Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 17
 Lượt truy cập: 25794489

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 12.11.2024 15:07
Con Công tử Bạc Liêu qua đời trong nghèo khó, dở dang ước muốn 'lọc sạn' giai thoại về cha
25.06.2022 20:43

Giã từ cõi tạm, ông Đức mang theo ước nguyện dở dang của cả đời mình là “lọc sạn” trong những giai thoại về cha - người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh một thời.

“Tàn cảnh vàng son”

Ít năm trước, chúng tôi may mắn được gặp ông Trần Trinh Đức (vừa qua đời ngày 18/6/2022), con trai thứ của người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy tại quê hương của ông. Ngày ấy, ông Đức vẫn toát lên phong thái lịch thiệp một cách cổ điển.

Chẳng phải do ông cố tỏ ra như vậy. Nó là cái gen của dòng dõi hào hoa, tài tử nên khiến ông chiếm ngay được cảm tình của mọi người từ lần gặp mặt đầu tiên.

Lần gặp gỡ ấy, ông không kể nhiều về những thăng trầm của cuộc đời mình. Ông tóm tắt cuộc đời mình bằng câu “tôi sinh ra khi gia đình đã tàn cảnh vàng son”.

Sau câu nói ấy, ông lặng thinh. Ông kiếm tìm một chút lắng đọng để có thể nói ra một cách chân thực nhất về nỗi trăn trở suốt bấy lâu của mình. Ông khát khao được gạn lọc, nhặt những hạt sạn trong nhiều giai thoại về cha của mình, Công tử Bạc Liêu.

Ông Trần Trinh Đức chụp ảnh cùng khách tại một khu du lịch tại tỉnh Bạc Liêu vào năm 2012. 

Ông tâm sự: “Tôi được hỏi nhiều về ba. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về ông ấy. Thế nhưng, điều tôi thấy nhiều nhất và khiến tôi buồn nhất là mọi người nghĩ, hiểu về ba tôi sai quá”.

“Thậm chí có những tài liệu, phim ảnh thông tin chưa chính xác khiến người đời hiểu lầm về nhân cách ba tôi, làm ảnh hưởng đến cả dòng họ của tôi. Tôi rất buồn và hy vọng có thể gạn lọc, loại bỏ những cái chưa đúng, chưa chính xác này”, ông trăn trở.

Những năm còn sống, mỗi khi ai đó gặp và biết ông là con trai Công tử Bạc Liêu họ đều cố hỏi ông về chuyện “Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, nấu chè, về những mối tình đã đi vào huyền thoại của vị công tử giàu nhất xứ Nam Kỳ lục tỉnh...

Trước khi tìm được câu trả lời từ ông, trong tâm trí những người ấy, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người hào hoa phóng túng, chỉ biết chơi ngông... Thậm chí một bộ phận người dân có những nhìn nhận không mấy khách quan, thiếu thiện cảm về con người nổi tiếng này.

Ông Đức kể: “Ai cũng nghĩ ba tôi chơi ngông, thích phô trương thanh thế đến bất chấp và xem thường đồng tiền trong khi thời điểm đó, người dân đang đói khổ. Ví dụ như chuyện ba tôi mua máy bay. Lúc đó, người đời chê bai ba tôi dữ lắm”.

“Thời điểm đó, ông là người Việt Nam thứ 2 mua được máy bay sau vua Bảo Đại. Thế là người ta nói ông chơi ngông, thích phô trương thanh thế, tự cho mình ngang hàng vua chúa. Nhưng thực tế không phải như vậy”, ông kể thêm.

Ông Đức giải thích việc Công tử Bạc Liêu quyết định mua máy bay là cả một sự tiến bộ. Đó là cách áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp chứ không phải ông đang chơi ngông.

Ngoài việc mua máy bay để đi thăm những ruộng lúa, ruộng muối bạt ngàn, Công tử Bạc Liêu còn sử dụng phương tiện này vào việc phun thuốc trừ sâu cho lúa. Ông học tập cách làm tiết kiệm sức lao động, không gây nguy hại cho sức khỏe tá điền này từ phương Tây.

Dẫu vậy, có lẽ việc làm ấy còn quá mới mẻ so với thời đại lúc bấy giờ. Thế nên ông bị cho là kẻ chơi ngông, chơi trội, thích ném tiền qua cửa sổ.

Dở dang ước vọng một đời…

Ông Đức nói thêm: “Thời điểm cả nước kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi nói chung và ba tôi nói riêng không hề tham gia vào bất kỳ một hoạt động chính trị bất lợi nào cho cách mạng”.

“Hơn thế năm 1947, hưởng ứng lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Bạc Liêu, ông Hai Sớm, bí danh Trần Văn Phong, ba tôi còn tham gia giúp đỡ cách mạng bằng thóc gạo và thuốc men”, ông nói thêm.

Tuy vậy, những thông tin này ít được người đời nhắc đến. Điều khiến vị công tử giàu nhất xứ Nam kỳ lúc bấy giờ nổi tiếng hơn cả là giai thoại đốt tiền nấu trứng, nấu chè “để giành gái” với Bạch công tử Lê Công Phước.

Một góc nhà của Công tử Bạc Liêu. (Ảnh chụp năm 2012).

Một thời, giai thoại này cũng được chính người nhà Hắc công tử Trần Trinh Huy bàn tán. Cho đến bây giờ, dân gian vẫn truyền miệng 2 câu thơ: “Nghe danh Công Tử Bạc Liêu; Ðốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu!” để nhắc nhớ về giai thoại này.

Thế nhưng ông Đức khẳng định, đây là chuyện thêu dệt của người đời, hoàn toàn không có chuyện Công tử Bạc Liêu đốt tiền theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ông Đức kể: “Trước đây, khi giai thoại này bắt đầu xuất hiện, người ta đồn đại nhiều lắm. Cả người trong nhà tôi cũng bàn tán. Thậm chí có người thân cận với ba còn bạo gan hỏi ông về chuyện này. Song, ba tôi đều gạt đi và nói đó là chuyện ngồi lê đôi mách của thiên hạ”.

“Lúc bấy giờ, ông nội tôi, Hội đồng Trạch quản lý gia sản rất chặt. Do vậy, mặc dù ba tôi có thể tiêu bạc trăm bạc ngàn nhưng cũng không dám đem tiền ra đốt tiền như vậy. Đặc biệt với một con người chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa phương Tây, ba tôi sẽ không chứng minh bản lĩnh bằng hạ sách đó”, ông nói thêm.

Ông Đức cũng quả quyết chưa bao giờ nghe cha mình cũng như gia đình thông tin về việc này. Thế nên, ông cho rằng, giai thoại trên “chỉ là những lời đồn đại, thêm thắt của dân gian” mà thôi.

Ngày còn sống, khi làm hướng dẫn viên du lịch, bán sách viết về cha mình tại Dinh thự Công tử Bạc Liêu, ông Đức cố gắng thông tin lại những giai thoại chưa đúng về nhân vật nổi tiếng này. Mỗi khi ai đó lắng nghe, đồng cảm với những lý giải của mình, ông đều nở nụ cười rất tươi.

Những lúc như thế, cơ mặt ông giãn ra, để lộ sự thỏa mãn, tự hào. Ông từng nói, ông hối tiếc vì không đủ sức viết sách, gửi gắm vào đó những trăn trở, nỗi niềm của mình.

Thế nên, điều ông có thể làm là phô tô cuốn sách viết về Công tử Bạc Liêu với nội dung ông cho rằng khá chính xác và đầy đủ hơn cả. Ông gửi tặng sách này cho bạn bè hoặc bán cho người cần.

Hơn cả mục đích mưu sinh, việc làm này giúp ông với bớt nỗi đau chưa tìm ra cách tốt nhất để thông tin lại chính xác các giai thoại về người cha của mình. Tuy vậy, những cố gắng của ông đến bây giờ vẫn còn dang dở. Và có lẽ, khi giã từ cõi đời, ông cũng mang những dang dở ấy theo mình về miền xa.

Bài, ảnh: Hà Nguyễn, VietnamNet


Giai thoại về Công tử Bạc Liêu xưa và nay

01-03-2009 2:10 PM | Tin nóng y tế

Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, 

Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật làm nên linh hồn "Công tử Bạc Liêu" đó chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh ngày 22/6/1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, qua đời tại tư gia ngày 13/1/1974 tại Sài Gòn. 

Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.

Ngoài ra, Trần Trinh Huy còn được gọi bằng nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử Mỹ Tho-Tiền Giang), trong một gia đình đại điền chủ giàu có vào bậc nhất, nhì vùng đất Nam Bộ thời kỳ đầu thế kỷ XX. Cha của Công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch)-chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa ruộng, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn phố lầu ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt....

Cuộc đời thật Trần Trinh Huy

Sau 3 năm dùi mài học tập ở Pháp quốc đã không mang về cho gia tộc Trần Trinh một học hàm, học vị nào cả. Công tử Bạc Liêu về nước, hành trang của ông ta là kinh nghiệm nhảy đầm, lái xe và một bầu tâm sự ngày đêm thương nhớ cô vợ đầm và đứa con còn gửi nơi kinh thành ánh sáng Paris. Về nước, Ba Huy có nhiều bà vợ Việt và hàng lố nhân tình nữa. Bà đầu tiên mà Ba Huy cưới tại Bạc Liêu tên Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn, ông đi chơi ở Mỹ Tho rồi cưới cô Nguyễn Thị Mẹo sinh được 4 người con, đặt tên Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức. Bà cuối cùng là một "hoa khôi chân đất" tên là Bùi Thị Ba làm nghề gánh nước mướn. Bà này rất đẹp, nhỏ hơn cậu Ba 40 tuổi. Khoảng năm 1968, cậu Ba ở căn phố đường Nguyễn Du-Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống thấy có nhỏ con gái gánh nước qua lại đẹp quá, cậu Ba đem lòng cảm mến. Hỏi thăm thì được biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Cậu Ba tìm đến đặt vấn đề liền, xin đổi căn nhà đang ở lấy cô gái. Từ đó người đẹp gánh nước mướn trở thành phu nhân của Hắc công tử, thủy chung đến ngày ông nhắm mắt. Hai người có với nhau hai cậu con trai và hai cô con gái là Hoàn, Toàn và Trinh, Nữ. Ngoài những bà "chánh thức" vừa kể, những bà “bên lề” và tình nhân thì không sao kể hết. Bên cạnh lối sống phóng túng, phong lưu, cậu Ba Huy cũng là người nhân hậu, sống có tình, có nghĩa, rất rộng rãi, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khi họ gặp hoạn nạn. Tá điền không thấy ông đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ ông còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền ít ai oán ghét Ba Huy. Trong các mối quan hệ xã hội, Ba Huy không sống dè dặt, mưu toan, tính toán thiệt hơn. Trong con mắt giới giang hồ tứ chiếng thời đó, Ba Huy được coi là người "ngon" nhất Nam Bộ không phải bởi cái vẻ hào hoa, sang trọng bên ngoài mà bởi sự khoáng đạt, phóng túng trong cách sống. Trong con mắt người Pháp, Ba Huy được nể trọng vì lấy được vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình.

Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại. Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri Espérinas (em rể), chồng cô Tư Nhớt. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội đồng Trạch, dưới quyền Ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưởng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên nhà vợ, mãi đến tháng 4/1975 mới về nước. Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay sang tận Thái Lan. Trần Trinh Huy bị nhà cầm quyền Thái Lan bắt giữ và phạt 200.000 giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải cho một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Thái Lan để chuộc quý tử. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân. Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự gia đình mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát , Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, gậy...

Một sự kiện đã tạo thành giai thoại Công tử Bạc Liêu là năm 1929, Bạch công tử (BCT) lập luôn hai gánh cải lương là Phước Cương và Huỳnh Kỳ, mời hai cô đào tài sắc thời đó là cô Năm Phỉ và cô Bảy Phùng Há về thủ vai chính cho hai đoàn. Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ có cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu diễn, BCT mời Hắc Công Tử (HCT) đi xem. Đang xem, BCT móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công (giấy bạc 5 đồng thời đó), BCT gạt chân HCT kiếm. HCT thấy vậy hỏi: Toa kiếm gì vậy?. Kiếm tờ con công. HCT mỉm cười nói: Để moa đốt đuốc cho toa kiếm. Nói rồi HCT móc tờ giấy bạc bộ lư (mệnh giá 100 đồng) châm lửa soi cho BCT kiếm (thời đó lúa chỉ có 8-9 cắc một giạ). Bị một vố quá mạng, vãn tuồng, BCT nói: Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? HCT đâu chịu thua. Tối hôm sau, HCT cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà (nay là Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu), cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của BCT. Hai nồi đậu xanh được nhắc lên bếp, hai chàng công tử lấy tiền ra đốt. Nồi đậu xanh của BCT hôm đó sôi trước. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông ta đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ, lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.

Về thăm Khách sạn Công tử Bạc Liêu

Có một địa chỉ mà bất cứ du khách nào khi đặt chân về Bạc Liêu cũng muốn tìm đến, nghỉ một đêm cho biết. Đó là Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Khu nhà cổ tọa lạc ở 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu-Bạc Liêu là nơi gia đình ông Trần Trinh Huy từng trú ngụ. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng. Nhà có tất cả 2 tầng. Tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh. Chính giữa là cầu thang lên lầu trên gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ở hướng đông bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, phòng đối diện là phòng của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Đây là căn nhà được coi là bề thế nhất không chỉ ở Bạc Liêu mà cả lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa du lịch. Hiện nay Nhà hàng-Khách sạn Công tử Bạc Liêu được thiết kế 10 phòng nghỉ. Giá phòng từ 200.000 - 240.000đồng/ngày đêm. Chị Võ Kim Cương - Giám đốc Khách sạn Công tử Bạc Liêu cho biết: Từ ngày đưa vào hoạt động, Khách sạn công tử Bạc Liêu luôn đạt công suất khá cao gần 80%. Riêng căn phòng của Công tử Bạc Liêu (phòng 101) có giá thuê 350.000 đồng/ngày đêm, nhưng phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt Kiều. Nhà hàng - Khách sạn Công tử Bạc Liêu hiện nay được rất nhiều người dân Bạc Liêu nhất là những đôi uyên ương chọn làm tiệc cưới. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.

Phương Nghi, SKDS

Công tử Bạc Liêu, một giai thoại của miền Nam Việt Nam cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ông là nhân vật có thể nói tiêu biểu cho giai cấp ...
YouTube · VTV9 o­nline · Feb 14, 2021
Tiểu Sử 4 Đời CÔNG TỬ BẠC LIÊU Ăn Chơi Phóng Túng Nhất Mọi Thời Đại Và Một Kết Cục Bi Đát Vào năm 1895, tại Bạc Liêu có một đám cưới giữa ...
YouTube · Việt Sử Giai Thoại · Jul 18, 2017
Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy, nhưng ông được biết đến với biệt danh là Hắc công tử và giai thoại “đốt tiền nấu trứng”.
YouTube · VTV24 · Aug 13, 2019
Mọi người ơi!!!Đừng quên nhấn like, share, và nút đăng kí ủng hộ mình, để mình có động lực làm thêm nhiều video nữa nhé!
YouTube · Hữu Khám Phá · Apr 11, 2021
THĂM MỘ CÔNG TỬ BẠC LIÊU & CHÁU RUỘT TIẾT LỘ SỰ THẬT VỀ CUỘC SỐNG TRONG GIA TỘC TỪ XƯA ĐẾN NAY#HoàngSanhOfficial #congtubaclieu ...
YouTube · Hoàng Sanh Official · Apr 6, 2020

Cuộc sống hiện tại của con traiCÔNG TỬ BẠC LIÊUvà ngôi nhà 400 tỷ | Huỳnh Kỳ TV. 10,785 views Apr 10, 2021 Cuộc sống hiện tại của con trai ...
YouTube·Huỳnh Kỳ TV·Apr 10, 2021



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ
Ukraine bắt đầu tổng phản công đánh Nga cứu nước
Cựu tổng thống Trump bị mưu sát bắn trúng mang tai bị thương thủng lổ tai khi đang tranh cử ở Philadelphia

     Đọc nhiều nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 340 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.