Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 14
 Lượt truy cập: 25748040

 
Tin tức - Sự kiện 03.11.2024 15:32
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
18.07.2024 20:23

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều trị bệnh, ông Tô Lâm điều hành Đảng

iểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyen Phu Trong


  1. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn

    Đại sứ Marc E. Knapper và Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng

    NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM

    Chụp lại hình ảnh,Đại sứ Marc E. Knapper và Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng

    Hôm 19/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper, đã gửi lời chia buồn với nội dung như sau:

    Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới phu nhân, bà Ngô Thị Mận, cùng gia quyến của ngài, và người dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn này.

    Trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đau buồn khi mất đi một người lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ.

    Hoa Kỳ trân trọng việc Ngài Tổng bí thư đã đưa quan hệ song phương giữa hai nước lên những tầm cao mới. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, thể hiện cam kết to lớn đối với tình hữu nghị, đồng thời định hình mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia. Di sản của Ngài càng được củng cố khi quan hệ song phương được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2013 và, một thập kỷ sau đó, lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngài cùng với Tổng thống Biden.

    Hoa Kỳ sẽ mãi mãi biết ơn sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong đợi hợp tác chặt chẽ với Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Quốc hội trong thời gian tới. Chủ tịch nước Tô Lâm đã luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ song phương giữa hai nước. Với tư cách là Đối tác Chiến lược Toàn diện và bạn bè, chúng tôi luôn sẵn sàng ủng hộ một Việt Nam độc lập, tự chủ, thịnh vượng và có sức chống chịu.

    Tôn vinh di sản của Tổng bí thư, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta sẽ chỉ ngày càng được thắt chặt, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho người dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng ta một lần nữa khẳng định sự tôn trọng đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau. Khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào tháng 9, Ngài đã trích dẫn đại thi hào Nguyễn Du: “Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.” Trong thời khắc đau buồn này, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ tình hữu nghị tốt đẹp giữa người dân hai nước và cùng nhau tiếp tục hành trình này, đoàn kết với cam kết chung hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

  2. Đối ngoại: những bước ngoặt lớn

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục vào ngày 7/7/2015, sự kiện được đánh giá mang tính bước ngoặt

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục vào ngày 7/7/2015, sự kiện được đánh giá mang tính bước ngoặt

    Về mặt đối ngoại, di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại tươi sáng hơn hẳn vấn đề nội trị. Có thể nói, là người thuộc thế hệ còn có tuổi trẻ thời Chiến tranh Việt Nam, dù không ra chiến trường, không phải cựu binh, ông đủ uy tín để thiết lập các quan hệ truyền thống với Trung Quốc và Nga, nhưng cũng đã mở lối để Việt Nam tạo lập và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.

    Không chỉ thuyết phục được người Mỹ công nhận tính chính danh của hệ thống chính trị do ông điều hành, ông còn được họ mời sang thăm Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia, và bản thân đã đón, gặp mấy đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau tới Hà Nội. Các nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói đã hoàn toàn khép lại quá khứ tàn khốc của cuộc chiến Mỹ-Việt và đây là một thành công rất lớn, mở đường cho tương lai.

    Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.

  3. Ai sẽ là trưởng ban lễ tang?

    Theo quy định, Bộ Chính trị quyết định thành lập ban lễ tang nhà nước, gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người chết đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người chết.

    Trưởng ban lễ tang nhà nước là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước.

    Như vậy, theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    NGUỒN HÌNH ẢNH,VGP

    Chụp lại hình ảnh,Theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  4. Quốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?

    Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi qua đời được tổ chức lễ quốc tang:

    a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

    b) Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    d) Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

    Như vậy, ngoài 4 nhân vật "Tứ Trụ", Bộ Chính trị có thể quyết định tổ chức quốc tang cho những người khác.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chưa từng thuộc "Tứ Trụ" nhưng được tổ chức quốc tang khi ông qua đời vào năm 2013, là do Đảng Cộng sản xét các đóng góp, công lao của ông.

    Trong một số trường hợp đặc biệt, Việt Nam cũng để quốc tang cho người nước ngoài, chẳng hạn lãnh tụ Bắc Hàn Kim Nhật Thành, lãnh tụ Cuba Fidel Castro.

    Trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng qua đời khi đang tại chức

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,Trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng qua đời khi đang tại chức
  5. Báo chí trong nước đưa tin thế nào?

    Báo Tuổi Trẻ

    NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

    Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng qua đời theo sau bản tin của báo Nhân Dân lúc 17 giờ 53 phút ngày 19/7.

    Tất cả thông tin đều giống nhau. Việc đưa tin này là theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2012.

    Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của ban tổ chức lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.

    Sau khi thành lập ban tổ chức lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.

    Có thể thấy, việc đưa tin lễ tang trên báo chí tại Việt Nam được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả đều chờ các thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Các bài viết mở rộng thường theo xu hướng ca ngợi, điểm lại các dấu ấn tích cực, các câu chuyện riêng về những điều tốt đẹp của người đã khuất.

    Vào năm 2013, một người dẫn chương trình truyền hình tại TP HCM từng lỡ lời nói đại ý mong khán giả "có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn" trong dịp lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đó đã bị chỉ trích rầm rộ. Đài truyền hình nơi người này công tác đã phát đi lời xin lỗi.

  6. Bề dày công tác chưa từng có

    Nguyen Phu Trong

    Là ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000, kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và từng giữ cả chức Chủ tịch nước (2018-2021), Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có bề dày công tác hơn mọi chính trị gia Việt Nam nhiều thập niên qua.

    Thế nhưng, dù ông đã từng nắm các chức vụ cao nhất, và quan trọng nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ, dấu ấn lớn nhất, di sản được thế giới biết đến nhiều nhất của ông là công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là Đốt lò.

    Trong tiếng Anh báo chí, cứ nói tới “blazing furnace” là người ta biết ngay là công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.

    Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.

  7. Con đường lên vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong hình chụp năm 2006

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong hình chụp năm 2006
    • 1/1994-7/2024: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
    • 8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
    • 12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11, 12.
    • 2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
    • 8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
    • 3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
    • 1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
    • 5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
    • 6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
    • 1/2011-7/2024: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy Trung ương.
    • 2/2013-7/2024: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
    • 8/2016-7/2024: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
    • 10/2018: Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
  8. Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.

    • 1957- 1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
    • 1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
    • 12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
    • 7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
    • 8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
    • 5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
    • 9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
    • 9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
    • 8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
    • 3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
    • 5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
    • 8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
      Ông Nguyễn Phú Trọng

      NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    • Lễ Quốc tang

      Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 1/2011 đến nay

      NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

      Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 1/2011 đến nay

      Báo Nhân Dân cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng."

    • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

      Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, "sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108."

      Nguyen Phu Trong
    • Nguyễn Phú Trọng: Kẻ tội dồ dân tộc

      Nguyễn Phú Trọng: Kẻ tội đồ.

         Cái đảng cộng sản này nó đã là tội đồ của đất nước này, dân tộc này. Tay đồ tể khát máu nhất đã chết và để lại một chế độ man rợ cai trị đất nước. Cho đến bây giờ, Nguyễn Phú Trọng là kẻ gây ra tội ác không kém tay lãnh tụ đảng cộng sản ngày trước. Hắn nhất nhất theo lệnh của Tàu mà áp dụng những đòn cai trị man rợ lên đầu dân tộc, lên đất nước cha ông để lại.

         Từ ngày hắn lên Tổng Bí thư là bắt đầu khát máu hơn, dã man hơn cả những tay đầu đảng nhiệm kỳ trước. Hắn được sự bảo kê của Trung Quốc mà ra tay sát hại bất kỳ thành phần nào, phe cánh nào cản đường hắn để hắn thâu tóm quyền lực. Đặc biệt là phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng bị hắn đánh tơi tả, tay chân bị chặt liểng xiểng. Mục đích không phải là chống tham nhũng mà là đánh nhau chính trị. Vì tài sản tham nhũng hắn có thu hồi được bao nhiêu đâu. Hắn có diệt được bao nhiêu tham nhũng đâu. Phe cánh của hắn tham nhũng bung bét ra mà hắn có dám làm gì đâu. Ngay cả vụ Thủ Thiêm to đùng ra thế mà hắn có dám sờ vào phe cánh của Lê Thanh Hải đâu. Võ Kim Cự, Phạm Sỹ Quý...vẫn còn trơ trơ ra đó. 

         Không chỉ đánh nhau, giết cả đồng đảng( không phải đồng chí vì hai thằng là kẻ thù) của mình chỉ để thâu tóm công an, quân đội và trở thành kẻ tối thượng trong đảng cộng sản khi đặt thêm nửa đít lên ghế Chủ tịch nước của Quang. Giờ hắn là supper thống trị. Ai dám làm gì hắn. Phúc Niễng còn không dám ngáo ngơ với hắn. Dũng thì chỉ biết nằm im nhìn để tử của mình bị giết dần giết mòn. Trong đảng cộng sản hắn là to nhất. Thích trảm thằng nào thì trảm. Chủ tịch nước hắn là to nhất, thích ký, thích quyết gì thì hắn làm. Ai dám cản? Tata cả các chiêu bài chống tham nhũng, nhất thể hóa...chỉ đơn giản là tập trung quyền lực về tay hắn và để Trung Quốc dễ điều khiển bên chính trường Việt Nam mà thôi. Các chiêu bài cai trị dân tộc này, đất nước này đều nhập khẩu từ Trung Quốc về. Và âm mưu thao túng hoàn toàn, xâm chiếm Việt Nam của Trung Quốc thông qua những quyết định của Trọng lú vì hắn là tối thượng rồi. Hắn bảo Phúc Niễng gật là phải gật, ký là phải ký. Kể cả các dự án hạ tầng cỡ bự bên Việt Nam đều sẽ bị Trung Quốc nhảy vào thao túng. 

         Trên đây là chuyện trong nội bộ cộng sản. Còn chuyện người dân Việt Nam phải chịu thiệt thòi dưới thời của hắn thì ai cũng biết. Công an là cánh tay đắc lực của hắn mà chính Tô Lâm là kẻ cầm đầu. Trước kia Quang hói cũng đã gây nhiều tội ác với dân Việt Nam, nhất là với đồng bào Tây Nguyên. Thì nay Tô Lâm còn ác hơn nhiều khi làm theo mệnh lệnh của Trọng lú áp dụng công nghệ cao vào để giám sát, cai trị nhân dân. Luật an ninh mạng để đàn áp bất đồng chính kiến trên mạng xã hội. Công nghệ AI được đưa vào để giám sát công dân. Lực lượng công an đảng sẵn sàng đánh nhau với dân để cướp đất giao cho các phe nhóm lợi ích, đánh đập nhân dân để đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giam, xử tù các nhà hoạt động vì Việt Nam tự do...

         Còn nhiều lắm. Có lẽ sau khi xong phần chuỗi bài "tư duy nô lệ" thì tôi sẽ viết một chuỗi bài về tội ác của tay tội đồ dân tộc Trọng Lú.

      Nguyễn Việt Nam(SGP)

      Lê Chiêu Thống và Nguyễn Phú Trọng: bán nước xưa và nay

      Đỗ Đăng Liêu
      Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN.

      Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN.

      Lê Chiêu Thống, tên thật là Lê Duy Khiêm, sinh năm 1765, là ông vua thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê trung hưng, làm vua chỉ hơn 2 năm trời, từ 1786 tới năm 1789 và qua đời năm 1793, lúc 28 tuổi.

      Cuộc đời vỏn vẹn 28 năm của vua Lê Chiêu Thống đầy gian truân khổ nhục. Lúc 6 tuổi, là nạn nhân của tình trạng tranh giành ngôi vị dưới triều của ông nội là vua Lê Hiển Tông, Duy Khiêm bị bắt giam tù ngục 11 năm trời cho tới 17 tuổi. Khi được thả về cung cũng nhiều lần bị các thế lực trong triều mưu hãm hại để trừ hậu hoạn nhưng đều may mắn thoát nạn. Một năm sau, năm 1783, ở tuổi 18, được lập làm hoàng thái tôn chờ đợi lên ngôi vua thay thế ông nội.

      Năm 1786, khi vua Lê Hiển Tông qua đời, Duy Khiêm, tuổi 21, được lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.

      Ở ngôi vua từ cuối Tháng 7/1786 tới Tháng 1/1789, Lê Chiêu Thống là một ông vua bù nhìn, quyền hành nằm ở trong tay từ Nguyễn Huệ, tới Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng, rồi Nguyễn Hữu Chỉnh.

      Kể từ Tháng 4/1788 cho đến khi qua đời, cuộc đời của Lê Chiêu Thống là một cuộc bôn ba, trốn chạy cả trong nước lẫn sang Tàu hết sức khổ nhục.

      Sau khi chạy sang Long Châu bên Tàu xin nhà Thanh cứu viện và được Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị theo lệnh vua Càn Long đưa về Thăng Long, Lê Chiêu Thống hoàn toàn là một bù nhìn của nhà Thanh thừa cơ hội manh tâm xâm chiếm nước Việt.

      Nhưng sau khi 29 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị bị vua Quang Trung nhanh chóng quét sạch chỉ trong một trận, Lê Chiêu Thống lại theo tàn quân nhà Thanh chạy sang Tàu, ở đó và qua đời vào năm 1793.

      Trong lịch sử và chính trị nước Việt, những chữ “Lê Chiêu Thống” hay “Trần Ích Tắc” (1254-1329) là biểu tượng của hành động “bán nước” hay “cõng rắn cắn gà nhà”.

      *

      Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944 ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

      Nguyễn Phú Trọng gia nhập đảng CSVN năm 1967 lúc 23 tuổi, đã có 51 tuổi đảng, trải qua gần như mọi chức vụ, mọi cấp bậc trong đảng CSVN kể cả chức vụ cao nhất là Tổng Bí Thư kể từ 19/1/2011 cho tới nay.

      Cuộc đời Nguyễn Phú Trọng, cũng như của vô số các lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN rất khác với cuộc đời của Lê Chiêu Thống, đặc biệt ở điểm là phần lãnh thổ mà họ nắm quyền cai trị, miền Bắc trước năm 1975 cũng như toàn thể nước Việt sau năm 1975, không hề bị đe dọa ngoại xâm và quyền hành của họ không hề bị thách đố.

      Ấy vậy mà, kể từ khi Hồ Chí Minh thành lập đảng CSVN cho đến nay, từ ông Hồ và qua bao đời lãnh đạo kế tìếp, họ đã nối tiếp nhau đưa nước Việt Nam ngày một lệ thuộc hơn vào nước Tàu mà ngày hôm nay đang ở mức cao nhất.

      Nếu so sánh cuộc đời 28 năm (6 năm làm trẻ con, 11 năm tù, 4 năm làm thái tôn mà mạng sống như chỉ mành treo chuông luôn bị đe dọa, 2 năm làm vua bù nhìn, 5 năm bôn ba chạy trốn) của ông vua Lê Chiêu Thống, người mang tội bán nước cõng rắn cắn gà nhà, với những Tổng Bí Thư và các lãnh tụ chóp bu đảng CSVN, có những khác biệt rõ rệt.

      Xét về vị thế chính trị, có thể nói là suốt cả cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Chiêu Thống luôn sống trong sự bất ổn, mạng sống luôn bị đe dọa bởi những thế lực khác ngoài khả năng kiểm soát của ông ta, từ đó luôn phải tìm mọi cách để sinh tồn, mà cuối cùng là phạm vào trọng tội cõng rắn cắn gà nhà khi cầu viện nhà Thanh.

      Nhưng Nguyễn Phú Trọng và các lãnh tụ đảng CSVN thì khác hẳn, mạng sống của họ chẳng hề bị đe dọa vì họ luôn là những người nắm quyền hành gần như tuyệt đối, và sự đe dọa nếu có thì chỉ đến từ 2 nguồn; thứ nhất là từ chính những người đồng chí của họ vì tranh giành quyền lực và tham nhũng; thứ hai là đến từ người dân muốn lật đổ họ vì sự áp bức, vì nguy cơ Bắc thuộc do chính đảng CSVN gây ra mà bình thường không hiện hữu nếu họ không cõng rắn cắn gà nhà.

      Điểm khác biệt thứ hai là hành động cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống có thể coi như hành động tuyệt vọng nhất thời và đơn lẻ của một cá nhân để sinh tồn. Trong khi đó, hành động bán nước của Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh đến ngày hôm nay, là một hành động, thậm chí có thể gọi là một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng, của cả một tập đoàn, kéo dài đã gần một thế kỷ, qua nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN, mà mục đích chỉ vì quyền lợi cá nhân lồng trong một chủ nghĩa vô thần, tàn bạo và man rợ.

      Xét như thế, nếu Lê Chiêu Thống đáng tội chết và bị lịch sử nguyền rủa thì tội của Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo đảng CSVN từ thời ông Hồ tới nay phải là tội gì?

      Nước Việt Nam thời Lê Chiêu Thống đã may mắn có được anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ quét sạch giặc nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị giúp đất nước tránh được một lần Bắc thuộc.

      Nhưng ngày hôm nay người dân và đất nước Việt Nam không thể trông mong ở một cá nhân Quang Trung thế kỷ 21. Anh hùng Quang Trung thế kỷ 21 sẽ cứu dân tộc Việt ra khỏi nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 5 không phải là một người mà chính là toàn thể mọi người và mỗi người dân Việt, mang trong lòng nhiệt huyết Quang Trung, cùng đứng dậy khi đất nước lâm nguy với vũ khí không phải là gươm đao súng đạn mà chính là phương thức đấu tranh bất bạo động dựa trên số đông.

      Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi năm 1428 đã viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”.

      Trước đó, năm 1077, khi dẹp giặc Tống, Lý Thường Kiệt đã viết:

      Nam quốc sơn hà Nam đế cư
      Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
      Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
      Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

      Hơn bao giờ hết, đây là lúc hồn Quang Trung – Lý Thường Kiệt trong mỗi người dân Việt phải thức dậy, trước là để dẹp bỏ bè lũ bán nước CSVN, sau là để cứu nước khỏi nguy cơ nô lệ giặc Tàu lần thứ 5 đã hiển hiện trước mắt. VT

      Nguyễn Phú Trọng băng hà, Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới để hiến đất nước cho Tàu

      Cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm - người vừa được Đảng chọn làm Chủ tịch nước vào tháng năm vừa qua - đang đứng trước cơ hội trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào nhiệm kỳ tới khi có những thông tin về tình hình sức khỏe ngày một yếu của đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng. RFA phỏng vấn Giáo sư Zachary Abuza - giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown - về tình hình chính trị Việt Nam vào lúc này.

      ____________________

      RFA: Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đã phân công ông Tô Lâm điều hành Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để tập trung điều trị tích cực cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, điều này cho thấy dấu hiệu gì trong tình hình chính trị Việt Nam vào lúc này?

      Zachary Abuza: Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đã không được tốt trong một thời gian dài. Nên điều này không có gì mới. Ông ấy đã không tham gia nhiều cuộc họp quan trọng kể từ cuối năm 2023 và nhiều nhân vật quan trọng phải thay thế cho ông ta. Và gần đây nhất là việc Chủ tịch nước Tô Lâm lên nắm trách nhiệm thay ông ta. Theo điều lệ của Đảng, Thường trực Ban Bí thư – tướng Lương Cường – phải là người nắm quyền thay Tổng bí thư khi TBT không thể thực hiện nhiệm vụ. Lương Cường mới được bầu vào chức vụ này. Ông ta đã ở trong Ban Bí thư một thời gian nhưng mới chỉ là Thương trực Ban bí thư vài tháng thôi. Tôi nghĩ, thông điệp của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra hôm nay nói rằng ông Tô Lâm sẽ nắm trách nhiệm và hoạt động như một quyền Tổng bí thư có thể cho thấy là Ban Chấp hành Trung ương ít nhiều đồng ý rằng Tô Lâm sẽ trở thành Tổng bí thư trong Đại hội 14 sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.

      RFA: Như vậy là ông Tô Lâm mới chỉ tạm quyền và ông ta vẫn cần phải được bầu vào vị trí TBT tại Đại hội Đảng 14 diễn ra vào năm 2026 để có thể chính thức nắm chức vụ này?

      Zachary Abuza: Đúng vậy. Tôi nghĩ là ông ta sẽ làm quyền TBT cho đến lúc đó. Nhưng điều này vẫn đặt ông ta vào một vị trí đầy quyền lực bước vào Đại hội tới. Ông ta đã chọn được những người gần gũi mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, người  hiện không phải là ủy viên Bộ Chính trị nhưng rất có thể sẽ sớm thành một ủy viên.

      Ông ta cũng chọn người thân cận từ Bộ Công an vào Văn phòng Trung ương Đảng, một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tổ chứ Ban Chấp hành Trung ương gồm 180 ủy viên và các hoạt động hàng ngày của họ cũng như sắp đặt các nghị trình, tổ chức các cuộc họp. Vì vậy ông ta đã có những đồng minh hết sức gần gũi ở các vị trí quyền lực.

      Điều khác nữa là ông Tô Lâm đồng thời lại là Chủ tịch nước trong khi Việt Nam có một hệ thống lãnh đạo tập thể. Việt Nam có xu hướng tách hai vị trí này riêng biệt, mặc dù vậy, Nguyễn Phú Trọng đã từng nắm hai chức vụ này cùng lúc trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 khi Chủ tịch nước qua đời. Nhưng khác với Trung Quốc, Việt Nam đã thực sự cố gắng tách rời hai vị trí này.  Tôi không nghĩ Tô Lâm muốn cả hai. Tôi nghĩ nếu có ai đó muốn thực hiện theo mô hình của Trung Quốc tức là hợp nhất cả hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì Tô Lâm có thể làm được điều này và ông ta đang ở một vị trí đầy quyền lực để có thể làm điều này.

      RFANếu ông Tô Lâm được bầu vào vị trí TBT và thậm chí nắm luôn cả chức Chủ tịch nước thì điều này có ý nghĩa gì?

      Zachary Abuza: Điều này chắc chắn cho thấy quyền lực mạnh mẽ của ông ta. Việt Nam luôn tự hào là có hệ thống lãnh đạo tập thể nơi không có một nguồn quyền lực duy nhất. Như chúng ta thấy thì vị trí TBT không phải là một vị trí điều hành.

      TBT không quản lý các bộ, ngành. Vị trí này không có nhiều quyền lực trên giấy tờ nhưng không ai lại không đồng ý rằng đó là vị trí quyền lực nhất trong đất nước. Vì vậy bất cứ ai có thể gom cả hệ thống Đảng lẫn Nhà nước vào chung thì sẽ ở một vị trí cực kỳ mạnh. Mặc dù vậy, có logic trong việc hợp nhất hai vị trí này cùng lúc hoặc để một người nắm giữ hai chức vụ cùng lúc như Trung Quốc. Theo nghi thức ngoại giao, sẽ rất là lạ lùng nếu một quan chức (nước ngoài) đến Việt Nam mà lại không được gặp người quyền lực nhất của cả nước nếu chỉ có cuộc gặp với Chủ tịch nước. Tất nhiên, bạn có thể linh hoạt và có cách sắp xếp. Nhưng cuối cùng thì ông ta (TBT) cũng không phải là người đứng đầu Nhà nước, ông ta chỉ là TBT. Cho nên có logic trong việc Tổng bí thư cũng là Chủ tịch nước.RFAĐâu là những rào cản đối với ông Tô Lâm bước vào Đại hội 14 sắp tới?

      Zachary Abuza: Tô Lâm bước vào Đại  hội 14 ở một vị trí đầy quyền lực. Như tôi đã nói, ông ta đã sắp đặt cho những người thân cận, ông ta đã vũ khí hóa chiến dịch chống tham nhũng và loại bỏ một cách có hệ thống các đối thủ của mình. Chúng ta chưa từng thấy điều này bao giờ trước kia. Bảy trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị được bầu ở Đại hội 13 vào tháng 1/2021 bị bắt buộc phải từ chức. Theo điều lệ hiện hành của Đảng, chỉ có một ứng cử viên khác đã phục vụ hai nhiệm kỳ ở Bộ Chính trị đủ điều kiện làm Tổng bí thư và đó là Phạm Minh Chính – Thủ tướng. Bản thân ông ta cũng có vấn đề về tham nhũng treo lơ lửng trên đầu.

      Những rào cản mà Tô Lâm phải đối mặt, theo tôi, là hai điều. Thứ nhất, đó là có những quan ngại rằng ông ta là một người đầy tham vọng và tàn bạo. Ông ta đã vũ khí hóa việc chống tham nhũng. Ông ta đã sử dụng quyền lực bao trùm của Bộ Công an để loại bỏ các đối thủ cho tham vọng quyền lực cá nhân mà người Việt Nam vốn không quen thuộc. Khác với Trung Quốc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng  Cộng sản Việt Nam là một cơ quan rất quyền lực. Chúng ta đã thấy trong quá khứ Ban Chấp hành Trung ương đã chống lại quyết định của Bộ Chính trị về vị trí Tổng bí thư tiếp theo. Điều này xảy ra với ông Lê Khả Phiêu. Cho nên có một khả năng là Ban Chấp hành Trung ương được bầu vào Đại hội 14 tới sẽ muốn một sự bắt đầu hoàn toàn mới và muốn dọn sạch nhà và tôi có thể thấy điều này có thể xảy ra.

      Phạm Minh Chính có thể là một nhân vật được thỏa hiệp. Cũng có thể họ sẽ thay đổi những quy định trong Đảng và họ có một bộ mặt mới cho vị trí Tổng bí thư.

      Rào cản thứ hai mà Tô Lâm có là việc ông ta cũng có những scandal tham nhũng của chính mình. Rõ ràng là khi mọi người nghĩ đến Tô Lâm, họ thường nghĩ đến cảnh ăn bò dát vàng ở London trị giá 2.000 đô la. Nhưng mà gia đình ông ta, anh em của ông ta cũng có việc kinh doanh và một người trong số họ đứng đầu một tập đoàn lớn. Có những tin đồn rằng ông ta đang bị điều tra bởi quân đội qua hệ thống của quân đội mà Tô Lâm hoàn toàn không thể kiểm soát. Cho nên đó là hai rào cản mà tôi nghĩ Tô Lâm đang gặp phải. Nhưng nhìn chung, ông ta đang ở vị trí rất mạnh, dặc biệt là khi ông ta nắm vị trí quyền Tổng bí thư.

      RFA: Nếu ông Tô Lâm trở thành TBT thì công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp tới sẽ ra sao?

      Zachary Abuza: Công cuộc đốt lò chống tham nhũng chắc chắn là điểm chính trong chính trị Việt Nam lúc này và trong suốt tám năm qua. Tham nhũng là vấn đề hết sức lớn ở Việt Nam. Không có cách nào để nói khác đi được. Tham nhũng ở tất cả mọi cấp và nó dường như càng ngày càng tệ hơn.

      Mặc dù vậy, tôi nghĩ là chúng có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng sẽ có chú ít được nới nhẹ hơn vào lúc này. Đây là một ưu tiên mang tính cá nhân khi ông Nguyễn Phú Trọng thực sự tin tham nhũng là mối đe dọa hiện hữu của Đảng Cộng sản và nó làm mất đi tính chính danh của Đảng trong mắt công chúng. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ là Tô Lâm là người thực sự đã vũ khí hóa nó cho mục đích chính trị. Bây giờ ông ta lại nắm quyền TBT, logic chính trị của việc duy trì sự mất ổn định không nằm ở đó. Thực tế là Tô Lâm hưởng lợi ở mức độ nào đó nhờ sự ổn định chính trị. Tôi nghĩ là ông ta là một người thực dụng hơn Nguyễn Phú Trọng. Tô Lâm không phải là người lý luận. Ông ta là công an. Ông ta quan tâm đến việc kiểm soát. Ông ta quan tâm đến việc duy trì quyền lực độc quyền của Đảng. Nhưng ông ta cũng quan tâm và tin là tính chính danh đến từ tăng trưởng kinh tế. Thực tế là Nguyễn Phú Trọng không muốn đánh đổi quyền lực của Đảng lấy tăng trưởng kinh tế. Và đây là điều khác biệt giữa hai người. Cho nên chiến dịch chống tham nhũng sẽ vẫn tiếp tục. Nó sẽ luôn được sử dụng để chống lại những đối thủ chính trị. Và như tôi đã nói, ông ta (Tô Lâm) đã sắp đặt cho “đệ tử” của mình làm Bộ trưởng Công an nên ông ta có thể tin tưởng cái tổ chức này sẽ phục vụ ông ta nhưng logic chính trị của việc duy trì sự mất ổn định không phải vào lúc này.

      RFAXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn

    •  



    •  Cái đảng cộng sản này nó đã là tội đồ của đất nước này, dân tộc này. Tay đồ tể khát máu nhất đã chết và để l...




     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


    Những nội dung khác:
    [24.07.2024 18:44]




    Lên đầu trang

         Tìm kiếm 

         Tin mới nhất 
    Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
    Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
    Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
    Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
    Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
    Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
    Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
    Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
    Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
    Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
    Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
    Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
    Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

         Đọc nhiều nhất 
    Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 344 lần]
    Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 344 lần]
    Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 322 lần]
    Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 274 lần]

    Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

    Bản quyền: Vietnamville
    Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.