cuộc tuần hành hồi tháng 3 ở San Francisco, California /// AFP

Cảnh sát đã được huy động tới đường số 4 và đường Stockton ở khu Mid-Market thuộc San Francisco ngay trước 17 giờ ngày 4.5 (giờ địa phương) và phát hiện 2 phụ nữ bị thương, theo tờ South China Morning Post. 

Hai nạn nhân, 65 và 85 tuổi, đã được đưa đến bệnh viện và giới chức không cho biết về tình trạng của họ.Một số nhân chứng kể với Đài KPIX-TV rằng họ thấy một người đàn ông cầm dao, tiến về phía trạm xe buýt rồi bất ngờ đâm 2 phụ nữ và bỏ đi.Sau đó vài giờ đồng hồ, một người đàn ông San Francisco (54 tuổi) đã bị bắt với cáo buộc tiến hành vụ tấn công bằng dao nói trên, theo cảnh sát cho Đài KPIX-TV hay. 
Hai người phụ nữ gốc Á bị tấn công bằng dao tại San Francisco, chỉ một ngày sau khi một phụ nữ gốc Á bị người lạ dùng búa đập vào đầu ở New York.  TSan Francisco, bang California (Mỹ) đang truy lùng một người đàn ông dùng dao tấn công hai người phụ nữ gốc Á vào chiều 4-5 tại một khu chợ ở thành phố này.
Ngay khi nhận được thông tin về vụ tấn công, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường trước 5 giờ chiều (giờ địa phương) và thấy hai phụ nữ bị thương. Cả hai sau đó đã được đưa đến bệnh viện và hiện vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào về sức khỏe hai người. 
Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết nạn nhân gồm một phụ nữ đã lớn tuổi và người còn lại có vẻ ngoài 30 tuổi. Họ kể rằng một người đàn ông cầm dao đang đi xuống khu chợ thì bất chợt chạy đến gần một trạm xe buýt, đâm hai người phụ nữ rồi bỏ đi. 
Cảnh sát vẫn chưa xác định lý do người đàn ông này tấn công hai phụ nữ, liệu cả hai là mục tiêu ngẫu hứng hay đây là vụ trả thù cá nhân.

Liên tiếp các vụ phụ nữ gốc Á bị tấn công ở Mỹ - ảnh 1
Cộng đồng người Mỹ gốc Á xuống đường biểu tình kêu gọi chấm nạn phân biệt chủng tộc. Ảnh: REUTERS

Một ngày trước đó, một phụ nữ gốc Á bị người lạ dùng búa đập vào đầu khi đang đi dạo ở trung tâm quận Manhattan ở TP New York, bang New York (Mỹ). Nạn nhân được đưa đến Trung tâm y tế NYU Langone Health ngay sau đó trong tình trạng sức khỏe ổn định, dù có nhiều vết thương trên đầu.

Trước đó, vào tháng 3, tại San Francisco, một cụ ông gốc Việt 83 tuổi bị đánh và bị gãy cổ khi ngã xuống đất, trong khi một cụ bà gốc Á 77 tuổi cũng bị tấn công tương tự. Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông vì tội hành hung và ngược đãi người cao tuổi trong cả hai trường hợp.

Cùng khoảng thời gian trên, sáu phụ nữ gốc Á đã thiệt mạng trong một vụ xả súng hàng loạt ở TP Atlanta, bang Georgia (Mỹ). Vụ việc đã làm chấn động toàn nước Mỹ trước tình trạng phân biệt chủng tộc tại quốc gia này.

Số vụ bạo lực và kỳ thị chủng tộc nhắm vào cộng đồng người gốc Á ở Mỹ tăng cao trong hơn một năm qua kể từ tháng 3-2020 khi nhiều người đổ lỗi người gốc Á trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, theo AP.

Theo tổ chức Stop AAPI Hate, từ tháng 3-2020 đến tháng 2 năm nay, nước Mỹ đã ghi nhận 3.795 sự cố và vụ tấn công liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang gấp rút giải quyết vấn nạn bạo lực nhắm vào người gốc Á.

Trong ngày 2-5, các doanh nhân người Mỹ gốc Á nổi tiếng đã thành lập quỹ TAAF trị giá 250 triệu USD nhằm giải quyết một loạt vấn đề bao gồm tình trạng gia tăng bạo lực và quấy rối người gốc Á liên quan đến đại dịch COVICOVID-19.

Nước Mỹ đối phó với 'virus kỳ thị' người gốc Á

Sự bất an cùng trạng thái căng thẳng âm ỷ kéo dài của nhiều người gốc châu Á đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ là điều hoàn hoàn dễ hiểu ở thời điểm hiện nay, khi những vụ tấn công nhằm vào người gốc Á đang gia tăng nhanh chóng tại Mỹ.

Chú thích ảnh
Các thành viên đội tuần tra bảo vệ người Mỹ gốc châu Á mang tên Public Safety Patrol (PSP) tuần tra tại New York, Mỹ, ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

“Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Đó không chỉ là sự đảo lộn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong công việc kinh doanh nhỏ lẻ của tôi mà hơn hết là tâm lý mặc cảm trước sự kỳ thị của những người xung quanh, cũng như nỗi lo sợ thường trực về sự an toàn của bản thân và các thành viên trong gia đình khi đi ra ngoài bởi nguy cơ có thể bị tấn công bất cử lúc nào và bất cứ đâu. Đó không phải là câu chuyện xảy ra ở đâu xa xôi mà đã từng xảy ra với chính chính bản thân tôi và gia đình của tôi” - chị Nguyễn Thị Loan, chủ một cửa hàng bán tạp phẩm ở khu vực Faifax, bang Virginia chia sẻ.

Sự bất an cùng trạng thái căng thẳng âm ỷ kéo dài của chị Loan cũng như của nhiều người gốc châu Á khác đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ là điều hoàn hoàn dễ hiểu ở thời điểm hiện nay, khi những vụ tấn công nhằm vào người gốc Á ở mọi lứa tuổi, từ học sinh cho tới người trưởng thành và người cao tuổi, đang gia tăng nhanh chóng tại quốc gia đa chủng tộc này.

Suốt một năm qua, người gốc châu Á tại Mỹ phải đối mặt cũng như chứng kiến nạn kỳ thị với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ là sự xa lánh, tẩy chay hay miệt thị, nghiêm trọng hơn là các hành động bạo lực như quấy rối và tấn công. Thái độ kỳ thị, hận thù nhằm vào cộng đồng người gốc Á được ví như loại virus có khả năng lây lan nhanh chẳng kém gì virus SARS-CoV-2, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Vụ xả súng ở bang Georgia đầu tháng 3 vừa qua cướp đi sinh mạng của 6 phụ nữ người châu Á đã làm rúng động không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới và khiến dư luận đặc biệt chú ý trước xu hướng thù hận nhằm vào người gốc châu Á đang gia tăng tại Mỹ.

Mới nhất, một phụ nữ gốc Á, 65 tuổi ở thành phố New York đã trở thành nạn nhân của tình trạng kỳ thị này. Vụ tấn công nghiêm trọng xảy ra giữa ban ngày ngay trên lề đường khu Manhattan, cùng với thái độ thờ ơ không can thiệp hay giúp đỡ của những người chứng kiến, đang gây ra sự bất bình và phẫn nộ trong dư luận cũng như tạo ra làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ, thậm chí lan tới cả Canada nhằm kêu gọi chấm dứt các tội ác kỳ thị đối với người châu Á.

Chú thích ảnh
Tuần hành phản đối tình trạng bạo lực và gia tăng thù hận chống người gốc Á tại New York, Mỹ, ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Hàng loạt cuộc tuần hành đã được tổ chức tại khoảng 60 thành phố của Mỹ, trong đó có New York, San Francisco, Los Angeles, Chicago, Detroit và Portland..., nhằm lên án nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Tại California, hàng trăm người viết thông điệp kêu gọi “Hãy dừng thù ghét người châu Á”, “Hãy ngừng thù hận và bắt đầu yêu thương” trên vỉa hè quảng trường Portsmouth.

Tại New York, một trong những thành phố có đông cộng đồng người gốc Á, hàng nghìn người thuộc nhiều chủng tộc, trong đó có nhiều chính trị gia, đã tuần hành tại quảng trường Foley ở khu trung tâm Manhattan, kêu gọi Chính phủ Mỹ tăng cường biện pháp nhằm bảo vệ cộng đồng này.... Các nhà hoạt động xã hội ở Mỹ đã cay đắng mô tả về nạn phân biệt đối xử và kỳ thị người gốc Á, khi : "Những người lớn tuổi châu Á đang bị hành hung trên đường phố. Trẻ em người Mỹ gốc Á sợ đi học trở lại”.

Nạn phân biệt chủng tộc được cho là đã ăn sâu bám rễ trong xã hội Mỹ và khó có thể xóa bỏ tận gốc. Điển hình nhất là các vụ kỳ thị, tấn công nhằm vào người gốc Phi hay Mỹ Latinh, nhiều vụ cảnh sát bị cáo buộc trấn áp quá tay khiến người da màu thiệt mạng. Tháng 5/2020, vụ việc người đàn ông da màu bị viên cảnh sát da trắng đè đầu gối lên cổ dẫn tới tử vong đã khiến cả nước Mỹ chìm trong biểu tình và hỗn loạn. Bạo lực nhằm vào người gốc Á cũng không phải là chuyện hiếm, song kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, những vụ kỳ thị, tấn công người gốc Á tăng lên đáng kể.

Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan thuộc Đại học bang California cho thấy thái độ thù hận nhằm vào người  gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất ở Mỹ tăng vọt, gần 150%.  Theo báo cáo của Stop Asian American Pacific Islander (AAPI) Hate, một tổ chức chuyên tổng hợp các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á, có gần 3.800 vụ tấn công kỳ thị nhằm vào người Mỹ gốc Á trong vòng chưa đầy 1 năm qua kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nước này. Số vụ được báo cáo cho trung tâm chỉ chiếm một phần nhỏ so với số thực sự xảy ra bởi nhiều người không lên tiếng tố cáo.

Vấn nạn này không chỉ gia tăng ở Mỹ mà còn nhiều nước trên thế giới. Từ Anh đến Australia, báo cáo về các vụ bạo lực phạm tội liên quan tới thù hận nhằm vào người Đông Á và Đông Nam Á đều gia tăng. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cuối tháng trước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực gia tăng nhằm vào người châu Á và người gốc Á tại một số nước kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Để bảo vệ cộng đồng người châu Á tại Mỹ cũng như giảm bớt các vụ kỳ thị, Giáo sư người Mỹ gốc Á Russell Jeung ở Đại học bang San Francisco, đồng sáng lập Stop AAPI Hate, cho rằng cần phải thực hiện nhiều hành động cụ thể hơn nữa. Trong những ngày qua, các tổ chức, liên đoàn các hiệp hội người Mỹ gốc Á đã phát động nhiều sáng kiến cũng như các hoạt động, như "Ngày hàn gắn và hành động quốc gia", khuyến khích những người tham gia sử dụng hashtag “StopAsianHate” (Chấm dứt thù hận đối với người châu Á) trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm nâng cao tinh thần và nâng cao nhận thức của những người theo dõi họ (follower) về chống phân biệt chủng tộc đối với người châu Á, hay kêu gọi chính phủ liên bang công nhận ngày 4/4 hằng năm là Ngày Chấm dứt thù hận (Stop Hate Day) tại Mỹ.

Người dân NewYork còn thành lập một “lực lượng” mang tên Public Safety Patrol (PSP) với các thành viên tình nguyện thực hiện công việc tuần tra mỗi đêm nhằm bảo vệ những người Mỹ gốc Á dễ chịu tổn thương và phát hiện sớm những đối tượng có ý đồ tấn công. Trước đó, một số nhóm tuần tra cũng đã được hình thành tại thành phố San Francisco và Oakland để góp phần ngăn chặn làn sóng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc châu Á.

Chú thích ảnh
Tuần hành phản đối tình trạng bạo lực và gia tăng thù hận chống người gốc Á tại New York, Mỹ ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Cùng với đó, một loạt các chính trị gia, nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng phản đối và kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực và hành vi phạm tội nhằm vào người Mỹ gốc Á. Trong bài phát biểu đánh dấu 1 năm nước Mỹ phải đối mặt với đại dịch COVID-19, Tổng thống Biden đã lên án "tội ác thù hận tàn bạo" chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Á, khẳng định tình trạng này rất đáng quan ngại, đó là hành động sai trái và phải chấm dứt. Nhóm quan chức gồm 26 thống đốc bang đã ra tuyên bố chung lên án bạo lực gia tăng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho rằng làn sóng bạo lực nhằm vào người gốc Á đang trở thành "bệnh dịch" trên khắp nước Mỹ và cần phải diệt trừ loại "virus kỳ thị" nguy hiểm này, trong khi Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, khẳng định người Mỹ cần đồng lòng chống lại tình trạng này.

Nhằm đối phó với "virus kỳ thị" nhằm vào người gốc Á, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đưa ra hàng loạt biện pháp, như thiết lập một sáng kiến liên ngành tại Bộ Tư pháp và một ủy ban đặc trách về công lý liên quan tới COVID-19, trích 49,5 triệu USD từ Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ để chi cho một chương trình tài trợ mới cho người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng sẽ lập một trang tương tác mới chứa các tài liệu liên quan đến việc chống lại cộng đồng người gốc Á và sẽ tổ chức đào tạo các đặc vụ về nhận thức và báo cáo liên quan đến vấn đề thành kiến chống người gốc Á. Quỹ Tài trợ quốc gia nhân văn sẽ ra mắt một thư viện ảo gồm các dự án do liên bang tài trợ nhằm tìm hiểu và tôn vinh những đóng góp của người Mỹ gốc Á đối với nước Mỹ. Gói này cũng bao gồm việc tài trợ cho các nghiên cứu quan trọng nhằm ngăn chặn và giải quyết tình trạng thiên vị và bài ngoại đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á…

Các biện pháp của Nhà Trắng được người Mỹ cũng như cộng đồng người châu Á tại Mỹ đánh giá cao. Dư luận cho rằng phản ứng của Nhà Trắng cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực hàn gắn cũng như nhằm đảm bảo rằng sự an toàn và sức khỏe của cộng đồng người Mỹ gốc Á tại Mỹ là một ưu tiên. Cách tiếp cận của Tổng thống Biden cũng là một minh chứng cho cam kết của ông đối với cộng đồng người gốc Á, góp phần đạt được sự "công bằng chủng tộc trong dài hạn" ở Mỹ.

Đặng Huyền (Phóng viên TTXVN tại Mỹ


Hai phụ nữ gốc Á chủ tiệm ở Mỹ bị đàn ông Mỹ đập gạch vào đầu trong khi người đàn ông Mỹ khác thản nhiên bỏ đi

Hai phụ nữ gốc Á cao tuổi ở Baltimore, bang Maryland, bất ngờ bị một gã đàn ông to cao liên tiếp dùng gạch đánh vào đầu.

Hai nạn nhân gốc Á, 66 và 67 tuổi, được xác nhận là nhân viên của một cửa hàng rượu ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ. Khi hai người đang trông cửa hàng sáng 4/5 bất ngờ bị Daryl Doles, 50 tuổi, xông tới tấn công và liên tiếp dùng gạch đập vào đầu.

Video từ camera an ninh của cửa hàng cho thấy trong lúc hai phụ nữ lớn tuổi bị tấn công, một người đàn ông khác đang mua rượu trong cửa hàng chỉ đứng nhìn và bình tĩnh rời đi, bỏ mặc hai người phụ nữ đáng thương.

Hai phụ nữ gốc Á bị tấn công ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ, hôm 4/5. Video: Twitter/Andy Ngo.

Doles đã bị cảnh sát bắt và đối diện hai tội hành hung, song chưa rõ có bị truy cứu tội tấn công do thù ghét hay không. Hai nạn nhân gốc Á đang điều trị trong viện với những vết bầm tím trên mặt, trong đó có người phải khâu tới 25 mũi.

"Tôi kêu gọi mọi người làm tất cả những điều có thể để nâng cao nhận thức cũng như lên tiếng chống lại thành kiến, thù ghét và bạo lực nhắm vào bất cứ thành viên nào trong cộng đồng của chúng ta, bao gồm cả người Mỹ gốc Á", Robert Hur, luật sư của hai phụ nữ gốc Á kiêm lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm thù ghét ở Maryland, nói.

Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa thù hận và Cực đoan tại Đại học bang California công bố dữ liệu cho thấy các vụ hành hung người gốc Á ở Mỹ đã tăng 150% trong năm qua. Các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc cho biết người dân và các chủ doanh nghiệp gốc Á ở Mỹ đang lo ngại bản thân, gia đình hoặc cơ sở kinh doanh trở thành mục tiêu tấn công trong làn sóng bài Á.


Bóng ma tâm lý từ nạn kỳ thị người châu Á

Hai người da trắng đi ngang qua Trần Hồng Yên khi cô đang đợi tàu ở thành phố Münster, và nói bằng tiếng Đức "Cút về Trung Quốc đi, lũ mang Corona tới".

Hồng Yên, 21 tuổi, du học sinh Việt tại Đức, nhớ lại cảm xúc khi chuyện xảy ra vào năm ngoái: "Tôi sững sờ và hoang mang. Về đến nhà, mọi thứ như kẹt lại trong đầu. Tôi cảm thấy tức giận. Có vẻ họ không tìm được ai để đổ lỗi, và chúng tôi là mục tiêu dễ dàng hơn cả", Yên nói.

Trao đổi với VnExpress cuối tuần qua, cô gái nói rằng thành phố Münster hiền hòa, nơi cô sinh sống và học tập hơn một năm rưỡi qua, đã thay đổi nhiều kể từ khi Covid-19 bùng phát. Không còn những lời chào hỏi, chẳng còn chuyến xe quá giang đến trường từ "những người lạ tốt bụng", Yên phiền lòng vì đôi khi bị né tránh dù chỉ đang đi bộ trên đường.

Cô lo lắng, ngại ra đường. Yên kể một người bạn châu Á của mình phải đến gặp bác sĩ điều trị tâm lý do đại dịch, tình trạng phân biệt đối xử và bất ổn trong cuộc sống dồn đến cùng lúc.

Long (yêu cầu được đổi tên), du học sinh Việt Nam tại Washington, Mỹ, đang trên đường về nhà từ nơi làm thêm thì bị một thanh niên da trắng chặn lại và hỏi xin tiền lẻ. Long từ chối lịch sự và nhận lại những lời lăng mạ dành cho người châu Á. Hai tháng sau, Long gặp lại thanh niên kia cùng với một người bạn gốc Phi.

"Họ đi theo tôi, đe dọa, giả bộ có súng trong túi áo và bắt tôi đưa tiền cho họ. Tôi bị đấm, ghì xuống đất, móc túi và nhận những lời miệt thị chủng tộc", Long chia sẻ ngày 15/4, về câu chuyện xảy ra từ 4 năm trước.

Long sợ hãi nhưng vẫn cố gắng đánh trả để tự vệ. "Sự việc ảnh hưởng đến tâm lý tôi trong một thời gian. Những ngày mùa đông, trời tối nhanh và phải di chuyển một mình bằng xe bus, tôi lo lắng điều tương tự xảy ra một lần nữa. Liệu mọi thứ có tồi tệ hơn không?", Long nói.

Trần Hồng Yên, 21 tuổi, du học sinh Việt Nam tại thành phố Münster, Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trần Hồng Yên, 21 tuổi, du học sinh Việt Nam tại thành phố Münster, Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Long và Yên không phải những trường hợp hiếm hoi từng chịu cảnh kỳ thị, phân biệt chủng tộc ở phương Tây vì là người châu Á. Giới chức nhiều thành phố ở Canada, Australia, châu Âu đã báo cáo nhiều hành vi thù địch nhắm đến cộng đồng gốc Á. Kể từ năm 2019 đến năm 2020, tại Vancouver (Canada) số vụ việc tăng 717%. Tuy nhiên, nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Bỉ không thu thập dữ liệu nhân khẩu cụ thể về sắc tộc, khó định hình chính xác quy mô vấn đề.

Số liệu của Cảnh sát Thủ đô London, Anh, cho thấy hơn 200 vụ tấn công người Đông Á đã xảy ra kể từ tháng 6 đến tháng 9/2020, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo năm 2019 của chính phủ Tây Ban Nha, 2,9% công dân châu Á là nạn nhân của phân biệt chủng tộc. Ở Pháp, các nhà vận động xã hội cho biết đại dịch đã khiến cuộc sống của cộng đồng này trở nên tồi tệ hơn. Tính riêng thành phố Paris, cứ hai ngày lại có một vụ tấn công hoặc lăng mạ nhắm đến người châu Á.

Nhóm vận động xã hội Stop AAPI Hate cho biết họ đã nhận được gần 3.000 báo cáo về trường hợp tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á từ tháng 3 đến tháng 12/2020. Tổng thống Mỹ Joe Biden nói các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á "tăng vọt" và kêu gọi dân Mỹ chống lại "sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài ngoại".

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng kỳ thị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm lý của người châu Á tại phương Tây. Khảo sát Quốc gia Liên bang về sức khỏe năm 2018 cho thấy gần 44% người Mỹ gốc Á từng trải qua giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng và phải điều trị. Người đến từ Campuchia, Lào và Việt Nam có nguy cơ cao sang chấn tâm lý (PTSD) cao, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho biết nạn nhân của hành vi thù địch, phân biệt chủng tộc thường có biểu hiện căng thẳng sau chấn thương tâm lý, phiền muộn, lo âu, phẫn nộ và thiếu tự tin.

Theo các chuyên gia, làn sóng kỳ thị cũng giúp phơi bày thiếu sót trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đối với người châu Á đang học tập và làm việc ở nước ngoài. Tại Mỹ người châu Á - Thái Bình Dương ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần hơn bất cứ nhóm chủng tộc nào. Bảo hiểm y tế của du học sinh thường không bao gồm chi phí khám tâm lý. Rào cản ngôn ngữ, sự thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hóa châu Á khiến các chuyên gia gặp nhiều khó khăn khi tư vấn cho khách hàng của mình.

Người dân châu Á biểu tình chống nạn thù ghét, phân biệt chủng tộc. Ảnh: NY Times.

Người dân châu Á biểu tình chống nạn thù ghét, phân biệt chủng tộc. Ảnh: NY Times.

"Điều này không mới, nhưng nó gây ra nhiều tổn thương. Vấn đề lớn nhất là chúng ta đang sống với hệ thống chăm sóc sức khỏe không đáp ứng đủ nhu cầu của cộng đồng", Mandy Diec, giám đốc chính sách của Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á (SEARAC), nhận định.

Khảo sát của SEARAC, thực hiện trên cộng đồng người Campuchia, Việt Nam, Lào, Trung Quốc tại Mỹ, cho thấy 29% người được hỏi gặp trở ngại do không hiểu đầy đủ về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Đối với Long, sự việc hồi trước không còn ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hiện tại, song chàng trai vẫn lo lắng trước làn sóng thù ghét người châu Á ngày một gia tăng, đặc biệt sau khi Covid-19 bùng phát.

Yên cho biết nhiều bạn bè châu Á thường ngần ngại khi nhắc đến việc bị kỳ thị hoặc những tổn thương, sang chấn sau đó.

"Tôi không hiểu tại sao mọi người cảm thấy xấu hổ đến vậy. Chúng ta không phải người có lỗi. Mọi người nên nâng cao nhận thức về vấn nạn phân biệt chủng tộc và kỳ thị người châu Á. Đừng đợi đến khi mình hay người thân bị ảnh hưởng mới lên tiếng", Yên chia sẻ.


Đại sứ quán Mỹ ví du học sinh Trung Quốc với chó

Đại sứ quán Mỹ nối lại cấp thị thực cho du học sinh Trung Quốc, nhưng hứng chỉ trích vì bài đăng bị cho là ví họ với chó.

"Mùa xuân đến, muôn hoa đua nở. Các bạn có phải cũng giống như chú chó này đang vô cùng háo hức được ra ngoài dạo chơi?", bộ phận thị thực của đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hôm qua viết trên Weibo, gửi tới những du học sinh Trung Quốc sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden nới lỏng hạn chế về visa. Bài đăng bằng tiếng Trung có kèm video quay cảnh một chú chó con phấn khích đang cố trèo qua rào chắn.

Dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ đã cấm gần như toàn bộ người không phải công dân Mỹ nhập cảnh từ tháng 1/2020, sau khi Covid-19 bùng phát, khiến nhiều du học sinh Trung Quốc không thể tới nước này để tiếp tục việc học.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 27/4 thông báo bắt đầu từ tháng 8, du học sinh và các học giả "có đóng góp lớn với cơ sở hạ tầng trọng yếu" hay những người mang visa F-1, M-1 sẽ được nhập cảnh vào nước này.

Toàn cảnh tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 21/4. Ảnh: Reuters.

Tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 21/4. Ảnh: Reuters.

Bài đăng của bộ phận thị thực đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh lập tức thu hút phản ứng dữ dội từ một số người dùng Weibo bởi họ cho rằng sự so sánh này không phù hợp.

"Đây có phải óc hài hước của người Mỹ không? Tôi tin rằng họ cố tình làm vậy!", một người dùng viết.

"Chó trong văn hóa Mỹ về cơ bản mang ý nghĩa tích cực, nhưng trong văn hóa và thành ngữ Trung Quốc, chúng chủ yếu mang ý nghĩa tiêu cực", một người khác viết, trong khi một số người châm biếm rằng "sư phụ" của các sinh viên đang gọi họ trở lại Mỹ.

Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng dẫn bình luận từ người dùng mạng cho rằng bài đăng này "phân biệt chủng tộc trắng trợn".

Bài đăng bị chỉ trích trên hiện đã bị xóa. Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh chưa phản hồi yêu cầu bình luận.

Đây không phải là lần đầu tiên những bình luận liên quan đến động vật gây phản ứng dữ dội ở Trung Quốc. Năm 2019, Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng của công ty dịch vụ tài chính Thụy Sĩ UBS, gây tranh cãi sau khi đề cập lợn Trung Quốc trong phân tích lạm phát, lưu ý rằng giá tiêu dùng tăng chủ yếu do lợn ốm.

"Điều này có quan trọng không? Nó quan trọng nếu bạn là một con lợn Trung Quốc, nếu bạn ăn thịt lợn ở Trung Quốc", Donovan viết trong bản phân tích.

Một số người Trung Quốc cho rằng Donovan đang đề cập tới con người, không phải gia súc và coi đó là sỉ nhục chủng tộc. Donovan bị đình chỉ công tác sau bình luận này, nhưng được phục chức vài tháng sau đó.

Cảnh sát Toronto cho biết đang truy lùng Wade Joshua Meyers, 41 tuổi, cư dân Toronto, vì tình nghi đập phá nhiều cửa tiệm trong khu vực nơi các phố Dundas Street West và Bloor Street West từ ngày 1/5/2021 tới ngày 3/5/2021, trong đó đã 4 tiệm bị nghi can đột nhập mở máy tính tiền, vô tiền và rồi bỏ chạy.

.

Trước đó, cảnh sát cũng báo cáo nhiều cửa tiệm ở các phố Brockton Village và Little Portugal đã bị đập bể kính, đột nhập và quậy phá, vơ tiền mặt, thuốc lá, thẻ xổ số... từ ngày 13/4/2021 tới ngày 1/5/2021..

Đài CTV hôm Thứ Hai 3/5/2021 đã phỏng vấn Linda Tran, đồng chủ tiệm Pho Phuong, tiệm ăn Việt ở khu vực 2 đường Dundas Street và Landsdowne avenue, mà cô nói rằng tiệm này cũng bị đập bể kính cửa để vào vơ vét tiền mặt. Tran nói: "Vụ này làm chúng tôi tốn từ $3,000 tới $5,000 cho 2 cửa, và mất khoảng $1,000 tiền mặt.

.Dựa theo các băng video giám sát, cảnh sát nói đang truy nã Wade Joshua Meyers, 41 tuổi, về hàng chục tội đập phá, trộm, vi phạm luật quản chế.

.--- Cảnh sát quận Pinellas County, Florida, hôm Thứ Hai 3/5/2021 đã bắt John Switzer, 67 tuổi, vì người này giả làm cảnh sát, còng tay người hàng xóm là cô Uyen Nguyen trong thời gian 15 phút, vì nổi giận, cho rằng cô Nguyen đã mở nhạc ồn ào quá. Hôm Thứ Tư, Switzer đã được ra theo thủ tục tại ngoại.

.Cô Nguyen hôm Thứ Tư nói với đài WFLA rằng vết còng còn bầm tím trên 2 cổ tay của cô, dù là chỉ bị còng có 15 phút. Cảnh sát kẻ rằng, vào đêm Thứ Hai, Switzer nổi giận vì bên nhà cô Nguyen mở nhạc ồn ào, nên mang súng, đeo một huy hiệu, giả làm cảnh sát vào còng tay cô Nguyen.

.Cô Nguyên nói công tố nói với cô rằng họ sẽ cho cô biết tình hình cập nhật trong vòng 15 ngày, vào ngày 20/5/2021.

.--- Một chủ tiệm gốc Á ở thủ đô  Washington D.C. đã bị đấm vào mặt trong khi tiếp một vị khách hôm Thứ Ba 4/5/2021. Chong Hu Lu, chủ tiệm Max Trading, kể rằng anh bị đấm vào mặt sau khi 1 khách hàng nổi giận về chính sách của tiệm là không đưa kim hoàn ra khỏi hộp, và bắt đầu la hét chửi tục, theo một tweet Lu gửi về phóng viên Aimee Choo của đài WRC hôm Thứ Tư.

.Băng hình giám sát cho thấy trận tấn công làm cho Lu nhập viện và khẩu giải phẫu 14 mũi. Chuyện xảy ra lúc 1:46 pm hôm Thứ Ba 4/5/2021, nghi can vào tiệm ở khu phố 1300 của đường 4th Street NE, hỏi xem các nữ trang kim hoàn dưới mặt kính. Chủ tiệm từ chối, hung thủ đấm đá rồi bỏ chạy. Cảnh sát tới, cho anh Lu nhập viện và cho biết xin công chúng giúp tìm nghi can, hãy báo về số: 202-727-9099 hay text 50411.

Thục Linh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 473 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 291 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 248 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.