Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 12
 Lượt truy cập: 24720576

 
Bản sắc Việt 29.03.2024 00:50
Tại sao CSVN và Taliban thành công trong khi Nga thất bại trong chiến tranh giải phóng Ukraine?
22.04.2022 15:44

Kỷ niệm chiến thắng 30 tháng 4 năm nay: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?

NVA Tanks

Diễm Thi, RFAShare o­n WhatsAppFall of Saigon, 1975, North Vietnamese tanks rolled into the Presidential  Palace. : r/TankPorn


Kỷ niệm 30 tháng 4 năm nay: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?Bộ đội Việt Nam tái hiện cảnh Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ảnh chụp hôm 30 tháng 4 năm 2005.
 Reuters

Không tổ chức rầm rộ

Kể từ năm 1975, cứ vào dịp 30 tháng 4 hàng năm, Nhà nước Việt Nam luôn tổ chức những buổi lễ ăn mừng được gọi là ‘chiến thắng’, ‘giải phóng miền Nam’ của quân Bắc Việt. Họ gọi những người lính và chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam là ‘ngụy quân - ngụy quyền’.

Theo nhận xét của nhiều người thì năm nay không diễn ra những sự kiện ‘ăn mừng’ rầm rộ như mọi năm vì nhiều lý do.

Từ Nha Trang, Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét:

“Mình không quan sát được hết nhưng có vẻ cái không khí năm nay im ắng hơn, không ồn ào. Không thấy mít-tinh gì cả. Không biết họ có làm âm thầm ở đâu hay không. Cũng không hiểu do dịch hay do chủ trương của các ông ấy. Nhưng cờ thì tổ trưởng dân phố vẫn đến từng nhà nhắc phải treo trước 30 tháng 4.

Nói một cách khách quan thì năm chẵn người ta mới làm lớn. Tức là tính từ 1975, thì cứ 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm…thì họ mới làm rùm beng. Còn năm lẻ thì chỉ sơ sài. Khoảng chục năm trở lại đây thì người ta cũng ít đề cập trên truyền thông, ngay cả bộ máy Nhà nước họ cũng làm nhẹ nhàng trong phạm vi hẹp chứ không rầm rộ.”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn nhận định, đặc biệt năm nay, ở rất nhiều nơi người ta thấy Nhà nước chủ động tự mình treo cờ dọc các con đường. Không còn cảnh công an khu vực hay tổ trưởng đến từng nhà người dân thúc treo cờ nữa. Có lẽ nhiều năm rồi người ta mệt mỏi chuyện yêu cầu mà không phải ai cũng đáp ứng. Ông Tuấn Khanh nói thêm:

"Trên tinh thần của Nhà nước Việt Nam thì năm nào họ cũng nói 30 tháng 4 là một ngày lễ lớn tổ chức lớn. Các cơ quan Nhà nước thì có treo cờ và cờ của Đảng Cộng sản nhiều hơn cờ đỏ sao vàng. Trên truyền hình hay đài phát thanh, những chương trình ca ngợi chiến thắng năm nay hoàn toàn không có mà chỉ có những bản tin ngắn, vừa phải. Chỉ còn duy nhất một nơi là Thông tấn xã Việt Nam gọi ‘cuộc chiến thắng Mỹ Ngụy’ mà thôi. Còn tất cả mọi nơi, kể cả Đài truyền hình quốc gia Hà Nội cũng gọi ‘Việt Nam Cộng Hòa’.”  

Từ lâu rồi những người hiểu biết họ có đề nghị bỏ cái chữ ‘giải phóng’ đi, thậm chí bỏ luôn chữ ‘thống nhất’, thay bằng một cái tên nào đó hướng đến sự hòa hiếu. Cái xu hướng và suy nghĩ này ngày càng có nhiều người ủng hộ. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nhận xét rằng, không thấy Chính quyền tổ chức kỷ niệm 30 tháng 4. Theo ông, đây là chủ ý của họ vì dần dần họ phải nhận thức rằng, sự thống nhất đất nước không toàn vẹn, không tốt và thực tế cho tất cả mọi người.

Có sự thay đổi?  

2005-04-30T120000Z_1291507934_RP6DRMUSGZAA_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG
Pano tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 tại Hà Nội năm 2017. Reuters

Nhiều người nhận xét rằng, cái nhìn của ‘bên thắng cuộc’ đã phần nào thay đổi khi trong bài phát biểu tại họp mặt kỷ niệm 46 năm ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên không còn gọi ngày 30 tháng 4 là ngày Giải phóng Miền Nam nữa mà gọi là ngày Thống nhất Đất nước. Ông Nguyễn Văn Nên cũng không còn gọi chế độ nguỵ quyền mà gọi đúng tên chính danh chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Dĩ nhiên, những phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên không phải là những phát biểu cá nhân, mà đó là tiếng nói của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét:

“Từ lâu rồi những người hiểu biết họ có đề nghị bỏ cái chữ ‘giải phóng’ đi, thậm chí bỏ luôn chữ ‘thống nhất’, thay bằng một cái tên nào đó hướng đến sự hòa hiếu. Cái xu hướng và suy nghĩ này ngày càng có nhiều người ủng hộ.

Người ta còn phải nhận thức một điều nữa là cuộc chiến tranh đó không phải là cuộc chiến tranh chống Mỹ mà là cuộc chiến tranh người Việt đánh nhau với người Việt. Nó mang tính chất của một cuộc nội chiến. Cần phải thay đổi cái suy nghĩ ấy đi và dần dần bỏ đi những từ ngữ không còn đúng nữa. Còn đến bao giờ người ta bỏ thì mình cũng phải hiểu rằng sẽ còn lâu nữa vì sự thù hận giữa người nọ với người kia.”

Nhiều người nhận xét rằng, ngay từ năm 2019, Nhà nước đã thay đổi cách tổ chức ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Việc tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm đó là một hiện tựợng đặc biệt và bất thường khi liều lượng và mật độ tuyên truyền giảm hẳn, chỉ bằng từ một phần tư đến một phần ba so với những năm trước.

Đặc biệt là khẩu hiệu ‘Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước’ không còn nhiều trên mặt báo mà chủ yếu chỉ còn ‘Thống nhất đất nước’ và bỏ đi cụm từ ‘Giải phóng miền Nam’. Các lễ hội cấp trung ương, địa phương không thấy tổ chức rình rang ở Sài Gòn, không duyệt binh, không bắn pháo hoa…liên quan đến ngày 30 tháng 4.

Năm nay, Chính quyền cũng không tổ chức bắn pháo hoa, không tổ chức lễ hội rình rang. Nhưng những điều đó chưa đủ để người dân tin rằng, Chính quyền thật sự thay đổi từ trong nhận thức về cuộc chiến cũng như ngày kết thúc cuộc chiến. Nhạc sĩ Tuấn Khanh bày tỏ quan điểm của ông:

“Nó không phải là sự thay đổi mà đó là sự mệt mỏi của nhà cầm quyền, đặc biệt lại do dịch COVID nên họ thất bại trong chuyện bắn pháo hoa. Chính quyền này sẽ không bao giờ có sự thay đổi bằng một thiện chí hết là bởi vì với tinh thần tập trung dân chủ, với những tiêu chí của Nhà nước Việt Nam thì không bao giờ có chuyện đột ngột Nhà nước Việt Nam thay đổi mà không có những cuộc bàn thảo, nhận định, những cuộc xét lại cả một thời gian dài trước đó để đưa đến một kết luận hết.

Cho nên, nếu như có một sự thay đổi nào đó thì mình sẽ thấy người ta bắt đầu bàn về tính chính danh của Việt Nam Cộng Hòa, có nên hòa giải hòa hợp và xóa bỏ hận thù, đừng gọi là Mỹ Ngụy nữa hay không.

Nó sẽ kéo dài trước đó cho đến 30 tháng 4 sẽ có màn diễn kịch là ‘kể từ hôm nay sẽ không gọi là Mỹ Ngụy nữa…”

Chính quyền này sẽ không bao giờ có sự thay đổi bằng một thiện chí hết là bởi vì với tinh thần tập trung dân chủ, với những tiêu chí của Nhà nước Việt Nam thì không bao giờ có chuyện đột ngột Nhà nước Việt Nam thay đổi mà không có những cuộc bàn thảo, nhận định, những cuộc xét lại cả một thời gian dài trước đó để đưa đến một kết luận hết. - Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Tuy bài phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên có thay đổi trong cách dùng từ ngữ, nhưng ở một lãnh vực khác, hai cơ quan truyền thông chính thống hàng đầu của Việt Nam là Thông tấn xã Việt Nam và Báo Nhân Dân vẫn không thay đổi.

Trang tin tức của Thông tấn xã Việt Nam hôm 30 tháng 4 có bài viết tựa đề: “Người chỉ huy 12 chiếc xe tăng bắt được của địch đánh vào Bộ Tổng Tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn” với lời nhắn gửi của Thượng úy Lê Viết Linh – người được cho là nhân chứng lịch sử của ngày 30 tháng 4 rằng:

“Chuẩn bị đến ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi muốn viết bài này để tìm lại đồng đội cũ ở Tiểu đội trinh sát, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B đã cùng tôi ngồi trên xe tăng chiếm được của địch đánh vào Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975. Đồng đội xưa ai còn, ai mất, đồng chí nào còn nhớ, xin liên lạc với tôi!”

Trước đó một ngày, Báo Nhân Dân có bài viết nhan đề: “Họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”.

Tuy đã 46 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam nhưng vết thương cuộc chiến để lại vẫn còn rỉ máu. Dù Chính phủ không tổ chức rầm rộ nhưng những thông tin về 30 tháng 4, những hình ảnh, câu chuyện vẫn tiếp tục lan truyền trên mạng xã hội từ phía những người dân. Họ không phải là những cây viết chính thống, họ cũng không phải là những nhà bình luận. Họ là nạn nhân của cuộc chiến, cho đến bây giờ.


Đài TQ nói lính Trung Quốc 'giúp Việt Nam bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ', TQ chớ không phải CSBV đánh thắng Mỹ  và VNCH

Quan hệ Việt - Trung

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông

Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam.

Đây là con số vừa được đài phát thanh China Radio International của Trung Quốc, ban tiếng Việt, ghi nhận trong một bài báo đăng ngày 20/4.

Con số 320.000 binh sĩ trùng khớp với các thông tin đã được công bố trước đây.

Bài báo của China Radio International phỏng vấn ông Dương Cảnh Khoa, cán bộ về hưu thuộc Phòng Kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc và ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Năm 1966 và 1967, ông Dương Cảnh Khoa tốt nghiệp Học viện Radar Không quân Trung Quốc, đã hai lần sang Việt Nam tác chiến "theo lời kêu gọi của Chủ tịch Mao Trạch Đông đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội Mỹ", theo bài viết.

Lực lượng phòng không

Ông Dương Cảnh Khoa và Trương Á Quang thuộc lực lượng phòng không.

Theo bài báo ngày 20/4, kể từ tháng 8 năm 1965, các bộ đội pháo phòng không của Không quân Trung Quốc đã lần lượt bí mật vào miền bắc Việt Nam.

Ông Dương Cảnh Khoa 85 tuổi vẫn còn nhớ: "Đó là vào năm 1966, khi tôi 28 tuổi. Tôi đi tàu xuống miền Nam, qua sông Trường Giang và Hữu nghị quan. Sau đó, chúng tôi ở lại Lạng Sơn, tỉnh Hòa Bình, sau đó tiếp tục đi về phía Nam, đến thị xã Kép của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam".

Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,ULLSTEIN BILD DTL.

Chụp lại hình ảnh,

Tranh cổ động của Trung Quốc mô tả 'bà mẹ Việt Nam căm thù diệt Mỹ'

Ông Dương Cảnh Khoa nhớ lại: "Lúc đó, chúng tôi ở Lạng Sơn và thị trấn Kép, không thấy đồng chí nam nào cả. Họ đi chiến trường hết, rất khổ. Những đồng chí phụ nữ Việt Nam ở lại thì rất thân thiện, hữu nghị và hào phóng đối với chúng tôi, tôi vẫn nhớ những đồng chí nữ Việt Nam đội nón và nói với chúng tôi rằng, 'Chào các đồng chí'. Chúng tôi cùng hát 'Việt Nam-Trung Hoa', Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông..."

Ông Trương Á Quang cho biết: "Sau khi chúng tôi đến, chúng tôi gặp người dân địa phương Việt Nam. Họ tặng cho chúng tôi rất nhiều sắn. Bà con nói với chúng tôi rằng, đồ này có thể ăn no. Sau khi nhận được sắn, chúng tôi đã chuẩn bị gạo, xà phòng và pin trong đèn pin để tặng cho họ, mọi người đều rất vui."

Họ tham gia nhiệm vụ bảo vệ đầu mối giao thông vận tải chính của Trung Quốc viện trợ vật tư sang Việt Nam và các mục tiêu ở Sông Hóa, thị trấn Kép, Ôn Châu, Lạng Sơn...

Bắn rơi máy bay Mỹ

Bài báo tường thuật cách những người lính Trung Quốc bắn rơi máy bay Mỹ.

"Trong thời gian máy bay Mỹ bổ nhào và tập trung, chúng sẽ bay qua các trận địa mà Dương Cảnh Khoa và các đồng đội của ông đóng quân, đây chính là thời điểm tốt nhất để tấn công. Khi trận chiến bắt đầu, bầu trời dày đặc máy bay Mỹ và bom nổ ầm ầm."

"Trung đoàn trưởng xác định phương hướng tấn công chính của máy bay Mỹ và phát lệnh: "Đổi hướng hỏa lực, nhắm vào máy bay đầu tiên của tốp thứ 3, cả trung đoàn tập trung hỏa lực!". Sau một loạt đạn pháo, máy bay Mỹ tan tành xác pháo trên không trung."

Ông Dương Cảnh Khoa cho biết: "Khi chiến đấu, chúng tôi đều ăn ở tại chỗ, một hầm trú ẩn và một khẩu pháo cao xạ, cứ thế mà đợi. Khi máy bay Mỹ đến, nhiều nhất có hơn 30 chiếc, giống như một đàn quạ bay qua bầu trời, một chiếc máy bay có hơn 2.000 quả bom. Cuối cùng, sư đoàn chúng tôi đã bắn rơi hơn 90 máy bay Mỹ, khi chúng bay đến gần, tôi có thể nhìn rõ phi công là người Mỹ."

Sư đoàn của ông Trương Á Quang còn bắt sống một phi công Mỹ, ông cho biết: "Tôi và một vài đồng đội đều tận mắt nhìn thấy lính Mỹ nhảy dù xuống đó, anh có đôi mắt xanh. Chúng tôi nói với anh ta rằng, anh cứ khai thật, chúng tôi sẽ không làm hại anh."

Bài báo mô tả từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, tổng cộng có khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lượng phòng không Trung Quốc sang viện trợ Việt Nam chống Mỹ.

Bài báo viết: "Trong khoảng thời gian 3 năm 7 tháng, họ đã tác chiến 558 lần, bắn rơi 597 chiếc máy bay và bắn trúng 479 máy bay Mỹ."

Ông Trương Á Quang và đồng đội nung chảy những mảnh vỡ của máy bay Mỹ để làm thành những mô hình nhỏ, mang về tặng cho người nhà để làm quà lưu niệm.

Ông Trương Á Quang nói với China Radio International: "Đó là chiến lợi phẩm của chúng tôi, chúng tôi rất tự hào."

Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà Nội
Chụp lại hình ảnh,

Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà Nội

Mỹ mất bao nhiêu máy bay trong chiến tranh Việt Nam?

Theo tin chính thức của Việt Nam, riêng trong 12 ngày đêm của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972, miền Bắc Việt Nam đã "bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ".

Còn tổng cộng trong cuộc chiến, Việt Nam nói lực lượng phòng không nhân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay Mỹ.

Riêng lực lượng dân quân tự vệ với các loại súng, pháo phòng không và súng bộ binh đã bắn rơi 424 chiếc, gồm 20 loại máy bay, trong đó có máy bay cường kích F-111A, theo tin chính thống của Việt Nam.

Trang Bộ Quốc phòng Việt Nam nói: "Quân chủng PK-KQ đã bắn rơi 2.635 trong tổng số 4.181 máy bay địch bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái."

Trang web Bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam cho hay: "Tổng kết cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quân chủng PKKQ đã bắn rơi 2.635 máy bay trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc, gồm tất cả các kiểu loại hiện đại nhất của không quân Mỹ trong đó có 64 chiếc B-52, 13 chiếc F.111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái."

Báo Lạng Sơn cho biết: "Từ ngày 5/8/1964 đến ngày 17/1/1973 đã có 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc, trong đó quân và dân Lạng Sơn đã bắn rơi 85 chiếc các loại."

Mỹ chỉ thừa nhận con số ít hơn

Cuốn sách Air warfare: an international encyclopedia, bản in 2002, lại nói từ 1965 tới 1968, Hoa Kỳ mất 990 máy bay ở miền Bắc Việt Nam.

Còn sách Introduction to the United States Air Force, in năm 2001, nói trong giai đoạn 1965-1968, Hoa Kỳ mất 922 máy bay, và thả 634.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.

Về Chiến dịch Linebacker II bằng B-52 ném bom Giáng Sinh 1972, cũng sách Introduction to the United States Air Force, nói Mỹ mất 15 B-52, hai F-111, và hai F-4.

Cuốn Naval Air War, do Naval Historical Foundation in năm 2015, nói trong cả cuộc chiến Việt Nam, Mỹ mất 1.125 máy bay và trực thăng của Hải quân và Thủy quân lục chiến.

Bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War, do Spencer Tucker chủ biên, bản in 2011, nói không quân Mỹ mất 2.257 máy bay do hành động thù địch hay tai nạn trong cuộc chiến Việt Nam.

Trong đó, 990 máy bay là rơi tại miền Bắc Việt Nam, với 2.800 phi công thiệt mạng.

Trung Quốc viện trợ

Theo một số ước tính, Trung Quốc, nước gửi tổng cộng khoảng 320.000 người liên quan quân sự để giúp các tuyến đường vận chuyển và khẩu đội phòng không, đã có 1.100 người thiệt mạng và 4.200 người bị thương.

Các nguồn của chính phủ Mỹ ước tính tổng cộng lính Cộng sản Việt Nam thiệt mạng từ 1961 đến 1975 là 1.027.085 người, một con số mà giới chức Lầu Năm Góc cho rằng có thể bị phóng đại lên 30%. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam ước tính con số bộ đội Cộng sản chết từ 1954 đến 1975 là 1.1 triệu.

Ước tính số người chết của quân lực Việt Nam Cộng Hòa là 254.257 người.

Còn theo một thống kê khác, 1.446 quân nhân Trung Quốc tử trận trong thời kỳ này được chôn ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.

Một số tỉnh giáp biên giới với Trung quốc như Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, có nghĩa trang dành riêng chôn cất tử sỹ Trung quốc.

Nghĩa trang Thịnh Hưng có 111 mộ tử sỹ Trung Quốc, nghĩa trang Yên Bình có 131 mộ.

Theo lịch sử chính thức của Trung Quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất.

Trung Quốc có lúc tăng viện trợ cho Hà Nội nhưng cũng có lúc giảm đi để bày tỏ bất mãn, như khi Hà Nội đàm phán hòa bình với Mỹ năm 1968 và 1969.



Ngày 30/04 qua cái nhìn của thế hệ sau 75


Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc | SGK Lịch  sử lớp 9

Vài ngày nữa là đúng kỷ niệm 47 năm ngày 30/04/1975, mà đối với chính quyền Hà Nội vẫn là ngày "chiến thắng đế quốc Mỹ", "giải phóng miền Nam",nhưng đối với cộng đồng người Việt di tản và một bộ phận người dân ở miền Nam, đó là ngày "quốc hận", hay ngày "mất nước". 

Riêng đối với thế hệ sinh sau năm 1975 ở trong nước, tức là thế hệ hoàn toàn không biết mùi chiến tranh, tất cả, từ Nam đến Bắc, đều học dưới mái trường " xã hội chủ nghĩa", nên đều được dạy về cái gọi gọi là " đại thắng mùa xuân". Trên báo chí, trên hệ thống phát thanh truyền hình, những ngày kỷ niệm 30/04, họ chỉ được đọc, nghe và xem về những chiến công lẫy lừng của "đỉnh cao trí tuệ loài ngườỉ".

Hoặc là họ được nghe kể lại từ những người thân trong gia đình. Ở miền Bắc, thì được nghe kể những ngày tháng Hà Nội sống dưới những trận mưa bom của Mỹ, hoặc những ngày chạy sơ tán về các vùng quê, về những người đã vùi thây trên dãy Trường Sơn.... Ở miền Nam, thì được nghe kể về những trận chiến ác liệt để giành lại thành phố Huế từ tay quân Cộng sản, hay cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng vào dịp Tết Mậu Thân... Chắc là không ít gia đình của họ đã từng có người trở về trong chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa.

Đối với những không quan tâm gì đến chiến tranh Việt Nam, ngày 30/04 và tiếp ngay sau đó là ngày Quốc tế lao động 01/05 đơn giản là những ngày nghỉ lễ, ngày của những hoạt động vui chơi giải trí. Chắc là chẳng còn mấy ai để ý đến những tuyên truyền rầm rộ trong những ngày này.

Nhưng thật sự thì cảm nhận của cá nhân họ về cuộc chiến này là như thế nào ? Có lẽ không có gì là đáng ngạc nhiên là ở hai miền Bắc và miền Nam, tức là bên "thắng cuộc" và bên "thua cuộc", cái nhìn về chiến tranh Việt Nam khác nhau. Hôm nay chúng tôi xin mời quý vị nghe ý kiến của ba người sinh sau năm 1975.

Anh Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1977, hiện sống ở Sài Gòn, thuộc gia đình quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra một quan điểm rất rõ ràng là cuộc chiến này, đó là cuộc chiến của hai phe Cộng sản và phe Cộng hòa:

« Qua tìm hiểu từ những người lớn tuổi trong gia đình thì tôi thấy rằng cuộc chiến tranh 1954-1975 là cuộc chiến giữa hai phe, một phe là chính quyền Cộng sản miền Bắc và phe Việt Nam Cộng Hòa miền Nam. Phe CS miền Bắc thì được Cộng sản Liên Xô và Cộng sản Trung Hoa hỗ trợ và tài trợ. Phe VNCH thì được Mỹ viện trợ và sau đó thì đổ quân tham chiến cùng với lực lượng VNCH.

Những người CS miền Bắc thì cho rằng Mỹ tham chiến là nhằm mục đích xâm lược và họ chọn con đường Cộng sản để chống Mỹ. Còn những người theo Việt Nam Cộng hòa trong đó có gia đình tôi, thì tin rằng Mỹ không xâm lược Việt Nam, chỉ tham chiến để ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản từ Trung Quốc tràn sang. Họ tin rằng chủ nghĩa Cộng sản là viển vông và sẽ không bao giờ thực hiện được, theo Cộng sản thì là nghèo đói và lạc hậu.

Bản thân tôi thấy rằng trước khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Mỹ đã công nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa của chính quyền Ngô Đình Diệm và về mặt địa lý, Mỹ cách xa Việt Nam nửa vòng Trái Đất, thì không thể nói là Mỹ xâm lược Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh là rất nhiều nước nhỏ là đồng minh của Mỹ đều phát triển thịnh vượng và đều giữ được chủ quyền, cũng như văn hóa của họ. Cái mất khi là đồng minh của Mỹ thì rất nhỏ so với cái được.

Việt Nam lại giáp ranh với nước Trung Quốc khổng lồ, cho nên khi đi theo và lệ thuộc vào Trung Quốc thì sẽ rất là nguy hiểm. Trung Quốc rất dễ xâm lược Việt Nam. Lịch sử đã cho chúng ta thấy điều đó quá Tân Cương và Tây Tạng.

Một số người cho rằng 30/04 là ngày quốc hận. Tôi không đồng ý với quan điểm này. Tôi cũng bác bỏ quan điểm cho rằng đây là ngày giải phóng miền Nam. Tôi nghĩ nên xem đó là ngày kết thúc chiến tranh và thống nhất đất nước. Cuộc nội chiến này chỉ là hệ quả của hai luồng tư tưởng Cộng sản và chống Cộng sản.

Tôi nghĩ rằng khi mà nhận thức của người dân được nâng cao lên, thì người dân sẽ nhận thức đúng đắn hơn về nguyên nhân của cuộc chiến cũng như những sự thực trong cuộc chiến đó. »

Anh Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng thì nêu câu hỏi là có nên gọi ngày 30/04 là ngày « giải phóng » miền Nam, khi mà thực chất quân đội Cộng sản miền Bắc đã xé bỏ hiệp định Paris 1973, xua quân đánh bại miền Nam ? Anh cũng lập lại câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó là vào dịp kỷ niệm 30/04, có hàng triệu người vui, thì cũng có hàng triệu người buồn :

« Cuộc chiến này không phải như báo đài của Nhà nước nói là giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, mà thực tế là ngày chế độ này đánh thắng chế độ kia. Chế độ thắng thì vui mừng, còn chế độ thất bại thì buồn bã. Mà chế độ dù thắng hay bại thì đều có kẻ chết, người bị thương, mà tất cả đều là thân nhân người dân Việt Nam cả.

Theo dòng lịch sử mà em biết, tháng 01/1973, sau hiệp định Paris thì miền Nam lúc đó không còn bóng quân đội Mỹ nữa, mà giao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Nhân dân Việt Nam lúc đó phải quyết định vận mệnh của mình. Nếu chỉ căn cứ vào đây thôi, sau năm 73 cho đến tháng 04/75, thì quân đội chế độ miền Bắc Xã hội chủ nghĩa tiến quân vào miền Nam để đánh bại chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đó là hành động giải phóng hay xâm lược ? Chỉ vấn đề này thôi đủ làm tính chất cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc khác rõ, chứ không giống như những gì chúng ta nghe, đọc trên báo đài chính thức. Nếu chỉ căn cứ vào đó, thì đủ hiểu là có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn. »

Trong khi đó, ở miền Bắc, đa số những người sinh sau năm 1975 vẫn tin theo những gì được dạy trong trường và những lời tuyên truyền của báo đài, rằng ngày 30/04 là ngày « giải phóng » miền Nam. Nhưng cũng có không ít người, qua tìm hiểu, qua tiếp xúc, đã hiểu ra được thực chất của cuộc chiến này, như cô Nguyệt Hà, một luật sư trẻ ở Hà Nội, sinh năm 1990 :

« Trước kia, học lịch sử ở trường, em chỉ có một cái nhìn một chiều rằng đây là một cuộc chiến chống Mỹ cứu nước và dân tộc ta đã chiến thắng Mỹ ngụy. Lúc ấy chúng em cũng không có điều kiện để tiếp cận những thông tin khác.

Sau này khi học đại học và sử dụng các phương tiện như Internet, Facebook, em có được những thông tin trái chiều để mình có thể tìm hiểu kỷ hơn. Em cũng được những người bạn ở miền Nam kể rằng cuộc chiến ấy thực ra là cuộc chiến giữa miền Nam với miền Bắc, cuộc chiến ý thức hệ giữa hai miền. Lúc đó, em cũng khá bất ngờ, nên cố gằng tìm hiểu xem là niềm tin và những gì mình đọc trước đó có đúng hay không. Qua lời kể của các bạn có gia đình « ngụy quyền», em biết được thêm sự thật và biết được thêm những gì mà người dân miền Nam đã trải qua khi miền Bắc chiến thắng.

Em nghĩ cuộc chiến trước đây là cuộc chiến nội bộ giữa hai miền Nam Bắc, và được sự hậu thuẫn, ở miền Bắc là của Trung Quốc và ở miền Nam là của Mỹ, vì những lợi ích của các cường quốc đó, nhưng về cơ bản thì đúng là một cuộc nội chiến.

Nhiều năm trước kia, khi mà truyền hình là phương tiện giải trí chủ yếu, thì thường vào những ngày 30/04 và 01/05, chúng em được xem rất nhiều chương trình kỷ niệm hai ngày đó, với rất nhiều bộ phim ca ngợi chiến tranh, chiến thắng. Trước đây em xem những chương trình đó thì rất háo hức, rất tự hào là mình đã chiến thắng cả đế quốc Mỹ.

Nhưng bây giờ em không xem những chương trình ấy nữa và vào những dịp này thì có cảm giác không được tốt lắm, do đã biết được rằng có rất nhiều người coi thời điểm này là thời điểm đau buồn của họ, mất nước của họ. Em không còn coi đó là chiến thắng nữa, mà có cảm giác đây là nổi đau của rất nhiều người. Cái dịp kỷ niệm đó và những bộ phim đó có thể làm đau lòng nhiều người bên phía còn lại.

Ở miền Bắc, hầu hết những người thân chung quanh em đều không có những thông tin. Những người lớn tuổi, ông bà, bố mẹ, chú bác đều nghĩ đó là chiến thắng và họ không có ý định tìm hiểu thêm. Còn những người bạn cùng trang lứa với em, thì hầu hết đều không tiếp cận các thông tin và vẫn coi đó là ngày kỷ niệm chiến thắng bình thường. Họ cũng không quan tâm nhiều lắm đến các vấn đề lịch sử."

Nếu để qua một bên tranh cãi về chuyện "giải phóng" hay "xâm lăng", thì có thể nói rằng, với ngày 30/04/1975, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đất nước được thống nhất và sống trong hòa bình ( ngoại trừ cuộc chiến tranh ngắn với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc và cuộc can thiệp quân sự vào Cam Bốt để lật đổ chế độ Khơme Đỏ ). Đây là cơ hội hiếm có để xây dựng Việt Nam thành một nước hùng cường.

Sau năm 1975, cố tổng bí thư Lê Duẩn đã từng tuyên bố :" Chúng ta sẽ đuổi kịp Nhật trong 15, 20 năm và nhân dân ta sẽ đi trên thảm vàng”. Nhưng 40 năm sau, vì sao Việt Nam vẫn còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với ba bạn nói trên. Đối với Nguyễn Thiện Nhân, nền kinh tế Việt Nam vẫn mang tính lai tạp và phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc :

« Bốn mươi năm qua là giai đoạn tồi tệ của đất nước Việt Nam. 15 năm đầu, từ 75 đến 90, Cộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng nền kinh tế bao cấp, làm cho đất nước đói ăn và tụt hậu. 25 năm sau lại là một nền kinh tế lai tạp, thiếu tiêu chuẩn, không bền vững và phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Đảng Cộng sản vẫn ôm mộng chủ nghĩa Cộng sản, nên luôn đề cao thành phần kinh tế Nhà nước, xem kinh tế NN là chủ đạo, trong khi đây là thành phần làm trì trệ phát triển và nảy sinh tham nhũng. Mặc khác, do không cho đa đảng nên không có đảng đối lập để cạnh tranh, giám sát đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế quan chức bao cho cho nhau và quanh co chối tội khi xảy ra tiêu cực. Hậu quả là Việt Nam kém phát triển về khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm thì thấp, kém chất lượng, thực phẩm thì độc hại, còn môi trường sống thì bị phá hoại, bị Trung Quốc lũng đoạn kinh tế, phá rối, chảy máu chất xám và nhân tài bị thui chột, xã hội bây giờ thì đạo đức bị băng hoại.

Đó chính là những lý do vì sao Việt Nam không thể cất cánh được thành một quốc gia giàu mạnh sau 40 năm. Việt Nam đã bỏ lở cơ hội xây dựng thành một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và để lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Lẻ ra Việt Nam phải theo mô hình của phương Tây để xây dựng một nền kinh giàu mạnh từ năm 1990. Nhưng Việt Nam lại không làm như thế, mà lại chọn con đường đi theo chủ nghĩa Cộng sản mang màu sắc Trung Quốc."

Còn qua cái nhìn Khúc Thừa Sơn, Việt Nam vẫn còn nghèo vì thiếu dân chủ, vì người dân không có quyền tự do chọn lựa lãnh đạo :

« Hiện tại Việt Nam có một hệ thống quan liêu khá cồng kềnh, tuy có cải cách nhưng cũng còn quá nặng nề. Việt Nam cũng có những chính sách hạn chế những quyền cơ bản của con người. Dân Việt Nam cũng không thể chọn người lãnh đạo theo ý của mình được.

Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực của nhân dân Việt Nam, nhưng đa số lại là những người trong đảng Cộng sản, những người lãnh đạo Nhà nước. Đảng chỉ định ai thì bầu cử người đó, dẫn đến hệ lụy là con ông cháu cha, dù giỏi, dù dốt nều được xếp vào hàng ngũ lãnh đạo đất nước.

Lãnh đạo Việt Nam cũng không chịu nhìn nhận những sai lầm và khắc phục những sai lầm. Khi mà khắc phục những sai lầm, họ chỉ nói lời xin lỗi chứ không nghiêm khắc đưa ra những hình phạt thích đáng dành cho mình. Trong khi đó, người dân phải chịu những hậu quả mà họ không lường trước được.

Người lãnh đạo ở Việt Nam xem nặng quyền lợi của bản thân, mà xem nhẹ quyền lợi của người dân, của đất nước. Hơn nữa, người lãnh đạo Việt Nam không có tầm trí thức, dẫn đến việc lãng phí về chất xám, lãng phí về tài nguyên, cũng như lãng phí về thời gian và thời cơ.

Thời gian gần đây, khi Việt Nam gia nhập  Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay hội nhập với các nền kinh tế thế giới khác, Việt Nam đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội thoát khỏi chính sách cỗ hữu từ xưa đến giờ là phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Một yếu tố nữa đó là những người lãnh đạo hiện nay là những nhà tư bản đỏ, chứ không phải là những người Cộng sản như ngày xưa. Họ lãnh đạo là để bảo vệ các ngai vàng, bảo vệ quyền lực, chứ không phải là vì có tài năng xứng đáng.

Có thể nói là họ đã biết tận dụng xương máu chiến tranh để nắm quyền, và từ đó sinh ra lộng quyền, lạm quyền, dẫn đến biến chứng là giàu có trên sự bóc lột người dân. Chính sách họ đưa ra là phải có thêm con số cộng bỏ vào túi tham của họ. Chuyện này là bình thường và người dân ai cũng biết.

Nói tóm lại là đất nước Việt Nam có giàu mạnh hay không là phụ thuộc vào thành phần lãnh đạo của Việt Nam. Họ chỉ có hai con đường : một là kiên quyết giữ quyền lãnh đạo của cá nhân họ, phó mặc những hạn chế mà họ đã thấy được mà không khắc phục, hay là khắc phục những hạn chế đó, hy sinh quyền lợi cá nhân họ, đưa quyền lợi dân tộc lên trên hết. Còn người dân Việt Nam, sống trong chế độ này, sướng hay khổ, họ không thể định đoạt được. »

Về phần Nguyệt Hà thì phân tích thất bại kinh tế của Việt Nam duới cái nhìn của một luật sư :

« Ngoài những nguyên nhân về chính sách vĩ mô, về giáo dục, không có thị trường tự do, em còn thấy vấn đề nền pháp luật yếu kém và tinh thần tôn trọng pháp luật của Nhà nước lẫn người dân. Vì thế không tạo được sự tin tưởng trong quá trình làm kinh tế, hoặc trong các mối giao dịch dân sự hay kinh tế. Em thấy điều đó làm tốn kém thời gian và tiền bạc, làm cho các quan hệ kinh tế không phát triển được.

Mặc dù đã có những cải cách, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vẫn ưu tiên phát triển kinh tế Nhà nước. Nếu mất cái đuôi « định hướng xã hội chủ nghĩa » đi, thì họ không còn tính chính danh cho việc duy trì vẫn còn nhiều tập đoàn Nhà nước, hay tập trung cho tiền bạc và các chính sách cho những tập đoàn kinh tế này. Quá trình cổ phần hóa mặc dù đang diễn ra nhưng diễn ra khá là chậm, thậm chí có khá nhiều hình thức tham ô trong đấy, bởi vì có quá nhiều lợi ích trong đó của một tập đoàn giới lãnh đạo.

Chính vì vậy họ không làm một cuộc cải cách triệt để được và cái đuôi Xã hội chủ nghĩa cùng với các thành phần kinh tế Nhà nước vẫn đang góp phần gây ra tham nhũng và kềm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Một phần đó là do cơ chế, và một phần cũng là do giáo dục lạc hậu đã tạo ra một tập quán văn hóa, làm cho mọi thứ trì trệ. Cái làm cho Việt Nam không thua Hàn Quốc rất nhiều lần, chính là do thể chế và cái lãnh đạo tập trung của Nhà nước. Ở Hàn Quốc người ta tạo điều kiện hơn cho kinh tế tư nhân. Giữa các nước có thể chế một đảng và những nước có thể chế đa đảng, thì các thể chế dân chủ có vẻ tạo điều kiện hơn cho cá nhân, cũng như cho các tổ chức kinh tế phát triển. » Thanh Phuòng I

 Vì sao chiến thắng của Taliban tại Kabul được so với sự kiện Sài Gòn thất thủ? BBC

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh chiếc trực thăng đang hạ cánh trên nóc đại sứ quán Mỹ ở Kabul

Khi Mỹ tiếp tục rút quân khỏi thủ đô Afghanistan, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh chiếc trực thăng sơ tán người khỏi đại sứ quán Mỹ ở Kabul.

Đó là một hình ảnh quen thuộc đối với một số người.

Quay trở lại năm 1975, nhiếp ảnh gia Hulbert van Es đã chụp được một bức ảnh mang tính biểu tượng về những người xô đẩy nhau để lên một chiếc trực thăng đỗ trên một sân thượng ở Sài Gòn, khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Các nhà phân tích và các nhà lập pháp Hoa Kỳ - cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ - đã so sánh cái gọi là sự sụp đổ của Sài Gòn với việc Taliban tiếp quản Kabul.

Sài Gòn thất thủ

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc xung đột giữa chính phủ cộng sản Bắc Việt Nam với Nam Việt Nam và đồng minh của chính quyền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ.

Cuộc xung đột này kéo dài gần 20 năm - gây tốn kém cho Hoa Kỳ, và gây chia rẽ cực độ trong lòng nước Mỹ.

Cụm từ "sự thất thủ của Sài Gòn" ám chỉ việc lực lượng cộng sản của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng đánh chiếm Sài Gòn, thủ đô của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Sài Gòn bị Việt Cộng chiếm vào ngày 30/4/1975.

The fall of Saigon

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trong bức ảnh mang tính biểu tượng năm 1975, dòng người tiến lên một trực thăng trên nóc một tòa nhà ở Sài Gòn

Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, miền Bắc được Liên Xô và các đồng minh cộng sản khác hỗ trợ, trong khi miền Nam được hỗ trợ bởi các lực lượng phương Tây - bao gồm hàng trăm nghìn quân Mỹ.

Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973, hai năm sau nước này tuyên bố đầu hàng sau khi quân miền Bắc chiếm Sài Gòn - sau này đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên cố lãnh đạo miền Bắc Việt Nam.

Giống như Kabul, Sài Gòn thất thủ nhanh hơn nhiều so với dự kiến của Mỹ.

Hoa Kỳ phản ứng bằng cách bỏ đại sứ quán của mình ở Sài Gòn và di tản hơn 7.000 công dân Mỹ, người Nam Việt Nam và các công dân nước ngoài khác bằng trực thăng - một cuộc tháo chạy được gọi là Chiến dịch Gió lốc.

Có công bằng khi so sánh với Kabul?

Vào giai đoạn cuối, chiến tranh Việt Nam ngày càng không được ủng hộ ở Hoa Kỳ và nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và thiệt hại hàng tỷ đôla.

Đối với một số người, sự thất thủ của Sài Gòn là một đòn giáng mạnh vào vị thế của Mỹ trên trường thế giới.

Chụp lại video,

Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban

Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, thuật ngữ Hội chứng Việt Nam đã xuất hiện - biểu thị sự miễn cưỡng của cử tri Mỹ trong việc cam kết sức mạnh quân sự ở nước ngoài.

Nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã vạch ra sự tương đồng giữa Sài Gòn và Kabul.

"Đây là Sài Gòn của Joe Biden," Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị Hạ viện của Đảng Cộng hòa đã tweet. "Một thất bại thảm hại trên đấu trường quốc tế sẽ không bao giờ bị quên lãng."

Tháng trước, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã bác bỏ sự so sánh này.

"Tôi không thấy điều đó đang diễn ra," Tướng Milley nói với các phóng viên. "Tôi có thể sai, ai mà biết được, bạn không thể đoán trước được tương lai, nhưng ... Taliban không phải là quân đội Bắc Việt Nam. Đó không phải là tình thế như vậy."

Đặt sang một bên chủ nghĩa tượng trưng, có sự khác biệt lớn giữa hai điều này.

Sự thất thủ của Sài Gòn diễn ra hai năm sau khi lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Trong khi đó, cuộc di tản của Mỹ khỏi Kabul đang diễn ra trong khi Mỹ chuẩn bị rời Afghanistan.

Nhưng trong khi sự thất bại về chính trị đối với Tổng thống Gerald Ford bị giới hạn vào năm 1975, không rõ Tổng thống Biden sẽ cảm nhận được ảnh hưởng nào, dù cuộc chiến này không được người dân Mỹ ưa chuộng.

Christopher Phelps, phó giáo sư về Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Nottingham, cho biết: "Tôi không nghi ngờ gì rằng nó sẽ làm tổn thương Biden. Việc này sẽ được coi là một mất mát, và có thể là một sự ô nhục - khi ông ấy thực sự là người ra quyết định, dù công bằng hay không.

"Quân đội Nga bị “vỡ mặt” trên chiến trường Ukraina như thế nào

Từng được coi là một lực lượng quân sự đáng sợ, có thể đè bẹp đối thủ Ukraina trong vỏn vẹn vài ngày, thế nhưng sau sáu tuần hiện diện trên chiến trường, kể từ ngày 24/02 cho đến hôm nay 04/04/2022, quân đội Nga bị cho là đã thất bại trong chiến dịch xâm chiếm chớp nhoáng nước láng giềng với những tổn thất nặng nề về cả nhân lực lẫn vũ khí.   

Trong thực tế, Nga đã phải lui binh ở phía bắc, để dồn sức xuống miền nam và miền đông, đồng thời tiếp tục nã pháo từ xa vào các thành phố, thị xã Ukraina bất chấp thương vong khủng khiếp gây ra cho thường dân.  

Trong bối cảnh các thông tin về thiệt hại đến từ cả hai bên lâm chiến đều mang tính chất tuyên truyền - giảm thiểu tối đa tổn thất của chính mình, và nhân lên gấp bội mất mát của đối phương - báo chí phương Tây trong những ngày qua đều đã cố tìm hiểu xem tổn thất thực sự của các bên như thế nào, đặc biệt là từ phía Nga, vốn đã có chủ trương bịt kín thông tin về chiến dịch Ukraina.  

Tổn thất 6 tuần tại Ukraina cao hơn cả 10 năm tại Afghanistan 

Về phía Nga, trong bài phân tích ngày 02/04/2022 mang tựa đề: “Quân đội Nga tại Ukraina: Sáu tuần thảm bại”, tuần báo Pháp L’Express đã nhấn mạnh trên các thiệt hại mà Nga đã phải gánh chịu trên chiến trường, và tìm cách giải thích lý do vì sao một đạo quân thuộc loại hùng mạnh nhất nhì trên thế giới lại có thể bị vỡ mặt trước một đối thủ nhỏ bé như Ukraina.  

Đối với L'Express, chỉ sau không đầy 6 tuần lễ, quân đội Nga được cho là đã phải chịu những tổn thất còn cao hơn cả cuộc chiến 10 năm (1979-1989) của Hồng Quân Liên Xô tại Afghanistan.  

Tuần báo Pháp đã nêu lên ước tính của bộ Quốc Phòng Ukraina theo đó Nga đã bị mất từ ​​7.500 đến 17.000 quân trong tổng số 190.000 người được huy động vào cuộc xâm lược. Theo L’Express, nếu ước tính cao của phía Ukraina chính xác, điều đó có nghĩa là số lính Nga thiệt mạng trong một tháng rưỡi vừa qua tại Ukraina đã cao hơn nhiều so với con số 14.400 lính của Hồng Quân Liên Xô bị tử trận tại Afghanistan trong 10 năm, từ năm 1979 đến năm 1989.  

Bên cạnh đó, còn phải kể đến số người bị thương, thường được ước lượng theo tỷ lệ cứ một người chết thì có từ 2 đến 3 người bị thương.   

Về mặt vật chất, theo phía Ukraina, thiệt hại của Nga cũng rất nặng nề, với 1.625 xe bọc thép và 561 xe tăng Nga bị phá hủy, tức là khoảng một nửa số phương tiện được tung vào chiến dịch. Ukraina cũng tuyên bố đã bắn rơi hơn 100 trực thăng và hàng chục máy bay Nga, cũng như đã phá hủy một tàu chiến và sáu chiếc thuyền.   

Từng được coi là hùng mạnh nhất nhì thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, tình trạng quân đội Nga tại Ukraina trong những ngày qua, theo l’Express đã khiến người ta nghĩ tới số phận của quân đội Irak thời Saddam Hussein vào năm 1991, khi đó được coi là “đạo quân thứ tư trên hành tinh”.  

Phát biểu với tuần báo L’Express, tướng Ben Hodges, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu đã không ngần ngại cho rằng quân đội Nga đã cho thấy là họ “không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn”.  

Quân đội Nga thiếu cả ba yếu tố cần thiết để chiến thắng!  

Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra là do đâu mà quân đội Nga tại Ukraina lại thất bại như vậy. Theo nhà nghiên cứu Phần Lan Tomas Ries thuộc học viện chiến tranh Försvarhögskolan ở Stockholm (Thụy Điển), năng lực của quân đội, dựa trên ba yếu tố: ý chí (tinh thần của quân đội), kỹ năng và trang bị được sử dụng, và trên cả ba điểm này, Matxcơva đều thất bại.  

Về tinh thần chiến đấu của quân đội Nga, chuyên gia Tomas Ries ghi nhận là ý chí của binh sĩ Nga rất thấp, thể hiện qua các vụ đào ngũ, và các lời khai của các tù binh Nga mà tinh thần rất sa sút.  Về xã hội Nga, hiện đang rất ủng hộ Putin, tinh thần sẽ xuống trong vòng từ 6 tuần lễ đến hai tháng « khi họ phát hiện ra thực tế là Ukraina không gây ra mối đe dọa nào đối với Nga, rằng tổn thất của Nga rất cao và cuộc chiến không cần thiết này đang làm suy yếu đất nước của họ”. 

Còn trên bình diện năng lực, quân đội Nga dường như rất thiếu. Từ ngày 24/02 đến nay, họ hầu như không gặt hái thành công nào. Cuộc chiến tranh thần tốc dự trù đã gặp thất bại do thiếu sự phối hợp giữa bộ binh và lực lượng kỵ binh cơ giới. Theo một quy tắc quân sự cơ bản, xe tăng và bộ binh phải cùng tiến vào các thị trấn và ngôi làng, thế nhưng, thiết giáp Nga lại tiến một mình, và bị bộ binh đối phương ngăn cản với các loại tên lửa chống tăng. Mảng hậu cần thậm chí còn tệ hại hơn: Đoàn xe dài 62 km bị chặn ở phía bắc thủ đô Kiev trong nhiều tuần lễ là một trường hợp điển hình về việc bộ tham mưu Nga đã không điều phối nguồn cung cấp nhiên liệu và thực phẩm cho lực lượng của mình một cách hợp lý!  

Một vấn đề khác là cơ chế chỉ huy theo hàng dọc và cứng nhắc của bộ chỉ huy Nga, hầu như không có cấp hạ sĩ quan, những người, trong tất cả các quân đội trên thế giới, tạo thành vành đai truyền lực thiết yếu giữa bộ tham mưu và quân đội. 

Chính sự thiếu vắng này là một trong những lý do đã khiến các tướng chỉ huy Nga phải trực tiếp ra trận để điều động quân lính của mình và do đó làm mồi cho đối phương. Đối với L’Express, không phải là ngẫu nhiên mà cho đến nay, đã có 7 viên tướng Nga bị tử trận 

Về vũ khí và quân trang quân bị được sử dụng, giới quan sát ghi nhận hệ quả của việc quân đội Nga bị tham nhũng đục khoét, gây ra những tình trạng khẩu phần ăn của binh lính bị thiếu hay quá hạng sử dụng, dẫn đến nạn cướp phá các cửa hàng ở Ukraina, hay lốp xe tải kém chất lượng, dẫn đến tình trạng rất xe bị thủng lốp không di chuyển được ngay trên đường hành quân. 

Theo L’Express, trong cuộc duyệt binh gần đây trên Quảng Trường Đỏ, các thiết bị của quân đội Nga được phô trương để chứng minh cho quá trình hiện đại hóa quân đội do Putin đảm nhận vào khoảng năm 2010. Xe tăng T-14 Armata tối tân (đơn giá 5 triệu euro) đã gây chấn động.  

Thế nhưng, với số lượng ít, phương tiện này không được triển khai ở Ukraina. Phải chăng vì sợ chúng bị phá hủy? Ông John Schaus thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế cho biết: “Chỉ một người lính, với một khẩu súng bắn tên lửa chống tăng Javelin có thể dễ dàng tiêu diệt một chiếc xe tăng”. Loại bazooka này của Mỹ, trị giá 100.000 euro mỗi chiếc, đang gây thiệt hại rất lớn cho phía Nga.   

Tổn thất của quân đội Ukraina, một bí mật được giữ kín  

Riêng về tổn thất của lực lượng Ukraina, theo nhận định của hãng tin Pháp AFP ngày 31/03 vừa qua, đây vẫn là một “bí mật được giữ kín”. Con số gần đây nhất mà chính quyền Kiev tiết lộ hôm 12/03 vừa qua là 1.300 lính Ukraina thiệt mạng, bị đánh giá là thấp hơn so với thực tế.   

Michael Kofman, chuyên gia của tổ chức tư vấn CNA của Mỹ, tóm tắt: "Chúng tôi không biết nhiều về mức độ tổn thất của lực lượng Ukraina. Trên thực tế, chúng tôi không biết gì về điều đó",  

Cho đến nay, chính quyền Kiev chỉ mới đưa ra hai báo cáo về thiệt hại kể từ ngày 24/02. Gần đây nhất, ngày 12/03, Ukraina công nhận đã có 1.300 binh sĩ của họ thiệt mạng. Theo cách tính thông thường, trong thời chiến, cứ mỗi binh sĩ thiệt mạng thì có ba người bị thương. Vì vậy, quân đội Ukraine sẽ có ít nhất hơn 5.000 người bị “loại khỏi vòng chiến”, một con số chắc chắn là thấp hơn thực tế.  

Theo ghi nhận của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp (FRS), vấn đề đề bảo mật thông tin rất được người lính Ukraina tôn trọng nên người ngoài khó biết được mức độ các tổn thất và thiệt hại của Ukraina có thể rất lớn. 

Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, do ở trong tư thế phòng thủ, lực lượng Ukraina trên nguyên tắc, sẽ bị tổn thất ít hơn Nga. 

FRS lưu ý: "Cuộc xung đột ở Ukraine là một bằng chứng tuyệt vời về nguyên tắc của Clausewitz theo đó bên phòng thủ sẽ ít bị tiêu hao hơn phe tấn công… Điều này càng đúng vì các lực lượng Ukraina thường áp dụng các phương thức của chiến tranh du kích công nghệ cao, hơn là đối đầu thông thường, để tránh hỏa lực của Nga."  Trọng Nghĩa, RFI

New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979


'Chiến tranh biên giới 1979 bạo tàn làm tối đi cái nhìn của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc' là một bài phóng sự của báo Mỹ New York Times, viết từ Lạng Sơn.

'Chiến tranh biên giới 1979 bạo tàn làm tối đi cái nhìn của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc' là một bài phóng sự của báo Mỹ New York Times, viết từ Lạng Sơn.

Quân xâm lược được lệnh tiêu diệt không thương tiếc

Hà Thị Hiền chỉ mới 14 tuổi, khi pháo Trung Quốc nã rền vượt các ngọn đồi xuống quanh nhà em ở miền bắc Việt Nam và hàng trăm quân Trung Quốc tràn qua biên giới.

Hiền còn nhớ em cùng cha mẹ chạy nhanh qua những cây mận, mái tóc dài đến eo của em tung bay trong gió khi họ chạy trốn bọn xâm lược. Nhưng họ chạy đúng vào hướng quân thù tiến đến.
Bà Hiền chưa bao giờ có thể quên hết nỗi kinh hoàng của cuộc chiến tranh biên giới 1979
Bà Hiền chưa bao giờ có thể quên hết nỗi kinh hoàng của cuộc chiến tranh biên giới 1979 
Vài phút sau, người mẹ bị bắn chết ngay trước mặt Hiền, cha em bị thương nặng. Bà Hiền nay 49 tuổi, kể: "Tôi rất sợ, lúc ấy không thể nghĩ mình sẽ sống sót. Đạn vãi quanh tôi, tôi nghe được tiếng đạn bay và ngửi thấy mùi thuốc súng".

Bà Hiền đưa tay sát đầu để mô tả đạn bay sát, vào ngày đầu tiên của cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc.

Chiến tranh biên giới 1979, do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh "dạy cho Việt Nam một bài học", để trả đũa việc Việt Nam đưa quân tình nguyện qua Campuchia ngăn chặn những hành vi diệt chủng của đồng minh Khơme Đỏ của Trung Quốc.

Hai bên đều tuyên bố chiến thắng nhưng đều chịu tổn thất nặng nề. Những hoài niệm về cuộc chiến ấy hằn mãi dọc vùng biên giới, không chỉ về số binh sĩ hai bên tử trận, mà còn vì quân Trung Quốc đốt phá xóm làng khi rút quân, phá hủy bệnh viện và trường học. Sau này, quân đội Trung Quốc gọi đó là "nụ hôn tạm biệt".  

Lạng Sơn nay đã được tái thiết, những tòa nhà cao tầng sáng đèn tạo cảm giác về một điểm thương mại thịnh vượng. Nhưng người ở đây vẫn còn nhớ một dòng sông toàn xác chết, vẫn nhớ phải mất bao lâu mới bay tan hết mùi tử khí.

Ước tính tổng số lính hai bên bị giết là 50.000 quân, cộng thêm 10.000 dân thường Việt Nam bị giết. Lính Trung Quốc được chỉ đạo phải tàn nhẫn "thể hiện những cảm xúc cực đoan", theo một cựu sĩ quan tình báo Trung Quốc:

Xu Meihong đã qua Mỹ định cư và là người góp phần kể nhiều chuyện trong cuốn sách sử về cuộc chiến tranh biên giới 1979 mang tựa "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba" của tác giả Edward C. O’Dowd.

Dũng sĩ diệt quân xâm lược


Việc Trung Quốc quyết định san bằng Lạng Sơn để lại ấn tượng sâu sắc nơi một học sinh trung học, anh Lương Văn Lang nay là một bảo vệ. Anh kể: "Tim tôi tràn hận thù, toàn thành phố bị phá hủy, mọi thứ đều là đống đổ nát".
Bà Hiền thăm mộ người mẹ đã bị quân Trung Quốc bắn chết ngày 17/2/1979
Bà Hiền thăm mộ người mẹ đã bị quân Trung Quốc bắn chết ngày 17/2/1979 
Hai năm sau khi lính Trung Quốc rút, Lang được tuyển làm tay súng bắn tỉa ở đơn vị dân phòng, nhằm chống Trung Quốc thực hiện các cuộc đánh lén suốt những năm 1980.

Lang kể: "Tôi thường thức giấc lúc 2 giờ sáng, từ một cao điểm trông thấy lính Trung Quốc đào hầm. Đồi của chúng thấp hơn đồi của chúng tôi, đôi lúc chúng chuyển lên cao hơn. Chúng tôi chờ khi chúng chuyển đi thì bắn chúng".

Lang đã tiêu diệt 6 tên lính Trung Quốc trong 10 ngày, anh tự hào kể và vì lòng can đảm cùng việc bắn hạ địch chính xác, Lang được trao tặng 3 huy chương mà nay anh trân trọng cất giữ trong một chiếc hộp lót vải satin.

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ hữu nghị anh em ấm lại, thương mại vùng biên nở hoa, những hoài niệm về chiến tranh tàn phai.

Nhưng các hoài niệm ấy ồ ạt trở lại hồi cách đây 2 tháng, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày nào cũng có chuyện tàu Trung Quốc đâm va, rượt đuổi tàu Việt Nam.

Bà Hiền nay mở một khách sạn ở Lạng Sơn đón khách du lịch Trung Quốc, nói bà vẫn nhớ nỗi kinh hoàng thời niên thiếu. Sau khi mẹ bà bị lính Trung Quốc giết, bộ đội biên phòng Việt Nam nhờ một người phụ nữ lớn tuổi trông nom người thiếu nữ. Họ khuyên hai người mất gia đình cùng những người đồng cảnh ngộ đến trú ẩn trong một cái hang.  

Bà Hiền kể: "Hàng trăm người đã bị giết ở đó. Tôi nhìn thấy một chị bị chặt hết hai đùi, nằm trên khoảnh đất. Nhìn mắt chị, biết chị còn sống và xin cứu, nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được...".

Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?


Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa Trung Quốc với Việt Nam chỉ kéo dài chưa tới 1 tháng, nhưng kinh hoàng đến độ di sản của cuộc chiến này thấm lan sang mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.  

Việt Nam đã phải triển khai nghệ thuật sống cạnh một láng giềng quyền lực, một kỹ năng đã được khổ luyện suốt hàng ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ và trải qua hơn chục cuộc chiến tranh với Trung Quốc .

Nhưng với Trung Quốc ngày càng giàu hơn, quân đội mạnh hơn và nhiều tham vọng hơn bao giờ hết, tinh thần ghét Trung Quốc của người Việt dâng cao.

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy, ông Leon E. Panetta thăm vịnh Cam Ranh, nơi Mỹ từng có căn cứ lớn thời chiến tranh Việt Nam, nhưng quân đội Việt Nam vẫn giữ khoảng cách với Mỹ.

Một phần lý do của sự xa cách: Mỹ cấm bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam, nhưng Washington đang ngày càng quan tâm gỡ bỏ lệnh cấm này và ứng viên Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius, khi điều trần trước Thượng viện hồi tháng 6, đã đề nghị Mỹ nên xem xét gỡ bỏ lệnh cấm này.

Hiện Việt Nam chủ yếu mua vũ khí Nga, Ấn Độ và Israel. Việt Nam đã nhận 2 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và đặt mua 4 chiếc nữa.

Nhật cũng hứa cung cấp tàu tuần duyên. Và nhằm khuyến khích Việt Nam đón nhận nhiều thêm từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố gói 18 triệu USD giúp phương tiện phi sát thương cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, khi ông thăm Việt Nam hồi tháng 12/2013.

Việt Nam không muốn Mỹ can thiệp, theo ông Đặng Đình Quý, chủ tịch Viện Ngoại giao Việt Nam. Ông nói: "Chúng tôi không kỳ vọng có sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Chúng tôi tin tưởng có thể tự giải quyết được vấn đề. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược hiện nay nhằm tránh va chạm và nếu điều đó có xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng xử lý. Chúng tôi hoan nghênh những ai sử dụng biển Đông nếu họ bảo đảm hòa bình, ổn định và trật tự trên khu vực này".

https://www.hinhanhlichsu.org/2020/08/nhung-quoc-gia-tham-chien-tai-viet-nam.html

NHỮNG VỤ VIỆT CỘNG THẢM SÁT TẬP THỂ  DÂN LÀNH VÔ TỘI - LS.Lê Duy San 

Kể từ khi Việt Minh (tức Việt Cộng) cướp được chính quyền vàongày19/8/1945 tới nay, bọn Việt Cộng đã giết tới cả chục triệu dân Việt Nam. Giết người có tội hay chống đối chúng đã đành, chúng còn giết cả người vôtội, cả người không hề chống đối chúng. Đối với chúng, “Thà giết lầm, dùgiết lầm cả trăm, cả ngàn người vô tội, còn hơn thả lầm một người có tội”. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bọnViệt Cộng đã thực hiện không biết là bao nhiêu cuộc thảm sát tập thể nhữngngười dân Việt Nam hiền lành vô tội. Dưới đây chỉ là mấy vụ thảmsát tậpthể điển hình mà người viết được biết. Vụ thảm sát 1: Vụ thảm sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi. Ngay sau khi Việt Minh, tức Việt Cộng sau này, cướp được chínhquyền của Thủ Tướng Trần Trọng Kim vào ngày 19/8/1945, chúng đã thựchiện nhiều vụ tàn sát tập thể các dân lành tại nhiều xã thuộc các huyệnBìnhSơn, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành trong tỉnh Quảng Ngãi. Tổng cộngsốngười bị Việt Minh giết lên đến gần 3,000 người, đa số là tin đồ Cao Đài. Theo Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh tại Hoa Kỳ trình bày chi tiết trước ỦyHội Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào tháng 4/1999 thì có vùng người dân“bị giết hết cả già trẻ lớn bé mà mồ chôn tập thể cùng khắp các miền quê…”. Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có bảng liệt kê danh tánh các nạn nhânlênđến con số 2,791 người. Danh sách này cũng được ghi nơi Đài TưởngNiệmthiết lập từ năm 1956 tại Quảng Ngãi. Sau năm 1975 chính quyền cộngsảnđã cho triệt hạ phá bỏ hết tất cả mọi dấu tích đi. Luật sư Đoàn Thanh Liêmcho biết đồ tể khét tiếng trong vụ thảm sát này tên là Đặng Bửu sau nàygiữchức vụ hiệu trưởng Trường Chính Trị Nguyễn Ái Quốc ở Hà nội. Vụ thảm sát 2: Tàn sát cả ngàn người trong vụ “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toánmónnợ máu. Các đảng viên CS được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyềnhành, khôi phục đảng tịch, cũng liền tìm đến ngay các đồng chí đã vucáohọđể trả thù. Họ đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồngcon đã bị giết oan uổng, tài sản đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp và đòi quyềnđược di chuyển tự do vào Nam như đã ghi trong Hiệp định Geneve 1954. Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An) Vụ dân chúng nổi dậy lớn nhất là vụ “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” ởNghệ An vào đầu tháng 11/1956. Theo Cẩm Ninh, tác giả bài “ QuỳnhLưuKhởi Nghĩa” thì đây là “Một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chínhsáchcai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách RuộngÐất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.” Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấpởcác xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trungđãmở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ CSVN. Ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứhai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về những ngày tới. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo độngđãxảyra. Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dânchúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trởthành1vòng bao vây thứ tự. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự thamgia củagần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đãđược truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục: Anh đi giết giặc lập công, Con thơ emgửi mẹ bồngÐể theo anh ra tiền tuyến, Tiêu diệt đảng cờ HồngNgày mai giải phóng, Tha hồ ta bế ta bồng con ta. Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điềuđộng Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa vào baovây. Và Ngày 14/11/1956, VănTiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhândânQuỳnh Lưu. Con số thương vong bị Việt Cộng dấu kín, nhưng theo nhữngngười dân Qùynh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết ít nhất cũngcả ngàn người và số người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên 6,000 người. Vụ thảm sát 3: Vụ thảm sát dân làng Dak Son. Dak Son thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông Bé. Là một ngôi làngmới được dựng lên bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho khoảng 800đồngbào dân tộc miền núi sau khi họ đã vượt thoát từ những vùng cao nguyênbị kiểm soát hoặc khủng bố bởi những đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt. Đúng vào ngày này 05/12/1967, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảyratại khu làng Dak Son. Sau khi đã chiếm được làng, đoàn quân man rợnàyđãhò hét và ra lệnh phải thiêu hủy toàn bộ làng Dak Son. Những vòi lửa phóng ra đã đốt cháy nhà cửa kể cả những ai đangtrốnhoặc không kịp chạy khỏi nhà. Một số người sống sót chạy xuống hầmđểtrốn thì bị chết vì ngộp thở. Một số nhà chưa cháy thì bị phá sập bởi lựuđạn. Khi đã hết nhiên liệu phóng lửa thì CSBV bắt đầu dùng tới súng đểtànsát. Chúng tìm được 160 người còn sống và bắt ra khỏi hầmrồi xử tửtại chỗ60 người. Khoảng 100 người còn lại chúng bắt theo vô rừng. Tổng cộng 252 dân làng đã bị giết trong cuộc tàn sát này, đa sốlàđànbà và trẻ em. Vụ thảm sát 4: Vụ thảm sát năm Mậu Thân 1968 tại Huế. Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, lợi dụng hưu chiến trongdịpTết Nguyên Đán, Quân đội Cộng Sản Hà Nội và Quân Giải phóng miềnNam Việt Nam, con đẻ của Cộng Sản Hà Nội đã bất thình lình tấn côngtại nhiều thành phố của miền Nam Việt Nam, trong đó có Sài Gòn và Huế. Chúng chiếm được Huế và tưởng là đã “giải phóng” vĩnh viễn được thànhphố này nên Lực Lượng Cách Mạng Huế cùng với Liên Minh Dân Tộc DânChủ Hòa Bình của Lê văn Hảo đã họp hội nghị để thành lập một ChínhQuyền Cách Mạng, với mục đích tổ chức việc quản trị thành phố và chuẩnbị chống lại sữ phản công của quân đội VNCH. Ngày 15 tháng 2 năm1968ỦyBan Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế được thành lập và Lê VănHảođảm nhiệm chức vụ chủ tịch.” Sau khi Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế được thànhlập, chúng ra thông cáo yêu cầu tất cả các quân cán chính của chính quyềnVNCH phải ra trình diện rồi bắt giữ họ. Chúng cho những tên cộng sảnnằmvùng như anh em Hòang Phủ Ngọc Tường, Hòang Phủ Ngọc Phan, NguyễnĐắc Xuân v.v…đi lùng bắt những người trốn tránh không chịu ra trìnhdiệnvà những người chúng nghi là thành phần “phản động. Nhiều người bị giết ngay tại nhà, trước ngõ hoặc trên đường phố và được chúng chôn ngaytại chỗ. Việt Cộng tập trung đồng bào Huế để tìm bắt quân nhân và côngchứcVNCH Trong 28 ngày chiếm giữ Huế, bọn Việt Cộng (bộ đội Bắc Việt vàquân đội Gỉai Phóng Miền Nam) ngày nào cũng đi lùng bắt giết các quânnhân VNCH nghỉ phép về nhà ăn Tết và viên chức của VNCH. Nhữngngười dân thường không theo chúng, chúng cũng bắt và giam giữ tại nhiều nơi khác nhau. Số người bị bắt giam vào khỏang gần 10,000 người. Khi quân đội VNCH phản công và tái chiếm thành phố Huế, để dễdàng và an tòan cho cuộc rút lui, chúng đã bắt những người dân mà chúngđang giam giữ, đào những hầm hố lớn, nói là, nói là để làmhầmtrú ẩn. Đàoxong, chúng xả súng bắn vào họ rồi lấp đất chon họ luôn. Nhiều người chưa chết, chúng cũng chôn luôn. Một hầm chôn tập thể ở Huế được khai quật Sau khi quân đội VNCH tái chiếm được Huế, do sự chỉ dẫn của dânchúng, người ta đã khám phá được gần 100 hầm hố chôn người. Có hốchôn5, 3 người, có hố chôn một vài chục người. Còn hầm thì chôn ít nhất cũngcócả trăm người. Tổng cộng số xác chết vào khỏang hơn 5,000 người, chưakểhơn 2,000 người mất tích (7). Nhiều nạn nhân bị trói hai tay và bị bắnvàođầu. Có thể nói đây là vụ người dân VN bị Việt Cộng tàn sát tàn bạo và dãman nhất trong cuộc chiến Việt Nam (1955-1975) Vụ thảm sát 5: Vụ thảm sát dân làng Dục Đức tại Đà Nẵng. Làng Dục Đức nằm vị trí khoảng 20 dặm về phía tây namĐà Nẵng, làmột trong những khu vực mất an ninh nhất trong chiến tranh Việt Nam. Cáclàng trong khu vực này luôn bị tấn công bởi bộ đôi chính quy Bắc Việt vàViệt Cộng khủng bố nên đã được lính Mỹ bảo vệ. Vào tháng 8 năm 1970, khi những người lính Mỹ cuối cùng đã rời làng Dục Đức. Bảy tháng sau đó vào ngày 28 tháng 3 năm1971, hai trungđoàn bộ đội cộng sản Bắc Việt đã tấn công tàn sát, giết chết cả 100 dânlànggồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em, làm bị thương hơn 150 người và đốt cháykhoảng 800 ngôi nhà. Làng Dục Đức sau ngày 31/3/71 Vụ thảm sát 6: Vụ thảm sát ở ấp Tân Lập, tỉnh Long Khánh. Ngày 21 tháng 4 năm 1975, một một trận chiến ác liệt đã xẩy ra tại thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng của Quân lực Việt NamCộngHòa, Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã triệt thoái khỏi trận địa, cácđơn vị của Sư đoàn 341 Việt Cộng thuộc Quân đoàn IV của Tướng HoàngCầm, được lệnh tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con, dọc theoQL.1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngõ đi vào Thị xã Xuân Lộc từ hướngTây. Mặc dù rất thận trọng trong lúc tiến quân tiến vào xã Tân Lập, chúngđã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ nghĩa quân gài. Mìn nổ đã làmcho một số cán binh cộng sản chết và bị thương. Chúng tức giận, đã bắnB40, B41 rồi bắn AK 47 xối xả vào đám dân làng đang ra đứng trước nhà để "hoan hô bộ đội giải phóng". Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân làng tập trungtại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt xuống mặt đất rồi ra lệnh nổ súng giết hết. Những người còn sống, chúng dùng lưỡi lê đâmchém cho đến chết mới thôi. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn nhân. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đóvẫncòn tồn tại tại xã Tân Lập, Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh. Vụ thảm sát 7: Vụ thảm sát dân làng Ba Chúc, tỉnh An Giang. Vào tháng 4/1978, hơn 3,157 dân làng Ba Chúc thuộc tỉnh An Giangđã bị Việt Cộng thảm sát dã man, tàn bạo và khủng khiếp hơn cả vụ thảmsát đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Theo ông Nguyễn Vĩnh Long Hồ thì “Nạn nhân gồmcả đàn bà, trẻcon Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA, TRƯỜNGHỌCtại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT - MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ trongvòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọnLãnh đạo Đảng CSVN là đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhândochúng thảm sát, đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác cămthùgiữa hai dân tộc VIỆT NAM – KAMPUCHEA”. “Sau khi phối kiểm và phân tách “Câu chuyện làng BA CHÚCở biêngiới MIÊN - VIỆT” của ông HOÀNG QUÝ (mạng lenduong. net ngày 5/02/2004), chi tiết về cụm nhà mồ BA CHÚC kể trên và thơ tố cáo của ôngTRẦN H. Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông TRẦNH, và ôngHOÀNG QUÝ đều xác nhận là tất cả nạn nhân đều bị thảmsát tại CHÙAVÀ TRƯỜNG HỌC . Ông TRẦN H. viết: “... CSVN đưa sư đoàn 30 CSBVán ngữdầyđặcdọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và bộđội Cộng sản bắt dân vào CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC ngủ để chúng bảovệ. Nửa đêm, dân ngủ mê, chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trườnghọc bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặc. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạchlàmhằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổn dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên3.000người bị chúng viết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứađống xương vô định chất cao bằng đầu...” Sọ dân làng Ba Chúc Tại sao bọn CSVN lại thảm sát tập thể dân làng Ba Chúc ? Cũngtheoông Nguyễn Vĩnh Long Hồ thì “Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầuđếnBa Chúc dưới chân làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa và đa số chùa nàocũng giữ theo truyền thống là tường xây bằng gạch nhưng mái lợp lá. Riêngtại làng Ba Chúc có khoảng 15.000 tín đồ Bửu Sơn kỳ Hương thờ vị GiáoTổĐức Phật Thầy Tây An, lấy giáo lý PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Nhẫn và tám Điều Răn của Đức Thầy để tu thân. Điềunầy chúng minh dã tâm của bọn CSVN vừa tiêu diệt tín đồ PGHH, vừa đốt luôn các chùa chiền, nơi tín đồ PGHH thờ phượng đấng thiêng liêng, rồi đổtội diệt chủng cho bọn Khmer Đỏ đã biến mất về phía bên kia biên giới, thếlà xong! Những việc giết người tập thể là sách lược của bọn CSVN, cótínhtoán tinh vi và được thực hiện từng bước theo kế hoạch được dàn dựnghẳnhoi. Đây là độc chiêu “nhất tiển hạ song điêu” của bọn CSVN”. Trên đây chỉ là bẩy vụ điển hình mà Việt Cộng đã thảmsát tập thểdânlành vô tội. Thực ra thì trong suốt thời gian chiến tranh Việt Namcó cả hàngtrăm vụ thảm sát tập thể tương tự nhưng đã được bọn Việt Cộng che dấurất kỹ. Tội ác của bọn chúng đã gây ra cho dân tộc Việt Namlà những tội áctầyđình, “trời không dung, đất không tha”, dù có cho voi giày, ngựa xé cũngchưa xứng. 

LS .Lê Duy San

ác vụ thảm sát dưới chế độ Cộng sản

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Những vụ thảm sát (hay tàn sát, giết người hàng loạt hoặc thanh trừng chính trị) đã xảy ra tại một số quốc gia vào thế kỷ 20 và 21 theo chế độ Cộng sản. Các vụ thảm sát này chủ yếu là những vụ thanh trừng nhằm loại bỏ đối thủ chính trị, hoặc để cướp chính quyền cách trực tiếp hoặc gián tiếp để cai trị một đất nước, một dân tộc. Một số học giả cho rằng những sai lầm trong quan điểm chính trị và chính sách của chính quyền cộng sản là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ giết người, được coi là "giết người thảm sát" (democide), "thanh trừng chính trị" (politicide), "thanh trừng giai cấp" (classicide), hay tội diệt chủng (genocide). Số lượng nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp được ước tính lên đến hàng chục triệu, tùy theo nhiều nguồn khác nhau. Trong cuốn sách Le Livre noir du communisme, nhà sử học Martin Malia cho rằng có khoảng 85 đến 100 triệu người đã bị giết dưới chế độ Cộng sản[1] vì nhiều lý do khác nhau.

Tính đến nay, số lượng nạn nhân chính xác vẫn chưa được tiết lộ do sự che giấu của chính quyền các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia cộng sản. Tại Liên Xô dưới thời Lenin và Stalin, ước tính đã có hơn 300.000 đến 600.000 người chết do các cuộc Khủng bố Đỏ (Красный террор) và Đại thanh trừng (Большой террор).[2][3] Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, chiến dịch kinh tế Đại nhảy vọt đã khiến từ 18 đến 45 triệu người chết bởi nạn đói do nông nghiệp đình trệ[4][5] và cuộc Cách mạng văn hóa đã khiến cho hàng nghìn người trở thành nạn nhân tại Trung Quốc.[6] Ngoài ra, hơn 2 triệu người đã bị giết tại Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ (đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Ước tính số người chết rất khác nhau: Benjamin Valentino, Phó Giáo sư tại Dartmouth College, trích dẫn ước tính con số này của ba quốc gia là từ 21 triệu lên tới 70 triệu người.[7]Định nghĩa

Các quốc gia theo chế độ cộng sản năm 1979–83, giai đoạn mà số lượng quốc gia cộng sản đạt mức cao nhất, tuy sau này đã bị suy thoái.

Các quốc gia theo chế độ cộng sản trong lịch sử là những quốc gia được định nghĩa đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa theo các quan điểm chính trị của Karl Marx và Lenin (chủ nghĩa Marx-Lenin), Stalin (chủ nghĩa Stalin) hay Mao Trạch Đông (chủ nghĩa Mao).

Những vụ giết người có chủ đích mà không phải do chiến tranh dưới chế độ cộng sản đã được ghi nhận lại.[8][9] Nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả những vụ giết người trên, cụ thể bao gồm:

  • Diệt chủng (Genocide)[8]
  • Thanh trừng chính trị (Politicide)[10]
  • Giết người thảm sát (Democide)[11]
  • Tội ác chống lại nhân loại (Crime against humanity)[12]
  • Thanh trừng giai cấp (Classicide)[13]
  • Khủng bố (Terror)[9]
  • Giết người hàng loạt (Mass killings)[14]
  • Communist Holocaust hay Red Holocaust[15] — nôm na có nghĩa là "Thảm họa Cộng sản", lấy cảm hứng từ Holocaust — vụ tàn sát người Do Thái trên lãnh thổ Phát xít Đức

So sánh với chế độ tư bản

Nhà sử học gốc Do Thái Daniel Goldhagen kết luận rằng chế độ cộng sản thế kỷ 20 "đã giết hại nhiều người hơn bất cứ chế độ nào khác".[16] Các học giả khác trong lĩnh vực nghiên cứu về cộng sản như Steven RosefieldeBenjamin Valentino và R.J. Rummel cũng có những kết luận tương tự.[17][18] Rosefielde khẳng định rằng "Thảm họa Cộng sản" (Red Holocaust) đã gây ra cái chết cho nhiều người như Holocaust (cuộc tàn sát người Do Thái trên lãnh thổ phát xít Đức) và Tội ác chiến tranh Nhật Bản gây nên tại châu Á. Khi so sánh với chủ nghĩa tư bản, Rosefielde cũng nhận định: "dù không thể phủ nhận rằng chế độ tư bản đã tàn sát hàng chục triệu người dân xứ thuộc địa trong thế kỷ 20 mà hầu hết là do bóc lột và nạn đói, cũng không thể bằng những vụ thanh trừng có chủ đích của chế độ cộng sản".[18]

Liên Xô (1922–1991)

Biển tưởng nhớ 40.000 dân thường bị bắn chết tại Moskva, Nga trong "những năm kinh hoàng" thời Liên bang Xô Viết. Biển được dựng năm 1990.

Tổng thống Nga Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10 năm 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Đàn áp Chính trị", phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin: "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị". Medvedev viết rằng:

Sau khi Liên Xô giải thể, bằng chứng từ các tài liệu lưu trữ của Liên Xô đã trở thành có sẵn, có chứa các hồ sơ chính thức của việc thực hiện khoảng 800.000 tù nhân dưới thời Stalin với một tội phạm chính trị hay hình sự, khoảng 1,7 triệu người chết trong trại cải tạo lao động của Liên Xô (gulag) và con số 390.000 ca tử vong trong quá trình tái định cư bắt buộc kulak - cho tổng số khoảng 2,7 triệu nạn nhân chính thức được ghi trong các loại này.[20]

Ước tính về số người chết tại Liên Xô dưới sự thống trị của Stalin vẫn là chủ đề tranh cãi của các học giả nghiên cứu Liên Xô.[21][22] Các kết quả được công bố thay đổi tùy vào các tiêu chí, phương pháp tính toán, ước tính và các tài liệu lịch sử. Một số nhà sử học đưa ra nhiều số liệu khác nhau cho các giai đoạn lịch sử khác nhau của Liên Xô.[23][24][25][26][27] Một số học giả, bao gồm chuyên gia viết tiểu sử Stalin Simon Sebag Montefiore, cựu thành viên Bộ Chính trị Alexander Nikolaevich Yakovlev và Jonathan Brent của Đại học Yale, công bố số người chết vào khoảng 20 triệu người.[28][29][30][31][32][33][34] Theo Stephen G. Wheatcroft, chế độ của Stalin có thể bị buộc tội gây ra "những cái chết có chủ đích" cho khoảng một triệu người, mặc dù số lượng người chết do "bỏ bê hình sự" và "sự khắc nghiệt" của chế độ là cao hơn đáng kể.[35] Tuy nhiên, một số chính sách của chế độ Stalin, không chỉ giết hại những người Liên Xô mà còn giết hại cả những người ngoại quốc trong khu vực Đông Âu và Mông Cổ.[36][37][38]

Adam Jones, học giả diệt chủng học cho rằng "có rất ít tài liệu ghi chép về việc thanh trừng trong giai đoạn 1917 khi những người đảng Bolshevik Liên Xô lên nắm quyền".[39]

Khủng bố Đỏ

Bích chương tuyên truyền chống cộng tại Ba Lan trong cuộc chiến tranh Ba Lan—Nga những năm 1920. Tiêu đề lớn viết: "Tự do kiểu Bolshevik".

Trong thời gian nội chiến Nga, hai bên tung chiến dịch chống khủng bố (Hồng quân và Bạch vệ). Các khủng bố đỏ lên đến đỉnh điểm trong việc hành quyết tổng cộng của hàng chục ngàn "kẻ thù của nhân dân" bởi cảnh sát chính trị, các Cheka.[40][41][42][43] Nhiều nạn nhân đã bị buộc trở thành "con tin của tư sản", bị vây bắt sẵn sàng để bị hành quyết trả thù cho bất kỳ hành động bị cáo buộc phản cách mạng.[44] Nhiều người bị giết chết trong và sau khi đàn áp cuộc nổi dậy, chẳng hạn như các cuộc nổi loạn Kronstadt và cuộc nổi loạn Tambov. Giáo sư Donald Rayfield phát biểu rằng "chỉ riêng sự đàn áp các cuộc nổi loạn tiếp theo tại Kronstadt và Tambov dẫn đến hàng chục ngàn người bị hành quyết".[45] Một số lượng lớn các giáo sĩ Chính thống giáo cũng bị giết.

Các chính sách bài trừ người Cossack (decossackization) là nỗ lực của lãnh đạo Xô viết để "loại bỏ, tiêu diệt, và trục xuất toàn bộ các dân tộc chống đối khỏi lãnh thổ", theo Nicolas Werth.[46] Trong những tháng đầu năm 1919, khoảng 10.000 đến 12.000 người Cossack đã bị hành quyết[47][48] và con số lớn hơn bị trục xuất sau khi làng mạc của họ bị phá hủy.[49]

Đại thanh trừng (Yezhovshchina)

Những ngôi mộ tập thể có niên đại từ năm 1937-1938 đã được khai quật với hàng trăm thi thể được các thành viên trong gia đình nhận dạng.[50]

Các nỗ lực củng cố địa vị của Stalin dưới vai trò lãnh đạo của Liên Xô đã dẫn đến sự leo thang trong việc bắt giữ và hành quyết nhiều người, đỉnh điểm là năm 1937-1938 (khoảng thời gian đôi khi được gọi là "Yezhovshchina", hay thời kỳ Yezhov), và tiếp tục cho đến khi Stalin chết năm 1953.[51] Khoảng 700.000 trong số này đã bị tuyên án tử hình, những người khác thiệt mạng từ đánh đập và tra tấn trong khi bị "tạm giữ điều tra"[52] và trong các Gulag (trại cải tạo) vì đói, phơi nhiễm, bệnh tật và làm việc quá sức.[53]

Các vụ bắt giữ thường được viện dẫn các luật về phản cách mạng, trong đó bao gồm việc không báo cáo các hành động mưu phản và, trong một sửa đổi luật năm 1937, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong các vụ điều tra của Cục An ninh Nhà nước của NKVD (GUGB NKVD) vào tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938, ít nhất là 1.710.000 người đã bị bắt và 724.000 người bị hành quyết.[54].

Về đàn áp giáo sĩ, Michael Ellman đã nói rằng: "...khủng bố chống lại giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga và của các tôn giáo khác (Binner & Junge 2004) năm 1937 - 38 cũng có thể hội đủ điều kiện như là nạn diệt chủng"[38] Trích dẫn các tài liệu nhà thờ, Alexander Nikolaevich Yakovlev đã ước tính rằng hơn 100.000 linh mục, tu sĩ và nữ tu đã được bị hành quyết trong thời gian này.[55] Phần lớn các nạn nhân là các cựu "kulaks" và gia đình của họ, với 669.929 người bị bắt và 376.202 bị hành quyết.[56]

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Thời Mao Trạch Đông

Năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo chính thức nắm quyền tại Trung Hoa đại lục sau cuộc nội chiến đẫm máu giữa Trung Hoa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Kể từ đó, Mao nắm quyền tại Trung Quốc từ 1949 đến 1976, các chính sách và chủ trương của Mao đã khiến cho hàng chục triệu người thiệt mạng; nhiều nhà sử học cho rằng dưới thời Mao đã có một cuộc diệt chủng và tàn sát quy mô lớn diễn ra ở Trung Quốc.[57][58]

Cải cách ruộng đất và đàn áp những người phản cách mạng

Vụ tàn sát quy mô lớn đầu tiên tại Trung Quốc dưới thời Mao diễn ra trong cuộc cải cách ruộng đất và cuộc đàn áp những người phản cách mạng (thường là những người theo phe Trung Quốc Quốc dân Đảng (Đảng Quốc Dân)). Trong một tài liệu xuất bản năm 1948, Mao Trạch Đông dự định rằng "một phần mười tá điền, địa chủ [ước tính khoảng 50 triệu người] cần phải bị loại bỏ" để cải cách ruộng đất.[58] Trên thực tế, ít nhất một triệu người đã bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất.[59]

Cuộc đàn áp những người bị cho là "phản cách mạng" chủ yếu nhắm vào thành viên của Đảng Quốc Dân, vốn là phe đối lập của Đảng Cộng sản, và những quan chức bị tình nghi là "phản bội" lại Đảng Cộng sản.[60] Ước tính đã có khoảng 712.000 đến 10 triệu người bị xử tử trong cuộc đàn áp đẫm máu.[61] Hơn một triệu người bị đưa vào các trại cải tạo lao động và khoảng 1.200.000 người bị "theo dõi".[62]

Đại nhảy vọt (1958–1961)

Một lượng lớn lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất thép công nghiệp trong cuộc Đại nhảy vọt đã làm cho mùa màng thất bát, gây nên nạn đói lớn ở Trung Quốc khiến khoảng 20–46 triệu người chết (5% dân số).

"Đại nhảy vọt" là tên gọi của một kế hoạch cải tổ kinh tế và xã hội khởi xướng bởi Mao Trạch Đông cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1958 đến năm 1961. Mục đích ban đầu của chiến dịch là biến Trung Quốc lúc bấy giờ từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại theo Xã hội chủ nghĩa và cải tổ nông nghiệp. Tham vọng của Mao lúc bấy giờ là có thể vượt qua nền kinh tế của Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ trong vòng 15 năm.[63]

Rất nhiều kế hoạch đã được đề xuất, bao gồm các thử nghiệm của loại hình kinh tế theo kiểu hợp tác xã, tiến hành công nghiệp hóa và cải tổ tưới tiêu.[64] Tuy vậy, các kế hoạch ban đầu không những không thành công mà còn gây nên một thảm họa kinh tế cho Trung Quốc. Mặc dù những sáng kiến nông nghiệp không mấy sáng sủa nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu hoạch rất hứa hẹn được mùa. Chẳng may, nhiều lao động đã được chuyển qua sản xuất thép và các dự án xây dựng công nghiệp, đồng nghĩa với việc mùa vụ bị bỏ bê không thu hoạch tại vài nơi, và sản lượng lương thực sụt giảm.[65] Trong giai đoạn 1958-1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù việc nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nông thôn vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công của những kế hoạch của ông.

Đại nhảy vọt được đa số mọi người, kể cả trong và ngoài Trung Quốc, coi là một thảm họa kinh tế mà ảnh hưởng của nó vẫn tác động lên Trung Quốc trong nhiều năm sau đó; nhiều người ví von nó với cái tên "Đại nhảy lùi". Những chính sách không đúng đắn, cùng với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán) là nguyên nhân dẫn đến Nạn đói lớn ở Trung Quốc giai đoạn 1958-61.[66] Theo nhiều nguồn thống kê khác nhau, số người chết do thiếu đói dao động từ 20 triệu đến 46 triệu (khoảng 5% dân số, tổng dân số Trung Quốc bấy giờ là 600 triệu), trở thành nạn đói có quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.[67] Một số nguồn cho rằng khoảng 2,5 triệu người bị bắt giam, tra tấn hoặc xử bắn do phản đối những chính sách của Mao.[68] Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc trong suốt 6 thế kỷ, dân số giảm đi một cách rõ rệt.[69]

Trong những Đại hội Đảng năm 1960 và 1962 sau đó, Mao Trạch Đông đã bị chỉ trích trước Đại hội do những hậu quả mà Đại nhảy vọt để lại. Điều này đã khiến cho những đảng viên dung hòa như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình được lợi và giành được nhiều sự ủng hộ, và Mao bị mất đi tiếng nói. Chính điều trên đã khiến cho Mao khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966, một cuộc thanh lọc chính trị quy mô lớn cùng với giai đoạn hỗn loạn và vô chính phủ trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, kéo theo hàng triệu người trở thành nạn nhân của cuộc bài trừ những đổi thủ chính trị, bao gồm cả Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.[70]

Cách mạng văn hóa (1966–1976)

Sau khi kế hoạch Đại nhảy vọt thất bại, Mao Trạch Đông dần mất đi tiếng nói trong Đảng Cộng sản. Để củng cố lại quyền lực, Mao khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966 với mục đích loại bỏ những "tư sản tự do" để tiếp tục cuộc cách mạng vô sản, đồng thời cũng loại bỏ những người bất đồng ý kiến với Mao, bao gồm các quan chức khác như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.[70] Chính những vụ thanh trừng chính trị đã củng cố lòng trung thành của quân đội với Mao.[71]

Cô Lâm Chiêu (林昭, Lin Zhao) là một nạn nhân nổi bật trong cách mạng văn hóa. Cô bị xử tử hình với tội danh "...phê phán Đảng Cộng sản vĩ đại của chúng ta và Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại..."[72]

Hàng triệu người Trung Quốc đã bị hành hình trong giai đoạn hỗn loạn và vô chính phủ của cuộc cách mạng văn hóa. Những người bị cho là gián điệp, "phản bội", "tư sản" hay những tầng lớp địa chủ và tá điền là nạn nhân của những vụ tử hình trước công chúng, đánh đập đến chết, tra tấn, kết án tù, hãm hiếp, lợi dụng và phải chịu điều kiện y tế thấp kém. Ước tính hàng trăm ngàn người đã bị tàn sát, bỏ đói và bị bắt lao động khổ sai. Hàng triệu người khác bị lưu đày. Giới trẻ từ thành phố bị buộc phải rời đến vùng nông thôn và bị cải tạo, "giáo dục" theo đường lối ca ngợi Đảng Cộng sản.[73]

Trong cuộc cách mạng văn hóa, một "đội quân" bao gồm các học sinh, sinh viên mang tên Hồng vệ binh được sử dụng để khai trừ những người bị cho là "phản cách mạng".[74] Tháng 8 năm 1966, hơn 100 giáo viên đã bị chính học sinh của mình giết hại tại phía Tây của Bắc Kinh.[75] Một trong những nạn nhân nổi bật trong cuộc cách mạng văn hóa là cô Lâm Chiêu (林昭, Lin Zhao). Sau khi trải qua Nạn đói lớn do những chính sách sai lầm của Mao, cô xuất bản một tờ báo không công khai chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản. Sau đó, cô bị bắt giam 20 năm tù, bị đánh đập và tra tấn dã man.[76] Năm 1966, thời gian khởi điểm của cuộc cách mạng văn hóa, cô bị kết án tử hình vì bốn tội danh: "1. Tấn công, chửi rủa và phê phán Đảng Cộng sản vĩ đại của chúng ta và Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại... 2. Có thái độ phê phán chế độ chuyên chế và xã hội chủ nghĩa... 3. Công khai hô hào những khẩu hiệu phản kháng, chống lại án tù, khích động tù nhân nổi loạn, và có những hành động đe dọa để trả thù cho việc bị kết tội xử hình phản cách mạng... 4. Liên tục giữ thái độ từ chối tội danh, từ chối cải tạo giáo dục và từ chối cải cách..."[72] Năm 1968, cô bị xử tử bằng súng; gia đình cô Chiêu không hề biết đến chuyện này cho tới khi một sĩ quan Đảng Cộng sản tới nhà mẹ của cô để thu năm xu tiền mua viên đạn dùng để bắn cô Chiêu.[77]

Ngoài những vụ thanh trừng đối thủ chính trị, cuộc cách mạng văn hóa còn nhằm vào các dân tộc thiểu số trên Trung Hoa đại lục. Tại tỉnh Nội Mông Cổ, hơn 790.000 người Mông Cổ bị bắt, trong đó 22.900 người bị đánh đập tới chết.[78] Năm 1975, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra một cuộc thảm sát 1.600 người Hồi theo đạo Hồi. Tại các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, các trường học của người Triều Tiên bị phá hủy.[79] Những người dân Tây Tạng cũng lâm vào cảnh tương tự, họ bị bắt giữ, đàn áp và tra tấn; đến cuối năm 1979, gần 600.000 nhà sư và ni cô Phật giáo Tây Tạng bị giết chết hoặc tra tấn đến nỗi cơ thể bị dị dạng.[80]

Giai đoạn hậu Mao Trạch Đông

Sự kiện Thiên An Môn (1989)

Sự kiện Thiên An Môn (hay còn được gọi là Sự kiện ngày 4 tháng 6 六四事件, Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn hoặc Phong trào Dân chủ năm 1989 八九民运) là một chuỗi các cuộc biểu tình của sinh viêntrí thức và quần chúng (đứng đầu là các sinh viên) tại Quảng trường Thiên An MônBắc Kinh, Trung Quốc, kéo dài từ ngày 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989.[81] Quần chúng biểu tình đòi hỏi "một đảng Cộng sản không tham nhũng", yêu cầu tự do ngôn luậntự do báo chí và một xã hội dân chủ.[82] Tại đỉnh điểm của cuộc biểu tình, có tới một triệu người tụ tập tại Thiên An Môn để phản đối vấn nạn tham nhũng của chính quyền.[83] Không chỉ tại Bắc Kinh mà cuộc biểu tình còn có sức lan tỏa rộng khắp Trung Quốc đại lục, các thành phố lớn khác (Thượng HảiHồng Kông...) và cả bên ngoài Trung Quốc.[84][85]

Bà Đinh Tử Linh (sinh 1936) (丁子霖 Ding Zilin) có con là sinh viên bị giết tại Quảng trường Thiên An Môn. Sau đó, bà đã liên tục yêu cầu chính quyền thực hiện một chế độ dân chủ hơn. Từ đó, bà liên tục bị Chính quyền Trung Quốc bắt giam và cảnh cáo.[86]

Chính phủ Trung Quốc quyết định giải tán biểu tình bằng vũ lực: hơn 250.000 tiểu đội đã được điều động đến Bắc Kinh bằng đường bộ và đường không.[87] Ban đầu, hàng chục nghìn người biểu tình đã bao vây Bắc Kinh, chặn đứng quân đội và còn thúc giục họ cùng tham gia biểu tình.[88] Chính phủ nhận ra rằng phương pháp này không hiệu quả, do đó đã điều động các toán quân rút ra ngoại thành Bắc Kinh, trong khi các phong trào biểu tình ngày càng mạnh mẽ hơn, đỉnh điểm là các ngày từ 1 đến 3 tháng 6 năm 1989.[89] Cuối cùng, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định tấn công Thiên An Môn: tối ngày 3 tháng 6, nhiều xe bọc thép cùng quân đội vũ trang được trang bị súng trường tiến vào quảng trường cùng với các xe ủi. Hàng ngàn người đã cố gắng bao vây, phản kháng lại quân đội, song bị bắn chết ngay trên quảng trường.[90] Các nhân chứng, gồm phóng viên Kate Adie của Đài Truyền hình Vương quốc Anh đã xác nhận những hành động "bắn bừa bãi" của quân đội trong Quảng trường Thiên An Môn, các xe ủi cán nát cả xe cộ lẫn những người tháo chạy, nhiều người van xin song cũng bị bắn hoặc đánh đập bằng dùi cui.[91]

Tới 4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, sau cuộc thỏa hiệp giữa sinh viên và chính phủ, quân đội quyết định dọn dẹp lại quảng trường.[92] Tuy vậy, phần lớn sinh viên vẫn kiên quyết tiếp tục biểu tình tại Quảng trường.[90] Quân đội lúc này bắt đầu dọn dẹp lại Thiên An Môn, ngoài ra còn đánh đập các sinh viên và thu hồi, phá hủy những đoạn phim quay được và đe dọa "nếu không cút đi hậu quả sẽ rất tệ".[93] Đến tầm 5-6 giờ sáng, các sinh viên bắt đầu rút khỏi Quảng trường, nắm tay nhau và hát vang bài Quốc tế ca trên Đại lộ Trường An. Tuy vậy, quân đội vẫn tiếp tục bắn hạ vài sinh viên cùng với những người khác là phụ huynh của họ trên Đại lộ.[94] Quảng trường Thiên An Môn sau đó đã bị quân đội phong tỏa hai tuần.[95]

Vụ việc bị phanh phui tới cộng đồng quốc tế ngày 5 tháng 6 năm 1989, một ngày sau khi vụ tấn công đẫm máu xảy ra trên quảng trường.[96] Chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng đã giết 300 người và làm bị thương 2.000 dân thường.[97] Tuy vậy, các nguồn từ quốc tế ước tính số người chết cao hơn các báo cáo chính thức của Trung Quốc: tờ The New York Times ước tính có hơn 400-800 người chết, còn thời báo Time ước tính hơn 2.600 người bị thiệt mạng.[98][99] Sau sự kiện Thiên An Môn, các vụ giam giữ, tra tấn và quấy rối những người có liên quan đến các sinh viên bị giết vẫn diễn ra, bao gồm có các bậc phụ huynh của họ.[100]

Đàn áp Pháp Luân Công (1999-nay)

Pháp Luân Công là một môn khí công được Lý Hồng Chí sáng lập tại Trung Quốc đại lục năm 1992, môn khí công này được người dân Trung Quốc ưa chuộng và ban đầu được chính quyền ủng hộ.[101] Tuy vậy, tới năm 1996, mối quan hệ giữa Pháp Luân Công và chính quyền trở nên căng thẳng khi Lý Hồng Chí phản đối những chính sách chuộc lợi từ Pháp Luân Công của Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc, cũng như phản đối yêu cầu lập Đảng bộ Đảng Cộng sản tại Pháp Luân Công.[102] Sau đó, chính quyền bắt đầu hạn chế việc thực hành Pháp Luân Công, cấm xuất bản những cuốn sách dạy môn khí công này từ tháng 7 năm 1996.[103] Cuối cùng, vào tháng 4 năm 1999, chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc bấy giờ là Giang Trạch Dân chính thức khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công.[104] Những học viên Pháp Luân Công bị tra tấn dã man, nhiều người bị bắt giữ vô cớ, bị bỏ tù và bị đưa vào "Phòng 610" ("Phòng 610" là nơi mà chính quyền Trung Quốc lập nên để tra tấn và giết những học viên Pháp Luân Công).[105] Những phương thức tra tấn bao gồm: giật điện, trói tay chân, bị cùm xích, không cho ngủ, ép ăn hoặc bỏ đói, lạm dụng tình dục, hãm hiếp, khủng bố tinh thần, nhúng xuống hầm nước, và nhiều phương thức khác. Nhiều học viên là trẻ em cũng không phải là ngoại lệ, chúng cũng bị tra tấn như người lớn.[106] Nhiều học viên là phụ nữ đang mang thai bị ép phá thai hết sức tàn bạo.[107]

Ngoài tra tấn, nhiều trường hợp học viên Pháp Luân Công bị mổ nội tạng khi còn sống để cung cấp cho ngành cấy ghép sinh học của Trung Quốc.[108] Theo ước tính, hơn 41.500 ca cấy ghép nội tạng của Trung Quốc từ năm 2000-2005 không có được giải thích kỹ lưỡng và cho rằng rất có thể những bộ phận đó được lấy từ những học viên Pháp Luân Công.[109] Không chỉ đàn áp những học viên trong nước, chính quyền Trung Quốc còn liên tiếp cảnh cáo những học viên Pháp Luân Công hải ngoại và cử gián điệp theo dõi những người Trung Quốc tại Úc, Mỹ...[110] Ít nhất 2.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết chết từ năm 2000-2009 và hàng ngàn người đang bị giam giữ.[111]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1954–1975)

Tháng 11 năm 1953, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam tiến hành cải cách ruộng đất.[112] Theo Luật Cải cách ruộng đất thì Cải cách ruộng đất có mục tiêu "thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn".[113] Cải cách ruộng đất đi kèm với phong trào chỉnh đốn Đảng lúc đó.

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Trong giai đoạn đầu, cuộc cải cách thu được kết quả tốt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, khiến họ phấn chấn và tích cực chi viện cho kháng chiến chống Pháp.[114] Tuy nhiên, trong giai đoạn sau (từ giữa 1955), do vội vã nhân rộng cải cách tới nhiều địa phương, trong khi trình độ dân trí lại thấp đã khiến việc thi hành bị mất kiểm soát, gây ra nhiều phương hại và tổn thất, nhất là trong việc nông dân quá khích ở các địa phương đã lạm dụng việc xét xử địa chủ để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền.[115]

Về phía người dân, trình độ nhận thức thấp của đa số người dân Việt Nam khi đó đã dẫn tới sự quá khích, lạm dụng việc xét xử để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền. Sự quá khích này có nguyên nhân từ đời sống khốn khó của đại đa số nông dân thời bấy giờ, họ phải chịu nhiều uất ức do bị giai cấp địa chủ chèn ép. bóc lột trong suốt thời Pháp thuộc khi mà tình trạng tham nhũng và nạn cường hào ác bá hoành hành ở nông thôn khiến người nông dân nghèo không được luật pháp bảo vệ. Khi có cơ hội, sự kìm nén này bung ra, trở thành một phong trào mang tính trả thù, người dân coi mọi địa chủ đều là kẻ xấu cần phải tiêu diệt (dù không phải mọi địa chủ đều phạm tội ác, nhưng quần chúng quá khích sẽ không quan tâm tới điều đó, họ chỉ quan tâm đối tượng có phải là địa chủ hay không). Theo William Duiker thì đây là một vấn đề không tránh khỏi, xảy ra trong mọi cuộc cách mạng, khi nỗi uất hận tích lũy qua nhiều thế hệ có cơ hội được giải tỏa, quần chúng nhân dân sẽ tấn công dữ dội nhằm tiêu diệt toàn bộ giai cấp từng thống trị họ (trong Cách mạng Anh 1644 hoặc Cách mạng Pháp 1789, người dân Anh, Pháp đều tổ chức truy lùng, giết hại hàng loạt các quý tộc, tăng lữ thời kỳ phong kiến).[116]

Stéphane Courtois ước tính có khoảng 50.000 người bị xử bắn trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam.[117][118][119] Vũ Thư Hiên thì cho rằng con số người bị xử bắn là ít hơn rất nhiều:

"Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học".[120]

Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II họp từ ngày 25-8 đến 5-10-1956 tại Hà Nội đã nhận định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong cải cách ruộng đất, đề ra những biện pháp sửa chữa khuyết điểm trong việc thi hành chính sách.[121]

Sau khi cải cách hoàn thành đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[122]



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.