Cảnh sát biển Việt Nam toàn buôn lậu tay sai cua TQ
08.10.2021 08:46
Phương Trạch (Danlambao) - Mấy ngày nay, một cơn địa chấn làm rung động dư luận trong và ngoài nước. Ấy là giữa lúc thời bình, không có tiếng súng, không một viên đạn, vậy mà một lúc 11 vị tướng trong lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam bị hạ gục.
Ban Bí thư, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, ngày 1/10 quyết định kỷ luật 9 tướng lĩnh Cảnh sát biển, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng đối với Thiếu tướng Lê Xuân Thanh và Thiếu tướng Lê Văn Minh; cách chức trong Đảng 7 tướng lĩnh còn lại.
Trước đó, hôm 30/9, Đảng Cộng sản công bố ban lãnh đạo Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 có những sai phạm "gây hậu quả rất nghiêm trọng".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 và một số cá nhân.
Thông cáo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói:
"Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nghe đại diện Quân ủy Trung ương phát biểu, Ban Bí thư nhận thấy, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, Quy chế làm việc, Quy định của Quân ủy Trung ương, để nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả các Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh, Phó Tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."
"Cơ quan này còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật tư, hàng hóa; đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gây hậu quả rất nghiêm trọng."
Đương kim Tư lệnh Cảnh sát biển mất chức
Ban Bí thư kết luận, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, với cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Ông Sơn còn Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc khi ký ban hành một số văn bản quan trọng trong công tác trọng yếu. Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiệp vụ và pháp luật, để xảy ra việc xử lý một số vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.
Cách chức hàng loạt tướng Cảnh sát biển
Thông cáo ngày 1/10 nói vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các cá nhân là rất nghiêm trọng, một số cán bộ cấp tướng, người đứng đầu đã suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương, làm thất thoát, thiệt hại rất lớn tiền và tài sản của Nhà nước, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, hình ảnh của Cảnh sát biển và Quân đội nhân dân Việt Nam, gây bức xúc dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020 bằng hình thức Cảnh cáo; thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng đối với Thiếu tướng Lê Xuân Thanh và Thiếu tướng Lê Văn Minh.
Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cảnh sát biển, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, đã vi phạm pháp luật trong việc ký các văn bản, hồ sơ để thanh toán chi phí xử lý vụ việc, thuê phương tiện, xăng dầu, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; nhận hối lộ, đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Thiếu tướng Lê Văn Minh, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cảnh sát biển, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đã vi phạm pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hồ sơ xử lý các vụ việc, thuê phương tiện và đề nghị thanh toán, rút tiền từ ngân sách nhà nước; nhận hối lộ, đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, Thiếu tướng Trần Văn Nam, Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp.
Thông cáo nói: "Đồng thời, giao cho Quân ủy Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ các tổ chức đảng, cá nhân liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước."
Tiết lộ sai phạm của các tướng
Thông cáo dài của Ban Bí thư ngày 1/10 còn nêu tiếp:
Trung tướng Hoàng Văn Đồng, Ban Bí thư kết luận, trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển, chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Ban Bí thư nhận định, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Ông Hậu chịu trách nhiệm cá nhân trong việc báo cáo kết quả đánh giá năng lực nhà thầu đối với gói thầu mua sắm thiết bị không đúng quy định pháp luật, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, trong thời gian giữ chức Đảng ủy viên, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển (từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3/2020), bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đã vi phạm quy định pháp luật trong phê duyệt một số kế hoạch mua xăng dầu; với trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng mua sắm vật tư, phê duyệt thanh, quyết toán xăng dầu nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, dẫn đến gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Thiếu tướng Trần Văn Nam, với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 (từ tháng 02/2020 đến tháng 8/2020).
Trong thời gian giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, ông Nam đã ký phê duyệt nhiều kế hoạch và đề nghị thanh toán tiền thuê phương tiện vượt thẩm quyền, không đúng quy định; để các đơn vị trực thuộc vi phạm trong lập hồ sơ thuê phương tiện, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước. Đồng thời, ông Nam còn thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên biển, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm; xử lý vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp, với cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, đã vi phạm quy định của pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hợp đồng để đề nghị và được thanh toán chi phí bắt giữ, xử lý vụ việc, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt một số vụ việc vi phạm không đúng quy định pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Ủy ban KT Trung ương trước đó đã kỷ luật
Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp từ 28 tới 30/9, để xem xét các vụ việc cần kỷ luật.
Trong thông cáo ngày 30/9, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nói Ban Thường vụ Đảng ủy (BTVĐU) Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và một số cán bộ, đảng viên liên quan đã có nhiều sai phạm.
"Ban Thường vụ Đảng ủy CSB Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh CSB và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt Bộ Tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật và trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển."
"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổn hại uy tín của tổ chức đảng và Quân đội, gây bức xúc trong cán bộ, chiến sĩ."
UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh CSB Việt Nam.
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Đảng uỷ viên, Phó Tư lệnh CSB Việt Nam.
Khiển trách Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Đảng ủy viên CSB Việt Nam, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 1.
Khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đại tá Phùng Danh Thoại, Đảng uỷ viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần; Thiếu tá Lưu Thế Đức, Đảng ủy viên, Phó Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát số 2.
UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy CSB Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và:
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh;
Trung tướng Hoàng Văn Đồng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy;
Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Chính uỷ;
Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng;
Thiếu tướng Trần Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh;
Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, nguyên Đảng uỷ viên, nguyên Phó Tư lệnh;
Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp, Tư lệnh Vùng CSB 2;
Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 3;
Thiếu tướng Lê Văn Minh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 4.
Trung tướng Nguyễn Quang Đạm là ai?
Thông cáo ngày 30/9 nói UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh CSB Việt Nam.
Sinh năm 1958, ông Nguyễn Quang Đạm làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam từ 2013 tới 2018.
Trước khi chia tay về nghỉ chờ hưu theo chế độ năm 2018, ông đã có buổi gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ cơ quan BTL Cảnh sát biển ngày 2/4/2018.
Ông Đạm hôm chia tay, đã nhấn mạnh: "Cấp hàm Trung tướng và chức vụ Tư lệnh Cảnh sát biển tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, đồng hành của tất cả các đồng chí, đồng đội thân yêu. Chính các đồng chí, đồng đội đã cho tôi động lực thường trực, đã thúc giục và khuyến khích tôi trong mọi công việc. Trách nhiệm và tình cảm với lực lượng, với đồng chí, đồng đội đã góp phần hình thành nên bản chất, nhân cách con người tôi".
Đương kim Tư lệnh Cảnh sát biển cũng bị truy cứu
UBKT Trung ương ngày 30/9 còn đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy CSB Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và các cán bộ trong đó có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh.
Ông Nguyễn Văn Sơn hiện đang là đương kim Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Mới hôm 17/8, đoàn công tác Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi gặp và làm việc với Ngài Lum Wan Liang - Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam.
Cuộc gặp nhằm trao đổi quan hệ hợp tác giữa hai nước về lĩnh vực Cảnh sát biển và tình hình phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên vùng biển giáp ranh giữa hai quốc gia.
Hồi năm 2018, Việt Nam thông báo kể từ 14 giờ ngày 3/4/2018, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển sẽ phụ trách Tư lệnh Cảnh sát biển, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh Cảnh sát biển để thay thế Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển nghỉ chờ hưu.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khi đó chủ trì Hội nghị tại điểm cầu phía Việt Nam.
UBKT Trung ương còn nêu tên ai ngày 30/9?
Cũng Thông cáo ngày 30/9 của UBKT Trung ương nêu ra các vụ kỷ luật khác.
Trong đó đáng quan tâm nhất là liên quan Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 Trần Tuấn Anh.
Từ sau Đại hội 13 năm 2021, ông Trần Tuấn Anh đã là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Thông cáo ngày 30/9 của UBKT Trung ương nói:
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ; trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách, ban hành một số văn bản không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung không phù hợp.
Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, thực hiện bổ sung quy hoạch, quản lý phát triển năng lượng điện, nhất là các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và vừa; trong xây dựng cơ chế, chính sách về giá điện, giá xăng dầu.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch EVN có vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm trong công tác cán bộ, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa, thoái vốn, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong việc mua điện mặt trời mái nhà,...
UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát nêu trên kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Lực lượng CSB VN được thành lập ngày 28/8/1998. Theo Điều 13 của Luật Cảnh sát biển VN, CSB thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
Và trong những năm qua, có thể nói rằng CSB hầu như không thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Cụ thể là các tàu của TQ được ngụy trang là tàu cá, đã thường xuyên xâm nhập sâu vào lãnh hải nước ta:
Xin đơn cử một số vụ: Báo Tuổi Trẻ ngày 28/5/2011: “Tàu Trung Quốc táo tợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam”
“Ngày 27-5, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết sáng 26-5, một tốp tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, xâm nhập, cản trở và gây thiệt hại đối với tàu Bình Minh 02 của PVN đang hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt Nam”.
Tuổi Trẻ ngày 28/8/2020: “Tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trái phép ở vùng biển gần đảo Cồn Cỏ, và bị lực lượng biên phòng Quảng Trị truy đuổi, lập biên bản."
Báo Thanh Niên 8/01/2016: “Tàu trinh sát Trung Quốc giả tàu cá thường xuyên vào sâu lãnh hải Việt Nam”.
Báo Tuổi trẻ Ngày 21-12/2020: “Bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình thông tin cho biết biên đội tàu của Hải đội 2 vừa tổ chức xua đuổi các tàu cá mang cờ Trung Quốc xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam, chỉ cách khu vực giàn khai thác khí Thái Bình khoảng 2km” v.v...
Tất cả những vụ xâm nhập trái phép của tàu TQ đều bị ngư dân phát hiện, và bộ đội biên phòng địa phương xua đổi, mà không hề thấy CSB đâu cả.
Nhất là những khi tàu cá của ngư dân VN bị tàu TQ đâm, va, đánh đập, cướp ngư cụ và hải sản, thậm chí là bắn chết ngư dân ta trên biển. Thế nhưng đáng lẽ những lúc đó CSB phải có mặt để bảo vệ ngư dân ta. Vậy mà chẳng thấy CSB ló mặt ra.
Đặc biệt là năm 2014, khi TQ hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 sâu trong vùng lãnh hải nước ta, xâm phạm trắng trợn chủ quyền nước ta. Thì các tàu CSB của Việt Nam đã “anh dũng” tiếp cận giàn khoan của TQ với khoảng cách hàng chục hải lý. Và cứ mỗi khi thấy tàu của VN xuất hiện, thì các loại tàu của TQ triển khai đội hình, dàn hang ngang với tư thế chặn đầu, khóa đuôi, sẵn sang đâm trực diện vào tàu VN. Ở cự ly gần thì chúng ném đá, chai lọ sang tàu ta v.v...
Và các tàu CSB VN đã “dũng cảm, mưu trí, linh hoạt”… bỏ chạy thoát thân để bảo vệ tàu và tính mạng con người!!!
Ôi cha mẹ ôi! Cứ tưởng là các chiến sỹ CSB VN, đã “dũng cảm, mưu trí, linh hoạt” và có những hành động nào để buộc những tên ăn cướp phải bỏ chạy. Nhưng thật là khôi hài. Ở đây không phải những tên ăn cướp bỏ chạy, mà chủ nhà là CSB VN bỏ chạy.
Vậy thì CSB làm gì? Xin thưa: Họ đang lo vơ vét.
Ngày 1/10, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật hàng loạt tướng Cảnh sát biển Việt Nam(1).
Những tướng nào bị kỷ luật: Trong số những tướng bị kỷ luật lần này, có 3 trung tướng là Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Văn Đồng, Nguyễn Quang Đạm. Còn lại 8 thiếu tướng gồm Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Trần Văn Nam, Bùi Trung Dũng, Đào Hồng Nghiệp, Lê Xuân Thanh, Lê Văn Minh, Ngô Bình Minh.
Gần như toàn bộ Ban Thường vụ Đảng ủy CSB nhiệm kỳ 2015-2020 đã vi phạm kỷ luật.
Đây là cuộc đại phẫu thuật tuy rất đau đớn, nhưng đảng vẫn phải nhắm mắt chịu đau để cắt bỏ. Vì nếu không thì những khối ung nhọt này sẽ di căn toàn thân, và đe dọa nghiêm trọng tính mạng của đảng.
Về Trung tướng Nguyễn Quang Đạm:
Tại buổi gặp mặt chia tay về hưu ngày 2/4/2018, ông nói: "Cấp hàm Trung tướng và chức vụ Tư lệnh Cảnh sát biển tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, đồng hành của tất cả các đồng chí, đồng đội thân yêu”.
Giờ người ta mới hiểu rằng sự quan tâm, giúp đỡ, đồng hành của tất cả các đồng chí, đồng đội thân yêu ấy, không gì khác là cùng nhau vơ vét.
CSB là cơ quan trực thuộc chính phủ, có ngân sách riêng. Núi ngân sách khổng lồ lên đến hàng tỷ Mỹ kim rót cho CSB tùy nghi quyết định. Đã biến họ thành tướng cướp, với đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao những sai phạm của CSB diễn ra trong thời gian dài, mà mãi đến hôm nay mới bị xử lý? Và vị Bí thư Quân ủy trung ương 3 nhiệm kỳ liên tiếp có chịu trách nhiệm không?
Dư luận cho rằng cuộc thanh lọc lần này chỉ mới là bề nổi của tảng băng. Nếu thanh lọc tiếp thì không chỉ là mấy tướng cướp này đâu, mà danh sách chắc chắn còn kéo dài.
Nhưng vì sao 2 tướng Lê Xuân Thanh, Lê Văn Minh, bị khai trừ khỏi Đảng, đồng thời khởi tố, bắt tạm giam, mà không khởi tố vụ án? Có điều gì ẩn khuất trong vụ này chăng?
TS. Trần Thất, nguyên Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp, viết trên trang FB cá nhân của mình: “Một thể chế đẻ ra tham nhũng, tạo điều kiện dễ dàng cho tham nhũng, rồi hò hét nhau chống tham nhũng thì cũng xứng đáng suy tôn thằng Bờm làm lãnh đạo đầu đàn phải không các vị?”
Hình minh hoạ: Một cảnh sát biển Việt Nam đang quan sát tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Hoàng Sa hôm 15/7/2014
Reuters
Tầm quan trọng của Cảnh sát biển
Gần đây, người sử dụng điện thoại đi động ở Việt Nam hay nhận được tin nhắn với nội dung: “Tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Cảnh sát biển Việt Nam” tại địa chỉ… là góp phần bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.” Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam đang thể hiện sự tuyên truyền mạnh mẽ cho lực lượng này.
Với tầm quan trọng của biển và đại dương hiện nay, cùng với các hành động hung hăng và dã tâm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, hơn lúc nào hết, vai trò của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam rất quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ an ninh cũng như chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc.
Trước chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc ở biển Đông, đối mặt với các tàu hải cảnh, ngư chính cùng dân quân biển của Trung Quốc, nhưng tránh tạo cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chính yếu để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của đất nước. Ngoài ra, Cảnh sát biển cũng góp phần cùng với Hải quân Việt Nam bảo vệ ngư dân ra khơi, đồng thời bảo vệ an ninh trên biển. Chính vì vậy, việc chú trọng xây dựng năng lực và sức mạnh cho lực lượng này là một ưu tiên cấp thiết. Ngay cả các cường quốc biển trên thế giới như Mỹ, Nhật cũng đã giúp đỡ trang bị các tàu tuần tra hiện đại cho Cảnh sát biển Việt Nam với mong muốn giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.
Thế nhưng, mới đây, một loạt các tướng lĩnh cao cáo nhất của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã bị đề nghị kỷ luật do nhiều sai phạm nghiêm trọng. Điều này gây nên lo lắng rất lớn cho người dân Việt Nam, vốn quan tâm đến biển đảo của đất nước. Cảnh sát biển Việt Nam, anh là ai?
Trước năm 1998, chính quyền Việt Nam không có một cơ quan Cảnh sát biển chuyên dụng nào mà chỉ có lực lượng Hải quân tuần tra ngoài khơi cùng các hoạt động quân sự khác.
Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt Nam. Lúc mới thành lập thì Cục cảnh sát biển chỉ là một Cục chức năng và không chỉ huy các Vùng cảnh sát biển được thành lập sau đó.
Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng và đồng thời các Vùng cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Cục.
Năm 2013, Cục cảnh sát biển đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo Nghị định số 96/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ. Có con dấu hình quốc huy, là cơ quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có ngân sách riêng của Nhà nước, có cảnh hiệu, cảnh phục riêng do Chính phủ quy định.
Ngày 10 tháng 9 năm 2014, các Vùng cảnh sát biển được đổi tên thành Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng.
Văn bản pháp lý mới nhất quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển đó là Luật Cảnh sát biển năm 2018.
Vì đâu nên nỗi?
Một điều mà rất nhiều người dân thắc mắc trước việc này, đó là Cảnh sát biển đã có hành vi vi phạm gì để bị đề nghị kỷ luật như vậy?
Thông cáo báo chí của Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (UBKT) mới đây nêu rõ: “Ban Thường vụ Đảng ủy CSB Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh CSB và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt Bộ Tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật và trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổn hại uy tín của tổ chức đảng và Quân đội, gây bức xúc trong cán bộ, chiến sĩ.”
Điều rất đặc biệt là thông tin chỉ có như vậy, hết sức chung chung, không có những thông tin chi tiết. Báo chí trong nước thì tất cả chỉ là đăng lại thông cáo báo chí này từ UBKT mà thôi.
Nhưng chúng ta có thể tóm lược là các sai phạm của các lãnh đạo BTL CSB lần này bao gồm: …công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật và trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.”
Trong số những người bị UBKT đề nghị xử lý kỷ luật, với hình thức nặng nhất “Khai trừ ra khỏi Đảng có các ông: Đại tá Phùng Danh Thoại, Đảng uỷ viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần; Thiếu tá Lưu Thế Đức, Đảng ủy viên, Phó Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát số 2.”
Điều này có thể được hiểu là hai người nêu tên trên đã có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động chuyên môn của họ là quản lý xăng dầu của CSB. Một số nguồn tin giấu tên ngay trong BTL CSB cho biết: Đã có rất nhiều hành vi tham nhũng ở đây. Rất nhiều chuyến công tác, tuần tra của CSB chỉ là “trên giấy”, để các lãnh đạo lấy số xăng dầu đó bán chia nhau. Nói nôm na là các lãnh đạo này đã “vẽ” ra rất nhiều các hoạt động “khống” của lực lượng CSB, từ đó lấy rất nhiều xăng dầu bán ra ngoài, thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng.
Ngoài ra, dư luận cũng không lạ gì chuyện đấu thầu mua sắm trang thiết bị cho chính quyền luôn bị kê giá, kê khống, tráo đổi vật tư nguyên liệu. Đơn cử như các vụ án Vinashin, Vinalines đều cho thấy việc nâng giá để mua các thiết bị “bỏ đi” nhưng với giá trên trời này. Ví dụ, theo kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, chiếc ụ tàu nổi 83M trong vụ án trên đã được Vinalines có quyết định mua vào tháng 10-2007. Khi ấy ụ tàu này đã có tuổi thọ tới 42 năm (sản xuất năm 1965), doanh nghiệp chủ ụ tàu này tại Nga chỉ đưa ra giá bán 5 triệu USD. Thế nhưng Vinalines lại mua qua một công ty môi giới tại Singapore với giá tới 9 triệu USD, theo quyết định của chủ tịch HĐQT Vinalines khi ấy là ông Dương Chí Dũng đã phê duyệt.
Những hành vi tham nhũng tương tự như vậy không chỉ có ở các vụ như Vinashin, Vinalines mà nay cũng có thể xuất hiện ở ngay cơ quan đầu não của CSB Việt Nam?
Thêm nữa, các ngư dân cũng không lạ lẫm trước các hành vi bảo kê, thông đồng với các đối tượng buôn lậu trên biển của chính lực lượng CSB. Các hoạt động buôn lậu trên biển rất lớn, bao gồm cả buôn lậu xăng dầu, buôn lậu ma tuý… Các đường dây buôn lậu này đã có sự tiếp tay, bảo kê của chính lực lượng gìn giữ an ninh trên biển là CSB. Chính vì vậy, UBKT đã nhận định các sai phạm này là “rất nghiêm trọng”.
Điều mỉa mai là trong số những người bị đề nghị kỷ luật có ông Doãn Bảo Quyết - Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam. Hồi đầu tháng 5 năm nay, ông Quyết có đăng một bài trên tạp chí Quốc phòng toàn dân, trong đó ông ta khẳng định: “Những năm qua, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của trên, có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, xây dựng bản lĩnh kiên định, vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - người chiến sĩ Cảnh sát biển.”
Nay mới hiểu phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” của CSB là đây, là tham nhũng, là tội phạm.
Cần một cuộc thay máu
Theo Điều 4, khoản 1, Luật CSB quy định: Lực lượng Cảnh sát biển đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Những ai phạm này lại như một cú đấm trực tiếp vào Bộ Quốc phòng và Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời gian qua, với sự đầu tư rất lớn cho hải quân và CSB, đó là điều cần thiết. Tiền đó đều lấy từ ngân sách quốc gia, tức là lấy từ tiền thuế của người dân. Thế nhưng, với những sai phạm tày đình như vậy, người dân có thể tin tưởng được những hoạt động mua sắm, sửa chữa của quân đội và chính phủ Việt Nam hay không?
Đã có nhiều trường hợp thực tế, chính các cơ quan bảo vệ pháp luật lại là cơ quan bắt tay với tội phạm để kiếm lợi. Mà nay các hoạt động bảo kê, thông đồng với buôn lậu của CSB lại là một bằng chứng cho thấy bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay thối nát ra sao?
Thêm nữa, với những sự tham nhũng như vậy, liệu lực lượng CSB và cả hải quân Việt Nam liệu có đủ sức để bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của Trung Quốc? Chưa kể việc Trung Quốc có thể dễ dàng dùng tiền để “mua chuộc” và vô hiệu hoá các lực lượng quan trọng của quân đội trong việc bảo vệ biển đảo.
Bộ Quốc phòng và Đảng cộng sản phải trả lời các câu hỏi này.
Vi phạm của loạt tướng, tá Cảnh Sát Biển ‘gây hậu quả rất nghiêm trọng’ sao không khởi tố? RFA
Một loạt tướng, tá chỉ huy Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam bị kỷ luật và bị đề nghị kỷ luật do những sai phạm bị cho là ‘gây hậu quả rất nghiêm trọng’. Vì sao ‘gây hậu quả rất nghiêm trọng’ nhưng chỉ bị kỷ luật mà không bị khởi tố?
Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam tuần tra ngoài khơi biển Đà Nẵng.
AFP PHOTO
00:00/00:00
Trong thông cáo ngày 30/9, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam (UBKT) cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển VN nhiệm kỳ 2015-2020 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra- giám sát để Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm các qui định của Đảng và nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật và trong đấu tranh phòng/chống buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
“Những vi phạm nêu trên đã ‘gây hậu quả rất nghiêm trọng’, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổn hại uy tín của tổ chức đảng và Quân đội, gây bức xúc trong cán bộ, chiến sĩ.”- UBKT nhấn mạnh trong thông cáo.
Diễn biến này theo BBC là đang gây chấn động dư luận tại Việt Nam... Tuy nhiên, Thiếu tướng Lê Kế Lâm - nguyên Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 1/10, lại cho rằng đây là việc bình thường:
“Việc kỷ luật này tôi nghĩ là bình thường. Đại hội 13 của Đảng CSVN kiên quyết đẩy mạnh chống tham nhũng và tiêu cực... Qua việc kỷ luật các tướng Cảnh sát biển chứng minh chống tham nhũng của VN không có vùng cấm, không đặc quyền đặc lợi, không chỗ nào là ưu tiên... Lực lượng Cảnh sát biển là lực lượng do đảng trực tiếp lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, mà là ai thì vẫn cứ xử, mà xử một lúc tám vị tướng, chứng tỏ VN chống tham nhũng rất cương quyết và triệt để.”
Ai cũng hết sức bất ngờ, vì trong lịch sử chiến tranh VN, chưa bao giờ có trận đánh nào mà hy sinh cả một chục tướng và sĩ quan cao cấp như vấn đề Cảnh sát biển cả bốn vùng bị kỷ luật với nhiều vi phạm... Đây là sự trả giá rất lớn đối với lực lượng Cảnh sát biển VN hiện nay. -Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Cụ thể, do những vi phạm được nêu ra, UBKT quyết định kỷ luật cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó Bí thư đảng ủy, nguyên Tư Lệnh Cảnh sát biển VN. Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Phó Tư lệnh CSBVN bị cách tất cả các chức vụ trong đảng. Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Tư lệnh Vùng CSB 1 bị khiển trách.
Đại tá Phùng Danh Thoại, Trưởng phòng Xăng Dầu, Cục Hậu Cần và Thiếu tá Lưu Thế Đức, Phó đoàn trưởng Đoàn Trinh sát Số 2 bị khai trừ khỏi đảng. UBKT cũng đề nghị Ban Bí thư đảng cộng sản VN xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy CSBVN nhiệm kỳ 2015-2020 và một số lãnh đạo Tư lệnh Vùng 2, 3, 4 Cảnh sát biển Việt Nam.
Vì sao Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam đã cho rằng Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển VN nhiệm kỳ 2015-2020 có những vi phạm ‘gây hậu quả rất nghiêm trọng’... mà không xử lý hình sự ai trong số các vị tướng, tá Cảnh sát biển?
Để tìm hiểu thêm về việc này, RFA hôm 1/10 liên lạc Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS của Singapore, và được ông giải thích:
“Người ta đã để như vậy hai năm để điều tra, theo mức độ của Ủy ban Kiểm tra Đảng, như vậy là nó có rất nhiều chi tiết, nhiều vi phạm ở nhiều chỗ khác nhau.... từ mua sắm thầu, trang thiết bị, cho đến quy chế bảo đảm thực thi pháp luật trên biển về kinh tế chủ quyền và các vấn đề nội bộ... Có vẻ là vi phạm nặng, họ có tước quân tịch một số người, riêng hai ông trung tướng cựu tư lệnh và chính ủy thì họ mới ra quyết định cảnh cáo thôi. Tôi có hỏi nhưng chưa biết tới đây họ sẽ làm gì với những vị này, nhưng có khả năng là họ sẽ xử lý hình sự một số người.”
Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Cảnh sát biển dù đã là một đơn vị độc lập, nhưng thực ra phụ thuộc rất nhiều vào hải quân. Vì vậy, những gì sai trái xảy ra trong lực lượng hải quân và tất cả những gì Cảnh sát biển làm sai... đều có dính với nhau. Ông Hợp cho rằng, lãnh đạo VN sẽ phanh phui việc này cho xong, vì cứ làm mãi theo kiểu đốt lò thì mãi không biết đốt để làm gì và bao giờ thì xong. Việt Nam không thể làm thế mãi, vì làm mãi thì thể chế càng yếu đi chứ không khỏe lên, giới lãnh đạo VN biết điều đó.
Liên quan vấn đề xử lý kỷ luật hay khởi tố các quan chức cấp cao vi phạm, Thiếu tướng Lê Kế Lâm - nguyên Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, giải thích:
“Việc xử lý kỷ luật của VN thì cấp nào quản lý cán bộ đến đâu thì xử lý đến đó. Ví dụ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển thì thuộc cấp Ban Bí thư và Bộ Chính trị quyết định giải quyết. Còn Ủy ban Kiểm tra phát hiện ra và xử lý những người thuộc thẩm quyền họ quản lý. Ví dụ có người bị cách toàn bộ chức vụ thì quyền của họ nên họ làm được. Thế nhưng có những vị ví dụ như Trung tướng trở lên thì rõ ràng phải là Ban Bí thư, hoặc cao hơn là Bộ chính trị... Cho nên phải tiếp tục chờ, người ta sẽ phán xét sau.”
Trước đây, Nguyên thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam - Đô đốc Nguyễn Văn Hiến cũng đã chính thức bị khởi tố vì liên quan trách nhiệm trong vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức ‘Út Trọc’, Bùi Văn Nga và đồng phạm. Ông Nguyễn Văn Hiến bị qui tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 3, Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam. Sau đó tại phiên phúc thẩm hôm 11 tháng 12 năm 2020, Tòa án Quân sự Trung ương đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến ba năm sáu tháng tù giam.
Nhà Nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, khi trao đổi với RFA từ Sài Gòn hôm 1/10, cho biết ý kiến của mình:
“Trong tình huống TQ đang vươn lên muốn thống trị khu vực, thì lực lượng Cảnh sát biển VN thành lập để bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới. Đầu tiên lực lượng này trực thuộc Hải quân, sau đó chuyển sang Bộ Quốc phòng và từ năm 2013 đến nay nó trực thuộc Thủ tướng Chính phủ quản lý trực tiếp. Qua đó thấy được vai trò quan trọng của Cảnh sát biển, ngoài bảo vệ chủ quyền biển đảo, còn bảo vệ tài nguyên biển, chống cướp biển, chống buôn lậu và cứu nạn... Chủ quyền và quyền chủ quyền của VN là hơn một triệu km vuông, với nhiệm vụ này, Cảnh sát biển phải tuần tra ít nhất 50% diện tích đó. Nó cũng quan trọng giống như Nhà nước VN trước đây thành lập Vinashin, Vinalines... vì muốn VN có những hạm đội tàu biển hiện đại, để đóng góp vào sự nghiệp kinh tế biển, và phục vụ thời chiến nếu chiến tranh xảy ra.”
Theo Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc, với sự lãnh đạo lỏng lẻo và tham lam từ trên xuống dưới... Vinashin, Vinalines đã phá sản hoàn toàn. Liên quan vụ loạt tướng, tá Cảnh sát biển bị kỷ luận mới đây, ông Đinh Kim Phúc nhận định:
“Ai cũng hết sức bất ngờ, vì trong lịch sử chiến tranh VN, chưa bao giờ có trận đánh nào mà hy sinh cả một chục tướng và sĩ quan cao cấp như vấn đề Cảnh sát biển cả bốn vùng bị kỷ luật với nhiều vi phạm... Đây là sự trả giá rất lớn đối với lực lượng Cảnh sát biển VN hiện nay. Nhưng ngược lại, điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của Cảnh sát biển khi hàng ngàn tàu cá TQ tràn xuống biển đông quấy phá... mà Đảng CS dám kỷ luật một lực lượng chủ chốt của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển như vậy, chứng tỏ quyết tâm làm sạch lực lượng Cảnh sát biển. Cho thấy VN sẵn sàng lập lại trật tự trong quản lý.”
Có những vị ví dụ như Trung tướng trở lên thì rõ ràng phải là Ban Bí thư, hoặc cao hơn là Bộ chính trị... Cho nên phải tiếp tục chờ, người ta sẽ phán xét sau. -Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Liên quan việc vì sao có tình trạng cả một Bộ Tư lệnh và các đơn vị phụ thuộc bị kỷ luật với hàng chục tướng lãnh cao cấp? Theo Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc, từ khi chuyển lực lượng này cho Thủ tướng Chính phủ, đã không đáp ứng được yêu cầu quản lý một đơn vị vũ trang. Vì Chính phủ còn quá nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa... Trong khi kỹ năng quản lý một đơn vị vũ trang với nhiệm vụ hết sức lớn lao, với tài nguyên đất đai tiền bạc lớn như thế... thì không thể quản lý chặt bằng có một đơn vị chuyên quản lý. Chính vì vậy, Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng, để tránh vết xe đổ của việc kỷ luật chỉ huy Cảnh sát biển, thì nên chăng, giao lực lượng này sang Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an trực tiếp quản lý thì sẽ sâu sát, trực tiếp, tránh được hậu quả như vừa qua.
Trước năm 1998, chính quyền Việt Nam không có một cơ quan Cảnh sát biển chuyên dụng nào mà chỉ có lực lượng Hải quân. Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Cục Cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được thành lập, lúc mới thành lập thì Cục Cảnh sát biển không chỉ huy, sau đó các Vùng Cảnh sát biển mới được thành lập.
Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 2013, Cục Cảnh sát biển đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo Nghị định số 96 của Chính phủ, là cơ quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính phủ Việt Nam.
Tổng thống Séc nhập viện cấp cứu sau họp kín với thủ tướng
10/10/2021 19:17 GMT+7
Tổng thống CH Séc Milos Zeman vừa được đưa vào Bệnh viện Quân y trung ương ở thủ đô Prague cấp cứu ngay sau khi ông có cuộc gặp với thủ tướng nước này để bàn chuyện thành lập chính phủ mới.
Các nhân chứng cho biết, chiếc xe cấp cứu chở ông Zeman có những dấu hiệu cho thấy đó là một phòng hồi sức tích cực (ICU) di động. Hồi tháng 9, vị tổng thống 77 tuổi này từng phải nằm viện 8 ngày vì mất nước và kiệt sức nhẹ.
Tổng thống CH Séc Milos Zeman. Ảnh: Reuters
Theo báo RT, ông Zeman lên nắm quyền từ năm 2013. Ông bắt đầu sử dụng xe lăn hồi đầu năm nay do mắc bệnh thần kinh ngoại biên ở hai chân.
Truyền thông địa phương trích dẫn các nguồn thạo tin quả quyết, việc ông Zeman nhập viện ngày 10/10 đã được trù tính trước. Hồi đầu tuần này, tổng thống từng phải hủy một cuộc phỏng vấn đã lên lịch vì lí do sức khỏe.
Diễn biến xảy ra trong bối cảnh Séc có thể sắp phải chứng kiến các biến động lớn trên chính trường. Đảng cầm quyền ANO của Thủ tướng Babis đã thua phe đối lập với số phiếu sít sao trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp tuần này. Liên minh đối lập tuyên bố đã giành được 108 trong tổng số 200 ghế tại quốc hội.
Tổng thống Zeman trước đó thông báo sẽ trao cho Thủ tướng Babis cơ hội thành lập một chính phủ mới nếu đảng của ông giành đa số ghế tại cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, các đảng đối lập khăng khăng sẽ không hợp tác với ông Babis, một trong những người giàu nhất Séc. Điều này đồng nghĩa, ông Babis sẽ buộc phải rời ghế thủ tướng đã nắm giữ kể từ năm 2017.