Thời đại HCM học toàn triết lý CS dân VN trở nên ngu đần và bị lừa bởi bọn buôn người khắp thế giới
30.07.2023 21:31
Lý do số lượng người Việt bị lừa đưa sang Myanmar gia tăng
Khinh thường ỳ thị người VN thời đại HCM, người Việt bị bắn gục ở Campuchia
Nhiều nạn nhân người Việt bị bán sang bang Shan phía bắc Myanmar, nơi các nhóm vũ trang địa phương cho phép những nhà chứa và sòng bạc bất hợp pháp hoạt động.
Lời tòa soạn:
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 đến 1 triệu người bị mua bán. Việc đi lại giữa các quốc gia, các châu lục ngày càng thuận lợi như hiện nay khiến hoạt động mua bán người ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp.
Từ bẫy việc nhẹ lương cao cho tới những lời hứa đổi đời, nhiều người cả tin, đặc biệt là phụ nữ ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, đã trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người bất lương. Dù cơ quan chức năng các nước đã rất nỗ lực ngăn chặn, triệt phá những đường dây buôn người nhưng hoạt động này vẫn xảy ra.
Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu cùng độc giả loạt bài về vấn nạn buôn người trên thế giới, với những câu chuyện cuộc đời thấm đẫm nước mắt của những nạn nhân người Việt và hành trình trở về quê mẹ đầy gian truân, trắc trở.
Điểm đến của những kẻ buôn người đang thay đổi, sau khi Trung Quốc thiết lập hàng rào khổng lồ dọc biên giới phía nam giáp Việt Nam, Lào và Myanmar. Hàng rào dây thép gai này cao 3m được trang bị cảm biến chuyển động, và kéo dài ít nhất 1.000km.
Không ít người Việt Nam sinh sống gần biên giới Trung Quốc từng sống dựa vào việc di cư và làm việc phi chính thức ở Trung Quốc. Nhưng từ khi có hàng rào, họ không còn dễ dàng di chuyển, và rơi vào cảnh kiệt quệ tài chính. Đây chính là cơ hội để những kẻ buôn người giăng bẫy “việc nhẹ lương cao”.
Chia sẻ với tờ Al Jazeera, ông Michael Brosowski, người sáng lập Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation), tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Hà Nội chuyên giải cứu các nạn nhân của nạn buôn người, cho biết: “Hàng rào biên giới khiến những kẻ buôn người khó đưa nạn nhân vượt biên hơn. Trước đây, chúng sẽ đưa nạn nhân băng qua các con đường mòn trên núi và qua sông để vào Trung Quốc mà không bị phát hiện. Nhưng bây giờ, chúng không thể làm như vậy.
Những kẻ buôn người đã mở thêm điểm đến mới để đưa nạn nhân tới. Chúng tôi ghi nhận sự gia tăng hoạt động buôn người đến miền bắc Myanmar, Campuchia và cả ở Lào”.
Các nhà chứa ở Myanmar có khả năng nằm dưới sự điều hành của những băng nhóm tội phạm chuyên lừa đảo và đánh bạc theo hình thức trực tuyến ở Campuchia. Số nạn nhân sập bẫy của các băng nhóm này đã gia tăng trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành.
“Báo cáo từ hàng trăm người mà chúng tôi từng nói chuyện cho thấy, những tên tội phạm điều hành các nhà thổ ở Myanmar và các vụ lừa đảo trực tuyến ở Campuchia là người Trung Quốc. Chúng hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc, bởi chúng không thể phạm tội ác ở quê nhà”, ông Brosowski nói.
Ở Campuchia, Lào và Myanmar, nạn nhân của bọn buôn người chủ yếu được đưa đến các đặc khu kinh tế (SEZ) ở vùng biên giới, nơi các quy định được kiểm soát lỏng lẻo. Như tại Myanmar, xung đột giữa lực lượng nổi dậy và quân đội Myanmar càng khiến tình hình thêm phức tạp.
Ông Richard Horsey, cố vấn cấp cao về Myanmar tại tổ chức phi chính phủ Crisis Group, cho biết: “Cuộc đảo chính năm 2021 ở Myanmar đã làm suy yếu quyền kiểm soát của quân đội đối với các vùng của đất nước mà đặc biệt là vùng ngoại vi, tạo cơ hội cho những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia”.
Báo cáo về nạn buôn người tại Myanmar vào năm 2022 của Mỹ tiết lộ, dựa theo báo cáo của các đối tác dân sự vào năm 2021, có khoảng 500 phụ nữ Việt Nam hành nghề mại dâm ở đặc khu hành chính bang Wa của Myanmar. Một số phụ nữ báo cáo họ là nạn nhân của bọn buôn người.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, tình hình ở Myanmar có thể còn trở nên tồi tệ hơn. “Nếu không có biện pháp giám sát và quản lý ở các khu vực chính phủ không kiểm soát mà thường là vùng biên giới, phụ nữ và trẻ em gái từ những vùng này và các nơi khác ở Đông Nam Á có thể dễ dàng trở thành nạn nhân bị buôn bán tình dục trong các sòng bạc và đặc khu kinh tế do các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số (EAO) ở Myanmar, hoặc các công ty Thái Lan, Trung Quốc sở hữu và điều hành”, báo cáo cho biết.
Theo tổ chức Rồng Xanh, nhiều nạn nhân người Việt bị bán sang bang Shan phía bắc Myanmar, nơi các nhóm vũ trang địa phương cho phép những nhà chứa và sòng bạc bất hợp pháp hoạt động. Tổ chức phi chính phủ Crisis Group cũng nhận định, bang Shan “từ lâu đã là trung tâm của các cuộc xung đột, và sản xuất ma túy bất hợp pháp”.
“Việc những người Việt thoát khỏi các bang phía bắc Myanmar để trở về quê nhà là cả một hành trình dài xuyên rừng, vượt núi, sông. Tất cả họ đều có nguy cơ bị bắn, bị bắt lại, và bị bán lần nữa. Những gì đang xảy ra ở khu vực này là rất sốc, nhưng hầu như thế giới lại không biết đến”, ông Brosowski nói.
Nhà tâm lý Đinh Thị Minh Châu tại tổ chức Rồng Xanh cho Al Jazeera biết thêm: “Tất cả những phụ nữ mà chúng tôi đã giải cứu ở Myanmar đều phải nỗ lực hơn bất kỳ người nào khác. Họ không còn quan tâm đến rủi ro, cái chết mà chỉ cố gắng tìm cách trốn thoát. Họ đang rất, rất tập trung vào việc cố gắng tìm cách chạy thoát. Tình hình ở đó quá khủng khiếp đối với bất kỳ ai để có thể chịu đựng được”. Minh Thu
Nỗi ám ảnh của các nạn nhân buôn bán người: Nghĩ lại vẫn thấy quá sợ!
Quang Phồn, Quang Linh
VTV.vn - Hậu quả do nạn buôn bán người để lại là không thể đong đếm được vì nó ảnh hưởng đến số mệnh của không chỉ 1 người mà nhiều người khác.
Trở về chưa hẳn đã là giải thoát với những nạn buôn bán người, đặc biệt là những trẻ sơ sinh không xác định được thân nhân, họ thực sự cần gì, chúng ta đang có những chính sách gì?
"Ám ảnh" trở về
70% số nạn nhân mua bán người được phát hiện là phụ nữ và trẻ em. Đây là con số cảnh báo của LHQ. Phần lớn nạn nhân bị lừa bán đều do "người quen", thậm chí người cùng làng, cũng xã và cả họ hàng. Thủ đoạn phổ biến vẫn là lừa đi tìm việc làm thu nhập cao, đi thăm thân, du lịch.
Hậu quả do nạn buôn bán người để lại là không thể đong đếm được vì nó ảnh hưởng đến số mệnh của không chỉ 1 người mà nhiều người. Nhiều nạn nhân sau khi trở về đã sống với những ám ảnh sau những ngày đen tối nơi xứ người ...
Nhiều làng ven biển ở Thanh Hóa vẫn kể cho nhau nghe chuyện "bị đánh thuốc mê" rồi bán sang biên giới. Có nhà, con 13 tuổi ra đi nhiều năm không tin tức, coi như mất tích. Không chỉ trẻ con mà cả người lớn, người có gia đình cũng bị "bỏ thuốc".
Trong 1 lần đi bán hàng khô, gặp khách lạ rồi tỉnh tỉnh, mê mê, bà Hằng bị bán sang Trung Quốc. 2 năm sau, bà mới tự tìm đường trở về.
Còn với bà Ánh, sau 15 năm bị bán làm vợ ở xứ người, chị bị nhà chồng đuổi ra khỏi nhà và bị trao trả về quê với 2 đứa con. Hiện tại chỉ còn con gái ở cùng chị. Con trai lớn ở một thời gian rồi bỏ về Trung Quốc nhưng may còn liên lạc được.
Căn nhà cũ cửa chỉ bằng 1 tấm liếp, không việc làm, chị Xuân cứ lang thang trong làng rồi lại có thêm 1 đứa bé. Xã tạo mọi điều kiện như cho tiền xây nhà, chị không nhận, chỉ lấy quà và tiền cứu trợ.
Chị Xuân giờ không còn sợ hãi và ru rú trong nhà như lúc mới trở về. Xã tạo điều kiện cho chị làm bảo vệ và quét dọn ở 1 trường học rồi chị được giúp đỡ xây dựng gia đình. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chị Xuân chưa bao giờ rời khỏi xã.
Vậy là sự trở về chưa hẳn đã là giải thoát khỏi chuỗi ngày tăm tối mà đôi khi lại bước sang một bi kịch khác của cuộc đời. Nhiều người phải đối diện với những lời gièm pha, đàm tiếu của chòm xóm, có khi từ chính người thân trong gia đình thay vì dang vòng tay bao dung. Vì thế, nhiều năm qua, các địa phương luôn giành riêng nguồn lực hỗ trợ người trở về, để họ vượt qua mặc cảm, sợ hãi và trở lại với đời thường.
Hỗ trợ các nạn nhân buôn người
Chuyện hỗ trợ, tìm sinh kế cho những người lớn là nạn nhân buôn bán người dù sao cũng sẽ có những hướng giải quyết. Còn vấn đề nan giải khác là việc chăm sóc, nuôi nấng các nạn nhân là trẻ sơ sinh được đưa về sau các vụ phát hiện, bắt giữ các đường dây buôn bán người.
Có lẽ, đây cũng là những thân phận xót xa nhất không gia đình, nhiều hồ sơ vẫn đang được truy tìm nhân thân nhưng rất khó khăn. Nhiều trẻ em may mắn chỉ có một bến đỗ duy nhất là các trung tâm bảo trợ xã hội.
Không khóc, không nháo khi có khách lạ, chỉ vài phút, chúng sẽ bắt chuyện và mong được ôm ẵm. Những đứa trẻ này được đưa về từ bên kia biên giới. May mắn, tất cả đều bình thường. Ở đây, trẻ luôn được đơn vị tiếp nhận ưu ái chăm sóc và bố trí đầy đủ dinh dưỡng cùng người chăm sóc.
Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra, tìm kiếm nhân thân cho các cháu nhưng tất cả đều mờ mịt. Chưa có cháu nào tìm được gia đình, có tìm được thì mẹ đẻ cũng chính là người bán con mình.
Nuôi dưỡng và hỗ trợ học tập theo chế độ bảo trợ là chính sách cho trẻ sơ sinh là nạn nhân của các vụ buôn bán người. Tuy nhiên, đó chỉ là phần ngọn. Điều cần làm là phải chặn đứng tình trạng buôn người, buôn bán trẻ sơ sinh. Bởi mua bán người hiện là tội phạm có nguồn thu lợi bất chính cao chỉ sau ma túy và mua bán vũ khí nên chúng vẫn bất chấp rất nhiều thủ đoạn.
Nạn nhân của đường dây buôn người vô tình trở thành tội phạm
Những nạn nhân gốc Việt đã bị biến giấc mơ đổi đời thành những cơn ác mộng sau khi bị lừa gạt sang trời Tây. Họ không biết rằng họ đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người và ngay sau khi đặt chân đến xứ người, những nạn nhân này đã bị biến thành những thủ phạm trong đường dây trồng cần sa và sản xuất chất gây nghiện.
Giấc mộng đổi đời
Mong ngóng được đặt chân đến nước Anh với hy vọng là sẽ kiếm được hàng ngàn bảng Anh mỗi tháng. So với thu nhập hiện tại chỉ vài ba trăm ngàn đồng ở quê, cơm còn không đủ ăn chứ chưa nói đến được mặc ấm, những thanh niên người Việt này đã bị mê hoặc bởi những gì mà bọn buôn người vẽ ra. Hứng khởi tạm biệt quê hương, tạm biệt những người thân để sang Anh làm giàu, không ai có thể tưởng tượng ra tấn bi kịch đang chờ đón họ ở trước mắt.
Hàng loạt các báo điện tử của Anh đã đưa tin rằng, tính đến tháng 3 năm 2015 này có hàng nghìn người Việt bị lừa sang Anh để làm việc trong các trang trại trồng cần sa với điều kiện sống và làm việc vô cùng khổ sở và khắc nghiệt. Không chỉ bị bắt ép làm những việc họ không muốn làm mà họ còn bị đánh đập và tra tấn một cách dã man, bên cạnh đó nhiều nạn nhân còn bị hãm hiếp và tất nhiên là không ai có thể có cơ hội trốn thoát trước sự bảo vệ nghiêm ngặt của bọn tội phạm.
Những người Việt được bọn chúng đưa sang Anh bằng rất nhiều cách khác nhau, có thể là đi theo con đường xin visa du lịch rồi tìm cách trốn ở lại bất hợp pháp, cũng có thể sang bằng đường lậu qua biên giới. Những tổ chức buôn người có rất nhiều cách, nhiều mánh khóe để thu nạp được những nhân lực Việt Nam.
Có những người phải trải qua quãng đường hàng nghìn dặm bằng cách đi bộ, đi thuyền và xe tải trong nhiều tháng trời, thậm chí cả năm trời để tới được bờ biển nước Anh. Sau khi đưa được những người này sang Anh, bọn chúng ngay lập tức đưa những nạn nhân này đến các trang trại trồng cần sa ở rất xa thành phố.
Tại những trang trại này, những nạn nhân gốc Việt chỉ biết thầm trách số phận không may mắn của mình mà không ai dám chống lại bởi có chống lại thì họ chỉ nhận được những hình phạt vô cùng dã man.
Luật sư bào chữa hình sự Philippa Southwell cho hay, trong những năm gần đây, bà thường xuyên phải đại diện cho những thân chủ, chủ yếu là những nam thanh niên và bé trai người Việt Nam bị lừa sang Anh làm việc trong các nông trại trồng cần sa. Những người này thực sự đáng thương bởi họ đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó ở các vùng quê nghèo và họ chỉ đơn giản nghĩ rằng trời Tây là một giấc mơ khiến họ có thể thoát nghèo, thay đổi được số phận.
Bà Philippa Southwell còn cho biết thêm, những người Việt Nam trong đó có rất nhiều các em bé trai còn đang trong độ tuổi trung học nhưng cũng phải chịu một cuộc sống đầy cơ cực và nặng nhọc khi bị đưa sang Anh.
Bà Southwell cho hay: “Họ bị vận chuyển qua Nga, Đức, Pháp. Một số phải đi bộ qua rừng nhiều ngày trời. Họ phải ngủ trong các lán trại và trốn trong những thùng xe tải bẩn thỉu. Ở trong đó, họ phải giữ im lặng, không được cử động và thở ngột ngạt. Thậm chí, họ phải đi vệ sinh ngay tại đó”.
Phải sống và làm việc phi pháp trong một điều kiện khắc nghiệt như vậy cũng chưa làm họ hoang mang và lo sợ khi trên đầu họ bị vướng vào một món nợ khủng lên đến gần 50.000 USD. Một con số mà có khi cho họ viết chưa chắc họ đã viết đúng chứ chưa nói đến chuyện họ phải trả nợ.
Theo những kẻ buôn người thì số tiền này là chi phí để những người Việt Nam này đặt chân được trên đất nước Anh. Chính vì số nợ đó mà những người này phải bị giam giữ như tù nhân, làm việc theo quy định của bọn chúng thì mới có hy vọng giữ được mạng sống. Số nợ khủng cộng với những hành động tra tấn dã man, những nạn nhân Việt Nam đành nhắm mắt đưa chân, chấp nhận cuộc sống hiện tại là những người trồng cần sa, làm ăn phi pháp để trả được số nợ và hy vọng một ngày nào đó lại được trở về quê hương.
Những trang trại trồng cần sa được thiết kế rất bí mật với điều kiện sống và làm việc vô cùng khắc nghiệt. Một dãy nhà được thiết kế lụp sụp với hệ thống làm nóng phức tạp, những chiếc bóng điện cao áp chiếu rọi bỏng rát, dây điện được chăng khắp nơi, không có bất cứ một cửa sổ nào và tất nhiên là ánh sáng mặt trời không thể chiếu được vào bên trong những căn nhà. Cổng ra vào dãy nhà được bảo vệ canh gác rất nghiêm ngặt nên không ai có thể trốn thoát ra ngoài.
Những người làm việc trong các ngôi nhà này cả năm không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không một lần được hít thở bầu không khí tự nhiên. Điều kiện làm việc khắc nghiệt là thế, ăn uống sinh hoạt khổ cực và hơn nữa những nạn nhân này còn không được nói chuyện với bất cứ ai, cứ lầm lũi làm việc theo sự chỉ đạo của những tên bảo vệ ở đấy.
Nạn nhân vướng vòng lao lý
Những nạn nhân Việt Nam bị bắt làm việc trong các trang trại trồng cần sa này nếu như bị cơ quan chức năng phát hiện thì tất nhiên họ sẽ bị kết tội trồng cần sa và phải đối diện với các bản án tù.
Bà Chloe Setter thuộc tổ chức thiện nguyện ECPAT UK chuyên bảo vệ cho các trẻ em là nạn nhân của nạn buôn người cho hay: “Tôi được biết, chưa có băng nhóm buôn người Việt Nam nào bị truy tố vì đưa trẻ em đến đây làm nô lệ trồng cần sa. Nhưng chúng ta đã nhốt, truy tố và kết tội nhiều nạn nhân hơn là truy tố những kẻ đã bóc lột các em”.
Năm 2013, Toà án tối cao ở Anh và xứ Wales đã ra phán quyết rằng các nạn nhân của nạn buôn người không nên bị truy tố khi tòa xóa tội cho 3 người Việt Nam, trong đó có một người là thân chủ của bà Southwell, vì các tội liên quan đến ma túy.
Theo quan điểm của bà Chloe Setter thì nếu như cảnh sát bắt giữ được các thanh thiếu niên trồng cần sa trong các trang trại thì phải tìm ra manh mối và những người chủ của những trang trại này hơn là ngay lập tức kết tội các em. Những người trồng cần sa chỉ là những nạn nhân làm việc dưới sự chỉ đạo của một tổ chức tội phạm. Nếu như cơ quan cảnh sát điều tra nghiêm ngặt và kỹ càng thì họ sẽ tìm ra các manh mối dẫn đến tệ nạn buôn người trái phép.
Luật sư Philippa Southwell thì cho biết rằng luật sư bào chữa cho những nạn nhân này đều khuyên họ nhận tội chứ không cho rằng chính họ là nạn nhân của tệ nạn buôn người và bóc lột sức lao động. Một khi đã phải chịu án liên quan đến cần sa, nhiều người Việt Nam ở Anh bất hợp pháp đã bị trục xuất về nước.
Tuy nhiên, ông Mimi Vũ từ Tổ chức Vòng Tay Thái Bình (Pacific Links Foundation) của Mỹ cho hay, khi có tiền án, họ thường có xu hướng quay trở lại làm việc cho mạng lưới mà họ đã tham gia trước đó.
Ông Mini Vu nói: "Tất cả những gì họ biết là thế giới tội phạm. Họ đã bị hãm hiếp, bị đánh đập, bị lạm dụng. Họ đã bị đầu độc nhân phẩm vì vậy họ sẽ rất khó để vượt qua danh giới đó”.
Bà Southwell thì cho rằng: "Điều vô cùng quan trọng là họ phải nhận ra được rằng họ là nạn nhân chứ không phải là tội phạm. Tôi nghĩ đó là cách cho họ niềm tin”.
Mặc dù cần sa bị coi là phạm pháp ở Anh từ năm 1928, nhưng đây vẫn là thứ ma túy thông dụng nhất ở nước này hiện nay. Có tới 2,7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa với giá trị ước tính khoảng 9,2 triệu USD mỗi năm. Những nạn nhân của các tổ chức buôn người đã vô tình bị đẩy vào con đường tội lỗi, làm ăn phi pháp.
Phương Mai
Nạn buôn người Việt vào nhà chứa ở Nga
Theo một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, trường hợp 15 phụ nữ Việt Nam bị buộc hành nghề mại dâm ở Moscow cho thấy một vấn đề rộng lớn hơn - nạn buôn người liên quan tới hàng nghìn người Việt tại Nga, Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin.
Nhiều nạn nhân đã bị cầm giữ bởi chính người Việt tại Nga, các nhóm điều hành hàng trăm xưởng thợ bóc lột lao động hoặc cả các ổ chứa ở Moscow và ngoại ô, theo tổ chức chống buôn người mang tên 'Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á châu' (CAMSA).
Tổ chức này gần đây mới tiết lộ cho biết về số phận của 15 phụ nữ là nạn nhân của đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga và bị buộc phải hành nghề mại dâm tại một nhà chứa.
Trả lời BBC Việt Ngữ, ông Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập CAMSA, cho biết vụ việc liên quan tới một phụ nữ tên Nguyễn Thúy An, mà CAMSA cáo buộc là chủ nhà chứa nói trên.
Được biết sau khi vụ việc bị lộ, bà Thúy An đã phải trả hộ chiếu cho những phụ nữ này và họ đã từng đợt được đưa về lại Việt Nam trong tháng Ba, mà người cuối cùng là cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, về tới Việt Nam hôm 19/4, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết.
Tổ chức CAMSA còn cáo buộc hoạt động của nhà chứa nơi 15 phụ nữ này bị cầm giữ "đã được một vài nhân viên đang làm việc tại tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow bao che".
BBC Việt Ngữ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam ở Nga, để hỏi về cáo giác này nhưng ông đã từ chối không trả lời và yêu cầu BBC "hỏi cơ quan chức năng nào khác".
Ông Triều cũng nói:
"Tôi không có trách nhiệm trả lời nhà báo,"
"Những cái gì cứ gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
Khi được hỏi ông làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam, và nếu Đại sứ quán Việt Nam không phải là cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thẩm quyền mà ông nói là cơ quan nào, ông Triều đã bỏ máy.
Phản hồi từ Phòng lãnh sự
Sau nhiều lần gọi điện, emails và cả gửi fax trong hai ngày 24 và 25 tháng Tư để có được thông tin kiểm chứng và phản hồi của tòa đại sứ Việt Nam ở Liên Bang Nga trước những cáo buộc của tổ chức CAMSA và trước lời kể của một số nạn nhân đã được đưa trở lại Việt Nam mới đây, hồi 16.24 chiều thứ Năm 25/4, BBC Việt Ngữ đã nhận được thư phản hồi, ký tên "Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga".
Trong thư phản hồi này, Phòng lãnh sự đã không hề trả lời bất cứ câu hỏi nào của BBC để kiểm chứng thực hư của những cáo giác nói trên mà viết rằng:
"Mong BBC Việt ngữ khi đưa tin về các vụ việc liên quan đến người Việt Nam tại LB Nga cần tìm hiểu kỹ, xác minh để bảo đảm tính khách quan, chính xác, tránh theo ý kiến của một vài cá nhân có thể vì những lý do khác mà đưa tin thổi phồng, thậm chí làm chứng sai sự thật."
Không có tương lai
Theo ước tính của tổ chức CAMSA, tại Moscow có khoảng ba ngàn xưởng của người Việt, mỗi xưởng có thể thuê từ vài người tới hàng trăm nhân công, và nhiều người là nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức.
Cũng tại thành phố này có “không ít” các nhà chứa do người gốc Việt làm chủ mà chủ yếu để phục vụ khách Việt Nam, theo CAMSA.
Tại đây các cô gái trẻ người Việt bị buộc phải làm gái mại dâm sau khi bị lừa sang Nga với hứa hẹn có công ăn việc làm.
Trả lời BBC Việt Ngữ, cô Duyên và cô Trang, hai trong số 15 phụ nữ đã được về lại Việt Nam sau một thời gian mà họ cáo giác đã bị buộc phải hành nghề mại dâm dưới sự quản lý của bà Nguyễn Thúy An, cho biết họ đã bị các môi giới ở Việt Nam lừa sau khi hứa hẹn đưa sang Nga để làm nhà hàng.
Trước khi đi, họ cũng được hứa mỗi ngày sẽ nhận trên 100 đô la tiền công nhưng thực tế họ đã bị đưa thẳng tới nhà chứa của bà An để đi khách.
Theo cô Duyên, khi mới tới đây, có khoảng 9-10 chị em phụ nữ đã ở đó rồi và dần dần con số này lên thành 15 người, sống trong căn hộ với hai phòng ngủ, không có giường.
Họ nói vật dụng là những tấm đệm mỏng, căng rèm, vừa là phòng ngủ của cả 15 người vừa là phòng để phục vụ khách luôn.
Cả hai cô cho biết tiền nong bà An đều nắm giữ và bị trừ các tiền chi phí, chưa kể các loại tiền phạt nếu họ không làm theo đúng các quy định do bà An đặt ra.
Ông Nguyễn Đình Thắng đã làm việc với sáu trường hợp liên quan tới khoảng 300 người Việt là nạn nhân của tình trạng buôn người tại Nga trong năm ngoái.
“Nó khiến người ta phần nào biết được về tình trạng buôn lậu người phức tạp tại đất nước rộng lớn này,” ông Thắng nói tại buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về nạn buôn người hôm 11/4 vừa qua.
“Các nạn nhân Việt của tình trạng buôn người ở Nga trên thực tế không có cơ hội tìm được tự do,” ông nói thêm.
“Cơ chế hiện hành tại Nga khiến cho nạn nhân không thể tìm cách bỏ trốn hay tìm kiếm trợ giúp."
Cho tới nay những người trong đường dây đưa người sang Nga và buộc họ trở thành nô lệ tình dục vẫn chưa bị bắt và cảnh sát Nga “rất chậm chạp” trong việc có phản ứng trước những vụ như thế này, ông Thắng nói.
Cảnh sát 'đồng lõa'
Khoảng một nửa số nạn nhân mà tổ chức CAMSA tìm cách giải cứu trong vòng 18 tháng qua vẫn đang bị những kẻ buôn người cầm giữ.
Nhiều người trong số này bỏ trốn khỏi các xưởng lao động đã bị chính cảnh sát Nga, mà CAMSA nói “có quan hệ chặt chẽ với những kẻ buôn người”, đem trả lại cho chủ người Việt, ông Thắng cho biết.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Thắng nói: “Chính phủ Nga không quan tâm về vấn đề chống buôn người.”
“Cảnh sát địa phương thì rất tham nhũng. Còn cảnh sát liên bang thì không đủ nhân sự và lại thiếu huấn luyện. Do đó có luật để trừng phạt kẻ buôn người nhưng phần lớn các vụ buôn người lại không được nhận diện là buôn người nên luật cũng không được áp dụng,” ông Thắng giải thích thêm.
C chính phủ Việt Nam ước tính 30% trong số 10 ngàn người Việt Nam đang làm việc tại Nga là đi theo chương trình xuất khẩu lao động chính thức, số còn lại là sang theo visa du lịch, có nghĩa là có khoảng 7 ngàn người lao động bất hợp pháp tại nước này.
Tuy nhiên tổ chức CAMSA ước tính con số thực có thể cao hơn rất nhiều.
Một số tổ chức nhân quyền cho rằng Nga không chỉ là điểm đến của các tuyến đưa người lậu từ Việt Nam sang mà còn là nguồn và điểm trung chuyển nạn nhân buôn người, trong khi Việt Nam vừa là cả điểm đến của nhiều nạn nhân được đưa lậu tới từ các nước Đông Nam Á khác, theo hãng tin AFP.
Trong bản phúc trình toàn cầu thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về buôn người năm 2012, Nga được xếp hạng ở “Bậc 2 cần theo dõi” – nước có nguy cơ tụt xuống hạng 3, gồm các nước không tuân thủ các tiêu chuẩn chống buôn người.
Việt Nam được nâng cấp từ “Bậc 2 cần theo dõi” lên “Bậc 2” trong bảng xếp hạng nói trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Vụ 'bán phụ nữ Việt vào nhà chức tại Nga' cũng đã được một số báo Mỹ đăng tải.
Người Việt kêu cứu từ 'bẫy lừa đảo' ở Myanmar
Tác giả,Huyền Trân
Vai trò,BBC News Tiếng Việt
Cách đây vài ngày, BBC News Tiếng Việt nhận được lời cầu cứu từ người thân của một nạn nhân người Việt bị mắc kẹt ở Myanmar.
Nói với gia đình đến Singapore làm việc, công dân Việt Nam, anh H lại đang kêu cứu từ Myanmar.
Anh H, sinh năm 1991, quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được một người Việt Nam giới thiệu sang Singapore làm việc.
Tuy nhiên anh H mất liên lạc với gia đình từ ngày 18/05.
Gần đây, anh H nhắn tin qua Facebook với người anh họ là anh Gia, cho biết đang bị giam cầm tại một nơi mà anh tin là cơ sở lừa đảo của Trung Quốc tại Myanmar.
'Lừa được người khác qua thì được thả về'
Theo video định vị do anh H gửi đến người nhà, BBC News Tiếng Việt và BBC Visual Team đã xác định có hàng chục người Việt đang ở một tòa nhà cao tầng tại thị trấn Laukkaing, Myanmar.
Laukkaing là thủ phủ vùng tự trị Kokang, bang Shan (Myanmar), giáp biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Luakkaing có hàng chục sòng bài, khách sạn của Trung Quốc. Các chính trị gia địa phương trong thập niên qua có tham vọng biến nơi đây thành một 'đặc khu Macau của Myanmar'.
Theo tường thuật của Frontier Myanmar, năm 2020, khi đến phường trung tâm Tong Chaing ở Laukkaing, người ta ngỡ như tớiTrung Quốc. Nơi đây không chỉ có lối kiến trúc, ngôn ngữ Trung Quốc, mà đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức cũng là tiền tệ Trung Quốc, đồng nhân dân tệ.
Anh Gia, anh họ của anh H, nói với BBC News Tiếng Việt rằng nạn nhân đã bị tịch thu điện thoại ngay từ sân bay Nội Bài:
"Ngày 05/04, H bay từ Vinh vào Sài Gòn. Từ Tân Sơn Nhất thì hoãn một đêm, xong bay ra Hà Nội, ở một đêm. Từ Hà Nội bị thu mất điện thoại, không biết bay đi đâu. Đến sân bay Myanmar nghỉ chân ở đó một đêm, đi xe ba ngày, rồi mới báo gia đình đang ở Myanmar, nói không phải ở Singapore."
“Bố mẹ có kể với tôi là H có một người bạn quê ở Thanh Hoá rủ đi Singapore. Tên tuổi người này thì không ai nắm được, gia đình cũng không nắm được hợp đồng gì cả. Chỉ biết rằng người ấy đang ở Campuchia.”
Anh Gia gửi cho BBC hình anh H bị thương tích, được cho biết là do bị chích điện, đánh đập vì dám bỏ trốn. Những vết thương đã được người ở cùng phòng khâu lại.
“H bỏ trốn một lần với một người Thanh Hoá, thì bị đánh ở chân. Người ở chung đã giúp khâu vá vết thương. Người kia thì bị đánh gãy tay, mặt không bị đánh. Chúng nói là trừ bộ mặt ra, còn lại bị chích điện hết,” anh Gia nói.
“Theo tin nhắn tôi nhận được từ H thì chúng nói nếu lừa được một người Việt sang bên đó sẽ được thả về, và đã có người lừa được người khác sang để mình được thả về."
"H kể trong khu vực có 30 người Việt Nam ở đó. Mỗi phòng bị chia có năm người. Ở bên đấy là giả giọng con gái để lừa tình, lừa tiền, rủ rê đánh bạc qua mạng, gửi trang web khiêu dâm… Mỗi một tháng không lừa đủ hai trăm đô la qua mạng thì bị chích điện.”
“Gia đình H cực kỳ lo lắng và đang cầu cứu, đã gửi đơn lên xã và sẽ gửi tiếp lên cấp cao thêm," anh Gia cho biết thêm.
"Công an xã Kim Liên, huyện Nam Đàn có nói ‘nhiều người đi lao động cả năm trời không liên lạc được là bình thường, con ông bà mới có một tháng mà đã lo’. Xã Kim Liên đã tiếp nhận đơn, còn xử lý thế nào thì đang đợi.”
Theo nội dung tin nhắn qua Facebook mà anh H gửi đến người nhà mà BBC News Tiếng Việt xem được thì những người đang bị giam giữ tại đây đến các tỉnh từ Nam tới Bắc của Việt Nam như TP HCM, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An.
"Lâu lâu cứ có người sang anh ạ," anh H gửi tin nhắn cho người thân.
Các đồng nghiệp ban BBC News Miến Điện đã giúp chúng tôi liên lạc với cảnh sát tại Laukkaing.
Một viên chức cảnh sát địa phương giấu tên tại Laukkaing nói với BBC News Tiếng Miến Điện như sau:
“Cảnh sát quận chúng tôi đã nhận được thư từ đại sứ quán các nước kể từ hồi đầu tháng này, vào khoảng ngày 8 và 9/6 và sau đó họ hướng dẫn cảnh sát phường tìm kiếm, giải cứu các nạn nhân.
"Chúng tôi hiện đang tìm những người là công dân Việt Nam, Thái Lan và các quốc tịch khác. Có khi chúng tôi phải tìm các nạn nhân mà không có hình ảnh của họ, chỉ có tên, tuổi. Điều này cũng khiến công tác tìm kiếm của chúng tôi bị cản trở. Nếu chúng tôi có thể có hình ảnh các nạn nhân, việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều."
"Một số công ty không hợp tác trong quá trình tìm kiếm này. Quy trình là chúng tôi gửi thư đến các công ty trước và cùng tìm kiếm với các sở, ngành khác như giới chức địa phương, cảnh sát chống buôn người, và bao gồm chúng tôi, cảnh sát địa phương."
"Một số casino và khách sạn đã từ chối hợp tác, không muốn quá trình tìm kiếm thực hiện tại cơ sở của họ vì sợ bị ảnh hưởng kinh doanh," viên chức cảnh sát này cho biết.
Thị trấn Laukkaing, 'Macau của Myanmar'
Myanmar gần đây đã tiến hành những hành động nhằm ngăn chặn nạn lừa đảo trên mạng xuyên biên giới.
Theo tường thuật từ phóng viên của BBC Tiếng Miến Điện, Myanmar đã cấm người nước ngoài vào thị trấn Lashio để ngăn chặn họ tiến hành kinh doanh lừa đảo trên mạng ở thị trấn Mine và Laukkaing ở bang Shan, giáp với Trung Quốc.
Động thái này xuất hiện sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đến Naypyitaw hồi đầu tháng Năm.
Người phát ngôn chính quyền quân sự Myanmar xác nhận với BBC Tiếng Miến Điện về lệnh cấm này, nhằm trấn áp giới lừa đảo trên mạng và những bên khác. Theo BBC Tiếng Miến Điện thì phía Trung Quốc cũng đang tiến hành trấn áp những hoạt động lừa đảo.
Hiện thị trấn Laukkaing vẫn đang trong tình trạng thiết quân luật sau cuộc giao tranh năm 2015 giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang thiểu số, Kokant.
Trong những năm qua, Laukkaing được biết đến là một thành phố casino nhưng cũng được người dân địa phương biết đến là trung tâm cho các hoạt động kinh doanh lừa đảo.
Theo điều tra của BBC Tiếng Miến Điện, thì những người chủ casino và kinh doanh tại Luakkaing có lực lượng cảnh vệ riêng.
Khi ra khỏi tổng hành dinh, những người này đều có xe bảo vệ hộ tống. Điều này cho thấy dường như Luakkaing về mặt nào đó đang nằm ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát địa phương.
Hồi năm ngoái, trả lời The Guardian, ông Jason Tower, Giám đốc quốc gia Myanmar của Viện United States Institute of Peace đã cảnh báo về việc các hoạt động lừa đảo trên mạng chuyển từ Campuchia sang Myanmar. Nguyên do, theo ông, là những kẻ lừa đảo lợi dụng cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc theo sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021 tại quốc gia này, và những kẽ hở của luật pháp nơi đây.
Năm 2022, BBC News Tiếng Việt đã tường thuật về việc người Việt Nam bị lừa bán sang casino của Trung Quốc ở Campuchia với lời mời chào "việc nhẹ, lương cao". Hàng chục người Việt Nam đã tháo chạy hồi tháng 08/2022 trong sự truy đuổi của những kẻ canh gác casino, họ đã phải nhảy xuống sông để thoát khỏi "địa ngục".
Tường thuật bổ sung từ BBC Tiếng Miến Điện.
Chúng tôi sẽ liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và tiếp tục thông tin đến độc giả nếu có thêm diễn tiến mới.
Giải cứu 14 người Việt là nạn nhân buôn người ở Philippines
(Chinhphu.vn) - Các nạn nhân được hứa hẹn có công việc ổn định tại Philippines nhưng sau đó bị cưỡng ép bán dâm.
Ngày 6/10, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi về công tác bảo hộ công dân trong vụ việc cảnh sát Philippines đã giải cứu 14 phụ nữ Việt Nam là nạn nhân buôn người, bị giam cầm và ép bán dâm ở thành phố Paranaque, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Ngay sau khi nhận tin báo về nhóm phụ nữ nước ngoài bị giam cầm trong 3 căn hộ tại một chung cư ở khu Tambo, thành phố Paranaque, vùng thủ đô Manila. Ngày 28/9, Cảnh sát Philippines đã thông báo giải cứu 14 phụ nữ Việt và 10 người Trung Quốc là nạn nhân buôn người, bị giam cầm ở thành phố Paranaque.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã liên hệ với các cơ quan chức năng nước sở tại để xác minh thông tin, tiếp xúc với các công dân bị bắt để triển khai các biện pháp bảo hộ công dân.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, đến ngày 5/10, 13/14 công dân đã được trả tự do. Hiện 1 công dân được chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ phụ nữ tại Philippines do đang bị COVID-19.
Cũng tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm,Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Campuchia để giải cứu hơn 1.000 công dân và hỗ trợ hàng nghìn người khác về nước.
"Bộ Ngoại giao đã nhanh chóng giải quyết các thủ tục để đưa công dân về nước. Tính đến nay, hơn 1.000 công dân được giải cứu và hàng nghìn công dân khác được hỗ trợ về nước"- Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.
Theo bà Hằng, trong thời gian qua, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Campuchia đã bám sát tình hình tại nước sở tại, duy trì liên lạc và phối hợp với phía Campuchia để tăng cường rà soát và mở rộng điều tra các trường hợp lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp.
Vĩnh Hoàng
XHCN mãi dâm thế giới
TPHCM: Phá tụ điểm mại dâm lớn phục vụ người nước ngoài
25/07/2023 09:26
(Chinhphu.vn) - Tp.HCM: Phá tụ điểm mại dâm lớn ngay trung tâm thành phố
Ngày 24/7, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TPHCM đã thông tin về kết quả điều tra Chuyên án 623M và 723M.
Cụ thể, qua quá trình trinh sát nghiệp vụ, PC02 phát hiện nhà hàng Gallery (số 160 Bis Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) do 2 đối tượng Kim Tea Hyung (sinh năm 1975), Cha Jinyoung (sinh năm 1977, cùng quốc tịch Hàn Quốc) làm chủ, có hoạt động tổ chức mại dâm nên lập chuyên án 723M đấu tranh.
Kết quả trinh sát xác định, nhà hàng này có 30 phòng hoạt động karaoke không phép, cơ sở chỉ nhận phục vụ khách nước ngoài, chủ yếu là khách Hàn Quốc. Tại đây có khoảng 80 tiếp viên nữ, sẵn sàng bán dâm khi khách có nhu cầu với giá từ 2,3 - 3,8 triệu đồng/lượt, tiền mua dâm thanh toán trực tiếp cho quản lý của nhà hàng. Tổng quản lý Lee HyunJun (sinh năm 1998) có nhiệm vụ chỉ đạo các quản lý người Việt Nam trực tiếp điều tiếp viên nữ đến các khách sạn, chung cư trên địa bàn TPHCM để bán dâm.
Nhà hàng trên có hệ thống báo động (bộ đàm, đèn báo sáng, tự động tắt âm thanh - tivi…) khi phát hiện có lực lượng chức năng đến kiểm tra. Phía trước cổng nhà hàng luôn có từ 3 đến 5 bảo vệ, 4 tài xế, với xe ô tô đợi sẵn để đưa đón khách và nhân viên nữ từ nhà hàng đến điểm mua - bán dâm, cửa, cổng luôn được khép hoặc đóng và được canh phòng nghiêm ngặt.
Đặc biệt, nhà hàng Gallery chỉ tiếp khách nước ngoài. Những người đến phải xuất trình hộ chiếu để xác nhận quốc tịch và những người quen biết được khách quen bảo lãnh.
Bằng hình thức hoạt động trên, nhà hàng Gallery trở nên nỗi tiếng, được khách nước ngoài truyền tai nhau phải trải nghiệm khi đến Việt Nam.
Ngoài ra, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, tụ điểm cũng thường xuyên thay đổi địa điểm mua bán dâm, như bố trí cho tiếp viên nữ bán dâm tại các căn hộ, chung cư cao cấp, những khu biệt thự, nhà riêng có bảo vệ cảnh giới.
Tối 19/7, Phòng PC02 chủ trì, phối hợp cùng Công an quận 1 triển khai kế hoạch triệt phá tổ chức hoạt động mại dâm trên. Kiểm tra nhà hàng, khai thác thông tin, một tổ công tác ập vào kiểm tra một khách sạn trên đường Mạc Thị Bưởi (quận 1), bắt quả tang 2 tiếp viên nhà hàng đang bán dâm cho 2 khách Hàn Quốc.
Với tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM bắt giữ 5 đối tượng gồm Kim Tae Hyund, Cha Jin Young, Lee Hyun Junl, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Lê Tấn Thanh về hành vi môi giới mại dâm. Mở rộng điều tra, Công an bắt giữ thêm 2 đối tượng Bùi Thị Phương Dung, Bùi Duy Hà để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là 2 đối tượng đã nhận tiền của 2 chủ nhà hàng người Hàn để đứng ra đi "ngoại giao" với các cơ quan chức năng có liên quan nhằm tránh bị kiểm tra.
Cùng ngày 19/7, PC02 Công an Thành phố cũng kiểm tra nhà hàng Song Song, số 95 An Dương Vương, phường 8, quận 5, qua đó khám phá thành công chuyên án 623M. Công an bắt giữ Nguyễn Thị Ngọc Ánh (là tổng quản lý, tên gọi ở quán là Bối Bối, sinh năm 1995, quê Lâm Đồng) Đoàn Thị Thảo (quản lý), Nguyễn Đặng Thanh Tâm (tên ở quán là Cherry, quản lý để điều tra về tội "môi giới mại dâm".
Theo điều tra, nhà hàng Song Song có 30 phòng hoạt động karaoke không phép, cơ sở chỉ nhận phục vụ khách nước ngoài chủ yếu là khách Đài Loan (Trung Quốc). Thông qua việc môi giới của quản lý, tiếp viên nữ sẵn sàng bán dâm khi khách có nhu cầu, giá bán dâm từ 3,5 triệu đồng/lượt, qua đêm giá 5 triệu đồng, tiền mua dâm thanh toán trực tiếp cho quản lý của nhà hàng.
Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Bối Bối) có chồng là người Đài Loan (Trung Quốc), có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhạy cảm và có sẵn mối quan hệ với các công ty du lịch nước ngoài nên Ánh cùng với các "má mì" tổ chức các hoạt động môi giới mại dâm tại nhà hàng. Qua việc tổ chức các hoạt động mại dâm tại nhà hàng, Ánh thu lợi bất chính số tiền mỗi tháng cả tỷ đồng.
Tối 19/7, kiểm tra nhà hàng và khai thác thông tin, Công an tiến hành kiểm tra một khách sạn trên đường Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5, phát hiện có 4 cặp nam, nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm tại các phòng 203, 505, 507 và 807.
Qua điều tra, cơ quan điều tra bước đầu xác định, Kim Tea Hyung và Cha Jin Young cùng góp vốn kinh doanh nhà hàng Gallery. Ngay khi cơ quan công an triệu tập Kim Tae Hyung thì Cha Jin Young và người tình nhanh chóng bỏ trốn và tìm đường sang Campuchia. Tuy nhiên, khi cả hai đang lẫn trốn tại TP.Cần Thơ thì bị công an phát hiện, bắt giữ.
Theo lời khai của Kim Tea Hyung và Cha Jin Young, mục đích của việc cho tiếp viên bán dâm cho khách là đề kéo khách, tăng doanh thu cho nhà hàng. Các đối tượng cũng thừa nhận vì ham lợi bất chính nên đã chỉ đạo nhân viên môi giới, bán dâm cho khách có nhu cầu. Được biết, doanh thu từ hoạt động mại dâm tại nhà hàng Gallery lên đến hơn 4 tỷ đồng/tháng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đang mở rộng điều tra 2 vụ án trên để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Vĩnh Hoàng
Những bọn càm dầu dường dâ buôn người là những cán bộ CS cao cấp hoặc chính thân nhân họ mới dám làm những điều bất nhân phi pháp. CSBK là một đặc chủng cực ỳ tham lam tiền bạc và quyền thế, gian manh nhất nhân loai. Bọn chúng tuy nói tiếng Việt ở trong nước Việt nhưng đa số mang dòng máu TQ, Mông Cổ, Mãn Thanh hậu quả của những vụ cưỡng dâm, thông dâm trong thời kỳ TQ xâm lăng nô lệ hóa dân Việt. Bọn chúng vỏ Việt nhưng ruột Tàu!
Caritas Việt Nam: Ký sự nạn buôn người
CARITAS VIỆT NAM: KÝ SỰ NẠN BUÔN NGƯỜI
PTT – Caritas Việt Nam
Caritas Việt Nam (12.1.2021) – Đứng trước thực trạng của nạn buôn người đang diễn ra với nhiều hình thức và trá hình khác nhau: như hứa hẹn việc làm có thu nhập cao; rủ đi làm ăn xa rồi buôn bán qua biên giới; môi giới hôn nhân với người nước ngoài; môi giới xuất khẩu lao động lương cao; hẹn hò qua Facebook, trang mạng XH, giả vờ yêu thương, rủ đi du lịch rồi lừa bán; rủ đi chơi rồi đánh thuốc mê đưa sang biên giới; sinh hộ với giá cao và cho mượn nợ để nạn nhân rơi vào tình thế bị phụ thuộc… rất nhiều người do không có công ăn việc làm, nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức về nạn buôn người, đặc biệt mong muốn thay đổi tương lai… đã rơi vào bẫy của bọn buôn người.
Sự việc 39 người đa số ở Miền Trung Việt Nam chết thảm trong Container ở nước Anh vào tháng 11 năm 2020 đã nói lên tất cả về thân phận của một con người dường như không có lối thoát, đến nỗi bất chấp tất cả kể cả mạng sống để đánh đổi cuộc đời mình. Bởi có lẽ trong nỗi cùng cực, họ luôn mơ ước đến tương lai, viễn cảnh tốt đẹp; bởi lẽ chỉ vì nghèo đói, họ mong một ngày nào đó có tương lai tốt đẹp, bản thân hy sinh một chút nhưng cứu vớt được cả gia đình.
Không thể kể hết những hậu quả mà những nạn nhân phải gánh chịu, họ bị ép làm nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động nhưng không được trả công, bị bỏ đói, bị đánh đập, ức hiếp, bị đối xử tệ bạc, bị lấy nội tạng, nói tóm lại họ không được đối xử như một con người. Tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 13.000 nạn nhân của Việt Nam đa số là phụ nữ và trẻ em đang chịu cảnh lầm than cơ cực, chịu cuộc sống địa ngục trần gian, bị chôn vùi tuổi xuân từ vấn nạn buôn người vô nhân đạo. (Caritas Hà Tĩnh)
“Công đồng Vatican II, Thánh Gioan Phaolô II, và giáo hoàng Benedict XVI đã mạnh mẽ lên tiếng và kiên quyết chống lại nạn buôn người ô nhục và lợi nhuận đang lan rộng kích thích tình trạng bóc lột nhân phẩm và nhân quyền có hệ thống này.”
Xã hội hôm nay, tình trạng buôn người ở mức độ quá tinh vi và nghiêm trọng hơn. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra hành động cụ thể “lên một mức độ khác” trong các bài giáo huấn của ngài. Cụ thể, việc tố cáo nạn buôn người được nói đến trong các thông điệp và tông huấn, trong các diễn văn và thư cổ vũ hòa bình, qua việc thúc đẩy nhiều hội nghị ở Vatican và nhiều nơi khác. {Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề này.”}
Trước vấn nạn buôn người, cũng như hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo Hội, Caritas Việt Nam đã và đang thực hiện những buổi truyền thông đến cộng đồng dân cư, nhằm giúp cho thanh thiếu niên, các bậc phụ huynh cũng như các nhân viên chuyên trách những kỹ năng và kiến thức cơ bản để họ có thể biết cảnh giác cao độ và lo cho bản thân mình. Tính đến nay đã có rất nhiều khoá truyền thông cho các Caritas giáo phận, các giáo xứ, trường học đặc biệt những nơi có nhiều người di dân, giáp biên giới, hoặc vùng nông thôn.
Điển hình, Caritas Việt Nam: tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người” cho các chuyên trách các Caritas giáo phận được tổ chức tại Giáo phận Vinh. (Ngày 31/12/2019). Khoá học nhằm giúp cho các tham dự viên hiểu rõ hơn về luật bảo vệ con người, quyền của con người và vấn đề di cư. Bởi các chuyên trách cần phải hiểu trước khi truyền thông cho người dân kiến thức phòng và ngừa những rủi ro, cần trang bị gì cho bản thân và con em mình khi đi ra ngoài xã hội hoặc di cư đến những vùng đất mới.
Riêng người dân tộc là những đối tượng rất dễ bị dụ đi làm ăn xa, với lời hứa hẹn có thu nhập cao mà công việc lại nhàn hạ, và có thể lập gia đình với người nước ngoài để được “đổi đời”. Caritas Phan Thiết đã tổ chức ba (03) buổi truyền thông về Phòng chống buôn người cho bà con- người đồng bào tại Giáo xứ Đa tro (25 người), Giáo xứ Đagury (106 người) và thôn Bôn-thóp xã Phan Sơn (15 người) vào tháng 6/2020. Người đồng bào quanh năm “chân lấm tay bùn”, bản thân các bậc cha mẹ đã không được học hành, nhiều người còn không biết đọc- biết viết. Bây giờ đến lượt con cái của họ cũng không khá hơn là bao, đa số các em phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm sống. Nội dung truyền thông xoay quanh việc quan tâm giáo dục con cái và cung cấp cho họ những kiến thức liên quan đến phòng tránh mua bán người, giúp họ cảnh giác trước những mánh khóe của kẻ lừa đảo. Bên cạnh đó cũng nói cho họ biết sự cần thiết của học vấn và nên thúc đẩy con cái tiếp tục học tập.
Caritas Phú Cường có chương trình truyền thông cho toàn giáo phận, từ các giáo hạt đến các giáo xứ. Đề tài: “Di cư an toàn - ổn định cuộc sống” được truyền thông cho các nhóm và 21 Giáo xứ, có khoảng 14,000 người. Kiến thức và kỹ năng về phòng chống buôn người là yếu tố cần thiết để nhân viên Caritas có thể truyền thông và giúp các bạn trẻ đang có ý định sống và làm việc tại các môi trường di dân, hay nước ngoài để thận trọng và biết tự bảo vệ chính mình.
Phụ nữ và trẻ em là đối tượng chính của những tay buôn người, vì thế Caritas Phú Cường đã tập huấn với đề tài phòng tránh xâm hại tình dục và mua bán phụ nữ-trẻ em cho các em thanh thiếu niên và phụ huynh. Trong khóa tập huấn, các em được tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; khái niệm và các hình thức xâm hại tình dục; cách tự vệ và phòng tránh những nguy cơ bị mua bán, bắt cóc và xâm hại tình dục.
Ngoài ra Caritas Phú Cường còn truyền thông Phòng tránh Buôn người cho Người Khuyết tật. Bởi theo báo cáo tình hình buôn người năm 2019 của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, trẻ em lang thang và người khuyết tật đang là đối tượng của bọn buôn người bằng việc cưỡng bức lao động. Người khuyết tật thường có học vấn không cao, tay nghề thấp và đa số phải mưu sinh trên các đường phố, nên rất dễ bị kẻ buôn người tiếp cận và lừa lọc.
Còn rất nhiều buổi tập huấn đã và đang được Caritas Phú Cường thực hiện nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cho các chuyên trách cũng như các em thiếu niên, các bậc phụ huynh để họ có thể tự bảo vệ chính mình, biết cảnh giác cao độ trước bọn buôn người.
Ngoài Caritas Phú Cường, Caritas Hà Tĩnh cũng rất quan tâm đến hiện tượng buôn bán người, bởi nơi đây rất nhiều bạn trẻ đã đi nước ngoài hợp tác lao động, rất nhiều người rơi vào tay bọn buôn người. Ngoài những buổi truyền thông, Caritas Hà Tĩnh còn thực hiện vở kịch “Thức Tỉnh” để giúp cho người dân cảnh giác cũng như hiểu được những cạm bẫy trước những lời ngon ngọt, hứa hẹn của những người môi giới.
Việt Nam nằm trong một trong những nước có tỷ lệ người bị buôn bán nhất. Chính phủ Việt Nam cũng báo động về tình trạng buôn bán người. Cả 64 tỉnh thành đều có nạn buôn người. Chính vì thế, việc truyền thông để cung cấp kiến thức cho người dân hiểu được những thủ đoạn của bọn buôn người và tránh rơi vào tình trạng bị buôn bán người là rất cần thiết và cấp bách. Caritas Việt Nam kết hợp với Caritas các Giáo phận phần nào đang gióng lên "tiếng hô" cho cộng đồng cùng nhau ý thức đặc biệt là tầng lớp giới trẻ để giúp giảm đi tình trạng bị buôn bán, bóc lột do thiếu thông tin dẫn đến bị lừa đảo.
Campuchia khinh bỉ CSVN thi nhau cáp dùn người Việt thời đại HCM
Nhân chứng kể khoảnh khắc người Việt bị bắn gục ở Campuchia
Nạn nhân người Việt tranh cãi gay gắt với nhóm nghi phạm trên xe Lexus, trước khi bị những người này bắn chết ở Phnom Penh, nhân chứng cho hay.
Đại úy Choun Bros, phó đồn trưởng đồn cảnh sát phường Tuol Svay Prey I, quận Boeng Keng Kang, thủ đô Phnom Penh, hôm nay cho biết nạn nhân bị bắn chết trên đường phố cuối tuần trước là M.H.K, 35 tuổi, công dân Việt Nam đang sống ở Campuchia.
Các nhân chứng cho biết trước khi vụ nổ súng xảy ra, một ôtô Lexus RX300 màu trắng di chuyển dọc theo đường 163 và dừng đột ngột trước giao lộ với đường 360, đối diện trường Home of Khmer vào khoảng 13h50 ngày 29/7.
Sau khi xe dừng, M.H.K bước xuống, mặc quần đùi, sơ mi dài tay, đeo túi đen và đi dép quai hậu. Các nhân chứng cho hay M.H.K đã tranh cãi gay gắt với ai đó trong ôtô.
M.H.K bỏ đi, nhưng chiếc Lexus RX300 đã bám theo và bắt kịp nạn nhân. Lúc này, một người đàn ông bước xuống xe, chĩa súng vào nạn nhân.
Người này bắn ba phát súng vào M.H.K khi anh này đang bước đi. Nạn nhân bỏ chạy được khoảng 15 mét thì đổ gục. Nghi phạm lên xe bỏ trốn.
Cảnh sát đến hiện trường kiểm tra ngay sau đó và phát hiện nạn nhân đã tử vong. Đến chiều 30/7, cảnh sát đã bắt 11 người Việt, có cả đàn ông và phụ nữ, tại khách sạn Sophay ở Phnom Penh. Giới chức chưa công bố danh tính của nhóm nghi phạm cũng như động cơ nổ súng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh đã thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân, yêu cầu Campuchia bắt hung thủ và phối hợp với các cơ quan trong nước. Thi thể nạn nhân đã được chuyển về chùa Stung Meanchey để hỏa táng.
Nhân chứng kể khoảnh khắc người Việt bị bắn gục ở Campuchia
Nạn nhân người Việt tranh cãi gay gắt với nhóm nghi phạm trên xe Lexus, trước khi bị những người này bắn chết ở Phnom Penh, nhân chứng cho hay.
Đại úy Choun Bros, phó đồn trưởng đồn cảnh sát phường Tuol Svay Prey I, quận Boeng Keng Kang, thủ đô Phnom Penh, hôm nay cho biết nạn nhân bị bắn chết trên đường phố cuối tuần trước là M.H.K, 35 tuổi, công dân Việt Nam đang sống ở Campuchia.
Các nhân chứng cho biết trước khi vụ nổ súng xảy ra, một ôtô Lexus RX300 màu trắng di chuyển dọc theo đường 163 và dừng đột ngột trước giao lộ với đường 360, đối diện trường Home of Khmer vào khoảng 13h50 ngày 29/7.
M.H.K bỏ đi, nhưng chiếc Lexus RX300 đã bám theo và bắt kịp nạn nhân. Lúc này, một người đàn ông bước xuống xe, chĩa súng vào nạn nhân.
Người này bắn ba phát súng vào M.H.K khi anh này đang bước đi. Nạn nhân bỏ chạy được khoảng 15 mét thì đổ gục. Nghi phạm lên xe bỏ trốn.
Cảnh sát đến hiện trường kiểm tra ngay sau đó và phát hiện nạn nhân đã tử vong. Đến chiều 30/7, cảnh sát đã bắt 11 người Việt, có cả đàn ông và phụ nữ, tại khách sạn Sophay ở Phnom Penh. Giới chức chưa công bố danh tính của nhóm nghi phạm cũng như động cơ nổ súng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh đã thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân, yêu cầu Campuchia bắt hung thủ và phối hợp với các cơ quan trong nước. Thi thể nạn nhân đã được chuyển về chùa Stung Meanchey để hỏa táng.