Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25794418

 
Văn hóa - Giải trí 12.11.2024 14:53
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
30.07.2024 21:34

(Dân trí) - William Calley, quân nhân Mỹ duy nhất bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, đã chết ở tuổi 80.

Đức Hoàng

Cựu quân nhân Mỹ bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 - 1

William Calley bị đưa ra tòa xét xử vào năm 1968 (Ảnh: Getty).

Washington Post đưa tin, William Calley đã chết vào tháng 4, dựa theo giấy chứng tử mà báo này tiếp cận được. New York Times, trích dẫn hồ sơ tử vong của cơ quan An sinh Xã hội Mỹ, cũng đưa tin về cái chết của Calley. Truyền thông Mỹ không nêu rõ nguyên nhân cái chết của Calley.

Theo AFP, năm 1968, Calley đã cùng một nhóm lính Mỹ xông vào làng Sơn Mỹ, Quảng Ngãi. Tại đây, họ đã thực hiện một trong những tội ác chiến tranh tồi tệ nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Phương Tây gọi vụ việc là "thảm sát Mỹ Lai". 

Các binh lính thuộc binh đoàn Charlie, dưới sự chỉ huy của trung úy Calley, đã tiến hành bắn giết bừa bãi. 504 người dân không có vũ khí trong tay, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc tàn sát thảm khốc này. 

Vụ thảm sát đã gây ra cú sốc với dư luận Mỹ và thúc đẩy phong trào phản chiến mạnh mẽ trên khắp đất nước. 

Calley ban đầu bị buộc tội tại tòa án quân sự vì tội giết 102 người và bị kết án tù chung thân vào năm 1971. Sau khi kháng cáo nhiều lần, ông ta được giảm án xuống còn 10 năm tù giam và đến năm 1974, dưới sự can thiệp của Tổng thống Mỹ bấy giờ là Richard Nixon, ông này chỉ phải chịu án 3 năm.

Calley là người duy nhất bị kết án trong vụ thảm sát kinh hoàng. Sau đó, Calley đã bị quản thúc tại gia 3 năm tại căn hộ của chính mình ở Fort Benning, Georgia. Sau đó, ông được ân xá và cho xuất ngũ. 

Những năm sau đó, Calley đã trở thành một doanh nhân ở Columbus, Georgia. Ông liên tục từ chối nói về vụ thảm sát Mỹ Lai với các phóng viên hoặc nhà sử học.

Tuy nhiên, bạn bè cho biết ông ta thừa nhận đã thực hiện những hành vi mà ông bị buộc tội và đã học cách sống chung với điều đó. Năm 2009, ông đã đưa ra lời xin lỗi công khai đầu tiên.

"Không có ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận về những gì đã xảy ra ngày hôm đó ở Mỹ Lai. Tôi cảm thấy hối hận vì những người Việt Nam đã thiệt mạng, vì gia đình họ, vì những người lính Mỹ liên quan và gia đình họ. Tôi rất xin lỗi", ông cho biết.

William Laws Calley Jr sinh ngày 8/6/1943, là con trai duy nhất và là đứa con thứ 4 của một doanh nhân ở Miami. Ông đã học bốn trường trung học trong bốn năm, hai trong số đó là học viện quân sự. Sau khi trượt đại học, ông làm nhân viên khuân vác hành lý, rửa chén, điều tra viên bảo hiểm và soát vé tàu hỏa.

Năm 1966, ông gia nhập quân đội và sau đó tốt nghiệp trường Officers' Candidate tại Fort Benning, 1 năm trước khi diễn ra thảm sát Mỹ Lai.

Sau khi xuất ngũ, Calley kết hôn với Penny Vick vào năm 1976 và làm trong ngành kinh doanh trang sức ở Georgia. Họ có một con trai và sau đó ly hôn.

Theo AFP

Báo Mỹ tố cáo tội ác vụ thảm sát Mỹ Lai sau 45 năm

(Dân trí)- Tháng 3/2013, tạp chí Life của Mỹ đã đăng lại toàn bộ những bức ảnh do một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ ghi lại trong vụ thảm sát xảy ra ngày 16/3/1968 tại làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi khiến hàng trăm phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiệt mạng.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Qua nhiều thế kỷ, phương tiện để tiến hành chiến tranh đã thay đổi nhiều, từ ngọn giáo, cây cung thành lưỡi lê, đại bác, bom đạn rồi vũ khí nguyên tử. Nhưng dù là gì đi nữa, một khía cạnh đau xót không bao giờ thay đổi của chiến tranh, đó là cái chết thương tâm của những người vô tội.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Chỉ tính riêng trong thế kỷ 20 vừa qua, hàng chục triệu dân thường đã bị giết hại và sẽ còn tiếp tục bị giết hại hoặc bị thương tật suốt đời bởi trên thế giới này, những cuộc xung đột khu vực, những cuộc nội chiến vẫn chưa bao giờ ngừng diễn ra.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Những nạn nhân vô tội - đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ… Họ có thể bị bắt, bị giết trong chiến tranh, gia đình kẻ còn người mất, li tán bởi bom đạn, cả thành phố bị bỏ hoang bởi những cuộc rải bom kinh hoàng.

Cho tới tận hôm nay, hai từ Mỹ Lai vẫn nằm trong ký ức của những người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Riêng hai từ Mỹ Lai có thể khiến họ nhận ra cuộc chiến mà họ từng tham gia vào là chính nghĩa hay phi nghĩa.

Sự kiện vụ thảm sát xảy ra vào tháng 3/1968 tại một ngôi làng nhỏ có tên Mỹ Lai ở tỉnh Quảng Ngãi chỉ là một trong vô số những trường hợp đau thương khác mà người dân vô tội phải gánh chịu bởi những binh lĩnh Mỹ tham chiến.

Phải nhấn mạnh rằng vụ thảm sát Mỹ Lai không phải là hành động tàn ác duy nhất do lính Mỹ gây ra tại Việt Nam, tuy vậy, nó nhận được nhiều sự quan tâm nhất và sau này trở thành một trong những sự kiện được biết tới nhiều nhất, chỉ bởi nó có hình ảnh lưu lại làm chứng cớ.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai

Lời sám hối muộn màng: "Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó."

Còn biết bao nhiêu hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế vì thời gian mà dần dần bị chìm vào quên lãng. Nếu những sự kiện đó được liệt kê đầy đủ, hẳn “người Mỹ sẽ còn kinh sợ và xấu hổ hơn nhiều” – tờ Life nhận định.

Ngày 16/3/1968, hàng trăm người (ở nhiều tài liệu khác nhau, những con số được đưa ra cũng khác nhau, trong đó số lượng thương vong giao động từ 347-504 người), người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ em, và cả trẻ sơ sinh bị giết hại bởi hơn 20 binh lính của Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lục quân Hoa Kỳ.

Sau cuộc thảm sát này, chỉ có thiếu úy William Calley bị tuyên bố phạm vào tội ác chiến tranh. Ông ta bị kết án vào tháng 3/1971 – 8 năm sau khi xảy ra vụ việc với con số người thiệt mạng dưới họng súng của Calley được ước tính khoảng 22 người. Calley chỉ phải ngồi tù 3 năm rưỡi với hình thức quản thúc tại gia.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai

William Calley xuất hiện trên bìa tờ tạp chí Esquire - số ra tháng 11/1970 với tiêu đề "Lời thú tội của thiếu úy Calley". Sau này, Calley cũng thú nhận rằng: "Không một ngày nào trôi qua tôi không cảm thấy hối hận vì những gì đã làm ngày hôm đó tại Mỹ Lai".

Có lẽ thế giới đã không biết tới những cái chết thương tâm, những cuộc tra tấn, hành hạ ghê rợn này của lính Mỹ tại làng Mỹ Lai nếu không có một nhiếp ảnh gia quân đội mang tên Ron Haeberle đi theo cuộc càn quét của lính Mỹ ngày hôm đó.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Đi theo Đại đội Charlie, Haeberle chờ đợi sẽ ghi lại hình ảnh về một cuộc đụng độ giao tranh giữa lính Mỹ và Việt Minh nhưng thay vào đó ông đã dùng chiếc máy ảnh để ghi lại những cảnh tàn sát không thể diễn đạt bằng lời.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Hơn một năm sau, khi nhiếp ảnh gia này quay trở về quê hương ở thành phố Cleveland, bang Ohio, ông đã gửi một vài bức hình tới tờ báo của thành phố, tờ Plain-Dealer để đăng tải vào cuối tháng 11/1969.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Vài tuần sau đó, vào ngày 5/12/1969, tạp chí Life đã cho đăng tải toàn bộ seri ảnh của nhiếp ảnh gia Haeberle cùng câu chuyện đằng sau những tấm ảnh. Người dân Mỹ bàng hoàng về những gì xảy ra cách họ nửa vòng trái đất, và những tội ác đó lại do chính con em họ - những người đàn ông Mỹ gây ra.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


45 năm sau sự kiện kinh hoàng đó, tạp chí Life đánh dấu sự kiện này bằng việc cho đăng tải lại bộ ảnh năm xưa. Họ đặt câu hỏi, điều gì đã làm nên lòng dũng cảm quật cường không lý giải nổi của người Việt Nam? Đương nhiên, lòng dũng cảm đó cần một đối trọng tương xứng. Đó chính là những vụ thảm sát như ở làng Mỹ Lai.

45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai


Dù sự thật có được lật đi lật lại để phân định đúng sai, trắng đen thì cũng chẳng thể nào khiến những con người đã chết trong tức tưởi của 45 năm trước có thể quay trở lại. Sau nhiều thập kỷ hòa bình, khi ký ức kinh hoàng của người Việt Nam về chiến tranh dần nhòa mờ, chúng ta vẫn còn lại những hình ảnh đau thương này làm vật chứng.

 
Bích Ngọc
Theo Life


Thảm sát Mỹ Lai: Những hình ảnh ám ảnh suốt nửa thế kỷ

(Dân trí) - Tròn 50 năm kể từ vụ thảm sát kinh hoàng của lính Mỹ tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi khiến hơn 500 dân thường thiệt mạng, những hình ảnh về vụ thảm sát vẫn rất ám ảnh.

 Khoảng 7h30 sáng ngày 16/3/1968, hàng trăm lính Mỹ đã đổ bộ trực thăng xuống bên ngoài làng Sơn Mỹ. (Ảnh: Ronald L.Haeberle)

Khoảng 7h30 sáng ngày 16/3/1968, hàng trăm lính Mỹ đã đổ bộ trực thăng xuống bên ngoài làng Sơn Mỹ. (Ảnh: Ronald L.Haeberle)

 Tại đây, theo lệnh của cấp trên, lính Mỹ đã tiến hành một vụ thảm sát kinh hoàng có thể coi là đen tối và ghê rợn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Trong ảnh: Thi thể của các nạn nhân chồng chất trên một con đường ở thôn Mỹ Lai sau vụ thảm sát ngày 16/3/1968 của lính Mỹ. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Tại đây, theo lệnh của cấp trên, lính Mỹ đã tiến hành một vụ thảm sát kinh hoàng có thể coi là đen tối và ghê rợn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Trong ảnh: Thi thể của các nạn nhân chồng chất trên một con đường ở thôn Mỹ Lai sau vụ thảm sát ngày 16/3/1968 của lính Mỹ. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Lính Mỹ tay giết hại từ người già đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà trong thôn Mỹ Lai. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Lính Mỹ tay giết hại từ người già đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà trong thôn Mỹ Lai. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Lính Mỹ đã sát hại các dân thường, đốt phá nhà cửa và sát hại bất cứ sinh vật sống nào như bò, lợn, gà mà họ gặp trên đường đi. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Lính Mỹ đã sát hại các dân thường, đốt phá nhà cửa và sát hại bất cứ sinh vật sống nào như bò, lợn, gà mà họ gặp trên đường đi. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Đây có thể coi là vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Đây có thể coi là vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ, lính Mỹ đã sát hại 503 người. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ, lính Mỹ đã sát hại 503 người. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Quân đội Mỹ đã che giấu vụ việc và thậm chí coi đó là một thắng lợi. Người dân Mỹ chỉ biết về vụ thảm sát ghê rợn này hơn một năm sau đó khi phóng viên tự do Seymour Hersh phanh phui sự việc. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Quân đội Mỹ đã che giấu vụ việc và thậm chí coi đó là một "thắng lợi". Người dân Mỹ chỉ biết về vụ thảm sát ghê rợn này hơn một năm sau đó khi phóng viên tự do Seymour Hersh phanh phui sự việc. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Hersh viết: Nhiều người dân đã bị tập hợp thành những nhóm nhỏ, trong khi nhiều người bị đẩy xuống mương trước khi bị lính Mỹ bắn chết, có người bị giết hại ngay tại nhà hoặc trúng đạn lạc. Một số phụ nữ trẻ và bé gái thậm chí bị cưỡng hiếp. (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

Hersh viết: "Nhiều người dân đã bị tập hợp thành những nhóm nhỏ, trong khi nhiều người bị đẩy xuống mương trước khi bị lính Mỹ bắn chết, có người bị giết hại ngay tại nhà hoặc trúng đạn lạc. Một số phụ nữ trẻ và bé gái thậm chí bị cưỡng hiếp". (Ảnh: Ronald L. Haeberle)

 Rất ít người may mắn sống sót. Trong ảnh: o­ng Do Chuc và con trai Do Ba là hai trong số ít những người may mắn sống sót sau vụ thảm sát. (Ảnh: AFP)

Rất ít người may mắn sống sót. Trong ảnh: o­ng Do Chuc và con trai Do Ba là hai trong số ít những người may mắn sống sót sau vụ thảm sát. (Ảnh: AFP)

 50 năm sau, vụ thảm sát vẫn rất ám ảnh. Trong ảnh: Tại đài tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai ở Quảng Ngãi. (Ảnh: AFP)

50 năm sau, vụ thảm sát vẫn rất ám ảnh. Trong ảnh: Tại đài tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai ở Quảng Ngãi. (Ảnh: AFP)

 Triển lãm hình ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai - một vết hoen ố trong lịch sử quân đội Mỹ - tại San Diego, Mỹ. (Ảnh: KPBS)

Triển lãm hình ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai - một vết hoen ố trong lịch sử quân đội Mỹ - tại San Diego, Mỹ. (Ảnh: KPBS)

Minh Phương

Tổng hợ



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ
Ukraine bắt đầu tổng phản công đánh Nga cứu nước
Cựu tổng thống Trump bị mưu sát bắn trúng mang tai bị thương thủng lổ tai khi đang tranh cử ở Philadelphia

     Đọc nhiều nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 340 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.