Hai mươi hai năm sau sự kiện 11/9 bí mật vẫn bao trùm thủ phạm chủ mưu vì lợi ích của những lãnh đạo
10.09.2023 20:06
11/9/2023 đánh dấu 22 năm sau thảm họa khủng bố gây tang tóc cho hàng nghìn gia đình và hàng chục nghìn người thân của các nạn nhân trên khắp nước Mỹ. 23 năm là quãng thời gian đủ dài để nhìn lại những mất mát, đau thương và cả những thay đổi do sự kiện này gây ra.
Hình ảnh nước Mỹ tưởng niệm sự kiện 11/9
Tiếng chuông đã được gióng lên trên khắp nước Mỹ hôm nay (11/9), nhân dịp tưởng niệm 22 năm xảy ra sự kiện tấn công khủng bố.
Kênh truyền hình CBS cho hay, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vào sáng 11/9 (giờ Mỹ) đã cùng Thống đốc bang New York Kathy Hochul và nhiều quan chức cấp cao khác tham dự lễ tưởng niệm tại Bảo tàng 11/9.
Đệ nhất phu nhân Mỹ chia sẻ hồi ức về sự kiện 11/9Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden cho biết, khi những kẻ khủng bố tấn công nước Mỹ vào ngày 11/9/2001, bà không chỉ lo lắng cho sự an toàn của chồng mà còn cả một người thân yêu khác.
Hai mươi năm sau sự kiện 11/9: Báo chí quốc tế nói gì?
Theo Hữu Dương/qdnd.vn
Tạp chí The Wired của Mỹ tối muộn ngày 9/9 (giờ Việt Nam) chạy tít “20 năm sau sự kiện 11/9, giám sát và chịu sự giám sát đã trở thành lối sống thường nhật”.
Bài báo đưa ra quan sát và nhận định rằng 20 năm sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/9, những hoạt động tưởng chừng như đơn giản và ai cũng cho là “tất lẽ dĩ ngẫu” như tiễn người thân ra máy bay, đi dạo quanh khu thương mại-văn phòng, hay đi qua những con đường gần các tòa nhà chính phủ... đã không còn có thể thực hiện được dễ dàng nữa. Sau vụ tấn công khủng bố, người dân Mỹ đã nhận được những lời hứa “bảo vệ nền dân chủ” từ những người hữu trách. Nhưng những gì họ thực hiện sau 20 năm lại trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Mỹ bằng cách biến các thành phố của nước Mỹ thành các khu vực giám sát an ninh. Nước Mỹ đã chi hàng tỷ đô la để bảo vệ “lối sống của mình” nhưng kết quả đã được chứng minh là hoàn toàn vô dụng và chẳng ai có thể biết được liệu có thể xoay ngược được xu hướng này hay không.
Tờ The Hindu có trụ sở tại Ấn Độ đăng bài “20 năm sau sự kiện 11/9, việc xác minh danh tính nạn nhân vẫn chưa hoàn tất”, chỉ ra rằng còn tới 1.106 nạn nhân thiệt mạng tại hai tòa tháp của Trung tâm thương mại thế giới (WTC) còn chưa được xác định danh tính khi đã tìm được hài cốt. Bài báo cũng cho biết mới có thêm 2 bộ hài cốt được xác định danh tính trong tuần này và chính quyền vẫn đang tiếp tục công việc hết sức khó khăn là xác định và trao trả hài cốt cho người thân của các nạn nhân.
Hãng tin Aljazeera (Qatar) rút tít “Các gia đình nạn nhân gây áp lực bạch hóa thông tin về vai trò của Saudi Arabia trong vụ khủng bố ngày 11/9”. Theo đó, bài báo nhấn mạnh 1.700 người thân trong các gia đình nạn nhân đã ký vào một bức thư phản đối sự có mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong lễ tưởng niệm 20 năm sự kiện 11/9 tới đây nếu chính quyền của ông không bạch hóa thông tin liên quan một số quan chức Saudi Arabia trong vụ tấn công cách đây 20 năm. Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington chưa có phản ứng gì với thông tin này. Trước sau Saudi Arabia đều phủ nhận vai trò của quốc gia này trong sự kiện 11/9.
Trong khi đó, hãng tin ABC News cùng tờ Washington Post thực hiện một khảo sát thông qua hình thức gọi điện trực tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cho các mẫu phỏng vấn thuộc tất cả các cộng đồng chủng tộc khác nhau hiện đang sinh sống tại Mỹ. Kết quả cho thấy chỉ chưa đến 50% người Mỹ cho rằng nước Mỹ hiện tại an toàn hơn so với trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9, trong khi có tới 41% người được hỏi cho rằng nước Mỹ hiện tại kém an toàn hơn. Như vậy, trong thời gian 20 năm, số người Mỹ tin rằng nước Mỹ an toàn hơn đã giảm dần từ 67% xuống 49%, trong khi số người tin rằng người nước Mỹ ngày càng ít an toàn hơn tăng từ mức 27% lên 41%.
Click2Houston, đài truyền hình thuộc hãng tin NBC, có bài “Thế giới đã thay đổi ra sao 20 năm sau sự kiện 11/9?” trên trang điện tử của mình. Bài báo khẳng định nước Mỹ đã thay đổi rất nhiều từ cả góc độ cá nhân và tổ chức sau ngày 11/9/2011, trong có đó thể kể đến sự thay đổi của các hoạt động giám sát an ninh tại sân bay và các địa điểm công cộng, sự phát triển của công nghệ và cả trong huấn luyện chiến đấu của quân đội. Tờ báo trích lời Dan Crenshaw, từng là thành viên Đội đặc nhiệm số 3 SEAL: “Trước 11/9, rất hiếm khi một quân nhân đội SEAL phải thực hiện nhiệm vụ thực chiến. Sau 11/9, mỗi quân nhân phải thực hiện 100-200 nhiệm vụ thực chiến trong một lần triển khai quân”.
Kênh truyền hình Good Morning Amrerca (Chào buổi sáng nước Mỹ), đăng trailer về bộ phim tài liệu “20 năm sau sự kiện 11/9: Bóng đêm dài nhất” của hãng ABC News. Trailer cho biết Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố một số tài liệu điều tra về vụ khủng bố 11/9 trong dịp này dưới áp lực của gia đình các nạn nhân. Trailer cũng hé lộ việc FBI vẫn tiếp tục điều tra liệu có hay không vai trò của Saudi Arabia trong tổ chức thực hiện vụ khủng bố bất chấp nước này phủ nhận có dính líu đến vụ tấn công.
CNN, hãng truyền hình trực tiếp đưa tin tại hiện trường và ghi hình trực tiếp cú đâm thứ hai vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới vào ngày 11/9/2011, chạy tít “Vụ khủng bố 11/9 mãi mãi làm thay đổi cách di chuyển đường không của người Mỹ”. Bài báo viết: “Trước đây, bạn có thể tới sân bay khoảng 20 phút trước khi máy bay cất cánh và người yêu bạn có thể đi qua cổng kiểm tra an ninh để chia tay bạn. Bạn vẫn có thể bay khi trong hành lý xách tay của mình thiếu mất giấy tờ tùy thân có ảnh và trong đó có mang một vài lưỡi dao hay một số loại chất lỏng… Nhưng cách đây 20 năm, sau khi 19 kẻ khủng bố bắt cóc 4 máy bay thương mại của chúng ta ở vùng Đông Bắc và tiến hành vụ khủng bố khiến 3.000 người thiệt mạng thì cách di chuyển bằng đường không của người Mỹ đã mãi mãi bị thay đổi”.
Hãng tin Reuters ngoài đưa tin về các hoạt động kỷ niệm còn đăng lại những hình ảnh liên quan vụ tấn công bằng máy bay thương mại vào các địa điểm WTC, Trụ sở Bộ Quốc phòng (Lầu Năm Góc), và ở bang Pennsylvania. Reuters cũng đăng tải nhiều bài viết khai thác sâu nỗi đau mất người thân của các gia đình nạn nhân cũng như nỗi ám ảnh của những người thoát chết trong gang tấc trong ngày 11/9/2011.
Với sự sụp đổ của chính quyền Kabul hồi tháng 8 vừa qua, công chúng lại một lần nữa đặt dấu hỏi với kết quả chống khủng bố của Mỹ. Hãng tin Aljazeera có bài chính “20 năm sau ngày 11/9, nước Mỹ liệu đã thắng chủ nghĩa khủng bố?” Khi bắt đầu tấn công trả đũa lực lượng khủng bố al-Qaeda vào ngày 20/9/2001, Tổng thống Mỹ lúc đó là George W. Bush phát biểu trước Quốc hội: “Cuộc chiến chống khủng bố của chúng ta bắt đầu với mạng lưới al-Qaeda, nhưng đó không phải là nơi để kết thúc. Cuộc chiến của chúng ta sẽ chỉ kết thúc khi tất cả các nhóm khủng bố trên thế giới được tìm ra, ngăn chặn và đánh bại”. Bài báo khẳng định dù khả năng bị tấn công trên lãnh thổ Mỹ đã giảm đi, nhưng những nhóm khủng bố khác vẫn phát triển ở khắp các châu lục. Ngay bản thân al-Qaeda vẫn tồn tại với các chi nhánh mọc lên ở 17 quốc gia trên khắp thế giới. Hai mươi năm sau tuyên bố của Tổng thống Bush, với hàng nghìn tỷ đô la chi ra và hàng chục nghìn thường dân trên khắp thế giới cũng như hàng nghìn binh lính Mỹ thiệt mạng và mang thương tật cả đời, mục tiêu đặt ra của nước Mỹ vẫn chưa thể hoàn thành.
Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2011 do nhóm khủng bố Hồi giáo al-Qaeda thực hiện trên lãnh thổ Mỹ bằng cách bắt cóc máy bay thương mại và lái những chiếc máy bay này đâm thẳng vào các tòa nhà quan trọng ở thủ đô Washington D.C. và New York.
19 kẻ khủng bố đã bắt cóc 4 máy bay trên vùng lãnh thổ phía Đông Bắc nước Mỹ, gồm 2 máy bay của hãng hàng không American Airlines và 2 của hãng United Airlines. Máy bay số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đã bị những kẻ khủng bố hướng tới đâm vào tòa tháp phía Bắc của Trung tâm thương mại thế giới, Hạ Manhattan (New York) vào 8 giờ 46 phút sáng 11/9/2011. Mười bảy phút sau, tòa tháp phía Nam của Trung tâm thương mại thế giới bị chuyến bay số hiệu 175 của hãng United Airlines đâm vào. Cả hai tòa tháp 110 tầng sụp đổ chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ sau khi bị tấn công. Chuyến bay thứ ba mang số hiệu 77 của hãng American Airlines đâm vào phía Tây Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ (Lầu Năm Góc) ở Arlington (bang Virginia, gần Washington D.C.).
Chuyến bay thứ tư mang số hiệu 93 của hãng United Airlines bay về hướng Washington D.C. nhưng đã bị rơi ở một cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania lúc 10:03 sáng cùng ngày. Đây là chuyến bay duy nhất không đâm vào bất cứ mục tiêu nào do hành khách trên máy bay đã cố gắng giành lại quyền kiểm soát máy bay khỏi những kẻ không tặc và chuyển hướng chuyến bay khỏi mục tiêu đã định. Theo thông tin điều tra của Mỹ, mục tiêu của chuyến bay cuối cùng này có thể là Nhà Trắng hoặc Tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Xác định thêm danh tính nạn nhân sau 22 năm vụ khủng bố 11/9
Thi thể của hai người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ ngày 11/9/2001 đã được xác định danh tính, đây là thông tin tích cực mới nhất trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ nhằm đưa các nạn nhân về với gia đình họ.
Các nhà chức trách của Mỹ ngày 8/9 (giờ địa phương) xác nhận về việc xác định danh tính cho hài cốt của một người đàn ông và một người phụ nữ, vài ngày trước lễ kỷ niệm 22 năm vụ tấn công khiến gần 3.000 người thiệt mạng ở Manhattan, New York. Tên của những người này được giữ kín theo yêu cầu của gia đình.
Cơ quan giám định y tế của thành phố New York hiện đã có thể liên kết các hài cốt với 1.649 nạn nhân của vụ tấn công, một quá trình tỉ mỉ dựa vào các kỹ thuật giải trình tự ADN tiên tiến nhất, có thể kiểm tra các mảnh thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.
Những nỗ lực tương tự cũng được quân đội Mỹ sử dụng để xác định danh tính các quân nhân mất tích và hiện đang tiến hành kiểm tra các mảnh thi thể của hơn 100 người thiệt mạng trong vụ cháy rừng ở Maui, bang Hawaii.
Bất chấp những tiến bộ về pháp y, nỗ lực xác định hài cốt của các nạn nhân vụ 11/9 đã chậm lại trong những năm gần đây. Các quan chức cho biết, hai nhận dạng được công bố là những hài cốt mới nhất được xác định kể từ tháng 9/2021.
Hơn 1.000 hài cốt từ vụ tấn công ngày 11/9 vẫn chưa được xác định. Những mảnh hài cốt này hiện được lưu giữ tại Đài tưởng niệm và Bảo tàng Quốc gia ngày 11/9, tọa lạc tại địa điểm từng là Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.
Vụ khủng bố 11-9 và những bí ẩn chưa
có lời giảiNgày 11-9-2001, cả thế giới bàng hoàng nghe tin hai toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sừng sững tại New York đã đổ sụp trong một loạt vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. 16 năm đã trôi qua nhưng những bí ẩn chưa có lời giải về thảm kịch kinh hoàng này vẫn ám ảnh nhiều người.
Trong chuỗi các vụ tấn công liên tiếp nhằm vào nước Mỹ trong ngày 11-9-2001, 19 tên khủng bố - không tặc – đã chiếm quyền điều khiển của 4 máy bay thương cỡ lớn rồi lần lượt tấn công các mục tiêu gồm: hai máy bay lao thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại thành phố New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington trong khi chiếc còn lại bị rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Hình ảnh toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sau vụ khủng bố. Ảnh: ITN
Vụ khủng bố 11-9 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.
Không mất nhiều thời gian, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau đó nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Đáng chú ý, 15 trong số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Những bí ẩn chưa có lời giải
1. Vì sao Mỹ cho phép người thân trùm khủng bố Osama bin Laden rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11-9?
Câu hỏi đầu tiên được dư luân đặt ra sau vụ khủng bố đẫm máu, đó là lý do Washington cho phép rất nhiều công dân Saudi Arabia, bao gồm nhiều người trong gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11-9.
Chính Osama bin Laden cũng là một công dân Saudi Arabia.
Báo cáo của Ủy ban 11-9 cho biết, sau khi không phận New York mở cửa trở lại, một chiến dịch đưa người Saudi Arabia rời khỏi Mỹ đã được tiến hành: 6 chuyến bay chở khoảng 140 công dân Saudi Arabia đã rời Mỹ từ ngày 14 đến 24-9-2001. Trong số đó, chuyến bay cất cánh ngày 20-9 chỉ chở 26 khách, phần lớn được cho là họ hàng của tên trùm khủng bố Osama bin Laden.
Ngay sau khi thông tin về việc này bị lộ lọt, Richard Clarke, người phụ trách đội xử lý khủng hoảng ở Nhà Trắng khẳng định hành động của Washington là bắt buộc và hợp lý. Theo Clarke, việc để những người Saudi Arabia trong đó có họ hàng của Bin Laden trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.
Tuy nhiên, sự việc lại khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. Ông Jack Cloonan, cựu chuyên viên nhóm điều tra al-Qaeda của FBI và CIA, cho rằng tên trùm khủng bố rất có thể đã liên lạc với một người trong số này.
Có ý kiến thậm chí cho rằng chính quyền Washington đã toan tính mờ ám khi để “những manh mối sống” quan trọng cho quá trình điều tra rời đi bí ẩn.
2. Liệu có phải nước Mỹ đã hoàn toàn mất cảnh giác khi để xảy ra vụ 11-9? Có ai bị mất chức sau vụ khủng bố đẫm máu?
Trước khi xảy ra vụ 11-9, đã có một số sự kiện có dấu hiệu cho thấy những kẻ khủng bố sắp tấn công quy mô lớn nhằm vào nước Mỹ. Trong số đó có thể kể tới vụ đánh bom ở Trung tâm thương mại thế giới năm 1993, vụ đánh bom ở Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998 và vụ tấn công nhằm vào chiến hạm USS Cole của Mỹ ở Yemen.
Tổng thống Bush khi nghe tin về vụ khủng bố. Ảnh: AP
CIA thậm chí đã từng theo dõi tung tích của của một số tên không tặc tiến hành vụ khủng bố 11-9 khi chúng đặt chân tới Mỹ trước đó và xếp chúng vào danh sách đen cần lưu ý đặc biệt.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các cơ quan chức năng Mỹ đã không kịp thời xử lý các thông tin tình báo này và để thảm hoạ xảy ra.
Một vấn đề khác cần phải nói tới, theo một bài báo được New York Times đăng tải năm 2001, một thời gian sau vụ khủng bố đẫm máu, những người có nghĩa vụ bảo vệ an ninh nước Mỹ không bị trừng phạt mà còn được thăng chức. Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers.
Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Henry Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khẩn cấp. Ông ấy đã thất bại trong việc ngăn chặn 4 máy bay thương mại bị không tặc. Ấy vậy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau thảm hoạ, Myers vẫn nhận quyết định thăng chức Tổng tham mưu trưởng Liên quân và không hề bị kỉ luật.
3. Chính quyền Bush đã né tránh điều tra toàn diện vụ 11-9?
Phải sau một khoảng thời gian dài đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt, Tổng thống George W. Bush mới phê chuẩn việc thành lập ủy ban điều tra, người phụ trách là Ngoại trưởng Henry Kissinger.
Theo giới quan sát, việc Nhà Trắng không thành lập uỷ ban điều tra toàn diện là để né tránh lỗ hổng của lực lượng an ninh và tình báo Mỹ.
4. Những kẻ khủng bố vẫn chưa chết?
Một trong những bí ẩn lớn nhất của vụ 11-9 là về số phận những kẻ khủng bố. Giới chức Mỹ xác nhận toàn bộ 19 tên khủng bố đều đã chết trong các vụ tấn công. Tuy nhiên, vài ngày sau, BBC lại đưa tin một số tên khủng bố đã trốn thoát và không hề hấn gì.
Bài báo gây chấn động thế giới của BBC về số phận của những kẻ khủng bố.
“Waleed al-Shehri là một trong 5 người FBI cáo buộc cố tình điều khiển phi cơ của American Airlines lao vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, lúc này anh ta đang khẳng định sự vô tội ở Casablanca, Morocco”, BBC đưa tin ngày 23-9-2001.
BBC cũng tiếp tục đề cập về Abdulaziz Al Omari, một trong những kẻ tấn công khác trên chuyến bay Amerrican Airlines. Theo đó, Omari tự xưng là một kỹ sư ở Saudi Arabia và bị mất hộ chiếu khi du học ở thành phố Denver, bang Colorado.
Sau bản tin của BBC, Giám đốc FBI khi đó là ông ông Robert Mueller, đã thừa nhận rằng việc xác định danh tính của một số kẻ không tặc đã không minh bạch.
Việc này đã dấy lên nghi ngờ về việc liệu những kẻ gây ra những vụ tấn công khiến 3.000 người thiệt mạng có đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở đâu đó trên trái đất?
5. Tại sao chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11-9, Mỹ lại vội vã tấn công Afghanistan?
Không mất nhiều thời gian sau vụ tấn công, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Mỹ mất chưa đầy 1 tháng để tìm đủ lý do bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan, mất 2 năm để tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhưng lại mất 10 năm để tìm và tiêu diệt thấy Bin Laden.
Mặc dù 15 trong tổng số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông - nhưng Mỹ cho rằng, chính sự bảo bọc của Taliban- một phong trào Hồi giáo thống trị ở Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 mới là kẻ đầu sỏ cần bị trừng trị.
Ngày 7-10-2001, Cựu Tổng thống George W. Bush, với sự hậu thuẫn từ Quốc hội Mỹ, đã phát lệnh mở cuộc tấn công quân sự toàn diện ở Afghanistan để tiêu diệt Al-Qaeda nhằm đánh bật quyền lực của Taliban.
Mỹ đã chi trên dưới 1.000 tỷ USD cho cuộc chiến tại Afghanistan. Ảnh: ITN
16 năm sau cuộc chiến tốn kém của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này, nhiều người vẫn đang hỏi tại sao Mỹ mất chưa đầy 1 tháng để tìm đủ lý do bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan, mất 2 năm để tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhưng lại mất 10 năm để tìm và tiêu diệt thấy Bin Laden?
Cần lưu ý rằng, tại Iraq, giới chức Mỹ đã cáo buộc chính quyền Bagdad khi đó sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các phòng thí nghiệm cơ động có thể sản xuất vũ khí sinh học. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến ở Iraq, Washington chưa phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào.
Thiện Nhân
Những thuyết âm mưu quanh vụ 11/9
Một số người tin vào thuyết âm mưu vô căn cứ rằng "nhà nước ngầm" tại Mỹ đã thực hiện vụ khủng bố 11/9, hay Lầu Năm Góc bị trúng tên lửa.
Chỉ vài giờ sau những vụ tấn công khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/9/2001, những thuyết âm mưu đầu tiên đã xuất hiện trên Internet, kể từ đó ngày càng được lan truyền rộng rãi và thêm thắt do sự phát triển của mạng xã hội.
Những báo cáo từ Ủy ban 11/9, các cơ quan chính phủ Mỹ và nhiều nhóm chuyên gia đã bác bỏ sự tồn tại của bất kỳ âm mưu bí mật nào liên quan đến vụ khủng bố. Tuy nhiên, các nhóm vận động tại Mỹ và những nơi khác, nằm trong phong trào Sự thật 11/9, vẫn cho rằng có nhiều thứ đang bị che giấu.
Theo những phong trào thuyết âm mưu ngày càng lớn mạnh trên mạng, như QAnon, "nhà nước ngầm" tại Mỹ chịu trách nhiệm về vụ khủng bố. Các video trên mạng được cắt từ loạt phim tài liệu có tên "Loose Change", tổng kết những thuyết âm mưu về vụ 11/9, càng làm củng cố thêm nhiều thông tin sai lệch. dân tại thành phố New York, Mỹ, chứng kiến khói bốc lên từ Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.