Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24839509

 
Bản sắc Việt 18.04.2024 23:25
Tổng thống Biden ra tối hậu thư về điều tra nguồn gốc Covid-19, kêu gọi người Việt có thông tin tiếp tay chống Tàu cứu nước
27.05.2021 05:02

Tổng thống Joe Biden ra thời hạn 90 ngày cho giới tình báo Mỹ báo cáo về kết quả điều tra nguồn gốc Covid-19.  


Tổng thống Biden đang đẩy mạnh điều tra nguồn gốc Covid-19 /// AFP
Tổng thống Biden đang đẩy mạnh điều tra nguồn gốc Covid-19
AFP
CNN - Ngày 27.5 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đạo cộng đồng tình báo nước này tăng cường nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo với ông trong vòng 90 ngày.
Chỉ đạo được đưa ra sau khi báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy một số nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã mắc bệnh lạ, nhập viện vào tháng 11.2019.
“Theo một phần trong báo cáo đó, tôi đã yêu cầu điều tra thêm một số lĩnh vực cần thiết, trong đó có các câu hỏi cụ thể dành cho Trung Quốc. Tôi cũng đã yêu cầu rằng nỗ lực này có sự tham gia của các phòng thí nghiệm quốc gia và các cơ quan khác của chính phủ nhằm củng cố thêm nỗ lực của cộng đồng tình báo”, theo thông cáo của Tổng thống Biden.
“Thất bại trong việc đưa các điều tra viên đến hiện trường vào những tháng đầu tiên đó sẽ luôn luôn kiềm hãm bất cứ cuộc điều tra nào về nguồn gốc Covid-19”, ông nhận định.
Hồi tháng 3, Tổng thống Biden cho hay ông đã chỉ đạo Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan giao nhiệm vụ cho cộng đồng tình báo chuẩn bị báo cáo về phân tích mới nhất đối với nguồn gốc đại dịch Covid-19. Chỉ đạo trên bao gồm việc báo cáo về khả năng virus xuất phát từ việc con người tình cờ tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh trong phòng thí nghiệm. Ông Biden cho biết đã nhận được báo cáo đó hồi đầu tháng 5 và đã chỉ đạo tiếp tục điều tra thêm.
Phản ứng trước các thông tin trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho rằng việc “chính trị hóa nguồn gốc Covid-19” sẽ cản trở quá trình điều tra và nỗ lực toàn cầu trong việc đối phó đại dịch.

Nghị sĩ Mỹ Graham đòi trừng phạt Trung Quốc, gây sức ép điều tra Covid-19

Dân trí

 Thượng nghị sĩ Lindsey Graham có kế hoạch đề xuất các biện pháp trừng phạt Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh hợp tác điều tra minh bạch về nguồn gốc Covid-19.

Nghị sĩ Mỹ đòi trừng phạt Trung Quốc, gây sức ép điều tra Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Ảnh: AP).

"Tôi không nghĩ rằng họ sẽ hỗ trợ nếu không có các biện pháp trừng phạt và áp lực quốc tế", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói với kênh Fox News hôm 26/5.

Ông Graham cho rằng "cách duy nhất khiến Trung Quốc phản ứng là khi thế giới bắt họ phải phản ứng".

"Vì vậy, với các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu và được cả thế giới chấp nhận, tôi nghĩ sẽ chúng đưa chúng ta đến nơi chúng ta cần đến và tôi dự định sẽ sớm đề xuất các biện pháp trừng phạt đó", ông Graham nói thêm.

Bình luận của ông Graham được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ "tăng gấp đôi nỗ lực" để điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo chính phủ trong vòng 90 ngày. 

Theo ông Biden, hiện các cơ quan tình báo Mỹ vẫn chia rẽ về việc liệu Covid-19 lây từ động vật sang người hay thoát ra từ phòng thí nghiệm.

Thượng nghị sĩ Graham cho rằng việc Tổng thống Biden công bố cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19 là không cần thiết về mặt chính trị.

"Việc không xem xét liệu virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Trung Quốc hay không là điều không thể chấp nhận được. Cộng đồng tình báo sẽ không thể xem xét thành công vấn đề này cho đến khi thế giới có chung lập trường rằng Trung Quốc cần hợp tác hơn", ông Graham nói thêm.

Đầu tuần này, Thời báo Phố Wall dẫn một báo cáo của tình báo Mỹ nói rằng, một số nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã phải nhập viện vào tháng 11/2019, không lâu trước khi Trung Quốc công bố các ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại tâm dịch Vũ Hán.

Trong khi đó, giới khoa học và các nhà làm chính sách của Mỹ gần đây cũng bất ngờ lật lại những tranh luận về nguồn gốc của Covid-19, trong đó có giả thuyết virus gây đại dịch Covid-19 có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. 

"Bạn không cần phải là (thám tử) Sherlock Holmes để tìm ra điều này. Nếu các ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 11 ở các nhân viên phòng thí nghiệm, điều đó có nghĩa là nhiều khả năng nguồn gốc của virus nằm trong phòng thí nghiệm, chứ không phải là một khu chợ bán đồ tươi sống. Vì vậy, tôi nghĩ rằng vấn đề này ngày càng trở nên rõ ràng", ông Graham cáo buộc.

"Chúng ta vẫn chưa tìm thấy loài động vật nào là vật chủ của virus. Nếu những ca nhiễm đầu tiên liên quan đến nhân viên phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, rất có thể họ đã nhiễm trong phòng thí nghiệm", nghị sĩ Mỹ lý giải.

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 26/5, Phó Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre từ chối cho biết liệu chính quyền Tổng thống Biden có tán thành các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc hay không, nếu xác định Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

 "Chúng tôi chưa tính đến việc đó. Chúng tôi phải trải qua 90 ngày xem xét. Và sau khi có đánh giá trong 90 ngày, chúng tôi sẽ xem xét lại", Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết.

Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng virus gây đại dịch Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Đầu năm nay, Trung Quốc đã cho phép các chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc Covid-19, tuy nhiên nhóm chuyên gia kết luận rằng giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm "rất khó xảy ra".

Trung Quốc thậm chí "tố ngược" Mỹ, hối thúc Washington cho phép các nhà điều tra quốc tế tiếp cận các phòng thí nghiệm của Mỹ, trong đó có Fort Detrick, phòng thí nghiệm sinh hóa của quân đội Mỹ ở bang Maryland.  Thành Đạt Theo Fox, Sputnik

Giằng co Mỹ - Trung phủ bóng điều tra nguồn gốc Covid-19

Bước tiếp theo trong cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 sẽ là câu hỏi khó đối với WHO, khi Mỹ và Trung Quốc có quan điểm trái ngược nhau.

Cuộc họp thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang đặt ra thách thức lớn đối với cơ quan này, khi phải trả lời câu hỏi về bước tiếp theo trong cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19. Đây là lần đầu tiên các nước thành viên nhóm họp kể từ khi báo cáo gây tranh cãi về nguồn gốc đại dịch được nhóm điều tra quốc tế do WHO dẫn đầu công bố hồi đầu năm nay.

Nhóm điều tra được WHO cử đến thành phố Vũ Hán, nơi ghi nhận những ca Covid-19 đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch. Sau nhiều lần trì hoãn, nhóm công bố báo cáo, trong đó không đưa ra kết luận chắc chắn về nguồn gốc đại dịch, mà chỉ xếp hạng một số giả thuyết theo mức độ tin tưởng của họ.

Tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, diễn ra tuần này, đại diện Mỹ, Anh, Nhật và Liên minh châu Âu kêu gọi mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc Covid-19, cho rằng những phát hiện của cuộc điều tra hồi đầu năm thiếu minh bạch và không độc lập với chính quyền Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng chỉ trích những lỗ hổng trong việc các nhà khoa học quốc tế tiếp cận dữ liệu thực địa, dù Bắc Kinh luôn khẳng định họ minh bạch trong quá trình này.

"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 mạnh mẽ, toàn diện và do chuyên gia lãnh đạo là trọng tâm để đảm bảo rằng chúng ta sẵn sàng giảm thiểu và ứng phó thành công với các đợt bùng phát trong tương lai, cũng như ngăn chặn dịch bệnh trong tương lai", đại diện Mỹ Jeremy Konyndyk hôm 25/5 nói tại WHA.

Trung Quốc cũng tuyên bố ủng hộ nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc Covid-19, nhưng nhấn mạnh họ đã hoàn thành phần của mình và giờ đến lúc các nước khác hợp tác cho cuộc điều tra toàn cầu.

Giới chuyên gia nhận định giữa tình thế giằng co Mỹ - Trung, việc tìm một hướng đi hợp lý và được ủng hộ rộng rãi là thách thức lớn đối với WHO.

"Cố gắng cân bằng giữa hướng điều tra mà Trung Quốc muốn, đồng thời đáp ứng mong đợi của Mỹ là điều rất khó khăn", Sara Davies, chuyên gia về quản trị y tế toàn cầu và giáo sư tại Đại học Griffith, Australia, nói. "Rõ ràng là Mỹ và đồng minh không hài lòng và có nhiều câu hỏi muốn được trả lời, nhưng những tuyên bố gần đây của Trung Quốc cho thấy họ kiên quyết rằng điều này đã hoàn thành".

Nhân viên an ninh giải tán phóng viên khỏi Viện Virus học Vũ Hán sau khi nhóm điều tra WHO tới thăm thực địa ngày 3/2. Ảnh: AP.

Nhân viên an ninh giải tán phóng viên khỏi Viện Virus học Vũ Hán sau khi nhóm điều tra WHO tới thăm thực địa ngày 3/2. Ảnh: AP.

Một trong những trở ngại lớn có thể là giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán, nơi đang nghiên cứu các loại virus từ loài dơi. Nhóm điều tra của WHO và các đối tác Trung Quốc cùng làm việc tại Vũ Hán trong một tháng đều cho rằng giả thuyết trên "cực kỳ khó xảy ra".

Họ đã đưa ra ba giả thuyết khác được cho có khả năng cao hơn, gồm virus truyền trực tiếp từ dơi sang người, hoặc truyền từ dơi sang người qua động vật trung gian, hoặc qua thực phẩm.

Nhưng lời kêu gọi điều tra giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ngày càng nhận được nhiều ủng hộ từ giới khoa học và nghị sĩ nổi tiếng ở Mỹ, cũng như chính Tổng giám đốc WHO Tedros.

Tại cuộc họp ngày 25/5 của WHA, không quốc gia nào đề cập trực tiếp tới Trung Quốc hoặc giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, dù Bồ Đào Nha, đại diện cho các nước Liên minh châu Âu (EU), kêu gọi nghiên cứu cả bốn giả thuyết.

Các chuyên gia cho hay việc giới lãnh đạo Mỹ thảo luận ngày càng nhiều về giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm có thể khiến việc điều tra trở nên quan trọng hơn đối với nhiều quốc gia, nhưng vẫn tồn tại "một lằn ranh đỏ" với Trung Quốc về vấn đề này.

"Để điều tra thêm về nguồn gốc đại dịch, sẽ có rất nhiều việc cần làm ở Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc cần cho phép các chuyên gia quốc tế tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra", Ayelet Berman, người đứng đầu về y tế toàn cầu tại Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 26/5 chỉ trích lời kêu gọi điều tra giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm và nói bước tiếp theo của cuộc điều tra nên được tiến hành tại Mỹ, dù không cung cấp lý do.

"Một số người Mỹ tuyên bố muốn biết sự thật, nhưng ý định thực sự của họ là thao túng chính trị", ông Triệu nói.

Vương Nghệ Vĩ, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, cũng kêu gọi các nhà điều tra WHO không nên chỉ tập trung vào Trung Quốc.

"Trung Quốc để các chuyên gia điều tra, nhưng Mỹ không làm như vậy. Mỹ có khả năng và thậm chí có thể gặp sự cố từ chính phòng thí nghiệm của họ, vì vậy nghiên cứu nên được tiến hành với tất cả và không nên chỉ nhắm vào Trung Quốc. Lập trường của Trung Quốc là làm bất kỳ điều gì để kiểm soát đại dịch, không chính trị hóa và không vũ khí hóa cuộc điều tra", giáo sư Vương nói.

Drew Thompson, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói Bắc Kinh sẽ tiếp tục tuyên bố họ đã "hoàn thành nghĩa vụ" bằng cách hợp tác trong cuộc điều tra hồi đầu năm.

Ông thêm rằng bất cứ nhóm điều tra nào được tiếp tục cử tới Trung Quốc khó có thể đưa ra những kết luận làm hài lòng Mỹ và những nước kêu gọi cuộc điều tra độc lập với chính quyền Bắc Kinh.

"Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy động lực chính trị ở Trung Quốc đã thay đổi hoặc bản chất quan hệ của WHO với các nước thành viên đã thay đổi", ông nói.

Nhưng Berman hy vọng nhiều cuộc đàm phán sẽ diễn ra để xác định hướng nghiên cứu nguồn gốc virus tiếp theo ở Trung Quốc, các nước láng giềng hoặc ở nơi khác.

"Dù tất cả các nước đều ủng hộ điều tra, chúng ta hãy theo dõi và xem họ có thể thỏa thuận để thống nhất về hướng điều tra nào, nếu có", bà nói.

Thanh Tâm (Theo SCMP)

Dân tríCác tu sĩ tại một ngôi đền ở Ấn Độ cầu khấn "nữ thần corona" với hy vọng có thể dập tắt đại dịch Covid-19 khiến hàng nghìn người chết mỗi ngày.

Dựng tượng nữ thần corona xua đuổi Covid-19 ở Ấn Độ - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Tu sĩ thực hiện nghi lễ cầu nguyện trước tượng "nữ thần corona" tại đền Kamatchipuri Adhinam ở Coimbatore, Ấn Độ (Ảnh: Reuters).

Hai bức tượng "nữ thần corona" đã được dựng lên bên trong ngôi đền Kamatchipuri Adhinam ở thành phố Coimbatore, miền nam Ấn Độ. Coimbatore là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt bùng phát dịch Covid-19 khiến hơn 100.000 người chết ở Ấn Độ trong 4 tuần qua.

Kể từ khi dịch bùng phát, đền Kamatchipuri Adhinam đã đóng cửa, không cho người dân tới đây để cầu nguyện vì số ca nhiễm tăng cao. Tuy vậy, các tu sĩ trong đền vẫn hàng ngày bày tỏ lòng tôn kính trước hai bức tượng "nữ thần corona", trong đó một bức làm bằng gỗ đàn hương còn một bức làm bằng đá.

Trước hai bức tượng, các tu sĩ đặt đồ cúng và những lễ vật khác, đọc kinh cầu nguyện để cầu xin "nữ thần corona" chấm dứt đại dịch. Họ cũng tắm cho các bức tượng bằng nước nghệ và sữa.

"Trước đây, chúng tôi từng có những ngôi đền tương tự cho bệnh đậu mùa, thủy đậu và dịch hạch", Anandbharathi K, người quản lý ngôi đền, cho biết.

"Chúng tôi thờ virus dưới hình dạng nữ thần và cầu khấn nữ thần hàng ngày để giảm bớt tác động của dịch bệnh này", người quản lý cho biết thêm.

Ấn Độ ngày 27/5 ghi nhận thêm 211.298 ca nhiễm mới trong 24 giờ, trong khi số ca tử vong tăng thêm 3.847 người. Tính đến nay, số người chết vì Covid-19 tại Ấn Độ đã lên tới hơn 315.000 người, trong khi số ca nhiễm vượt 27,3 triệu người.

Ấn Độ đang chìm trong làn sóng Covid-19 thứ 2 với hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày. Các bệnh viện và lò hỏa táng tại đất nước 1,3 tỷ dân rơi vào tình trạng quá tải, trong khi ôxy và thuốc men cạn kiệt.

"Ngay cả các bác sĩ cũng không thể đối phó với tình hình quá nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tôi hướng đến đức tin và thần linh như chỗ dựa cuối cùng", ông Anandbharathi nói.

Các tu sĩ dự định sẽ tiếp tục cầu nguyện trước tượng "nữ thần corona" trong 7 tuần nữa.

Phát thảo dược cho bệnh nhân Covid-19

Dựng tượng nữ thần corona xua đuổi Covid-19 ở Ấn Độ - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tấm bìa in hình pháp sư Baba Ramdev trong một cửa hàng ở Ahmedabad, Ấn Độ vào tháng 3/2019 (Ảnh: Reuters).

Bang Haryana ở phía bắc Ấn Độ trong tuần này thông báo sẽ phát thuốc thảo dược Coronil cho bệnh nhân Covid-19. Loại thuốc này được công ty Patanjali Ayurved của pháp sư Baba Ramdev tung ra vào năm ngoái và được quảng cáo như một phương pháp chữa trị Covid-19.

Chính quyền sau đó tuyên bố công ty Patanjali Ayurved không thể tiếp thị Coronil như một loại thuốc chữa bệnh, mà chỉ được phép quảng cáo là thuốc tăng cường miễn dịch.

Ajay Khanna, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) ở Uttarakhand - nơi Patanjali đặt trụ sở chính, cho biết không có cơ sở khoa học nào về việc sử dụng Coronil trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

"Nếu chính phủ Haryana phân phát thuốc này, đó sẽ là thất bại của họ", ông Khanna cho biết.

IMA đã đệ đơn kiện pháp sư Ramdev, yêu cầu ông xin lỗi vì tuyên bố các phương pháp điều trị dựa trên khoa học đã gây ra cái chết của hàng nghìn bệnh nhân Covid-19.

"Ông ấy chỉ là một con buôn không hơn không kém. Để bán được sản phẩm, ông ấy đã châm ngòi cho một cuộc chiến giữa thảo dược và tân dược", ông Khanna cảnh báo.

Tranh cãi về cách chữa Covid-19 bằng thảo dược diễn ra vài tuần sau khi các bác sĩ Ấn Độ cảnh báo về việc bôi phân bò lên cơ thể để chống Covid-19. Các bác sĩ khẳng định không có bằng chứng khoa học về hiệu quả của phương pháp này, thậm chí có nguy cơ lây lan bệnh tật khác.Thành Đạt Theo Reuters, AFP

Nguồn gốc Covid-19 trở thành quân cờ chính trị ở Mỹ thi nhau tố cáo TQ, kêu gọi người VN tiêp sức



Nhiều nước muốn điều tra lại nguồn gốc Covid-19

Dân trí

 Nhiều nước kêu gọi mở rộng điều tra về nguồn gốc Covid-19 sau khi báo cáo ban đầu của WHO chưa đáp ứng kỳ vọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng lệnh cho cộng đồng tình báo báo cáo trong vòng 90 ngày.

Nhiều nước muốn điều tra lại nguồn gốc Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019 (Ảnh: Reuters).

Những câu hỏi liên quan đến các bước tiếp theo nhằm tìm ra nguồn gốc Covid-19 đã phủ bóng lên cuộc họp thường niên Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA). Đây là cuộc họp đầu tiên của WHA sau khi nhóm điều tra do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra kết luận gây nhiều tranh cãi về nguồn gốc Covid-19 hồi tháng 3.

Thời điểm đó, nhiều nước trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản cho rằng báo cáo thiếu minh bạch và không có sự độc lập với chính phủ Trung Quốc. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng dẫn lời các chuyên gia tới Vũ Hán điều tra rằng họ bị hạn chế tiếp cận dữ liệu mặc dù Bắc Kinh luôn khẳng định minh bạch.

Hiện giờ, nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Anh và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi khởi động giai đoạn điều tra tiếp theo để xác định cách thức virus SARS-CoV-2 lây sang người.

"Chúng tôi (nước Mỹ) nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc điều tra toàn diện của giới chuyên gia để xác định nguồn gốc Covid-19 nhằm đảm bảo rằng chúng ta sẵn sàng hạn chế rủi ro và ứng phó thành công các dịch bệnh, ngăn chặn các đại dịch trong tương lai", Đại diện của Mỹ Jeremy Konyndyk phát biểu tại WHA ngày 25/5.

Trung Quốc cũng tuyên bố ủng hộ mở rộng điều tra, nhưng nhấn mạnh "phần việc của Trung Quốc" đã hoàn tất, bây giờ đến lúc các nước khác hợp tác để tiến hành nghiên cứu toàn cầu về nguồn gốc Covid-19.

"Tìm cách cân bằng giữa một cuộc điều tra theo hướng mà Trung Quốc muốn và một cuộc điều tra phải thỏa mãn kỳ vọng của Mỹ không hề dễ dàng. Rõ ràng, Mỹ và các đồng minh không vừa lòng và muốn câu trả lời cho nhiều vấn đề nữa, trong khi đó Trung Quốc quả quyết rằng điều này đã được giải quyết", Sara Davies of Griffith, Giáo sư về quản lý y tế toàn cầu thuộc Đại học Australia bình luận.

Nhiều nước muốn điều tra lại nguồn gốc Covid-19 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đại diện của Mỹ Jeremy Konyndyk tại cuộc họp của WHA ngày 25/5 (Ảnh: Bloomberg).

Trong cuộc họp của WHA hôm 25/5, không đại diện của quốc gia nào đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hay giả thuyết virus SARS-CoV-2 mặc dù Bồ Đào Nha kêu gọi nghiên cứu cả 4 giả thuyết mà nhóm điều tra của WHO đưa ra.

Báo cáo điều tra của nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu cho rằng, giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm là "rất khó xảy ra". Tuy nhiên, việc mở rộng điều tra giả thuyết này ngày càng nhận được sự ủng hộ của các nhà khoa học có uy tín cũng như giới làm luật ở Mỹ những tuần gần đây. và cũng nhận được sự ủng hộ của Tổng giám đốc WHO Tedros.

"Để mở rộng điều tra nguồn gốc Covid-19, cần phải làm thêm nhiều việc nữa ở Trung Quốc, đặc biệt Trung Quốc cần cho phép tiếp cận đầy đủ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nhưng điều đó khó xảy ra", chuyên gia Ayelet Berman của Đại học quốc gia Singapore nhận định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 26/5 đã chỉ trích các kêu gọi điều tra giả thuyết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ông Triệu nói, giai đoạn điều tra tiếp theo nên tập trung vào Mỹ. "Một số người ở Mỹ nói họ muốn sự thật nhưng ý đồ thực sự của họ là thao túng chính trị", ông Triệu nói.

Về phía Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đầu năm nay đã giải tán nhóm điều tra của Bộ Ngoại giao Mỹ có từ thời chính quyền tiền nhiệm nhằm điều tra giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một mệnh lệnh thép đưa ra hôm qua, ông Biden chỉ thị cộng đồng tình báo Mỹ tăng gấp đôi nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo lại trong vòng 90 ngày.

Những tranh cãi liên quan đến nguồn gốc Covid-19 có thể sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng hơn trong thời gian tới.  


Sau khi bị dịch, Mỹ tuyên bố dừng gắn kết, chuyển sang cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc

Dân trí

 

Một quan chức cấp cao của Mỹ về an ninh quốc gia tuyên bố thời kỳ gắn kết với Trung Quốc đã khép lại và Washington sẽ chuyển sang thời kỳ cạnh tranh quyết liệt với Bắc Kinh.

Mỹ tuyên bố dừng gắn kết, chuyển sang cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ - Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Kurt Campbell (Ảnh: Getty).

Trong bài phát biểu tại một sự kiện do Đại học Stanford (Mỹ) tổ chức hôm 26/5, ông Kurt Campbell, Điều phối viên về các vấn đề Ấn Độ - Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, khẳng định rằng Mỹ đang tiến vào thời kỳ cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc.

"Thời kỳ được mô tả là gắn kết đã chấm dứt. Chính sách của Mỹ với Trung Quốc giờ đây sẽ vận hành với các mô hình chiến lược mới. Mô hình chiếm thế chủ đạo chính là cạnh tranh", ông Campbell, người được xem là "kiến trúc sư" về chính sách châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết.

Ông Campbell lý giải rằng chính sách của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi của Washington. Chiến lược gia Mỹ viện dẫn một số ví dụ như cuộc xung đột quân sự Trung - Ấn ở khu vực tranh chấp chủ quyền tại Himalaya, chiến dịch kinh tế của Trung Quốc nhằm trả đũa Australia kêu gọi mở cuộc điều tra Covid-19, hay chính sách ngoại giao "chiến lang" của Bắc Kinh.

Ông Campbell cho rằng, các động thái của Trung Quốc có xu hướng chuyển sang sử dụng "quyền lực cứng", báo hiệu rằng Bắc Kinh dự định có hành động quyết liệt hơn trong tương lai.

Phát biểu của ông Campbell diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa hạ nhiệt, thậm chí có những tín hiệu cho thấy có thể leo thang hơn.

Trong thông điệp ngày 26/5, Tổng thống Biden yêu cầu cơ quan tình báo Mỹ phải nỗ lực "gấp đôi" để điều tra nguồn gốc của dịch Covid-19, trước những giả thuyết nó rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

Ông Biden kêu gọi các quan chức Trung Quốc cần phải minh bạch hơn và Bắc Kinh cần phải tham gia vào một cuộc điều tra quốc tế dựa trên bằng chứng và cho phép phía điều tra tiếp cận mọi dữ liệu cần thiết. Phía Trung Quốc sau đó đã phản pháo Mỹ, cho rằng cuộc điều tra là "chiến dịch bôi nhọ và đổ lỗi" và sẽ gây ảnh hưởng tới nỗ lực ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.

Ngoài dịch bệnh, 2 quốc gia còn đang căng thẳng liên quan hàng loạt vấn đề như Biển Đông, Tân Cương, Đài Loan, Hong Kong, cuộc thương chiến. Dù cả Mỹ và Trung Quốc đều cho biết họ có thể hợp tác trong một số lĩnh vực, như biến đổi khí hậu, nhưng đây được xem là khe cửa rất hẹp cho quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mạng lưới đồng minh sẽ là trọng tâm trong chiến lược của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc, ông Campbell nhận định.

"Chúng tôi tin rằng cách tốt nhất để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn là hợp tác với các đồng minh, đối tác và bạn bè," ông Campbell nói, nhấn mạnh "chính sách Trung Quốc tốt nhất chính là một chính sách châu Á đủ tốt".

"Đây là lần đầu tiên Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược, lợi ích kinh tế và năng lực quân sự sang Ấn Độ - Thái Bình Dương", quan chức Mỹ cho biết.

Đức Hoàng

Theo Bloomberg

Tình báo CSVN chắc chắn có tin tức bí mật xuất sứ Coronavirus từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của TQ, những người Việt hải ngoại có thân nhân còn ở VN làm việc trong ngành tình báo, quốc phòng hãy liên hệ với họ để báo cho FBI và CIA cũng như các nghị sĩ, tổng thống Bien v.v... sẽ được trọng thưởng

Trung Quốc lo sợ, nổi đóa sau mệnh lệnh thép của ông Biden về điều tra Covid-19

Dân trí

 Trung Quốc phản ứng gay gắt sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ thị cộng đồng tình báo điều tra nguồn gốc Covid-19 trong vòng 90 ngày.

Trung Quốc nổi đóa sau mệnh lệnh thép của ông Biden về điều tra Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Biden).

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tối 26/5 đã đăng tải trên trang chủ của mình một thông cáo nói rằng "một số thế lực chính trị đang cố thao túng chính trị và chơi trò đổ lỗi".

Đại sứ quán Trung Quốc cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh ủng hộ "điều tra toàn diện tất cả các ca bệnh ở giai đoạn đầu bùng phát dịch Covid-19 trên toàn thế giới cũng như các căn cứ bí mật, các phòng thí nghiệm sinh học trên toàn thế giới".

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ "tăng gấp đôi nỗ lực" để điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo chính phủ trong vòng 90 ngày. Chủ nhân Nhà Trắng cho biết, hiện các cơ quan tình báo Mỹ vẫn chia rẽ về việc liệu Covid-19 lây từ động vật sang người hay thoát ra từ phòng thí nghiệm.

Những tuần gần đây, giới khoa học và các nhà làm chính sách của Mỹ bất ngờ lật lại những tranh luận về nguồn gốc của Covid-19, trong đó có giả thuyết virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Đầu tuần này, Thời báo Phố Wall dẫn một báo cáo của tình báo Mỹ nói rằng, một số nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã phải nhập viện vào tháng 11/2019, không lâu trước khi Trung Quốc công bố các ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại tâm dịch Vũ Hán.

Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về y tế tại Hội đồng đối ngoại ở Washington, cho rằng sự thiếu minh bạch của Trung Quốc có thể là nguyên nhân chính khiến giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm bị lật lại.

Trung Quốc nổi đóa sau mệnh lệnh thép của ông Biden về điều tra Covid-19 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các nhân viên làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán năm 2017 (Ảnh: AFP).

Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đồng thời đưa ra giả thuyết rằng virus này có thể bắt nguồn ở một nơi nào khác không phải Trung Quốc sau đó lây lan qua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu hoặc qua các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã ở Đông Nam Á.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã cho phép các chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia của WHO phàn nàn rằng, họ không được tiếp cận đầy đủ các dữ liệu thô để phục vụ cuộc điều tra. Bản báo cáo điều tra của WHO cũng vấp phải những phản ứng trái chiều, nhiều nước đề nghị mở rộng điều tra thêm về nguồn gốc đại dịch, trong đó có giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm - giả thuyết mà nhóm chuyên gia WHO cho rằng "rất khó xảy ra".

Sau cuộc điều tra của nhóm chuyên gia WHO, Trung Quốc nói rằng đã hoàn thành phần của mình và hiện giờ đến lúc điều tra Covid-19 ở những nơi khác trên thế giới. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm qua cũng đăng bài viết nói rằng, nếu điều tra thêm về giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm, Mỹ cũng nên cho phép các nhà điều tra quốc tế tiếp cận các cơ sở của mình, trong đó có Fort Detrick, phòng thí nghiệm sinh hóa của quân đội Mỹ ở bang Maryland.

Tình báo Mỹ: Covid-19 có thể do tai nạn phòng thí nghiệm

Cộng đồng tình báo Mỹ thừa nhận có hai giả thuyết nguồn gốc Covid-19, gồm tiếp xúc giữa người với động vật nhiễm bệnh và tai nạn phòng thí nghiệm.

"Cộng đồng tình báo Mỹ không biết chính xác nơi nào, khi nào hoặc làm thế nào virus gây đại dịch Covid-19 lan truyền ban đầu, nhưng đã hợp thành hai kịch bản có thể xảy ra", Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) hôm 27/5 cho hay, thêm rằng đa số tin không "đủ thông tin để đánh giá kịch bản nào có nhiều khả năng hơn".

Theo tuyên bố của ODNI, hai trong số 17 cơ quan cấu thành cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng virus có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm bệnh và cơ quan thứ ba tin rằng đại dịch bắt nguồn từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu cụ thể đó là những cơ quan nào.

ODNI cho biết trong cả hai trường hợp, các cơ quan đã dựa vào cách giải thích này hay cách giải thích khác với "độ tin cậy thấp hoặc trung bình", theo thuật ngữ tình báo có nghĩa họ tin rằng bằng chứng hỗ trợ quan điểm còn lâu mới kết luận được.

Một nguồn tin quen thuộc với các phân tích cộng đồng tình báo cho biết cả Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan Tình báo Quốc phòng hiện đều không ủng hộ hai cách giải thích về nguồn gốc của virus, nói rằng họ nằm trong số phần lớn các cơ quan Mỹ tin rằng thông tin hiện tại không đủ để xác định kịch bản nào có khả năng hơn.

Tổng thống Joe Biden cho biết ông có thể sẽ công bố một báo cáo trình bày chi tiết những phát hiện của cộng đồng tình báo Mỹ về nguồn gốc Covid-19, sau khi lệnh cho cộng đồng tình báo "nhân đôi" nỗ lực nghiên cứu nguồn gốc đại dịch, tiếp tục thúc ép Trung Quốc tham gia cuộc điều tra đầy đủ.

Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận cuộc điều tra sẽ bao gồm mọi khả năng có thể dẫn đến một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

"Trung Quốc không đủ minh bạch. Chúng tôi đã nói từ rất lâu rằng Trung Quốc cần cung cấp nhiều quyền tiếp cận hơn đến phòng thí nghiệm, hợp tác đầy đủ hơn với các nhà điều tra khoa học", bà nói.

Nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 2 khi nhóm điều tra WHO tới làm việc. Ảnh: Reuters.

Nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 2 khi nhóm điều tra WHO tới làm việc. Ảnh: Reuters.

Thế giới đã ghi nhận 169.591.214 ca nhiễm nCoV và 3.523.015 ca tử vong, tăng lần lượt 516.146 và 11.069, trong khi 151.446.308 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 33.994.009 ca nhiễm và 606.772 ca tử vong do nCoV, tăng 22.802 ca nhiễm và 596 ca tử vong so với một ngày trước đó.

10 bang của Mỹ đã đạt mục tiêu tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine Covid-19 cho 70% dân số trước 4/7, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 26/5. Hơn 165 triệu người, tương đương 49,7% dân số Mỹ, đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và gần 132 triệu người, khoảng 39,7% dân số, đã được tiêm đầy đủ. Trung bình 7 ngày qua, mỗi ngày Mỹ tiêm chủng được 1,7 triệu liều.

Chính phủ cho biết hồ sơ mới về trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm tuần thứ tư liên tiếp, xuống mức thấp trong đại dịch nhờ vaccine Covid-19 giúp nền kinh tế phục hồi.

Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 27.547.705 ca nhiễm và 318.821 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 179.770 và 3.558 ca.

Ấn Độ đang thay đổi cách tiếp cận vaccine, thông báo đã loại bỏ các thử nghiệm đối với vaccine nước ngoài "có uy tín" để nhập khẩu nhanh chóng. Chính phủ đang đàm phán với Pfizer để nhập khẩu "sớm nhất có thể" và cũng đã thảo luận với Johnson & Johnson, Moderna.

Nước này đã tiêm chủng cho người dân bằng vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Viện Huyết thanh trong nước, Covaxin do công ty Bharat Biotech sản xuất, và đã bắt đầu tung ra Sputnik V của Nga. Tuy nhiên, nguồn cung còn thiếu nhiều so với hàng triệu liều mà quốc gia đông dân thứ hai thế giới cần.

Tháng trước, Ấn Độ cam kết thúc đẩy nhanh việc phê duyệt vaccine nước ngoài, nhưng kiên quyết duy trì thử nghiệm trong nước đối với các vaccine đó, khiến các cuộc thảo luận với Pfizer bị đình trệ. "Điều khoản hiện đã được sửa đổi thêm để từ bỏ hoàn toàn yêu cầu thử nghiệm đối với các loại vaccine được sản xuất ở các quốc gia khác", chính phủ cho biết.

Argentina báo cáo số ca Covid-19 mới kỷ lục trong một ngày là 41.080 ca, trong bối cảnh sóng lây nhiễm thứ hai khiến quốc gia này trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe đến mức giới hạn.

Theo số liệu chính thức, quốc gia 45 triệu dân này đã báo cáo tổng cộng 3.663.215 ca nhiễm và 76.135 ca tử vong, là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, cùng các nước láng giềng Uruguay, Paraguay và Brazil.

Argentina hôm 22/9 bắt đầu áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt 9 ngày để kiểm soát virus. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình tiêm chủng chậm hơn so với cam kết của chính phủ Tổng thống Alberto Fernandez. Các biện pháp phong tỏa hiện tại bao gồm đình chỉ các lớp học trực tiếp, áp giờ giới nghiêm hàng đêm và nhà hàng chỉ bán mang đi.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết nước này sẽ thúc đẩy kế hoạch giảm bớt một số hạn chế đối Covid-19 từ 1/6, vì số ca nhiễm mới đã giảm mạnh những tuần gần đây.

Việc nới lỏng được công bố trước đó gồm thời gian mở cửa dài hơn cho các nhà hàng và quán cà phê, cũng như tăng số lượng khán giả tại các sự kiện thể thao và du khách tại các bảo tàng, công viên giải trí.

Thụy Điển ghi nhận 1.366 ca Covid mới hôm 27/5, mức hàng ngày thấp nhất trong hơn 7 tháng.

Châu Phi cần ít nhất 20 triệu liều vaccine Oxford/AstraZeneca trong vòng 6 tuần để tiêm kịp thời mũi thứ hai cho những người đã tiêm mũi đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 27/5.

"Châu Phi cần vaccine ngay bây giờ", tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO, nói. "Bất kỳ sự tạm dừng nào trong các chiến dịch tiêm chủng của chúng tôi sẽ dẫn đến mất đi sinh mạng và mất hy vọng".

Tuyên bố của WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ khoảng thời gian khuyến cáo từ 8 đến 12 tuần giữa các liều tiêm để đảm bảo tỷ lệ hiệu quả 81%.

"Ngoài nhu cầu cấp thiết này, cần phải có thêm 200 triệu liều vaccine Covid-19 được liệt kê trong danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO để châu lục này có thể tiêm chủng cho 10% dân số vào tháng 9/2021", tuyên bố nêu thêm.

Tính đến ngày 26/5, châu Phi ghi nhận hơn 4,7 triệu ca nhiễm, gần 130.000 ca tử vong do Covid-19. 

*Tiếp tục cập nhật  Huyền Lê (Theo AFPReuters)

Báo cáo tình báo Mỹ làm nóng câu hỏi nguồn gốc Covid-19

Nguồn gốc Covid-19 đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp và được hâm nóng từ thông tin một số nhân viên Viện Virus học Vũ Hán nhập viện từ tháng 11/2020.

Mỹ đang tiến gần hơn bao giờ hết đến cái đích đánh bại Covid-19 khi một nửa dân số quốc gia đã tiêm chủng và các hạn chế đang dần được dỡ bỏ.

Nhưng chúng ta đến nay vẫn chưa biết làm thế nào mà loại virus nguy hiểm này, thứ đã đóng cửa cả thế giới, xuất hiện. Điều đáng sợ hơn là việc ngày càng có nhiều manh mối cho thấy nó không diễn ra một cách tự nhiên, như giới chuyên gia đã tranh luận từ lâu.

Nhân viên an ninh canh gác bên ngoài Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Nhân viên an ninh canh gác bên ngoài Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Mỹ đang khẩn trương kêu gọi nghiên cứu, điều tra tích cực hơn về nguồn gốc dịch bệnh, cảnh báo nguy cơ xảy ra những đại dịch tương tự trong tương lai. Washington cũng công khai hơn khi xem xét các ý kiến cho rằng sai lầm hoặc một tai nạn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc đã gây ra đại dịch.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/5 cho biết ông đã chỉ đạo cộng đồng tình báo tăng cường nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo lại trong vòng 90 ngày. Chính phủ Trung Quốc trong khi đó nói hồ sơ đã đóng.

Tuy nhiên, mối quan tâm về giả thuyết Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm được hâm nóng khi truyền thông Mỹ gần đây công bố những chi tiết chưa từng được tiết lộ trong một báo cáo tình báo Mỹ, cho thấy vài nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã bị ốm với "triệu chứng giống Covid-19" và phải nhập viện hồi tháng 11/2019, vài tháng trước khi Covid-19 bùng phát ở thành phố này.

Đây là chi tiết mới về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà họ mắc phải. Chưa rõ những nhà nghiên cứu này có mắc Covid-19 không. Viện Virus học Vũ Hán bác bỏ kịch liệt báo cáo, cho rằng nó là lời nói dối trắng trợn nhằm thúc đẩy thuyết âm mưu virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Jamie Metzl, cố vấn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết virus vẫn có thể lọt ra từ phòng thí nghiệm khi các nhà khoa học nghiên cứu chúng với những mục đích tốt như phát triển vaccine.

"Vậy nên, tôi tin rằng có thể đã xảy ra một vụ rò rỉ tình cờ nhưng tiếp nối sau đó là hành vi che đậy có chủ đích", Metzl nói.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ, tuần qua cũng nói rằng ông không tin dịch bệnh tự nhiên hình thành, đồng thời kêu gọi điều tra thêm.

Một nghiên cứu chuyên sâu do WHO thực hiện với chính phủ Trung Quốc hồi tháng ba đã tìm hiểu các nguồn gốc có thể có của Covid-19 và kết luận rằng dù chưa thể kết luận bệnh phát triển thế nào, có khả năng nó truyền sang người trực tiếp từ dơi hoặc một loài trung gian đã lây nó từ dơi sau đó truyền sang người.

Báo cáo của nhóm chuyên gia WHO tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19 cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra" và họ dẫn chứng việc không có nhân viên tại Viện Virus học Vũ Hán nhiễm bệnh trước tháng 12 như một lập luận chống lại giả thuyết.

Tuy nhiên, thông tin mới được công bố từ báo cáo tình báo Mỹ cho thấy các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã đổ bệnh từ trước đó một tháng.

Hơn nữa, ngay cả khi nghiên cứu được công bố, các quan chức WHO vẫn thúc giục điều tra bổ sung và kêu gọi cởi mở thông tin hơn từ phía Trung Quốc.

Bắc Kinh đến nay vẫn không sẵn sàng thực hiện một cuộc điều tra mở về nguồn gốc Covid-19 mà chỉ vin vào kết luận từ nghiên cứu của WHO. Chính phủ Mỹ cùng nhiều nước khác đã chỉ trích sự thiếu minh bạch đó và kêu gọi mở rộng điều tra. Chính quyền Biden đã tái gia nhập WHO sau khi chính quyền tiền nhiệm rút Mỹ khỏi tổ chức y tế toàn cầu này.

Một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng có kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm đã chỉ trích báo cáo của WHO vì không quan tâm đến giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Nó bị bác bỏ chỉ trong vài trang của một báo cáo vài trăm trang.

"Chúng ta phải cân nhắc cả giả thuyết virus lây lan trong tự nhiên lẫn từ phòng thí nghiệm một cách nghiêm túc cho đến khi có đầy đủ dữ liệu", các nhà khoa học viết trên tạp chí Science.

Việc thiếu minh bạch và công khai về các cuộc điều tra nguồn gốc virus còn là nguyên nhân khiến các thuyết âm mưu bùng lên. Càng có nhiều bằng chứng về giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm thì thuyết âm mưu rằng Covid-19 được cố tình tạo ra để làm vũ khí sinh học càng phát triển mạnh mẽ. Không có bằng chứng nào chứng minh cho thuyết âm mưu trên và các chuyên gia cũng nói điều đó khó xảy ra.

Theo tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman Đại học Pennsylvania, bất chấp việc giới chức Trung Quốc không muốn cho phép một cuộc điều tra công khai về nguồn gốc virus, thế giới vẫn cần thực hiện nó để đề phòng nguy cơ bùng phát những đại dịch khác trong tương lai.

"Họ phải cho phép điều tra", Offit nhấn mạnh. "Đây đã là đại dịch thứ ba xuất hiện trong vòng 20 năm qua. Đầu tiên là SARS, thứ hai là MERS. Tôi tin rằng chúng chưa dừng lại".

"Tôi nghĩ chúng ta cần biết điều này ngay từ khi dịch bệnh bùng phát. Tôi thấy thật không công bằng khi chúng ta phải dựa vào một người tố giác ở Trung Quốc thì mới biết có một loại virus đang lây lan ở Vũ Hán, khiến nhiều người thiệt mạng. Sự trì hoãn khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội hành động kịp thời và tôi nghĩ rằng họ (Trung Quốc) đáng trách vì việc đó".



Tin tức gây sốc !!!! TQ mua chuộc WHO, các lãnh đạo và khoa học gia thế giới để tránh trách nhiệm chế tạo và phát tán Covid tiêu diệt nhân loại
Người đoạt giải Nobel năm 2018, bác sĩ, nhà khoa học và nhà miễn dịchhọc người Nhật Bản ,Tiến sĩ Tasuku Honjo, đã gây ra cảm giác ngày nay trên các phương tiện truyền thông bằng cách nói rằng virus corona không phải là tự nhiên.
Nếu nó là tự nhiên, nó sẽ không ảnh hưởng đến cả thế giới như thế này.


Bởi vì, tùy thuộc vào bản chất, nhiệt độ khác nhau ở các vùng khác nhau.
Nếu nó là tự nhiên, nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia có cùng tính chất như Trung Quốc.  thay vào đó, nó lây lan đến một quốc gia như Thụy Sĩ, giống như cách nó lây lan đến các khu vực sa mạc.  trong khi nếu nó là tự nhiên, nó đã lây lan ở những nơi lạnh, nhưng sẽ chết ở những nơi nóng. Tôi đã thực hiện 40 năm nghiên cứu về động vật và virus.
Nó không phải là tự nhiên.
Nó được sản xuất và virus hoàn toàn nhân tạo.
Tôi đã làm việc 4 năm trong phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc.


Tôi biết rõ tất cả các nhân viên của phòng thí nghiệm này.
Tôi đã gọi tất cả sau tai nạn Corona nhưng, tất cả điện thoại của họ đã bị mất trong 3 tháng.
Bây giờ người ta hiểu rằng tất cả các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm này đã chết.

Dựa trên tất cả kiến thức và nghiên cứu của tôi cho đến nay, tôi có thể nói điều này với 100% tự tin rằng Corona không phải là tự nhiên.
Nó không đến từ dơi.

Trung Quốc đã thành công.

Nếu những gì tôi nói hôm nay hóa ra là sai ngay bây giờ hoặc thậm chí sau khi tôi chết, chính phủ có thể rút giải Nobel của tôi.
Nhưng Trung Quốc đang nói dối và sự thật này một ngày nào đó sẽ được tiết lộ cho tất cả mọi người. 

Tasuku Honjo 201311.jpg

Tasuku Honjo (本庶 佑Honjo Tasuku, born January 27, 1942)[1] is a Japanese physician-scientist and immunologist. He shared the 2018 Nobel Prize in Physiology or Medicine and is best known for his identification of programmed cell death protein 1 (PD-1).[2] He is also known for his molecular identification of cytokinesIL-4 and IL-5,[3] as well as the discovery of activation-induced cytidine deaminase (AID) that is essential for class switch recombination and somatic hypermutation.[4]

He was elected as a foreign associate of the National Academy of Sciences of the United States (2001), as a member of German Academy of Natural Scientists Leopoldina (2003), and also as a member of the Japan Academy (2005).

In 2018, he was awarded the Nobel Prize in Physiology or Medicine along with James P. Allison.[5] He and Allison together had won the 2014 Tang Prize in Biopharmaceutical Science for the same achievemen  https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tasuku_Honjo


Reports o­n the origin of Coronavirus: ‘Smoking Gun’ proof of the Chinese biological weapon

May 12, 2021, 5:25 PM IST 

Recently a number of reports have come to the fore indicating that the Coronavirus was manufactured in Wuhan Institute of Virology as a bioweapon. Brazil President Jair Bolsonaro, raising serious questions over the Chinese handling for Covid-19, suggested that China could have developed the pathogen in a laboratory and disseminated it as a “biological warfare” for economic gain.

But he is not alone in this. US has recently come out with this theory. According to ‘The Sun’ newspaper in the UK, quoting reports first released by ‘The Australian’, the “bombshell” documents obtained by the US State Department reportedly show the Chinese People’s Liberation Army (PLA) commanders making the sinister prediction that the next World War would be fought with bioweapons. The US has reportedly obtained the papers, which were written by military scientists and senior Chinese public health officials in 2015 as part of the US investigation into the origins of COVID-19. The military document entitled “The Unnatural Origin of SARS and New Species of Man-Made Viruses as Genetic Bioweapons” clearly reveal the Chinese military’s plans with regards to bioweapons.
The document is PLA’s bioweapon textbook by General Dezhong Xu, which points out two significant dimensions of the biological war. First, the ability to freeze-dry micro-organisms has made it possible to store biological agents and aerosolise them during attacks. Second, a bioweapon attack could cause the “enemy’s medical system to collapse”.

The authenticity of the documents has been verified by experts. Robert Potter, a digital forensics specialist, who has worked with for the US, Australian and Canadian governments, stated that it has been located o­n the Chinese internet. Another person who has confirmed its authenticity is Dr Le-meng Yan, who had worked in Hong Kong and was working o­n the origins of the Coronavirus. She had indicated that the Coronavirus was manufactured in the Wuhan lab and when she began to point out this fact, she was warned not to disclose the findings of her research. She later fled the country and took shelter in US. She has confirmed that the CCP was working o­n the bio-weapon since long.

Recently in an interview with Gaurav Sawant Dr Li averred that ‘this document is the ‘smoking gun’ that can prove China has a long-term programme of non-traditional bio-weapons and China plans to use it to conquer the whole world. Significantly, she pointed out that it was intentionally released and that the Chinese government knew it and that’s why they immediately had a response after the waiting hours. She also said that she had provided ‘enough solid scientific evidence together with intelligence evidence’ which China can’t deny. She had been continuously stating since her arrival in the US that the Coronavirus was made in the Wuhan lab. She had said that the genome sequence of COVID-19 looked like a human fingerprint.

Tugendhat, chairman of the Australian House of Commons Foreign Affairs Select Committee, is reported to have said that this document raises major concerns about the ambitions of some of those who advise the top party leadership.

Earlier, Dr. Francis Boyle of the US, who drafted the Biological Weapons Act in 1989 had given a detailed statement admitting that the 2019 Wuhan Coronavirus was a Chinese offensive Biological Warfare Weapon. Dr Boyle is well conversant with the biological weapons. He had drafted the U.S. domestic implementing legislation for the Biological Weapons Convention, known as the Biological Weapons Anti-Terrorism Act of 1989, that was approved unanimously by both Houses of the U.S. Congress and signed into law by the then US President George H.W. Bush. Dr. Boyle points out that the Coronavirus outbreak in Wuhan, China had escaped from the Biosafety Level 4 Laboratory (BSL-4). He believes the virus is potentially lethal and an offensive biological warfare weapon or dual-use biowarfare weapons agent genetically modified with gain of function properties, which is why the Chinese government originally tried to cover it up.

There are credible reports that those scientists from the Wuhan lab had initially brought out this fact were told to keep quiet. Among the whistle-blower doctors was Li Wenliang, an ophthalmologist. The eight were hauled up by police for “spreading rumours” and forced to sign statements withdrawing their claims. Dr Li later died in February from the Covid-19. Media reports also suggest that Chinese labs studying the novel coronavirus in late December 2019 and early January 2020 received orders to destroy their samples. China had been opposing independent enquiry.

While the above statements and reports suggest that the virus was created in the Wuhan Institute of Virology, an article in the Global Times blamed that these are attempts to tarnish the image of China.

Since the pandemic emerged, Beijing has relied even more o­n disinformation and influence operations abroad. Beijing uses large numbers of fake social media accounts to push its messages. ProPublica had tracked more than 10,000 suspected fake Twitter accounts involved in a coordinated influence campaign with ties to the Chinese government/CCP. Among those are the hacked accounts of users from around the world that post the Chinese propaganda and disinformation about the Coronavirus outbreak. The Chinese influence operations are meant to capture mind and push individuals to project the Chinese propaganda. The big data is collected and programmes are carefully planned for this purpose. Individuals are so heavily bombarded with propaganda that their independent thinking gets impaired and they fail to logically think.

It may be added that it is difficult to distinguish between the lab made and natural virus as in both the process is the same. In the lab the scientists can tweak for faster spread but that can happen in the non-lab virus as well. The use of artificial intelligence is possible.

India had been aware of the fact like some other countries that countries in our neighbourhood were working to have this capability. In the Nuclear Doctrine, the trigger for retaliation was broadened by including “a major attack against India, or Indian forces anywhere, by biological or chemical weapons”. This was considered necessary as in India’s neighbourhood training to soldiers in chemical and biological warfare was being imparted. The inclusion in the Nuclear Doctrine was aimed at deterring the adversaries. That appears to have not worked. Under the current conditions, it is imperative for India to take necessary steps to be prepared to face such a challenge. These demand creation of a robust infrastructure for health care and having BSL-4 labs to have necessary vaccines and medicines for dangerous viruses.





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.