Cách hít thở trị cao áp huyết - Thuốc Bắc trị tiểu đường- Bí quyết sống lâu trên 100 tuổi - Bệnh U Xơ Tử Cung
24.08.2007 06:39
Một món qùa tặng dành cho những bệnh nhân cao áp huyết trên thế giới : PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT
Đỗ đức Ngọc
Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho qúy vị bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này.

1-Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập : Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến). Qúy vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60cm. Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở (thí dụ áp huyết đo được 185/120mmHg). Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay. Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đèn cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh. Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổi cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đèn cầy. Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay ( thí dụ 120/70mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100mmHg hoặc 160/100mmHg).
 Tắt máy đo, lập lại cách thở như trên một lần nữa rồi đo lại, áp huyết sẽ xuống tiếp ( thí dụ 140/90mmHg). Tắt máy đo, lập lại lần thứ ba, áp huyết sẽ xuống đến mức lý tưởng của người không bị bệnh ( thí dụ 120/80mmHg).
Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75mmHg chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt, chóng mặt xây xẩm.
2-Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn qúy vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện. Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao ? Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của qúy vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón. Cuối cùng, cũng xin qúy vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc . 3-Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hóa cổ truyền Việt Nam. Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh cao áp huyết. Nếu qúy vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, qúy vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.

Mức độ áp huyếtCategory | Systolic (mm Hg) | | Diastolic (mm Hg) | Blood Pressure Reading (mm Hg) | Bình thường- Normal** | dưới 120 | và | dưới 80 | dưới120/80 | Tiền cao áp | 120-139 | or | 80-89 | 120/80 - 139/89 | Cao áp thời kỳ 1 | 140-159 | or | 90-99 | 140/90 - 159/99 | Cao áp thời kỳ 2 | 160+ | or | 100 + | 160/100 + |
Đây là một món qùa của Khí công y đạo Việt Nam dành cho qúy vị bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới, chúc qúy vị tập luyện có kết qủa, và không còn sợ hãi bị bệnh cao áp huyết nữa. Nếu qúy vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin qúy vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Gìa, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi qúy vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy.
 Lớp khí công đang tập luyện
Dù xây chính bậc phù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người.
Nếu qúy vị có những thắc mắc xin tham khảo trong website doducngoc.com
NHỮNG TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP THỔI BẾP LỬA LÀM HẠ ÁP HUYẾT Thưa anh, Phương pháp anh dạy tưởng đơn giản, nhưng chứa đựng nội dung thật thâm sâu : đó là phương pháp khí công uyên thâm. Sau hai lần thổi bếp lửa, mỗi lần khoảng 8 phút, tôi thấy kết qủa thật tốt : Hôm qua (3/8/2007) huyết áp của tôi như sau : Trước khi thổi bếp lửa : 139/80mmHg, mạch 58 Sau khi thổi bếp lửa :127/75mmHg, mạch 61 Hôm nay (4/8/2007) : Trước khi thổi bếp lửa : 126/80mmHg, mạch 60 Sau khi thổi bếp lửa :124/74mmHg, mạch 64 Như thế : sau một lần thổi, áp huyết đều giảm, số trên hôm qua giảm nhiều hôm nay giảm chút ít, số dưới giảm rõ rệt. Từ hôm qua đến nay, số trên không thấy đỡ bao nhiêu, còn số dưới trở lại mức 80. Khi thổi muốn giữ được tốc độ đều đặn cần phải cố gắng hơn. Trong ngày, bất cứ lúc nào rảnh rang, tôi đều thổi bếp lửa. Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi tập khí công khoảng 40 phút, trong đó chủ yếu là Dịch Cân Kinh 2 nhịp (100 lần). Vận khí trung tiêu, Vận khí ngũ hành…Trước khi đi ngủ, tôi tập xong, thấy người thanh thản, ngủ ngon, bớt đi tiểu đêm (có lẽ vì ngủ ngon nên không thức dạy vào lúc đêm nữa). Tuy nhiên khi trời lạnh 17-18 độ C, tôi vẫn chưa giữ được việc đi tiểu theo ý muốn được. Khi nhiệt độ trên 20 độ C thì điều khiển được, tôi vẫn chưa giám bỏ thuồc tây đang dùng hàng ngày. Cám ơn anh đã cho liều thuốc thần. Tôi sẽ khuyên mọi người tập khí công để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. TTĐức (Từ xứ Căng gu ru) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thư trả lời : Thân gửi Anh Đức, Cám ơn anh đã cho biết kết qủa tập thổi đèn cầy của anh. Tuy nhiên khi anh thổi đèn cầy áp huyết không giảm được bao nhiêu. Hãy thay đổi bằng phương pháp thổi bếp lửa. Anh tưởng tượng có một bếp lửa trước mặt bàn, cách anh 60cm, anh khom người, nghiêng đầu, thổi cho lửa trên bếp bắt cháy sáng, như đang có bổn phận phải nhóm bếp lửa như những người dân quê bình thường. Bấm máy đo, rồi bắt đầu thổi liên tục cho đến khi máy ngưng, anh sẽ thấy áp huyết xuống nhanh hơn. Như hôm nay tôi đi picnic trong Hội Cựu Giáo Chức VN, đã có nhiều người thổi đèn cầy có kết quả tụt áp huyết từ 165 xuống 125, nhưng cũng có nhiều người tụt từ 165 xuống 150, rồi xuống 145. Sau tôi hướng dẫn cho họ thổi bếp lửa, tức là thổi mạnh, nhanh, hơi thổi dài hơn, áp huyết tụt từ 165 xuống 129, nhưng mạch đập nhanh hơn. Sau không cần thổi, ngồi tự nhiên, nghỉ ngơi, bấm máy đo lại, áp huyết trở lại mức bình thường 132, nghĩa là hơi lên một chút. Vậy khi anh thổi, áp huyết xuống thấp qúa, 90 chẳng hạn, ngưng không thổi nữa, chỉ bấm máy đo lại như bình thường, áp huyết sẽ trở lại 115, nên không bị mệt. Cho nên tất cả những công việc mình làm nặng nhọc, áp huyết sẽ tăng làm mệt, tức khắc tập thổi đèn cầy, nghĩa là thổi hơi ra đều đặn, áp huyết sẽ ổn định trở lại. Còn một điều đặc biệt trong buổi picnic hôm nay, có một người chuyên môn thiền và cũng đã dạy thiền cho nhiều người khác, tin rằng thiền của mình sẽ làm hạ áp huyết hoặc làm cho áp huyết ổn định, nên không cần phải thổi đèn cầy hay thổi bếp lửa gì cả. Tôi mời ông ta đo áp huyết khi chưa ngồi thiền là 145, không cao lắm. Ông thiền sinh này không thổi đèn cầy hay thổi bếp lửa, ông chỉ ngồi im trong thiền một lúc, khi đo lại, áp huyết lên 204/129 mmHg, ông giận qúa, ông bảo: Máy đo này hư rồi, áp huyết lên cao như vậy tôi chết rồi còn gì, ông bảo gỡ máy ra khỏi tay ông ngay nếu không ông xỉu mất, và ông bỏ đi ra chỗ khác. Những người khác hỏi tôi tại sao áp huyết của ông ta cao như vậy. Tôi bảo máy không hư, chính cách thiền sai của ông, không cho khí thoát ra nhiều, ngược lại, giữ khí nhiều trong cơ thể làm áp huyết tăng cao, khi ông bỏ đi ra chỗ khác, tức là xả thiền, áp huyết sẽ xuống trở lại. Thiền đúng là thiền để tánh không, tâm không, não không, nếu đo điện tâm đồ sóng không bị rối loạn và điện não đồ, sóng não khi hoạt động là sóng alpha, khi vào thiền xuống thành sóng beta, khi vào định trở thành sóng theta… có nghĩa là sóng từ trên 10hertz xuống còn 3hertz, nhập vào đại định sóng não còn thấp hơn nữa. Những người thiền sai, áp huyết tăng cao, đa số đều bị tai biến mạch máu não. Thông thường những người có áp huyết bình thường 130/85 mmHg, tôi vẫn bảo họ áp dụng thổi đèn cầy, áp huyết xuống còn 115, nếu tiếp tục thổi nữa, có thể sẽ xuống 90/65mmHg nhưng không thấy mệt, vì sau khi không thổi nữa áp huyết sẽ tăng lên tới mức ổn định, an toàn, phù hợp với cơ thể của mình, chẳng hạn như 110 hay 115/70mmHg. Bài hướng dẫn của tôi sau 5 phút có kết qủa, mà anh thổi 8 phút kết qủa không được bao nhiêu là chưa đúng tốc độ nhanh, có nghĩa là cần thở ra thôi, còn hít vào nhanh không ai biết, giống như một ca sĩ, chỉ cần hát đúng theo nhịp, tức là đang thở ra, chứ không biết là mình hít vào lúc nào để có hơi hát tiếp, tức là không để ý lúc hít vào, hoặc giống như con cá bơi dưới nước, nó trồi lên đớp khí rồi bơi tiếp. Chúng ta cũng vậy, há miệng đớp khí rồi thổi tiếp, chứ không có hít vào chậm cho đủ hơi rồi mới lại thở ra, làm như vậy áp huyết sẽ lên trở lại. Anh tưởng tượng mình đi xuống cầu thang 5 bậc, có nghĩa làm cho áp huyết hạ xuống, khi mình đi lùi lên 2 bậc là áp huyết tăng. Như vậy kiểu thở ra áp huyết xuống, hít vào áp huyết lên, không khác nào anh đi xuống 5 bậc, đi lùi 2 bậc, xuống 5 bậc, đi lùi 2 bậc. Đó là lý do áp huyết của anh chưa xuống được nhiều mà lại tốn thêm thời gian 3 phút. Ngược lại, thực sự khi nhóm bếp lửa, không ai thổi lửa lâu hơn 5 phút mà bếp lửa chưa cháy. Trung bình thổi bếp lửa chỉ mất 3 phút, kết qủa xuống nhanh hơn, thời gian ngắn hơn. Anh hãy thử lại đi, và anh cũng có thể kiểm chứng áp huyết của những người tu thiền, nếu áp huyết cao là thiền sai, người ta gọi là tẩu hỏa nhập ma. Nếu anh có tập thiền, mà áp huyết cao được hạ xuống mức ổn định, bình thường là anh đã thiền đúng. Hiện nay có Hội Thiền Tánh Không dạy phương pháp thiền vừa có công dụng tu tánh, luyện mạng làm hết bệnh cao áp huyết, tiểu đường, mất ngủ…đó là công dụng thực tế của thiền. Chúc anh thành công, và xin anh thông báo chi tiết những cách ứng dụng của anh để cho những người khác rút tỉa kinh nghiệm. Đỗ đức Ngọc ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kính gửi anh Đỗ đức Ngọc, Tôi đang tập những cách anh chỉ dẫn và thấy có vài triệu chứng tốt, nên xin trình bầy với anh và nhờ anh chỉ dẫn tiếp. Tôi vẫn tiếp tục thổi bếp lửa và để dành nhiều thời giờ hơn để tập cho việc tiểu tiện cho tốt hơn. Dù chưa thực hiện được đúng số lần anh chỉ dẫn, nhưng tôi đang cố gắng càng nhiều càng tốt. Tôi bớt giờ ngủ ban đêm lại để tập theo anh chỉ dẫn. Tôi không tập ngay một lúc được 200 lần mất 10 phút, nhưng tập làm hai lần trong ngày, nên số lượng cũng gần được như anh chỉ dẫn. Ba hôm nay, trờI Sydney trở lạnh như mấy hôm mùa đông trước đây (khoảng 17 độ C) Tôi quên uống thuốc Ditropan trị đi tiểu, nhân tiện thử xem cách tập của mình có hiệu quả không. Thưa anh, thật không ngờ kết quả tốt thấy rõ : 1-Tôi đi tiểu không phải vội vàng như trước kia. 2-Tôi đi theo ý mình muốn, nghĩa là muốn cho nước tiểu ra thì nó mới ra, chứ không như trước kia (nó muốn ra thì mình không có cách chi giữ được). 3-Số lần đi tiểu cách xa hơn trước : lâu hơn 2 giờ, có khi 4 giờ. 4-Ban đêm tôi chỉ đi tiểu 1 lần lúc gần sáng (khoảng 4-5 giờ sáng). Có lẽ một phần nhờ ngủ ngon hơn trước (tôi tập hầu hết các động tác khí công theo băng DVD, có khi 50 phút, có khi hơn 1 giờ), một phần tập trung vào những động tác tốt cho bang quang (đứng tấn gũ hành, vận khí ngũ hành, vỗ tay 4 nhịp, vận khí trung tiêu). Sau lần quên không uống thuốc mà mình lại thấy tốt hơn, tôi bèn thử bỏ thuốc tây, vì bỏ thuốc này không có gì nguy hiểm. Tôi đã bỏ thuốc được 4 ngày mà việc đi tiểu vẫn tốt, nên rất mừng. Bác sĩ gia đình bảo tôi nên tăng them thuốc, mỗI ngày 3 viên, trước kia chỉ 1 viên thôi. Cám ơn thầy thuốc Đỗ đức Ngọc đã đem lại nguồn vui cho tôi. Còn việc thổi bếp lửa và Dịch cân kinh 2 nhịp tôi vẫn tập đều đặn. Tôi muốn tập trung vào Bàng quang trước, ví nó gây phiền toái. Còn áp huyết, tôi thấy đang ổn định. Bệnh suyễn thì vẫn nằm im không trở lại. Tôi có một thắc mắc xin anh chỉ dẫn. Đó là khi tập khí công, nhất là những động tác đứng tấn, người tôi nóng lên rất nhanh và khắp mình nóng ran, lại còn có những gì như kim châm vào da mình, trên khắp mình. Tôi tập vào ban đêm lúc trời khá lạnh. Vào mùa đông, đôi khi tôi cũng thấy như thế. Khi tập các động tác đứng tấn ngũ hành, tôi thấy nó nhiều hơn, trong một thời gian trong nhiều phútrất khó chịu. Xin anh cho biết làm thế nào để hết được ? Cám ơn anh rất nhiều. TTĐức (Từ nước Úc, miệt dưới)
Thân gửi anh Đức, Anh tập khí công thấy người nóng, da ngứa như kim châm, là dấu hiệu tốt. Tôi đưa một thí dụ cho anh dễ hiểu. Bàn tay anh cầm một cục nước đá, sau 5 phút bỏ ra, anh cảm thấy bàn tay tê dại mất cảm giác, nhưng sau 5-10 phút, máu lạnh ở bàn tay tan dần và lưu thông được, lúc đó bàn tay anh ấm dần và anh cảm thấy ngứa như kim châm, một lúc sau mới mất cảm giác đó. Trong cơ thể của anh cũng vậy, cơ thể của anh thuộc chứng hàn, khi anh tập khí công làm cơ thể tăng nhiệt từ bên trong, khi tập có kết quả, nhiệt bên trong lan dần ra ngoài da. Mặt da là bãi chiến trường giữa phần nóng bên trong và phần lạnh bên ngoài do thời tiết khí hậu, tạo nên phản ứng ngứa giống như bàn tay cầm cục nước đá. Nó sẽ hết, khi chính khí (nhiệt) bên trong đẩy được tà khí (hàn) bên ngoài, để xuất thành mồ hôi, lúc đó sức đề kháng của cơ thể đủ mạnh để phòng chống bệnh tật do thời tiết xâm nhập, và sau này, khi anh chỉ cần đứng tấn ngũ hành 3-5 phút là người nóng xuất mồ hôi ngay. Công dụng của đứng tấn ngũ hành làm cho hỏa khí tập trung tại bàng quang làm ấm bàng quang sẽ kiểm soát được van tiểu. Trong đông y, Kinh Bàng quang và Kinh Phế được gọi là vệ khí. Cho nên bài tập vỗ tay 4 nhịp, và bài đứng tấn ngũ hành giúp cho khí bảo vệ cơ thể chống bệnh tật bên ngoài rất hữu hiệu và tăng cường chức năng của hệ thống miễn nhiễm bên trong, nên 3 chứng bệnh của anh như suyễn, tiểu đường và áp huyết sẽ hết, và sau này không bị dị ứng hay cảm cúm mỗi khi thời tiết thay đổi nữa. Chúc anh tập có kết quả tốt. Xin anh in bài phương pháp thổi đèn cầy làm hạ áp huyết để phổ biến cho mọi người trong cộng đồng (ở chùa hay nhờ thờ), hoặc anh có thể tập họp thành nhóm và hướng dẫn cho họ tập khí công trong cộng đồng, sẽ có lợi cho mình không thể lười tập được, lúc đó sức khỏe của anh càng ngày càng khỏe không bệnh tật, và còn đem lại niềm vui cho người khác. Đỗ đức Ngọc Kính gửi anh Đỗ đức Ngọc Cám ơn anh đã giải thích tường tận, để tôi không lo, không thắc mắc nữa. Khi người tôi như có kim châm, tôi sợ mình tập không đúng, sợ Tẩu Hỏa Nhập Ma như nghe nói trong truyện kiếm hiệp. Xin trình bầy để anh rõ : Mấy hôm nay, số trên của áp huyết của tôi xuống thấy rõ, còn số dưới không thay đổi bao nhiêu. Tuy nhiên khi đo liên tục khoảng 4-5 lần, tôi thấy áp huyết không đều, có khi cao lên chút ít, thí dụ ; 118, 122, 134, 124, 122. Như thế số nào đúng nhất ? Hay tôi lấy trung bình cộng ? Xin anh cho biết. Một thắc mắc nữa là sau khi tập khí công (không thổi bếp lửa nữa), tôi đo ngay thì thấy huyết áp hơi cao chút ít, trên 130. Sau đó đo lạI thì thấy xuống dưới 120.Xin anh cho biết số nào đáng tin hơn. Trần thế Đức (từ xứ Căng gu ru) --------------------------------------------------------------------------------------------- Thân gửi Anh Đức Áp huyết thay đổi là do biến đổi khí mỗi lúc mỗi khác nhau, nguyên nhân hơi thở chưa đều. Những lần đo khác nhau đừng lo, và không nên chú ý đến số đo nào đúng nhất, mà chỉ cần biết rằng áp huyết của mình lúc nào cũng nằm trong mức an toàn, dưới 140/90mmHg là không sợ bị tai biến mạch máu não. Nếu lúc nào cũng giữ được ở mức dưới 130 trở xuống như thời thanh niên trai trẻ là lý tưởng nhất. Đỗ đức Ngọc --------------------------------------------------------------------------------------------- Kính anh Đỗ đức Ngọc Từ ba hôm nay, số trên của áp huyết của tôi lúc nào cũng khoảng trên 120, tuy có một hai lần 134-135, riêng sang hôm qua và nay dưới 120 trước khi tập thổi bếp lửa. Còn số dưới, hôm qua trên 80, nhưng hôm qua và hôm nay khoảng trên 70 và trên 60. Tôi nghĩ, loài người nên đổi cách thở thì hơn. Tôi vẫn tập trung nhiều động tác tốt cho bàng quang. Tôi vẫn không uống Ditropan từ mấy hôm nay. Trời lạnh, nên tôi có đi tiểu nhiều hơn (Cách nhau 2 giờ, trước kia cũng lạnh như thế này, tôi phải đi cách nhau 1 giờ) nhưng vẫn kiểm soát được. Ban đêm tôi ngủ ngon hơn trước, có lẽ vì thế mà dậy đi tiểu chỉ l lần lúc gấn sang. Tôi đang chú ý đến đứng ngũ hành tấn và vận khí ngũ hành, vì hai động tác này đòi hỏi bắp đùi phải khỏe để đứng lâu không mỏi. Có lần tôi muốn đi tiểu, tôi đứng ngũ hành tấn thay vì đi tiểu, thì kết qủa rất tốt : Tôi không muốn đi tiểu nữa. Cám ơn anh. Những lời giải thích của anh làm tôi yên tâm. Xin trình bầy những điều tôi đẵ trải qua để nhờ anh hướng dẫn. Cám ơn anh rất nhiều. TTĐức (từ miệt dưới)
Bí quyết sống lâu trâm tuổi | Đỗ Hoàng Giang Tạp chí Hà Nội ngàn năm |
|
| | | Bế tinh, dưỡng khỉ, tồn thần Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. (Tuệ Tĩnh) Trường sinh là niềm mơ ước của hầu hết mọi con người đã được sinh ra trên thế giới này, không phân biệt sang hèn giàu nghèo giới tính, chỉ có một hệ quả hơi trái cựa là những ai bệnh tật nghèo khổ chỉ mong được sống bình yên hoặc chết sớm cho đỡ khổ, còn những người giàu có quyền thế lại mong sống lâu hơn nữa, thậm chí đừng chết. Chung quy lại, chết vẫn có thể mau chóng và dễ dàng, còn sống khó hơn nhiều nên ai không quý trọng cuộc sống thì người đó không xứng đáng được sống.Vì thế, nên nâng niu cuộc sống của chính chúng ta như thế nào? Tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết và khả năng y thuật từng thời kỳ lịch sử mà con người ta gắng sức xoay sở tìm cách trường sinh bất lão. Đầu tiên là hy vọng vào phép màu, thuốc tiên sau tìm cách luyện đan điều chế thuốc bổ giữ tráng dương cho các đấng minh quân và thanh xuân hoàn cho các nữ hoàng, công chúa. Ngoài ra vẫn còn những biện pháp lánh đời tu tiên, luyện khí như phương ngôn sống tiêu biểu của danh y Tuệ Tĩnh. Căn cứ vào những bí kíp truyền qua các câu thơ lục bát này thì quá đơn giản, chủ yếu nghĩa là: Không lạm sài sắc dục vô độ, rèn luyện hít thở để lấy khí tốt vào cơ thể, giữ gìn tinh thần điều tiết các cơ quan hoạt động điều hoà, không vấn vương lo nghĩ âu sầu đớn đau nhiều bởi lo bạc râu, sầu bạc tóc, biết cách ghìm nén mọi ham muốn trên đời, giữ mức độ hoạt động vừa phải tránh để cho cơ thể bị tổn thương, chống lại và đề phòng bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào, cuối cùng là tăng cường rèn luyện thân thể nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất. Thời xưa thực hành bí kíp này vô cùng đơn giản, chỉ cần có chí và kiên trì mọi việc đều êm xuôi, ví dụ: Tránh xa cuộc sống nơi kinh thành hoặc tổng, xã, huyện tìm một nơi hang sâu núi cao không có nữ nhân ám ảnh, tha hồ đọc sách nghiền ngẫm hít thở khí trong lành, lòng không vướng víu bất kỳ ham muốn nào nơi trần tục nữa, rảnh rang thi triển hoặc võ hoặc văn để lại tiếng tăm cho muôn đời... nhân vật ấy chẳng là đạo sĩ cũng là ẩn sỹ, cư sỹ bằng cơm núi, rau rừng, hoa suối, thuốc hang đã tạo nên hình tượng những vị tiên thánh sống trên trần gian. Nhưng đấy là chuyện xưa cũ rồi, chuyện nay hoàn toàn khác vì xã hội rộng lớn hơn, tư duy sâu xa hơn, nhu cầu đòi hỏi cao hơn và cuộc sống vô cùng phức tạp, vì vậy ý định tránh lo nghĩ nhiều hoặc quẳng gánh lo đi để vui sống sẽ bị đẩy lùi vào xứ sở của huyền thoại và cổ tích! Nghịch lý ở chỗ ai cũng hiểu càng giảm bức bối lo nghĩ, càng sống được lâu mà chẳng mấy ai thực hiện được! Vẫn biết tinh thần quyết định cho sự bình ổn điều hoà hoạt động của cơ thể nhưng thiếu gì nguyên nhân xui ta phải lo nghĩ khôn nguôi? Hãy thử liệt kê một số hiện tượng chủ yếu sau là đủ thấy: Tinh thần bất ổn bức bối, thường hoài nghi hành vi thái độ và động cơ làm việc của người khác (điều này cho thấy bản thân ta đã bế tắc trong suy nghĩ, lo lắng chồng chất và thậm chí vì một lần bị rắn cắn, mười năm vẫn sợ dây thừng). Có thái độ thù oán bất mãn trong cuộc sống hàng ngày (chứng tỏ đã chịu nhiều ân oán bất công hoặc ít khi gặp may). Không hề có hứng thú với những điều mới lạ bổ ích (khát vọng sống trong tận cùng tư duy đang cạn dần). Không có chính kiến và nguyên tắc riêng trong cuộc sống (ta trở thành kẻ cơ hội, gió chiều nào che chiều ấy bởi những lợi ích do khách quan và chủ quan đem tới). Luôn mong muốn mình trở thành trung tâm chú ý của mọi người, muốn mọi người đều phải theo mình (cái tôi bản ngã đã mọc cao quá, kết hợp với tham vọng chất chứa nên chỉ nhớ phần mình, quên phần người). Không hoà nhập vào cuộc sống được, bị người khác sai bảo (cuộc sống không có mục đích rõ ràng, lý trí nhu nhược). Không có thái độ nghiêm túc trong mọi chuyện (hoặc do không có bất kỳ khả năng nào nên luôn làm dở dang hoặc sống theo chủ nghĩa tự nhiên phù phiếm). Thường nói xấu người khác sau lưng, cốt sao tranh thủ sự ủng hộ, bất kể bản thân mình tốt xấu (đấy là thái độ sai trái, bạc bẽo với cộng đồng, sống cho riêng mình vì thế mà bất chấp mọi thủ đoạn, chà đạp nên nguyên tắc đạo đức tối thiểu). Chỉ cần một trong số những biểu hiện này xuất hiện thì tinh thần đã không còn trong sáng nữa, cái tâm đã vẩn đục và tối dần, lòng ngổn ngang tà ý, dục vọng bỗng trỗi dậy ầm ầm thử hỏi thần thái chân khí kéo dài được là bao, huống chi lại vướng vào tất cả những tâm bệnh này thì hỏng hẳn... Bên cạnh lý do tinh thần, nguyên nhân vật chất của cuộc sống cũng ảnh hưởng rất lớn tới ước muốn trường sinh bất lão. Miếng cơm, manh áo, mái nhà là chuyện bắt buộc đã đành, nhưng nỗi lo việc làm, kiếm tiền, lo sự nghiệp của bản thân, gia đình, con cái đã khiến cho con người mòn mỏi vì lo âu, lao tâm khổ tứ sống không điều độ, thậm chí thời gian tập hít thở vươn vai cũng bị chi dùng vào tiệc tùng chiêu đãi, lên mạng, giải trí, du lịch hết cả và hễ sụt sùi đau nhức một tý là trăm sự nhờ thuốc ta, thuốc tàu, thuốc Tây nhồi nhét chăm bẵm quanh năm. Vô hình trung chúng ta tự biến mình thành một loại cây leo bịn rịn yếu đuối, sống được dài dài nhờ nhiều chất tẩm bổ, rời thuốc ra sức ta kiệt quệ chẳng còn tý nguyên khí nào nữa và không hiếm những trướng hợp lạm dụng thuốc gây biến chứng phụ, thậm chí tử vong vì uống nhầm thuốc, thuốc giả rồi đến lúc cho dù ta có béo khỏe thì vi trùng bệnh cũng đã nhờn thuốc càng khó điều trị hơn. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tác dụng phụ hay mặt trái của nền văn minh cấp tiến đã phản lại chính chúng ta, khiến con người khó sống hơn quá khứ, tuy ý kiến này có vẻ cực đoan nhưng xem ra không hẳn đã là vô lý. Ví dụ câu châm ngôn họa phúc đến từ miệng sẽ thấy ngay. Thời buổi bây giờ người ta chú trọng vào nhanh - lạ - ngon là chính cho nên thức ăn thực phẩm của ta kém hẳn độ an toàn vốn có. Nào hoá chất làm cho hình thức rau quả đẹp đẽ bắt mắt, phụ gia tạo cho thịt cá tôm vẻ ngon lành sang trọng, rượu thuốc, biệt dược từ âm ty rởm lại làm cho ta yên tâm tin tưởng chữa bệnh... tất cả những nhân tố đó sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư giết người mòn mỏi cho đến nay vẫn vô phương cứu chữa. Nín thở nhìn lại mới thấy cuộc sống tốt đẹp, quan trọng đến nhướng nào và phải biết cách sống thật dài để tận hưởng thế giới này. Vì vậy, người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tết hơn, phụ thuộc vào chính những suy nghĩ và hành động của chúng ta, tuỳ bạn lựa chọn! | Theo Tạp chí Hà Nội ngàn năm |
Thuyết âm dương - ngũ hành trong “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác | Đoàn Quang Thọ Tạp chí Triết học | |
| | | Kể từ sau khi xuất hiện tác phẩm Hoàng đế nội kinh tố vấn và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, thuyết âm dương - ngũ hành ngày càng được các nhà tư tưởng phát triển và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực y học ở Trung Quốc và một số nước phương Đông khác. Thuyết âm dương - Ngũ hành sau khi vào Việt Nam đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng hết sức sáng tạo trong thực tiễn. Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết âm dương - ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển. Y học cổ truyền Việt Nam được hình thành ngay từ buổi đầu dựng nước và ngày càng phát triển trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Cũng như y học cổ truyền Trung Quốc, cơ sở để xây dựng lý luận y học cổ truyền Việt Nam không tách rời thuyết âm dương - ngũ hành. Thuyết này được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã nhiều nhà tư tưởng vận dụng để triển khai các vấn đề y học cổ truyền cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn lâm sàng. Song sự vận dụng đó thường mang tính phiến diện, hoặc không để lại trước tác cho đời sau, hoặc có để lại nhưng đã thất truyền. Chỉ đến thế kỷ XVIII, khi bộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác xuất hiện, thuyết âm dương - Ngũ hành mới thực sự được đề cập một cách sâu sắc, toàn diện để xem xét mọi vấn đề của y học đương thời với tư cách là một cơ sở triết học quan trọng của y họe. Đây là tác phẩm y học đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa việc xây dựng và phát triển các tri thức y học với thế giới quan và phương pháp luận triết học. Trong tác phẩm này, Lê Hữu Trác đã dành một phần quan trọng để trình bày sự nhận thức, cũng như những quan điểm riêng của mình về thuyết âm dương - ngũ hàng. Thuyết âm dương - Ngũ hành là một học thuyết triết học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đặt cơ sở cho việc xây dựng lý luận và thực hành lâm sàng đối với y học cổ truyền phương Đông. Thuyết này đã được ông đề cập trong hầu hết các tác tác phẩm y học của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào các quyển: Khôn hoá thái chân, Nội kinh yếu chỉ, Đạo lưu dư vận, Y gia quan niệm, Y hải cầu nguyên, Huyền tẫn phát vi, Vận khí bí điền… Đặc biệt, trong cuốn Y gia quan niệm, ông dành hẳn một mục riêng (âm dương - ngũ hành) để bàn sâu hơn về họe thuyết này từ góc độ lý luận. Điều đó cho thấy, ông coi trọng vai trò của thuyết âm dương - ngũ hành đối với việc nhận thức và triển khai hệ thống lý luận y học như thế nào. Ông nói: "Học Kinh Dịch đã rồi mới nói tới chuyện làm thuốc nhưng nói học Kinh Dịch không phải là học những quẻ, những hào, những từ của Kinh Dịch mà cần học để biết quy luật biến hoá của âm dương, quy luật sinh khắc của ngũ hành tựa như chiếc vòng không đầu không cuối. Vì bệnh tật phát sinh ra đều do sự thịnh suy của âm dương và do sự thắng phục của Ngũ hành. Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý của âm dương - Ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy nan”. Kế thừa những tư tưởng hợp lý của người xưa, đặc biệt là tư tưởng âm dương - ngũ hành trong Kinh Dịch và Nội kinh, ông đã nêu lên quá trình phát triển tự nhiên của thế giới vật chất. Với tư cách là nhà lý luận y học kiêm lâm sàng học, ông đã chứng minh nguồn gốc tự nhiên của con người bằng việc giải thích và kiểm nghiệm các quá trình bệnh sinh, bệnh lý của con người trên nhiều phương diện, từ chức năng sinh lý đến nguyên nhân bệnh sinh. Từ đó, ông nêu ra phương pháp chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho con người trên lập trường duy vật. Theo ông, tuy không nhìn thấy được âm dương, nhưng chúng ta lại hiểu được nó thông qua các biểu hiện hình tượng của nó. Chẳng hạn, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, ban ngày là dương, ban đêm là âm, ánh sáng là dương, bóng tôi là âm. Ông nói: nóng rét là đức năng của âm dương, Thuỷ hoả là dấu hiệu của âm dương". Âm dương tuy đối lập song tồn tại không tách rời nhau. |
Bài thuốc trị tiểu đường | Bài thuốc đông y trị bệnh tiểu đường type 2 đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bài thuốc đã được thử nghiệm thành công từ năm 2002 tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam.  | Bác sĩ Vũ Thị Kê đang bốc thuốc cho bệnh nhân. Ảnh: Tiền Phong |
Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Vũ Thị Kê - Trưởng khoa Nội A (Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương), Chủ nhiệm đề tài "Đánh giá tác dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2" bằng bài "Bát vị tri bá gia giảm" cho biết, bài thuốc là đề tài khoa học do Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương thực hiện năm 2003 - 2004. Đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu ngày 4-6-2005 . Trên thực tế, đây là đề tài nhánh nằm trong đề tài cấp Nhà nước "Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường" do Tiến sĩ Tạ Văn Bình - Giám đốc BV Nội tiết T.Ư làm chủ nhiệm đề tài. Được biết, bài thuốc trên dựa trên bài thuốc cổ chữa bệnh tiểu đường đã có trong sách y học của Việt Nam từ thời xưa để lại. Bài thuốc gồm các vị: Sinh địa 12 g, Sinh hoàng kỳ 12 g, Sơn thủ nhục 8 g, Tri mẫu 10 g, Bạch linh 8 g, Thiên hoa phấn 8 g, Ngũ vị tứ 8g, Đan bì 8g, Trạch tá 8g, Thạch cao 12g, Mạch môn 12g. Thuốc được sản xuất trên dạng cao lỏng 100ml/túi, ngày uống 2 túi trước bữa ăn 1 giờ. Giá thuốc sắc là 10.000 đồng/thang, thuốc cao có giá 14.000 đồng/túi. Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương, phường Hải Tân, TP Hải Dương. Liên lạc qua điện thoại để được tư vấn theo số (0320) 861436-854756. Hoặc, gọi cho bác sĩ Vũ Thị Kê: 0912820695 |
Tuy nhiên, bài thuốc này mới chỉ được thử nghiệm độc tính trên chuột bạch và thỏ trong mấy năm gần đây. Kết quả cho thấy thuốc không có phản ứng phụ, không xảy ra tai biến trong suốt thời gian điều trị. Trước khi được thử nghiệm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương, năm 2002, bài thuốc trên đã được áp dụng thử tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam trên vài trăm bệnh nhân trong thời gian 90 ngày cho kết quả tốt. Chủ nhiệm đề lài là PGS.TS Dương Trọng Hiếu, lúc đó là Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam) đã cho phép bác sĩ Vũ Thị Kê áp dụng công thức của bài thuốc "Bát vị tri bá gia giảm" vào công tác điều trị bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương. Năm 2003, bác sĩ Kê thử nghiệm điều trị cho 71 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương. Thời gian điều trị trung bình 46 ngày/bệnh nhân. Bệnh nhân cao tuổi nhất là 71 và ít tuổi nhất là 38. Trong số 71 người thử nghiệm thuốc đợt đầu tiên, người có chỉ số đường huyết cao nhất là 15, thấp nhất là 8. Sau 90 ngày điều trị, kết quả có 36 bệnh nhân (50,7%) ổn định bệnh, 35 bệnh nhân (49,3%) đỡ bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân được kết hợp chế độ ăn kiêng và không dùng các loại thuốc khác. Loại tiểu đường type II, là loại tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Người bị bệnh nhóm này trong cơ thể lượng insulin vẫn đầy đủ nhưng do tác dụng sinh học của insulin bị giảm sút nên làm cho lượng đường máu tăng cao và gây nên tiểu đường. Thể bệnh tiểu đường này nhẹ hơn tiểu đường nhóm I và thường xuất hiện trên những người đã trưởng thành. |
Sau khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm, Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương tiếp tục điều trị được trên 70 bệnh nhân góp phần giảm số người mắc bệnh tiểu đường type 2 ở tỉnh Hải Dương - một tỉnh có nhiều người mắc tiểu đường type 2 tại Việt Nam. Tuy nhiên, bác sĩ Kê cũng khẳng định, bệnh tiểu đường type 2 không thể chữa khỏi, chỉ dừng lại ở mức ổn định vì nếu người bệnh ăn uống không kiêng khem bệnh sẽ tái phát vì đây là dạng bệnh do rối loạn chuyển hóa. Người bệnh có trọng lượng lớn, đặc biệt là người bị béo phì thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn người có thể trạng gầy. Bác sĩ Kê cho biết, sau khi bệnh nhân đã điều trị ổn định bệnh, chỉ số đường huyết trở về mức 7, người bệnh nên duy trì uống thuốc thêm 1 -2 tháng. Đặc biệt, người bệnh tiếp tục chế độ ăn kiêng để tránh tái phát bệnh. Ăn nhiều ổi, bí xanh, táo nho và hoa quả không chứa nhiều đường là biện pháp hữu hiệu để duy trì sự ổn định của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều chất bột và tuyệt đối kiêng bia rượu. Hiện nay thuốc đã được sản xuất đại trà và bán rộng rãi tại Hải Dương. Bác sĩ Kê cho hay, Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương đang chuẩn bị hợp tác với một cơ sở sản xuất trong TP Hồ Chí Minh để sản xuất loại thuốc này.Theo Tiền Phong |
Bệnh u xơ tử cung, cách phòng và tránh2007.08.24 Trà Mi, phóng viên đài RFA Thống kê trên thế giới cho thấy cứ khoảng 5 người phụ nữ thì có 1 người bị u xơ tử cung, đặc biệt là ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh cao như vậy, chắc hẳn sẽ có rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, muốn biết mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao, đặc điểm như thế nào, làm thế nào để phòng và tránh? Bệnh u xơ tử cung. Photo courtesy uterine-fibroids.org. Để giúp quý vị giải đáp những thắc mắc đó, chương trình tuần này có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên môn sản phụ khoa, Thomas Trí Quách, tại bang California, Hoa Kỳ. Mời quý vị theo dõi: Trà Mi: Trước tiên xin bác sĩ giải thích cho quý thính giả được hiểu rõ hơn thế nào là bệnh u xơ tử cung? Bác sĩ Trí Quách: U xơ tử cung là tình trạng những cục bứu thịt nằm trong thành tử cung, xảy ra cho những phụ nữ. Bệnh nhiều khi không có triệu chứng gì cả. Những cục bứu thịt này có thể nằm ngoài bìa, trong thành, hoặc lọt trong lòng tử cung. Những người bị những cục u xơ này thường đau bụng dưới, cảm giác thấy nặng, lúc có kinh thì kinh ra thiệt nhiều, hay lúc dự tính mang thai thấy khó khăn đi siêu âm có thể thấy mấy cục u xơ này. Trà Mi: Bác sĩ nói căn bệnh này chưa xác định được nguyên nhân, nhưng chắc cũng có những yếu tố gọi là nguy cơ, phải không ạ? Những đối tượng nào được xem là có nguy cơ cao đối với bệnh này? Bác sĩ Trí Quách: Nói về nguy cơ thì phần nhiều do yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu người thân có người bệnh này thì cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Còn về các yếu tố như hút thuốc hay tuổi tác thì hoàn toàn không liên quan đến bệnh này. U xơ tử cung là tình trạng những cục bứu thịt nằm trong thành tử cung, xảy ra cho những phụ nữ. Bệnh nhiều khi không có triệu chứng gì cả. Những cục bứu thịt này có thể nằm ngoài bìa, trong thành, hoặc lọt trong lòng tử cung. Những người bị những cục u xơ này thường đau bụng dưới, cảm giác thấy nặng, lúc có kinh thì kinh ra thiệt nhiều, hay lúc dự tính mang thai thấy khó khăn đi siêu âm có thể thấy mấy cục u xơ này. Bác sĩ Trí Quách
Khả năng gây biến chứngTrà Mi: U xơ tử cung nếu để lâu ngày không được điều trị có khả năng gây biến chứng gì không? Bác sĩ Trí Quách: Những u xơ đó dần dần lớn lên, có thể ép vào xương chậu gây cảm giác đau, có thể đau trong lúc quan hệ vợ chồng. Khi tử cung lớn hơn 20cm, có thể ép vào đường dẫn tiểu, làm sưng thận, hay ép vào bọng đái gây cảm giác mắc tiểu hoài. Phần đông các u xơ này hiền, tuy nhiên có dưới 1% các u xơ có thể có các tế bào không lành tính, có thể dẫn đến ung thư. Nếu u xơ nằm bên phải hoặc trái, có thể che buồng trứng. Như vậy khi buồng trứng có vấn đề như ung thư hay có bứu thì bệnh nhân không cảm giác được, cũng không thấy được trên màng siêu âm. Trong trường hợp u xơ trong tử cung thì làm bệnh nhân ra kinh rất nhiều, nhưng thay đổi từ từ chứ không đột ngột, khiến bệnh nhân bắt đầu quen với đường kinh nhiều đó. Tuy nhiên, tình trạng này dần dần làm hồng huyết cầu của bệnh nhân càng xuống thấp đến khi cảm thấy chóng mặt hay xỉu phải đi nhà thương cấp cứu khẩn cấp. Đó là những trường hợp chúng tôi thường bắt gặp. Trà Mi: Có phải u xơ tử cung là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai không? Bác sĩ Trí Quách: Điều này đúng nếu phôi thai tình cờ đậu ngay trên cục u xơ đó. Cục bứu dĩ nhiên không có nhiều tĩnh mạch nên phôi thai khi bám vào không ở được lâu, khiến sẩy thai vì thai không có chỗ bám vào để phát triển. Cũng có vài người may mắn mang thai được nhưng khoảng 6-7 tháng, do cục u xơ to quá, có thể gây khả năng sinh non, sinh sớm, hoặc gây cảm giác đau đớn trong lúc mang thai. Trà Mi: Đó là những tác hại của bệnh u xơ tử cung. Xin hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị đối với bệnh này, thời gian bao lâu, hiệu quả ra sao? Bác sĩ Trí Quách: U xơ tử cung nếu gây đau, làm chảy máu nhiều quá, hay phát triển lớn quá thì phải điều trị. Cách chữa trị là phải giải phẫu. Những phụ nữ không muốn mổ cắt bỏ tử cung thì có thể phẫu thuật lấy cục u xơ đó ra. Những phụ nữ không cần tử cung để sinh nữa thì phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung đi. U xơ tử cung nếu gây đau, làm chảy máu nhiều quá, hay phát triển lớn quá thì phải điều trị. Cách chữa trị là phải giải phẫu. Những phụ nữ không muốn mổ cắt bỏ tử cung thì có thể phẫu thuật lấy cục u xơ đó ra. Những phụ nữ không cần tử cung để sinh nữa thì phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung đi. Bác sĩ Trí Quách
Ngày nay có những phương pháp tạm thời làm u xơ nhỏ đi, không qua giải phẫu, như chích thuốc làm mãn kinh tạm thời. Những thuốc này sẽ làm kích thích tố nữ ngưng đi, mãn kinh tạm thời. Trong thời gian đó, những u xơ này có thể giảm bớt, nhỏ đi từ 35-60%. Tuy nhiên, sau khi ngưng thuốc thì những cục u xơ này sẽ phát triển trở lại. Tác dụng phụ của việc dùng thuốc trong thời gian từ 3-6 tháng là có thể gây tình trạng rỗng xương, kèm theo những triệu chứng bị bốc hoả, khó chịu. Phần lớn những bệnh nhân dùng các loại thuốc này là nhằm làm cho cục u xơ nhỏ bớt đi để phẫu thuật lấy ra qua đường âm đạo, tránh mổ bụng, thời gian phục hồi sẽ lẹ hơn. Ngoài ra, có những phương pháp người ta luồng một ống dẫn máu vào trong tĩnh mạch từ đùi lên, sau đó bỏ thuốc làm máu đông ngay ở những động mạch nuôi tử cung để máu vào tử cung giảm bớt, như vậy những u xơ này sẽ nhỏ đi bớt phần nào. Tuy nhiên, đối với những người bị chảy máu nhiều quá thì phương pháp này không phải là tốt nhất. Phương pháp này cũng không sử dụng được đối với những người còn muốn sinh con. Một phương cách khác, những người bị chảy máu ra nhiều, uống thuốc ngừa thai có thể giảm bớt đường kinh, nhưng ngược lại, thuốc ngừa thai có thể làm cho những cục u xơ phát triển luôn nữa. Cho nên phương pháp này cũng không được sử dụng thường xuyên. Những người bị đau bụng nhiều nhưng u xơ chưa lớn và muốn được tiếp tục theo dõi thì mỗi 4 tháng phải siêu âm để xem tử cung có lớn lên nhiều quá hay không. Những người theo dõi bệnh dạng này, nếu bị đau có thể tạm thời uống những thuốc giảm đau thông thường như aspirin. Nhưng cần nhớ theo dõi bệnh thường xuyên vì những khối u xơ có thể che buồng trứng, nếu bệnh nhân bị đau do buồng trứng sưng thì không thể chủ quan được, vì bứu buồng trứng lớn có thể gây ung thư buồng trứng. Cho nên, bệnh nhân bị u xơ tử cung thường giải phẫu lấy ra liền để tránh trường hợp bị các bệnh về buồng trứng mà không cảm giác được, không phân biệt được. Phương pháp phẫu thuậtTrà Mi: Tóm lại, trong các biện pháp bác sĩ vừa trình bày, phương pháp phẫu thuật là hữu hiệu nhất? Bác sĩ Trí Quách: Vâng, vẫn là phương pháp hàng đầu. Những người bệnh này là do sinh ra đã như vậy, chứ không thể ngăn được. Tuy nhiên, mình có thể truy tầm bệnh bằng cách đi khám bác sĩ phụ khoa hay bác sĩ gia đình, và để ý đến các triệu chứng như bị đau bụng dưới, thấy nặng bụng, hay đường kinh ra máu nhiều bất thường. Khám phụ khoa hàng năm để theo dõi tử cung có vấn đề gì không. Bệnh không ngừa được, nên truy tầm để có thể giải quyết sớm. Bác sĩ Trí Quách
Trà Mi: Nhưng sau khi được phẫu thuật rồi, bệnh nhân có khả năng bị tái phát bệnh này hay không? Bác sĩ Trí Quách: Nếu họ dùng phương pháp chỉ lấy cục u xơ ra thôi, chứ không cắt bỏ tử cung thì trung bình trong 5 năm, có khả năng khoảng 25% là những cục u xơ này có thể mọc trở lại. Còn nếu mổ lấy tử cung ra rồi thì u xơ này không thể nào trở lại được nữa. Nhiều người thắc mắc là khi mổ nên giữ buồng trứng hay không. Đây là vấn đề hoàn toàn riêng biệt. Những phụ nữ dưới tuổi mãn kinh thì buồng trứng vẫn còn ích lợi là cho kích thích tố để bảo vệ sức khoẻ. Vài nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dưới 65 tuổi, không có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng, nếu mổ bụng lấy tử cung, thì nên giữ lại buồng trứng cho họ, vì buồng trứng còn sản xuất một ít kích thích tố có lợi cho phụ nữ sau khi mãn kinh. Trà Mi: Cuối cùng xin bác sĩ một vài lời khuyên giúp phòng ngừa u xơ tử cung. Có cách nào phòng ngừa đối với bệnh này không? Bác sĩ Trí Quách: Thưa không, những người bệnh này là do sinh ra đã như vậy, chứ không thể ngăn được. Tuy nhiên, mình có thể truy tầm bệnh bằng cách đi khám bác sĩ phụ khoa hay bác sĩ gia đình, và để ý đến các triệu chứng như bị đau bụng dưới, thấy nặng bụng, hay đường kinh ra máu nhiều bất thường. Khám phụ khoa hàng năm để theo dõi tử cung có vấn đề gì không. Bệnh không ngừa được, nên truy tầm để có thể giải quyết sớm. Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian bác sĩ đã dành cho chương trình hôm nay. Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.
Có thể chữa khỏi “bệnh già” | Bình Nguyên (Theo Sự thật, Nga) Báo Tiền phong |
Năm 2006, ĐHTH Quốc gia Moscow mang tên nhà khoa học Lomonosov tổ chức Festival khoa học. Báo cáo của viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Sculachev, giám đốc Viện Nghiên cứu Hóa - Lý sinh học về quá trình già hóa đã gây chấn động giới khoa học. 5 năm trước, lần đầu tiên ông thông báo về các công trình nghiên cứu nhằm đổi chiều quá trình già hóa của con người. Vậy đã có kết quả gì mới? Năm qua, nhờ một loại thuốc đặc biệt, chúng tôi đã khôi phục thị giác cho 9 trong số 13 con chó bị mù do quá già và 3 trong số 4 con mèo già bị mù. Ngoài ra, chúng tôi đã phục hồi được thị giác của 6 con thỏ bị mù do già lão. Những nghiên cứu này được thực hiện tại Viện Hàn lâm Thú y Moscow. Hàng trăm con chuột mắc 12 căn bệnh già khác nhau đã được chúng tôi điều trị thành công. Theo tôi, già là một “căn bệnh” có thể chữa khỏi được như bất kỳ một căn bệnh nào khác. Nếu tôi chữa khỏi “bệnh già” cho con người thì tôi cũng sẽ chữa khỏi ung thư và đột quỵ là những căn bệnh phổ biến của người cao tuổi. Năm 2002, các nhà khoa học nhận được Giải thưởng Nobel vì đã phát hiện ra các gen trong giun Nematoda hạn chế tuổi thọ của chúng. Các nhà khoa học đã loại bỏ được được gen đó và kéo dài tuổi thọ của giun lên 7 lần. Phải chăng các vị đã phát hiện ra loại gen đó ở người? Có giả thuyết cho rằng trong tế bào có các gen tạo nên cơ chế được gọi là “cái chết được lập trình” khi cơ thể đã cạn kiệt tiềm năng sống. Trong khi đó, một số động vật như cá, rùa, cá voi và một số loại chim lớn vẫn tiếp tục phát triển và sinh sản cho đến tận những ngày cuối cùng trước khi chết. Trên thực tế, có thể nói ở những động vật này không có hiện tượng già. Mọi người có ấn tượng rằng sự già nua là quá trình đẩy nhanh sự tiến hóa do cơ thể tạo ra khi không đáp ứng được các điều kiện tồn tại. Quá trình già hóa bắt đầu vào thời điểm khi cơ thể chấm dứt sự phát triển. Thực tế thì điều kiện sống tốt và không có stress có thể tránh được sự già hóa. Xét từ quan điểm sinh hoá, quá trình già hóa là do hàm lượng các hợp chất độc hại của ôxi tích tụ lại ở mức độ quá cao bên trong tế bào sống. Ôxi là một yếu tố tạo nên sự sống bằng cách cung cấp năng lượng cho tế bào. Nhưng cũng chính ôxi đến một thời điểm nhất định lại trở thành con dao hai lưỡi.  | Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Sculachev | Sẽ rất mạo hiểm nếu tiến hành các biện pháp can thiệp di truyền đối với gen quyết định sự sống chết của tế bào. Vì thế chúng tôi quyết định chống lại các gốc tự do độc hại của ôxi và bằng cách đó loại bỏ cơ chế đã được lập trình về sự già hóa và cái chết. Các chuyên gia y học khi chưa nắm vững được các cơ chế vô cùng tinh tế của sự sống, từ lâu đã từng khuyên người cao tuổi dùng vitamin E và vitamin C. Họ đã đúng vì những vitamin này có tác dụng vô hiệu hóa các hợp chất độc hại của ôxi. Kết quả nghiên cứu với động vật của ông thật sự có ấn tượng và tạo ra triển vọng. Vậy khi nào các ông sẽ chuyển sang thí nghiệm trên người? Chúng tôi có sự tham gia của các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Y học Nga. Hiện chúng tôi chỉ mới làm thí nghiệm với tế bào cổ tử cung của người và đã chặn đứng được quá trình “tự sát” của các tế bào. Chúng tôi đã chữa khỏi bệnh mù lòa của các động vật cảnh quá già, nhưng như thế không có nghĩa là chúng tôi đã tạo ra được thuốc chống già cho con người bởi lẽ mắt người có cấu tạo khác hẳn mắt động vật. Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã khám phá ra nguyên lý khoa học để chặn đứng được quá trình già hóa. Chúng tôi sẽ không dừng tại đây. Nhưng có thể các bạn cũng đồng ý với tôi rằng, mục tiêu của chúng ta không phải là kéo dài sự sống mà là kéo dài tuổi trẻ. Đây cũng là một trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm tìm ra chân lý khoa học để phục vụ lợi ích cao cả là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trên hành tinh. | Theo Báo Tiền phong |
Thiền và cuộc sống: Định nghĩa về mạnh khỏe | OSHO Nguyệt san người Hà Nội |
|
Mạnh khỏe được ngụ ý là gì? Điều này chúng ta phải cố gắng hiểu. Thông thường, nếu chúng ta hỏi bác sĩ trị liệu định nghĩa của mạnh khỏe là gì người đó sẽ chỉ nói rằng mạnh khỏe là không có ốm bệnh. Nhưng định nghĩa này là tiêu cực. Điều không may là chúng ta phải định nghĩa mạnh khỏe dưới dạng ốm yếu. Mạnh khỏe là điều tích cực, trạng thái tích cực. Ốm yếu là tiêu cực, mạnh khỏe là bản tính của chúng ta, ốm yếu là sự xâm nhập chống lại tự nhiên. Cho nên điều rất lạ là chúng ta phải định nghĩa mạnh khỏe dưới dạng ốm yếu. Điều chúng ta phải định nghĩa người chủ dưới dạng khách, điều này rất lạ thường. Mạnh khỏe cùng tồn tại với chúng ta, ốm yếu thỉnh thoảng mới tới. Mạnh khỏe đi cùng chúng ta từ lúc sinh, ốm yếu là hiện tượng bề mặt. Nhưng nếu chúng ta hỏi bác sĩ điều trị ý nghĩa của mạnh khỏe là gì, ông ấy chỉ có thể nói rằng mạnh khỏe hiện diện khi ốm yếu vắng mặt. Paracelsus thường nói rằng cách diễn giải này là sai rằng khái niệm về mạnh khỏe cần phải được định nghĩa một cách tích cực. Nhưng làm sao chúng ta có thể đi tới một định nghĩa tích cực, một cách diễn giải về khái niệm mạnh khỏe mang tính sáng tao được? Paracelsus hay nói "chừng nào chúng tôi chưa biết trạng thái của sự hài hòa bên trong của bạn, chúng tôi nhiều nhất cũng chỉ có thể giải thoát bạn khỏi ốm yếu bởi vì sự hài hòa bên trong của bạn là cội nguồn của sự mạnh khỏe của bạn. Nhưng khi chúng tôi giải thoát bạn khỏi bệnh này tập tức bạn sẽ mắc bệnh khác, bởi vì chẳng cái gì đã được làm đối với sự hài hòa bên trong của bạn. Sự kiện của vấn đề là ở chỗ chính sự hài hòa bên trong của bạn cần phải được hỗ trợ”. Y học phương Tây đã coi con người như một đơn vị tách biệt, tách khỏi tự nhiên. Đó là một trong những lỗi lầm lớn nhất đã phạm phải. Con người là một phần của tự nhiên, sự mạnh khỏe của người đó không là gì khác hơn việc thoải mái với tự nhiên. Y học phương Tây lấy quan điểm máy móc về con người, cho nên bất kỳ ở đâu mà máy móc có thể thành công, nó thành công. Nhưng con người không phải là máy, con người là một thể thống nhất hữu cơ và con người cần không chỉ việc chữa trị phần bị ốm. Phần ốm chỉ là triệu chứng rằng toàn bộ tổ chức đang trải qua khó khăn. Phần ốm chỉ biểu lộ ra nó bởi vì nó là chỗ yếu nhất. Bạn chữa trị phần ốm, bạn thành công... nhưng thế rồi ở đâu đó khác bệnh lại xuất hiện. Bạn đã ngăn cản bệnh không cho nó tự biểu lộ qua phần ốm, bạn đã làm cho phần đó mạnh hơn. Nhưng bạn lại không hiểu rằng con người là một toàn thể, hoặc con người ốm hoặc con người mạnh khỏe, không có trạng thái ở giữa hai điều này. Người đó nên được coi như một tổ chức toàn thể. Tôi sẽ nêu cho bạn vài thí dụ có thể làm rõ ràng điều này cho bạn. Châm cứu đã được phát triển ở Trung Quốc gần bảy nghìn năm trước đây nhờ một tai nạn. Một thợ săn định giết một con hươu nhưng khi mũi tên của người đó đang hướng tới con hươu thì người này không biết điều gì xảy ra ở giữa và mũi tên lại cắm vào chân mình. Người này đã từng bị chứng đau nửa đầu trong cả đời, khoảnh khắc mũi tên cắm vào chân người đó thì chứng đau nửa đầu biến mất. Điều này rất kỳ lạ. Không ai đã nghĩ về điều này theo cách đó. Từ tai nạn đó toàn bộ ngành châm cứu đã phát triển và phát triển thành một khoa học đáy đủ. Cho nên nếu bạn đi tới nhà châm cứu và bạn nói "có chuyện gì đó với mắt tôi, hay chuyện gì đó với đầu tôi, hay chuyện gì đó với gan tôi”, ông ta có thể chẳng bận tâm gì tới gan bạn, đầu bạn hay mắt bạn cả. Ông ta sẽ nghĩ về toàn bộ cơ thể, ông ta sẽ cố gắng chữa lành bạn, không chỉ phần bị ốm đó. Châm cứu đã phát triển cách tiếp cận tới bảy trăm huyệt, những huyệt được phát hiện trong thân thể con người. Thân thể con người là hiện tượng sinh - điện, sống. Nó có điện nào đó, do đó chúng ta gọi nó là sinh - điện. Sinh điện này có thể được đạt tới qua bảy trăm huyệt trong thân thể và mỗi huyệt lại liên quan tới phần nào đó của thân thể có thể ở xa hẳn nó. Đó là điều đã xảy ra trong tai nạn kia: mũi tên đã cắm vào một huyệt sinh - điện có liên hệ tới đầu và bệnh đau nửa đầu biến mất. Châm cứu mang tính toàn thể hơn. Sự khác biệt này phải được hiểu. Khi bạn coi con người như chiếc máy bạn lấy cái nhìn bộ phận về người đó. Nếu tay người đó yếu bệnh, bạn chỉ chữa tay thôi, bạn không bận tâm về toàn bộ thân thể người đó mà tay chỉ là một phần. Cái nhìn máy móc là mang tính bộ phận. Nó thành công nhưng thành công của nó không phải là thành công thực bởi vì cùng bệnh ấy đã bị kìm nén trong tay bởi thuốc, giải phẫu hay những thứ khác, lại bắt đầu bày tỏ bản thân nó ở đâu đó khác dưới dạng còn tồi tệ hơn. Cho nên thuốc đã phát triển cực kỳ nhiều, giải phẫu đã trở thành khoa học lớn nhưng con người vẫn đang chịu đựng nhiều bệnh tật hơn, nhiều ốm yếu hơn bao giờ hết. Thế tiến thoái lưỡng nan này có thể hiểu được. Con người nên được xem như một toàn thể, nên được đối xử như một thể thống nhất hữu cơ. Nhưng vấn đề với y học hiện đại, y học phương Tây là ở chỗ nó không nghĩ bạn có linh hồn, ở chỗ bạn có cái gì đó còn nhiều hơn là cấu trúc thân thể - tâm trí. Bạn cũng là cái máy: mắt bạn có thể được thay thế, tay bạn có thể được thay thế, chân bạn có thể được thay thế và sớm hay muộn não bạn sẽ được thay thế. Nhưng bạn có nghĩ nếu chúng ta có thể lấy bộ não của Albert Einstein trong khi ông ấy sắp chết, lấy nó ra trước khi cái chết là chắc chắn và cấy nó, chẳng hạn vào sọ Giáo hoàng Polack, bạn có nghĩ ông ta sẽ trở thành một Albert Einstein không? Bộ não chỉ là một bộ phận. Ông ta sẽ trở thành một hiện tượng kỳ lạ, một vật lai giữa Polack và Albert Einstein. Ít nhất ngay bây giờ ông ta là một Polack hoàn chỉnh, thế rồi ông ta sẽ vào trong tình trạng lấp lửng, chẳng biết mình là ai, giáo hoàng hay nhà vật lý. Ở Ấn Độ, y học đã phát triển từ gần năm nghìn năm trước. Và bạn sẽ ngạc nhiên biết rằng bất kỳ giải phẫu nào chúng ta có ngày nay đều được Sushrut mô tả chích xác, một trong những nhà giải phẫu vĩ đại nhất ở phương Đông, trong kinh sách cổ từ năm nghìn đến bảy nghìn năm trước. Nhưng nó đã bị bỏ đi và đó là điểm tôi muốn lưu ý cho bạn. Tại sao một khoa học đã phát triển lại bị vứt bỏ? Bởi vì người ta đã thấy rằng giải phẫu coi con người như máy móc, mà con người lại không phải là máy móc cho nên thay vì phá hủy con người, họ đã vứt bỏ giải phẫu. Tất cả các công cụ tinh vi nhất mà giải pháp dùng đều đã được Sushrut mô tả trong kinh sách của mình. Tất cả mọi việc mổ, ngay cả mổ não cũng đều được mô tả thật chi tiết cứ như đấy là sách giáo khoa hiện đại về giải phẫu. Nhưng nó ít nhất đã năm nghìn năm tuổi. Họ đã phát triển nó tới điểm như chúng ta hiện giờ và họ phải đã đối diện với cùng vấn đề mà chúng ta đang đối diện. Họ phải đã thấy rằng cái gì đó về cơ bản là sai. Chúng ta cứ làm việc nhiều thế... và ốm yếu cùng bệnh tật cứ tăng lên. Thậm chí nếu chúng ta làm cho một người không ốm yếu, điều đó cũng không có nghĩa là người đó mạnh khỏe. Việc thiếu vắng ốm yếu không phải là mạnh khỏe, đó là định nghĩa rất tiêu cực. Mạnh khỏe nên có cái gì đó tích cực hơn, bởi vì mạnh khỏe là điều tích cực còn ốm yếu là điều tiêu cực. Bây giờ cái tiêu cực lại đang định nghĩa cái tích cực. Mạnh khỏe là cảm giác về tình trạng sảng khoái, toàn thể thân thể bạn vận hành tại cực đỉnh của nó không có sự rối loạn nào. Bạn cảm thấy sảng khoái thế nào đó, hòa làm một với sự tồn tại. Điều đó không xảy ra qua giải phẫu. Ấn Độ đã bỏ toàn bộ khoa học này và đã phát triển một cách tiếp cận hoàn toàn khác, ayurveda, có nghĩa là khoa học về cuộc sống. Điều đó là có ý nghĩa. Tại phương Tây chúng ta gọi nó là y học và y học đơn giản chỉ ra ốm yếu. Mạnh khỏe chẳng liên quan gì tới y học cả Y học có nghĩa là toàn bộ khoa học được dành cho việc chữa lành bạn khỏi ốm bệnh. Ayurveda có cách tiếp cận khác. Nó là khoa học về cuộc sống, nó giúp bạn, không chữa ốm bệnh mà ngăn ngừa ốm bệnh không cho xảy ra - giữ bạn mạnh khỏe đến mức ốm bệnh trở thành không thể có được. Cách thức của phương Đông và phương Tây là khác nhau tại điểm này, việc con người là thực thể máy móc hay thực thể tâm linh với tính toàn bộ... Thứ hai, điều y học phương Tây đã làm là làm cho mọi người kém miễn nhiễm. Y học thực sự đáng phải trao cho bạn việc miễn nhiễm chứ không phải lấy nó đi. Nó phải làm cho bạn mạnh mẽ hơn, có khả năng tranh đấu với bất kỳ việc nhiễm khuẩn nào thay vì làm cho bạn yếu đi đến mức bạn thành mong manh với mọi loại nhiễm khuẩn. Một nhà tâm lý học rất nổi tiếng, Delgado đã làm việc trên con vật. Ông ấy đã ngạc nhiên biết rằng nếu chuột được cho ăn một bữa mỗi ngày chúng sống lâu gấp đôi, thời gian sống của chuột được cho ăn hai bữa một ngày bị cắt ngắn đi một nửa. Bản thân ông ấy ngạc nhiên: ăn ít mà sống lâu hơn, ăn nhiều mà sống ít hơn. Bây giờ ông ấy đã đi tới lý thuyết rằng một bữa là hoàn toàn đủ, ngoài ra bạn đang chất nặng cho hệ tiêu hóa và điều đó gây ra việc cắt ngắn thời gian sống của bạn. Nhưng với những người đang ăn năm bữa một ngày thì sao...? Y học sẽ không cho phép họ chết nhưng sẽ không cho phép họ sống nữa. Họ đơn giản sẽ sống dật dờ. Con người phải xem xét lại mọi truyền thống, mọi nguồn gốc khác nhau, bất kỳ sụ kiện nào đã trở thành sẵn có đấy đều phải được xem xét lại. Một cách tiếp cận y học hoàn toàn mới cần phải được tiến hóa ra sẽ lưu ý tới châm cứu, lưu ý tới ayurveda, lưu ý tới y học Hy Lạp, lưu ý tới Delgado và những nghiên cứu của ông ấy lưu ý tới sự kiện rằng con người không phải là máy. Con người là sinh linh tâm linh đa chiều và bạn nên đối xử tương ứng với con người. Mạnh khỏe không nên được định nghĩa một cách tiêu cực: bạn không mang bất kỳ ốm bệnh nào bạn mới là mạnh khỏe. Mạnh khỏe phải tìm ra một định nghĩa tích cực nào đó. Tôi hiểu tại sao họ lại không có khả năng tìm ra định nghĩa tích cực bởi vì ốm bệnh là đối thể, còn câm giác sảng khoái là chủ thể. Y học Tây phương không chấp nhận rằng có bất kỳ chủ thể nào trong bạn. Nó chỉ chấp nhận thân thể bạn, nó không chấp nhận bạn. Con người phải được chấp nhận trong tính toàn bộ của mình. Tất cả các phương pháp khác đã từng được dùng trên khắp thế giới nên được đem vào trong việc tổng hợp, chúng không chống lại lẫn nhau. Ngay bây giờ chúng đang vận hành dường như chúng chống đối lẫn nhau. Chúng nên được đem vào sự tổng hợp và điều đó sẽ cho bạn một cái nhìn tốt hơn về con người và tốt hơn cho loài người. Bây giờ người ta biết rõ, đặc biệt bởi giải phẫu não, rằng mọi thứ đều có trung tâm của nó trong bộ não. Nếu bàn tay bạn trở nên bị liệt thì thực là đần mà đi chữa bàn tay, bạn không thể chữa trị nó được. Thế thì gợi ý duy nhất, gợi ý máy móc, sẽ là chặt nó đi và đặt bàn tay thay vào, cái ít nhất cũng chuyển động được, bạn có thể làm được cái gì đó với nó. Bàn tay này là hoàn toàn vô dụng, nó đã chết. Nhưng nó đã không chết. Một trung tâm nào đó trong đầu bạn điều khiển bàn tay này và trung tâm đó cần phải được chữa lành. Không nên động chạm tới bàn tay chút nào, trung tâm đó không làm việc có vấn đề gì đó với trung tâm này. Sớm hay muộn toàn bộ y học sẽ trở nên bị chi phối bởi các trung tâm não. Những trung tâm đó giữ quyền kiểm soát mọi thứ trong thân thể. Khi cái gì đó bị sai đi ở trung tâm này thì nó được biểu thị một cách tượng trưng bởi phần ngoài của thân thể. Bạn bắt đầu chữa trị phần ngoài, bạn không đi đủ sâu. Y học phương Tây hiện đại là hời hợt. Bạn nên ới tới tận gốc: tại sao bàn tay này bỗng nhiên trở nên bị liệt? Trung tâm trong não đang gặp rắc rối nào đó và trung tâm đó có thể được chữa rất dễ dàng. Đó là trung tâm sinh - điện. Có lẽ khi bạn không cảm thấy sảng khoái thì đấy chỉ là phí của bạn sắp hết hạn cần việc nạp lại nào đó. Nếu tay bạn trở nên bị liệt, có lẽ trung tâm đã mất điện của nó, nó có thể được nạp lại. Không cần thuốc nào cả, không cần giải phẫu nào cả. Bây giờ chúng ta đang ở vị trí nhìn vào con người từ các góc độ khác: cách thức các xã hội khác, trong các nền văn hóa khác, ở các thời đại khác, đã chữa trị cho con người. Và đôi khi nếu điều kỳ lạ dường như là có tác động, chúng nên được chấp nhận thay vì bác bỏ. Chẳng hạn, 70% bệnh tật chỉ là trong tâm trí bạn: bạn không bị bệnh, bạn chỉ nghĩ là mình bị bệnh thôi. Bây giờ, đưa cho bạn thuốc đối trị liệu pháp để chữa các bệnh đó là nguy hiểm, bởi vì tất cả các thuốc đối trị bằng cách này hay cách khác đều có quan hệ với nhiều chất độc. Nếu bạn có bệnh, thuốc là tốt, nhưng nếu bạn không có bệnh mà chỉ có ý tưởng, thế thì vi lượng liệu pháp là tốt nhất bởi vì nó chẳng gây hại cho ai có. Nó chẳng có gì trong nó, nhưng nó lại là sự giúp đỡ lớn lao cho nhân loại. Hàng nghìn người đang được chữa bằng vi lượng liệu pháp. Vấn đề không phải là vi lượng liệu pháp có là thuốc thực hay không. Vấn đề là: nếu mọi người có bệnh không thật, bạn cần một hệ thống thuốc không thật cho họ. Vi lượng liệu pháp chẳng có gì trong nó, có những người không có bệnh gì nhưng vẫn cứ bị hành hạ bởi ý tưởng rằng họ bị bệnh. Vi lượng liệu pháp sẽ giúp cho họ ngay lập tức. Nó chữa cho mọi người nhưng chưa bao giờ làm hại ai cả. Nó là thuốc hư huyễn nhưng phải làm gì với nhân loại hư huyễn đây? Các bác sĩ điều trị Ấn Độ và các y tá thực hành không có các dụng cụ, máy móc phức tạp, tia X hay các thứ khác, họ không có thậm chí cả ống nghe. Họ chỉ kiểm tra nhịp tim bạn và điều này đã vận hành hoàn hảo trong nhiều nghìn năm. Họ kiểm tra nó bởi vì nhịp tim là chính trung tâm cuộc sống của bạn, nếu cái gì đó không hoàn hảo thì nó cho chỉ dẫn về điều cần phải làm. Thay vì chữa bệnh họ lại sẽ cố gắng làm cho nhịp tim bạn hài hòa hơn. Thuốc của họ sẽ giúp cho nhịp tim bạn hài hòa hơn và ngay lập tức bệnh tật biến mất. Bạn nghĩ bệnh đã được chữa trị nhưng bệnh này chỉ là triệu chứng. Đó là lý do tại sao trong ayurve - da họ đã có thể vứt bỏ giải phẫu đi hoàn toàn: điều đó đã quy giản con người về cái máy. Khi mọi sự có thể được thực hiện rất dễ dàng với nước khoáng, thảo mộc, những thứ tự nhiên, không đầu độc hệ thống của con người, thế thì tại sao lại cứ trao chất độc một cách không cần thiết cho con người, cái sẽ có hiệu quả phụ của chúng? Có lẽ đó là một trong những lý do tại sao thuốc đã phát triển và tiến hóa, và đi kèm nó bệnh tật cứ tăng lên mãi. Bạn chữa trị bệnh, nhưng bạn chữa nó bằng chất độc, bệnh sẽ khỏi nhưng chất độc sẽ còn lại trong hệ thống. Và chất độc đó sẽ tạo ra hiệu quả riêng của nó. Cho nên tất cả thuốc thảo mộc, tất cả nước khoáng và những thứ như thuốc vi lượng nên được tổ hợp lại. Đáng ra chỉ nên có một khoa học với các nhánh khác nhau và người làm nghề y phải quyết định nên gửi người này tới nhánh nào. Chẳng ích gì bão ai đó, "Anh không có bệnh", điều đó vô dụng hoàn toàn. Người đó đơn giản sẽ đổi bác sĩ, đó là hiệu quả duy nhất. Người đó sẽ thích vị bác sĩ nói, "Anh có bệnh này...". Vài người đã đánh mất ý chí sống, thế thì chẳng thuốc nào có thể giúp được bởi vì ý chí cơ bản để sống không còn nữa. Họ đã chết, họ chỉ đợi thời điểm tang lễ. Những người này không cần thuốc, họ cần một kiểu trị liệu khác đem cho họ ý chí để sống lần nữa. Đó là điều cơ bản của họ chỉ thế thì mọi thuốc thang khác mới có ích. Tất cả những điều này cần phải được tổ hợp với nhau thành một sự tổng hợp, một toàn thể và con người có thể hoàn toàn thoát khỏi bệnh tật. Con người sẽ có thể sống ít nhất ba trăm năm, đó là ước lượng khoa học. Thân thể người đó có khả năng cứ làm mới lại bản thân mình trong ba trăm năm. Cho nên bất kỳ cái gì chúng ta đang làm về cơ bản đều sai bởi vì con người chết vào tuổi bảy mươi. Và có những bằng chứng... Trong một phần của Kashmir bây giờ là một phần của Pakistan - Pakistan đã chiếm nó, mọi người sống rất dễ dàng tới một trăm năm mươi tuổi. Tại Nga có nhiều người 150 tuổi và có những người thậm chí đã đạt tới 180 tuổi. Bây giờ, thức ăn của những người này, thói quen của họ nên được nghiên cứu và những thức ăn và thói quen đó nên được mọi người biết tới. Một người một trăm tám mươi tuổi ở nước Nga Xô Viết, trong phần đặc biệt của Caucasus, vẫn còn làm việc trên cánh đồng giống hệt như bất kỳ thanh niên nào, người đó thậm chí không già. Thức ăn của người đó, cách sống của người đó cần phải được xem xét rất sâu sắc. Và có nhiều người trong vùng đó chỉ trong vùng đó, Caucasia. Miền đó đã tạo ra những người thực sự mạnh mẽ. Bản thân Joseph Stalin là từ vùng đó, George Gurdjieff đã từ vùng đó những người cực kỳ mạnh mẽ. Y học cần một chiều hướng mới. Điều đó bây giờ là có thể bởi vì mọi thứ đã xảy ra trên khắp thế giới đều được biết tới, chúng ta chỉ cần không bị định kiến ngay từ ban đấu. Chỉ có một loại mạnh khỏe bạn không cần bất kỳ tính từ nào cho nó. Nếu ai đó hỏi, "Anh có mạnh khỏe không"?, bạn nói, "Tôi hoàn toàn mạnh khỏe". Người đó không hỏi bạn, "Loại mạnh khỏe nào"? Nếu người đó hỏi bạn, "Loại mạnh khỏe nào”? Bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn sẽ nói, "Đơn giản mạnh khỏe! Mạnh khỏe chỉ là mạnh khỏe thôi, cảm giác sảng khoái, rằng chẳng có gì sai, mọi sự đều chạy êm, rằng tôi sung sướng, rằng tôi không thể nào nghĩ được mọi sự lại có thể tốt hơn thế này". Có nhiều loại mạnh khỏe không? Không, chỉ có một loại mạnh khỏe. Nhưng bệnh tật có cả triệu. Cũng điều ấy là trường hợp với chân lý chân lý là một. Nhưng dối trá hàng triệu bởi vì dối trá tùy thuộc vào bạn, bạn có thể cứ bịa đặt bao nhiêu tùy ý. Bệnh tật tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể cứ sống sai, ăn đồ sai, làm việc sai và bạn có thể cứ tạo ra những bệnh tật mới. Mạnh khỏe là một bao giờ cũng mới, nhưng nó bao giờ cũng là một. Bạn có thể gọi nó là cái cổ đại nhất ấy vậy mà nó vẫn gần nhất, mới nhất. Năm nghìn năm trước đây ai đó đã mạnh khỏe, và bây giờ bạn mạnh khỏe, bạn có cho rằng sẽ có khác biệt gì đó không? Người đó không mang màu da bạn, người đó không biết ngôn ngữ của bạn và năm nghìn năm đã trôi qua. Nhưng nếu ai đó đã mạnh khỏe, dù người đó là bất kỳ ai, dù ngôn ngữ của người đó là gì, dù màu da người đó là gì, đàn ông hay đàn bà, trẻ hay già nếu người đó mạnh khỏe thế thì ít nhất bạn cũng biết một điều rằng người đó đã mạnh khỏe. Cảm giác mạnh khỏe đó bạn có thể kinh nghiệm được. Bạn không cần biết gì về người đó đẹp, xấu, cao, thấp, không thành vấn đề, một điều là tương tự, rằng người đó đã mạnh khỏe và bạn đang mạnh khỏe. Một kinh nghiệm đích xác là như nhau. Nhưng bệnh tật... mọi ngày các bệnh mới lại cứ được sinh ra. Có đến hàng triệu bệnh, và sẽ có nhiều bệnh nữa khi con người trở nên sáng tạo hơn. Bạn chưa bao giờ đi tới bác sĩ bởi vì bạn cảm thấy mạnh khỏe, hay bạn có đi? Chẳng hạn "Trong hai tuần tôi đã cảm thấy mạnh khỏe-cái gì đó phải sai rồi". Trong thực tế tại Trung Quốc cổ đại đã có một điều đáng nhớ, có lẽ lúc nào đó trong tương lai điều đó có thể được dùng lại. Khổng Tử đã ghi dấu ấn vào Trung Quốc nhiều nhất. Một trong các ý tưởng của ông ấy là... và nó đã được thực hiện, trong nhiều thế kỷ nó vẫn còn vận hành. Ý tưởng đó là lương y nên được trả tiền để giữ cho bệnh nhân mạnh khỏe, không phải để chữa trị cho người đó. Nếu bác sĩ được trả tiền cho việc chữa trị bạn thế thì quyền lợi được đảm bảo của ông ta là ở chỗ bạn vẫn còn ốm đau. Bạn càng ốm nhiều càng tốt, càng nhiều người ốm càng tốt. Bạn tạo ra sự phân đôi trong tâm trí bác sĩ điều trị. Trước hết bạn dạy bác sĩ điều trị rằng công việc của ông ta là để giữ cho mọi người mạnh khỏe: "Chức năng của ông là kéo dài cuộc sống, sức sống, sự trẻ trung của họ". Nhưng quyền lợi được đảm bảo của bác sĩ lại là ở chỗ nếu mọi người vẫn còn mạnh khỏe, trẻ trung, không ai ốm cả, thế thì ông ta sẽ chết đói. Nếu mọi người đều mạnh khỏe thế thì các bác sĩ sẽ ốm đau, hoàn toàn đau ốm, đau ốm đến chết. Họ sẽ làm gì? Không, quyền lợi được đảm bảo của bác sĩ là chống lại cái triết lý mà ông ta đã từng được dạy. Mối quan tâm của ông ta là ở chỗ mọi người phải còn ốm, càng nhiều ốm đau càng tốt. Do đó bạn sẽ thấy một điều kỳ lạ: nếu người nghèo ốm, người đó sẽ khỏe lại sớm hơn người giầu. Kỳ lạ thật... tại sao người nghèo lại khỏe sớm? Bởi vì bác sĩ muốn gạt bỏ người đó, người đó làm phí thời gian không cần thiết. Ý tưởng của Khổng Tử có tầm quan trọng lớn, ông ấy nói rằng mọi người nên trả cho lương y tiền lương tháng về việc giữ cho mình mạnh khỏe. Nếu người ta vẫn còn mạnh khỏe trong cả tháng thế thì người đó phải trà một số tiền nào đó cho bác sĩ. Nếu người đó bị ốm thế thì lương tương ứng sẽ bị cắt đi. Rất lạ lúc ban đầu, bởi vì chúng ta đang làm chính cái đối lập trên khắp thế giới nhung rất logic, rất lành mạnh. Và theo nhiều cách thức Khổng Tử là người lành mạnh. Mọi người nên có bác sĩ điều trị của mình và người đó nên trả tiền cho bác sĩ điều trị về việc giữ cho mình mạnh khỏe, chứ không vì trả cho việc chữa chạy người đó. Nếu người đó ốm thế thì phí tổn do bác sĩ chịu, thuốc thang và mọi chi phí khác và lương của bác sĩ cũng bị cắt nữa bởi vì ông ta đã không chăm nom cho người đó. Hàng thế kỷ điều này đã tiếp tục và điều đó có tác dụng tốt, cực kỳ tốt cho cả hai. Cho bác sĩ, cho bệnh nhân, điều đó làm việc tốt cho cả hai. Bác sĩ không bị nặng gánh thế. Còn bệnh nhân cũng hoàn toàn hạnh phúc bởi vì bây giờ quyền lợi được đảm bảo của bác sĩ không chống lại họ, điều đó thiên về họ. Cho nên bác sĩ không quan tâm tới điều họ phải bị ốm theo bất kỳ cách nào và phải tùy thuộc vào thuốc. Ông ta sẽ kê đơn nhiều bài tập luyện hơn đi bộ, bơi, thể thao để cho họ sẽ vẫn còn mạnh khỏe. Và trong nhiều thế kỷ, trong khi ảnh hưởng của Khổng Tử kéo dài, Trung Quốc phải đã là nước mạnh khỏe nhất trên thế giới. | Theo Nguyệt san người Hà Nội |
Cháy sạch(burn-out)vì lửa quá cao sinh bệnh tiểu đường | BS Lương Lễ Hoàng DNSG Cuối tuần |
|
| | | Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), bội nhiễm là mối đe dọa ở Châu Phi, tiểu đường là vấn nạn cho sức khỏe của người dân Châu Á, còn trầm cảm lại là căn bệnh nghiêm trọng đứng đầu ở Âu Mỹ trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nếu tưởng đó chỉ là "chuyện bên Tây" thì có lẽ cần phải suy nghĩ lại! Nhận xét đó cũng có ý nghĩa ở nước ta, khi số bệnh nhân suy nhược thần kinh, thậm chí đến độ rối loạn cá tính dưới dạng trầm cảm đã từ lâu vượt xa mức báo động. Tình trạng này càng đáng ngại hơn nữa nếu căn cứ vào số liệu thống kê được thực hiện cho giới thanh niên, cho những người hãy còn trong tuổi lao động. Không đáng lo sao được nếu một phần quan trọng của thế hệ rường cột, tương lai của đất nước, bỗng... buồn! Thực trạng vừa mô tả cũng chính là lý do khiến hội chúng "cháy sạch" (burn- out syndrom), một thể dạng bệnh lý xuất phát từ tình trạng suy nhược thần kinh, đặc biệt ở giới doanh nhân, càng lúc càng trở nên quen thuộc với nhiều đối tượng của nhịp sống căng thẳng, qua đó nạn nhân bỗng vô cớ mất hết hứng thú lao động cũng như năng lực tranh đua! Nếu tưởng "hội chứng cháy sạch" xuất hiện như cái giá phải trả sau lần vấp ngã đau điếng trên bước đường nghề nghiệp, hay vì cú sốc tâm lý do mâu thuẫn tình cảm gì đó thì chỉ đoán... mò! Chuyên gia ngành tâm lý học đã quả quyết không dưới 80% người bệnh đang có cuộc sống lứa đôi êm đềm. Họ cũng đã xác minh là gần 70% nạn nhân của hội chứng này chậm chỉ đang thành đạt trong nghề nghiệp! Thế mới đau vì nhiều người bệnh chỉ còn ít bước thì đặt chân trên đài danh vọng. Thế mới khó hiểu vì cua-rơ không bể bánh xe, lại đang dẫn đầu, bỗng rời đường đua để thẫn thờ như thi sĩ bên vệ đường khi mức đến không còn bao xa! Cũng đừng tưởng "hội chứng cháy sạch" ầm ĩ nhiều ngày trước khi bùng cháy lửa. Trái lại, như tên gọi, hội chứng này gõ cửa ít khi bán trước và một khi đã bén lửa thì đốt sạch sành sanh. Nạn nhân vì thế treo cờ trắng nhanh đến độ không ngờ, có người bỏ sở ra về không thèm lấy theo cái... nón! Chính vì thế mà đa số người bệnh không kịp đến thầy thuốc khi bệnh đã phát, cũng không thể dự phòng vì bệnh nào có dấu hiệu báo động đề còn kịp la làng du cứu! Hơn nữa, có đến thầy thuốc thì mấy nhà điều trị chịu khó lắng nghe nạn nhân khi nhiều bệnh nhân trước đó ít ngày còn khỏe hơn... thầy thuốc! Cũng chính vì tính chất khó tin nhưng có thật nên không dễ chữa "hội chứng cháy sạch". Một thí dụ điển hình vừa được Tạp chí Focus dẫn chứng trong phóng sự về chuyện hát bài "It's time to say good bye" của nhiều nhân vật nối tiếng là trường hợp của Jurgen Klinsmann, cựu huấn luyện viên của đội tuyển bóng đá Đức. Sau khi vượt qua không biết bao nhiêu gian khó trong thời gian chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá thế, từ búa rìu ác ý của dư luận cho đen thái độ ném đá giấu tay của nhiều viên chức trong tong cuộc túc cầu, Klinsmann cuối cùng đã chứng minh khả năng của anh với ngôi vi hạng ba trong World Cup 2006, với một đội tuyển Đức giành được cảm tình của hàng trăm triệu khán giả trong và ngoài nước qua phong cách thi đấu vượt ngoài dự đoán của nhiều người, kể cả của không ít chuyên gia lão làng về bóng đạ |
|
|
Những nội dung khác:
|