Sau khi cách chức Nguyễn Xuân Phúc và những quan chức thân Mỹ, CSHN tiếp tục loại những thành phần miền Nam và những quan chức thân Tây phương để cài đặt toàn những nhân vật được TQ chỉ định trị
Việt Nam xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới
Quan sát những biến động chính trị từ trong vài tháng đầu năm ở Hà Nội, nhiều nhà phân tích quốc tế đưa ra các nhận định và câu hỏi lớn về tương lai của Việt Nam.
Bài viết của tác giả Bill Hayton được đăng tải trên trang web của Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh) tập trung nhiều hơn tới sự ảnh hưởng của chính trị tới chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Hayton, tình hình chính trị của Việt Nam cho thấy việc Hà Nội đang dần rời xa phương Tây và nghiêng dần về phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Bloomberg, một lần nữa, tiếp tục xoáy vào tác động của “bất ổn chính trị” tới nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại những biến động vài tháng gần đây trong chính trường Việt Nam, có một số sự kiện đáng chú ý sau:
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chức
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất chức
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt
Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh mất chức
Vụ trưởng Vụ pháp chế thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Bình bị bắt
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật
Một số ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội bị khởi tố
Các doanh nghiệp lớn bị điều tra, kéo theo đó là sự liên lụy của các quan chức (Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An…)
‘Nghiêng dần về phía Trung Quốc’
Dù từng hưởng lợi nhiều từ việc phương Tây đa dạng hóa đầu tư và rời khỏi Trung Quốc, Việt Nam đang ngày càng trở thành một lựa chọn “rủi ro cho các nhà đầu tư”, theo Tiến sĩ Bill Hayton trong bài viết đã đề cập ở trên.
Không lâu sau khi ông Thưởng từ chức, trong bài bình luận trên tờ Bloomberg, bà Karishma Vaswani cũng đánh giá rằng Việt Nam đang trên bờ vực mất đi sức hút từ chiến lược “Trung Quốc + 1” do sẽ xuất hiện những lo ngại từ Mỹ về tính hình chính trị của Việt Nam.
Hiện trong Bộ Chính trị, chỉ có 4 người đạt đủ tiêu chuẩn nắm giữ chức vụ thuộc “Tứ Trụ”, gồm:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai
Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự, các nhân vật khác trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư có thể được xét “ngoại lệ” để giới thiệu cho hai vị trí còn khuyết sau sự ra đi của ông Thưởng và ông Huệ.
Với việc cả ông Chính lẫn ông Tô Lâm đều đi lên từ ngành công an, Tiến sĩ Hayton cho rằng Việt Nam đang càng mang đậm dấu ấn của một nhà nước “công an trị”. Theo ông Hayton, điều này sẽ khiến các quốc gia dân chủ gặp khó khăn trong việc hợp tác với Việt Nam.
“Tuy những cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại, nó sẽ khiến [Việt Nam] nghiêng dần về phía Trung Quốc và rời xa phương Tây.”
“Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tìm thấy sự chấp thuận nhiều hơn từ phía Nga và Trung Quốc,” ông viết.
Dù vẫn còn đó những bất đồng về chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc vẫn là đối tác lâu đời của Việt Nam trên nhiều phương diện.
Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện từ năm 2008, tới nay đã hơn 15 năm, và vào cuối năm ngoái đã nhất trí cùng nhau xây dựng cộng đồng “chia sẻ tương lai”.
Lãnh đạo hai nước thường xuyên có các cuộc gặp mặt để tăng cường nhận thức chung của hai Đảng Cộng sản và chia sẻ kinh nghiệm quản lý đất nước.
Ông Hayton đánh giá rằng “Việt Nam có vẻ sẽ bắt chước xu hướng chính trị của Trung Quốc”.
Chỉ vài ngày trước khi khi ông Võ Văn Thưởng mất chức chủ tịch nước, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hoài Trung đã lên đường đến thăm Trung Quốc.
Có thể trong chuyến thăm này, đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cập nhật cho “đảng bạn” những diễn biến chính trị gần đây ở trong nước.
Khoảng hai tuần trước khi mất chức chủ tịch Quốc hội, ông Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm kéo dài năm ngày tới Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, hôm 9/5, đã có thông tin Việt Nam trì hoãn cuộc gặp với Liên minh châu Âu (EU) để chuẩn bị cho chuyến thăm có thể sắp diễn ra của Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội.
Gần đây, tài khoản X (Twitter) của BRICS đã đăng thông tin Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tổ chức này trong năm 2024.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 9/5, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng không hề phủ nhận thông tin này. Thay vào đó, bà Hằng cho biết Việt Nam “quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của nhóm BRICS".
BRICS là nhóm ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
‘Biến thành một tỉnh của Trung Quốc’
Trong bài viết mới đây trên trang Bloomberg, chuyên gia tài chính Shuli Ren nhận định rằng chiến dịch chống tham nhũng, hay còn gọi là “đốt lò”, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một yếu tố khiến xu hướng đầu tư vào Việt Nam dần tập trung về các tỉnh và thành phố miền Bắc, như Hà Nội, Hải Phòng và đặc biệt là Quảng Ninh.
Về xu hướng này, bà Ren nhận định rằng các nhà đầu tư, đặc biệt là từ Trung Quốc, sẽ ưu tiên “lợi ích của giới tinh hoa chính trị [Việt Nam]” - điều mà theo bà là “không nằm ở miền Nam Việt Nam”.
Những chuyển động bên trong chính trường Việt Nam đang dần “biến miền Bắc Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc”, bà Ren đánh giá.
Ông David Brown, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam, cũng có đánh giá tương đồng.
Sau khi bà Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình trong vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ông Brown cho rằng đó là một nỗ lực tái khẳng định quyền lực của Đảng Cộng sản đối với văn hóa kinh doanh tự do tại miền Nam.
“Điều mà ông Nguyễn Phú Trọng và các đồng minh trong đảng của ông ta đang cố gắng làm là giành lại quyền kiểm soát Sài Gòn, hoặc ít nhất là ngăn chặn nó tuột khỏi tầm tay,” ông nói.
Nói thêm về Quảng Ninh, bà Ren đánh giá rằng tỉnh này có lợi thế thu hút các nhà máy sản xuất do vị trí địa lý gần với Trung Quốc, đặc biệt nếu tình trạng thiếu điện diễn ra.
Tháng 5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải mua điện từ Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc.
Theo VnExpress, toàn bộ thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã sử dụng điện do Công ty Lưới điện Quảng Tây (Trung Quốc) cung cấp từ tháng 5-7/2023.
Cần lưu ý rằng tỉnh Quảng Ninh có 132 km đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Việc mua bán điện tương tự sẽ “bất khả thi” nếu các nhà máy được đặt ở miền Nam Việt Nam, bà Ren đánh giá.
Bộ máy hành chính ‘trì trệ’
Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn đầu tư công.
Theo thông tin do Bộ Tài chính công bố, giải ngân vốn đầu tư công bốn tháng đầu năm 2024 đạt 16,41% tổng kế hoạch và đạt 17,46% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. So với cùng kỳ năm 2023 (giải ngân đạt 14,66% tổng kế hoạch và 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) thì giải ngân năm nay có tăng, nhưng vẫn khiêm tốn.
Bà Ren cho rằng chiến dịch “đốt lò” khiến các quan chức quá sợ hãi nên không dám đưa ra bất kỳ quyết định nào, vì sợ sẽ gặp rủi ro.
Nhiều trong số các nhận định này được đưa ra trước cả khi ông Vương Đình Huệ mất chức, ông Phạm Thái Hà hay ông Mai Tiến Dũng bị bắt và trước khi ông Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật.
Tương tự, việc ông Vương Đình Huệ mất chức và trợ lý Phạm Thái Hà bị bắt được cho là liên quan tới sai phạm tại Tập đoàn Thuận An.
Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố thì liên quan tới dự án ở Lâm Đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Còn ông Lê Thanh Hải đang bị đề nghị kỷ luật liên quan tới các sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Có thể thấy được rằng hàng loạt những xáo trộn trong chính trị Việt Nam đều liên quan tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngày 9/5, trong báo cáo gửi Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nhận định rằng trong nhiều vụ án tham nhũng, “có sự cấu kết chặt chẽ giữa cán bộ nhà nước với doanh nghiệp tư nhân”.
Đánh đổi bằng sự phát triển của đất nước
Trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Iseas (Singapore), Phó Giáo sư Jonathan London, nhà quan sát chính trị đương đại Việt Nam, đánh giá rằng chiến dịch “đốt lò” của Việt Nam không giải quyết được cốt lõi vấn đề.
Theo Phó Giáo sư London, việc bắt giữ hàng loạt quan chức trong nỗ lực chống tham nhũng đang gây ra “tình trạng tê liệt chính trị trên toàn hệ thống và đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng trong đầu tư công”.
Với cơ chế độc đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu sự giám sát, không có trách nhiệm giải trình, với một quy trình tuyển chọn nhân sự thiếu minh bạch và chỉ tập trung trong nội bộ đảng.
Tức là, những vụ bắt giữ, những chiến dịch hạ bệ, những lời đe dọa, những lời kêu gọi không thể giúp khắc phục được lỗi mang tính hệ thống, lỗi về thiết kế hệ thống được.
Chia sẻ với BBC vào tháng 7/2023 nhân phiên tòa “Chuyến bay giải cứu”, ông David Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), đánh giá rằng vụ án này cho thấy chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chưa đủ để ngăn chặn nạn tham nhũng.
"Điều này cho thấy bất kỳ chiến dịch chống tham nhũng nào do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng sẽ thất bại nếu không giải quyết một vấn đề thật sự - đó là tình trạng ở một quốc gia độc đảng, các quan chức chỉ bị quan chức cấp cao hơn sờ gáy. Chỉ có thay đổi về hệ thống chính trị mới giải quyết hiệu quả được nạn tham nhũng," ông David Hutt nhận xét.
Nhận định về tương lai của chiến dịch chống tham nhũng, ông đặt vấn đề:
“Liệu chiến dịch ‘đốt lò’ có khiến Đảng Cộng sản sụp đổ? Liệu ném chuột có làm chiếc bình bị vỡ? Hay chiến dịch chống tham nhũng này sẽ chững lại và nhiều quan chức tham nhũng thoát tội?”
Trong bài viết đã đề cập ở trên, tác giả Jonathan London nhận định thêm rằng lực lượng an ninh Việt Nam đang sử dụng chiến dịch “đốt lò” làm vỏ bọc cho một cuộc thanh trừng chính trị.
Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), cũng từng có đánh giá tương tự với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 26/4.
Theo quan sát của Giáo sư Abuza, ông Tô Lâm đang “lợi dụng chiến dịch chống tham nhũng và biến nó thành vũ khí để lần lượt hạ bệ các đối thủ của mình”.
Cuối bài viết, ông London nhắc tới Chỉ thị 24 vừa bị rò rỉ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung chỉ thị này đã gây ra những ý kiến khác nhau trong giới quan sát về khả năng Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp các cá nhân, tổ chức và hoạt động được cho là gây nguy hiểm cho sự toàn trị của đảng này.
Nhận xét về Chỉ thị 24, ông London cho rằng nó có nguy cơ “làm suy yếu hợp tác quốc tế và khả năng của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức phát triển quan trọng”.
Tiến sĩ Bill Hayton, trong bài viết trên trang web của Chatham House, cũng đánh giá Chỉ thị 24 “sẽ gây ra tác động xấu tới nhiều lĩnh vực và đặc biệt sẽ làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế”.
Ông Bình được biết đến là người thúc đẩy nhiều cải cách về quyền của người lao động tại Việt Nam, vận động Việt Nam tham gia các cam kết quốc tế về công đoàn độc lập.
Việc bắt giữ ông Bình, theo đánh giá của tổ chức vận động nhân quyền Dự án 88 là có liên quan tới Chỉ thị 24 và điều này càng khiến Việt Nam bị đánh giá là không thực tâm trong các cam kết quốc tế về công đoàn độc lập, về quyền của người lao động.(BBC)
Bắc Thưộc lần cuối người VN sẽ mang quốc tịch TQ làm công dân hạng hai?
Buộc Trẻ Em Học Tiếng Tàu, Đảng CsVN Đang Bạch Hóa Hiệp Ước Thành Đô?
Buộc Trẻ Em Học Tiếng Tàu, Đảng CsVN Đang Bạch Hóa Hiệp Ước Thành Đô?
Mộng Tuyền
11/12/2023
Trong giai đoạn cuối thập niên 90, cả Thế Giới cùng hân hoan trước sự kiện chấn động khi khối cộng sản Đông Âu bất ngờ đồng loạt sụp đổ. Trong tình thế này, tại Châu Á diễn ra một cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh nhằm để bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước Việt-Trung, với tên gọi Hội Nghị Thành Đô mà nước chủ nhà là Trung cộng.
Hội Nghị Thành Đô diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Trung cộng. Thành phần tham dự phía phái đoàn csVN gồm ba lãnh đạo lão thành: Nguyễn Văn Linh đương kim tổng bí thư đảng csVN, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng. Chủ trì hội nghị phía Trung cộng có Giang Trạch Dân Tổng bí thư ĐCSTQ, Thủ tướng Lý Bằng quốc vụ viện Trung Cộng.
Sau Hội Nghị này, nội dung văn kiện ký kết giữa hai bên, thay vì đảng csVN cần phải công khai công bố, ngược lại họ giữ kín về nó như một bí mật quốc gia. Để trả lời trước những lời đồn đoán từ thường Dân cho đến giới trí thức, cũng như một số ít cán bộ trong guồng máy cầm quyền, thái độ của đang csVN là sự im lặng trong suốt hơn một phần tư thế kỷ trôi qua.
Do đâu csVN không bạch hóa Hiệp Ước Thành Đô 1990?
* Theo tiếc lộ từ một cựu quan chức của Bộ Ngoại giao csVN, không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC: “Một số cán bộ ngoại giao cấp cao có thể đã tiếp xúc được văn bản và các tài liệu, nhưng việc được phép phổ biến, công bố có những nguyên tắc hạn chế”.
* Hôm 17/10/2014 một cựu lãnh đạo cấp cao khác, vụ phó Bộ Ngoại giao csVN nói với BBC rằng: “hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn đang tác động tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc”.
* Theo một cựu quan chức ngoại giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, là ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh Sự Quán csVN tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, nói: “Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam”. Và "Trong đó khống chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc”.
* Thiếu Tướng csVN Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục công nghiệp quốc phòng, đã xin ti nạn tại Hoa Kỳ ngày 8/4/2013 đã tiết lộ thông tin, csVN thông qua các văn kiện ký kết trong Hiệp Ước Thành Đô đã bán nước cho Trung cộng, sự thỏa hiệp cho quá trình thực hiện chia làm nhiều giai đoạn:
- Đầu tiên là giai đoạn 20 năm 1990-2020 thực hiện trong bí mật.
- Giai đoạn sáp nhập thứ I: 15/7/2020 Thành lập quốc gia tự trị Việt Nam thuộc Trung cộng.
- Giai đoạn sáp nhập thứ II: 5/7/2040 Việt Nam chính thức là thuộc trị của Trung cộng.
- Giai đoạn sáp nhập thứ III: 5/7/2060 Việt Nam chính thức là một tỉnh của Trung cộng có tên gọi là tỉnh Âu Lạc.
Một vài quan chức cao cấp trong nội bộ đảng csVN đã biết những điều khoản trong văn kiện này là một Hiệp Ước bán nước. Ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy Viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao csVN, đã công khai chống lại sự áp đặt này từ phía Trung cộng, Ông đưa ra điều kiện: để bình thường hóa quan hệ với Trung cộng thì phải loại bỏ những điều khoản trong Hiệp Ước này. Điều này đã gây ra nỗi hoảng sợ cho toàn bộ giới chức đảng csVN, không chỉ riêng trong ngành ngoại giao. Và Ông Nguyễn Cơ Thạch sau đó đã bị “xử lý”.
Nhiều nhân vật trong đảng sau này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung cộng, đụng chạm đến giải quyết vấn đề biên giới cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung cộng ở Biển Đông, cũng đều bị “xử lý” tương tự như “hội chứng Nguyễn Cơ Thạch”.
* Hôm 15/10/2014 một quan chức là Vụ Trưởng, thuộc ban dân vận Trung ương đảng csVN , nói đang yêu cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô. Sau đó ban tuyên huấn Trung ương đảng đã đưa ra văn bản loan truyền trên mạng Internet để giải thích vấn đề Hiệp Ước Thành Đô.
Ông Nguyễn Khắc Mai đã nói với BBC từ Hà Nội:
“Chúng tôi hoàn toàn hoài nghi sự giải thích ấy”.
"Và chúng tôi đang muốn Quốc hội phải thành lập một ủy ban nghiên cứu và bạch hóa vấn đề này”.
CsVN phải bạch hóa Hiệp Ước Thành Đô, việc này có còn là điều cần thiết?
Tin rằng, bất cứ ai là người Việt Nam biết quan tâm đến vận mệnh đất nước, đều mong muốn csVN phải bạch hóa những gì họ đã ký kết với Trung cộng trong Hiệp Ước Thành Đô mà phần bất lợi nghiêm trọng thuộc về phía Việt Nam.
Xét thấy, csVN luôn cố gắng bảo vệ văn kiện bán nước đó trong vòng bí mật bằng “vũ khí” im lặng. Nhưng thông qua những gì diễn ra trong tình hình thực tế tại Việt Nam về mối ban giao thắm thiết và toàn diện như chưa từng có trước đây với Trung cộng kể từ sau năm 1990, tất cả điều đó đã chứng minh một cách hùng hồn cho sự tiết lộ về Hiệp Ước bán Nước Thánh Đô của csVN do những quan chức cao cấp không cùng lập trường theo tàu trong đảng đã đào tẩu sang các nước Tự Do.
Thực trạng trong xã hội Việt Nam đã cho thấy về sự thâm nhập trầm trọng của tàu cộng, như luật đặc khu 99 năm, phố tàu, công xưởng tàu, khu vui chơi giải trí của tàu, hệ thống siêu thị tàu trá hình…mọc lên như nấm, kinh tế hoàn toàn lệ thuộc tàu, người tàu tràn ngập khắp mọi miền đất nước, con số đáng báo động về tình trạng trẻ con lai tàu ở các tỉnh phía bắc. Hiện tượng thâm nhập của tàu trên đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, là một hiện tượng chưa từng diễn ra trong nhiều ngàn năm qua, kể cả trong giai đoạn 1000 năm bắc thuộc.
Về văn hóa, việc cải cách chữ quốc ngữ của Bùi Hiền, chữ tượng hình…Mới đây bộ giáo dục csVN đã ra quyết định vào ngày 1/12/2023 bắt buộc trẻ em từ lớp ba trở lên phải học tiếng Tàu theo chương trình giáo dục mới.
Để thôn tính vĩnh viễn một Dân Tộc, không gì hơn là phải đồng hóa ngôn ngữ và xóa bỏ văn hóa truyền thống của Dân Tộc đó.
Vì thế, csVN có bạch hóa Hiệp Ước Thành Đô hay không, điều này Không còn cần thiết, bởi lẽ sự hậu thuẫn của nhà cầm quyền đảng csVN cho sự xâm nhập về mọi mặt của tàu cộng vào Việt Nam, đã khiến cho người Dân được sáng tỏ điều mà đảng csVN cố gắng che đậy trong suốt 33 năm qua kể từ khi ký kết Hiệp Ước này. Và rằng chỉ một nhóm người của đảng csVN đã dám cả gan bán rẻ một Dân Tộc gồm hơn 90 triệu người, và dám lộng hành quyết định thay cho họ từ Dòng Lạc Việt để trở thành chủng tộc hán.
Giả tâm thôn tính Việt Nam của người tàu từ nhiều ngàn năm chưa bao giờ có sự dừng lại. Con Mãng Xà Tàu cộng cái bụng của nó chưa bao giờ được no vì cơn đói lãnh thổ. Người Việt được sở hữu mảnh đất có hình cong chữ S như hiện nay, là nhờ vào chí khí quật cường chống xâm lăng của Tổ Tiên, mảnh đất thiêng liêng này đã sản sinh ra biết bao Anh Linh Hào Kiệt với tài mưu lược quân sự, đã khoảng 20 lần dạy cho quân tàu những bài học thất bại nhục nhã.
Tài sản để lại của Ông Cha, một dãy Sơn Hà gấm vóc đang trong hồi cực kỳ nguy biến, giặc không chỉ ở bên ngoài mà ở ngay trong lòng Đất Nước : CsVN.
Hỡi Tổ Quốc…trong giai đoạn hiện nay, Mẹ Việt Nam có còn cưu mang và lưu truyền những hạt giống của Dòng Anh Linh quật cường đó nữa hay không…?
Thái Thú Tô... Lâm người Hoa làm tổng thống CHXHCNVN
Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Công an?
Đại tướng Tô Lâm đã được Trung ương Đảng giới thiệu cho chức danh chủ tịch nước. Do ông chưa được miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Công an nên một khi ông làm chủ tịch nước thì sẽ kiêm luôn chức bộ trưởng.
Sáng 19/5, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, Quốc hội sẽ bầu chức danh chủ tịch nước đối với ông Tô Lâm.
Tuy nhiên, Quốc hội sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm, đồng thời cũng chưa phê chuẩn nhân sự bộ trưởng Công an thay thế ông.
Theo lời ông Cường, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 (diễn ra từ ngày 16 đến 18/5), Trung ương Đảng "chưa giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng Công an".
"Vì thế, tại kỳ họp này chưa phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an," báo Thanh Niên dẫn lời ông Cường.
Một số câu hỏi đã được đặt ra về việc Đại tướng Tô Lâm chưa được miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Công an mà có thể được bầu làm chủ tịch nước.
Quốc hội sẽ có cuộc họp thường kỳ lần 7, được chia thành hai đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6; đợt 2 từ ngày 17/6 đến ngày 27/6.
Đảng chưa chọn được người
Ngoài việc thông tin rằng kỳ họp của Quốc hội chưa miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an của ông Tô Lâm, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường còn cho biết:
"Nội dung nhân sự bộ trưởng Công an vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền, Bộ Chính trị xem xét, quyết định."
Theo Điều 9 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì vị trí phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ một số là do Quốc hội phê chuẩn, theo đề nghị của thủ tướng Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
Đấy là về mặt hình thức, còn về mặt thực chất thì các vị trí này đều do Đảng Cộng sản sắp xếp.
Việc bỏ phiếu tại Quốc hội là bước hợp thức hóa sự sắp xếp ấy của Đảng, bao gồm cả việc bầu, phê chuẩn hay miễn nhiệm các chức vụ.
Quốc hội chưa phê chuẩn chức vụ bộ trưởng bộ Công an là do Bộ Chính trị, Trung ương Đảng chưa thống nhất được người thay thế ông Tô Lâm.
Như để thuyết phục rằng việc ông Tô Lâm sẽ giữ hai chức chủ tịch nước và bộ trưởng Bộ Công an là điều bình thường, ông Bùi Văn Cường lấy ví dụ trường hợp ông Trần Hồng Hà khi được phê chuẩn giữ chức phó thủ tướng (tháng 1/2023) vẫn kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Giờ đây, nếu ông Tô Lâm được Quốc hội bầu giữ chức chủ tịch nước (điều hầu như chắc chắn xảy ra), ông sẽ vẫn giữ chức bộ trưởng Bộ công an do chưa được miễn nhiệm.
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 19/5, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nói rằng theo quy định hiện hành của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, chủ tịch nước không thể kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an.
Theo Hiến pháp 2013, chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, giữ vai trò là Người đứng đầu lực lượng vũ trang nhân dân và Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Hiến pháp cũng quy định, chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Trong khi đó, bộ trưởng Công an là thành viên Chính phủ, lại chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Ông Hợp phân tích với BBC:
"Việc kiêm nhiệm hai chức vụ này sẽ dẫn đến xung đột thẩm quyền và vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân quyền trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, điều này cũng không phù hợp với tinh thần tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
"Vì những lý do trên, theo quy định hiện hành, trường hợp chủ tịch nước kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an là không thể xảy ra trong hệ thống chính trị Việt Nam," ông Hợp nói, nhấn mạnh thêm rằng các chức vụ lãnh đạo quan trọng này đều phải được tách bạch và bổ nhiệm cho các cá nhân khác nhau để đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Do chức chủ tịch nước độc lập với chính phủ nên trường hợp ông Tô Lâm kiêm nhiệm sẽ dẫn đến sự "tréo ngoe" trong việc điều hành bộ máy nhà nước và chính phủ.
Điều 88 Hiến pháp quy định chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn là "đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ".
Như vậy, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền đề nghị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.
Nhưng đồng thời, với cương vị bộ trưởng thì ông Tô Lâm lại dưới quyền Thủ tướng Chính. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ông Chính về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều này khác với trường hợp ông Trần Hồng Hà, dù giữ chức phó thủ tướng kiêm bộ trưởng nhưng cả hai vị trí này đều cùng nằm trong chính phủ (tức nội các).
Trên Facebook cá nhân, ông Trương Huy San đặt vấn đề:
"Trong chính thể ta, chỉ duy nhất có Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao một thời gian. Nhưng, Hồ Chí Minh trong Chính phủ lâm thời là Chủ tịch Chính phủ và sau Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu chính phủ [có lẽ như tổng thống của các quốc gia theo mô hình cộng hòa tổng thống].
"Chủ tịch nước theo Hiến pháp 2013 là người đứng đầu nhà nước và thủ tướng chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Thủ tướng kiêm bộ trưởng thì chẳng có băn khoăn gì.
"Tôi cũng không rõ có phải vai trò 'thống lĩnh các lực lượng vũ trang' là có thể kiêm thêm bộ trưởng Bộ Công an," ông Trương Huy San viết.
Ông cũng nói thêm rằng, tuy Hiến pháp không cấm chủ tịch nước kiêm bộ trưởng nhưng nguyên tắc là nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép chứ không phải làm những gì pháp luật không cấm (khác với công dân là được làm những điều pháp luật không cấm).
Thái thú Tô Lâm được TQ sắc phong Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Công An toàn quyền sinh sát An Nam
(BBC) Theo các chuyên gia, việc bà Trương Thị Mai từ chức đã tạo thêm áp lực lên Đại tướng Tô Lâm theo hướng ông rời Bộ Công an để làm chủ tịch nước.
Nhưng việc Đảng Cộng sản chưa chọn được người thay thế ông Tô Lâm ở vị trí bộ trưởng Công an mà đã giới thiệu ông để bầu chủ tịch nước cho thấy nhiều khả năng.
Một là có thể Đảng đang lúng túng trong vấn đề chọn nhân sự.
Hai là có thể ông Tô Lâm không muốn rời bỏ chức vụ bộ trưởng Bộ Công an, một vị trí có thực quyền, có thẩm quyền điều tra sâu rộng - để giữ chức chủ tịch nước, một vị trí mang tính lễ nghi nhiều hơn là thực quyền.
Cụ thể, nếu làm chủ tịch nước thì ông Tô Lâm không còn nắm Bộ Công an nữa, cũng có nghĩa là ông sẽ mất quyền điều hành trực tiếp bộ máy điều tra khổng lồ, vốn là công cụ chính của chiến dịch “đốt lò”. Đây hẳn là điều ông Tô Lâm ít mong muốn nhất.
Giờ đây, với việc Đảng chưa chọn được người làm bộ trưởng Công an, ông Tô Lâm đứng trước khả năng làm chủ tịch nước kiêm luôn ghế bộ trưởng.
Đó sẽ là một vị trí siêu quyền lực vì chủ tịch nước theo Hiến pháp là chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc phòng, người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ).
Ông Tô Lâm đã củng cố quyền lực trong Bộ Công an khi nắm giữ chức bộ trưởng gần hai nhiệm kỳ.
Còn chức danh chủ tịch nước vốn được xem là chỉ mang tính lễ nghi. Gần đây có nhiều chức năng của nguyên thủ quốc gia lại do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm nên tính chất "ít thực quyền" của ghế chủ tịch nước càng rõ hơn. Nhưng nếu ông Tô Lâm kiêm nhiệm thì có thể chức danh chủ tịch nước sẽ mang tính thực quyền hơn vì ông giữ được quyền điều hành các hoạt động điều tra như trước đây.
Điều này được coi là lợi thế cho ông trong bối cảnh chính trường ngày càng nóng bỏng ở giai đoạn tiền Đại hội 14.
Bên cạnh đó, chủ tịch nước cũng thường được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, cơ quan lãnh đạo mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội.
Tất nhiên, vị trí siêu quyền lực này, như đánh giá của các chuyên gia, là trái với Hiến pháp.
Về việc ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước, Tiến sĩ Bill Hayton trên trang web của Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh) đã viết rằng Việt Nam sẽ càng tô đậm ấn tượng về một nhà nước “công an trị”.
Bởi lẽ, khi đó “Tứ Trụ” sẽ có hai người đi lên từ ngành công an là ông Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tính cả ông Chính và ông Lâm thì Bộ Chính trị có năm nhân vật xuất thân từ công an.
Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã "trao cho ông Tô Lâm quyền lực để chống tham nhũng và ông Tô Lâm đã sử dụng quyền lực đó để hạ tới 5 hoặc 6 ủy viên Bộ Chính trị".
Một nhà quan sát khác thì đánh giá với BBC rằng, việc giữ chức chủ tịch nước từ nay cho đến Đại hội 14 (đầu năm 2026) sẽ tạo bước đệm để Đại tướng Tô Lâm có thể tiếp quản ghế tổng bí thư.
Bởi lẽ, khi đã vào “Tứ Trụ”, ông có thể sẽ có suất đặc biệt tại Đại hội 14 để tái cử vì hiện ông đã 66 tuổi.
Bộ Công an
Bộ Công an là một bộ đầy quyền lực và đó là lý do vì sao các đời bộ trưởng luôn có chân trong Bộ Chính trị.
Nghị quyết về Dự toán ngân sách 2024 được Quốc hội thông qua cho thấy ngân sách chi cho Bộ Công an đứng thứ hai sau Bộ Quốc phòng - với hơn 113.000 tỷ đồng, tăng hơn so với con số 99.000 tỷ đồng vào năm 2023.
Về nhân lực, bộ này chưa bao giờ công bố con số chính xác lực lượng chính quy.
Nhưng vào năm 2017, Giáo Sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, đăng trên blog của mình con số ước lượng công an ở Việt Nam, từ công an có thẻ ngành đến những lực lượng bán quân sự trực thuộc sự chỉ huy và điều động của Bộ Công an năm 2013 là khoảng 6,7 triệu người. Trong số này, có 1,2 triệu công an chính quy.
Vào tháng 11/2023, Quốc hội đã thông qua "Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở" và luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật này sáp nhập các lực lượng tham gia bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và đội trưởng, đội phó dân phòng vào thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, được coi là "cánh tay nối dài" của Bộ Công an.
Ước tính, Bộ Công an có thêm khoảng 300.000 nhân lực từ lực lượng này.
Dự thảo luật này từng được Quốc hội khóa 14 xem xét nhưng sau đó không được thông qua.
Tháng 11/2020, khi xem xét dự thảo "Luật Lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở" nói trên, đại biểu Sùng Thìn Cò, Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Phó Tư lệnh Quân khu 2 và là ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khóa 14, đã từng nêu ý kiến: "Xin lỗi bộ trưởng chứ lực lượng công an quá đông!"
"Một tỉnh ít nhất có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa. Chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?" ông Cò phát biểu.
Vào thời điểm đó, luật gia, nhà báo Trịnh Hữu Long nhận định với BBC rằng không phải ngẫu nhiên mà ông Sùng Thìn Cò lại phát biểu như vậy.
Trong chiến dịch “đốt lò”, đặc biệt là sau những diễn biến gần đây, một số nhà phân tích nói với BBC rằng quyền lực của ông Tô Lâm đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Do đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể dùng quân đội để cân bằng quyền lực, vì “chỉ có quân đội mới là lực lượng đủ sức làm đối trọng với Bộ Công an”, theo Giáo sư Abuza.
Ông Abuza lưu ý rằng quân đội cũng có cơ quan điều tra, cơ quan xét xử riêng.
Sau khi bà Trương Thị Mai thôi chức, ông Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, được phân công làm thường trực Ban Bí thư.
Giáo sư Alexander L Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Hoa Kỳ), nói với BBC News Tiếng Việt rằng việc thăng cấp thường trực Ban Bí thư cho Đại tướng Lương Cường giúp điều chỉnh lại cán cân quyền lực trong nhóm lãnh đạo cao nhất của Đảng, đặc biệt là giữa hai lực lượng vũ trang của Đảng – đó là công an và quân đội.
Có thể thấy, với bốn nhân vật bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, trong đó có Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, lực lượng quân đội có tới ba vị tướng nằm trong Bộ Chính trị khóa 13, nhóm các nhân vật quyền lực nhất Đảng Cộng sản.
Ở đây cần giải thích thêm rằng, với sự phân công của Đảng, ông Lương Cường và ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ tập trung cho công tác đảng chứ không phải công tác bên quân đội. Tuy nhiên, họ vẫn được coi là “người của quân đội”.
Hình Internet - QĐB Edit
Trần Công Lân
Theo gia phả họ Tô thì trùm công an "rừng" là cháu đích tôn 87 đời của thái thú Tô Định, kẻ đã xâm lăng và cai trị VN thời Hai Bà Trưng. Nếu có ai lên mạng xã hội tìm Tô Định thì sẽ không thấy vì công an VN đã xóa sổ trước khi con cháu họ Tô nắm bộ trưởng bộ Công An.
Vì gốc ở rừng nên thú tánh vẫn còn, hút máu nhân dân là chuyện nhỏ; vì quen ăn gan uống máu dân đen nên khi đi ra nước ngoài lên cơn thèm ăn thịt.
Họ Tô nghĩ rằng đã ăn thịt (người hay thú) thì phải ăn loại hạng nhất cho đời biết tay. Thế là người ăn miếng thịt X trị giá 1.13 tỷ đồng (số tiền cho buổi ăn đó là 37 ngàn bảng Anh), gọi là thịt bò nướng bọc vàng… Nên biết rằng lương của bộ trưởng chỉ là 600 đến 800 đô/tháng. Chẳng may bọn nhà báo chụp hình đưa lên mạng nên chuyện đi ăn hàng trở thành xì căng đan.
Vậy thì có gì lạ khi viên chức csVN tham nhũng mới có tiền ăn sang như vậy?
Nhưng câu chuyện không chấm dứt ở đó.
Vốn là khi dọn thức ăn ra, ông xếp nhà hàng đích thân rắc muối vào thịt đã cắt. Thế là nhân dân VN vốn quen cơm hàng, cháo chợ thì ăn gì cũng có tiêu, ớt, hành ngò...v.v… nhưng nhân dân ta bắt chước điệu múa của ông chủ nhà hàng “Salt Bae” khi rắc tiêu.
Thế là nhà nước cảm thấy bị chọc quê, nhột cùng mình bèn ra lệnh công an đi bắt tất cả đứa nào rắc: tiêu, tỏi, hành, ngò theo điệu Salt Bae với lý do an ninh quốc phòng???
Tại sao lại là "an ninh quốc phòng"?
Vì cộng sản Việt Nam có yếu điểm là mặc cảm ngu dốt, bần cố nông (từ thời HCM) vốn ít chữ nghĩa, chỉ dùng bạo lực để khóa miệng dân đen. Thế nhưng "dốt hay nói chữ". Cụ thể là khi cầm quyền là tiêu diệt văn hóa cũ, sửa lại ngôn ngữ Việt.
Cộng sản Việt Nam nói ngược nói xuôi để chứng tỏ có văn hóa. Nhân dân VN chỉ phản ứng bằng cách nói lái, mỉa mai hay nói cạnh, nói khoé. Vì là bán chính thức nên nhà nước không làm gì được.
Dị ứng vì cách nói cạnh, nói khéo của dân Việt khiến csVN nhức đầu vì khi người dân rắc tiêu, hành vào thức ăn sẽ nhớ đến hình ảnh đại tướng công ăn thịt nướng bọc vàng. Đó là hình ảnh của vua chúa, đế quốc mà đảng đã hô hào tiêu diệt khi kêu gọi cách mạng.
Đảng ta vốn tự hào có máu "nhân sĩ Bắc Hà" mà Hà Nội là thủ đô văn vật của đất nước có ngàn năm văn hiến mà bị dân đen xỏ xiên mỗi ngày qua bữa ăn bằng cách rắc tiêu theo điệu múa “Salt Bae” thì làm sao mà bôi xóa được?
Đó là bí mật quốc phòng cần bảo vệ danh tiếng của đảng. Vì khi đạo đức cách mạng suy đồi thì đảng viên sẽ bỏ đảng thì lấy ai bảo vệ chính quyền? Đó là yếu điểm của công an và nhà nước cộng sản.
Có thể nhà nước sẽ ra lệnh "cấm rắc" bất cứ cái gì vào thức ăn theo điệu múa “Salt Bae”. Nhưng nhà nước không thể cấm nhân dân cười tủm tỉm khi xem phim, hình ảnh, youtube trên mạng xã hội có người "rắc tiêu" vào thức ăn. Tục ngữ dân gian có câu "chửi cha không bằng nói xéo". Vì khi nói chuyện bên cạnh (như rắc tiêu) thì người nghe có thể liên tưởng đến chuyện chính (tướng công an -- ăn sang bằng tiền tham nhũng). Như vậy dân chửi "nhà nước" mà không hề nói một chữ liên quan đến nhà nước hay viên chức chính phủ. Làm sao mà quy tội phá hoại an ninh quốc gia?
Một ngày, mỗi người dân ăn 3 bữa; mỗi bữa có múc canh, xúc cơm, gắp rau... mà cứ múa theo điệu “Salt Bae” thì nhà nước cấm dân ăn hay sao?
100 triệu dân VN, ăn 3 bữa là 300 triệu lần "nhái" bữa ăn của họ Tô và đảng csVN. Đó là nghiệp quả mà họ Tô phải chịu vì làm thái thú đàn áp nhân dân. Đã là Tô (hay chén) thì cũng để chứa thức ăn. Ăn thì phải có gia vị. Vậy làm sao mà cấm rắc tiêu?
Đảng ta tự hào là "đỉnh cao trí tuệ" mà bị dân đen xỏ xiên tới mức độ trở thành biến cố lịch sử, văn hóa không phải chỉ trong nước mà cả thế giới vì đại tướng họ Tô đang trên đường đi xin tiền viện trợ chống bệnh dịch. Đau thật.
Ngàn năm bia miệng sẽ sống mãi trong văn hóa và lịch sử Việt.
Mặt Trăng chỉ là 'bước đệm' cho tham vọng vũ trụ của Trung Quốc
Tác giả,Andrew Jones
Vai trò,BBC Future
Tàu Hằng Nga 6 (Chang'e-6) không chỉ là sứ mệnh giúp Trung Quốc mang về các mẫu vật từ Mặt Trăng mà còn là bước đệm để nước này thực hiện tham vọng to lớn hơn trong việc khám phá vũ trụ.
Vào ngày 3/5, Trung Quốc đã triển khai một trong những sứ mệnh tham vọng nhất của mình từ trước đến nay với việc phóng bốn tàu vũ trụ được ghép lại với nhau lên Mặt Trăng.
Mục tiêu của sứ mệnh là thu thập các mẫu vật từ phía xa của Mặt Trăng và đưa chúng về Trái Đất an toàn. Những mẫu vật đó có khả năng đem đến những kiến thức mới về Mặt Trăng, về hành tinh của chính chúng ta và cả lịch sử sơ khai của Hệ Mặt Trời. Để làm được điều này, Hằng Nga 6 phải thực hiện các thao tác phức tạp trên không gian.
Tàu Hằng Nga 6 đã trải qua 4-5 ngày trong hành trình hướng đến Mặt Trăng. Khi đã ở trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng, một tàu đổ bộ sẽ tách ra và hướng đến khu vực hạ cánh tại miệng núi lửa Apollo nằm ở phía xa của vệ tinh tự nhiên này.
Việc hạ cánh dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6/2024. Do khu vực phía xa của Mặt Trăng không bao giờ hướng về Trái Đất, nên các hoạt động và liên lạc với Trái Đất sẽ được hỗ trợ bởi Thước Kiều 2 (Queqiao-2), một vệ tinh tiếp sóng liên lạc do Trung Quốc phóng vào tháng 3/2024.
Tàu đổ bộ sẽ sử dụng gàu múc và máy khoan để lấy mẫu vật trên bề mặt và dưới bề mặt. Một tàu khác sẽ đưa các mẫu vật này lên quỹ đạo Mặt Trăng và đem đến tàu trên quỹ đạo.
Việc gặp và kết nối giữa tàu quỹ đạo và tàu lấy mẫu vật cần phải được thực hiện trong khi chúng di chuyển với tốc độ gần 1,7 km/giây. Thao tác này được tự động hóa vì khoảng cách quá xa của chúng đến các trạm trên Trái Đất sẽ gây ra độ trễ tín hiệu.
Sau cuộc rượt đuổi trên vũ trụ này, một tàu hồi quyển sẽ tiếp nhận các mẫu vật đó. Trước khi tàu quỹ đạo đáp xuống Trái Đất, tàu hồi quyển sẽ được phóng ra, lao qua bầu khí quyển và cùng những mẫu vật hạ xuống trên những đồng cỏ Nội Mông (Trung Quốc).
Đem những mẫu vật được lấy từ hố va chạm khổng lồ, hay còn được gọi là Bồn địa Nam Cực-Aitken (SPA), đến các phòng thí nghiệm có thể mang lại nhiều lợi ích khoa học vô giá.
"Bồn địa SPA là một trong những địa điểm tốt nhất trên Mặt Trăng để lấy đá, có thể được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi về nguồn gốc và quá trình biến đổi địa chất của Mặt Trăng," Katherine Joy, giáo sư về khoa học Mặt Trăng và hành tinh tại Đại học Manchester (Vương quốc Anh), cho biết.
"Hy vọng chúng sẽ giúp chúng ta lý giải tại sao phía gần và phía xa của Mặt Trăng lại có sự khác biệt lớn về mặt địa chất," bà Joy nói.
"Các mẫu vật thu thập được cũng sẽ giúp chúng ta xác định niên đại của chính hố va chạm khổng lồ này, hé lộ thêm về thời điểm những phôi thai hành tinh khổng lồ va đập vào Mặt Trăng trong giai đoạn sơ khai của nó," bà Joy nói tiếp.
Tuy nhiên, ngoài mục đích khoa học, Hằng Nga 6 còn hé lộ một số tham vọng lớn hơn từ Trung Quốc.
Hoạt động của Hằng Nga 6 sẽ là bài thực hành hữu ích cho một sứ mệnh tiềm năng khác: lấy mẫu từ Sao Hỏa. Trong khi các mẫu vật trên Mặt Trăng hứa hẹn mang lại những nghiên cứu khoa học quan trọng về bí mật của Hệ Mặt Trời, thì mẫu vật từ Hành tinh Đỏ có thể cung cấp những tri thức mới về bí ẩn to lớn nhất: nguồn gốc của sự sống và liệu có thể sống trên Sao Hỏa hay không.
Một điểm đáng chú ý khác là việc thực hiện kỹ thuật phức tạp cho các tàu gặp nhau trên quỹ đạo Mặt Trăng là không cần thiết để đưa mẫu vật về Trái Đất. Tuy nhiên, đây là điều bắt buộc nếu muốn đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng và trở về an toàn. Do đó, thao tác phức tạp của Hằng Nga 6 dường như là bước đệm cho các sứ mệnh khám phá Mặt Trăng có sự tham gia của phi hành đoàn.
Năm 2023, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có kế hoạch phóng tàu vũ trụ có người đầu tiên lên Mặt Trăng trước năm 2030. Sứ mệnh này sẽ đưa hai phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng trong vài giờ trước khi họ gặp lại đồng nghiệp đang đợi trên quỹ đạo, rất giống với cách hoạt động của tàu quỹ đạo và tàu lấy mẫu vật của Hằng Nga 6.
Trung Quốc không chỉ đơn thuần lên kế hoạch ngắn hạn có mặt trên Mặt Trăng với mục đích cắm cờ hay để lại dấu chân. Tham vọng của họ giống chương trình Artemis của NASA hơn là chương trình Apollo.
Trung Quốc dự kiến thực hiện hai sứ mệnh riêng biệt đến cực nam của Mặt Trăng vào hai năm 2026 và 2028 - bao gồm cả việc thử nghiệm sử dụng đất Mặt Trăng để in gạch 3D - như làm tiền đề cho một căn cứ trên đó.
"Cực nam của Mặt Trăng là điểm đến lý tưởng khi chúng ta chuẩn bị đưa con người trở lại Mặt Trăng," bà Joy nhận xét.
"Cùng với Hằng Nga 7 và 8, một số sứ mệnh do chương trình tàu đổ bộ thương mại của NASA lên kế hoạch cũng sẽ hạ cánh để kiểm tra vị trí và trữ lượng của các chất bay hơi, bao gồm nước và băng, có trong đất ở vùng cực.
"Những vật liệu này có thể hữu ích cho các nhà thám hiểm trong tương lai, vì vậy sẽ rất thú vị để xem sự đa dạng mà tất cả các tàu đổ bộ robot sẽ phát hiện trong vài năm tới," bà chia sẻ.
Những nỗ lực này là một phần của sáng kiến xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Trung Quốc, cùng với Nga, đang cố gắng thu hút các quốc gia tham gia Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) và đang phát triển các công nghệ nền tảng như lò phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho các buổi đêm trên Mặt Trăng. Một đêm ở đó dài bằng khoảng 2 tuần trên Trái Đất.
Tham vọng của Trung Quốc đối với vũ trụ vốn dĩ phức tạp. "Mọi quốc gia đều theo đuổi các dự án vũ trụ vì nhiều lý do, chủ yếu liên quan đến chiến tranh, sự phát triển và uy danh," Bleddyn Bowen, nhà nghiên cứu về chính sách vũ trụ và quan hệ quốc tế ngoài vũ trụ tại Đại học Leicester (Vương quốc Anh), nói.
"Một số dự án mang tính khoa học và khám phá, chẳng hạn như các sứ mệnh Hằng Nga, một số khác phục vụ mục tiêu kinh tế và cơ sở hạ tầng, và một số khác phục vụ cho khả năng quân sự hoặc tăng cường lực lượng vũ trang," ông Bowen cho biết.
Trung Quốc đã có trạm không gian riêng, tên là Thiên Cung, có thể chứa ba phi hành gia trong thời gian sáu tháng cùng một lúc. Hệ thống định vị Bắc Đẩu của quốc gia này là lời đáp trả cho hệ thống GPS của Mỹ.
Việc cung cấp các dịch vụ định vị thời gian và vị trí đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cũng như giúp phát triển các dịch vụ ứng dụng dựa trên vị trí, đồng thời hỗ trợ các ngành như tài chính, nông nghiệp, vận chuyển, hàng không và hơn thế nữa.
Điều này cũng mang lại cho quân đội Trung Quốc khả năng dẫn đường chính xác cho tên lửa và đạn dược, cũng như khả năng phối hợp và triển khai lực lượng tốt hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, những lợi ích này không hẳn quá đặc biệt.
"Việc Trung Quốc có chương trình quân sự không gian và vũ khí chống vệ tinh không khác so với những gì các cường quốc vũ trụ khác đã và đang làm," ông Bowen nói.
"Giới lãnh đạo Trung Quốc có nhiều mục tiêu liên quan đến chiến tranh, phát triển và uy danh. Họ muốn bảo đảm an ninh trước các mối đe dọa bên ngoài và bên trong, thể hiện sức mạnh quân sự của mình, bảo đảm vị trí cao trong nền kinh tế thế giới và giành lấy lợi ích chính trị/uy tín từ các chương trình cao cấp," ông Bowen nhận xét.
Mặc dù các sứ mệnh lớn như Hằng Nga 6 thỉnh thoảng mới thu hút được sự chú ý, chương trình vũ trụ của Trung Quốc không chỉ toàn diện về quy mô mà còn có những tác động đối với chính Trung Quốc và các quốc gia khác trên toàn cầu.
Quay trở lại lĩnh vực khoa học, Trung Quốc cũng đang có những bước tiến trong thiên văn học, vật lý thiên văn và khám phá ngoại hành tinh. Trong tháng 5/2024, một quan chức khoa học vũ trụ chủ chốt của Trung Quốc đã tiết lộ một loạt các sứ mệnh nhằm đạt được những đột phá.
Nước này đang chế tạo một chùm vệ tinh sử dụng mặt sau của Mặt Trăng làm lá chắn chống nhiễu loạn từ Trái Đất để thu thập các tín hiệu yếu ớt của vũ trụ thuở sơ khai.
Một sứ mệnh khác có mục đích phát hiện các ngoại hành tinh giống Trái Đất và các hành tinh lang thang trôi dạt trong dải Ngân Hà mà không có sao để quay quanh. Trong khi đó, một tàu thăm dò sẽ cố gắng có được những góc nhìn đầu tiên về các cực của Mặt Trời.
Chương trình thám hiểm hành tinh Thiên Vấn của Trung Quốc dự định lấy mẫu một tiểu hành tinh gần Trái Đất, thăm một sao chổi, thu thập mẫu từ Sao Hỏa và gửi một tàu thăm dò tới Sao Mộc.
Một sứ mệnh trong tương lai tới một trong những hành tinh băng khổng lồ của Hệ Mặt Trời - Sao Thiên Vương hoặc Sao Hải Vương - đang được cân nhắc.
Các quan chức không gian của nước này cũng đã nói đến việc tạo ra một khu kinh tế Trái Đất - Mặt Trăng, cho thấy rằng tương tự các cường quốc vũ trụ khác như Mỹ, Trung Quốc đang hướng tới việc thương mại hóa vũ trụ và các nguồn tài nguyên của nó.
Trước mắt, trọng tâm của Trung Quốc là đưa mẫu vật về Trái Đất thành công với tàu Hằng Nga 6 trước ngày cuối tháng 6/2024. Xa hơn nữa, sứ mệnh lấy mẫu tiếp theo của họ diễn ra vào cuối thập kỷ này, có thể do chính các phi hành gia Trung Quốc thực hiện.(BBC)