Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Thủ tướng Hun Sen buộc CSVN xin lỗi nếu không muốn bị trừng phạt vì tuyên bố Covid lan từ Campuchia thay vì từ TQ
06.12.2021

Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại một buổi lễ khánh thành quốc lộ ở nước này, trong đó ông phản bác phát ngôn của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam rằng COVID-19 lây lan từ Campuchia sang Việt Nam.

Việt Nam đã và đang chuẩn bị gì khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2022?
Ông Hun Sen: Người Việt ở Campuchia từ thời Pháp thuộc - Tuổi Trẻ o­nline
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa phản bác tuyên bố của tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam về sự lây lan của đại dịch COVID-19 giữa hai nước và yêu cầu vị tướng này phải đưa ra lời xin lỗi, theo truyền thông Campuchia.
Ông Hun Sen đưa ra lời phản bác được xem là mạnh mẽ tại một buổi lễ Khánh thành đưa Quốc lộ 11 vào sử dụng ở nước này, theo bản tin của hãng thông tấn Campuchia AKP được Khmer Times đăng tải hôm 6/12.
Người đứng đầu chính phủ Campuchia, nước có đường biên giới dài khoảng hơn 1.200km với Việt Nam, nói rằng COVID-19 “lan từ Campuchia sang Việt Nam như Sông Mekong là không đúng sự thật, mà là ngược lại.”
Trong đoạn video trích dẫn bài phát biểu của ông Hun Sen được Khmer Times đăng tải, thủ tướng Campuchia nhắc đến tên “Ngo Xuan Chien” khi phản bác phát biểu của vị tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, người cho rằng đại dịch lây lan từ Campuchia sang Việt Nam. Khi phát biểu ông Hun Sen có vẻ không chắc chắn về tên của vị tư lệnh của Việt Nam và có quay xuống hỏi các quan chức ngồi phía sau. Những người này cũng đã gật đầu đồng ý và nhắc lại cái tên này.
Ông Hun Sen không đưa ra chi tiết cụ thể vị tư lệnh của Việt Nam đã đưa ra tuyên bố này khi nào và trong bối cảnh nào. Các cuộc gọi của VOA tới người phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen để xin bình luận chi tiết thêm nhưng không được hồi đáp.
Thủ tướng Campuchia cho biết ông “đã yêu cầu vị quan chức này phải bị cách chức” nhưng cũng nói một cách mỉa mai rằng vị tư lệnh của Việt Nam đã được “cách chức từ hai sao sang ba sao,” theo Khmer Times.
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam hiện nay là Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, hiện là thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ông Chiến được bổ nhiệm chức vụ này vào tháng 7 năm ngoái và sau đó 3 tháng được thăng hàm từ trung tướng lên thượng tướng, theo truyền thông trong nước.
Ông Chiến, lúc còn là trung tướng, vào năm ngoái chủ trì một hội nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam tại TPHCM, theo Sài Gòn Giải Phóng. Ông Chiến đã yêu cầu lực lượng biên phòng các tỉnh có biên giới giáp Campuchia tăng cường kiểm soát các cửa khẩu giữa lúc Việt Nam trải qua đợt bùng phát COVID bắt nguồn từ các ca nhiễm do người nhập cảnh trái phép qua đường biên giới với các tỉnh miền Trung.
Toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia dài trên 1,240km qua 10 tỉnh – từ Kon Tum đến Kiên Giang – với 10 cửa khẩu quốc tế, hàng chục cửa khẩu phụ và nhiều lối mở. Gần đây nhất hồi tháng 5, theo Bộ Y tế, lực lượng chức năng Việt Nam đã tạm giữ 21 người nhập cảnh trái phép qua các tỉnh Đồng Tháp và An Giang trên tuyến biên giới với Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen, theo AKP, yêu cầu vị tư lệnh của Việt Nam “gửi lời xin lỗi tới Campuchia” khi cho rằng “đây là một sự xúc phạm mà tôi không thể chấp nhận được.” Ông Hun Sen cho biết điều này đã thúc đẩy ông tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân Campuchia với hơn 88% dân số đã được tiêm đầy đủ ngừa COVID-19.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của VOA về phản bác cũng như yêu cầu xin lỗi của Thủ tướng Campuchia đối với vị tư lệnh của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Hun Sen, người được Hà Nội giúp lên nắm quyền sau khi đánh bại Khmer Đỏ vào năm 1979, nói rằng phản bác của ông đối với tuyên bố của vị tư lệnh Việt Nam “không phải nhằm chia rẽ Campuchia và Việt Nam” hay để phá vỡ mối quan hệ giữa hai nước, theo Khmer Times. Thủ tướng Hun Sen khẳng định phản ứng của ông không phải là “để chỉ trích toàn thể nhân dân, nhà nước hay Đảng (Cộng sản) Việt Nam,” mà chỉ nhắm vào vị tư lệnh nói trên. Ông nói nếu cá nhân đó “sửa” những gì mà ông cho là “sai” trong quá khứ thì sẽ làm ông vui trở lại.Sự thật thì Campuchia nghe lệnh TQ cho người nhiễm dịch chủng mới Delta về VN làm lây lan khắp SG và miền Tây, một mặt các người TQ vượt biên hối lộ cho công an và chinh quyên vào miên2 Bắc và miên Trung phát tan Covìd, CSVN lưỡng đầu thọ địch nhưng ngâm miệng không dám tố cáo TQ sợ bị trừng phạt nên chỉ tố cáo Campuchia vì yếu hợn
VN THUA CAMPUA CHIA MỌI PHƯƠNG DIỆN CHỈ LÀM ĐÀN EM
Tại Hội chợ du lịch quốc tế (ITE) 2016 đang diễn ra ở TP.HCM (8 - 10.9), ngành du lịch Campuchia tham gia với một gian hàng quy tụ đông đảo doanh nghiệp của nước này. Sân khấu giữa gian hàng luôn sống động với những điệu múa Apsara, biểu diễn võ thuật truyền thống... Nhưng ấn tượng hơn hết, gian hàng của Campuchia giống như một Angkor Wat thu nhỏ và mô hình này được thống nhất ở tất cả các hội chợ du lịch mà nước này tham gia trên toàn thế giới. Trong khi đó, dù ITE diễn ra ngay tại sân nhà nhưng các công ty du lịch trong nước chỉ thuê gian hàng để bán tour; còn các địa phương như Hà Nội, TP.HCM... chỉ giới hạn trong việc quảng bá điểm đến địa phương. Cho nên, mang tiếng là hội chợ du lịch quốc tế, với vai trò trọng tâm là thu hút khách đến VN, ITE trở thành nơi để du lịch Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... lôi kéo khách Việt về nước họ.
Đây chỉ là một trong hàng loạt điểm yếu của du lịch VN so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt so với Lào, Campuchia. Ngành du lịch hai quốc gia kể trên có xuất phát chậm hơn VN rất nhiều nhưng đã tăng tốc và đang bám sát VN. Du khách nước ngoài đến Campuchia năm 2015 đạt
4,8 triệu lượt, tăng 6,1%, doanh thu từ du lịch tương đương 13% GDP. Trong đó, chỉ riêng Angkor Wat đã thu hút 4,5 triệu lượt người. Còn ngành du lịch Lào giữ mức độ tăng trưởng ổn định trong suốt nhiều năm, chẳng hạn năm 2012 tăng 22% lượng khách quốc tế, đến năm 2015 đạt mức 4,7 triệu lượt, tăng 13%. Trung bình du khách quốc tế đến Lào ở lại gần 8 ngày. Trong đó, đáng chú ý, thị trường khách đến từ các quốc gia láng giềng ASEAN chiếm tới 77% tổng số khách quốc tế của Lào, tăng 11% so với 2014.
Đối với VN, năm 2015 đạt 7,9 triệu lượt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014, doanh thu từ du lịch chiếm mức khiêm tốn 6,6% GDP. Trước đó, năm 2013, khách quốc tế đến VN tăng 10% nhưng đến năm 2014 chỉ còn 4%. Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết hiện VN đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách du lịch quốc tế đến, nhưng chỉ bằng 27% số lượng khách của Thái Lan (29,88 triệu), bằng 31% so với Malaysia (25,70 triệu), 52% so với Singapore (15,23 triệu). Trong khi Thái Lan và Singapore có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2011 - 2015 (trung bình lần lượt 12%/năm và 10%/năm) thì VN tăng trưởng chậm hơn (trung bình 7%/năm). So với các nước thuộc nhóm dưới, VN cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn so với Lào (15%), Myanmar (51%).
Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty du lịch VYC, cho rằng với sự linh hoạt và cởi mở trong chính sách, chắc chắn du lịch Campuchia và Lào sẽ nhanh chóng đuổi kịp VN về số lượng khách.
Nút thắt chính sáchChỉ số cạnh tranh về du lịch do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố hai năm một lần cho biết năm 2015, VN xếp trên Lào và Campuchia về xếp hạng chung (VN thứ 73, Lào thứ 96 còn Campuchia là 105) với một số chỉ số cao hơn như nguồn nhân lực, giá cả, hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa... Nhưng, VN cũng thua Lào và Campuchia ở nhiều chỉ số quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách và điều kiện hỗ trợ. Nếu VN xếp ở nhóm đội sổ với vị trí 112 thì Campuchia ở vị trí 64, Lào là 80. Cụ thể, mức độ ưu tiên cho ngành du lịch VN xếp ở vị trí rất thấp (119), trong khi Campuchia là 37, Lào hạng 50. Về độ mở quốc tế (các chính sách về thị thực...), VN đứng thứ 89, Campuchia thứ 59 và Lào thứ 76...
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Lửa Việt, thừa nhận du lịch Lào, Campuchia đang có những thay đổi tích cực hơn so với VN. Bộ Du lịch Campuchia 6 tháng một lần công bố phân tích thống kê số lượng khách đến, bao gồm độ tuổi, thị trường, chi tiêu... Dựa vào phân tích này, các công ty du lịch Campuchia sẽ có định hướng chiến lược tiếp thị, kinh doanh chi tiết và chính xác. Cái này du lịch VN chưa làm được. Là một trong những người đầu tiên mở tour đưa khách Việt đến Campuchia, ông Mỹ nhận định, môi trường du lịch nước này rất tốt, ăn đứt VN, khi ở các điểm tham quan chính không hề thấy nạn chèo kéo du khách, hàng rong được “quy hoạch” có chỗ đứng riêng, không có chuyện hai giá (giá dành cho du khách cao hơn giá dành cho người trong nước)... Đối với Lào, tài nguyên du lịch kém hơn VN vì không có biển nhưng lượng khách quốc tế tăng trưởng rất mạnh do giữ được môi trường du lịch sạch sẽ, an toàn; các điểm tham quan mới lạ.
Bên cạnh đó, trong khi Campuchia đã miễn thị thực cho 25 quốc gia, Lào miễn thị thực cho công dân của khoảng 40 quốc gia thì VN chỉ mới miễn thị thực cho khoảng 22 quốc gia, trong đó có 9 nước ASEAN. Campuchia áp dụng hình thức xin visa o­nline (E-visa) gọn nhẹ dành cho hầu hết công dân các quốc gia trên thế giới. Lào áp dụng E-visa và thị thực tại cửa khẩu cho 150 quốc gia. Trong khi đó, VN có thể áp dụng thị thực điện tử từ ngày 1.1.2017. Chính sách thông thoáng trong vấn đề thị thực đã góp phần thu hút nhiều hơn khách quốc tế đến với Lào, Campuchia. Khoảng 5 năm trước, VN từng đề xuất phương án “5 quốc gia, 1 thị thực” cho cả Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và VN, nghĩa là khách chỉ dùng 1 thị thực là có thể đi đến tất cả 5 nước kể trên. Sau đó, ngay lập tức Lào, Campuchia và Thái Lan chính thức hợp tác trao đổi du khách với nhau thông qua hình thức “2 quốc gia, 1 điểm đến” (khách có thị thực vào Thái Lan là có thể vào Lào/Campuchia và ngược lại). Còn VN, dù là phía đề xuất, nhưng lại không thể thực hiện cho tới thời điểm này.
Quảng bá du lịch Việt Nam thua cả… Lào, CampuchiaQuảng bá du lịch Việt Nam thua cả… Lào, CampuchiaViệt Nam có nhiều tài nguyên du lịch nhưng chưa khai thác hiệu quả, cũng như quảng bá, theo ông John Lindquist, thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới về phát triển du lịch, Việt Nam hiện xếp 80/136 quốc gia về hoạt động quảng bá du lịch.TIN MỚITạp chí ô tô Mỹ nói gì trước tin VinFast muốn gọi vốn 1 tỷ USD, khả năng cạnh tranh với 'ông lớn' Tesla và General Motors?Tạp chí ô tô Mỹ nói gì trước tin VinFast muốn gọi vốn 1 tỷ USD, khả năng cạnh tranh với 'ông lớn' Tesla và General Motors?Tạp chí Đức: Giá cả không phải yếu tố quyết định, điểm giống với Maybach và Rolls-Royce này mới giúp VinFast cạnh tranh ở thị trường MỹTạp chí Đức: Giá cả không phải yếu tố quyết định, điểm giống với Maybach và Rolls-Royce này mới giúp VinFast cạnh tranh ở thị trường MỹĐã thu hồi hơn 24 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuếĐã thu hồi hơn 24 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuếDu lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng là khẳng định của nhiều diễn giả tại Diễn đàn kinh tế ViEF về du lịch, diễn ra ngày 6/12.
"Tôi đến Việt Nam từ tháng 3 với tư cách là du khách. Đồ ăn Việt Nam rất tuyệt vời. Chúng tôi cũng có những trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tôi từng đến Tam Cốc, Sài Gòn, Hà Nội. Tôi được đi xe máy và có những trải nghiệm rất riêng. Với tôi, đó chính là du lịch", Brent Hill, Giám đốc Marketing Hội đồng Nam Australia nói về trải nghiệm tại Việt Nam.
Những lời khen tặng như của Brent Hill là không hiếm. Thực tế, du lịch Việt Nam thực tế đã đạt được những thành tựu, thông qua các con số về lượng khách đến, tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, để ngành công nghiệp không khói này đạt được tầm cao mới là không dễ.
Ông John Lindquist, thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh cho rằng để phát triển mạnh mẽ hơn, Việt Nam cần phải tạo thương hiệu và quảng bá đến với khách hàng tiềm năng mới.
Quảng bá du lịch Việt Nam thua cả… Lào, Campuchia - Ảnh 1.Ông John Lindquist, thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh
Cụ thể, Việt Nam có thể quảng bá thương hiệu thông qua các chiến dịch rộng rãi hơn. Như tại nước Anh, ông John cho biết Chính phủ dùng thông điệp "vĩ đại" nhất quán tại nhiều lĩnh vực, thể hiện cho một quốc gia.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu, ông cho rằng cần định hướng giá trị rõ ràng với từng nhóm khách. Đơn cử như tại Dubai, thương hiệu quốc gia này có 3 trụ cột gồm mua sắm – sang trọng – nghỉ dưỡng, giải trí. Hay như Malaysia, du lịch nước này được xây dựng trên 4 trụ cột là đa dạng văn hóa – sang trọng – nghỉ dưỡng gia đình – khám phá thiên nhiên.
Ông John nhấn mạnh việc từ thương hiệu tổng thể rồi xác định trụ cột. Theo đó, Việt Nam cần định hướng giá trị cho du khách tiềm năng.
Tuy nhiên, vị này chỉ ra một thực tế Việt Nam làm chưa tốt khâu quảng bá. Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 80 trong danh sách 136 quốc gia về hiệu quả quảng bá cho du lịch. Chỉ số này thấp hơn nhiều các quốc gia khác trong khu vực, đứng sau cả Lào (vị thứ 53) và Campuchia (thứ 73).
Khoản chi tiêu cho hoạt động quảng bá du lịch ở Việt Nam là rất ít ỏi, vẻn vẹn 2 triệu USD, trong khi đó Australia, Anh, hay các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia... chi tiêu đến hàng chục hoặc hàng trăm triệu USD cho hình ảnh.Về chính sách, ông John đặc biệt lưu ý đến vấn đề visa du lịch. Hiện Việt Nam có chính sách thị thực thấp nhất với các nước trong khu vực và cho rằng nếu có sự nới lỏng visa hơn nữa sẽ có thể tạo cú huých trong tương lai. Theo tính toán, khi Việt Nam miễn Visa cho Anh, Italia thì tổng lượng khách đến tăng 20%.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần nâng cấp hạ tầng, không chỉ là sân bay, mà còn là hạ tầng kết nối sân bay để phục vụ cho ngành du lịch đang phát triển chóng vánh.
Góp ý cho du lịch Việt Nam, ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group nói đến yếu tố con người.
Theo ông, yếu tố con người, nhân sự về du lịch lại chưa được khai thác nhiều, trong khi đó đây là yếu tố để lại ấn tượng nhất với khách du lịch khi tới một điểm đến.
Quảng bá du lịch Việt Nam thua cả… Lào, Campuchia - Ảnh 2.Ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality
Ông cũng cho rằng du lịch Việt Nam cần cải thiện các dịch vụ để tăng trải nghiệm tốt cho du khách, từ đó mới có thể chọn sự tăng trưởng cho du lịch một cách bền vững.
Ông Craig Douglas, Việt Nam không chỉ cạnh tranh giữa các quốc gia, mà ngay cả nội bộ khu vực cũng cạnh tranh với nhau như: Bali, Singapore... Bởi nhiều du khách sẽ cân nhắc điểm đến nào nếu có điều kiện tương đồng. Theo đó, ông nhắc lại chính sách visa và cho biết nhiều du khách quay lại Thái Lan vì điều kiện visa tốt hơn Việt Nam.
Mặt khác, ông cho rằng Việt Nam nên thúc đẩy phê duyệt các chính sách liên quan đến đầu tư bất động sảm nghỉ dưỡng. Điều này sẽ giúp thu hút thêm các nhà đầu tư ngoại.
"Chúng ta cần cung cấp thông tin để họ thấy cần phải chọn Việt chứ không phải là điểm đến khác. Chúng ta đảm bảo cho họ thấy Việt phù hợp hơn các khu vực khác", ông nói.Thua sốc Campuchia, U18 Việt Nam bị loại cay dắng do kém thể lực,  HLV Hoàng Anh Tuấn nên từ chức?20:34 15.08.2019U18 Việt Nam thua Campuchia, qua đó dâng vé vào bán kết cho U18 Malaysia. - Sputnik Việt Nam© Ảnh : Hữu Phạm/laodong.vnU18 Việt Nam thảm bại 1-2 trước đội tuyển Campuchia, qua đó nhường tấm vé vào bán kết cho Malaysia. Thất bại ê chề này vì các cầu thủ áo đỏ quá yếu hay sai lầm chiến thuật liên tiếp sẽ khiến ông Hoàng Anh Tuấn phải từ chức?Trận thua sốc khó tin của U18 Việt Nam trước CampuchiaTrước trận bán kết chiều nay, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn rơi vào thế bị động vì chơi bạc nhược ở những vòng đấu trước để rồi không còn quyền tự quyết số phận của mình ở lượt trận này.
U18 Việt Nam buộc phải thắng cách biệt Campuchia và chờ kết quả có lợi từ các cặp đấu Thái Lan – Malaysia và Singapore gặp Úc.
Bị dồn vào thế buộc phải thắng, các cầu thủ U18 Việt Nam nhập cuộc với sự tập trung cao độ và quyết tâm cao. Các cầu thủ áo đỏ nhanh chóng giành quyền kiểm soát thế trận ngay khi tiếng còi mở màn của trọng tài vang lên.
Tuy nhiên, tuyển Campuchia cũng chứng tỏ mình là đối thủ mang quyết tâm cao. Việt Nam không thể chủ quan mà coi thường đội bóng đất nước chùa tháp. Các cầu thủ U18 campuchia với thể lực sung mãn, lựa chọn lối chơi phòng thủ chặt chẽ ngay từ đầu trận. Họ cũng sẵn sàng áp sát, tranh chấp bóng nhiệt tình ngay khu vực giữa sân.BraU18 Thái Lan (áo xanh) chỉ có thể thủ hoà U18 Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Số phận U18 Việt Nam phụ thuộc vào kết qủa U18 Thái Lan đã mất cơ hội đi tiếp14 Tháng Tám 2019, 01:30Ở phút thứ 7, các cầu thủ U18 Việt Nam có cơ hội đáng chú ý khi tiền vệ khoác áo số 10 Huỳnh Công Đến đi bóng đột phá sang cánh trái rồi tung cú dứt điểm. Nhưng rất tiếc, cú sút lại thiếu chính xác.
Cũng chính tiền vệ này ở phút thứ 16 đã tỏa sáng bằng tình huống đột phá cánh phải, tạt bóng vào trong để đồng đội có cơ hội đặt bóng, nhưng pha dứt điểm không làm khó được thủ môn đội bạn là Koy Salim.
Bất ngờ đến phút thư 21, đội bóng trẻ xứ Chùa tháp bất ngờ triển khai phản công nhanh sau khi các cầu thủ Việt Nam để mất bóng nguy hiểm. Thủ môn Y Eli Nie đã cứu nguy cho các cầu thủ chủ nhà khi kịp thời băng ra cản phá cú dứt điểm cận thành của đối phương.
Việt Nam nỗ lực, tìm nhiều phương thức tiếp cận khung thành đội Campuchia nhưng không thành công, HLV Hoàng Anh Tuấn quyết định thay Đặng Quang Tú để đưa Phạm Xuân Tạo vào sân với hy vọng tạo được đột phá.
Ở phút thứ 38, đội trưởng U18 Việt Nam là Huỳnh Tiến Sinh phối hợp bên phía cánh phải cùng Văn Huy, tạt bóng vào để Xuân Tạo dứt điểm chính xác, đưa bóng vào lưới tuyển Campuchia. Tuy nhiên, bàn thắng này không được công nhận khi trọng tài quyết định bóng đã chạm tay cầu thủ.
Sau tình huống này, Bùi Tiến Sinh rời sân nhường chỗ cho tiền vệ Trần Mạnh Quỳnh. Với chiến thuật thay người, bổ sung lực lượng, các cầu thủ áo đỏ vẫn không hóa giải được thế bế tắc dù kiểm soát bóng nhiều hơn.
Hai đội khép lại hiệp 1 với tỉ số hòa 0:0.
Sang hiệp hai, cục diện trận đấu không hề nhỉnh hơn cho các cầu thủ Việt Nam. Tấn công nhiều nhưng không ghi được bàn, các cầu thủ áo đỏ đã phải trả giá.
Tiền đạo Công Phượng (10) đã có một trận đấu không được như ý. - Sputnik Việt NamĐội tuyển Việt Nam lập cột mốc lịch sử cho bóng đá Đông Nam Á
Phút thứ 51, tận dụng sai lầm của hàng hậu vệ khi Hồ Khắc Lương kèm người lỏng lẻo, Sieng Chanthea đã băng xuống ghi bàn mở tỷ số cho Campuchia. Bàn thua sốc khiến các cầu thủ U18 Việt Nam bị mất tinh thần thi đấu, bị khớp tâm lý, chơi căng cứng và đầy bế tắc sau đó. Cụ thể, các cầu thủ áo đỏ vô cùng thiếu tự tin khi xử lý bóng vụng về, tỏ ra nôn nóng trong từng đợt tấn công.Phút bù giờ thứ hai, Hữu Tiệp (cầu thủ cuối cùng được thay vào sân bên phía tuyển Việt Nam) đã kiến tạo để Nguyễn Kim Nhật dứt điểm đẹp mắt, san bằng tỷ số 1-1 trong sự vỡ òa của toàn đội và khán giả trên sân Thống Nhất. Những phút bù giờ còn lại, các cầu thủ U18 Việt Nam chủ động dâng cao đội hình tấn công mong tìm kiếm thêm bàn thắng.
Nhưng mọi hy vọng của Việt Nam đều bị dập tắ khi U18 Campuchia nâng tỉ số lên 2:1 do công của Thy Lieng sau tình huống phản công nhanh.
Với kết quả thua sốc này của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn khiến kết quả hai trận đấu còn lại không còn ý nghĩa.
Úc thắng đậm Singapore 5-0 đứng đầu bảng B, trong khi đó Thái Lan cũng không cản bước được Malaysia tiến vào vòng bán kết.
Với 7 điểm, sau 5 lượt trận, thi đấu kém cỏi, U18 Việt Nam chính thức bị loại.
Trận thua ê chề này để lại trong lòng người hâm mộ không chỉ nỗi buồn, sự thất vọng mà còn cả nghi vấn: do thực lực các cầu thru U18 Việt Nam thực sự kém hay do HLV chưa đủ tầm dẫn dắt đội tuyển?
HLV Campuchia nói gì về tuyển U18 Việt Nam?Phát biểu sau trận đấu, HLV người Nhật Bản từ tốn nói: “Chúng tôi không còn cơ hội đi tiếp nên không có áp lực gì, còn Việt Nam thì dường như bị tâm lý, không tận dụng được cơ hội”, Zing dẫn lời cho biết.
HLV Hoàng Anh Tuấn hiểu rõ những cậu học trò của lứa U20 Việt Nam. - Sputnik Việt NamĐội tuyển U18 Việt Nam khởi đầu thuận lợi8 Tháng Tám 2019, 09:58“Rõ ràng là các cầu thủ Việt Nam mạnh hơn, thể hình tốt nhưng thiếu tự tin. Chúng tôi đến giải thậm chí không dám nghĩ có được một điểm. Hai chiến thắng trước Thái Lan và Việt Nam là do may mắn chứ tôi cũng không nghĩ đến việc này”, HLV trưởng U18 Campuchia khiêm tốn nhìn nhận.
Dù đánh bại tuyển Việt Nam hôm nay, nhưng vị HVL người Nhật vẫn bày tỏ sự tôn trọng với công tác đào tạo trẻ của Thái Lan và Việt Nam. Ông chia sẻ:
“Bóng đá trẻ Campuchia còn rất nhiều việc để làm. Vì vậy, chúng tôi luôn xem Việt Nam và Thái Lan là mục tiêu hướng đến. Tôi rất tôn trọng đối thủ nhưng vẫn chưa hài lòng với kết quả này”.
Về phần mình, HLV Hoàng Anh Tuấn đồng tình với quan điểm của HLV trưởng U18 Campuchia:
“U18 Việt Nam không đơn thuần chỉ yếu tâm lý, mà từ đây đã kéo theo những yếu kém khác. Trận đấu này tôi không có gì để bào chữa. Trận thua Campuchia chính thức khiến U18 Việt Nam bị loại khỏi giải, nhưng đội tuyển trẻ của chúng ta vẫn còn tương lai ở phía trước”, HLV tuyển U18 Việt Nam nói.
Khi bị phóng viên thẳng thắn đặt câu hỏi liệu ông Hoàng Anh Tuấn có nên từ chức, vị này đáp lại:
“Theo bạn là tôi nên nghe theo bạn hay nghe ai về quyết định của mình? Hãy chờ xem”, Tuổi Trẻ trích lời cho hay.
Theo vị HLV này, ông chưa có ý định bỏ cuộc sau giải Đông Nam Á vì tới đây tuyển U18 Việt Nam sẽ tham dự vòng loại giải u19 châu Á với lứa cầu thủ hiện tại.

Việt Nam đã và đang chuẩn bị gì khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2022?

Bài phân tích của Nguyễn Trường
2021.11.29
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Việt Nam đã và đang chuẩn bị gì khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2022?Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham gia cuộc gặp thượng đỉnh đặc biệt ASEAN Trung Quốc hôm 22/11/2021
 AP

Chiều 29/11/2021, bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã có cuộc hội đàm trực tuyến với ông Men Xom o­n, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Hội đàm trực tuyến nhằm trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; công tác dân vận của mỗi Đảng; quan hệ hợp tác giữa hai Ban Dân vận Trung ương của hai Đảng trong thời gian qua và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới, góp phần vun đắp và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam - Campuchia.

Bà Bùi Thị Minh Hoài khẳng định: “Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và tình hình của mỗi nước, việc không ngừng tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước nói chung và giữa hai Ban Dân vận càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực”.

Trước đó, ngày 1/10/2021, trong cuộc gặp Đại sứ Úc Pablo Kang, Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong nói rằng Biển Đông nên là “vùng biển của hoà bình và an ninh”, nơi tự do hàng hải và tự do bay được bảo đảm, báo Phnom Penh Post đưa tin.

Phó Thủ tướng Campuchia cũng thúc giục các bên liên quan trên Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hoà bình theo luật quốc tế.

Ông Hor Namhong hy vọng ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt được thoả thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để ngăn tranh chấp leo thang. “Tôi hy vọng ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trong tương lai gần. Đến nay, việc đàm phán đã gần như hoàn tất”, Phó Thủ tướng Campuchia lưu ý rằng với vai trò chủ tịch ASEAN lần thứ ba trong năm 2022, Campuchia sẽ ưu tiên đẩy mạnh đoàn kết ASEAN và bảo đảm hoà bình, an ninh ở khu vực.

Ông Hor Namhong cho biết, tại hội nghị cấp cao ASEAN năm 2022, khối này sẽ kỷ niệm 20 năm ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Lịch sử quan hệ giữa Campuchia-ASEAN và Campuchia-Việt Nam sẽ sang trang hay vẫn chỉ là bình mới rượu cũ?

Những vấn đề của lịch sử

Nhìn từ góc độ chính trị chiến lược: Campuchia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nằm án ngữ phía Tây và Tây Nam của Việt Nam, phía Đông của Thái Lan; giáp hạ nguồn lưu vực sông Mekong; vừa thông ra biển, vừa án ngữ đường thủy huyết mạch của khu vực Đông Nam Á lục địa; có cảng nước sâu Shihanoukville nằm trong đường hàng hải chiến lược từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Do vậy, Campuchia được coi là viên ngọc trai thứ hai trong “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc, nhằm kết nối đặc khu hành chính Hồng Kông với Sudan qua Ấn Độ Dương và giúp Trung Quốc tiếp cận Vịnh Thái Lan, Biển Đông một cách thuận tiện nhất. Việc chi phối Campuchia mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích về chính trị và quốc phòng, an ninh. Với sự có mặt ở Campuchia, Trung Quốc có thể nắm giữ một địa bàn chiến lược, làm hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản đối với khu vực trong bối cảnh sự ủng hộ của các nước này đối với Philippines và Việt Nam gây ra những thách thức đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông; đồng thời, góp phần gia tăng sức ép đối với Việt Nam từ hướng Tây Nam trong trường hợp quan hệ Trung Quốc - Việt Nam căng thẳng

Từ khi hiệp định hòa bình Paris 1991 dẫn tới thành lập chính phủ mới năm 1993, dưới sự bảo trợ của lính gìn giữ hòa bình LHQ, quan hệ Việt Nam - Campuchia nói chung ấm áp. Quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và Campuchia xuất phát phần lớn do sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đảng cầm quyền - đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng Cộng sản Việt Nam. Hai đảng chia sẻ lợi ích trong việc gìn giữ ưu thế chính trị, và vì vậy họ hợp tác để chống lại các lực lượng "thù địch". Hai chính phủ duy trì quan hệ ngoại giao gần gũi. Việt Nam cũng tiếp tục hỗ trợ an ninh Campuchia về đào tạo nhân sự và cung cấp hậu cần.

Việt Nam và Campuchia có quan hệ thương mại gắn bó. Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh từ 81 triệu đô la năm 2000 lên tới5,33 tỷ USD của năm 2020. Bảy tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam - Campuchia đạt 6,034 tỷ USD, tăng 106 % so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện nằm trong số năm nhà đầu tư hàng đầu ở Campuchia.

Mặc dù quan hệ gần gũi như vậy, nhưng căng thẳng vẫn tồn tại giữa hai nước vì vấn đề đường biên giới và tình trạng của người nhập cư gốc Việt ở Campuchia. Những mâu thuẫn này dẫn tới xung đột trong chính trị nội bộ Campuchia. Thông điệp khi tranh cử của CPP mô tả họ là người giải phóng ách cai trị Khmer Đỏ và bảo đảm hòa bình, ổn định. Một khẩu hiệu tranh cử của CPP nói ngày 7/1/1979 là "lần sinh ra thứ hai" cho người Campuchia.

Tuyên ngôn này có sức thu hút với những người sống sót khỏi thảm họa Khmer Đỏ. Còn với phe đối lập, chiến dịch phản kích logic của họ là khơi dậy sự thù hằn lịch sử sâu sắc với Việt Nam và người Việt, và cáo buộc đằng sau hòa bình, ổn định là sự mất chủ quyền và lãnh thổ. Phe đối lập xem CPP là hầu cận Việt Nam và vì thế thông đồng trong "ý định nuốt chửng Campuchia của Việt Nam".

Một vấn đề nữa có thể có tác động tiêu cực lên quan hệ Việt Nam - Campuchia là người Việt sống ở Campuchia. Tổng tuyển cử 2013 cho thấy nhiều người Campuchia bỏ phiếu cho Đảng Cứu quốc Campuchia một phần vì tuyên truyền chống Việt Nam của đảng.

Kết quả bầu cử này buộc đảng cầm quyền có hành động cụ thể như trục xuất người nhập cư Việt Nam bất hợp pháp. Tuy nhiên, hành động của chính phủ vẫn chưa đụng chạm vào vấn đề người Việt nhập cư. Hiện nay, ước tính 750.000 người Việt đang sống ở Campuchia, chủ yếu trên sông Mekong và Hồ Tonle Sap.

Nhiều người Campuchia bày tỏ lo ngại về "sự định cư vô chính phủ" của người di dân Việt. Bỏ qua lo lắng này có thể ảnh hưởng tới tính chính danh của CPP, hoặc có khả năng dẫn tới bạo lực chống người Việt.

Đây sẽ là công việc khó khăn do thiếu đất và dịch vụ công kém cỏi. Nếu không cẩn thận, nỗ lực giải quyết vấn đề người Việt có thể ảnh hưởng quan hệ giữa hai nước.

000_Hkg10104235 (1).jpg
Hình minh hoạ: Người Campuchia đốt cờ Việt Nam để phản đối ngay trước đại sứ quán VN ở Phnom Penh hôm 8/10/2014. AFP

Tình đồng chí giữa Campuchia-Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến công du của ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc, đến Campuchia năm 2020 thì hai nước đã ký hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương. Đây là FTA đầu tiên mà Campuchia ký kết với một quốc gia khác.

Thời gian qua, quan hệ thương mại Trung Quốc - Campuchia ngày càng được thắt chặt. The South China Morning Post dẫn một thống kê cho thấy Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn nhất của Phnom Penh với con số lên đến 5,3 tỉ USD từ năm 2013 - 2017.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Campuchia (MoC), kim ngạch thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc trong năm 2020 đạt 8.118 tỷ USD, giảm 5.2% so với năm 2019.

Tính đến năm 2017, Trung Quốc đã cho Campuchia vay khoảng hai tỉ USD kể từ năm 2004. Cùng giai đoạn, Trung Quốc đã xây dựng 70% các tuyến quốc lộ và cầu ở Campuchia

Cụ thể hơn, tổng chiều dài các con đường ở Campuchia do Trung Quốc xây dựng lên đến hơn 2.000 km, bên cạnh đó còn có bảy cây cầu lớn.

Trung Quốc đã đầu tư xây dựng hàng loạt dự án ở Campuchia. Trong đó có cả dự án thủy điện như Hạ Sesan 2 với công suất lên đến 400 MW. Hay Tập đoàn phát triển Liên Hiệp (UDG), một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, đã đầu tư dự án Dara Sakor tại tỉnh Koh Kong (Campuchia). Theo Reuters, tổng đầu tư của UDG ở đây lên đến 3,8 tỉ USD. Dự án Dara Sakor có cả một sân bay với đường băng dài khoảng 3.400 m. Đây là đường băng dài nhất Campuchia. Từ nhiều năm trước, UDG đạt thỏa thuận thuê 45.000 ha đất ở Campuchia với thời gian lên đến 99 năm.

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhằm vào UDG với cáo buộc các dự án do tập đoàn này tham gia ở Koh Kong bao hàm cả mục đích quân sự, dẫn đến nguy cơ đe dọa an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhìn từ góc độ kinh tế: Trung Quốc đang tích cực thực hiện “Chiến lược phát triển miền Tây” để thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc, nhằm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa miền Tây với các tỉnh duyên hải miền Đông và “Sáng kiến Vành đai, Con đường” sau Đại hội 19. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc hướng việc hợp tác của các tỉnh miền Tây với các nước trong khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào, chưa được khai phá như Myanmar, Lào, Campuchia. Trong khi đó, Campuchia có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai rất phong phú, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trung Quốc đang thiết lập căn cứ quân sự ở Campuchia

Kể từ năm 2019, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia được thiết kế nhằm mang lại một chỗ đứng vững chắc cho quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trung Quốc và Campuchia có thể thu được gì từ một thỏa thuận như vậy?

Hai căn cứ tạo ra mối lo ngại đều nằm dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Campuchia. Đầu tiên là căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk, hiện là nơi đóng quân của một số tàu tuần tra cỡ nhỏ thuộc Hải quân Hoàng gia Campuchia. Căn cứ này đang được tu sửa lớn với nguồn kinh phí do Trung Quốc chi trả. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều tòa nhà nhỏ, một trong số đó được Mỹ tài trợ xây dựng từ năm 2012 và là trung tâm an ninh hàng hải.

Tháng 1/2020, Campuchia đã hỏi Mỹ liệu họ có trả tiền để nâng cấp tòa nhà hay không. Mỹ đã đồng ý, nhưng chỉ trong vài tháng, Campuchia đã thay đổi quyết định và nói rằng họ không cần sự giúp đỡ của Mỹ nữa. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ chi trả tiền nâng cấp. Đến tháng 9/2020, trung tâm an ninh hàng hải đã được di dời và tòa nhà bị phá bỏ.

Địa điểm thứ hai nằm xa hơn, trên bờ biển tại Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong. Năm 2008, một nhóm các công ty xây dựng Trung Quốc do Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) đứng đầu đã đàm phán hợp đồng 99 năm với Chính phủ Campuchia thuê 36.000 hectares (360 triệu m2) bất động sản đắc địa bên bờ biển tại Dara Sakor. Khu vực này chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia. Dự án khu công nghiệp, nhà ở và du lịch trị giá 3,8 tỷ USD bao gồm một cảng nước sâu và một đường băng sân bay dài 3,2 km có thể chứa hầu hết các loại máy bay quân sự. Kể từ đó, dự án này đã trở thành một trong những dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Theo Chính phủ Mỹ, Căn cứ Hải quân Ream và khu nghỉ dưỡng tại Dara Sakor có thể được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng làm cơ sở hậu cần quân sự.

000_1J42Z0.jpg
Lính hải quân Campuchia ở căn cứ hải quân Reamowr tỉnh Preah Sihanouk hôm 26/7/2019. AFP

Tháng 9/2020, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với UDG, cáo buộc doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc này đã trục xuất trái phép người Campuchia khỏi vùng đất của họ và gây ra thiệt hại về môi trường trong công viên quốc gia.

Nhìn từ góc độ quân sự: Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á lục địa, cảng Sihanoukville của Campuchia được mệnh danh là một căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng để triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực vịnh Thái Lan và eo biển Malacca; có thể triển khai căn cứ hậu cần, bảo đảm xăng dầu cho ba hạm đội hiện tại để kiểm soát vùng Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực sân bay Kampong Chohnang có thể giúp kiểm soát không quân ở khu vực, tạo thành tiền phương phòng thủ từ xa cho Trung Quốc. Các căn cứ không quân và sân bay của Campuchia có thể phát huy vai trò trong trường hợp Trung Quốc thiếu khả năng tiếp dầu trên không để kiểm soát vùng trời trên biển. Chi phối được Campuchia, Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ quân sự của quốc gia này can dự vào ASEAN, cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị quân sự chủ yếu cho Campuchia. Thông qua hợp tác quân sự, Trung Quốc đã tăng cường ảnh hưởng đối với Campuchia, đưa Campuchia vào quỹ đạo ảnh hưởng, phục vụ các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc tại khu vực. Việc mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước bắt đầu từ năm 2010, đánh dấu bằng sự kiện Trung Quốc thay thế Mỹ cung cấp cho Campuchia 250 xe quân sự. Campuchia và Trung Quốc cũng tiến hành nhiều chuyến thăm, làm việc giữa các phái đoàn quân sự ở các cấp độ khác nhau, tiến hành cơ chế trao đổi thông tin và ký các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục cung cấp các khoản ưu đãi, thiết bị quân sự cho quân đội Hoàng gia Campuchia. Đến nay, trong trang bị của các lực lượng hải, lục, không quân Campuchia, số vũ khí do Trung Quốc sản xuất ngày càng nhiều. Trung Quốc đã giúp Campuchia đào tạo nghiệp vụ cho hàng nghìn sĩ quan Quân đội và sỹ quan Công an. Kể từ năm 2009, hàng năm khoảng 200 binh sĩ của Học viện Quân sự hoàng gia Campuchia được tuyển chọn thường niên cho các khóa học kéo dài bốn năm tại Trung Quốc. Ngoài viện trợ về vũ khí, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, Trung Quốc cũng hỗ trợ Campuchia xây dựng các cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, huấn luyện, đào tạo cho các lực lượng quân đội, công an Campuchia: giúp xây dựng Học viện Quân sự Hoàng gia Campuchia với hơn 70 tòa nhà trên khu vực rộng 148 ha; trụ sở 20 tầng của Tổng cục Công an Quốc gia Campuchia; 292 đồn công an, các phòng học và ký túc xá Học viện Cảnh sát Hoàng gia Campuchia.

Trung Quốc và Campuchia cũng bắt đầu tiến hành tập trận chung trên biển. Cuộc tập trận Dragon Gold (Rồng Vàng) lần thứ nhất (năm 2016) tại tỉnh Kampong Speu, với 85 binh sỹ Trung Quốc và 256 binh sỹ Campuchia trên các lĩnh vực sửa chữa đường sá, rà phá bom mìn và các vật liệu nổ, xây dựng cầu và tái định cư cho nạn nhân bị thiên tai. Năm 2018, cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ hai tại phía tây Thủ đô Phnom Penh với sự tham dự của 280 binh sĩ Campuchia, 216 binh sĩ Trung Quốc với chủ đề là chống khủng bố và hỗ trợ nhân đạo. Các cuộc tập trận chung với Trung Quốc được tăng cường trong bối cảnh Campuchia hủy các cuộc tập trận với Mỹ càng khẳng định mối quan hệ quân sự ngày càng thắt chặt của hai nước.

Việt Nam bị uy hiếp

Ream và Dara Sakor đều hướng ra Vịnh Thái Lan, và các tàu chiến của Trung Quốc được triển khai ở đây sẽ chỉ mất một ngày để tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược mà phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Các nhà phân tích Trung Quốc từ lâu đã coi eo biển Malacca là nơi dễ tổn thương chiến lược. Sự hiện diện của tàu chiến gần đó để bảo vệ các tàu hàng Trung Quốc có thể giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh năng lượng của Bắc Kinh.

Mặc dù sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ không có giá trị gì trong việc thúc đẩy các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông do nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên bảy đảo nhân tạo ở Trường Sa. Nhưng nó sẽ gây ra áp lực đối với Việt Nam. Trong một cuộc khủng hoảng Trung-Việt về các đảo đang tranh chấp, Bắc Kinh có thể gửi đi một thông điệp chiến lược bằng cách gửi tàu chiến và máy bay quân sự đến Campuchia như một lời cảnh báo đối với Viet Nam.

Chính quyền Campuchia đang cần tiền để phát triển kinh tế khi mà nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 và sự cấm vận từ phương Tây. Nhưng Hun Sen cũng cần phải cân nhắc những rủi ro tiềm ẩn. Sự hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài luôn gây ra một sự tranh cãi trong nước và sự hiện diện của PLA ở Campuchia gần như chắc chắn sẽ trở thành “cột thu lôi” cho những “sấm sét chỉ trích” nhằm vào ông Hun Sen. Ngày 23/10/2018, cảnh sát đã phải giải tán một cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh phản đối việc Trung Quốc có kế hoạch đóng quân ở Campuchia.

Sự hiện diện của PLA tại Campuchia cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào quan hệ song phương với Việt Nam. Mặc dù ông Hun Sen có quan hệ thân thiết với Trung Quốc nhưng ông luôn thận trọng vun đắp mối quan hệ chính trị thân tình với Hà Nội. Và khi sự cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ leo thang ở Đông Nam Á, một số thành viên ASEAN bè bạn của Campuchia cũng sẽ ngờ vực về khả năng có một cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Campuchia.

Hiện tại, kế hoạch của Trung Quốc đối với căn cứ Hải quân Ream và Dara Sakor vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều khả năng các dự án quân sự này sẽ trở thành hiện thực. Và khi đó, Việt Nam là quốc gia phải dè chừng hậu quả nhiều nhất.

Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao: Campuchia tiếp tục được Trung Quốc coi là “đồng minh trung thành nhất ở khu vực”. Hai nước sẽ tích cực, thường xuyên trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, đẩy mạnh tham vấn với tần suất lớn hơn đối với các đoàn cấp địa phương, ngành và thúc đẩy ngoại giao nhân dân, nhất là giao lưu thanh niên giữa hai nước. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen, Đảng FUNCINPEC và Hoàng gia Campuchia; tích cực ủng hộ Campuchia nâng cao vị trí, vai trò của mình trong ASEAN và khu vực Đông Nam Á để gây dựng tiếng nói tại khu vực. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục sử dụng Campuchia để can thiệp vào nội bộ của ASEAN, gia tăng sức ép với Việt Nam, cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và đồng minh tại khu vực. Đổi lại, Campuchia sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”, kiên quyết phản đối vấn đề độc lập của Đài Loan; ủng hộ các chính sách đối ngoại và chiến lược của Trung Quốc bằng việc tiếp tục bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Campuchia tiếp tục kiên quyết phản đối việc đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trở thành vấn đề của ASEAN, khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng cơ chế đàm phán song phương. Trong bối cảnh hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng gia tăng thì việc can thiệp để ASEAN không thể có tiếng nói đồng thuận trong vấn đề Biển Đông là mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Sự ủng hộ của Campuchia được coi là mắt xích yếu nhất trong sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề Biển Đông và đây được coi là chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc đối với ASEAN.

Trên lĩnh vực kinh tế: Với vị thế kinh tế của Trung Quốc, Campuchia sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc. Để triển khai các chiến lược kinh tế, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư ồ ạt và thúc đẩy thương mại với Campuchia. Những khoản đầu tư viện trợ lớn sẽ được Trung Quốc coi như là những “món quà” để đổi lấy sự ủng hộ của Campuchia trong các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế. Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án huyết mạch của nền kinh tế Campuchia, một mặt chi phối nền kinh tế nước này nhằm gia tăng sức ép về mặt chính trị đối với Campuchia, mặt khác biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng trong chiến lược hướng Nam của Trung Quốc. Sự phụ thuộc của Campuchia về kinh tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lập trường của họ trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc củng cố và tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông tại các địa bàn chiến lược quan trọng của Campuchia, nhất là khu vực các tỉnh biên giới giáp với Việt Nam.

Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Để cụ thể hóa các nội dung của Thông cáo về việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Campuchia - Trung Quốc trong chuyến thăm Campuchia vào đầu tháng 01/2018 của Thủ tướng Lý Khắc Cường, ngày 17/3/2018 Trung Quốc và Campuchia tiến hành cuộc tập trận chung Rồng Vàng lần thứ hai tại phía tây Thủ đô Phnôm Pênh với sự tham dự của 280 binh sĩ Campuchia, 216 binh sĩ Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đang căng thẳng, sự kiện này khẳng định việc hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng giữa Trung Quốc và Campuchia trong giai đoạn tiếp theo sẽ được tăng cường mạnh mẽ hơn. Thời gian tới, Trung Quốc tiếp tục trở thành đối tác “then chốt” của Campuchia trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho nước này và đẩy mạnh hơn việc đào tạo nhân viên quốc phòng và an ninh cho Campuchia. Những người được đào tạo từ Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng để Trung Quốc can thiệp sâu hơn vào nội bộ Campuchia.

000_1G10B9.jpg
Hình minh hoạ: Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 29/4/2019. AFP

Tác động đối với Việt Nam

Thứ nhất, yếu tố Trung Quốc càng gia tăng ở Campuchia thì vai trò của Việt Nam ở Campuchia và sự ủng hộ của Campuchia đối với Việt Nam, nhất là trong vấn đề Biển Đông càng bị suy giảm. Sử dụng “ngoại giao quà tặng”, “đổi viện trợ lấy sự ủng hộ về chính trị” là một trong những cách làm của các nước lớn và Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Thực tế chứng minh, Trung Quốc đã rất thành công trong việc dùng kinh tế tác động để Campuchia ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và khu vực, phục vụ “lợi ích cốt lõi”, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Điển hình nhất là năm 2012 khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã lợi dụng đặc quyền của mình trong vai trò là Chủ tịch ASEAN để loại bỏ việc đề cập đến tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong bản thông cáo chung ở cuối phiên họp, khiến cho ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử hình thành không thể đưa ra văn kiện cuối của cuộc họp.

Hay như khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ở vào giai đoạn căng thẳng nhất do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày 18/5/2014, trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Hun Sen tại Thượng Hải, Trung Quốc cam kết cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ không hoàn lại và khoản vay không lãi suất trị giá 900 triệu NDT (tương đương 145,42 triệu USD).

Chưa đầy một tuần khi Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN lần thứ 12 tại Naypyidaw (ngày 12/11/2014) diễn ra - nơi dự kiến vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục trở thành điểm nóng, Trung Quốc đã cam kết cho Phnom Penh vay từ 500 đến 700 triệu USD mỗi năm để xây dựng đất nước. Ngoài ra, Campuchia còn có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho Trung Quốc thực hiện các dự án đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, chiến lược, có nguồn tài nguyên phong phú; không phản đối Trung Quốc xây dựng các dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam và cả Campuchia.

Sự gia tăng yếu tố Trung Quốc, kéo theo sự suy giảm vai trò của Việt Nam đối với Campuchia, có tác động tiêu cực đến việc phân giới, cắm mốc biên giới hai nước và vấn đề người Việt ở Campuchia.

Thứ hai, quan hệ hợp tác quốc phòng an ninh giữa Trung Quốc - Campuchia ngày càng được tăng cường, cùng với vấn đề Biển Đông tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.

Thứ ba, Trung Quốc có điều kiện để can thiệp vào nội bộ ASEAN. Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm và thúc đẩy Phnom Penh ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông, thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò”.

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ.

Thứ tư, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động thương mại kinh tế ở Campuchia ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam ở Campuchia. Trung Quốc tăng cường đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế ở Campuchia kéo theo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của Trung Quốc với doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp.

PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; Học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nói:

“Thực tế cho thấy khi Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Campuchia thì sự đồng thuận trong nội bộ ASEAN bị ảnh hưởng. Qua FTA lần này, Campuchia cho thấy là một đối tác toàn diện của Trung Quốc. Về ngắn hạn, FTA với Trung Quốc có thể đem lại nhiều lợi ích cho Campuchia, nhưng trong lâu dài thì sự tự chủ chiến lược của Phnom Penh có thể bị tác động. Qua đó, đối với ASEAN, các vấn đề liên quan Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi giải quyết vì khó đảm bảo sự đồng thuận. Cụ thể là đối với những vấn đề mà ASEAN không đồng nhất quan điểm với Bắc Kinh”


Những ‘chuyến bay giải cứu’ cướp của đồng bào

Bọn nãnh đạo BK của Vietnam Airlines quá tham lam tổ chức băt chẹt các chuyếnBay giải cứu giá cắt cổ,’ người Việt ở Mỹ  và khắp thế giới về Việt Nam phải đi nhờ qua ngả Cambodia
Cán bộ, tiếpviên, phi công, nhân viên Vietnam Airlines qua Nhật, Pháp, Âu Châu ăn cắp buôn lậu làm giàu vẫn chưa thõa mãn, ban giám đốc cũng muốn đầy túi tham không đáy, lợi dụng mọi cơ hội để bóc lột đồng bào

  Rất nhiều người Việt ở Mỹ và Châu Âu đang về Việt Nam qua ngả Cambodia, thay vì phải trả tiền cho những chuyến bay giải cứu “giá cắt cổ” và “không có tình đồng loại.”

Bài báo hôm 8 Tháng Mười Hai của báo VietNamNet dẫn trường hợp một phụ nữ sau thời gian bị kẹt lại Mỹ, mua vé hãng hàng không Korean Air bay từ Los Angeles, California, về Phnom Penh, Cambodia, với giá $1,140.

Những người Việt về nước qua đường Cambodia. (Hình: VietNamNet)

Sau khi nghỉ một đêm tại Phnom Penh, người này thuê taxi đến cửa khẩu quốc tế Bavet với giá $90, tiếp tục làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh.

Người phụ nữ sau đó chỉ phải cách ly trong khách sạn tại Tây Ninh bảy ngày và có giấy âm tính là đủ điều kiện nhập cảnh.

“Tính ra, tổng chi phí về nước hết khoảng $1,800 đến $1,900. Theo tôi, không việc gì phải trả tiền cho những chuyến bay charter giá cắt cổ như ăn cướp, những chuyến bay không có tình đồng loại, với giá trên trời từ $4,000 đến $5,000. Mà lỡ không may tới ngày test COVID-19, có trục trặc gì là sẽ mất luôn tiền không được trả lại một đồng nào. Việt Nam là quốc gia duy nhất gần như đóng cửa bầu trời với chính công dân của mình trong đại dịch,” theo VietNamNet.

Bài báo cũng cho biết thêm, giá vé các “chuyến bay giải cứu” từ Mỹ về Việt Nam của hãng hàng không Vietnam Airlines, được độc quyền làm việc này, trong giai đoạn Tháng Ba, Tháng Tư, 2020, chỉ khoảng $1,200 “nay đã tăng lên ba đến sáu lần.”

Cũng theo báo VietNamNet, sở dĩ ngày càng nhiều người Việt ở Mỹ và Châu Âu tìm đường về quê qua ngả Cambodia là do Việt Nam chưa mở lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ, trong khi nhiều nước trong khu vực đã sớm mở lại đường bay.

Theo báo Zing, hiện tại Bộ Giao Thông Vận Tải đã đề nghị mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam từ ngày 15 Tháng Mười Hai, khởi hành từ các điểm đến có “hệ số an toàn cao” gồm Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật), Seoul (Nam Hàn), Đài Bắc (Đài Loan), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Cambodia) và San Francisco hoặc Los Angeles (Mỹ).

Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Trạm xe buýt gần cửa khẩu quốc tế Bavet (Cambodia), bên kia là cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. (Hình: VietNamNet)

Tiếp đó từ 1 Tháng Giêng, 2022, Việt Nam dự tính sẽ mở thêm các đường bay tới Kuala Lumpur (Malaysia), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sydney (Úc), Moscow (Nga) và Hồng Kông.

Tuy vậy, kế hoạch nêu trên chưa được ông Phạm Minh Chính, thủ tướng CSVN, phê duyệt. 

Những ‘chuyến bay giải cứu’ bóp cổ đồng bào

Trân Văn, VOA

  • 16x9 Image

    Thiên Hạ Luận

    30 năm sau Sô Viết tan, CSVN vẫn cuồng tín

    < A >
    Phạm Trần (Danlambao)
     - 30 năm sau ngày nước Nga và Liên bang Xô Viết tan rã (25/12/1991 – 25/12/2021), Thế giới Cộng sản vẫn không thể phục hồi như giấc mơ hão huyền của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng sản Việt Nam.

    Điều này đã thành sự thật khi Thế giới tự do, do Hoa Kỳ và các nước dân chủ tiến bộ lãnh đạo vẫn không ngừng tỏa sáng như ngọn hải đăng dẫn đường thoát hiểm cho các dân tộc còn bị độc tài và phản dân chủ kìm kẹp, trong đó có Việt Nam.
    < iframe id="aswift_4" name="aswift_4" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1994309263&adf=3576847953&pi=t.aa~a.3140851194~i.5~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639218423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2F30-nam-sau-so-viet-tan-csvn-van-cuong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjkzIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1639275327729&bpp=3&bdt=2191&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0&nras=2&correlator=4854228911337&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639275326&ga_hid=2065760542&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=5&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1.1&dmc=8&adx=289&ady=917&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31063751%2C44750774%2C31063793%2C21067496&oid=2&pvsid=3925993723198555&pem=504&tmod=486&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=5&uci=a!5&btvi=2&fsb=1&xpc=9jWjkj9G0K&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=76" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!5" data-google-query-id="CJ_V77yY3fQCFaqMWwodOG4HEA" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

    Thực tế cả thế giới ngày nay chỉ còn lại 4 nước chọn Chủ nghĩa Cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước gồm Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba. Nhưng từ khi Liên bang Xô viết tan hàng rã đám, không có thêm nước nào tuyên bố đứng vào hàng ngũ Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản. Kết qủa này đã đem lại thất bại tiếp cho 4 quốc gia Cộng sản khi cường quốc Trung Cộng không muốn lãnh đạo khối Cộng sản như Nga thời Lênin và Stalin.

    Lý do tan rã

    Còn nhớ vào năm 1992, một năm sau Thế giới Cộng sản tan hàng, ông Nguyễn Phú Trọng, khi ấy là Phó Tổng Biên tập, đã viết bài “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?” trên Tạp chí Cộng sản, số 4-1992, cơ quan lý luận hàng đầu của Trung ương đảng CSVN.

    Theo ông Trọng, có 5 nguyên nhân làm tan rã Liên Xô:
    < iframe id="aswift_5" name="aswift_5" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1994309263&adf=1887625727&pi=t.aa~a.3140851194~i.13~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639218423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2F30-nam-sau-so-viet-tan-csvn-van-cuong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjkzIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1639275327729&bpp=3&bdt=2191&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280&nras=3&correlator=4854228911337&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639275326&ga_hid=2065760542&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=5&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1.1&dmc=8&adx=289&ady=1504&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31063751%2C44750774%2C31063793%2C21067496&oid=2&pvsid=3925993723198555&pem=504&tmod=486&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&cms=1&fu=128&bc=31&ifi=6&uci=a!6&btvi=3&fsb=1&xpc=PRlZxAu3jy&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=92" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!6" data-google-query-id="CKyt8byY3fQCFUc9swAdXIYFUA" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

    Một là, các lãnh đạo Nga thời đó đã “không xác lập đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, buông lơi công tác xây dựng Đảng.”

    Nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất, theo lời ông Trọng: "Với khẩu hiệu "Trả lại chính quyền cho nhân dân", "Tất cả chính quyền về tay Xô viết", chủ trương xoá Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô đối với toàn xã hội), họ từng bước hạ thấp rồi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng….

    xem nhẹ vấn đề lãnh đạo Nhà nước thông qua các tổ chức đảng, làm cho hệ thống tổ chức của Đảng rệu rã, kỷ luật lỏng lẻo, tổ chức đảng không kiểm tra, giám sát đảng viên, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng quá yếu.”

    Hai là: "Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng.”

    Ông Trọng phê bình: "Từ một số khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, người ta đã cường điệu lên cho rằng toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin "đã lỗi thời", "sai lầm", lâm vào "khủng hoảng", "không còn thích hợp" với thời đại ngày nay.”

    Ông nói: "Trên thực tế là đã mắc mưu của chủ nghĩa đế quốc, của các nhà tư tưởng chống cộng, hạ thấp, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay đổi các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin bằng những luận điểm của chủ nghĩa xã hội dân chủ.”

    Ba là: "Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.”

    Nguyên tắc này cho phép đảng toàn trị, kiểm soát từ trên xuống dưới và thống nhất lãnh đạo bằng kỷ luật đảng.
    < iframe id="aswift_6" name="aswift_6" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1994309263&adf=2413536207&pi=t.aa~a.3140851194~i.29~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639218423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2F30-nam-sau-so-viet-tan-csvn-van-cuong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjkzIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1639275327729&bpp=6&bdt=2191&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280&nras=4&correlator=4854228911337&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639275326&ga_hid=2065760542&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=5&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1.1&dmc=8&adx=289&ady=2400&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31063751%2C44750774%2C31063793%2C21067496&oid=2&pvsid=3925993723198555&pem=504&tmod=486&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&cms=1&fu=128&bc=31&ifi=7&uci=a!7&btvi=4&fsb=1&xpc=fwVoFHZ2jk&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=104" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!7" data-google-query-id="CKu58byY3fQCFaEsswAdGj0F0w" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

    Ông Trọng nêu bằng chứng: ”Trong Điều lệ Đảng (thông qua tại Đại hội XXVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô) không hề nói nguyên tắc tập trung dân chủ, mà chỉ nhấn mạnh vấn đề dân chủ. Các bài phát biểu của những người lãnh đạo cao nhất của Đảng chỉ nhấn mạnh vấn đề dân chủ hóa, đưa ra khẩu hiệu đa nguyên (lúc đầu chỉ là đa nguyên ý kiến, rồi dần dần đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập), chấp nhận cho các tổ chức đối lập ra đời.”

    Tổng Bí thư Trọng kết luận: "Kết cục là sự thống nhất trong Đảng bị phá vỡ, kéo theo sự tan vỡ của khối thống nhất toàn liên bang, đất nước ngày càng lún sâu vào rối loạn, khủng hoảng.”

    Bốn là: "Xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ” đã khiến đảng Cộng sản Liên Xô với 20 triệu đảng viên tan hàng.

    Tuy nhiên, ông Trọng cũng phải thừa nhận rằng: "Một thực tế đau xót là có một bộ phận cán bộ, đảng viên trong điều kiện đảng cầm quyền (ở Nga khi đó) đã không giữ được phẩm chất và đạo đức cách mạng.

    Họ thoái hóa, biến chất, phạm vào tham nhũng, quan liêu, hách dịch, xa dân, bị quần chúng oán ghét.”

    Năm là: "Từ bỏ chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi.

    Ông Nguyễn Phú Trọng nhận định: "Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là đặc trưng, là thuộc tính của giai cấp công nhân và của Đảng Cộng sản Liên Xô suốt một thời gian dài đã đóng vai trò trụ cột trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đất nước Liên Xô - quê hương của Lênin và Tháng Mười - đã từng là thành trì của cách mạng và hòa bình thế giới… Tuy nhiên, mặt trái ở đây là có lúc, có bộ phận nảy sinh tư tưởng nước lớn, muốn áp đặt, làm thay, "xuất khẩu cách mạng", viện trợ và giúp đỡ không đúng tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân.
    < iframe id="aswift_7" name="aswift_7" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1994309263&adf=2947544208&pi=t.aa~a.3140851194~i.43~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639218423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2F30-nam-sau-so-viet-tan-csvn-van-cuong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjkzIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1639275327729&bpp=3&bdt=2191&idt=3&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280%2C691x280&nras=5&correlator=4854228911337&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639275326&ga_hid=2065760542&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=5&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1.1&dmc=8&adx=289&ady=3340&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31063751%2C44750774%2C31063793%2C21067496&oid=2&pvsid=3925993723198555&pem=504&tmod=486&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=8&uci=a!8&btvi=5&fsb=1&xpc=7Y8xE4PTU2&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=117" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!8" data-google-query-id="CLOS87yY3fQCFVrt4wcdJSALQg" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

    Từ đó dẫn đến làm cho dân trong nước phải chịu đựng hy sinh quá lớn, kinh tế tài chính khó khăn còn nước được viện trợ thì ỷ lại, hoặc cho là mình bị mất chủ quyền. Các nước cộng hòa, các dân tộc trong liên bang cảm thấy mình mất độc lập, không được bình đẳng…”

    Hy vọng hão huyền

    Sau khi phân tích như thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có học hàm Tiến sỹ môn Xây dựng đảng, và là người Cộng sản bảo thủ hàng đầu ở Việt Nam đã hồ hởi viết: "Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.”

    Ông Trọng khẳng định: "Chúng ta tin rằng, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những người cộng sản và cách mạng chân chính sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích, sẽ có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi cuối cùng của mục đích mà mình theo đuổi.

    Không lý gì một Đảng Cộng sản to lớn, anh hùng và kiên cường như Đảng Cộng sản Liên Xô-đảng của Lênin vĩ đại - lại cam chịu thất bại dễ dàng như vậy.”

    Cùng với giọng điệu tương tự, 19 năm sau, đảng CSVN, dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đã thống nhất biểu quyết “Cương lĩnh Xây dựng Đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội (Bổ sung-Phát triển năm 2011)”.

    Cương lĩnh lập luận rằng: "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”

    Từ suy luận viển vông này, Cương lĩnh tự an ủi: "Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”

    Cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng X đã hồ hởi nhét chữ vào miệng người dân khi viết Trong Cương lĩnh mới rằng: ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
    < iframe id="aswift_8" name="aswift_8" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1994309263&adf=3348101484&pi=t.aa~a.3140851194~i.61~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639218423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2F30-nam-sau-so-viet-tan-csvn-van-cuong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChAIgLXRjQYQxbKKorjO-bZGEj0AOckJPo1fDni-hdgG6lKjomYqKtQP3phCWOp27src2jSdQPdG-m2No6ThVuV-0EwkZJ-CPgUAJTLitTqp&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjkzIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1639275327743&bpp=3&bdt=2205&idt=3&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280%2C691x280%2C691x280&nras=6&correlator=4854228911337&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639275326&ga_hid=2065760542&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=5&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1.1&dmc=8&adx=289&ady=3445&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31063751%2C44750774%2C31063793%2C21067496&oid=2&pvsid=3925993723198555&pem=504&tmod=486&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-12-12-02&ifi=9&uci=a!9&btvi=6&fsb=1&xpc=vvcgA2nH36&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=1430" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!9" data-google-query-id="CNCgw72Y3fQCFckCswAd2l0B7Q" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

    Đó là tuyên bố tự biên tự diễn của đảng CSVN. Người dân không được tham gia thảo luận hay hỏi ý kiến, nhưng buộc phải chấp nhận mọi quyết định của đảng độc tài lãnh đạo.

    Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đã không bị khiển trách, phạt kỷ luật hay trừng phạt vì đã đánh lừa nhân dân với chiếc bánh có nhân chất độc về tương lai viển vông của thiên đàng Cộng sản. Ông Trọng cũng đã bị lên án càng ngày càng để cho đất nước lệ thuộc vào Trung Cộng để được an thân và được Bắc Kinh bảo đảm cho tiếp tục cầm quyền.

    Nguy cơ trước mắt

    Bằng chứng này đã được nguyên Đại sứ Nguyễn Trung trình bày trong bài viết “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới” phổ biến ngày 22/11/2021.

    Với áp lực ngày càng tăng tốc của Trung Cộng đối với Việt Nam ở Biển Đông, ông Nguyễn Trung viết: "Việt Nam hiện nay đứng trước thách thức quyết liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh 17-02-1979. Điều gì sẽ xảy ra và Trung Quốc có thể đi xa tới đâu, nếu xu thế nói trên ở Biển Đông diễn tiến tiếp tục, hoặc khi xảy ra đột biến lớn tại bất kỳ một điểm nóng nào đó trong cục diện thế giới hiện nay? Trong khi đó Trung Quốc đã tạo ra được ở Việt Nam ở mức cao nhất đến nay sự phụ thuộc về kinh tế, sự lệ thuộc về chính trị, sự uy hiếp nghiêm trọng về an ninh quốc phòng, và triển khai tiếp sự can thiệp sâu hơn nữa vào nội bộ nước ta.”

    Nhà Ngoại giao nổi tiếng nói thằng và nói thật cảnh báo rằng: "Trong cục diện quốc tế và khu vực rất nguy hiểm và nhạy cảm hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ trầm trọng của cuộc khủng hoảng toàn diện bắt đầu từ Đại Hội VII (1991). Nghĩa là Việt Nam đang ở trong tình thế bị uy hiếp nghiêm trọng nhất trên cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Đặc biệt là: Kinh tế tuy đạt mức thu nhập trung bình thấp, song không bền vững, đang ở thời kỳ khó khăn nhất sau 30 năm đổi mới với nhiều vấn đề cơ bản, ách tắc, nóng chưa có lời giải (vốn, nợ, tham nhũng, kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển, môi trường, năng lượng, nước, năng lực quản trị quốc gia, giáo dục, biến đổi khí hậu…), nội trị rối ren, an ninh quốc phòng bị uy hiếp quyết liệt nhất trong tình thế phải đối mặt với nguy cơ bị cô lập rất cao.”

    Ông Trung nhận xét về “Đổi mới” bằng ngôn ngữ gay gắt: "Và 30 năm đổi mới cho thấy ý thức hệ, con đường ĐCSVN; từ đại hội VII đất nước đi vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, từ mấy năm gần đây là thời kỳ trầm trọng nhất chưa từng có kể từ sau 30-04-1975. Đấy cũng là những nguyên nhân gốc gây ra lãng phí, tham nhũng và bất công xã hội vô cùng nặng nề, cướp đi của đất nước nội lực phải có để có thể đương đầu với mọi thách thức sống còn trong cục diện quốc tế ngày càng nóng bỏng hôm nay. Đồng thời đã áp dụng quá nhiều chủ trương chính sách sai lầm, bưng bít sự thật và ngu dân, kèm theo những hành động trấn áp khắc nghiệt, tất cả khiến cho khối đại đoàn kết dân tộc bị phân hóa sâu sắc, trí tuệ và ý chí phấn đấu vươn lên của đất nước bị tê liệt, làm tổn thương nghiêm trọng tinh thần tự trọng dân tộc và thể diện quốc gia, lòng dân phân tán và mất lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng.”
    < iframe id="aswift_9" name="aswift_9" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1994309263&adf=3899469085&pi=t.aa~a.3140851194~i.75~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639218423&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2F30-nam-sau-so-viet-tan-csvn-van-cuong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChAIgLXRjQYQxbKKorjO-bZGEj0AOckJPo1fDni-hdgG6lKjomYqKtQP3phCWOp27src2jSdQPdG-m2No6ThVuV-0EwkZJ-CPgUAJTLitTqp&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjkzIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1639275327755&bpp=3&bdt=2217&idt=3&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280%2C691x280%2C691x280%2C691x280&nras=7&correlator=4854228911337&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639275326&ga_hid=2065760542&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=5&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1.1&dmc=8&adx=289&ady=4369&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=930&eid=31063751%2C44750774%2C31063793%2C21067496&oid=2&pvsid=3925993723198555&pem=504&tmod=486&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-12-12-02&ifi=10&uci=a!a&btvi=7&fsb=1&xpc=MfQnOeMfNq&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=4836" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!a" data-google-query-id="CIrLlr-Y3fQCFck0swAdz60JoQ" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

    Trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, cựu Đại sứ Nguyễn Trung nói thẳng với đảng: "Từ Hội nghị Thành Đô đến nay cho thấy đường lối ngoại giao leo dây để giữ “đại cục”, nhưng không có nội lực vững mạnh của quốc gia làm nền tảng, lại thêm những yếu kém của đội ngũ lãnh đạo, nên đã thất bại nghiêm trọng. Mỗi ngày ta phải nhân nhượng một tý để giữ “đại cục” như thế, để hôm nay là cả một cái thòng lọng không gỡ ra nổi siết trên cổ đất nước, uy tín quốc tế giảm sút nặng nề, biên cương bờ cõi tổ quốc bị xâm phạm, đất nước lâm vào thế vừa lệ thuộc và phụ thuộc, vừa đơn độc một cách nguy hiểm.”

    Tiếp theo, ông đã kết luận về chủ trương tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Cộng sản lạc lõng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như thế này: "Toàn bộ tình hình nêu trên còn cho thấy đường lối đối nội và đối ngoại của đảng chẳng những đem lại cho đất nước những tổn thất lớn, mà còn đẩy đất nước vào con đường phát triển vừa lạc hậu, vừa lạc lõng trong xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay. Xem xét kỹ thực chất, quan sát trên thế giới sẽ thấy Việt Nam hiện nay là nước duy nhất còn lại đang cố tìm cách níu kéo ý thức hệ có cỗi rễ là chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa cộng sản để duy trì chế độ toàn trị và quyền lực của đảng trong điều hành đất nước – mặc dù lãnh đạo đảng cũng thừa nhận chưa biết cuối thế kỷ này liệu sẽ có chủ nghĩa xã hội hay không! Nghĩa là trên thực tế về nhiều mặt sâu sắc bên trong, nước ta vẫn đang một mình một đường đi trong thế giới hôm nay.”

    Cuối cùng, cựu Đại sứ Nguyễn Trung đã lên án chế độ: "Một mình một đường đi như vậy, nước ta càng đuổi theo thiên hạ, nhưng hôm nay càng tụt hậu xa hơn và yếu đi – ngay cả so với tất cả các nước láng giềng, tiếp tục lạc lõng.

    Thất bại của 42 năm đầu tiên độc lập thống nhất đất nước phải hứng chịu về nhiều mặt chính là thất bại của việc lấy chủ nghĩa trà đạp trí tuệ và các giá trị của tự do – dân chủ - quyền con người, là do người nắm quyền giành được một số lợi ích phe nhóm nhưng phải hủy hoại nhiều lợi ích quốc gia và lợi ích của dân tộc, là thất bại của xây dựng chủ nghĩa xã hội - với kết quả gặt hái được là để mọc lên trên đất nước ta hôm nay một chế độ toàn trị khắc nghiệt, nhưng đối với bên ngoài độc lập 42 năm mà vẫn chưa độc lập!”

    Như vậy, sau 30 năm nước Nga và Liên bang Xô Viết Cộng sản sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng dân chủ và tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam.

    Do đó, đất nước tiếp tục chậm tiến, kinh tế chỉ có thể thành công giới hạn vì không có đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển. Nhưng nguy hiểm hơn là lãnh đạo đảng CSVN vẫn tiếp tục cuồng tín vào khả năng sống lại của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới. Thêm vào đó là sự lệ thuộc vào kẻ thù phương Bắc, Trung Cộng ngày càng rõ rệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN để duy trì quyền lực đã không còn lối thoát.

    Nằm gọn trong tay Bắc Kinh

    Để bảo vệ đảng, ông Trọng đã buộc Quân đội và Công an phải “tuyệt đối trung thành với đảng”; Đặt hai lực lượng này dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của đảng; Không phi chính trị hóa Quân đội; và, Kiểm soát báo chí.

    Ngoài ra, đảng còn quy định: "Đảng viên không được dao động, hoài nghi, đòi thực hiện "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự"; Đảng viên không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng. Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, hoài nghi; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, đòi "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang"...; giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” (theo VOV.VN – Đài Tiếng nói Việt Nam--, ngày 04/12/2021)

    Tuy nhiên, một số không nhỏ cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” quay lưng lại với đảng vì những chứng hư, tật xấu của lãnh đạo vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng tham nhũng, quan liêu mỗi ngày một tinh vi, năm sau cao hơn năm trước. Về đối ngoại, chủ trương hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng để tồn tại của ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt đất nước vào vòng nô lệ không lối thoát của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi đe dọa an ninh của Trung Cộng ở Biển Đông và trên đất liền.

    Vì vậy, hậu quả nhãn tiền của “tình hữu nghị viển vông” Trung-Việt, dưới thời ông Trọng, một lần nữa nhắc đảng CSVN phải nhớ lại lời tuyên bố ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm Phi Luật Tân, theo đó ông nói: ”Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

    Trong cuộc tranh chấp quyền lực năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công loại ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh khỏi chính trường, nhưng liệu ông có được tin tưởng đủ khả năng và trí tuệ để chống lại áp lực của Trung Cộng như lời cảnh giác của Đại sứ Nguyễn Trung? -/-

    (Giáng Sinh 2021)

    Khi tính mạng con người bị đặt dưới bàn tay lông lá của nhóm lợi ích

    < A >
    Hương Khê (Danlambao)
     - Sau sự kiện 4 công nhân ở Thanh Hóa tử vong do tiêm vắc xin Tàu, thì mấy hôm nay, báo chí đồng loạt đưa tin việc hàng trăm học sinh ở Thanh Hóa phải nhập viện sau khi tiêm vắc xin gia hạn, đã làm mọi người bàng hoàng và hết sức lo ngại.

    Cho đến nay, chỉ sau 2 ngày tiêm vắc xin cho trẻ 15-17 tuổi tại 27 huyện thị, thành phố tại Thanh Hóa, đã có 125 học sinh phải nhập viện do tiêm vắc xin gia hạn.

    Một số phụ huynh bày tỏ sự lo lắng về chất lượng của vắc-xin Pfizer khi hạn sử dụng cận ngày.

    Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết ngày 25-11, Viện đã cấp 2.960.100 liều vắc-xin Pfizer gồm 2 lô 124001 và 123002 các tỉnh thành phố để triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Tại giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm, 2 lô vắc-xin này có hạn sử dụng tới ngày 30-11-2021"(1).

    Câu hỏi đặt ra là ai phải chịu trách nhiệm trong việc tiêm loại vắc xin quá hạn và gây nên sự cố nói trên?

    Về 2 lô vắc xin Pfizer quá hạn:

    Ngày sản xuất: 18/6/2021. Hạn dùng: 30/11/2021. Số lượng: 2.960.100 liều. Ngày nhập: 21/11/2021. Giá bán của hãng 19,5 Eu/liều. Tổng giá trị lô hàng: 57.721.950 Eu. Bằng chữ: (Năm mươi bảy triệu bảy trăm hai mươi mốt nghìn chín trăm năm mươi Eu)

    Với tỷ giá: 26.476,54 VNĐ/1Eu, tổng giá trị quy đổi là hơn một nghìn năm trăm tỷ.

    Nghĩa là chỉ con 7 ngày nữa là 2 lô thuốc này hết hạn sử dụng, nhưng vẫn bỏ ra hơn một ngàn năm trăm tỉ để nhập về, và sau đó tăng hạn sử dụng vào ngày cuối cùng của thời hạn ghi trên nhãn. Đúng là trò ảo thuật quá tuyệt vời.

    Người bình thường thì không ai ngu dại gì mang đống tiền lớn như vậy để đi mua thuốc hết date. Phải có nguồn lợi khổng lồ về việc mua 2 lô hàng này thì người ta mới nhắm mắt làm việc đó.

    Dư luận đặt câu hỏi: Việt Nam chích thuốc “tự gia hạn” liệu có đang “giỡn mặt tử thần”?

    Theo ông Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Với vắc-xin Pfizer từ ngày 22-8 đã được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) ngày 10-9 thông qua hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng.

    Tuy nhiên tìm hiểu trên trang web CDC Hoa Kỳ về vấn đề liên quan thời hạn sử dụng được ‘tự động gia hạn’ này, người ta không tìm thấy phần nội dung như lời ông Phan Trọng Lân nói.

    Báo Dân Việt ra ngày 01/12 đặt câu hỏi: Gia hạn vaccine Pfizer: Tắc trách hay coi thường dư luận?

    Theo đó: “Dư luận chỉ được biết thông tin về 2 lô vaccine Pfizer tăng hạn sử dụng vào ngày cuối cùng của thời hạn ghi trên nhãn 30/11/2021, khi mà nhiều tỉnh thành đang đồng loạt triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi. Đây là sự tắc trách hay coi thường dư luận?

    Khi các phụ huynh bỗng hoảng hốt nhận được thông báo hạn sử dụng ghi trên nhãn của vaccine chính là ngày 30/11.

    Lập tức nhiều phụ huynh quyết định không tiêm cho con nữa. Thông tin công bố vào phút chót trước khi triển khai tiêm được xem là không rõ ràng minh bạch, cộng thêm những sự cố vaccine gần đây khiến phụ huynh càng thêm bất an.

    Có thể khẳng định rằng, Bộ Y tế đã nắm được thông tin gia hạn của 2 lô vaccine trên từ tháng 9/2021. Thậm chí, các cục, vụ chức năng trong Bộ Y tế còn triển khai nhiều động thái như đã kể trên. Tuy nhiên, động thái quan trọng nhất và cũng để tạo sự an tâm cho dư luận khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân là thông tin kịp thời thì lại không được nhắc đến”(2).

    Vậy mà hôm 02/11 vừa qua, kẻ đạo đức sáng ngời là thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn còn ngoác mồm ra nói rằng, việc gia hạn thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. Ngoài ra dàn đồng ca hàng trăm báo đài quốc doanh đều đồng loạt ra rả nhai đi nhai lại và phun ra luận điệu rằng, việc gia hạn vắc xin là vô hại.

    Thứ hỏi rằng việc hàng trăm học sinh tại Thanh Hóa sau khi tiêm vắc xin quá hạn nên phải nhập viện là nguyên nhân không phải từ vắc xin thì từ cái gì. Và các quan chức có dám cho con cháu nhà họ chìa tay ra tiêm loại vắc xin gia hạn này không, hay chỉ ưu tiên phân phối về cho dân?

    Trong khi đó, Hà Nội tạm dừng tiêm 2 lô vắc xin Pfizer được gia hạn sử dụng cho trẻ. Việc làm này của Hà Nội rất được người dân đồng tình và ủng hộ.

    Tại Israel cũng đang chuẩn bị tiêu hủy khoảng 80.000 liều vắc xin Pfizer trị giá 1,8 triệu USD vì số vắc xin này hết thời hạn sử dụng.

    Có người chua chát nói rằng, tại VN, việc quá hạn sử dụng vẫn đưa ra dùng là việc bình thường. Đến như có người đã “hết hạn sử dụng” từ lâu, vậy mà đã 3 lần “gia hạn sử dụng” đó sao? Vậy thì việc gia hạn sử dụng cho vắc xin thêm 3 tháng có gì khải kêu.

    Chúng ta đều biết rằng, từ rất nhiều năm nay, bộ y tế đã hoàn toàn do nhóm lợi ích thao túng và lũng đoạn. Chưa bao giờ ngành y tế lại tai tiếng như lúc này. Cùng một lúc, một cựu bộ trưởng và ba thứ trưởng bị kỷ luật. Kẻ thì bị cảnh cáo, kẻ thì bị khiển trách, và như Trương Quốc Cường đã phải tra tay vào còng, con Cao Minh Quang đang bị đề nghị BCT và BBT xem xét kỷ luật.

    Ngoài vụ bảo kê cho bọn buôn thuốc ung thư giả, thì vừa qua với vụ dịch cúm Tàu, bộ y tế đã thả nổi, làm cho loạn giá dụng cụ xét nghiệm Test-Kit, tạo điều kiện cho bọn kền kền tha hồ hút máu dân, làm cho báo chí và dư luận hết sức bức xúc. Điều đó cho thấy sự bám rễ của các nhóm lợi ích táng tận lương tâm trong ngành y tế ghê gớm biết chừng nào.

    Điều đáng quan tâm nữa là: Về người ký quyết định gia hạn cho 2 lô thuốc này là ông Phan Trọng Lân. Mới buổi sáng 30/11, từ chức vụ Viện trưởng viện Pasteur, ông Phan Trọng Lân lên nhận chức cục trưởng cục dự phòng bộ y tế, thì ngay buổi chiều 30/11, ông liền ký cho gia hạn sử dụng cho 2 lô thuốc Pfizer thêm 3 tháng, đến ngày 28-2-2022.

    Về người kế nhiệm ông Lân: Sau khi du học từ Mỹ về ít lâu thì Hoàng Quốc Cường, con trai mụ phù thủy Kim Tiến được bổ nhiệm làm viện phó viện Pasteur. Nay ông Lân đi lên cục, thì Hoàng Quốc Cường thay ông Lân nắm chức viện trưởng.

    Năm 2014, khi vụ buôn thuốc ung thư giả của VN Pharma nổ ra, thì Hoàng Quốc Cường đang du học bên Mỹ, và tham gia công ty buôn thốc giả này với vai trò cố vấn, và hàng tháng lãnh lương của VN Pharma 33 triệu/tháng, do chú là Hoàng Quốc Dũng ký nhận thay.

    Rồi đây với tiền rừng bạc bể, rất có thể Hoàng Quốc Cường lại leo lên chức bộ trưởng bộ y tế như mẹ nó trước đây cũng từ chức này mà lên làm bộ trưởng, để rồi gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhân dân VN trong suốt 8 năm trời.

    Nếu như trường hợp này xảy ra thì không phải con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc cho dân tộc, mà là tai họa cho dân tộc.

    Chú thích:



  • Báo Người lao động ra ngày 30/11 viết: “Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông tin về 2 lô vắc-xin Covid-19 Pfizer tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi hết hạn vào ngày 30-11 được gia hạn thêm 3 tháng.

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8265

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca