Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 25642971

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 13.10.2024 15:35
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
29.03.2024 21:56

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro hôm 25/3 đã lên tiếng 'thách' Trung Quốc đem yêu sách về chủ quyền Biển Đông ra trọng tài quốc tế.

Trung Quốc - Philippines đấu khẩu sau vụ phun vòi rồngquyền lực và tiền bạc nội bộ đánh đá nhau TQ lợi dụng xâm lấn biển VN không ai hó hé


Tổng thống Philippines tuyên bố 'không nín nhịn' trước Trung Quốc

Tổng thống Ferdinand Marcos khẳng định Philippines "sẽ không nín nhịn" trước Trung Quốc sau các vụ va chạm trên biển giữa tàu hai nước.

"Chúng tôi không tìm cách gây xung đột với bất kỳ quốc gia nào, hơn nữa lại là các quốc gia có những mục đích riêng và tự nhận là bạn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không nín nhịn, phục tùng hay khuất phục", Tổng thống Marcos ngày 28/3 cho biết.


Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos phát biểu tại Mỹ tháng 11/2023. Ảnh: AFP

Ông thêm rằng Philippines sẽ đáp trả bằng "những biện pháp đối phó tương xứng, có tính toán và hợp lý" trước các động thái mà họ cho là "nguy hiểm và bất hợp pháp" của Trung Quốc trên biển.

"Người Philippines sẽ không nhượng bộ", lãnh đạo Phlippines nhấn mạnh.

Tuyên bố của Tổng thống Marcos được đưa ra trong bối cảnh các vụ đối đầu giữa tàu công vụ Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông gần đây gia tăng. Trong số này có vụ tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 23/3 dùng vòi rồng phun vào tàu tiếp vận của Philippines gần bãi Cỏ Mây, nơi Manila triển khai binh sĩ đồn trú trên xác chiến hạm BRP Sierra Madre.

Malina ngày 25/3 triệu phái viên Trung Quốc để phản đối "những hành động hung hăng" của lực lượng hải cảnh nước này gần bãi Cỏ Mây.

Phát ngôn viên hải cảnh Trung Quốc phản bác rằng các tàu Philippines đã "xâm phạm khu vực, bất chấp cảnh báo liên tục của phía Trung Quốc", do đó bị lực lượng nước này "kiểm soát, cản trở và đẩy đuổi".

Bắc Kinh đồng thời kêu gọi Manila "rút lui khỏi bờ vực" và ngừng "gây rắc rối trên biển".

Trung Quốc cảnh báo quan hệ với Philippines đang "đứng trước ngã rẽ" trong khi Manila chỉ trích Bắc Kinh "gây hấn", sau vụ Philippines tố hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp vận.

"Trung Quốc một lần nữa kêu gọi Philippines tôn trọng các cam kết và sự thống nhất giữa hai bên, chấm dứt các hành vi khiêu khích trên biển cùng mọi hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình, đồng thời quay lại con đường đúng đắn là giải quyết khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn với Trung Quốc", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chen Xiaodong nói trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Theresa Lazaro ngày 25/3.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Chen đã đưa ra "giao thiệp nghiêm khắc" về mâu thuẫn Bắc Kinh - Manila liên quan bãi Cỏ Mây gần đây. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo quan hệ Bắc Kinh - Manila đang "đứng trước ngã rẽ" và Manila cần thận trọng về hướng đi sắp tới.

Trong khi đó, Thứ trưởng Theresa Lazaro "đưa ra lời phản đối mạnh mẽ nhất các hành động gây hấn của hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc đối với nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế của Philippines", theo Bộ Ngoại giao Philippines.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi xảy ra cuộc đụng độ ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

Theo đó, vào ngày 23/3, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã dùng vòi rồng để tấn công tàu Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas), làm hư hại nặng nề tàu này cũng như khiến một số thủy thủ bị thương.Philippines gọi những hành động này là "vô trách nhiệm và khiêu khích".

Lực lượng làm nhiệm vụ của Philippines trên Biển Đông cho biết cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng để tấn công một tàu dân sự được thuê để tiếp tế cho quân đội.

"Chúng tôi cảnh báo Philippines ngừng đưa ra bất kỳ bình luận nào có thể dẫn tới gia tăng xung đột và khiến tình hình leo thang cũng như ngưng mọi hành động vi phạm và khiêu khích," Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sau khi xảy ra sự việc.

"Nếu Philippines liên tục thách thức giới hạn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình."

Va chạm trên Biển Đông

NGUỒN HÌNH ẢNH,MAXAR/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tàu tiếp tế Philippines đụng độ tàu cảnh sát biển Trung Quốc hôm 23/3.

Đáp trả lại tuyên bố từ phía Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã lên tiếng "thách thức" Trung Quốc đem yêu sách về chủ quyền Biển Đông ra trọng tài quốc tế và khẳng định Manila sẽ không thay đổi quan điểm của mình.

"Nếu Trung Quốc không ngại tuyên bố chủ quyền của mình với thế giới, thì tại sao chúng ta không phân xử theo luật pháp quốc tế?" ông Teodoro nói với các phóng viên.

Cố vấn an ninh quốc gia Philippines đã triệu tập một cuộc họp cấp cao gồm các quan chức an ninh hàng đầu vào thứ Hai 25/3 về vụ việc để chuẩn bị các khuyến nghị trình lên Tổng thống Ferdinand Marcos Jr về các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả Bãi Cỏ Mây, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Bắc Kinh đã triển khai hàng trăm tàu cảnh sát biển trên khắp Biển Đông để tuần tra những khu vực mà họ coi là của mình, bất chấpTòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 đã tuyên bố rõ ràng rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.

"Chính họ là những người đã xâm phạm vào lãnh thổ của chúng tôi. Không quốc gia nào tin vào tuyên bố của họ và đây là cách mà họ dùng vũ lực, đe dọa và khiến Philippines phải khuất phục theo tham vọng của họ," ông Teodoro nói.

Việt Nam phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay việc các bên đưa người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép là hành vi xâm phạm chủ quyền, khi bình luận về sự việc ở khu vực Sandy Cay.

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng tuyên bố trong họp báo ngày 28/3, khi được hỏi về hoạt động của Trung Quốc và Philippines tại đá Sandy Cay thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Thắng khẳng định điều này phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

"Việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền", phó phát ngôn viên nói.

Nhóm người Philippines có mặt trái phép trên bãi Hoài Ân thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 21/3. Ảnh: AP

Nhóm người Philippines có mặt trái phép trên đá Sandy Cay thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 21/3. Ảnh: AP

Theo ông Thắng, hành vi này còn làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện nay.

"Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông", phó phát ngôn viên cho biết.

Ông khẳng định Việt Nam cam kết sẵn sàng cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ tại Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa, bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Vị trí Sandy Cay. Đồ họa: CSIS

Vị trí Sandy Cay. Đồ họa: CSIS

Giới chức Philippines hôm 22/3 cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc với trực thăng hỗ trợ trước đó một ngày tìm cách cản trở hai tàu công vụ của nước này chở nhóm người được cho là "chuyên gia tới nghiên cứu đa dạng sinh học và hải dương học" ở đá Sandy Cay. Nhóm người Philippines đã hiện diện trên đá Sandy Cay khoảng 4 giờ trước khi rút đi.

Gan Yu, phát ngôn viên hải cảnh Trung Quốc, cũng nói rằng lực lượng chấp pháp nước này đã "đổ bộ" lên đá Sandy Cay, nơi 34 người Philippines hiện diện.

Các vụ đối đầu giữa tàu công vụ Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông gần đây gia tăng. Trong số này có vụ tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 23/3 dùng vòi rồng phun vào tàu tiếp vận của Philippines gần bãi Cỏ Mây, nơi Manila triển khai binh sĩ đồn trú trên xác chiến hạm BRP Sierra Madre.

Khi được hỏi về những vụ va chạm gần đây giữa Trung Quốc và Philippines gần bãi Cỏ Mây, ông Thắng cho biết Việt Nam "rất quan ngại" và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, thực hiện nghiêm túc DOC, giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Image result for hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp vận Philippine

Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp vận Philippines gần bãi Cỏ Mây ngày 23/3.: Quân đội Philippines

Ông Thắng khẳng định mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Vũ Anh - Nguyễn Tiến

Chiến thuật của Philippines, Trung Quốc ở bãi Cỏ Mây

Nghe đọc bài
5:33
1x

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc (CCG) hai lần liên tiếp phun vòi rồng vào các tàu tiếp tế dân sự của Philippines ở bãi Cỏ Mây vào ngày 5-3 và 23-3, đang cho thấy quyết tâm cao nhằm củng cố lại "thế trận vùng xám" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng xịt tàu tiếp tế của Philippines (giữa) ở bãi Cỏ Mây vào hôm 23-3 - Ảnh: AFP

Hai tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng xịt tàu tiếp tế của Philippines (giữa) ở bãi Cỏ Mây vào hôm 23-3 - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. cũng đang tiến hành những chiến lược để khắc chế Trung Quốc.

Tam chủng chiến pháp của Bắc Kinh

Sau khi bị lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) tháo gỡ đoạn phao chắn nổi ở quanh bãi cạn Scarborough đại diện cho hoạt động "vây lấn" thuộc "thế trận vùng xám" của Trung Quốc vào cuối tháng 9-2023, Trung Quốc đã có nhiều động thái kích hoạt sự công kích đối với Philippines cùng một lúc trên cả ba mặt trận tâm lý, pháp lý và truyền thông (tam chủng chiến pháp) kể từ đầu năm 2024.

Điển hình nhất chính là các động thái "gây nhiễu" trên mặt trận truyền thông khi phía Trung Quốc cố ý rò rỉ 11 đề xuất với Philippines để "giảm thang" căng thẳng ở Biển Đông, trong đó có sự công nhận quyền kiểm soát và quản lý của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây là lãnh thổ của Trung Quốc.

Mặc dù cáo buộc phía Philippines đã phớt lờ các đề xuất này nhưng truyền thông Trung Quốc vẫn dựa vào đây để nhấn mạnh sự thất hứa của Philippines về việc rút tàu đổ bộ BRP Sierra Madre bị mắc cạn ở bãi Cỏ Mây, từ đó giải thích các hoạt động ngăn cản của CCG đã diễn ra "một cách hợp lý, hợp pháp và chuyên nghiệp".

Trên mặt trận pháp lý, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục lên án Đạo luật Khu vực hàng hải mà Thượng viện Philippines vừa thông qua vào cuối tháng 2-2023, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã cho đăng tải một loạt các bài viết phân tích các lập luận cho thấy Philippines đang "đi ngược lại các công ước quốc tế".

Cùng lúc đó, vào ngày 28-3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) cũng tuyên bố Philippines đang "vi phạm luật pháp quốc tế và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Kết hợp với nền tảng diễn giải từ hai mặt trận này, Trung Quốc đã nhất quán củng cố các hoạt động vây lấn thuộc "thế trận vùng xám", nhằm phục hồi lại sự kiểm soát ở các thực thể không người ở thuộc vành đai phía đông Biển Đông (giáp vùng đặc quyền kinh tế từ đảo Palawan của Philippines).

Trong đó, lực lượng tàu "vỏ trắng" (hải cảnh) cùng với dân binh đã duy trì mức độ "cận xung đột" hay "phi vũ trang" như chỉ chiếu đèn laser cấp độ quân sự, xịt vòi rồng công suất lớn nhằm gây thiệt hại tối thiểu đủ để các tàu tiếp tế dân sự của Philippines không tiếp tế hiệu quả được cho tàu đổ bộ BRP Sierra Madre - cứ điểm của Philippines trên bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines đang chiếm đóng trái phép).

Philippines "vây ngược"

Đứng trước thế trận tích hợp của Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. có xu hướng "thí chốt" những thực thể mà Trung Quốc đang "đánh điểm" để tập trung "bao vây vòng ngoài", với phạm vi ảnh hưởng và tập hợp lực lượng lớn hơn nhiều lần.

Bộ Ngoại giao Philippines thời ông Marcos đã sớm triển khai "sáng kiến minh bạch" tập trung vào việc công bố các hoạt động ngăn cản của phía Trung Quốc, đối với việc tiếp tế thường kỳ của các lực lượng Philippines đến bãi Cỏ Mây, khi vận động các phóng viên quốc tế đi cùng trên các chuyến tàu này.

Do đó, mặc dù Trung Quốc đã tích hợp cả học thuyết "tam chủng chiến pháp" lẫn sử dụng các biện pháp "cận xung đột" để giảm thiểu khả năng vận động dư luận quốc tế của Philippines, thì lượng thông tin bất lợi cho phía Trung Quốc vẫn được chính quyền ông Marcos tích lũy và công bố ngày càng lớn.

Dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., Philippines đã gửi 142 công hàm phản đối ngoại giao tương tự cho đến nay.

Dựa trên lượng thông tin thuộc "sáng kiến minh bạch" này, Trung Quốc càng gây sức ép cho các hoạt động tiếp tế luân phiên của Philippines, thì càng củng cố thêm nền tảng để dư luận khu vực và quốc tế ủng hộ Tổng thống Marcos kích hoạt các biện pháp "đáp trả tương xứng" như ông đã tuyên bố vào ngày 28-3.

Các hoạt động đáp trả tương xứng của Philippines có thể liên quan đến việc sử dụng các tàu quân sự tốc độ cao thay thế cho tàu dân sự khi thực hiện tiếp tế.

Kết hợp với các hoạt động tập trận chung, tuần tra chung dự kiến giữa Philippines với Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Úc đang triển khai luân phiên ở vành đai phía đông Biển Đông, và nhất là cuộc tập trận quy mô lớn Balikatan với hơn 16.000 binh sĩ Mỹ - Philippines tham gia từ 22-4 đến 8-5 cũng ở phía tây đảo Palawan (gần với bãi Cỏ Mây), cách tiếp cận "vây điểm" của ông Marcos dường như đang tỏ ra hiệu quả đáng kể.

Mục tiêu tập hợp lực lượng nhằm "vây ngược" thế trận tích hợp của Trung Quốc là mục tiêu của Philippines nhằm hướng đến một kịch bản phân định biển phù hợp trong đó không có sự hiện diện pháp lý của Trung Quốc tại bãi Cỏ Mây nói riêng và phía bắc quần đảo Trường Sa nói chung.

Trung Quốc - Philippines cãi nhau ở Biển Đông và phản ứng của Việt Nam

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
Đăng ký
Việt Nam lên tiếng kiên quyết bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về “quyền lịch sử” ở vùng biển tranh chấp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Philippines đã xuyên tạc lịch sử và Manila không có thiện chí giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh.
Đáp lại, Philippines lên án âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và cho rằng, nước này đã kiểm soát nhiều thực thể trong đó có bãi cạn Scarborough từ lâu.

Việt Nam tái khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa

TTXVN vừa phát đi thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 23/3 trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3/2024 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/3/2024 về vấn đề Biển Đông.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phản đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.

Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Philippines: Một số đề xuất của Trung Quốc về Biển Đông có phần khả thi
Liên quan đến các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bà Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần.
“Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông.

Cuộc cãi vã của Trung Quốc và Philippines

Hôm 14/3, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh đã tuyên bố: “Trung Quốc "có quyền lịch sử" trên Biển Đông”.
Phản ứng này của Bắc Kinh được đưa ra khi bình luận về phát ngôn của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos về yêu sách "đường đứt đoạn" Bắc Kinh đơn phương bày ra nhằm chiếm đoạt Biển Đông.
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải Chư Đảo (tức bao gồm Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield)”, - ông Uông Văn Bân nói và khẳng định, không có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2024
Biển Đông
Trung Quốc và Philippines đối đầu ở Biển Đông, Việt Nam lên tiếng
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, xuất phát từ mối quan hệ song phương với Philippines và hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Trung Quốc đã đưa ra những đề xuất với Philippines về phương hướng quản lý tình hình trên biển và thực hiện hợp tác hàng hải.
Theo ông Uông, việc này thể hiện đầy đủ sự chân thành và thiện chí của Trung Quốc trong việc sẵn sàng giải quyết những khác biệt thông qua đàm phán và tham vấn.
“Tuy nhiên, đáng tiếc, Philippines vẫn chưa phản hồi hầu hết các đề xuất và thường xuyên có hành vi xâm phạm, khiêu khích trên biển. Những động thái như vậy làm suy yếu nghiêm trọng bầu không khí hoà bình và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Philippines”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Ông Uông tái khẳng định, lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là nhất quán.
“Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Philippines để giải quyết thỏa đáng những khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn. Đồng thời, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải”, - đại diện chính quyền Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn.
Các tàu chở tại Kênh đào  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Trung Đông không muốn Biển Đỏ trở thành "cái hồ của NATO"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc Philippines xuyên tạc quan điểm của Bắc Kinh và sử dụng vấn đề Biển Đông để lôi kéo cường quốc bên ngoài nhằm gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực.

“Để giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, đồng thời sẵn sàng giải quyết các khác biệt trên biển thông qua đàm phán và tham vấn với các nước liên quan trực tiếp trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử”, - ông Uông nói.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philiipines ngày 17/3 ra tuyên bố cho rằng Manila có đầy đủ chủ quyền từ lâu và đã thực thi kiểm soát hành chính trên các thực thể trong Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa.
Philippines tiếp tục bác bỏ khái niệm "quyền lịch sử" của Bắc Kinh cũng như những yêu sách Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông.

Vì sao ASEAN im lặng trước căng thẳng ở Biển Đông

Bình luận của Hà Lệ Chi
2024.03.31
Share
Vì sao ASEAN im lặng trước căng thẳng ở Biển ĐôngHình chụp hôm 5/3/2024 cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu quân sự của Philippines tại Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.
 AFP

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà còn có nguy cơ diễn biến khốc liệt hơn. Ngày 25/3, Philippines đã triệu tập đại biện Trung Quốc để phản đối các hành động gây hấn” trên Biển Đông hồi cuối tuần qua. Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng phun vào một tàu dân sự đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho binh lính của họ đóng tại Bãi Cỏ Mây hôm 23/3. Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines vụ việc đã khiến 3 thuyền viên Philippines bị thương và gây ra thiệt hại đáng kể cho tàu” (1).

Teresita Daza - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines - cho biết: Sáng nay (ngày 25/3), Bộ Ngoại giao đã triệu đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc để truyền đạt sự phản đối mạnh mẽ của Philippines đối với các hành động hung hăng của lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc nhằm cản trở nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế của Philippines ở bãi cạn Ayungin (cách Philippines gọi Bãi Cỏ Mây) vào ngày 23/3/2024” (2).

Vụ việc hôm 23/3 là lần thứ hai trong tháng này các thuyền viên Philippines bị thương trong cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines ở Biển Đông đang tranh chấp. Trước đó, ngày 5/3, các quan chức Philippines cho biết bốn thành viên thủy thủ đoàn trên một tàu quân sự của Philippines đã bị thương nhẹ khi tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu của họ và làm vỡ kính chắn gió (3). Những sự cố căng thẳng trên biển gần đây đã trở nên thường xuyên hơn khi các tàu Trung Quốc cố gắng ngăn chặn các tàu thuyền của Philippines chuyển hàng tiếp tế đến tiền đồn quân sự của Manila ở đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đề nghị Trung Quốc nên chứng tỏ tính thuyết phục của yêu sách chủ quyền của mình thông qua trọng tài quốc tế. ÔngTeodoro nói trước báo giới: Nếu Trung Quốc không ngại nêu yêu sách với thế giới, thì tại sao chúng ta không phân xử theo luật pháp quốc tế?” (4).

000_34KT2UZ.jpg
Hình chụp hom 5/3/2024: một tàu hải cảnh Trung Quốc và một tàu dân quân biển Trung Quốc đi sát tàu quân sự của Philippines khi tàu này đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. AFP

Nhiều quốc gia ủng hộ Philippines

Tính đến ngày 26/3, đã có đến 21 quốc gia, trong đó có cả Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Liên minh châu Âu (EU), đã bày tỏ quan ngại trước những hành động nguy hiểm và sử dụng vòi rồng nhằm vào tàu thuyền Philippines của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Nhóm nước này đề cập đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và kêu gọi duy trì các quy tắc khi quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Trên mạng xã hội X, Đại sứ quán Thụy Điển tại Manila đăng bài viết cảnh báo việc làm hư hại các tàu Philippines là “gây nguy hiểm đến tính mạng một cách không cần thiết” và “tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình theo UNCLOS và luật pháp quốc tế” (5).

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng các vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định trong khu vực và là mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế” (6). Nhật Bản cho biết họ phản đối những hành động của cả hai nước sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Manila sau cuộc gặp người đồng cấp nước chủ nhà Philippines Enrique Manalo, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar khẳng định Ấn Độ ủng hộ chủ quyền của Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và muốn khám phá các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm cả quốc phòng và an ninh: UNCLOS năm 1982 đặc biệt quan trọng xét về khía cạnh Hiến pháp các vùng biển. Tất cả các bên phải tuân thủ toàn bộ, cả về mặt chữ nghĩa lẫn tinh thần, của công ước. Tôi nhân cơ hội này để nhắc lại một cách chắc chắn sự ủng hộ của Ấn Độ đối với Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.” (7)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk nói trong một cuộc họp báo: Chúng tôi thực sự quan ngại về việc sử dụng vòi rồng gần đây và lặp đi lặp lại ở Biển Đông. Những hành động này làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng được tất cả các nước sử dụng, trong đó có Hàn Quốc, và làm suy yếu các nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và trật tự hàng hải dựa trên luật lệ” (8).

ASEAN câm lặng

Tuy nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ Philippines, thế nhưng ASEAN - tổ chức quan trọng của khu vực Đông Nam Á, lại im tiếng trong suốt thời gian dài xảy ra căng thẳng giữa đôi bên.

Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược Ba cuộc chiến” – dư luận, chiến tranh tâm lý và pháp lý, và lợi ích kinh tế – để khiến các nước Đông Nam Á bị chia rẽ trong tranh chấp Biển Đông. Sự sa sút về dân chủ và gắn kết nội bộ yếu kém, vốn là đặc điểm của các nước Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ, càng làm tăng thêm khả năng chi phối của các cường quốc bên ngoài. Chiến lược chia cắt của Trung Quốc đã thành công trong việc làm tê liệt ASEAN - cơ quan hàng đầu quản lý các vấn đề khu vực Đông Nam Á - bằng cách lạm dụng quy trình cơ chế thể chế của tổ chức này.

Toan tính của Việt Nam

Tổng thống Philippines Ferdinand R Marcos Jr. muốn chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách phát triển hợp tác hàng hải với Việt Nam, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Australia và Mỹ, đồng thời thúc đẩy một cuộc đàm phán thành công về Bộ quy tắc ứng xử (COC) trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách tiếp cận của khu vực với Trung Quốc, chính sách đối nội khác nhau của các quốc gia Đông Nam Á và chiến lược chia rẽ hiệu quả của Trung Quốc đặt ra những trở ngại đáng kể cho một mặt trận thống nhất chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trong khu vực.

Các quốc gia có yêu sách trong khu vực không có chung cách tiếp cận để chống lại Trung Quốc. Manila đã trở nên chủ động hơn trong việc chống lại Trung Quốc bằng cách áp dụng chiến lược răn đe tập thể, củng cố mối quan hệ với các nước có cùng quan điểm, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh. Dưới thời chính quyền Marcos Jr., Philippines đã công khai các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc uy hiếp giống như họ đang làm với Philippines, Việt Nam lại tỏ ra thận trọng khi đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Không giống như Philippines, Việt Nam thích cách giải quyết riêng rẽ trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, cho phép nước này quản lý và cô lập các vấn đề hàng hải khỏi các mối quan hệ song phương rộng lớn hơn với Trung Quốc. Như tác giả Khang Vũ đã chứng minh trong một bài viết gần đây (9), Việt Nam đã nhất quán đảm bảo với Trung Quốc rằng nước này sẽ không liên minh chống lại bất kỳ nước thứ ba nào trừ khi Bắc Kinh đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sự đảm bảo này cho phép Trung Quốc tách tranh chấp Biển Đông với Việt Nam khỏi sự cạnh tranh rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tác giả Harshit Prajapati trong một phân tích mới đây (10), cho rằng: Việc Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thắt chặt mối quan hệ liên đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị trong nước của ĐCSVN, vì ĐCSTQ ủng hộ các cải cách kinh tế và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của ĐCSVN trước các đối thủ chính trị trong nước. Việt Nam khó có thể áp dụng bất kỳ cách tiếp cận cân bằng đáng kể nào chống lại Trung Quốc vì cách tiếp cận như vậy có thể gây nguy hiểm cho vị thế chính trị của ĐCSVN ở trong nước.

Chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc tồn tại ở Việt Nam, nhưng ĐCSVN đã thành công trong việc quản lý nó hoặc dập tắt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khi cần thiết, biểu thị mối quan hệ không thể xóa nhòa giữa 2 ĐCS.

Liệu đây có phải là một lý do quan trọng để khiến cả Việt Nam không có động lực trong việc lên án Trung Quốc. Có thể ASEAN sẽ đánh mất vai trò và vị trí của mình khi luôn im lặng trước các hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông.



NPT già nhưng ham quyền tham tiền

Biển Đông: Philippines mạnh mẽ, Việt Nam cầm chừng

Bình luận của Hà Lệ Chi
2024.03.28
Share
Biển Đông: Philippines mạnh mẽ, Việt Nam cầm chừngHình chụp hôm 23/3/2024 do Cơ quan Kiểm ngư của Philippines cung cấp cho thấy tàu hải cảnh Trung quốc đang chặn tàu của Cơ quan Kiểm ngư Philippines ở gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa
 Philippine Coast Guard / AFP

Biển Đông căng thẳng bởi các hành động của Trung Quốc

Những hành động “ăn miếng trả miếng” giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông đã trở thành nguyên gây chính gây căng thẳng ở đây từ năm ngoái cho tới nay, với ít nhất chín vụ việc đã xảy ra giữa hai bên trong khu vực Biển Đông, thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong thời gian vừa qua.

Ngay từ đầu năm nay, ngày 31/1, Hải cảnh Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã cảnh báo và xua đuổi bốn người Philippines xâm nhập bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Huangyan, Philippines gọi là bãi cạn Panatag) (1), trong khi Philippines cảnh báo trước sự hiện diện ngày càng tăng của tàu chiến Trung Quốc xung quanh đá Vành Khăn (Tên tiếng Anh là Mischief Reef) (2).  

Ngày 23/3, Manila tiếp tục cáo buộc Hải Cảnh Trung Quốc lại dùng vòi rồng tấn công một tàu tiếp liệu của Philippines trên Biển Đông, gây hư hại cho tàu này (3). Hải Cảnh Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với các tàu Philippines trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông ngày 23/3, trong khi lực lượng tuần duyên Philippines chỉ trích các động thái này là “vô trách nhiệm và gây hấn” (4).

Theo quân đội Philippines (5), vụ tấn công, kéo dài gần một giờ đồng hồ, xảy ra ở ngoài khơi Bãi Cỏ Mây, nơi mà các tàu của Trung Quốc đã từng sử dụng vòi rồng bắn vào tàu Philippines và va chạm với các tàu của quốc gia Đông Nam Á này trong các vụ đụng độ trong những tháng gần đây. Quân đội Philippines cho hay một tàu dân sự Philippines đã được thuê để tiếp tế cho quân đội trong tuần này và được hộ tống bởi hai tàu hải quân và hai tàu tuần duyên Philippines. Lực lượng tuần duyên Philippines nói rằng một tàu của họ đã bị “cản trở” và “bao vây” bởi một tàu hải cảnh và hai tàu dân quân biển đều của Trung Quốc. Kết quả là tàu tuần duyên Philippines đã bị “cô lập” khỏi tàu tiếp tế bởi hành vi vô trách nhiệm và gây hấn” của lực lượng hải cảnh Trung Quốc.

Bên cạnh đó, quân đội Philippines cũng đã công bố những đoạn video cho thấy một tàu sơn màu trắng của lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng nhiều lần vào một tàu của Philippines, có lúc hai tàu hải cảnh Trung Quốc cùng lúc bắn vòi rồng vào tàu này. Theo thông cáo của quân đội Philippines, tàu tiếp liệu của họ đã bị hư hại nặng nhưng vẫn giao được hàng tiếp tế cho đơn vị đồn trú trên Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Họ cho rằng phía Trung Quốc không đếm xỉa gì đến” Công ước về Quy định quốc tế đối với phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS).

000_34M38CC.jpg
Hình vệ tinh của Maxar Technologies hôm 23/3/2024 cho thấy tàu Trung Quốc và Philippines ở vùng nước nơi Philippines cáo buộc Trung Quốc ngăn cản tàu tiếp tế của Philippines và dùng vòi rồng làm hư tàu của Philippines khi tàu này đang đi tiếp tế gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. AFP

Thái độ mạnh mẽ của Philippines

Philippines đang dũng cảm đối mặt với Trung Quốc trên Biển Đông. Chiến thuật của Philippines là một mặt công khai tất cả các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia đồng minh để kiềm chế Trung Quốc.

Philippines sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong năm 2024. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro mới đây phát biểu rằng Philippines đang tìm kiếm một liên minh phòng thủ với Mỹ và các đối tác an ninh khác để khai thác tài nguyên ở Biển Đông (6). Trong chuyến thăm Philippines ngày 11/1/2024, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã đến thăm trụ sở của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại Manila và lên một tàu tuần tra. Ở đó, bà đã bày tỏ sự lo ngại của châu Âu về tình hình Biển Đông (7).

Philippines đang tìm cách ký Hiệp định tiếp cận tương hỗ (RAA) với Nhật Bản trong quý I/2024, cho phép hai bên triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau (8). Các cuộc đàm phán đã bắt đầu vào tháng 11/2023. Philippines sẽ là quốc gia thứ ba sau Australia và Anh, đồng thời là nước đầu tiên ở châu Á, ký RAA với Nhật Bản nếu đạt được thỏa thuận này. Philippines cũng đang làm việc với Canada về một bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng (9).

Ngày 29/1/2024, Đại sứ Ấn Độ tại Manila Shambhu Kumaran rằng Philippines sẽ sớm nhận được lô tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đầu tiên từ Ấn Độ (10). Philippines đã ký thỏa thuận mua tên lửa trị giá 18,9 tỷ peso (334,4 triệu USD) này vào năm 2022. Cũng có tin Philippines và Mỹ đang lên kế hoạch cho một cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của hai nước vào mùa xuân năm nay.

Cách tiếp cận khiêm tốn của Việt Nam ở Biển Đông

Khác với cách tiếp cận đầy mạnh mẽ và dũng cảm của Philippines về vấn đề Biển Đông, Việt Nam – cũng là một bên trực tiếp liên quan đến tranh chấp Biển Đông – đã có những hành động khiêm tốn trong năm qua khi tìm cách duy trì một cách thận trọng hơn sự cân bằng ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc. Tháng 9/2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện – cấp quan hệ đối tác cao nhất. Tháng 12/2023, Việt Nam đã làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đưa mối quan hệ này trở thành cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược”. Việt Nam đã dịch cụm từ này thành cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.

Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ với Philippines, với việc hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước ở Biển Đông nhằm ngăn chặn sự cố xảy ra (11). Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục tiến hành cải tạo và xây dựng đảo tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Philippines đang thăm dò khả năng tạo dựng các thỏa thuận COC song phương với Việt Nam và Malaysia nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về COC. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về Biển Đông đều nhất trí rằng sẽ không có sự đột phá đáng kể nào trong đàm phán về COC trong năm nay.

Có lẽ, vấn đề Biển Đông đang là vấn đề thứ yếu trong chính sách của Việt Nm hiện nay, khi tất cả đất nước đang đổ dồn vào các cuộc đấu đá chính trị nội bộ. Cứ chìm đắm trong các cuộc giành giật quyền lực nội bộ như vậy, khả năng Trung Quốc sẽ gây áp lực cho Việt Nam trên Biển Đông sẽ không còn bao xa.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 380 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 326 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 312 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 276 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 232 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 207 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 207 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 119 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.