Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24824873

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 16.04.2024 06:39
Thiền Sư Nhất Hạnh ra đi 'yên bình' ở tuổi 95
21.01.2022 20:24

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới, vừa viên tịch vào lúc nửa đêm ngày 22/1 năm 2022 ở Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, ở tuổi 95, trang nhà của Làng Mai thông báo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - 1

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là người truyền bá và phát triển Phật giáo ở phương Tây hiện đại, người chủ trương ‘Phật giáo dấn thân,’ áp dụng Phật pháp giải quyết những vấn đề trong cuộc sống cá nhân và xã hội đương đại.

Sức khỏe thiền sư đã yếu dần sau lần đột quỵ hồi năm 2014 khiến ông phải ngồi xe lăn cho đến nay. Từ năm 2018, ông đã về hẳn ở Việt Nam để tịnh dưỡng ở 'chốn Tổ' là Tổ đình Từ Hiếu, nơi năm xưa ông đã xuất gia.

Xuất gia và ra đi

Sinh ngày 11/10 năm 1926 tại Huế với tục danh Nguyễn Xuân Bảo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia làm sa di từ năm 16 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, thọ giới Thiền sư Thanh Quý Chân Thật theo Thiền tông thuộc Phật giáo Đại thừa.

Trong giai đoạn đầu tu tập, Thiền sư từng đảm nhiệm chức trách mà Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (là tổ chức sau này bị Chính phủ Hà Nội dẹp bỏ) giao cho, như chủ biên tạp chí Phật giáo Việt Nam năm 1956. Ông cũng sáng lập Nhà xuất bản Lá bối, tham gia sáng lập Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn. Đến những năm 1960, ông sáng lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức thiện nguyện Phật giáo gồm khoảng 10.000 tình nguyện viên đi về các thôn xóm để dựng trường, xây trạm xá và tái thiết các làng xã bị chiến tranh tàn phá.

Từ năm 1961, ông bắt đầu ra nước ngoài, nghiên cứu và giảng dạy Phật học. Để rồi ông dần dành toàn bộ thời gian sống và phụng sự ở hải ngoại sau khi không thể về Việt Nam được nữa trong gần 40 năm sau đó.

Năm 1961, tại Hoa Kỳ, ông giảng dạy môn Tôn giáo Đối chiếu tại Đại học Princeton, và năm sau ông đến Đại học Columbia giảng dạy Phật học. Đến năm 1963, ông quay lại Việt Nam cùng tham gia các nỗ lực vận động hòa bình bất bạo động cùng các bạn đồng tu của mình.

Năm 1966, giữa lúc cuộc chiến Việt Nam diễn ra ngày càng khốc liệt, ông đến Mỹ và châu Âu kêu gọi hòa bình và chấm dứt thù hận ở Việt Nam. Ông đi nhiều nơi, truyền bá thông điệp về hòa bình và tình thương, vận động các nhà lãnh đạo phương Tây chấm dứt chiến tranh Việt Nam và dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán Hòa bình ở Paris năm 1969.

Trong lần đến Mỹ năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu tiên gặp gỡ nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Martin Luther King Jr. để thuyết phục ông lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam. Sau đó, chính Martin Luther King Jr đề cử thiền sư cho Giải Nobel Hòa bình 1967. Năm đó, Ủy ban Nobel không chọn giải Nobel Hòa bình.

Do cả hai chính phủ Bắc Việt và Nam Việt đều không cho phép ông trở lại Việt Nam, ông bắt đầu cuộc sống lưu vong trong vòng 39 năm cho đến năm 2005 mới trở lại Việt Nam lần đầu tiên.

Làng Mai

Bên cạnh các hoạt động phản chiến, ở hải ngoại, ông tiếp tục dạy học, thuyết giảng và viết sách về ‘chánh niệm’, ‘sự tỉnh thức’ và ‘sống trong an lạc’ để truyền bá Phật pháp đến thế giới phương Tây.

Đầu những năm 1970, ông trở thành giảng viên và nhà nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Sorbornne, Paris.

Năm 1982, Thiền sư thành lập Đạo Tràng Mai Thôn, tức Làng Mai, bao gồm một hệ thống các tu viện tại vùng Dordogne tây nam nước Pháp.

Theo trang nhà của Làng Mai thì từ một thôn trang nhỏ lúc đầu, Làng Mai đã trở thành ‘tu viện Phật giáo lớn nhất và năng động nhất ở phương Tây’ với ‘trên hơn 200 vị xuất sĩ và gần 8.000 cư sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến tu tập mỗi năm để học về cách sống trong chánh niệm’.

Tại Làng Mai, Thiền sư Thích Nhất Hạnh áp dụng trở lại những phương pháp thực tập có từ thời Phật giáo nguyên thủy và có giản lược và điều chỉnh để dễ dàng áp dụng cho những khó khăn và thách thức của cuộc sống hiện đại. Đó là buông xả hoàn toàn, ngưng nghỉ, mỉm cười, hít thở trong chánh niệm, ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa…

Đạo Tràng Mai Thôn ở Pháp (hiện nay có ba tu viện là Từ Nghiêm, Pháp Vân và Cam Lộ cùng một thiền đường) sau đó được mở rộng thêm các trung tâm Làng Mai khác như ở Mỹ, Đức, Việt Nam, Úc, Hong Kong và Thái Lan. Ở Việt Nam, Làng Mai có hai cơ sở là Tổ đình Từ Hiếu ở Huế và Thiền viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở Mỹ, Làng Mai có bốn tu viện là Lộc Uyển (California), Bích Nham (New York), Mộc Lan (Mississipi) và Đạo tràng Thanh Sơn (Vermont). Các tu viện này là nơi tu tập của cả ngàn xuất sĩ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới và đều đặn tổ chức các khóa tu cho các cư sĩ đủ mọi thành phần khác nhau như gia đình, thiếu niên, cựu chiến binh, nghị sĩ, nhân viên chấp pháp, giới showbiz và người da màu.

Ông cũng đề ra ‘Năm phép thực tập chánh niệm’ kêu gọi mọi người thực tập giảm thiểu khổ đau cho thế giới con người và vạn vật hữu tình trên trái đất.

‘An lạc từng bước chân’

Ông được kính trọng trên khắp thế giới do những bài giảng có sức mạnh và truyền cảm hứng về chánh niệm và hòa bình. Thông điệp chính của ông là thông qua chánh niệm, con người có thể học cách sống an lạc trong hiện tại và nhờ đó xây dựng sự bình an trong bản thân mỗi người và xây dựng hòa bình cho thế giới.

Ông xuất bản hơn 100 tựa sách về thiền và sự tỉnh thức, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như Phép lạ của Sự tỉnh thức (Miracle of Mindfulness), Việt Nam – Hoa sen trong Biển Lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire), Đường Xưa Mây Trắng (Old Path White Clouds), An lạc Từng bước chân (Peace is Every Step)… Chỉ tính riêng ở Mỹ, tác phẩm của ông đã bán ra được hơn ba triệu bản.

Ông cũng từng được mời diễn thuyết tại trụ sở UNESCO Paris, kêu gọi thực hiện những bước đi cụ thể đảo ngược bạo lực, chiến tranh và biến đổi khí hậu. Năm 2013, ông dẫn đầu các sự kiện chánh niệm thu hút sự quan tâm lớn ở trụ sở Google, Ngân hàng Thế giới và Trường Y thuộc Đại học Harvard.

Thông qua các hoạt động giảng dạy và truyền bá đạo Phật, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có hàng chục ngàn đệ tử khắp thế giới, trong đó có nhiều nhân vật tên tuổi trong chính giới, doanh gia và giới giải trí.

Ông được quốc tế gọi bằng nhiều danh xưng như ‘Sứ giả của hòa bình và bất bạo động’, ‘Người cha của Chánh niệm’, ‘một Đạt Lai Lạt Ma khác’ hay ‘Vị thiền sư có thể kéo người đến đầy sân vận động’.

Ông được cho là thông thạo các thứ tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Phạn (Sanskrit) và Pali.

Trở về ‘lần cuối cùng’

Thiền sư Nhất Hạnh sống lưu vong trong 39 năm cho đến lần về thăm lại Việt Nam đầu tiên năm 2005 sau những cuộc thương thảo kéo dài với chính phủ Hà Nội.

Năm 2007, ông về nước lần thứ hai, tổ chức ‘Đại trai đàn bình đẳng chẩn tế’ ở cả ba miền Việt Nam, cầu siêu cho đồng bào tử nạn và chiến sĩ trận vong của cả hai miền Nam – Bắc.

Năm 2008, ông về Việt Nam lần thứ ba, làm diễn giả chính cho Đại lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc.

Năm 2017, từ Thái Lan ông trở về Việt Nam lần thứ tư để tĩnh dưỡng sau khi bị đột quỵ do xuất huyết não năm 2014.

Ngày 26 tháng 10, 2018, ông trở về Việt Nam ‘lần cuối cùng,’ để tĩnh dưỡng cho đến ngày ‘nhập diệt ở chốn tổ’ là Tổ đình Từ Hiếu ở Huế.(22/01/2022 , Ngọc Lễ, VOA


Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu ở Huế, thọ 95 tuổi

NGUỒN HÌNH ẢNH,STR/AFP/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thiền sư Nhất Hạnh tại Tp HCM trong một lễ giải oan hồi tháng 3/2007.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch tại Huế, theo thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai nói với BBC tối thứ Sáu 21/01 giờ châu Âu.

Sư cô Chân Hiến Nghiêm, người Anh, hiện có mặt tại Pháp cho BBC News Tiếng Việt biết vào lúc 20:55 giờ London tối thứ Sáu rằng "lễ tang thầy của chúng tôi sẽ được tổ chức ngay từ sáng Thứ Bảy, ở Huế và kéo dài 5 ngày".

Thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai cho hay thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch lúc 00:00 giờ ngày 22/01, năm 2022, ở tuổi 95, theo giờ Việt Nam ở chùa Từ Hiếu, Huế.

"Đây là ngôi chùa thầy quy y đúng 80 năm về trước."

Thông bạch, cáo phó còn nói "nhà tác giả và nhả thơ, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trên 100 cuốn sách, và sách của thầy được dịch sang 40 ngôn ngữ"

Thăm trung tâm thiền Làng Mai ở Thái Lan

Các sách báo quốc tế đặt ông vào vị trí là một trong số các "lãnh tụ tâm linh, tinh thần" - The Guardian ở Anh coi ông là 'exiled spiritual leader'- có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài một quốc gia.

BBC News Tiếng Việt hồi tháng 8/2010 có bài mô tả chuyến thăm của thiền sư đến London thuyết giảng về Phật giáo cho đa số người nghe là dân Anh và châu Âu:

Làng Mai
Chụp lại hình ảnh,

Tăng đoàn Làng Mai trong buổi biểu diễn, thuyết giảng tại London tháng 8/2010

"Những người Việt Nam mới gặp phái Làng Mai có thể ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy đa phần tăng ni theo ông là người Phương Tây. Nhưng đây không phải là chuyện lạ vì thực ra, Phật giáo cũng từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam. Và nếu sau này, người thay thế Thiền sư Nhất Hạnh là một đệ tử Tây Phương thì cũng hợp lý bởi Làng Mai trước hết là một sản phẩm của xã hội châu Âu. Thông điệp của Thích Nhất Hạnh ngay từ thời Chiến tranh Việt Nam cũng đã vượt lên vị trí địa lý của xứ sở quê ông."

Thích Nhất Hạnh

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYỄN MẠNH HÙNG

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Làng Mai ở Pháp năm 2016

Trang BBC Religion viết về cuộc đời ông như sau:

Sinh năm 1926, ông quy y năm 16 tuổi và đúng tám năm sau đã lập ra Viện Phật giáo Ấn Quang ở Sài Gòn.

Năm 1961, Thích Nhất Hạnh sang Hoa Kỳ học và dạy môn tôn giáo so sánh ở các đại học Columbia và Princeton. Ông trở về Việt Nam hai năm sau đó để tham gia dẫn dắt các nỗ lực Phật giáo vì hòa bình.

Tháng 2/1964, ông lập ra dòng Tiếp Hiện, và đến 1966 lại rời Việt Nam ra thế giới để kêu gọi hòa bình trong khi cuộc chiến Việt Nam lan rộng.

Năm 1967, mục sư Martin Luther King đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình, ca ngợi ông như sau

"Vị sư nhỏ bé từ Việt Nam nhưng là học giả có trí tuệ rất lớn. Ý tưởng vì hòa bình của ông, nếu được áp dụng, sẽ có thể tạo ra động lực cho đối thoại giữa các đạo giáo, vì tình huynh đệ của thế giới, vì nhân loại."

Năm 1969, thầy Thích Nhất Hạnh dẫn phái đoàn Phật giáo vì Hòa bình tới Hòa đàm Paris, và lập ra Tăng đoàn Phật giáo Thống nhất (Unified Buddhist Church - UBC) ở Pháp. Từ đó hình thành cộng đồng tu tập đầu tiên năm 1975, và sau đó là cơ sở Làng Mai ở miền Nam nước Pháp từ 1982.

Chụp lại video,

Để thở có chính niệm - câu chuyện tu tập tại Làng Mai ở Thái Lan

Các cơ sở khác về sau được mở ra ở nước khác, gồm cả Việt Nam.

Nhưng việc 'bén rễ' của hệ phái này ở Lâm Đồng bất thành và tăng ni của tu viện Bát Nhã theo Làng Mai bị chính quyền gây khó khăn, phải bỏ đi năm 2009.

Xem thêm bài phỏng vấn của BBC năm 2009 về sự kiện tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng.

Một cơ sở sau đó ra đời tại Thái Lan, trong vùng núi thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima.

Xem bài tường thuật của BBC từ cơ sở này năm 2018.

Tháng 8/2017, chính quyền VN lại cho phép thiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm quê hương và ông ở lại đó cho đến khi qua đời.

Tuy được ca ngợi trên thế giới, cách nhìn về ông và trung tâm Làng Mai do ông sáng lập đã và đang khá khác nhau trong cộng đồng người gốc Việt ở hải ngoại, với nhiều lời khen và cũng có cả chỉ trích.

Quan hệ của Làng Mai với nhà nước Việt Nam hiện hành và những chức sắc của Giáo hội Phật giáo theo con đường 'xây dựng chủ nghĩa xã hội' cùng Đảng Cộng sản cũng không hoàn toàn êm đẹp, tuy đã cải thiện đáng kể từ sau sự kiện Bát Nhã.

Mới trong tháng 11/2021, trang Phật giáo Việt Nam đăng bài của ông Trần Đăng Khoa "Mừng Thiền sư Thích Nhất Hạnh 95 tuổi".

Bài có đoạn "nhân ngày sinh nhật ông, tôi lại nhớ đến cuốn sách rất thú vị: "Những bước chân an lạc".

"Cuốn sách tập hợp một số bài báo trong hàng vạn bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới."

"Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an...Thích Nhất Hạnh cho rằng, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù.một trong những công lao lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã hiện đại hóa đạo Phật, đưa đạo Phật đi vào cuộc đời."

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập chính thức Làng Mai tại Pháp từ năm 1982.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGMAI.ORG

Chụp lại hình ảnh,

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai tại Pháp năm 1982

Xem thêm:

Làng Mai 'trong lòng nước Pháp (BBC)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt báo chí quốc tế

Truyền thông quốc tế đánh giá tích cực về thiền sư Thích Nhất Hạnh, mô tả ông là người "đã thay đổi cách thế giới thực hành Phật giáo".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96, theo cáo phó của tăng đoàn Làng Mai. Hàng loạt hãng thông tấn, tờ báo lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin, bày tỏ tiếc thương và dành nhiều lời ca ngợi đối với thiền sư.

Hãng thông tấn Reuters dẫn lại thông báo của tăng đoàn Làng Mai, gọi thiền sư Thích Nhất Hạnh là một "nhà thơ, nhà hoạt động vì hòa bình".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu tháng 3/2019. Ảnh: NY Times.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu tháng 3/2019. Ảnh: NY Times.

Theo hãng tin Anh, suốt hàng thập kỷ, trong các buổi giảng đạo hay xuất hiện trước công chúng, thiền sư luôn giao tiếp bằng giọng điệu "nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ", truyền đi thông điệp "hãy bước đi như thể bạn đang hôn mặt đất bằng đôi chân mình".

Trình bày chi tiết tiểu sử của thiền sư, Reuters đặc biệt nhấn mạnh tới cuộc gặp giữa ông với mục sư Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Mỹ, vào những năm 1960 để truyền đi tiếng nói phản đối Chiến tranh Việt Nam.

Mục sư Martin Luther King đã gọi thiền sư Thích Nhất Hạnh là "tông đồ của hòa bình và bất bạo động", đồng thời đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình.

Báo New York Daily News mô tả thiền sư là người "đã thay đổi cách thế giới thực hành Phật giáo". Tờ báo Mỹ cho rằng thiền sư lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma.

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh được ghi nhận là người sáng lập ra phong trào Phật giáo dấn thân, tập trung vào hoạt động xã hội vì hòa bình thông qua thực hành và giáo lý Phật giáo", tờ báo viết.

AFP ca ngợi thiền sư Thích Nhất Hạnh là "một trong những nhà Phật giáo có ảnh hưởng nhất thế giới". Hãng tin Pháp nhấn mạnh thiền sư đã có công mang khái niệm "chánh niệm" tới phương Tây, "từ nhà của những người nổi tiếng Hollywood đến các phòng họp ở Thung lũng Silicon".

Chánh niệm là biết rõ những gì đang có mặt, đang xảy ra. "Khi nắm tay một em bé, ta hãy để tâm một trăm phần trăm vào bàn tay em. Khi ôm người thương trong vòng tay cũng thế. Hãy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức", thiền sư viết trong cuốn sách "Quyền lực đích thực". Ông cho rằng thực hành chánh niệm giúp nhận diện niềm đau nỗi khổ và chuyển hóa chúng.

"Thầy dạy chúng tôi cách yêu mọi người, yêu bản thân và yêu thiên nhiên", AFP dẫn lời Tran Thi My Thanh, người yêu mến thiền sư, chia sẻ.

BBC mô tả thiền sư Thích Nhất Hạnh là "tác giả với nhiều tác phẩm và là nhà hoạt động vì hòa bình", đã viết hơn 100 cuốn sách và được dịch sang 40 ngôn ngữ. Cuốn sách được xuất bản gần đây nhất là vào tháng 10/2021.

Tờ Denver Post của Canada đánh giá những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được chắt lọc thành các khái niệm mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận.

Theo nhà sư Haenim Sunim, người từng làm phiên dịch viên cho thiền sư Thích Nhất Hạnh khi ông tới hoằng pháp tại Hàn Quốc vào năm 2013, thiền sư là người điềm tĩnh, chu đáo và yêu đời.

"Thiền sư giống như một cây thông lớn, để cho nhiều người ngồi dưới tán cây của ông và nghe ông giảng những lời dạy tuyệt vời về chánh niệm và lòng từ bi", Reuters dẫn lời nhà sư Sunim nói.

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh

TPO - Chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) là ngôi cổ tự nổi tiếng xứ Huế. Đây là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Chùa cũng là nơi được ông chọn trở về từ nước ngoài để tịnh dưỡng kể từ tháng 10/2018.
Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 1

Tương truyền, chùa Từ Hiếu ban đầu là một am nhỏ có tên là An Dưỡng Am là do nhà sư Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già.

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 2

Cảm động trước tấm lòng hiếu kính của nhà sư, vua Tự Đức đã ban tặng tấm biển "Sắc tứ Từ Hiếu tự", từ đó chùa có tên là Từ Hiếu. Các vị thái giám trong cung nội thường xuyên ghé thăm và góp tiền công đức để tu sửa và mở rộng ngôi chùa.

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 3

Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942.

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 4

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau đó có hơn 4 thập niên xa quê hương. Thiền sư lần đầu về Việt Nam vào năm 2005, tiếp đó trong các năm 2007 và 2008. Nguồn: Internet

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 5

Cuối năm 2014, ông trải qua một cơn xuất huyết não và phải nhập viện ở Pháp trong 4 tháng rưỡi. Nguồn: Internet

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 6

Sau khi hồi phục, Thiền sư từ Pháp đến tịnh dưỡng ở Trung tâm tu học Làng Mai ở Thái Lan để được gần quê hương hơn. Năm 2017, ông một lần nữa trở lại Việt Nam và thăm chùa Từ Hiếu.

Ngôi cổ tự nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng trước khi viên tịch ảnh 7

Ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về ngôi chùa Từ Hiếu tịnh dưỡng và chia sẻ ý nguyện muốn sống tại đây cho đến ngày viên tịch. Ngọc Văn 


Chính khách quốc tế chia buồn khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch  Đức Hoàng, DT

(Dân trí) - Các chính trị gia, nhà ngoại giao, lãnh đạo tôn giáo trên thế giới đã bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một nhà tu hành có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.
Chính khách quốc tế chia buồn khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - 1
Chính khách quốc tế chia buồn khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - 1
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Ảnh: Làng Mai).

Trong thông cáo báo chí ngày 22/1, bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Mỹ tại Việt Nam đã gửi "lời chia buồn sâu sắc trước sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Phật giáo, Nhà hoạt động vì hòa bình, nhà sáng lập Truyền thống Làng Mai" vào ngày 22/1 ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Thiền sư hưởng thọ 96 tuổi.

"Trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là nhà hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình cho đất nước của mình và trên khắp thế giới. Những lời giảng dạy của ông, đặc biệt là về việc đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ", bà Damour cho biết.

Nhà ngoại giao Mỹ cho hay, nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và sự tâm huyết của ông đối với đa nguyên tôn giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người ông từng gặp.

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Thông qua những lời dạy và tác phẩm văn chương của ông, di sản của ông sẽ còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau", bà Damour nói thêm.

Trên Twitter, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày hôm qua đã bày tỏ lời chia buồn sâu sắc khi nghe tin Thiền sư viên tịch. Ông Moon cho rằng, việc thực hành chánh niệm theo như Thiền sư giảng đạo đã giúp mọi người trên thế giới sống trong hòa bình.

Ông Moon cho biết, Thiền sư là một trong những người mà ông kính trọng trên thế giới và đã kể lại kỷ niệm khi Thiền sư tới thăm Hàn Quốc. Tổng thống Moon nói ông rất xúc động khi nghe Thiền sư giảng đạo và cho rằng, những lời dạy của ông sẽ còn mãi với mọi người.

"Tôi mong ông yên nghỉ", Tổng thống Moon viết.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, một trong những lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đã gửi thông điệp chia buồn. "Tôi rất buồn khi biết rằng người bạn, người anh em tôn giáo đáng quý Thích Nhất Hạnh đã viên tịch. Tôi xin gửi lời chia buồn đến các đệ tử của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới", thông điệp viết.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sống một cuộc đời thực sự có ý nghĩa và cách tốt nhất để "chúng ta có thể tri ân tới ông đó chính là tiếp tục công việc của ông nhằm thúc đẩy hòa bình trên thế giới".

Bà Caitlin Wiesen, Đại diện Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, gửi lời chia buồn sâu sắc tới sự ra đi của Thiền sư. "Sự thông thái và những bài giảng của ông về hòa bình và chánh niệm sẽ sống mãi", bà cho biết.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie gửi lời "chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của Thiền sư, người có những bài giảng trong nhiều năm đã có ảnh hưởng trên toàn thế giới".

Cũng trên Twitter, nghị sĩ Ấn Độ Rahul Gandhi viết: "Xin gửi lời chia buồn tới các môn đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người cha của pháp môn chánh niệm. Những lời giảng đạo nhẹ nhàng của ông về hòa bình, lòng biết ơn và bất bạo động sẽ mãi mãi là chân lý".

Thượng nghị sĩ Mỹ Mazie Hirono chia sẻ: "Thật là một vinh dự khi tôi được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Việt Nam vào năm 2019. Những lời giảng đạo về niềm đam mê và chánh niệm của ông sẽ tiếp tục thắp sáng cho thế giới. Xin hãy yên nghỉ".

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Tim Kaine chia sẻ lại bức ảnh chụp với Thiền Sư ở Huế vào năm 2019 và mô tả Thiền sư là "một tâm hồn tuyệt vời".

Theo Tổng hợp



Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế, lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96, theo cáo phó của tăng đoàn Làng Mai. 

Tổ đình Từ Hiếu là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942, cũng là nơi ông từ nước ngoài về tĩnh dưỡng từ tháng 10/2018.

Rạng sáng 22/1, các tăng ni ở chùa Từ Hiếu bắt đầu dọn dẹp khu vực thiền đường Trăng Rằm nằm bên cạnh thất Lắng Nghe - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Đây là nơi dự kiến cử hành khâm liệm, đặt linh cữu của thiền sư Thích Nhất Hạnh để tăng ni, phật tử đến viếng.

Trong sáng nay, nhiều tăng ni và người dân đã đến chùa Từ Hiếu để mong thấy thiền sư lần cuối. Do dịch bệnh Covid-19, chỉ một số tăng ni được vào thất Lắng Nghe, còn người dân đứng bên ngoài bái vọng từ xa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Langmai

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thỉnh chuông tại Làng Mai (Pháp), năm 2009. Ảnh: Plumvillage.org

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em. Năm 1942, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.

Năm 1949, ông rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học, bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh.

Tháng 5/1966, thiền sư rời Việt Nam; hoạt động ở nhiều nước và từng trụ trì tại chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp trong nhiều thập kỷ.

Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, do ông viết. Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, theo đánh giá của một số hãng tin nước ngoài.

Thất Lắng Nghe thuộc Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, sáng 22/1. Ảnh: Võ Thạnh

Thất Lắng Nghe thuộc Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, sáng 22/1. Ảnh: Võ Thạnh

Trong tác phẩm Thế giới Phật giáo, GS.TS John Powers, một học giả Phật học của Australia, đã chọn 13 vị sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật thế giới trong 2.500 năm qua, và thiền sư Nhất Hạnh ở vị trí thứ 10.

Mục sư Martin Luther King từng đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, ông là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

Thiền sư cũng là người đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ... Ông đã viết hơn 120 cuốn sách, trong đó trên 40 cuốn bằng tiếng Anh, với một số tác phẩm nổi bật như Đường xưa mây trắngPhép lạ của sự tỉnh thứcHạnh phúc cầm tayPhật trong ta...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về chùa Từ Hiếu năm 2020. Ảnh: Võ Thạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về chùa Từ Hiếu năm 2020. Ảnh: Võ Thạnh

Sau hơn 4 thập niên rời xa quê hương, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu về Việt Nam vào năm 2005, tiếp đó trong các năm 2007 và 2008.

Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh. Tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Hà Nội, ông được mời về Việt Nam với tư cách là người thuyết trình chủ đề chính.

Cuối năm 2014, ông trải qua một cơn xuất huyết não và phải nhập viện ở Pháp trong 4 tháng rưỡi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong ngày mồng 1 Tết Tân Sửu. Ảnh: Võ Thạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong ngày mùng 1 Tết Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Võ Thạnh

Sau khi phục hồi, Thiền sư từ Pháp đến ở tại Trung tâm tu học Làng Mai ở Thái Lan để được gần quê hương hơn. Năm 2017, ông một lần nữa trở lại Việt Nam và thăm chùa Từ Hiếu. Ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về ngôi chùa này tịnh dưỡng và chia sẻ ý nguyện muốn sống tại đây cho đến ngày viên tịch.

Hàng ngày, ông được các tăng ni chăm sóc, lo việc ăn uống, đi lại. Những ngày thời tiết đẹp, thiền sư ngồi trên xe lăn đi thiền hành trong khuôn viên chùa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm thư gửi đến các chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

Thiền sư cũng dặn các đệ tử rằng "thầy không muốn sau này quý vị xây cho thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì thầy đang trao truyền". 12




Di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được hỏa táng tại Huế

Tiểu sử: Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuâng 10 năm 1926 – 
22 tháng 1 năm 2022) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn với bút danh Nguyễn Lang, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Ông sinh ra ở Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949.[2] Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, ông đã sống lưu vong tại Pháp hơn 40 năm. Ông đã về nước và hiện sống tại Huế kể từ năm 2018.[3]

Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma.[4] Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Việt Nam: Hoa sen trong Biển lửa (Vietnam: Lotus in a Sea of Fire) của ông xuất bản năm 1967.[5]

Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.[6]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại Thừa Thiên (miền Trung Việt Nam). Vào năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, nơi ông thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý Chân Thật.[7][8][9] với pháp danh là Trừng Quang (澄光), pháp tự Phùng Xuân (逢春), pháp hiệu là Nhất Hạnh (一行)[10] nối pháp đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế (臨濟禪宗) thuộc nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễu Quán,[7] Tốt nghiệp Phật học Viện Báo Quốc, Huế,[11] Thích Nhất Hạnh tu học theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh lúc đó được công nhận là một thiền sư và là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu cùng các tu viện liên quan khác.[12]

Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ông đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây[cần dẫn nguồn].

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Thích Nhất Hạnh, 2007

Thiền viện Lộc Uyển tại Nam California
Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam[13]. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh dạy giáo lý Phật giáo và Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita). Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "lời kêu gọi vì hoà bình". Nội dung chính của lời kêu gọi là "đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".

Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại Viện Đại học Princeton[14] và Viện Đại học Cornell[14]. Ông cũng lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo tại Viện Đại học Columbia vào năm 1963 và sau này về giảng dạy tại đây.[1] Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình[15]. Thích Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành "chánh niệm" (sự lưu tâm đúng đắn - Pali: Sati; Sanskrit:smṛti स्मृति; tiếng Anh: mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa phương Tây[16].

Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện ("Tiếp" có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, "Hiện'" có nghĩa thực hiện; tiếng Anh: The Order of Interbeing, tiếng Pháp: L’ordre de l’inteprêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp[17]. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Sau nhiều năm không được phép quay về Việt Nam, ông được về lần đầu tiên vào năm 2005[18]. Nhất Hạnh vẫn tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình. Ông đã tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và đi tìm giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ[19]; và tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 được tham dự bởi hàng ngàn người.[20]

Năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó đến năm 2017.[cần dẫn nguồn]

Trong các năm 1976-1977, Thích Nhất Hạnh đã nỗ lực để giúp giải cứu thuyền nhân Việt Nam trong vịnh Thái Lan. Sau đó ông đã phải ngừng việc này do áp lực từ các chính phủ Thái Lan và Singapore.[21]

Sau 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Thích Nhất Hạnh tại Việt Nam, 2007
Từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế[18][22].

Năm 2007, ông cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền[23]. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là Đại trai đàn Bình đẳng Chẩn tế cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc.[24]

Trong vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã, các tu sinh của thiền sư tại tu viện đã bị quấy nhiễu và hăm dọa bằng vũ lực, tu viện bị đập phá, cắt điện, nước, điện thoại và cô lập. Tuy nhiên, Thích Nhất Hạnh đã từ chối làm vụ việc thêm rắc rối và dạy các tu sinh nên chế ngự cơn giận nhằm mang lại sự thấu hiểu và tình yêu thương.[25][26]

Năm 2015, trả lời phỏng vấn của BBC, ông Võ Văn Ái, nhà vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam, khi đó đang là phát ngôn nhân của GHPGVNTN[27], chuyến trở về Việt Nam sau 1975 là "mưu đồ là thành lập một tổ chức Phật giáo thứ ba, là bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nhà nước lập ra năm 1981 không đáp ứng điều mà Đảng trông chờ, tức là nắm cho được quần chúng Phật giáo toàn bộ."[28] Tuy nhiên ông Võ Văn Ái đã không chỉ ra được những dẫn chứng cụ thể nào cho nhận định của mình.[28]

Từ năm 2017[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 29 tháng 08 năm 2017 Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ông trở về Việt Nam kể từ năm 2008.[29]

Ngày 30 tháng 10 năm 2018 Thích Từ Đạo, Giám tự Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế, Thừa Thiên Huế), cho biết trong lần trở về Việt Nam này, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xin cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu để tịnh dưỡng cho đến khi viên tịch.[30]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Thích Nhất Hạnh đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông cũng xuất bản các bài giảng trong các tạp chí tạp chí Mindfulness Bell của Dòng tu Tiếp Hiện.

Danh sách các tác phẩm đã xuất bản (không đầy đủ):

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.
Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.
Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.
Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Lá Bối, Sài Gòn, 1965.
Tiếng đập cánh loài chim lớn, Lá Bối, Sài Gòn, 1967.
Bông hồng cài áo, Sài Gòn, 1962.
Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.
The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968.
De Schreeuw van Vietnam, Uitgeverij Ten Have, Baarn, Holland, 1970.
Zen Poems, Unicorn Press, Greensboro (Hoa Kỳ), 1976.
Ngoài ra còn có nhiều tập thơ chép tay đã mất hoặc chưa xuất bản cùng nhiều tác phẩm khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí.[31]

Truyện[sửa | sửa mã nguồn]
Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973
Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972
Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.
Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.
Tố (tập truyện), Lá Bối.
Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975
Đường xưa mây trắng, Lá Bối; Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.
Truyện Kiều dịch ra văn xuôi, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn
Truyện tranh Coconut - Monk Xuất bản ngày 25 tháng 1 năm 2006 bởi Nhà xuất bản Plum Blossom Books.
Khảo luận[sửa | sửa mã nguồn]
Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950
Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969
Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.
Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.
Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xb ở nước ngoài sau 1975
Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2008.
- Những con đường đưa về núi Thứu - Làng mai nhìn về núi Thứu - Đập vỡ vỏ hồ đào, - Sen búp từng cánh hé,....

Khác[sửa | sửa mã nguồn]
Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952
Bông hồng cài áo, viết vào mùa Vu lan 1962; Lá Bối xuất bản lần 2, 1965
Đạo Phật đi vào cuộc đời, Lá Bối 1964
Đạo Phật ngày nay, Lá Bối 1965
Nói với tuổi hai mươi, Lá Bối 1966, 1972
Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực (bút danh Trần Thạc Đức), Lá Bối 1967
Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối 1965, 1968
Đạo Phật ngày mai, Lá Bối 1970
Nẻo vào thiền học, Lá Bối 1971
Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, Viện Hóa Đạo xuất bản 1973
Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng, Lá Bối
Kiều và văn nghệ đứt ruột, Lá Bối, USA, 1994
The Miracle of Mindfulness: A Manual o­n Meditation, Beacon Press, 1999, ISBN 0-8070-1239-4 (Vietnamese: Phép lạ của sự tỉnh thức)
Phép lạ của sự tỉnh thức, Nhà xuất bản Tôn giáo
Đi như một dòng sông
An lạc từng bước chân
Trái tim của Bụt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
Hạnh phúc: mộng và thực Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.
Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.
Giận nxb Thanh niên,2009.
Tĩnh lặng. Nhà xuất bản Thế giới 2018
Không diệt không sinh đừng sợ hãi. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2019.
Từng bước nở hoa sen. Nhà xuất bản Văn hoá - Văn nghệ TP HCM, 2018
Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]
"Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói thầy đã đưa từng người của chúng tôi vào trong yên tĩnh của chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của thầy-đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của thầy sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp của chính mình" (Elizabeth Gilbert)[32]

Walk with me" (Bước chân an lạc), bộ phim tài liệu về thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai, lần đầu tiên được ...
YouTube · Báo Thanh Niên · Feb 24, 2018
“Phiêu bồng“ - Bộ phim về cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 73,454 views73K views. Jan 7, 2017. 526. Dislike. Share. Save.
YouTube · One Media Company · Jan 8, 2017
Đạo diễn Marc J. Francis cho biết lúc đầu chỉ muốn tập trung vào thầy Thích Nhất Hạnh như nhân vật trung tâm. Tuy nhiên, thiền ...
VnExpress · Feb 23, 2018
TTO - Bước chân an lạc (Walk with me) - một phim tài liệu về thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai sẽ được ...
Báo Tuổi trẻ · Feb 23, 2018
Xem thêm chùm video: Đi cùng Thầy - chân nở rộ hoa mai. Và hơi thở ngời nụ cười của Bụt https://bit.ly/2IIwM4C☕ ❤️ ...
YouTube · Khoa Đình Lương · Oct 10, 2018



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 794 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 426 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 363 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 332 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 298 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 290 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 251 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 244 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 212 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 209 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.