Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 25901172

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 03.12.2024 07:06
Doanh nhân Việt trên đất Mỹ
11.12.2021 20:55

Doanh nhân Việt mua thị trấn Mỹ thích nhảy việc
Làm ở Coca Cola 6 năm, sau đó chuyển qua một loạt các doanh nghiệp khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô… nhưng cuối cùng "thị trưởng' Phạm Đình Nguyên lại quyết định gây dựng sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình.

Việc tham gia đấu giá và muathị trấn Buford, thuộc bang Wyoming (Mỹ) với giá 900.000 USD hối đầu năm 2012 đã khiếnPhạm Đình Nguyên, một doanh nhân chưa mấy người biết đến nổi như cồn. Sau thương vụ đình đám, ngài Thị trưởng – theo cách gọi vui của bạn bè, quyết định tạo sức sống mới mang dấu ấn Việt cho Buford. Chưa hết, ông Giám đốc Công ty cổ phần Tổng Hợp Quốc Tế IDS (Internatinal Distribution Services)Phạm Đình Nguyêncòn quyết định mở thêm Công ty cổ phần PhinDeli và đưa nó vượt khỏi biên giới.

 
- Từ khi nào anh bắt đầu sự nghiệp riêng với IDS?
 
Đầu tư Mỹ . Doanh nhân Việt mua thị trấn Mỹ thích nhảy việc
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên nổi tiếng sau thương vụ mua lại thị trấn Buford, thuộc bang
Wyoming (Mỹ) với giá 900.000 USD. Ảnh: PV

- Từ năm 2009, lúc đầu là Công ty TNHH Thiên Kim An, đến năm 2011 đổi tên là Công ty cổ phần IDS, chuyên phân phối hàng thực phẩm và tiêu dùng cho các công ty Việt Nam và nước ngoài. Tôi là cổ đông lớn nhất.
 
- Anh sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, tại sao lại chọn địa bàn phía Bắc để khởi nghiệp?
 
- Vì đó là thị trường khó thâm nhập, nhưng tôi nghĩ nếu mình thành công ở phía Bắc thì dễ dàng mở rộng ra những thị trường khác.
 
- Nhìn vào tiểu sử của anh trước khi thành lập IDS, có vẻ như anh nhảy việc khá nhiều, tại sao vậy?
 
- Chỉ ở Coca Cola là tôi làm được 6 năm, còn các công ty khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô… cứ được hai năm coi như hết duyên thì thôi. Vì tôi nhận ra, làm việc ở công ty nước ngoài chỉ thu được kinh nghiệm từ vị trí được giao, không bao quát hết mọi việc như khi làm việc ở công ty Việt Nam. Mặt khác, kiến thức làm ở công ty nước ngoài không áp dụng được vào công ty Việt Nam, bởi một người làm ở công ty Việt Nam thường kiêm nhiều việc. Có thể nói, tôi được học miễn phí từ ICP và Kinh Đô trước khi lập ra công ty của riêng mình.
 
- Từ ý tưởng nào anh dám sang Mỹ tham gia đấu giá mua thị trấn Buford?
 
- Đến một cách bất chợt. Khi đọc thông tin trên VnExpress ngày 16/3/2012, tôi nghĩ ngay tại sao không tham gia, biết đâu mình mua được. Cuối tháng đó, tôi sang Mỹ và ban đầu phải vay mượn bạn bè và người thân bên Mỹ 100.000 USD để đặt cọc tham gia đấu giá, vì không thể chuyển tiền từ Việt Nam sang.
 
Lúc còn ở trong nước, tôi nghĩ thị trấn này chỉ bán được với giá 300.000 USD là tối đa. Sang Mỹ, tham quan thị trấn, đọc báo chí đưa tin về cuộc đấu giá này tôi lại nghĩ chừng 1 triệu USD. Đến khi có một người qua điện thoại trả giá 880.000 USD, tôi liền trả 900.000 USD và không ngờ mình thắng.
 
Thú thật, lúc đó tôi cũng không biết lấy đâu ra 800.000 USD, chỉ nghĩ cùng lắm là mất 100.000 USD tiền đặt cọc. Luật của nước Mỹ quy định, trong vòng 30 ngày, người thắng cuộc phải trả đủ tiền cho chủ sở hữu, nếu không sẽ bị mất tiền đặt cọc. Nếu không nhờ anh em bạn bè và người quen thương tình giúp đỡ, chắc tôi cũng không may mắn có ngày hôm nay. Toàn là tiền vay không phải trả lãi, chứ nếu vay ngân hàng chắc chết!
 
- Khi đã là ông chủ, sở hữu thị trấn Buford, mục tiêu của anh là gì?
 
- Thực sự lúc đầu tôi chỉ nghĩ trả 300.000 USD là để quảng bá cho IDS và marketing cho sản phẩm của Việt Nam. Nước ta là quốc gia xuất khẩu nhiều mặt hàng, nhưng toàn là xuất thô hoặc làm gia công chứ chưa có nhãn hiệu sản phẩm nào để người nước ngoài nhớ đến. Nên sau đó tôi lại nghĩ, bỏ 6 tỷ đồng mua một thị trấn ở Mỹ để làm showroom giới thiệu hàng Việt thì quá rẻ, nhưng đến khi đã phải mua đến 900.000 USD tôi thấy cũng đáng. Kết quả của việc này chị đã thấy rồi!
 
- Nếu bán thị trấn ở thời điểm này, anh sẽ có lời. Tại sao anh không bán luôn để khỏi mang nợ?
 
- Bây giờ thị trấn đó không phải của riêng tôi nữa rồi, nó đã trở thành biểu trưng cho tinh thần doanh nhân Việt, tôi nghĩ vậy thôi. Sự kiện có ý nghĩa liên quan tới tinh thần của người Việt nên tôi không thể bán.
 
- Chưa trả nợ xong tiền mua Buford, nhưng anh lại tiếp tục đầu tư 500.000 USD cho dự án PhinDeli, tại sao vậy?
 
- Tất nhiên, tôi cũng không thích nợ, nhưng thấy dự án có tiềm năng phải đi tiếp, không dừng lại được, kinh doanh là vậy. PhinDeli không chỉ là tên mới của Buford mà cũng chính là tên Công ty cổ phần Sản xuất Cà phê PhinDeli. Thực ra con số đầu tư 500.000 USD cho việc đưa PhinDeli ra thị trường là không đủ đâu, nhưng tôi sẽ chọn lọc cái gì nên làm trước, cái gì làm sau.
 
- Có người nói nhãn hiệu PhinDeli dễ nhớ và có ý nghĩa. Ý tưởng chọn cà phê làm sản phẩm đầu tiên phân phối ở Mỹ đến từ đâu?
 
- Cái tên đó là kết quả của nhiều nhiều người. Tôi chọn cà phê vì đây là loại thức uống quen thuộc của cả người Việt lẫn người Mỹ. Tại sao mình không giới thiệu cách uống cà phê của Việt Nam cho người Mỹ biết?
 
- Anh đã có những động thái gì chuẩn bị cho sản phẩm cũng như hình ảnh về một thị trấn mang tên mới?
 
- Chúng tôi tung ra sản phẩm cà phê PhinDeli gần như đồng thời ở cả Việt Nam và Mỹ, dù nhiều người khuyên tôi nên tập trung vào một thị trường nào đó thôi để “bảo toàn lực lượng”. Tại Việt Nam, cà phê PhinDeli đã được bán tại một số siêu thị lớn, đồng thời từng bước thâm nhập vào hệ thống cửa hàng tạp hóa. Nhờ báo chí đưa tin nên nhân viên bán hàng của chúng tôi đi đến đâu cũng được đón tiếp. Đối với một thương hiệu mới trong ngành cà phê rang xay thì đây là một kết quả hơn cả mong đợi.
 
Còn tại Mỹ, chúng tôi sẽ chính thức giới thiệu cà phê PhinDeli vào ngày 3/9 tới tại Buford. Và đây cũng là ngày chúng tôi chính thức đổi tên thị trấn thành PhinDeli, đồng thời giới thiệu quán đầu tiên tại Mỹ. Điểm độc đáo của quán là bức tranh được thể hiện theo lối hoành tráng dài gần 10m, mô tả các công đoạn trồng, thu hoạch, lưu kho, sơ chế, chế biến và thưởng thức cà phê. Trong ngày đó, khách tham quan thị trấn sẽ được thưởng thức miễn phí cà phê PhinDeli pha bằng phin.
 
Một pa-nô lớn “Welcome to PhinDeli Town” sẽ được đặt ngay tại địa giới của thị trấn. Tôi nghĩ, đây là nơi mà mọi người sẽ dừng xe lại để chụp hình lưu niệm, giữ lại khoảnh khắc tự hào về một thị trấn cà phê đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ. Chúng tôi cũng thuê dài hạn công ty PR chuyên nghiệp loại vừa để quảng bá thương hiệu PhinDeli tại Mỹ. Đây cũng là công ty đã tiếp thị rất thành công cho cuộc đấu giá thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ – Buford.
 
- Anh định lôi kéo thêm cư dân về PhinDeli và làm nó sống dậy như thế nào?
 
- Không! Buford vốn nổi tiếng vì nó là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ và chỉ có một cư dân. Tôi không muốn phá vỡ điều đó. Tất nhiên, tôi mong muốn thị trấn đó sôi động hơn, khách du lịch dừng chân thưởng thức cà phê, mua sắm đồ lưu niệm, đổ xăng… nhiều hơn, điều đó sẽ góp phần vào nền kinh tế của thị trấn PhinDeli và bang Wyoming. Tôi tập trung sửa sang cửa hàng tốt hơn, tiện nghi hơn, bổ sung nhiều mặt hàng lưu niệm đến từ Việt Nam chứ không định làm dịch vụ lưu trú, dù đất rộng mênh mông.
 
- Ai sẽ thay anh quản lý ở đó?
 
- Tôi thuê lại chính cư dân cũ của thị trấn là ông Don Sammons, năm nay 63 tuổi. Ông là một đối tác và có thể xem Don là “Đại sứ cà phê Việt”. Điều rất may là ông ủng hộ dự án của tôi và tỏ ra thích thú. Don sống ở gần đó nên sẽ giúp tôi quản lý toàn bộ thị trấn, huấn luyện nhân viên, chưa kể ông am tường từng ngóc ngách của Buford, có thể làm hướng dẫn viên cho du khách. Nếu không có những người như Don thì dự án của tôi không thể thành công được.
 
- Chưa đến 40 tuổi, có công ty riêng, mua được thị trấn Mỹ như mong ước và nổi tiếng ngay sau đó, anh nghĩ thế nào về thành công này?
 
- Sự thành công thì có nhiều cách nhìn lắm. Tôi cho rằng, không có sự thành công nào là chắc chắn. Nếu bạn có điểm mạnh thì bạn cũng có điểm yếu, không ai mạnh hoàn toàn!

Theo: DĐDN

Ông Phạm Đình Nguyên - Nhà sáng lập thương hiệu cà phê PhinDeli: Đã đến lúc bước tới

Hồng Nga thực hiệnThứ năm, 25/2/2021 | 16:00 GMT+7

Nổi tiếng thương trường khi sở hữu thị trấn Buford của Mỹ, doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã đưa PhinDeli “chào sân” thị trường cà phê một cách ấn tượng. Và khi đến thời điểm PhinDeli cần trở thành “con tàu” vững chắc và mạnh mẽ hơn để có thể ra biển lớn, ông quyết định phải nâng cấp “hạm đội” của mình.

cafe-deli-Dinh-Nguyen-6943-1614256344.jp

Năm 2012, cả Việt Nam và thế giới một phen dậy sóng sau sự kiện doanh nhân Phạm Đình Nguyên quyết định mua một thị trấn của Mỹ. 

* Năm 2012, cả Việt Nam và thế giới một phen dậy sóng với sự kiện người Việt Nam (đầu tiên và cũng là duy nhất đến thời điểm này) quyết định mua một thị trấn của Mỹ. Khi đó ông đã nghĩ đến việc xây dựng PhinDeli như hôm nay? 

- Chúng tôi khởi đầu PhinDeli theo cách của các start-up bây giờ, từ ý tưởng cho tới quá trình xây dựng thực sự là rất lean (tinh gọn) và fail fast (học hỏi nhanh). Người ngoài thì thấy rõ nhất ở cách làm marketing và xây dựng thương hiệu kiểu “con nhà nghèo”. Ngành cà phê cạnh tranh rất khốc liệt, chúng tôi nhỏ, không nhiều tiền nhưng vẫn xác định là phải tạo được ấn tượng và làm cho người ta nhớ đến. 

Mỗi giai đoạn phát triển của PhinDeli đều gắn với một câu chuyện và cách tiếp cận truyền thông độc đáo. Lúc đầu là mua rồi đổi tên thị trấn ở Mỹ thành PhinDeli. Khi làm cà phê rang xay và sau đó là cà phê hoà tan nguyên ban điều hành và đội ngũ sáng lập trực tiếp đi bán hàng tại chợ Bến Thành. Rồi chúng tôi ra bộ phim Mùa oải hương năm ấy để quảng bá thương hiệu. Khi chúng tôi tung ra cà phê mang đi (take away), một mặt tập trung vào chuyện cà phê take away lớn nhất tại Việt Nam với mục tiêu mang lại cà phê ngon và an toàn cho mọi người, mặt khác chúng tôi truyền tải những thông điệp rất thời sự trên các sản phẩm của mình.

Tới thời điểm này tôi rất tự hào với mô hình take away của PhinDeli. Chúng tôi đã chọn một ngách khác và cách làm khác so với các ông lớn cà phê. Quan điểm của tôi là phải mang những giá trị cho đối tác của mình. Chúng tôi đưa “cà phê mang đi” vào trường học, bệnh viện, siêu thị, công sở, các không gian công cộng… và biến không gian của họ trở nên chỉnh chu chuyên nghiệp hơn. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và tin tưởng những ly cà phê đồng nhất về chất lượng và khẩu vị hơn. 

* Nghe nói mô hình cà phê mang đi của PhinDeli rất thành công khi có hàng triệu ly cà phê sạch đưa đến tay những người mê loại thức uống đắng này. Cụ thể, hành trình thành công ấy như thế nào, thưa ông? 

- Cà phê rang xay chúng tôi có những dấu ấn nhất định dù thị trường cà phê rang xay của Việt Nam quá khốc liệt. Khi chuyển qua làm cà phê hoà tan, chúng tôi cũng có những thành công khi đã có mặt tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Big C, MM Mega Market… Thời điểm đó, chúng tôi tính đến chuyện  hợp tác với Kinh Đô để mở rộng chuỗi phân phối, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì chữ duyên chưa đến nên hai bên không đi được với nhau và chúng tôi phải xây dựng lại từ đầu. Đây cũng là thử thách lớn cho PhinDeli. 

Khi ra hệ thống take away, chúng tôi làm rất nhanh. Trong vòng 6 tháng, PhinDeli đã hiện diện ở hơn 500 điểm bán khác nhau, từ căn tin trường học, bệnh viện, các trạm dừng chân, các cơ quan có những góc cà phê cho nhân viên cũng sử dụng máy pha PhiDeli. Sau đó, chúng tôi phát triển lên con số hàng ngàn điểm. Có nhiều mô hình, kể cả trong các cửa hàng tiện lợi như Bsmart, Vinmart+…, nơi nào có đông người là chúng tôi đặt máy. Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi đang có hơn 1.500 điểm bán cà phê take away trên toàn quốc. Đó là những điểm tạm gọi là thành công với một thương hiệu trẻ như PhinDeli.

* Trong khi nhiều doanh nghiệp phải loay loay để tìm chỗ đứng thì PhinDeli đã tạo được thương hiệu và phát triển. Điều gì đã giúp PhinDeli thành công trong môi trường mà ông cho là rất khốc liệt đó?

- Chúng tôi xây dựng thương hiệu PhinDeli không giống bất cứ thương hiệu nào khác trên thị trường. Chúng tôi dám làm những điều mới mẻ và độc đáo.  Chẳng hạn như trên các bao bì của chúng tôi luôn kể về một câu chuyện nào đó. Có thể là tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ, có thể trên ly cà phê có câu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Đó là cách làm khác biệt. 

Câu chuyện người Việt mua thị trấn Mỹ cũng là câu chuyện tạo cảm hứng, tạo “cảm tình” của mọi người dành cho thương hiệu của chúng tôi. Sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với PhinDeli dễ dàng hơn trên nền của câu chuyện của người Việt mua thị trấn Mỹ. Nhưng một vấn đề quan trọng không kém là chất lượng của cà phê của chúng tôi ngon, dễ uống. Câu chuyện kia tạo niềm cảm hứng và nền tảng quan trọng để cà phê PhiDeli đi vào lòng người.

* Nhìn lại chặng đường đã qua, ông có hài lòng với những gì mình đã làm được?

- Tôi vẫn đau đáu với PhinDeli. Ai sinh ra một thương hiệu cũng muốn thương hiệu của mình phát triển và lớn mạnh. Chúng tôi cũng có nhiều tham vọng  và đặt ra được những chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn. Nhưng để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải cần nguồn lực về tài chính và cả về năng lực triển khai thị trường. Tôi thừa nhận PhinDeli có những hạn chế về nguồn lực và sự tập trung của các đồng sáng lập để có thể tiếp tục theo đuổi những chiến lược khá tham vọng. Tôi không muốn chỉ dừng ở PhinDeli hiện tại. Và thực sự tôi cần thêm nguồn lực và những người đồng hành mới. Bạn có thể thấy PhinDeli đã khởi động năm mới như thế nào với cửa hàng PhinDeli Café ngay tại vị trí đắc địa nhất của Sài Gòn.

cafe-deli-Dinh-Nguyen-1-4553-1614256344.

PhinDeli đang có hơn 1.500 điểm bán cà phê take away trên toàn quốc

Nhìn lại, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi tìm đến sự hợp tác. Tôi tâm niệm: muốn đi xa phải có bạn đồng hành. Xét cho cùng, đến một ngưỡng nào đó, nếu mình không đủ thể tiếp tục được nữa thì phải “mời những người phù hợp lên tàu” .

Theo tôi, đây là thời điểm không phải quá sớm nhưng cũng không quá muộn mà là thời điểm thích hợp nhất để cho một đối tác có tham vọng, có năng lực và nguồn lực cùng tham gia để phát triển PhinDeli.

* Khi đã xây dựng được thương hiệu có chỗ đứng nhất định nhưng lại  phải chia sẻ “đứa con này” cùng người khác. Ông có thấy tiếc khi vẫn còn đau đáu với nó?

- Tôi cũng đã có khoảng thời gian 3 năm loay hoay, vận động bản thân và cả với các cổ đông làm thế nào để phát triển PhinDeli. Tôi cũng đã thử nghiệm một vài điều nhưng chưa mang lại hiệu quả mong đợi và cũng không thấy mô hình vận hành nào phù hợp. Đã cố gắng hết sức nhưng chỉ có tôi và nguồn lực ít ỏi thì sẽ không đủ tiếp nguyên liệu cho PhinDeli. Cafe PhinDeli cần một chiếc áo mới vừa với tầm vóc và tiềm năng của nó. Tiếc thì sao không tiếc được. Buồn thì cũng có chút xíu. Ai cũng muốn khi mình sinh con ra phải nuôi nó mạnh khoẻ và lớn lên. Nhưng cũng không nên vì cái tôi của mình mà đánh mất cơ hội cho PhinDeli lớn lên. 

Mặt khác tôi vẫn trăn trở tìm con đường phát triển PhinDeli bởi đây là câu chuyện truyền cảm hứng được cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp và tôi muốn thương hiệu này mang một đẳng cấp mới.

Nhìn lại sẽ thấy, PhinDeli là khởi nghiệp mang lại nhiều điều thú vị. Có những thời điểm áp lực, thử thách, trong nước cũng có ngoài nước cũng có nhưng nó đã đi theo mình như di sản trong quá trình phát triển. Đi chung với nó, lớn lên với nó, cùng trải qua những thăng trầm và giờ đây cần phải để PhinDeli lớn mạnh và trường tồn.

* Xin cảm ơn ông!

Triệu phú du học sinh Việt trên đất Mỹ

Lãm Nguyễn

Lãm Nguyễn
du học sinhViệt Nam đời 9X tự mở công tykinh doanhtại Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương (30 tuổi) hiện là giám đốc điều hành một doanh nghiệp có doanh thu đến 10 triệu USD/năm.

Vương và tỉ phú gốc Việt Charlie Tôn Quý tại nông trại của Vương /// FM
Vương và tỉ phú gốc Việt Charlie Tôn Quý tại nông trại của Vương

16 tuổi lần đầu xa nhà, du học tại bang Minnesota lạnh giá ở đỉnh bắc nước Mỹ, chàng trai Phạm Đình Quốc Vương (quê Củ Chi, TP.HCM) không có chút vốn liếng nào, kể cả tiếng Anh nên phải ở nhờ gia đình người chú. Nhưng chỉ 5 năm sau, Vương thành lập doanh nghiệp.

Cuối năm 2020, Công ty Fastboy Marketing (trụ sở tại TP.Houston, Texas), doanh nghiệp của Vương được tổ chức thống kê các doanh nghiệp tại Mỹ xếp hạng thứ 834 trong top 5.000 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất nước Mỹ.

Suýt... đi tù vì không hiểu luật

Từ những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương đã thích “lang thang” tìm tòi bí quyết kinh doanh trên mạng. Cho đến một ngày, người em con chú có mấy cái game cũ nhờ Vương bán trên eBay, giá sao cũng được, chỉ cần đưa lại người em 5 USD. Vương đã bán được 36 USD. Cậu không ngờ, một món đồ cũ có thể bán được giá như thế.

Ý định kinh doanh chính thức nảy ra trong đầu cậu học trò, Vương kêu mấy đứa em gom mua lại những game cũ của bạn bè ở trường. Sau lần đó, Vương thu lợi nhuận gần 5.000 USD. Sau khi bán game cũ, Vương tiếp tục “lấn sân” sang món đồ khác, hoặc hàng hóa người quen mua về nhưng không sử dụng, cần bán lại. Cả một “chân trời” mới về kinh doanh mở ra.

“Sau khi thành thạo cách thức mua bán, mặt hàng nào bán chạy, lợi nhuận cao, tôi chủ động tìm các nguồn hàng trên mạng, đặt mua từ gốc rồi phân loại, chia nhỏ và bán lại qua mạng. Lợi nhuận từ nhiều món hàng có thể gấp hàng chục lần giá gốc”, anh kể.

Người Việt 5 Châu: Triệu phú du học sinh Việt trên đất Mỹ1

Vương và vợ con tại trang trại của mình

F.M

Tốt nghiệp phổ thông, vào năm đầu đại học, Vương vẫn vừa học vừa tiếp tục buôn bán... Nhưng con đường kinh doanh không trải toàn hoa hồng, khi mọi thứ đang “ào ào lướt tới” thì Vương “sập hầm”. Do không hiểu luật pháp Mỹ, Vương thấy quanh mình chẳng ai buôn bán o­nline mà phải nộp thuế nên dù có thu nhập cao cậu chẳng hề khai thuế, vẫn gửi, rút tiền vào ngân hàng với số lượng lớn. Cho đến một ngày, cậu nhận được cuộc gọi từ cảnh sát Mỹ: Anh đã vi phạm luật pháp Mỹ, với nhiều tội danh trong kinh doanh... Tất cả tối sầm, chao đảo!

Kế đó là những tháng ngày đồng hành cùng luật sư, làm việc liên tục với cơ quan luật pháp. Học hành gián đoạn, kinh doanh dang dở, tài khoản ngân hàng bị khóa hết... Mọi thứ tưởng như đã bít kín quanh anh.

“Các luật sư đã giúp tôi thoát khỏi kết cục tồi tệ nhất. Và những ngày tháng bão tố đó đã giúp tôi học nhiều điều về luật pháp kinh doanh của Mỹ”, Vương tâm sự.

Người gốc Việt kinh doanh và làm giàu trên đất Mỹ không hiếm, nhưng thời điểm ấy chưa mấy ai nghĩ đến kinh doanh kỹ thuật số. Vương quyết định gầy dựng một công ty bằng mặt hàng cơ bản nhất, đó là lập website cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng... của người gốc Việt trên đất Mỹ. Sau đó dùng kỹ thuật SEO, đưa các website lên vị trí cao trên trang tìm kiếm Google. Ở thời điểm cách đây cả chục năm việc này vẫn còn rất mới, nhất là trong cộng đồng tiểu doanh nghiệp gốc Việt tại Mỹ. Công ty khởi lập chỉ có... một nhân viên chính là anh, kiêm tất cả từ kỹ thuật đến kinh doanh... Nhưng chỉ sau vài năm, những cộng sự lần lượt hội tụ, doanh thu tăng trưởng liên tục. Giờ đây, Công ty Fastboy Marketing đã có nhiều chi nhánh với hơn 200 nhân viên trẻ, độ tuổi trung bình chưa tới 30.

Người Việt 5 Châu: Triệu phú du học sinh Việt trên đất Mỹ2

Giấy chứng nhận công ty phát triển nhanh nhất năm 2020

Cùng “ăn nên làm ra”

Điều đặc biệt, Phạm Đình Quốc Vương chẳng có thú ăn chơi nào: không du ngoạn, chẳng siêu xe, thuốc không hút, bia uống hai lon là... “quắc”. Vương sở hữu nhiều trang trại rộng hàng trăm héc ta với rừng cây, hồ nước, sông suối, đầm lầy..., lái xe đi cả ngày không hết. Anh gắn bó với ruộng vườn, nông trại... bởi nó gợi lại những ký ức tuổi thơ tại quê nhà. Mỗi cuối tuần, Vương cùng vợ và hai con nhỏ lăn lê đồng ruộng, tát cá, đào mương, vọc đất, cho đến khi tất cả cùng bê bết sình lầy. Anh giáo dục con theo cách để chúng hòa nhập với thiên nhiên ngay từ nhỏ.

Trong những bữa ăn cùng nhân viên với đủ thứ món Âu, Á..., Vương lặng lẽ lôi ra một con cá rô kho tộ, ngồi nhấm nháp cùng rau cải luộc và cơm trắng - món ăn đồng quê Việt ấy luôn hiện diện trên bàn ăn của anh.

Niềm vui sau giờ làm việc của Vương là đọc sách. Tại trụ sở công ty, ở vị trí trung tâm là mấy kệ sách của Vương, không chỉ sách kinh doanh mà còn rất nhiều sách từ văn học cho đến vũ trụ học mang sang từ quê nhà. Với anh, sách không chỉ đem lại kiến thức, cách ứng xử trong kinh doanh mà còn cứu anh khỏi suy sụp trong những giai đoạn khó khăn nhất.

Người Việt 5 Châu: Triệu phú du học sinh Việt trên đất Mỹ3

Vương và những nhân viên gốc Việt tại công ty đón tết 2021

Trải qua nhiều sóng gió và hiện tại có được thành công nhất định, Vương lập một kênh YouTube (www.youtube.com/user/vpham022012) chia sẻ mọi bí quyết, phương thức làm ăn của mình, kể cả những lúc vấp ngã. Kênh này được nhiều bạn trẻ đón nhận, bởi sự nhẹ nhàng, khiêm tốn, người thực việc thực, từ chính kinh nghiệm chủ nhân...

Hỏi Vương về quan điểm sống, anh chia sẻ: “Xưa đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, tôi chỉ ước sau này học hành, có việc làm ổn định. Nay được như vậy, tôi muốn chia sẻ đời sống ổn định ấy. Các cộng sự, nhân viên mới vào làm ở công ty cũng với hai bàn tay trắng, công ty phải tạo điều kiện để các bạn cùng có nhà, xe, có cuộc sống tốt. Rộng hơn, công ty muốn đem công nghệ, các hình thức marketing, quảng cáo hiện đại mở rộng trong cộng đồng doanh nghiệp gốc Việt, để tất cả cùng ăn nên làm ra”.

Tại Mỹ, trong nông trại, trên công trường, Vương vẫn thường xuyên cưu mang nhiều hoàn cảnh khó khăn, từ công việc cho đến nơi ăn chốn ở. Anh đặt nhiều căn nhà di động (mobile home) trong trang trại: Ai kẹt nhà thì tới ở tạm, khi ổn thì rời đi. Nơi ấy có thể là chỗ tá túc tạm thời của một bác tài xế già, anh đầu bếp, một gia đình mới nhập cư... Họ cứ đến rồi lại đi, khi mọi thứ đã ổn hơn.

Hằng năm, Vương vẫn cùng gia đình về Việt Nam, lặng lẽ làm từ thiện, chia sẻ cộng đồng. Khi hỏi anh về chuyện này, Vương lắc đầu: “Chẳng đáng gì để nhắc tới”... Theo tìm hiểu riêng của người viết, có một cộng đồng tại quê nhà vẫn định kỳ nhận được sự trợ giúp suốt nhiều năm nay.

Tốn gần 10.000 USD vì một... con chó hoang

Vương đặc biệt thích chó, ở đâu có chó hoang là anh đem về nuôi. Một lần, đang lái xe trên đường, Vương phát hiện một chú chó bị tai nạn, dập nát chân, mù mắt... Anh tức tốc chở nó về Trung tâm cấp cứu thú vật. Ở các trung tâm này, tiền chăm sóc, điều trị rất đắt. Vương biết rõ điều này nhưng vẫn quyết tâm cứu chú chó. Cuối cùng anh cũng đón được chú chó về trang trại “tĩnh dưỡng” kèm hóa đơn lên tới gần... 10.000 USD!

Nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới

Tỉ phú gốc Việt Charlie Tôn Quý, người được mệnh danh là “ông hoàng ngành nail trên đất Mỹ”, sở hữu chuỗi franchise với hơn 1.000 tiệm nail tại Mỹ, nhận xét: “Vương là người rất nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới để áp dụng vào marketing. Đây là điều rất cần thiết để các tiểu doanh nghiệp, tiệm nail trên đất Mỹ áp dụng làm theo, sao cho toàn ngành nail luôn đổi mới, bắt kịp với nhịp phát triển trong tương lai”.



Hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kinh doanh ra sao?

Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast vừa công bố kết quả kinh doanh ô tô tháng 11.

Theo đó, với tổng số 3.829 xe bán ra, công ty đã đạt mức tăng trưởng 15,3% so với tháng 10.

Lũy kế hết tháng 11, VinFast đã bán ra tổng cộng 32.676 xe, bao gồm 22.375 chiếc Fadil, 5.729 chiếc Lux A2.0 và 4.572 chiếc Lux SA2.

Trong tháng 11, doanh số bán xe VinFast Lux SA2.0 cũng ghi nhận mức doanh số bán ra tăng hơn 62% so với tháng trước còn Lux A2.0 cũng duy trì mức doanh số tương đối cao trong phân khúc sedan hạng E.

Hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kinh doanh ra sao? - 1

Kết quả kinh doanh của VinFast khá khả quan

VinFast cũng vừa công bố về lộ trình giao lô xe điện VF e34 đầu tiên tới khách hàng. Hãng xe Việt sẽ bắt đầu giao xe từ ngày 25/12 sau khi đã hoàn thiện tất cả mọi quy trình, thủ tục và quá trình kiểm thử.

Dự kiến, lô xe đầu tiên bàn giao trong tháng 12/2021 sẽ có khoảng gần 100 xe.

VinFast, trong những bước đi đầu tiên ra thế giới đã quyết định lựa chọn Los Angeles, một thành phố lớn thuộc bang California làm nơi đặt trụ sở chính tại thị trường Mỹ.

Trụ sở VinFast Mỹ tọa lạc tại khu vực Playa Vista - được mệnh danh là "Bãi biển Silicon" của thành phố Los Angeles với rất nhiều các công ty công nghệ hoạt động. Trụ sở của VinFast có diện tích khoảng 1.400m2 và có thể tiếp tục được mở rộng trong tương lai. Dự kiến, đây sẽ là nơi làm việc của đội ngũ lãnh đạo và hơn 400 nhân viên VinFast trong thời gian tới.

Ngày 18/11, VinFast đã chính thức “vén màn” 2 mẫu xe thuần điện VF e35 và VF e36 tại Triển lãm Los Angeles Auto Show 2021. Đây cũng chính là sự kiện ô tô có quy mô lớn nhất tại Mỹ lẫn thế giới.

Ở sự kiện lần này, gian hàng của VinFast trở thành tâm điểm của sự chú ý khi là thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam “đặt chân” trên đấu trường quốc tế. Dự kiến, bộ đôi SUV điện này sẽ giao đến tay khách hàng Mỹ từ năm sau, giá bán chưa được tiết lộ nhưng được dự đoán dao động từ 40.000-60.000 USD.

vinfast vf e35 2022 ra mat tai my muaxegiatot vn 11

Như vậy, cộng với mẫu VF e34 đang bán tại Việt Nam, VinFast đã sở hữu 3 mẫu SUV thuần điện. Hãy cùng EVCars.vn – Chuyên trang xe điện tìm hiểu nhanh những mẫu SUV này.

VinFast VF e35

VF e35 là chiếc xe đầu tiên được VinFast giới thiệu tại Triển lãm Los Angeles Auto Show 2021. Xe mang kiểu dáng SUV lai Coupe thời thượng được thiết kế bởi studio danh tiếng đến từ Italy – Pininfarina. Trước đó, đơn vị này cũng từng chấp bút cho 2 mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 đang bán tại Việt Nam.

VF e35 được VinFast định vị là mẫu SUV hạng D có kích thước tổng thể DxRxC lần lượt là 4.750 x 1.900 x 1.660 mm, trục cơ sở dài 2.950 mm. Các thông số này khá tương đồng với Tesla Model Y.

vinfast vf e35 2022 ra mat tai my muaxegiatot vn 11

Về thiết kế, VF e35 cũng có những chi tiết nhận dạng thương hiệu đặc trưng như đèn daylight, đèn hậu đều có đồ hoạ tạo thành hình chữ “V”. Toàn bộ hệ thống đèn trên xe đều ứng dụng công nghệ LED hiện đại.

VF e35 sở hữu bộ vành 5 chấu kép hình chữ “V”, 2 tone màu bắt mắt có kích thước khủng 21 inch toát lên vẻ thể thao. Đi kèm là bộ lốp Pirelli có thông số 255/40R21.

Nội thất VF e35 mang đến trải nghiệm không thua kém gì xe sang, thiết kế theo xu hướng tối giản. Khoang cabin của VF e35 không chỉ rộng rãi mà còn thoáng đãng với cửa sổ trời toàn cảnh chỉnh điện.

vinfast vf e35 2022 ra mat tai my muaxegiatot vn 5

Nổi bật nhất là màn hình cảm ứng 15,4 inch tích hợp trợ lý ảo cho phép chủ nhân điều chỉnh gần như toàn bộ các tính năng trên xe. Nhờ đó, không có các nút bấm cơ học không xuất hiện. Bên cạnh đó, VF e35 còn sở hữu nhiều tính năng giải trí hiện đại khác.

Cung cấp sức mạnh cho VF e35 là động cơ điện cho công suất 402 mã lực và 640 Nm mô men xoắn, đi kèm là hệ dẫn động 4 bánh. Mẫu SUV này chỉ mất 5,5 giây để tăng tốc từ 0-100km/h.

vinfast vf e35 2022 ra mat tai my muaxegiatot vn 6

Phạm vi hoạt động của VF e35 sau mỗi lần sạc đầy có 2 mức 460 km và 510 km tuỳ phiên bản. VF e35 có khá nhiều tính năng hỗ trợ lái tiên tiến cùng danh sách an toàn tiến hướng đến mục tiêu đạt chuẩn ASEAN NCAP 5 sao, Euro NCAP 5 sao và NHTSA 5 sao.

Tham khảo: Đánh giá xe điện Vinfast VF E35

VinFast VF e36

Mẫu xe ô tô Vinfast VF e36 tự hào khi là mẫu SUV thuần điện hạng E đầu tiên tại thị trường Mỹ. Với lợi thế không có đối thủ nào, mẫu SUV nảy hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều dấu ấn. Xe có kích thước tổng thể DxRxC lần lượt là 5.120 x 2.000 x 1.721mm, trục cơ sở dài 3.150 mm.

VF e36 cũng được thiết kế từ studio danh tiếng đến từ Italy – Pininfarina. So với VF e35, VF e36 có ngoại hình vuông vức, cứng cáp hơn. Dù sở hữu thân hình đồ sộ nhưng VF e36 đã được tối ưu tính khí động học, giúp xe di chuyển linh hoạt và mở rộng phạm vi hoạt động.

vinfast vf e36 2022 ra mat tai my muaxegiatot vn 4

Thiết kế khoang lái trên VF e36 khá tương đồng với VF e35. Hàng ghế thứ 2 có cấu trúc hạng thương gia với 2 ghế ngồi độc lập ngăn cách bởi bệ tỳ tay cỡ lớn, đi kèm có cửa gió và màn hình giải trí riêng.

Mẫu xe ô tô Vinfast VF e36 được trang bị 2 động cơ điện cho công suất 402 mã lực và 640 Nm mô men xoắn. Đi kèm là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, xe có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong 6.5 giây, phạm vi hoạt động 485 km hoặc 680 km sau mỗi lần sạc đầy.

vinfast vf e36 2022 ra mat tai my muaxegiatot vn 3

Danh sách an toàn trên VF e36 cũng hướng tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn 5 sao ASEAN NCAP, 5 sao EURO NCAP và 5 sao NHTSA. Bên cạnh đó là nhiều công nghệ hỗ trợ lái nổi bật như:

  • Hỗ trợ di chuyển khi tắc đường
  • Hỗ trợ lái trên đường cao tốc
  • Tự động chuyển làn
  • Hỗ trợ đỗ xe toàn phần (người lái ngồi trong xe)
  • Tự đỗ xe (người lái giám sát ngoài xe)
  • Triệu tập xe thông minh

Tham khảo: Đánh giá xe điện Vinfast VF E36

VinFast VF e34

Xe ô tô điện VF e34 được VinFast định vị là mẫu SUV cỡ C đã ra mắt tại Việt Nam có giá bán 690 triệu đồng. Để có mức giá hấp dẫn này, VinFast đã bán VF e34 không kèm theo pin, từ đó khách hàng Việt có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

VF e34 cũng được thiết kế bởi studio Pininfarina do đó diện mạo bên ngoài trông khá thời trang. Xe có kích thước tổng thể DxRxC lần lượt là 4300 x 1793 x 1613 mm, trục cơ sở dài 2611 mm.

HInh-anh-xe-Vinfast-VF-E34-2021-2022-Giaxehoi-vn-4

Nội thất của VinFast VF e34 cũng đi theo xu hướng thiết kế tối giản. Dù có giá bán rẻ nhưng “hàm lượng” option sở hữu lại rất ấn tượng. Ấn tượng nhất là dàn điều hoà tự động kết hợp chức năng kiểm soát chất lượng không khí, tính năng lọc không khí bụi mịn PM2.5 và chức năng làm tan sương/tan băng.

Xe ô tô điện VF e34 được trang bị động cơ điện có công suất tối đa 110 kW, mô men xoắn cực đại 242 Nm. Đi kèm là hệ dẫn động cầu trước. VF e34 có phạm vi hoạt động ấn tượng lên tới 300 km sau mỗi lần sạc đầy.

chia khoa xe dien vinfast vf e34 2022 giaxehoi vn 13

Đặc biệt, VF e34 chỉ mất 18 phút sạc nhanh đã có thể di chuyển quãng đường khoảng 180 km. Nếu pin có khả năng tiếp nhận sạc xuống dưới 70%, khách hàng sẽ được thay thế bộ pin mới miễn phí.

Giá xe ô tô điện Vinfast VF e34 niêm yết: 690 triệu (đặt cọc trước ngày 30/06 giảm 100 triệu).

Ô TÔ – XE MÁY ĐIỆN VINFAST TẠI VN


Nguồn: http://danviet.vn/hang-xe-cua-ty-phu-pham-nhat-vuong-kinh-doanh-ra-sao-5020211212883593.htm

Những doanh nhân gốc Việt thành đạt ở Mỹ

20160125102754-ty-phu-goc-viet-jpg1
1. Hoàng Kiều

Tỷ phú Hoàng Kiều là doanh nhân gốc Việt giàu có nhất tại Mỹ. Ông đang sở hữu khối tài sản trị giá 3,8 tỷ USD, đứng thứ 149 trong Top 400 người giàu nhất nước Mỹ và 847 trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes.

Tỷ phú Hoàng Kiều hiện nay 71 tuổi và là Phó chủ tịch hãng sản xuất huyết tương Shanghai RAAS Blood Products.

Ông sinh ra tại Việt Nam, nhập cư vào Mỹ năm 31 tuổi. Trước khi ra kinh doanh riêng, doanh nhân Hoàng Kiều từng có 5 năm làm việc cho Abbott.

Năm 1980, ông Hoàng Kiều thành lập công ty sản xuất huyết tương Rare Antibody Antigen Supply. Đến năm 1987, ông bắt đầu hợp tác với trung tâm truyền máu và huyết học Thượng Hải, Trung Quốc.

Sau đó ông thành lập công ty Shanghai RAAS Blood Products chuyên cung cấp các sản phẩm về máu vào năm 1992.

Phần lớn tài sản của doanh nhân gốc Việt này đến từ cổ phần của ông tại Shanghai RAAS. Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu rượu vang đỏ và thành lập hãng sản xuất rượu tại thung lũng Napa (California, Mỹ).

2. Chính E.Chu

Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Ông cùng gia đình di cư sang Mỹ vào năm 1975 với vốn liếng chỉ vài trăm USD.

Do xuất thân tại ngôi trường không mấy danh tiếng trong ngành tài chính nên Chính Chu từng gặp không ít khó khăn khi xin việc.

Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988.

Ông được đánh giá là một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Dưới bàn tay đạo diễn của Chính Chu, Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)…

Chính Chu hiện giữ chức Giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ phần của Blackstone.

3. Michelle Phan

Michelle Phan hay còn gọi là Phan Tuyết Băng sinh năm 1987. Cô được mệnh danh là “Phù thủy trang điểm” trên Youtube.

Michelle bắt đầu đăng tải các video hướng dẫn trang điểm vào năm 2007 và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hiện nay, trang Youtube của cô gái 28 tuổi này đã có hơn 8 triệu người theo dõi.

Cô cũng là nhà sáng lập của một start-up chuyên về làm đẹp mang tên Ipsy. Tháng trước, công ty này đã huy động được 100 triệu USD và đang được định giá ở mức hơn 500 triệu USD.

Gần đây, Michelle Phan vinh dự được tạp chí Forbes vinh danh trong Top 30 under 30 (30 người trẻ dưới 30 tuổi xuất sắc nhất).

4. Dung Tấn Trung

Năm 1985, ông đặt chân đến Mỹ với chỉ 2 USD trong tay cùng vốn tiếng Anh ít ỏi. Nhưng nhờ không ngừng nỗ lực, cố gắng Dung Tấn Trung đã được nhận vào Đại học Massachusetts ở Boston.

Để có tiền ăn học và giúp đỡ gia đình, Dung Tấn Trung phải đi làm thêm 30 giờ mỗi tuần với đủ thứ công việc cực nhọc ở Boston từ rửa bát cho đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính.

15 năm sau, công ty o­nDisplay do Dung Tấn Trung sáng lập đã được chuyển nhượng với giá gần 1,8 tỷ USD. Ông được coi là một trong những người Việt thành công nhất ở nước ngoài và có mặt trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ.

Thành công của Dung Tấn Trung đã được ca ngợi trên nhiều tờ báo và tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle…

Trở về Việt Nam, ông đã lập ra Công ty cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú (được biết nhiều với sản phẩm ví điện tử Mobivi) và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc của công ty này.

5. David Trần

David Trần sinh năm 1945 tại Việt Nam. Ông đến Mỹ với hai bàn tay trắng và sáng lập ra Huy Fong Foods – một công ty chuyên sản xuất tương ớt vào năm 1980 tại Los Angeles, bang California.

Những ngày đầu khởi nghiệp, David Trần đã phải xách từng xô tương ớt đến bán cho các nhà hàng ở khu phố Tàu của thành phố Los Angeles.

Gần 35 năm sau, chai tương ớt nắp xanh lá cây mang tên Sriracha đã trở thành mặt hàng chủ chốt của Tập đoàn Huy Fong khuynh đảo giới thực phẩm toàn cầu và là biểu tượng văn hóa tại đất nước cờ hoa

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'

Đây là những gương mặt "nổi như cồn" trên đất Mỹ vì sự giàu có, giỏi giang cùng những thương vụ làm ăn đình đám.

1. Tỷ phú Chính Chu - “Người đàn ông đáng gờm" của phố Wall

Chính Chu (SN 1966) là một tỷ phú gốc Việt thành công nơi đất khách quê người. Ông từng là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ), nắm trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD.

Năm 1975, cả gia đình ông đã sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Tại đây, ông vừa học vừa đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Dù có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo - một trường công tại New York (Mỹ) nhưng 15 lá đơn xin việc của ông đều bị từ chối vì ngôi trường này không có danh tiếng.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'
Chân dung tỷ phú Chính Chu

Năm 1990, cơ hội đến với Chính Chu khi ông được “đầu quân” cho tập đoàn tài chính Blackstone. Với sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ Đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD. 

Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn nhất lịch sử châu Âu khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức. Thương vụ này được đánh giá là nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt.

Cuối năm 2007, Chính Chu được nhiều tờ báo chú ý và được biết đến là "một thương nhân ẩn danh" khi chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower, khiến tỷ phú Donald Trump "nóng mặt".

Đặc biệt, Chính Chu khiến phố Wall phải kiêng nể khi trở thành “đạo diễn” cho kế hoạch thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD. 

Năm 2015, tỷ phú Chính Chu rời Blackstone vì "muốn khám phá những thách thức mới", trong đó có cả mảng phi lợi nhuận. Báo chí Mỹ liệt ông Chính Chu là “người đàn ông đáng gờm” của phố Wall. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là một trong những người thành đạt trong cộng đồng.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'
Gia đình hạnh phúc của tỷ phú Chính Chu

Cuối năm 2015, ông Chính Chu sáng lập CC Capital và hiện giữ chức Giám đốc điều hành cấp cao. 

Vợ của tỷ phú gốc Việt chính là ca sĩ Hà Phương – em gái của ca sĩ Cẩm Ly. Hơn 20 năm xây dựng tổ ấm, Hà Phương vẫn giữ được hạnh phúc êm ấm với người chồng quyền lực. Về chồng tỷ phú, Hà Phương cho hay, anh là một người đàn ông tốt, chỉn chu. Thường xuyên mua sắm cho vợ những món quà ý nghĩa. 

2. Tỷ phú Hoàng Kiều

Năm 2015, tỷ phú Hoàng Kiều được mọi người chú ý khi trở thành người giàu nhanh nhất trong top những tỷ phú mới nổi của Mỹ và giàu hơn tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Năm 2017, ông nằm trong top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của Tạp chí Forbes cùng với tài sản 3 tỷ USD.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'
Hoàng Kiều từng lọt vào top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của Tạp chí Forbes năm 2017

Hoàng Kiều sinh năm 1944 trong một gia đình có truyền thống nho giáo ở Bích Khê, Quảng Trị. 5 tuổi, Hoàng Kiều phải chuyển vào Sài Gòn sống cùng người chú Hoàng Thi, một nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam thời bấy giờ. 

Sau khi sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông đã rời Việt Nam qua sinh sống tại Mỹ. Nhờ có vốn tiếng Anh tốt và các mối quan hệ, ông đã kiếm được một công việc trong phòng thí nghiệm của công ty Abbott với mức thù lao 1,25 USD/giờ.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'
Hoàng Kiều từng chia sẻ có 80 cô gái đi qua cuộc đời ông. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là mối tình ồn ào với nữ hoàng nội y Ngọc Trinh.

 Sau vài năm làm tại Abbot, ông được thăng chức, sau đó trở thành giám đốc phụ trách kiểm tra các mẫu huyết tương.

Với đầu óc kinh doanh tài giỏi, Hoàng Kiều quyết định tự lập công ty riêng. Đến năm 1985, ông đã có 11 trung tâm huyết tương trên khắp nước Mỹ. Vài năm sau nữa, Hoàng Kiều mở rộng ra toàn cầu, cuối cùng tiến sâu vào thị trường Trung Quốc.

Dù đến nay, Hoàng Kiều không nằm trong danh sách tỷ phú USD của thế giới nữa nhưng ông cũng thành công khi xây dựng được công ty rượu vang Kiều Hoàng Winery nổi tiếng California. 

Trong một lần chia sẻ với báo chí, Hoàng Kiều từng chia sẻ có 80 cô gái đi qua cuộc đời ông. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là mối tình ồn ào với nữ hoàng nội y Ngọc Trinh.

3. Triệu Như Phát - Tỷ phú nghèo biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực

Triệu Như Phát sinh ra tại Hải Phòng. Năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên trong gia đình có 10 anh em, phải vất vả lắm ông mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ.

Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ có vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'

3 năm sau khi đặt chân lên đất Mỹ (năm 1978), ông chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Sớm nhận ra việc người dân châu Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Lào nhập cư vào Mỹ gia tăng nhanh chóng, ông Phát đã lên ý tưởng xây dựng Little Saigon - "một thị trấn nhỏ của Việt Nam" để không chỉ phản ánh văn hóa và thương mại, mà còn đại diện cho câu chuyện về “giấc mơ Mỹ” của những người nhập cư.

Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'

Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.

4. Tỷ phú Trung Dũng - khởi nghiệp chỉ với 2 USD trên đất Mỹ

Trung Dũng (SN 1967) là một lập trình viên, tỷ phú người Mỹ gốc Việt. Năm 1984, ông đặt chân đến Mỹ với chỉ 2 USD trong tay cùng vốn tiếng Anh ít ỏi. Ông và mẹ đã trải qua thời gian mưu sinh vất vả nơi đất khách, quê người. Tuy nhiên, ông không từ bỏ việc học của mình tại đại học Massachusetts. Trong vòng 3 năm, ông đã lấy được 2 bằng đại học cử nhân (Bachelor) về Toán học ứng dụng và Khoa học máy tính, đồng thời hoàn thành 90% chương trình đào tạo thạc sĩ.

4 đại gia gốc Việt 'giàu sụ' trên đất Mỹ, có người khiến Donald Trump 'nóng mặt'
Ông Trung Dũng nổi tiếng với việc khởi nghiệp từ 2 USD ở Mỹ. 

Ra trường, ông là một kỹ sư tại công ty Open Market và phát triển các phần mềm thương mại trên Internet. Năm 1995, ông thành lập công ty o­n Display, tập trung vào nghiên cứu và phát triển chương trình giúp kiểm soát và quản lý doanh nghiệp trực tuyến. Công ty này được ông Trung bán lại với giá 1,8 tỷ USD vào năm 2000.

Năm 2005, ông thành lập và giữ vị trí giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group, gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Ông đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải Di sản Hoa Kỳ (American Heritage) năm 2005 của Tổ chức Luật Nhập cư Hoa Kỳ, giải Ngọn đuốc vàng (Golden Torch) năm 2004 của Hiệp hội người Mỹ gốc Việt và giải “40 người thành đạt nhất dưới 40 tuổi” (Forty Under Forty)của East Bay Business, California. Câu chuyện về sự nghiệp thành công của ông trên đất Mỹ đã được nhiều tờ báo hàng đầu thế giới đăng tải.

(Theo Dân Việt)


Vinfast: Treo đầu dê, bán thịt chó

< A >
Nguyễn Hoàng Dân (Danlambao) - 
Tại cuộc triển lãm xe hơi Paris Motor Show trong tháng 10/2018, có hai chiếc xe lạ thường đã được đem ra giới thiệu, đó là chiếc Sedan Vinfast LUX.A2.0 và chiếc SUV Vinfast LUX SA2.0. Lạ thường vì nó được giới thiệu là sản phẩm của một quốc gia chưa hề có một nền kỹ nghệ sản xuất xe hơi đúng nghĩa là Việt Nam, hơn nữa khi ra đời cũng chưa có một cơ xưởng nào tại Việt Nam ký xác nhận giấy xuất xưởng cho nó. Để làm suy yếu các điểm chú ý bất lợi này, Vinfast đã mướn công ty PFPR Communications, một công ty Anh Quốc chuyên về truyền thông, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện (cũng là công ty tiếp thị hàng đầu của các ông lớn BMW, Rolls Royce, Honda, Mazda) thực hiện một buổi trình diễn ra mắt phong phú (1), từ màn múa tre cổ truyền Việt Nam độc đáo, đến sức thu hút của cựu thủ quân đội tuyển túc cầu Anh Quốc David Beckham và vẽ duyên dáng của một hoa hậu người Việt, để khỏa lấp cho các điểm bất minh đó. Vậy Vinfast là gì và xe Vinfast ra sao?

Vinfast là một công ty con trực thuộc tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chuyên ngành sản xuất và kinh doanh xe hơi và xe máy điện, có trụ sở đặt tại Hải Phòng và năm 2019 đã xây dựng xong một cơ xưởng lắp ráp xe hơi ở Đình Vũ – Hải Phòng. Phạm Nhật Vượng xuất thân là du sinh Lienxo năm 1987, nhờ khá nhạy bén trước các cơ hội làm ăn mờ ám, chụp giật và có thủ đoạn, biết câu kết với những thế lực đen bất chính để ăn chận, cướp bóc, cướp đoạt của cải của hàng ngàn đồng hương khác ở Ukraine trong giai đoạn Lienxo vừa sụp đổ và đang rơi vào hỗn loạn, nên đã phất lên làm giàu rất nhanh chóng. Năm 2009 trở về Việt Nam, Vượng đã khai thác triệt để mối quan hệ tư bản đỏ với sân sau của các đảng viên cộng sản cao cấp đang nắm quyền, thành lập tập đoàn địa ốc, bất động sản Vingroup, lợi dụng thế lực quyền - tiền mua bán, cưỡng đoạt đất đai để phát triển hàng loạt đại dự án resort, siêu thị, chung cư trên toàn quốc, mà mức chênh lệch giá giữa mua, bán thường là hàng chục lần, thậm chí tới cả hàng trăm lần (2), giúp Vượng trở thành tỷ phú dollars đầu tiên năm 2013, là người giàu có nhất Việt Nam năm 2015 với tổng tài sản khoảng 24,3 ngàn tỷ VNĐ, tương đương 1,1 tỷ USD và bắt đầu nhảy vào lãnh vực sản xuất, kinh doanh xe hơi năm 2017.

Đằng sau các hào nhoáng giả tạo tại Paris Motor Show 2018 và bên cạnh bản tự giới thiệu của công ty Vinfast đầy rẫy những tuyên bố "bố láo" kiểu Việt Cộng rặt rất quen thuộc, như đây là thương hiệu xe hơi đầu tiên của Việt Nam, là các chiếc xe đầu tiên được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam bởi một nhà sản xuất xe hơi số lượng lớn ở Việt Nam, khiến công chúng không khỏi hoài nghi về cái "số lượng lớn" của một công ty hoàn toàn mới, chưa hề sản xuất một chiếc xe hơi nào (3). Tạp chí xe hơi Đức Auto Motor Sport số ra ngày 2/10/2018 đã nóng gà và thẳng thừng chạy tựa đề Vinfast LUX A2.0 và LUX SA2.0 đó là xe BMW lắp ráp, sản xuất tại Vietnam (4).

Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là nữa sự thật. Phải nói rằng Vinfast là một thương hiệu xe hơi "tạp chủng" thì mới đúng hơn. Cả hai sản phẩm LUX A2.0 và LUX SA2.0 đều dùng lại cốt của BMW đã loại ra khỏi hệ thống sản xuất của chính hãng. Xe Sedan LUX A2.0 là phó bản xe BMW 5 đời 2010 và xe SUV LUX SA2.0 là phó bản xe BMW.X5 đời 2007 đem pha trộn với những phụ tùng cơ khí rời là sản phẩm đa quốc gia Đức, Ý, Trung Cộng, những bán thành phẩm kim khí, khung vỏ, sườn cửa, bù long, con tán, phụ liệu nội ngoại thất của Malaysia, Thailand, Pháp, Hoa Kỳ và Trung Cộng, cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng lắp ráp, phù phép trở thành xe Vinfast và đánh bóng hào quang ảo xe hơi do Việt Nam sản xuất.

Khai sinh cho dáng vẻ bên ngoài của Vinfast LUX A2.0 và LUX SA2.0 là các công ty thiết kế Italdesign và Pininfarina của Ý, chịu trách nhiệm khoác một diện mạo mới lên nền tảng khung gầm (Chassis) của dòng xe BMW 5 và xe BMW.X5. Tháng 9/2018 hai mẫu xe Vinfast đầu tiên đã xuất xưởng và được vận chuyển từ studio của Pininfarina ở Turin – Ý thẳng đến Paris Motor Show.

Hệ động lực và hệ cơ khí truyền động xe Vinfast do Đức, Ý và Trung Cộng

sản xuất. Động cơ là BMW.N20 Turbo, dung tích 2 lít (1.997cc), 4 cylinder, công suất 180 đến 240HP, đã không còn được hãng xe BMW xử dụng từ năm 2014 bởi không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải châu Âu Euro 6 (The Emissions Standard Euro 6). Vinfast mua động cơ N20 nhưng BMW không bán bản quyền của Turbo, phải nhờ công ty xe hơi AVL của Áo phục dựng, chuyển từ công nghệ Valvetronic qua chu trình Atkinson có từ thập niên 90 nên công suất động cơ giảm xuống còn 175 đến 227HP. Cầu truyền động do hãng Hongfujin, Wuhan – Trung Cộng cung cấp và hệ thống tay lái trợ lực thủy lực (Hydraulic Power Steering System) là sản phẩm của công ty Bosch – Đức. Trong khi hộp số 8HP-50 và các ống nhún đều cũng là sản phẩm của công ty ZF (Zahnradfabrik) Đức. Theo James DeLuca, tổng giám đốc điều hành của Vinfast có khoảng 45% chi tiết phụ tùng cơ khí lắp ráp trên xe Vinfast là của Đức (5).

Do chưa có phân xưởng ép, cắt, dập các tấm kim loại để sản xuất thân vỏ xe, các dòng xe LUX của Vinfast phải dựa vào sự cung cấp loại thân vỏ xe không sơn (Body in White - BIW) do hãng AAPICO, chi nhánh tại Thailand sản xuất (6), nên vỏ xe cũng không khít khao như đời xe BMW chính hãng (7).

Body-in-White (BIW). Made by AAPICO.

Vỏ xe cũng được nhập cảng từ ba nhà phân phối chính là Continental của Đức, Michelin của Pháp và Goodyear của Hoa Kỳ, dùng cho ba cỡ vành (Wheel) từ R.18 đến R.20 do Trung Cộng cung cấp.

Tóm lại, chỉ mới xét về mặt các chi tiết cấu thành sản phẩm và thông qua tỷ lệ nội hóa có trong sản phẩm đó để xác định nguồn gốc quốc gia chủ thể của sản phẩm, khi đối chiếu với những dòng xe Vinfast được Vingroup gọi là Made in Vietnam thì tỷ lệ này rõ ràng chỉ là con số 0%, ngoài việc lấp liếm chống chế và vẽ ra tương lai sẽ là 60% (8). James DeLuca đã tỏ ra khéo léo hơn và có thiện ý hơn một chút (?) so với băng nhóm người Việt cộng sản trong tập đoàn sáng lập, khi y phát biểu các chiếc xe đều được tiếp thị là do Vietnam sản xuất, nhưng (để bán được) chúng tôi cũng sẽ không ngần ngại nói rõ chiếc xe có chứa đựng rất nhiều công nghệ của Đức trong đó (9).

Rõ ràng Vingroup và Vinfast đã và đang "treo đầu dê bán thịt chó" chẳng khác gì cung cách làm ăn bá đạo của rất nhiều công ty sản xuất "hàng Vietnam" khác đang hoạt động tràn lan tại Vietnam, chỉ là công ty lắp ráp CKD (Completely Knocked Down) theo xu hướng OEM (Original Equipment Manufacturer) nhưng cứ ma mãnh tung hô hàng Việt Nam, sản phẩm Việt Nam để kích thích tự tôn ảo, tạo ra sự phấn khích, đánh lừa người tiêu thụ và trốn thuế. Mua và đặt hàng phụ tùng rời để lắp ráp ra một hàng hóa thành phẩm nào đó không có gì đáng trách, hay để phiền hà, điều đáng kể là mức độ lương thiện cần có khi đưa sản phẩm ra thị trường. Lắp ráp thì phải nhận là lắp ráp, không thể chỉ là hàng lắp ráp cơ phận năm cha bảy mẹ mà cứ khua chiêng gióng trống sản phẩm hoàn toàn do Việt Nam sản xuất?!

Bên cạnh đó, ngoài các yếu tố giá cả phải phù hợp cho từng phân hạng xe, kỹ thuật cơ khí, kim khí, điện, điện tử nội thân phải hoàn hảo và phải có kiểu, dáng ngoại hình bắt mắt, còn có một tiêu chí rất quan trọng khác trong kỹ nghệ sản xuất xe hơi (có thể nói quan trọng nhất, hơn hẳn các yếu tố nói trên) là mức độ an toàn của sản phẩm đem lại cho người xử dụng.

Mọi xe hơi của mọi hãng sản xuất trước khi được bán rộng rãi ra trên thị trường và tới tay người tiêu thụ đều phải được thử nghiệm, đánh giá, công nhận về giới hạn an toàn khi đang lưu thông dưới nhiều giả định ngoại cảnh khác nhau và khả năng bảo vệ cho người ngồi trong xe tới mức độ nào bởi các chương trình khảo sát, lượng giá của nhiều quốc gia, hay khu vực trên thế giới.

Có 3 chương trình khảo nghiệm nghiêm túc, đa dạng, có lịch sử uy tín lâu đời, hoàn thiện các chỉ số đánh giá chi tiết và chính xác nhất là Viện Bảo hiểm An toàn Xa lộ IIHS (Insurance Institude for Highway Safety) thành lập năm 1959, Cơ quan An toàn Giao thông Xa lộ Quốc gia NHTSA (National Highway Traffic Safety Administration) thành lập năm 1970 đều của Hoa Kỳ và Chương trình Đánh giá Xe mới Âu châu Euro NCAP (New Car Assessment Program) thành lập năm 1997. Ở khu vực Đông Nam Á do kỹ nghệ xe hơi đều thuộc loại sinh sau đẻ muộn và còn non kém, nên mãi đến năm 2011 Malaysia mới thành lập ra tổ chức Asean NCAP, giúp cho hai hãng xe hơi nội địa Proton và Perodua (từ lắp ráp tiến lên gia tăng tỷ lệ nội hóa) có chút danh phận để chập chững bước ra sân chơi xe hơi khu vực.

Xe Vinfast chỉ mới được thử nghiệm tại Asean NCAP trong tháng 10/2019

nhưng đã bắt đầu tung ra bán trong nội địa Vietnam theo giá của phân hạng xe sang ngang ngữa với Audi, BMW, Lexus (?). Tuy nhiên dù số lượng xe bán chỉ mới tới con số vài ngàn chiếc, nhưng nhiều trường hợp va chạm nhẹ cũng đủ làm xe Vinfast gãy trục bánh xe, vỡ đầu xe, hay tệ hại hơn tự nhiên bốc cháy thiêu rụi xe hoàn toàn đã được ghi nhận.

Xe Vinfast Lux SA2.0 cháy ngày 26/4/2020 trên cao tốc Saigon - Trung Lương.

Chú thích:

(1) Nguyễn Hùng, Ai giúp tỷ phú Vượng đánh bóng Vinfast, VOA, 10/10/2018.

Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, lòng tự hào bị đánh cắp?

13/12/2021

Giới thiệu xe Vinfast tại AutoMobility LA Auto Show, 17 tháng 11, Los Angeles.

LS Lê Quốc Quân (gởi VOA từ Hà Nội)


Trong suốt 20 năm qua Nhà nước đã hy sinh lợi ích cộng đồng, tạo điều kiện ưu đãi rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển triển thành tập đoàn lớn. Nếu các tập đoàn chuyển công ty ra nước ngoài thì mối quan hệ đó như thế nào?

Câu chuyện này đã xảy ra từ nhiều năm nay nhưng thực sự bùng nổ khi công ty FICUS Consutantcy Pte Ltd thành lập tại Singapore ngày 19/1/2015 quyết định đổi tên thành Vinfast Singapore Pte Ltd với số ĐKKD: 201501874G có trụ sở tại Tòa nhà INTERLACE, số 206 Depot Road, Singapore, họp Hội đồng cổ đông và quyết định chuyển dịch một số vốn lớn của tập đoàn Vingroup (12,425,941 cổ phần) và Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Việt Nam (8,074,059 cổ phần) sang công ty ở Singapore, chuẩn bị cho vấn đề IPO tại Hoa Kỳ.

Tôi cho rằng đây là bước đi nguy hiểm, có tác động tiêu cực lớn hơn chúng ta tưởng. Bởi đây là hành vi chuyển nhượng những lợi nhuận có được nhờ vào khai thác quyền “sở hữu toàn dân’ để rồi đưa ra nước ngoài. Sau Vinfast sẽ là ai? Sungroup, Viettel, TH hoặc Massan đã tiến hành đến đâu rồi? Đã công khai chưa?

Trên thế giới chúng ta đều thường thấy có các công ty Bình phong (Shell company hoặc Off-shore companies). Bản thân các công ty này không bất hợp pháp nhưng nó thường được sử dụng với những mục đích không trong sáng để tiến hành các phi vụ thâu tóm đối thủ hoặc phát hành trái phiếu ra công chúng (1).

Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam (hoặc một quốc gia kém phát triển và bất ổn nào đó trên giới) thì đều thành lập các công ty bình phong tại những đảo quốc như BVI, Panama, Bermuda, Belize... rồi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Mục đích của việc này là tránh thuế và tránh rủi ro cho công ty mẹ.

Nhưng giờ đây, một xu hướng khác ngược lại, đó là các nhà tư bản đỏ, ở những quốc gia độc tài đang phát triển (Việt Nam, Trung Quốc), tận dụng được cơ hội bất bình đẳng về việc tiếp cận nguồn lực quốc gia, đã trở nên giàu có, sau đó tìm kiếm sự ổn định ngược lại ở các quốc gia phát triển hơn. Vinfast là một ví dụ khi họ tìm kiếm quốc tịch mới là Singapore. Nơi hệ thống pháp lý ổn định hơn và thuế thấp hơn. (Thuế thu nhập doanh nghiệp Singapore là 17% còn Việt Nam là 22%. Thuế thu nhập cá nhân ở Singapore từ 0 đến 20% trong khi ở Việt Nam là 5-35%).

LỢI NHUẬN TỪ ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC ‘SỞ HỮU TOÀN DÂN’

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Vingroup thì lợi nhuận từ Kinh doanh Bất động sản (Vinhomes) là lớn nhất, còn các mảng khác đều thua lỗ, đặc biệt là Vinfast ở mục sản xuất trong biểu đồ dưới đây. Theo báo cáo của tập đoàn Vingroup vào năm 2019 thì tất cả các mảng khác đều thua lỗ ngoại trừ Bất động sản với mức lãi khổng lồ lên đến: 64,501 tỷ VNĐ.

Năm 2020 thì lợi nhuận của tập đoàn Vingroup chỉ đạt 4.546 tỷ đồng trong khi công ty con Vinhomes đạt đến 28.206 tỷ đồng, gấp 6 lần công ty mẹ. Cũng theo Vingroup công bố năm 2021 dự kiến công ty con Vinhomes có lãi gấp 8 lần công ty mẹ (Vingroup) (2). Mặc dù chưa biết con số chính xác lợi nhuận của Vinhomes và lợi nhuận gộp của cả toàn tập đoàn trong năm nay nhưng điều đó có nghĩa là các mảng khác lỗ nhiều hơn.

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Vingroup thì lợi nhuận từ Kinh doanh Bất động sản (Vinhomes) là lớn nhất, còn các mảng khác đều thua lỗ, đặc biệt là Vinfast.
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Vingroup thì lợi nhuận từ Kinh doanh Bất động sản (Vinhomes) là lớn nhất, còn các mảng khác đều thua lỗ, đặc biệt là Vinfast.

Điều 4, Luật đất đai quy định: “Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng”. Do là sở hữu toàn dân cho nên, xét về mặt hình thức pháp lý, mỗi người dân vẫn có một chút quyền lợi về những mảnh đất mà Vingroup đang nắm giữ. Hay nói cách khác, hơn 100 triệu dân này lẽ ra cũng có một chút li ti trong hơn 100 ngàn tỷ đồng từ doanh thu các thương vụ đất đai của Vinhomes vào năm 2021 này.

Vấn đề bất công trong tiếp cận nguồn lực nằm ở vế thứ 2: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng”. Ở Việt Nam, đất đai đang được coi là nguồn lực phát triển lớn nhất các doanh nghiệp đều tìm cách tiếp cận đến đất và dùng đất để kinh doanh. Vinhomes là người được nhà nước giao đất, cấp đất nhiều nhất trong tất cả các doanh nghiệp.

Có thể nhiều người sốc khi biết rằng những dự án bất động sản mà Vingroup đã và đang xây dựng chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số quỹ đất mà Vingroup hiện đang nắm giữ. Không chỉ nắm giữ các mảnh đất vàng nơi đô thị, mà những vùng bờ xôi ruộng mật của nông dân và từng mảng rừng quốc gia rộng lớn đã nằm trọn trong tay Vingroup (Ví dụ như Safari Phú Quốc, rừng đước Cần Giờ TPHCM (3) hoặc khu đất đai bao la mà VinEco đang giữ làm nông nghiệp ở Tam Đảo. Toàn những vị trí vô cùng đắc địa cho tương lai và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của đất nước.

Do Luật đất đai 2013 chia thành 18 loại đất khác nhau cho nên giá trị cũng theo đó mà vô cùng khác nhau. Một mảnh đất hôm trước còn là “đất nông nghiệp” hôm sau bỗng trở thành “đất ở đô thị”. Mặc dù vị trí và chất đất vẫn như vậy nhưng giá trị của nó đã tăng lên hàng trăm đến hàng ngàn lần nhờ những chữ ký của quan chức trong chính quyền.

Những vùng đất đai rộng lớn như Dương Nội, Ecopark, Thủ Thiêm, Cần Giờ, An Hải.... chứa bao nhiêu nước mắt đau khổ của nhân dân. Như chiếc cân công lý bị lệch, nơi nào mà bất công nhất thì lợi ích nghiêng về phía chủ doanh nghiệp nhiều nhất. Phần lớn người dân đều đau buồn nhưng họ sẵn sàng hi sinh cho lợi ích lớn lao là “lòng tự hào dân tộc”.

“VẤN ĐỀ KỸ THUẬT” THỰC CHẤT LÀ GÌ?

Trả lời phỏng vấn của báo Vnexpress về việc chuyển công ty Vinfast sang Singapore, Bà phó chủ tịch của Vinfast là Lê Thị Thu Thủy, nói rằng đó “đơn thuần là vấn đề kỹ thuật” (4) và chê những người đặt vấn đề về chuyện Vinfast mở công ty ở Singapore là ‘thiếu thông tin và thiếu hiểu biết”. Ngôn ngữ trả lời bài báo (link bên dưới) thể hiện một thái độ trịch thượng và xem thường người đọc.

Ở đây chúng ta nhìn thấy lộ trình đi của Vinfast là rất rõ và nó đã được tiến hành.

Sau khi đã hoàn thành phát hành ở thị trường nước ngoài, công ty ở Singapore có thể quay trở lại mua và sở hữu doanh nghiệp Vinfast ở Việt Nam, biến Vinfast thành một công ty nước ngoài có trụ sở tại Singapore và sở hữu doanh nghiệp Vinfast sản xuất trong nước.
Sau khi đã hoàn thành phát hành ở thị trường nước ngoài, công ty ở Singapore có thể quay trở lại mua và sở hữu doanh nghiệp Vinfast ở Việt Nam, biến Vinfast thành một công ty nước ngoài có trụ sở tại Singapore và sở hữu doanh nghiệp Vinfast sản xuất trong nước.

Nó sẽ được tập trung vốn vào và phát hành trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore hoặc thị trường chứng khoán Mỹ. Khi đó nó buộc phải góp vốn vào, tức là chuyển lợi nhuận từ công ty mẹ (tại Việt Nam) sang công ty con của nó ở Singapore để chứng minh đã hoạt động hơn 3 năm và có vốn hóa lên đến trên 300 triệu đô la. Hay ngắn gọn là phải chuyển được những lợi thế và ưu đãi chính sách của nước Việt Nam để làm cho công ty nước ngoài có lãi từ đó tạo động lực để phát hành trái phiếu, vay tiền tiếp.

Sau khi đã hoàn thành phát hành ở thị trường nước ngoài, công ty ở Singapore có thể quay trở lại mua và sở hữu doanh nghiệp Vinfast ở Việt Nam, biến Vinfast thành một công ty nước ngoài có trụ sở tại Singapore và sở hữu doanh nghiệp Vinfast sản xuất trong nước. Khi đó “con” đã biến thành “mẹ” và mọi quyền lợi và nghĩa vụ là thuộc về Vinfast Singapore. Tất nhiên, xét về pháp lý, mọi sản phẩm và thương hiệu là của công ty Vinfast có quốc tịch Singapore.

Đối với các tập đoàn lớn ở nước ngoài, đặc biệt của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, họ phải xác định thành công ở trong nước trước tiên. Họ cố gắng để có một sự sáng tạo, một sản phẩm chuyên biệt và tốt để phục vụ nhân dân nước nhà. Họ tâm niệm phụng sự tổ quốc của họ sau đó mới nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài. Mà đầu tư ra nước ngoài là để cuối cùng họ cũng mang lại lợi nhuận về cho tổ quốc, ở Vinfast, vào thời điểm này chúng ta chúng ta đang thấy điều ngược lại.

LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC CÓ BỊ ĐÁNH TRÁO ?

Ngày Vinfast giới thiệu 2 mẫu xe điện tại Hoa Kỳ tôi vẫn cứ bị ám ảnh bởi câu bình luận của một dư luận viên trên trang Bolsa TV rằng “Hôm nay bọn tao đưa 2 cái xe điện hiện đại đập trước mắt bọn cờ vàng cho sáng mắt”. Bạn ấy đã nói về 2 chiếc xe điện VF e35 và VF e36 của tập đoàn Vinfast tại triển lãm Auto Los Angeles mà như nói về chính chiếc xe của chính tổ quốc mình và chính trị hóa nó đến mức cực điểm.

Lòng tự hào dân tộc thật đáng khen nhưng không biết giờ đây bạn sẽ nghĩ gì khi Vinfast thành lập công ty con tại Singapore và chuyển lợi nhuận của mình sang đó. Lợi nhuận có được từ tập đoàn địa ốc, vốn là tài sản của nhân dân Việt Nam, đang chuyển sang cho chính quyền Singapore. Những người nông dân đã hiến đất cho Vin xây dựng nhà máy, những quan chức mong mỏi Vin đóng thuế cho địa phương Hải Phòng, có thể giờ trở nên chưng hửng.

Bà Lê Thị Thu Thủy bây giờ trở nên không biết xấu hổ khi nói rằng VinFast không được hưởng bất kỳ ưu đãi đặc biệt nào từ Nhà nước”. Trong lương tâm, Bà không thể phủ nhận rằng do có Vinfast mà khu công nghiệp Đình Vũ ở Hải Phòng có những chính sách ưu đãi cực khủng cho nhà đầu tư (5). Khi trả lời truyền thông Bà vẫn vòng vo nói về “lòng tự hào dân tộc nên phải vươn ra thế giới”. Không một thế giới nào giới hạn lòng tự hào dân tộc Việt Nam cả!

Và điều tôi lo ngại hơn là, theo chân Vingroup, sẽ có bao nhiêu công ty tiếp tục tận dụng chính sách của Việt Nam để trở nên giàu có rồi chuyển sang quốc tịch mới?

(1) https://www.investopedia.com/terms/s/shellcorporation.asp

(2) https://vietnammoi.vn/vi-sao-vinhomes-lai-co-the-lai-gap-8-lan-cong-ty-me-vingroup-20210517115943483.htm

(3) https://tambao.info/can-gio-la-phoi-xanh-cua-sai-gon-se-bi-bop-ch-et-boi-du-an-do-thi-lan-bien-cua-vingroup.html/amp

(4) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thuc-hu-viec-vinfast-nhan-biet-dai-trong-nuoc-dong-thue-cho-nuoc-ngoai-799212.html

(5) Được hưởng mức thuế thu nhập Doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo, cùng hang loạt các ưu đãi khác nằm trong nội khu, đặc biệt là thuế VAT và thuế XNK.


(2) RFA, Vingroup: Thâu tóm đất và thao túng truyền thông Vietnam, 9/2018.

(3) Alex Nishimoto, Vietnam’s Vinfast Want to Take its BMW-Based, Italian- Styled Cars Global, Motortrend New, 10/2018.

(4) Gregor Hebermehl, Vinfsat LUX A2.0 and LUX SA2.0: These are BMWs made in Vietnam (Vinfsat LUX A2.0 und LUX SA2.0: Das sind die BMWs made in Vietnam), 2/10/2018.

(5) & (9) Frederic Spohr, How the German economy builds a car in Vietnam, Handelsblatt, 30/9/2018.

(6) Hans, How many years before Vietnam overtakes Malaysia’s car industry? About 10, 8/2021.

(7) Constantin Bergander, Vinfast LUX A2.0: Phó bản mới của BMW 5 Series tại Vietnam, Motor Talk New, 5/10/2018, dẩn theo Nguyễn Hùng, bđd.

(8) VnExpress, Vì sao giá xe Vinfast chưa thấp như mong đợi?, 21/10/2019.

11/2021



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 240 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 166 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 153 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 133 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 133 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.