Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Chân dung những kẻ phản bội Quân Lực VNCH khi tuổi gần đầt xa trời
30.04.2022

TTO - Trong phi đội bay ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975, có một phi công rất đặc biệt: phi công Trần Văn o­n, sinh ra lớn lên tại tỉnh Tiền Giang, nguyên phi tuần phó của phi đoàn 550 sân bay Đà Nẵng, thuộc chế độ Sài Gòn.


phi công hàng binh ném bom tân sơn nhất giờ ra sao?

Ông Trần Văn o­n (người ngoài cùng từ phải vào) trong một lần họp mặt cùng Phi đội Quyết Thắng

Những ngày đầu tháng 4/2015, chúng tôi tìm về ấp Bình An, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), thăm nơi ở của phi công Trần Văn o­n, một trong những người lái chiếc máy bay A-37 trong “Phi đội Quyết Thắng” với phi công Nguyễn Thành Trung ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975.

Hàng binh được chọn vào Phi đội Quyết Thắng

Sau giải phóng Đà Nẵng, bộ độ ta tiến về giải phóng miền Nam thu nhiều chiến lợi phẩm. Trong đó có 6 máy bay ném bom A-37, đầy đủ đạn dược. Với khí thế hừng hực của quân giải phóng, ngày 19/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân tham gia chiến dịch, mở thêm mặt trận trên không. Ngay lúc này, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân quyết định sử dụng phương án dùng số máy bay thu được của Mỹ, đánh bom vào Sài Gòn để gây bất ngờ đối với kẻ địch. Tuy nhiên, nhóm phi công lúc bấy giờ chỉ có Nguyễn Thành Trung từng lái máy bay Mỹ. Các phi công từ miền Bắc chỉ quen lái máy bay MiG của Liên Xô.

Nhờ ta làm công tác tư tưởng tốt nên trong nhóm hàng binh tại Đà Nẵng, có Trung úy Trần Văn o­n tỏ thái độ “giác ngộ” và chịu hợp tác. Phi công o­n được đào tạo bài bản ở Mỹ để lái máy bay A - 37. Ngay trong đêm 19/4, Trần Văn o­n và một số thợ máy vừa ra trình diện bắt tay ngay vào việc sửa chữa chiếc máy bay A-37 mà ta thu được ở Đà Nẵng. Đến chiều ngày 20/4, chiếc A-37 đã nổ máy và có thể cất cánh. Ngày 21/4, Quân chủng Phòng không-Không quân quyết định chọn Trần Văn o­n cùng Nguyễn Thành Trung huấn luyện một số phi công vừa từ Hà Nội vào, lái A-37.

Năm 2013, ông o­n được Trung tướng Trần Hanh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam giới thiệu và trở thành Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tham gia sinh hoạt tại xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây đến ngày hôm nay.

“Sau khi bay thử thành công, ngày 27/4/1975, các phi công chuyển vào Sân bay Phù Cát (Bình Định) tiếp tục tập luyện. Tại đây, cấp trên đã quyết định thành lập “Phi đội Quyết Thắng” để tiếp tục tiến công về phía Nam. Ngoài ông o­n ra còn có bốn phi công khác gồm: Anh Nguyễn Thành Trung, Từ Để, Mai Xuân Vượng và Hán Văn Quảng. Phi đội nhận năm máy bay A-37, mỗi chiếc được lắp bốn quả bom 500 kg, hai quả bom phá 250 kg và bốn thùng dầu phụ chuẩn bị cho chuyến bay xa.

Đúng 9h30 ngày 28/4/1975, cả phi đội rời Sân bay Phù Cát hạ cánh xuống Sân bay Thành Sơn (Phan Rang, Ninh Thuận). Tại đây chúng tôi mới nhận nhiệm vụ và mục tiêu tấn công là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, kho bom đạn của không quân ngụy tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Lệnh của cấp trên là phải ném bom chính xác vào mục tiêu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân và hai đoàn đại biểu của ta trong Ủy ban Quân sự “bí mật” bên trong trại David đóng tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc này anh Nguyễn Thành Trung thay mặt phi đội hứa với cấp trên sẽ thực hiện nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật, bất ngờ, công kích mãnh liệt, chính xác, trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó”, ông o­n hồi tưởng…

Đúng 16h30 chiều 28/4/1975, Phi đội Quyết Thắng xuất kích và chập choạng tối đến Tân Sơn Nhất an toàn mà địch không hề biết. Từng dãy máy bay quân sự, dân sự, ôtô, nhà kho hiện rõ phía dưới. Phi công Nguyễn Thành Trung phát lệnh tấn công. Cả phi đội lần lượt cho máy bay bổ nhào nhằm vào khu đỗ máy bay quân sự, đường băng, kho xăng tấn công. Quá bất ngờ nên quân ngụy trở tay không kịp. Sau khi ném bom đúng mục tiêu, cả năm chiếc máy bay trở về Sân bay Thành Sơn an toàn. Trận đánh Sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975, tiêu diệt, phá hủy 24 chiếc máy bay các loại của địch.

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện cho những phi công từ miền Bắc vào, ông o­n còn tham gia oanh tạc ở một số mặt trận khác mở đường cho bộ binh của ta tiến về Sài Gòn… Sau giải phóng, ông o­n và nhiều phi công khác được đưa về Sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), tiếp tục tham gia chiến đấu trong chiến tranh biên giới Tây Nam.

Với sự cống hiến cho bộ đội ta, ông o­n được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất. Huân chương này hiện tại được ông treo trang trọng giữa nhà mang dòng chữ: “Đồng chí Trần Văn o­n đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ cứu nước”.

phi công hàng binh ném bom tân sơn nhất giờ ra sao?
Ông o­n và chiếc A-37 mô phỏng

Phi công làm ruộng

Năm 1977, ông o­n xin ra quân trở về với vợ, con ở xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây tham gia dạy học bổ túc tại địa phương. Sau một thời gian làm “ông giáo làng” ông o­n nghỉ ở nhà làm nông. Do cuộc sống lúc bấy giờ khó khăn nên vợ ông cũng nghỉ nghề giáo viên, ở nhà cùng ông cày cấy bốn công ruộng, chăn nuôi heo, gà để nuôi 6 mặt con. Những ngày nông nhàn, ông o­n làm thuê đủ nghề kiếm tiền nuôi các con ăn học. Hiện 6 người con của ông đều có công ăn việc làm ổn định tại TP HCM, chỉ có người con trai thứ năm cùng làm ruộng với ông tại quê nhà.

Mân mê chiếc A-37 mô hình bằng nhôm nhỏ xíu mà đồng đội tặng làm kỷ niệm, ông o­n kể về quãng đường của mình: “Sau khi học xong tú tài, lệnh tổng động viên của chính quyền Sài Gòn năm 1968 buộc tôi dẹp bỏ giấc mơ kỹ sư cơ khí để nhập ngũ “. Sau đó tôi được chọn đi Mỹ 18 tháng để đào tạo lái máy bay. Quay về Việt Nam trong màu áo quân lực Việt Nam Cộng hòa, tôi chán chường khi phải tham gia cuộc chiến và chỉ mong nó kết thúc!”, ông o­n tâm sự.

Dẫn chúng tôi đi tham quan căn nhà cấp bốn, kiên cố, xinh xắn nằm giữa vườn dừa thoáng mát, ông o­n khoe: “Đây là thành quả lao động suốt mấy chục năm qua của vợ chồng tôi. Còn “tài sản” lớn nhất bây giờ là các con bởi 6 đứa con của tôi đều ngoan hiền, hiếu thảo và đều có công ăn việc làm ổn định…”.

Bốn công ruộng mà ông làm quần quật suốt ngày để có tiền nuôi các con ăn học, nay đã chia hết cho các con. Ngoài việc chăm sóc đàn gà thịt gần 200 con, hàng ngày vợ chồng ông chỉ quanh quẩn bên khu vườn gần hai công đất. Đặc biệt, là vườn dừa đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho vợ chống ông an hưởng tuổi già. Thời gian rảnh, ông làm thêm dịch vụ chăm sóc cây cảnh cho bà con quanh vùng.

Ông Trương Văn Phước, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Hựu cho biết, ông o­n rất tích cực trong phong trào của hội như đóng góp tiền xây dựng quỹ đồng đội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, hỗ trợ người nghèo, vận động xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông sống hòa đồng và được bà con xung quanh quý mến. Ông cũng là một trong những nông dân giỏi của địa phương…


Phi đội Quyết Thắng trở về sân bay Thành Sơn (Phan Rang) sau khi ném bom Tân Sơn Nhất. Trần Văn o­n thứ ba từ phải qua - Ảnh Tư liệuPhi đội Quyết Thắng trở về sân bay Thành Sơn (Phan Rang) sau khi ném bom Tân Sơn Nhất. Trần Văn o­n thứ ba từ phải qua - Ảnh Tư liệuNgười phi công ấy bay ở vị trí số 5 trong đội hình phi đội Quyết Thắng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Khi những người lính không quân từ Hà Nội vào tiếp quản phi đội máy bay A-37 của quân đội Sài Gòn, ông o­n là người huấn luyện cho họ sử dụng loại máy bay chiến đấu hiện đại này tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.
Cuộc đời có những chuyện thật lạ. Lúc đó tui đứng trong hàng ngũ của quân cách mạng, được tham gia trận đánh rất quan trọng của không quân cách mạng, đứng ở cùng chiến tuyến với những người mà trước đó là kẻ địch của mình. Tui không bao giờ quên được giờ phút đặc biệt đó. Thật tình lúc đó tui rất vui, cũng rất muốn Sài Gòn được giải phóng để về gặp gia đình. Tui chỉ nghĩ vậy chứ không sợ sống chết
Ông TRẦN VĂN o­n
Người tù binh đặc biệt
Đại tá Nguyễn Văn Lục - nguyên phi đội trưởng phi đội Quyết Thắng, hiện đang sống tại Hà Nội - kể lại: “Ngày 22-4-1975, phi đội chúng tôi được lệnh cơ động vào sân bay Đà Nẵng tiếp nhận máy bay A-37 thu được của địch. Phi đội được phi công của chế độ cũ tên Nghiệp hướng dẫn sử dụng, tìm hiểu kỹ chiến thuật của A-37. Đến ngày 24 thì chúng tôi huấn luyện thực hành, do hai phi công chế độ cũ được ta “tiếp quản” là Nguyễn Văn Sanh và Trần Văn o­n hướng dẫn. Tôi rất ấn tượng với anh o­n. Người miền Tây mà. Hiền. Dễ gần. Nói gì cũng cười”.
Ông o­n nói “mấy ảnh học rất nhanh, thông minh và gan dạ”. Vì là dân trong nghề nên ông o­n biết “mấy ảnh lái Mig rất giỏi nhưng chuyển loại từ Mig-17 sang Mig-21 thường phải mất 3 tháng, bây giờ sang máy bay A-37 chỉ có mấy ngày trong khi hai hệ máy bay này khác nhau”.
Trong đó, khó nhất là hệ thống điều khiển vũ khí. Mig toàn tiếng Nga. Còn trên A-37 các bảng ký hiệu bằng tiếng Anh. Trang thiết bị, những công tắc điều khiển, cầu chì... khác nhiều về vị trí, cách sử dụng.
Khó học nhất là các trang thiết bị: hệ thống rađa, hệ thống máy ngắm để xạ kích, ném bom, hệ thống động cơ... “Vậy mà mấy ảnh tiếp thu rất nhanh. Thời gian từ lúc huấn luyện chuyển loại cho đến khi bay thực hiện nhiệm vụ chỉ có ba ngày rưỡi!” - ông nói.
Ông o­n ấn tượng về các phi công cách mạng khi thấy họ học ngày học đêm, kể cả lúc ăn cơm, trước lúc đi ngủ vẫn trao đổi với nhau. Lúc đó gấp quá, yêu cầu quan trọng nhất là chỉ cần biết sử dụng cần điều khiển cất hạ cánh và sử dụng hệ thống ném bom.
Các nút điều khiển sẽ phải dùng nhiều nhất trong buồng lái, ông o­n dịch ra tiếng Việt, viết ra giấy dán lên cho dễ nhớ. “Chiều 27-4, tui theo mấy ảnh bay vô Phù Cát (Bình Định)” - ông o­n nhớ lại.
Tại sân bay Phù Cát, phi công Trần Văn o­n là người bay thử hết 5 máy bay A-37 và chỉ khi ông xác nhận máy bay tốt thì mới cất cánh làm nhiệm vụ được. Đến tối 27 họp chi bộ, ra nghị quyết, hạ quyết tâm và sắp xếp đội hình chiến đấu.
Ngày 28-4 báo cáo cấp trên là tư lệnh Lê Văn Tri về kế hoạch bay. Tư lệnh nhấn mạnh rằng đây là trận đánh rất quan trọng của không quân. “Chúng tôi chỉ có thể thành công chứ không được phép thất bại” - đại tá Nguyễn Văn Lục nhớ lại.
Ông Trần Văn o­n giờ đây vui thú tuổi già bên con cháu - Ảnh: M.LĂNGÔng Trần Văn o­n giờ đây vui thú tuổi già bên con cháu - Ảnh: M.LĂNGQuyết định táo bạo
Trong thời khắc đó, lãnh đạo không quân Việt Nam đã có lựa chọn vô cùng táo bạo và bất ngờ: quyết định cho phi công của chế độ cũ là Trần Văn o­n tham gia đội hình ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.
Sáng 28-4-1975, tại sân bay Phù Cát, đại tá Lê Văn Tri - tư lệnh Quân chủng phòng không không quân - quyết định lực lượng tham gia chiến đấu gồm 6 phi công: Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Nguyễn Thành Trung, Hoàng Mai Vượng và... Trần Văn o­n. Và đó cũng là lúc đại đội bay 4 được mang tên phi đội Quyết Thắng.
ADVERTISING

X
Lý giải điều này, đại tá Nguyễn Văn Lục cho hay: “Mình chọn anh o­n vì có thiện cảm với anh này. Hiền lành và đáng tin cậy. Anh o­n điều khiển, Vượng ngồi ghế phải quan sát. Nói thật là lúc đó mình vẫn chưa tin anh o­n hoàn toàn đâu. Nhỡ anh này lái máy bay sang nước ngoài thì sao?”.
9h30 ngày 28-4, 5 chiếc máy bay A-37 của phi đội Quyết Thắng bay từ sân bay Phù Cát vào sân bay Thành Sơn (Phan Rang). Mỗi máy bay được lắp 4 quả bom và 4 thùng dầu phụ.
14h30, tư lệnh quân chủng Lê Văn Tri trực tiếp giao nhiệm vụ. Phi công của chế độ cũ Trần Văn o­n được trao bộ quần áo phi công của quân giải phóng. Ông o­n nói không bao giờ quên được giờ phút đặc biệt đó.
16h17 ngày 28-4, phi đội Quyết Thắng được lệnh cất cánh. Phi đội bay theo hình chữ A do phi công Nguyễn Thành Trung bay vị trí số 1 dẫn đường. Hoàng Mai Vượng và Trần Văn o­n bay số 5.
“Chúng tôi phải bay cặp theo bờ biển vào, bay ở độ cao thấp khoảng 300-400m để tránh rađa phát hiện. Khi vào đến nơi, lần lượt từng chiếc một nhằm đúng mục tiêu mà cắt bom rồi thoát ly ra, bay về. Chỉ đánh vô hangar là chỗ chứa máy bay chứ không đánh vô đường băng. Bọn tui vô đánh bom mà ở bên dưới sân bay Tân Sơn Nhất không biết là ai.
Ở loạt bom đầu, họ cứ nghĩ là có người trong phản, họ hỏi phi đoàn nào nhưng bọn tui im ru, không ai trả lời. Đến lượt tui là máy bay cuối cùng, cắt một lần hết 4 trái bom. Vì bay xa quá, từ Phan Rang vào nên chỉ mang theo được 4 trái bom vì còn phải gắn 4 bình xăng phụ. Tui bay về, đáp xuống là vừa hết xăng, hên không rớt máy bay” - ông o­n cười nói.
Rời bầu trời, về ruộng vườn
Sau giải phóng, ông Trần Văn o­n về công tác ở sân bay Trà Nóc (Cần Thơ). Người phi công có số phận khá đặc biệt ấy từng tham gia đánh Pol Pot ở các đảo Tây Nam Tổ quốc và dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
Ông bay ném bom đánh bọn Pol Pot được chừng 5-6 chuyến, được giao một mình một máy bay.
Sau sự cố phi công Nguyễn Văn Hai - một phi công của chế độ cũ được tin dùng - đánh cắp trực thăng UH1 chở vợ con bay ra nước ngoài thì những người của chế độ cũ đang công tác trong quân đội gặp khó khăn, bị ngừng bay hết.
“Mấy ảnh rất thương tui, tính đưa tui ra Phan Rang, đợi tình hình dịu đi sẽ được bay tiếp nhưng nói thiệt lúc đó tui dao động. Tui nghĩ ra đó không biết có được làm lâu dài hay không. Nên tui xin nghỉ về quê làm ruộng” - ông Trần Văn o­n nói.
Rời bầu trời, người phi công ấy về với ruộng vườn, sống một cuộc đời bình lặng. Cho đến khi những đồng đội cũ trong phi đội Quyết Thắng tìm ra ông sau 30 năm giải phóng. Họ đến tận nhà thăm, hỗ trợ ông khi gặp khó khăn về lý lịch, đưa đi thăm Hà Nội... Mỗi dịp quan trọng, ông đều được đồng đội mời gặp mặt.
Ông o­n năm nay đã 69 tuổi, có 6 người con. Ông không giấu được niềm tự hào cho biết 2-3 năm trước, trung tướng Trần Hanh - người tham gia chỉ huy trận đánh ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất tháng 4-1975 - đã tìm về Tiền Giang mời ông lên Sài Gòn.
“Tình cảm của mấy ảnh làm tui xúc động. Chỉ một thời gian ngắn bên nhau nhưng mấy ảnh coi tui là đồng đội thật sự, tin tưởng mình, dù tui đã từng ở bên kia chiến tuyến...” - ông o­n nói.
Có cậu và anh là liệt sĩ
Khi được chọn đứng vào phi đội Quyết Thắng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, ông Trần Văn o­n nghĩ: “Tui nghĩ mấy ảnh chọn mình chắc vì biết gia đình bà già tui theo giải phóng nhiều. Anh trai thứ tư của má tui (cậu Tư của ông o­n) hi sinh. Hai người con của cậu Tư cũng đi giải phóng, một người hi sinh.
Ông nói hồi đó ông cũng đâu muốn đi lính. Năm 1968, vừa thi xong tú tài 2 thì bị bắt đi quân dịch rồi được chọn đi học phi công. Vô sân bay Tân Sơn Nhất học Anh văn, ông cố tình làm biếng để thi rớt. Mà thi rớt thiệt. Vậy mà sau đó người ta vẫn bắt học lại.
Đậu rồi được đưa qua Mỹ học lái máy bay phản lực T41, T37 rồi đến máy bay đánh bom A-37. Năm 1973 về nước, được điều ra sân bay Đà Nẵng.
Ngày thống nhất đất nướcPhi côngTrần Văn o­nPhi đội Quyết Thắng
Trần Văn o­n  là một phi công Việt Nam CH. Ông phục vụ trong Không lực Việt Nam Cộng hòa thời gian từ 1973 đến 1975. Và sau đó ông chuyển sang Không quân Nhân dân Việt Nam và tham gia trận cường kích quan trọng vào cuối cuộc chiến.
Tiểu sửTrần Văn o­n sinh năm 1948, quê ông nay là ấp Bình An xã Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).
Năm 1968, khi học hết lớp 10, đỗ tú tài thì ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa buộc đi lính trong đợt tổng động viên. Do có sức khỏe tốt, có học vấn nên ông bị chuyển qua dự bị không quân. Năm 1971 thì được đưa sang Mỹ học lái máy bay A-37.
Năm 1973, ông được điều về Không đoàn Đà Nẵng, trong đội hình của Phi đoàn 550 nhưng thường xuyên chống lệnh.
Sau khi Đà Nẵng được giải phóng, ông được các phi công Không quân nhân dân Việt Nam giải thích, Trần Văn o­n quyết định ra trình diện quân cách mạng và đề đạt nguyện vọng xin được chiến đấu
Ngày 27 tháng 4 năm 1975 ở Phù Cát, Trần Văn o­n tình nguyện xin đi ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Ông được điều vào Phan Rang cùng với Hoàng Mai Vượng tham gia phi đội A-37 mới thành lập.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, Phi đội Quyết thắng do Nguyễn Thành Trung chỉ huy ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm tê liệt hoàn toàn sân bay, buộc người Mỹ phải thay đổi cách di tản.
Sau khi miền Nam giải phóng, ông tiếp tục công tác tại Trung đoàn 937 Cần Thơ. Và cùng với Nguyễn Thành Trung làm công tác bay huấn luyện phi công mới và trực tiếp tham chiến ở một số hải đảo. Ông đã từng một mình lái máy bay A-37 chở bom đánh 3 trận giải phóng đảo Vai.
Trong chiến dịch phản công Tây-Nam, ông tiếp tục lái máy bay đi chiến đấu.
Năm 1977, do hoàn cảnh gia đình nên ông xin phép trở về quê, tiếp tục làm nghề nông.

Sau 30 năm biến mất, đồng đội của ông mới tìm ra địa chỉ và mời ông ra Hà Nội tham gia cuộc gặp mặt những thành viên Phi đội Quyết Thắng. Đồng thời, chiến tích của ông năm 1975 cũng được chứng nhận.

Người phi công đặc biệt tham gia ném bom Tân Sơn Nhất tháng 4/1975


Những giọt mưa tháng 4 làm mát dịu một Sài Gòn đổ nắng, còn ký ức của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung thì thấm đẫm từng thời khắc lịch sử không bao giờ quên.

Phảng phất đâu đó nỗi ưu tư thời cuộc và cả niềm hạnh phúc đong đầy của một con người đã hoàn thành sứ mệnh, thong dong nhẹ bước về phía cuối cuộc đời.

Nguyễn Thành Trung tên thật là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9/10/1947, tại xã An Khánh (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình có 5 anh em. Cha ông là Đinh Văn Dậu (còn gọi là Tư Dậu), từng là Bí thư huyện ủy Châu Thành, hoạt động cách mạng cùng thời kỳ với bà Nguyễn Thị Định.

Năm 1957, khi vừa học xong lớp nhất (năm cuối của bậc tiểu học), mẹ dẫn ông lên Tòa án tỉnh Bến Tre để làm lại giấy khai sinh. Trong buổi đó, ông còn nhớ có ông Bảy Được và chú Ba Phan, người cùng làng ra làm chứng để thủ tục được công nhận hợp pháp.

Từ đó, trong tờ giấy khai sinh của ông mang tên Nguyễn Thành Trung, lý lịch ghi rõ chỉ có một mẹ một con và mục "tên cha" đề là "vô danh".

Trong suy nghĩ của một cậu bé lên 10, Đinh Khắc Chung hoàn toàn không lý giải được vì sao mẹ mình lại phải làm điều này mà không hề biết rằng, đó là sự sắp đặt rất chặt chẽ, có tính toán kỹ càng để nuôi dưỡng và đào tạo ông hoạt động cho cách mạng.




Trận đánh chiều 28-4-1975

Chiều 28-4-1975, Sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ rung chuyển bởi những loạt bom chính xác từ 5 chiếc máy bay a-37 ném xuống. Vụ oanh tạc “có một không hai” này đã phá hủy 24 chiếc máy bay của địch, tiêu diệt hàng trăm tên địch khác, khiến chính quyền Sài Gòn đã rối ren càng thêm hoảng loạn…

Trận đánh chiều 28-4-1975
Phi đội Quyết thắng trước trận đánh bom Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu

Hơn 4 thập kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm từ trận đánh chiều 28-4 lịch sử thì dường như vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của những người trong cuộc. Nhắc đến sự kiện này, Đại tá Nguyễn Văn Lục - một trong 6 thành viên của Phi đội Quyết thắng năm xưa tự hào bộc bạch: “Đó thật sự là một khoảnh khắc đặc biệt khó quên. Càng tự hào hơn, bởi trận đánh đã được ghi dấu ấn trong lịch sử hào hùng của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng”.

Ông kể, ngày ấy ông đang là Phi đội trưởng Phi đội 4 (Trung đoàn 923, Sư đoàn 371). Sáng 22-4-1975, Phi đội 4 của ông được lệnh cơ động vào phía Nam làm nhiệm vụ đặc biệt. Khoảng giữa chiều 22-4, cả đoàn đã hạ cánh an toàn trên Sân bay Đà Nẵng. Tại đây, phi đội nhận được lệnh ngay lập tức bước vào huấn luyện chuyển loại trên máy bay A-37 vừa thu được của địch.

Với sự giúp đỡ tận tình của hai phi công hàng binh là Trần Văn o­n, Trần Văn Xanh đã được ta giáo dục, cải tạo và một số thợ máy, ông và đồng đội vừa học lý thuyết, vừa tìm hiểu tính năng, tác dụng cùng các trang thiết bị của máy bay A-37. Nhưng, khổ một nỗi, toàn bộ các thiết bị trên máy bay A-37 đều được viết bằng tiếng Anh. Anh em đã nảy ra sáng kiến, nhờ các bạn hàng binh dịch ra tiếng Việt, rồi dán đè lên phần chữ tiếng Anh. Một khó khăn khác lại nảy sinh: Phần lớn thiết bị như vị trí phanh, vị trí các công tắc của A-37 được bố trí khác hẳn so với máy bay MiG quen thuộc. Thế là họ phải xoay trần ra mà học. Ngay cả khi đi ngủ cũng phải lẩm nhẩm ôn luyện. Nỗ lực học và rèn, chỉ sau 2,5 ngày, họ đã hoàn thành khóa chuyển loại mà lẽ ra thông thường phải mất đến… 3 tháng.

12 giờ 45 phút ngày 27-4, toàn phi đội được lệnh chuyển trường từ Sân bay Đà Nẵng vào Sân bay Phù Cát. Tại đây, “Phi đội Quyết Thắng” đã được thành lập gồm các phi công: Nguyễn Văn Lục (Chỉ huy Phi đội), Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Nguyễn Thành Trung, Hoàng Mai Vượng và Trần Văn o­n. Trong buổi sinh hoạt chi bộ ngay tối 27-4, toàn Phi đội đã thống nhất phương án bố trí lực lượng tham gia đội hình chiến đấu với quyết tâm rất cao. Theo đó, phi công Nguyễn Thành Trung (vốn thông thuộc địa hình) bay số 1; Từ Đễ bay số 2; Nguyễn Văn Lục bay số 3; Hoàng Mai Vượng và Trần Văn o­n bay số 4 và Hán Văn Quảng bay số 5. Đúng 8 giờ 30 phút ngày 28-4, phi đội nhận lệnh cơ động máy bay A-37 vào sân bay Thành Sơn (Phan Rang). Tại đây, cả đội được giao nhiệm vụ đánh thẳng vào sào huyệt của địch là Sân bay Tân Sơn Nhất nhằm cắt đứt cầu hàng không của chúng.

Để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ đối với địch, đồng thời tránh được hỏa lực phòng không của ta, toàn Phi đội không sử dụng hệ thống thông tin liên lạc. Họ bay theo cự ly đã định, bảo đảm canh gác, cảnh giới, có công kích, có yểm hộ. 16 giờ 15 phút ngày 28-4-1975, 5 chiếc A-37 được lệnh cất cánh bay đi làm nhiệm vụ. Đến khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất, các phi công lần lượt bổ nhào cắt bom chính xác xuống mục tiêu, khiến bọn địch kinh hoàng không kịp phản ứng. 5 chiếc A-37 hoàn thành nhiệm vụ lần lượt trở về, hạ cánh an toàn xuống Sân bay Thành Sơn lúc 18 giờ 5 phút. Đón họ là gương mặt bừng sáng hân hoan của Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri. Ông đã ra tận đường băng ôm hôn từng đồng chí phi công trong tiếng hoan hô reo mừng chiến thắng vang dội.

Với Đại tá Nguyễn Văn Lục, cả cuộc đời ngang dọc trên không, trận đánh chiều 28-4 mãi mãi là một ký ức đẹp. Trong trận tập kích bất ngờ ấy, Phi đội Quyết thắng của ông được ví như “mũi tiến công thứ 6” đầy uy lực. Mũi tiến công này đã vinh dự góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.





Phi công Nguyễn Thành Trung và 10 giây làm nên lịch sử ảnh 1
Sau giải phóng, Đại tá Nguyễn Thành Trung vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực hàng không.

Năm 1965, Nguyễn Thành Trung tốt nghiệp Tú tài đôi và thi vào khoa Toán-Lý-Hóa, Trường Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh).

Năm 1968, khi hoàn thành 3 chứng chỉ cử nhân đại học thì xảy ra sự kiện Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, việc học hành của ông đành dở dang.

Cuộc chiến tranh giữa ta và địch đang ở giai đoạn ác liệt, nhiều cơ sở hoạt động của ta ở khu 8 đã bị lộ. Cấp trên chỉ đạo Nguyễn Thành Trung thi tuyển vào ngành không quân của Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Việc trúng tuyển phi công để hoạt động trong hàng ngũ của địch cũng là một câu chuyện đấu trí ngoạn mục mà phần thắng thuộc về người chủ động và thông minh hơn.

Cũng giống như các cuộc sát hạch tuyển phi công quân sự khác, Nguyễn Thành Trung phải trải qua vòng tuyển lựa gắt gao về thể lực, tiếng Anh, trình độ văn hóa… Mọi yêu cầu ông đều vượt qua dễ dàng.

Ngày 1/6/1969,  Nguyễn Thành Trung nhận được giấy báo trình diện nhập ngũ. Trước đó một ngày, ngày 31/5, Nguyễn Thành Trung nhận chỉ thị của Ban Binh vận khu 8, quyết định kết nạp ông vào Đảng Lao động Việt Nam.

Buổi lễ kết nạp được tổ chức đơn giản, bí mật và nhanh chóng. Từ nay trong trái tim ông có một chỗ trang trọng dành cho Đảng và ông hiểu trách nhiệm của mình trước niềm tin mà Đảng giao phó.

Sau hơn một năm huấn luyện tại Nha Trang, Nguyễn Thành Trung được đưa đi đào tạo phi công ở các căn cứ Hoa Kỳ tại các bang Texas, Louisiana và Mississippi.

Ông học rất giỏi và được xếp thứ 2 trong tổng số 40 học viên của khóa. Trong thời gian học bên Mỹ, mọi liên lạc của Nguyễn Thành Trung với tổ chức Đảng vẫn diễn ra thông suốt và thường xuyên bằng những cánh thư tay, ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ thông tin.

Ngày 8/4/1975, tổ chức của ta quyết định để Nguyễn Thành Trung thực hiện việc ném bom vào Dinh Độc Lập. Quyết định nằm ngoài dự kiến vì tình hình hoạt động bí mật của Nguyễn Thành Trung đang có nguy cơ bị lộ do một cán bộ của ta bị địch bắt và khai ra.

Tất cả các tình báo của ta hoạt động ở cơ sở pháo binh của địch đều đã bị bắt. Cán bộ này cũng khai luôn việc có biết một tình báo của ta hoạt động bên không quân, mặc dù không biết tên nhưng có một chi tiết rất quan trọng là phi công đó người Bến Tre.

Thuộc dạng "máu lạnh", nhưng đây quả là một cái tin khủng khiếp đối với Nguyễn Thành Trung.

Cuộc chiến đang ở trong giai đoạn căng thẳng, quyết liệt và nếu ông bị lộ sẽ dở dang mọi kế hoạch. Những ngày này, Nguyễn Thành Trung như ngồi trên đống lửa và ông đã tính đến phương án chạy bộ hoặc đánh cắp máy bay của Mỹ để trở về phía mình.

Phi công Nguyễn Thành Trung và 10 giây làm nên lịch sử ảnh 2Đời thường của người phi công huyền thoại.

Ông nhận được lệnh từ Bí thư Trung ương Cục miền Nam Phạm Hùng: "Nếu chạy bộ thì phải chạy vào rừng, còn nếu đánh cắp được máy bay thì phải bay ra Lộc Ninh, nhảy dù xuống để máy bay tự rơi và anh em sẽ đón. Nhưng đó là phương án cuối cùng mà tất cả mọi phương án đã chuẩn bị đều không thực hiện được".

8 giờ sáng ngày 8-4-1975, Nguyễn Thành Trung nhận được lệnh xuất kích từ sân bay Biên Hòa, lái máy bay F5-E ném bom ở Phan Thiết. Nguyễn Thành Trung đã suy nghĩ rất nhiều, vì đây là cơ hội tốt làm tròn nhiệm vụ tuyệt mật mà Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó, nhưng làm được là rất khó khăn.

Khi đang bay thì không thể tách rời phi đội. Một mình cũng không thể lấy máy bay trong căn cứ với cả một ê kíp phục vụ, khởi động rồi lái ra đường băng để cất cánh.

Theo quy định, máy bay sau phải cất cánh theo máy bay trước 5 giây và tối đa là 10 giây. Nguyễn Thành trung đã quyết định dùng 10 giây quý giá để đánh lạc hướng phi tuần trưởng, đài quan sát mặt đất.

Quy định của hàng không quân sự, khi chuẩn bị cất cánh cũng như khi bay, phi đội không trao đổi với nhau qua máy vô tuyến điện mà chỉ được ra hiệu bằng tay điều muốn nói.

Chỉ riêng phi tuần trưởng mới được trao đổi với đài chỉ huy mặt đất. Đây chính là lỗ hổng mà ông thừa thông minh để khai thác, tạo ra sự hiểu lầm giữa phi tuần trưởng và đài chỉ huy.

Khi hai chiếc máy bay số 1 và số 3 đã cất cánh, thay vì phải ở lại theo lệnh của phi tuần trưởng, Nguyễn Thành Trung chờ đúng giây thứ 10 và ông cất cánh bay lên, nhưng thay vì nhập đội ông đã bay ngược về Sài Gòn, tiến đánh vào Dinh Độc Lập. Cú lừa ngoạn mục và bất ngờ đến mức khi ông đã thực hiện xong việc ném bom, 2 phi công bay cùng và đài chỉ huy mặt đất vẫn còn chưa biết gì.

Máy bay F5-E mang theo 4 quả bom, mỗi quả nặng 500 pound (1 pound = 0,45359237kg) và việc cho nổ hay không là quyết định của phi công. Nguyễn Thành Trung biết rằng, trong dinh thự to lớn này sẽ có rất nhiều người vô tội đang ở đó nên ông quyết định không cho bom nổ hết trong dinh và thầm vái trời không có ai bị thương vong.

Sau này, ngày 2-5-1975, Nguyễn Thành Trung quay lại dinh và biết chính xác không có ai bị chết mà chỉ có 1 người bị thương nhẹ, ông thở phào.

Mục đích lớn nhất của việc làm này chỉ là để đánh động vào cơ quan đầu não của địch, nên hai quả bom đầu tiên Nguyễn Thành Trung cho phát nổ ở ngoài sân, hai quả cuối cùng ông cho nổ một trong dinh và một quả không cho nổ. Sau đó, ông quay về bắn 300 viên đạn 120 ly vào kho xăng Nhà Bè.

Hoàn thành nhiệm vụ ném bom vào Dinh Độc Lập và kho xăng Nhà Bè, Nguyễn Thành Trung còn một nhiệm vụ quan trọng khó khăn nữa là phải hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long.

Máy bay F5-E là loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Mỹ, đòi hỏi đường bay cất và hạ cánh tối thiểu 3.000m, nhưng sân bay dã chiến Phước Long lúc này chỉ có đường băng 1.000m và rất gồ ghề. Để chuẩn bị cho giây phút này, trước đó Nguyễn Thành Trung đã thử hạ cánh trong khoảng cách 1.000m trong lúc đang tập.

Cuộc thử nghiệm đã được tính toán rất kỹ nhưng không thành công và kết quả là máy bay sụp càng, nổ lốp nhưng nó giúp ông rút ra bài học là ít nhất máy bay có thể dừng lại được, nhờ bật dù hãm ở phía đuôi máy bay với tốc độ hợp lý. Sau sự cố này, Nguyễn Thành Trung bị kỷ luật, hạ lon từ Đại úy xuống Trung úy, phạt 50 điểm tiêu cực.

Nguyễn Thành Trung không bao giờ quên phút giây hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Phước Long. Qua cả ngàn giờ bay nhưng có lẽ đây mới là những giờ bay hạnh phúc nhất của đời ông.

Nguyễn Thành Trung lúc đó vừa tròn 28 tuổi, mang quân hàm Trung úy Không quân Việt Nam Cộng hòa. Trở về với cách mạng, ông được phong quân hàm Đại úy quân Giải phóng, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả trên bầu trời.

Theo Theo Cảnh sát toàn 

Bài học từ cuộc chiến Ukraine cho nền dân chủ Việt Nam

Bình luận của Trần Mai Hạnh
2022.04.30
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Bài học từ cuộc chiến Ukraine cho nền dân chủ Việt NamHình minh hoạ: một người dân đọc báo có bài về cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hôm 25/2/2022 ở Hà Nội
 AFP

Tầm quan trọng của “trật tự thế giới dựa trên luật lệ"

Cuộc xâm lược của nước Nga do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động, tấn công vào Ukraine là ví dụ tiêu biểu cho thấy tầm quan trọng của việc củng cố một trật tự dựa trên luật lệ, trụ cột trung tâm trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP).

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quy định và luật pháp quốc tế đã được đưa ra để ngăn chặn các nước lớn thống trị các nước nhỏ hơn. Người ta hy vọng các quy định này có thể ngăn thế giới rơi vào một vòng xoáy xung đột thảm khốc khác, không chỉ ở châu Âu mà còn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến các nước độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, né tránh luật pháp quốc tế và sự ổn định của trật tự dựa trên luật lệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để tạo ra các phạm vi ảnh hưởng - trong trường hợp của Nga là việc mở rộng sang Ukraine và có thể là các khu vực khác tại Đông Âu. Thực tế này không chỉ phản ánh mối đe dọa an ninh liên quan đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một liên minh quân sự ở “sân sau” của Moscow, mà nó còn cho thấy sự nguy hiểm của các nước dân chủ minh bạch, tôn trọng trên luật lệ, nhưng có chung đường biên giới với nước Nga độc tài của Putin, vốn được các nhà tài phiệt tham nhũng hỗ trợ. Những thực tế ở nước Nga cho thấy rằng chính phủ và hệ thống chính trị hiện tại của nước này không mang tính đại diện và không trao quyền tự do báo chí, ủng hộ nhân quyền hay cung cấp một chính quyền đại diện cho người dân. Quan trọng hơn, hệ thống của Nga không mang lại sự quản trị tốt và sự thịnh vượng kinh tế mà người dân nước này yêu cầu. So với các nước khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Nga tiếp tục xếp hạng thấp về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuổi thọ, sức khỏe và mức thu nhập.

< iframe height="314" src="https://www.youtube.com/embed/us4TuScAR3w" width="560" style="box-sizing: border-box; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 620px; height: 348.75px;">< /iframe>

Tham vọng của Trung Quốc trên các vùng biển

Đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mang lại sự thịnh vượng về kinh tế cho người dân kể từ khi giai đoạn cải cách và mở cửa bắt đầu vào cuối thập niên 1970. Đến nay, ĐCSTQ đã giúp hơn 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và có mức sống khá. Thành công trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc rất đáng được ca ngợi vì họ đã gần như xóa bỏ đói nghèo, xây dựng tầng lớp trung lưu và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP năm 2022 - đồng thời đứng đầu thế giới về sức mua trên đầu người. Tuy nhiên, bất chấp sự thịnh vượng này, chúng ta thấy Trung Quốc đang cố thiết lập một vùng ảnh hưởng bên trong Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản, Biển Đông và được cho là thông qua các hành lang giao thông liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường”.

Đối với Trung Quốc, việc thiết lập một phạm vi ảnh hưởng, một phần nào đó đã khôi phục lại hệ thống Thiên hạ”, một hệ thống lấy Trung Quốc làm trung tâm, trong đó (theo quan điểm của Trung Quốc) các nước xung quanh phải ưu tiên lập trường về chính trị và an ninh của Bắc Kinh để đổi lấy lợi ích trong quan hệ kinh tế.

Xen kẽ với hệ thống Thiên hạ, Trung Quốc còn đang tìm cách tái tạo vị thế bá chủ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sử dụng các mối quan hệ kinh tế không cân xứng, các hoạt động trong chiến lược “vùng xám”, các chiến thuật chiến tranh pháp lý” (sử dụng luật pháp làm công cụ chiến tranh) và hợp tác với giới tinh hoa địa phương thông qua các hoạt động của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất.

Việc xây dựng các mối quan hệ kinh tế như trên là để buộc các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và thực thể chính trị Đài Loan phải cân nhắc lợi ích của Bắc Kinh trước Washington khi suy nghĩ về các quyết định chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực. Đồng thời, việc thực thi các hoạt động trong vùng xám và các chiến thuật pháp lý là để loại bỏ các tuyên bố chủ quyền và/hoặc đe dọa các đối tác trong các tranh chấp lãnh thổ.

Rõ ràng, Trung Quốc đang cố sửa đổi cấu trúc an ninh trong khu vực, đẩy Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, đồng thời cố gắng thiết lập sự thống trị trong Biển Đông, tin rằng châu Á nên được quản lý bởi người châu Á” - phương châm điều hành của một hệ thống an ninh kinh tế-chính trị có thứ bậc do Trung Quốc áp đặt.

Bằng chứng về những mục tiêu của chủ nghĩa xét lại này rất rộng rãi. Bắc Kinh đã bác bỏ hoàn toàn phán quyết vào tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, vốn phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc cũng xây dựng các đảo nhân tạo và sau đó quân sự hóa các đảo này trong khu vực tranh chấp.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng tầm ảnh hưởng được thể hiện rõ ràng hơn qua việc chia rẽ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là một quá trình có chọn lọc nhằm tác động đến các quốc gia như Campuchia, Lào và Myanmar để thoát khỏi quá trình ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, vốn là yếu tố cần thiết để ASEAN hoạt động như một tổ chức gắn kết.

Bằng cách tạo ra một phạm vi ảnh hưởng trong khu vực thay vì cho phép một cách tiếp cận dựa trên luật lệ để chi phối các tuyến liên lạc trên biển hoặc sử dụng và khai thác hải sản cũng như các nguồn tài nguyên biển khác - bất kể nguyên liệu thiết yếu, đất hiếm hay dầu khí - Trung Quốc đang chứng minh rằng cách tiếp cận công lý thuộc về kẻ mạnh” trong việc quản lý các vấn đề khu vực sẽ là cơ sở để Bắc Kinh tái tạo hệ thống Thiên Hạ mang các đặc điểm của chủ nghĩa Lenin.

< iframe height="314" src="https://www.youtube.com/embed/P8dYl8S36OA" width="560" style="box-sizing: border-box; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 620px; height: 348.75px;">< /iframe>

Cách thức để chống lại đe doạ từ chủ nghĩa độc tài

Trên nhiều phương diện, trụ cột dựa trên quy tắc FOIP là một cách tiếp cận toàn diện để chống lại hệ thống trên. Trụ cột này tập trung vào việc ra quyết định dựa trên quy tắc minh bạch, hỗ trợ các thể chế quốc tế, đồng thời nhấn mạnh các chuẩn mực và giá trị chung. FOIP coi luật pháp và các định chế quốc tế là “chủ tọa” trong việc giải quyết các tranh chấp, cho dù đó là bất đồng về lãnh thổ, tranh chấp thương mại hay các mâu thuẫn khác.

Các hành động gần đây của Nga và Trung Quốc thách thức tiến trình dựa trên luật lệ trong đàm phán các vấn đề quốc tế. Rõ ràng, chúng dựa trên cách tiếp cận công lý thuộc về kẻ mạnh” để giải quyết các bất đồng và các vấn đề an ninh. Ngoài việc thể hiện sức mạnh quân sự, các hệ thống độc tài của Nga và Trung Quốc còn cho phép các cơ quan phụ trách việc đàm phán và thực thi chính sách đối ngoại với các đối tác không phải chịu những ảnh hưởng trái chiều - trong đó các đại biểu có thể nêu cảm nhận của người dân về một chính sách đối ngoại cụ thể với các chính trị gia và các nhà hoạch định - như Canada, Nhật Bản hoặc Mỹ đang làm.

Những thách thức độc tài đối với hệ thống dựa trên luật lệ - như ví dụ ở Ukraine hoặc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và trên khắp Eo biển Đài Loan - cho thấy sự nguy hiểm của các chính phủ độc tài, xu hướng nghiêng về một trật tự thế giới chuyên quyền đối với các nước dân chủ cũng như các nước vừa và nhỏ.

Các quốc gia đang thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên luật lệ cũng nên ủng hộ mạnh mẽ các hành động nhất quán chống lại Nga trong trường hợp cuộc xâm lược Ukraine tiếp tục diễn ra. Các nước này cũng cần rút ra những bài học từ cuộc xâm lược mà Putin hy vọng sẽ thành công.

Thế lưỡng nan của Việt Nam

Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Trước kia, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Việt Nam là một quốc gia thuộc hệ thống XHCN, núp dưới bóng của Liên Xô và Trung Quốc. Chính vì vậy, cho tới nay, thể chế chính trị của Việt Nam cũng mang hơi hướng độc tài giống như Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với Nga và Trung Quốc, khi quyền lực tập trung chủ yếu vào một nhân vật duy nhất, như ở Nga là Tổng thống Putin và ở Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình. Việt Nam không có nhân vật nào đủ sức mạnh nắm quyền lực tuyệt đối như Putin và Tập, nhưng thể chế chính trị Việt Nam là độc đảng với quyền lãnh đạo tuyệt đối về tất cả mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thể chế độc tài với sự cai trị tuyệt đối của Đảng Cộng sản đã bộc lộ ra những căn bệnh trầm Kha, đó là tình trạng tham nhũng thối rữa từ trên xuống dưới.

Chính vì có chung thể chế độc tài như vậy, cho nên chính quyền Việt Nam cảm thấy đồng cảm với sự cai trị của Putin cũng như Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, Việt Nam lại bị đe doạ bởi các tham vọng biển của Trung Quốc. Đạc biệt năm 2014, Trung Quốc đã leo thang căng thẳng với Việt Nam khi cho triển khai một giàn khoan khổng lồ vào xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Sau sự kiện đó, Việt Nam đã thấy sự cần thiết phải thúc đẩy các quan hệ với Mỹ và phương Tây, để nhằm làm đối trọng trước sự đe doạ của Trung Quốc.

Chính vì vậy, một mặt Việt Nam muốn đẩy mạnh các quan hệ với Mỹ nhưng phải theo cách của Việt Nam, tức là Việt Nam muốn Mỹ phải đầu tư thật nhiều các dự án kinh tế vào đất nước này. Việt Nam muốn thu được thật nhiều lợi nhuận kinh tế khi quan hệ với Mỹ, còn các vấn đề chính trị và đối ngoại thì phải do Việt Nam tự do quyết định. Mặt khác, Việt Nam không mấy tin tưởng và chấp nhận nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ, trong khi đó, Việt Nam lại rất nhún nhường trước các yêu cầu của Nga và Trung Quốc.

Trong cuộc chiến tranh Ukraine chẳng hạn, dư luận Việt Nam bị chia rẽ thành hai phe rõ rệt. Một phe bao gồm những người có cảm tình với nước Nga, thì luôn tìm cách bảo vệ nước Nga và ông Putin, cho dù có sai đi chăng nữa. Phe còn lại thì có cảm tình và ủng hộ Ukraine chống lại sự xâm lược của nước Nga hiếu chiến.

Điều này thể hiện sư phức tạp và giằng xé trong tâm thế của xã hội Việt Nam. Một mặt, khát khao sự lành mạnh với luật pháp rõ ràng, cùng nền dân chủ theo kiểu phương Tây, nhưng mặt khác, lại muốn duy trì suy nghĩ kiểu cũ từ thời “chiến tranh lạnh”, giống như cách Nga và Trung Quốc vẫn đang làm, đó là tấn công và đổ lỗi tất cả bởi vì “sự phá hoại của Mỹ và phương Tây” khiến cho những bất ổn về kinh tế, xã hội và chính trị của họ.

Việt Nam vừa muốn phát triển đất nước, đi cùng với các quốc gia phát triển, nhưng lại muốn duy trì tư duy lỗi thời và thể chế độc tài từ “chiến tranh lạnh” để lại.

Có lẽ câu chuyện Ukraine sẽ là một bài học cho nhiều người Việt Nam thức tỉnh. Vì sao Ukraine chấp nhận mất mát bởi chiến tranh, nhưng vẫn muốn rời xa nước Nga láng giềng, để hướng về phía châu Âu xa xôi. Đó chính là bởi người dân đã hiểu được những trì trệ, lạc hậu của thể chế độc tài, mà họ đã phải gánh chịu rất lâu. Còn trái ngọt dân chủ, cho dù họ mới chỉ nếm được trong thời gian rất ngắn, họ đã hiểu và sẵn sàng trả giá để chọn mô hình dân chủ, tôn trọng pháp quyền đó.

Đây cũng sẽ là con đường mà Việt Nam cần phải chọn để phát triển và chống lại sự đe doạ từ Trung Quốc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Ngày 30/4: “Hành Trình Đến Tự Do” của người Việt ở Canada theo Đạo Luật S-219

Thanh Trúc
2022.04.29
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Ngày 30/4: “Hành Trình Đến Tự Do” của người Việt ở Canada theo Đạo Luật S-219Hình minh hoạ: Một buổi diễu hành kỷ niệm ngày 30/4/1975 do người Việt thực hiện mang theo lá cờ vàng của VNCH tại Washington DC hôm 30/4/2005.
 AFP

Bốn mươi bảy năm đã trôi qua nhưng dấu mốc 30/4 đối với những người Việt tị nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới là một ngày không thể quên.

Từ năm 2015, người Việt trên toàn Canada bắt đầu gọi ngày 30/4 hàng năm là “Ngày Hành Trình Đến Tự Do” - Journey To Freedom Day - theo như tên gọi của Đạo Luật S-219 được Quốc hội Canada công nhận. 

Hành trình và tự do

Người có công khởi xướng và vận động cho Đạo Luật  S-219 là  ông Ngô Thanh Hải, công dân Canada gốc Việt đầu tiên đắc cử Nghị sĩ Quốc hội năm 2012. Luật sư Vũ Đức Khanh nói với RFA từ Ottawa, Canada:

“Dự Luật S-219, do Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra trước Quốc hội, đã được thông qua ngày 23/4/2015.  Quốc hội Canada ghi rõ ‘Ngày 30/4 kể từ hôm nay và những năm về sau ở Canada được chỉ định là ngày để tưởng nhớ và tưởng niệm những mảnh đời đau khổ, những mất mát đau thương của hàng triệu người Việt Nam rời bỏ đất nước đi tìm tự do, ghi nhận sự tri ân của người Việt đối với người dân và đất nước Canada, đồng thời cũng đánh dấu sự đóng góp lớn và tiềm năng của trên ba trăm ngàn người Canada gốc Việt”.

“Từ 2015 đến 2019 ngày 30/4 được tổ chức rất lớn trước tiền đình quốc hội tại thủ đô Ottawa. Năm 2020 và 2021 cũng có tổ chức nhưng rất giới hạn. Năm nay theo dự kiến được tổ chức rất lớn trên toàn Canada. Vì là ngày thứ bảy, các cộng đồng người Việt từ miền Tây cho tới miền Đông, các thành phố lớn như Toronto, Montreal, Quebec, Calgary, Vancouver…đều tổ chức tưởng niệm”.

Ông Thực Trương, công dân Canada gốc Việt tại Montreal đã 47 năm, giải thích thêm những gì ông hiểu về “Hành Trình Đến Tự Do”: 

“Khi Sắc Lệnh S-219 của Nghị Viện Canada chấp thuận ghi nhận ngày 30/4 là một trong những ngày kỷ niệm tại Canada,  nhiều người phê phán và chỉ trích như vậy không đủ mà phải ghi là ‘Ngày Quốc Hận’. Nhưng người Canada có mất nước và có quốc hận đâu, tuy nhiên dưới áp lực của cộng đồng người Việt khá đông, thành quả đóng góp của người Việt tại Canada khá đặc sắc,  và nhất là với sự vận động tích cực của Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, ngày 30/4 đã được ghi nhận là ngày Hành Trình Tìm Tự Do.”

“Hai danh từ ‘Hành Trình’ và ‘Tự Do’ khiến người Canada nói riêng và thế giới nói chung và cả con cháu chúng ta sau này hiểu thêm về sự kiện đau thương của dân tộc đối với hiểm họa Cộng Sản”.

Về một câu chuyện gây tranh cãi khác, ông Thực Trương cho biết thêm:

Năm 2021 Montreal cũng mới khánh thành một tượng đài thuyền nhân. Với sự đấu tranh cương quyết và tìm hậu thuẫn nơi các đại diện cộng đồng dân tộc khác, những người đại diện cho cộng đồng người Việt tại Montreal đã thành công khi được thành phố chấp nhận dành một công viên khiêm tốn để dựng tượng đài kỷ niệm thuyền nhân. Hình ảnh một bà mẹ đang ngồi lật một cuốn sách cho con, ngụ ý cho con học hỏi tìm về quá khứ trong đó có cuộc tỵ nạn của người Việt Nam tại Canada. Nói tóm lại, chúng ta phải thực tế để hiểu được những vướng mắc và khó khăn khi dành được những thắng lợi này”.

daituongniemthuyennhanvncanada.jpeg
Đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Công trường Sài Gòn tại Ottawa, Canada. Hình do LS Vũ Đức Khanh cung cấp

Lễ tưởng niệm được tổ chức khắp nơi

Theo luật sư Vũ Đức Khanh, sau hai năm mọi sinh hoạt liên quan đến ngày 30/4 bị hạn chế vì đại dịch, ngày 30/4 năm nay  người Việt ở Canada quay trở lại những buổi tập hợp truyền thống, quan trọng nhất là tại tiền đình Quốc hội ở thủ đô Ottawa, cùng lúc với các thành phố lớn tại các tỉnh bang khác.

Một thông cáo cộng đồng từ Ottawa, được chia sẻ trên mạng ngày 26/4 vừa qua, cho thấy lễ thượng kỳ đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm đã diễn ra trước một ngôi nhà nằm đối diện với Dinh Toàn Quyền và Phủ Thủ tướng Canada, cùng dãy với  Đại sứ quán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trên đường Mackay, Ottawa, o­ntario.  

Đây là lần đầu tiên lá cờ tiêu biểu của người Việt tị nạn cộng sản được treo lên trong khu ngoại giao đoàn ở Ottawa  và trước những cơ quan biểu tượng quyền lực cao nhất của Canada.

Đối với người Việt tại thủ đô Canada nói riêng thì đây là một sự kiện quan trọng vào khi ngày 30/4 gần kề.

Tiến sĩ Trương Minh Trí, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tại Ottawa, nói rằng theo dự định thì đúng ngày 30/4 mới có buổi lễ chào cờ chính thức trước tòa nhà Quốc hội Canada:

“Đó là một truyền thống gần như mỗi năm. Trước COVID thì ngày 30/4 ở Ottawa được tổ  chức rất long trọng, có những lần đến 500 người và có thể hơn. Nhiều phái đoàn và rất nhiều quan khách và dân biểu, nghị sĩ quốc hội Canada đến dự và phát biểu. Dịp kỷ niệm 40 năm tôi nhớ rất là lớn và qui mô.  Nói rằng hai năm vừa rồi không có tổ chức thì thật ra cũng không đúng vì vẫn có tổ chức trên mạng, trên hệ thống Zoom, nối kết được với  những nhân vật đối kháng trong Hội Đồng Liên Tôn ở Việt Nam.”

“Năm nay, ngoài việc chào cờ trước Quốc hội, Liên Hội Người Việt cũng thực hiện Đặc san 30/4 trên Internet. Chủ đề năm nay là ‘Chính Nghĩa Cờ Vàng’, đăng những bài do đồng hương đóng góp.”

yellowflagcanada4.jpeg
Lá cờ vàng của VNCH được treo tại một tư gia ở Ottawa, Canada, nằm đối diện với Dinh Toàn Quyền và Phủ Thủ tướng Canada, cùng dãy với  Đại sứ quán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hình do LS Vũ Đức Khanh cung cấp.

Đó là ngày 30/4/2022 ở Ottawa. Còn tại thành phố Toronto chỉ cách thủ đô Mỹ chừng một giờ bay, Hội Người Việt Toronto, thành lập từ năm 1979, được coi là đoàn thể người Việt lớn nhất, có sự tài trợ của  Bộ Di Trú và Công Dân Vụ tỉnh bang o­ntario, cũng tổ chức lễ kỷ niệm trang trọng.

Đương kim Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Người Việt Toronto, bà Nguyễn Thanh Thúy, cho biết 30/4 năm nay sẽ diễn ra tại quảng trường Nathan Phillips Square, nơi có Tòa Đô Chánh và văn phòng thị trưởng thành phố:  

“Toronto là thành phố tài chính, quy tụ đông người Việt nhất, khoảng 160.000. Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do năm nay, thứ bảy, có lễ thượng kỳ tại Nathan Phillips Square. Chương trình bắt đầu từ  10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài Toronto, những thành phố phụ cận cũng có tổ chức. Theo ước tính của ban tổ chức, số người tham dự ở Toronto khoảng chừng 700 tới 1.000 hoặc 1.500 trên quảng trường Phillips Square.”

“Vì Hội Người Việt Toronto là hội đoàn lớn nhất nên hầu hết  chính khách, có lúc cả Thủ tướng, cho tới lãnh đạo các đảng, các dân biểu liên bang, tỉnh bang và các nghị viên thành phố đều có tham dự Ngày Hành Trình Đến Tự Do”.

Tại Montreal, nơi có đông người Việt phần đông sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, ngày 30/4 năm nay cũng sẽ có những sinh hoạt tương tự.

Ông Thực Trương ở Montreal nói ông sẽ tham dự đầy đủ các sinh hoạt 30/4 năm nay, để không quên những mất mát khi phải bỏ nước ra đi 47 năm trước, sau để trân quí nhớ lại những  ngày hạnh phúc thanh bình của một thời trước tháng 4/1975.

Ngày Hành Trình Đi Tìm Tự Do 30/4, với ông,  cũng là dịp nhắc cho thế hệ trẻ Canada gốc Việt hiểu được lý do cuộc sống lưu vong của cha ông mình.

Tại Hoa Kỳ hôm 26/4, bốn ngày trước dịp 30/4 lần thứ 47, văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal gửi ra một thông cáo báo chí, cho thấy ông  Lowenthal đệ trình  Nghị Quyết Quốc hội Mỹ tưởng niệm ngày 30/4 mà ông gọi là ‘Tháng Tư Đen’ năm thứ 47.

Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal thuộc nhóm Vietnam Caucus gồm các đại diện dân cử Mỹ chuyên quan tâm đến Việt Nam.

Lên tiếng với RFA từ địa phận 47 Nam California, dân biểu Alan Lowenthal nói về mục đích của Nghị Quyết :

“30/4 năm nay ghi dấu  năm thứ 47 nền dân chủ, tự do và sự Sài Gòn sụp đổ. Gọi đó là ‘Tháng Tư Đen’ để ghi nhớ một ngày đen tối”

“Chúng ta nhân đấy tưởng niệm và vinh danh những người Mỹ cũng như người Việt đã chiến đấu để bảo vệ cho lý tưởng tự do của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời ghi nhớ những năm tháng bi thảm tiếp sau 30/4/1975 mà cả triệu người Việt Nam tìm cách đào thoát khỏi  Sài Gòn.”

“Dù đã 47 năm, nhưng ngày Sài Gòn thất thủ vẫn là khoảnh khắc đau đớn vang vọng trong tâm khảm người Việt tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới. Ngày 30/4 là thời điểm hàng năm để chúng ta tưởng nhớ nỗi mất mát to lớn, bên cạnh sự vươn dậy mạnh mẽ  của những người sống sót, đồng thời nhắc nhở chúng ta tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân ở Việt Nam. Chúng ta không bao giờ quên những hy sinh trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Cuộc đấu tranh tiếp tục đến ngày hôm nay nhưng ý nghĩa của nó vẫn bị nhà cầm quyền Việt Nam phủ nhận”.

Được biết Nghị Quyết do Dân biểu Lowenthal đề xướng được lưỡng đảng ủng hộ.  Đồng bảo trợ cho Nghị quyết là các Dân biểu Liên bang Lou Correa, Brian Fitzpatrick, Young Kim và Michelle Steel.
Năm 1963, ông Tư Dậu đã hy sinh trong một trận biệt kích của địch. Đinh Khắc Chung nghe tin cha mất khi đang ngồi trong lớp học. Ông lặng đi, nhìn vô định lên bảng đen, lời cô trên bục giảng hư ảo xa xôi và ông bất động, gần như không chớp mắt cho đến cuối buổi học.

Ông Trần Văn o­n là một trong những người lái máy bay A-37 trong “Phi đội Quyết Thắng” ném bom Tân Sơn Nhất.

33 năm im lặng của người hàng binh ném bom Tân Sơn Nhất33 năm im lặng của người hàng binh ném bom Tân Sơn NhấtÍt ai biết, trước khi trở về với chủ nhân, chiếc huân chương ấy đã thất lạc suốt 33 năm. Để rồi ở tuổi 74, trải qua bao cuộc chiến, thăng trầm đời người, điều duy nhất còn đọng trong lòng người hàng binh năm nào: "Chỉ cần chiến tranh kết thúc, không còn người Việt nào mất mát, một lần nữa tôi vẫn đứng dưới lá cờ cách mạng…".
47 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2022), Dân trí đã có cuộc gặp mặt với ông Trần Văn o­n và lần đầu được lắng nghe câu chuyện về chiếc huân chương "đặc biệt".
Người phi công "mắc kẹt" giữa hai chế độ. Clip: Phương Nhi.
Huy Hậu: Anh hùng phi công Từ Đễ đã từng băn khoăn khôn nguôi về ông - người anh em từng được cả Phi đội Quyết Thắng tin yêu vì sự hết lòng phục vụ cách mạng. Thế nhưng, sau năm 1977, tại sao ông lại đột ngột mất liên lạc? 
- Ông Trần Văn o­n: Sau năm 1975, Pol Pot đánh phá dọc biên giới Tây Nam nặng nề. Vì lực lượng phi công còn mỏng nên hàng binh chế độ cũ chúng tôi được Nhà nước trọng dụng rất nhiều.
Ấy vậy, Nguyễn Văn Hai - một phi công của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) - đã đánh cắp chiếc trực thăng UH1 chở vợ con bay ra nước ngoài, khiến công tác trong quân đội của chúng tôi gặp khó khăn, sự nghi ngờ 2 bờ chiến tuyến lại một lần nữa dấy lên.
Ở lại lực lượng nhưng không biết tương lai sẽ ra sao? Ra nước ngoài cũng chẳng đành vì còn vợ còn con. Thế nên, sau năm 1977, Pol Pot được đẩy lùi, tôi liền xin rút khỏi hàng ngũ, lặng lẽ trở về quê nhà theo diện hàng binh.
Huy Hậu: Sau khi trở về quê cũ, cuộc sống của ông như thế nào?
-Ông Trần Văn o­n: Vì thất lạc giấy tờ chứng minh bản thân tham gia cách mạng nên suốt thời gian đầu, tôi cùng nhiều nông dân, hàng binh đã đào kênh, vét thủy lợi, xả mặn, rửa ngọt ruộng đồng… Kinh tế nước ta khó khăn, công việc thực hiện toàn bộ bằng tay chân nên khổ trăm bề.
Lúc đó, cả gia đình tôi đều sống dựa vào đồng lương đổi bằng gạo ít ỏi từ nghề giáo viên của vợ. Để phụ thêm, tôi còn tranh thủ trồng bắp, đậu, nuôi heo, gà… Chắt bóp từng li từng tí nhưng đến năm lớp 9, nhà nghèo, con trai lớn của tôi vẫn buộc phải nghỉ học để đi làm công nhân.
Thế nhưng, cái khổ tay chân ấy chẳng bằng gì so với sự khổ tâm đâu. Thời điểm ấy, một số bạn bè thuộc chế độ cũ nghe tin tôi tham gia trận ném bom Tân Sơn Nhất, họ thù lắm, gọi tôi là "kẻ phản quốc". Bị mắc kẹt giữa 2 chế độ khiến tôi đau đớn vô cùng!
Đến năm 1995, tôi mới quyết định quay trở lại Đà Nẵng, tìm đồng đội để xin giấy tờ chứng minh mình có công với cách mạng nhằm giúp cuộc sống dễ dàng hơn.
Huy Hậu: Sau hàng chục năm xa cách, đến khi được đoàn tụ, cảm xúc của các thành viên Phi đội Quyết Thắng ra sao?
- Ông Trần Văn o­n: Ban đầu tôi đắn đo lắm mới quyết định bán ít vườn tược để có tiền làm lộ phí. Ra tới Sư đoàn Không quân 372, chỉ mặc đúng chiếc áo thun mỏng tan, đôi dép Nhật mang trên chân cũng đã cũ mèm.
Anh Hán Văn Quảng (khi ấy đang là Sư đoàn trưởng - PV) nhìn tôi từ trên xuống dưới một lượt thì xúc động không thôi: "Anh tưởng em đã qua Mỹ". Rồi anh ôm chầm lấy tôi, nghẹn ngào: "Sống còn nhìn thấy nhau như vậy này là đủ lắm rồi…".
Anh Quảng kể, sau khi đất nước hòa bình, rất nhiều cơ hội anh em ở Phi đội Quyết Thắng về Tiền Giang, hỏi thăm tin tức để tìm tôi nhưng không thể. Sáng hôm sau, anh quyết định rút tiền mua một vé tàu để tôi ra Hà Nội đoàn tụ với tất cả thành viên.
Mặc dù lúc bấy giờ, chúng tôi đã cách biệt nhau rất nhiều. Thế nhưng, khoảnh khắc đoàn tụ, nghe hoàn cảnh khó khăn của tôi, ai nấy đều xúc động. Anh em bảo nếu năm 1975, tôi ở lại Sài Gòn và nhận huân chương "Chiến công Giải phóng hạng Nhất", có lẽ cuộc đời bây giờ đã khác.
Trước ngày chia tay, mọi người đứng ra kêu gọi Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân quyên góp 10 triệu đồng để giúp tôi trở về quê nhà, cải thiện cuộc sống.
Huy Hậu: Sau chiến thắng của trận ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, các thành viên phi đội Quyết Thắng đều nhận huân chương "Chiến công Giải phóng hạng Nhất". Tại sao ông lại không?
- Ông Trần Văn o­n: Thực tế, lúc ấy Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện đã có quyết định ký tặng cho tất cả. Nhưng vì tôi và Nguyễn Văn Sanh là hàng binh, vừa tham gia trận đầu tiên nên chưa trao ngay mà vẫn giữ ở Quân chủng Phòng không - Không quân.
Đến ngày 1/5, Sài Gòn giải phóng, tôi vội vã trở về quê, thông báo cho vợ biết mình còn sống. Chưa ở cạnh con đủ ngày thì lại phải tiếp tục nhận lệnh xuống sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) tham gia huấn luyện bay và chiến đấu ở biên giới Tây Nam.
Cuộc chiến chống Pol Pot diễn ra suốt 2 năm trời, bom ném triền miên, căng thẳng vô cùng. Ấy vậy, chiếc huân chương cũng dần rơi vào quên lãng.
Huy Hậu: Vậy đến bao giờ, chiếc huân chương ấy mới được quay trở về với chủ nhân?
- Ông Trần Văn o­n: Sau này, anh em Phi đội Quyết Thắng lần mò theo địa chỉ, tìm về Tiền Giang. Nhìn thấy tôi sống trong căn nhà lá lụp xụp mấy chục năm, họ bèn giúp đỡ.
Từ Đễ gọi ra Quân chủng Phòng không - Không quân hỏi chuyện, xác nhận chiếc huân chương còn nên cậu ấy liền gợi ý mang trao trả cho tôi. Từ Đễ cho rằng, dù muộn nhưng đó là những gì tôi đáng được nhận.
Nhanh chóng, sư đoàn mời tôi lên Sài Gòn để thực hiện lễ trao trả nhưng Từ Đễ nhất quyết không đồng ý.  Bởi lẽ, khi ấy tôi còn chịu sự nghi kỵ từ bà con ở quê và bạn bè chế độ cũ, cậu ấy muốn đem về tận xã để tôn vinh cho tất cả mọi người đều biết.
Một sáng tháng 8/2008, trước sự chứng kiến của hàng chục cán bộ tại UBND xã Gò Công, tôi được nhận chiếc huân chương thất lạc suốt 33 năm. Nhìn tấm bằng khen đã úa màu vì thời gian, ai nấy đều xúc động!
"Như thế này là đã trả danh dự rồi, để anh bọc huân chương trong túi mang về" - ra đến cửa ủy ban, tôi lên tiếng đề nghị. 
Từ Đễ liền lắc đầu: "Không! Anh phải đeo trước ngực đi trên con đường rộng nhất, dài nhất về nhà, để dân thấy anh đã có công với cách mạng như thế nào…". 
Thế là giữa trưa nắng hôm đó, anh em lái xe máy đèo tôi ngồi sau vừa cầm bằng khen, vừa đeo huân chương, đi trên con đường làng dài nhất để trở về. 
Huy Hậu: Từng tham gia huấn luyện tại Mỹ, rồi tiếp tục trở thành phi công phục vụ cho chế độ Sài Gòn, từ khi nào ông bắt đầu có ý nghĩ sẽ đứng dưới lá cờ cách mạng?
- Ông Trần Văn o­n: Thú thật, chúng tôi không có quyền lựa chọn! 
Sau năm 1968, chính quyền Sài Gòn ra lệnh tổng động viên, tất cả trai tráng 18-20 tuổi đều phải đi lính. Tôi may mắn tốt nghiệp tú tài nên được đưa sang Mỹ học bay. Đến khi Mỹ rút viện trợ, lũ lượt rút khỏi Việt Nam, tôi biết chắc chắn chiến tranh sắp kết thúc. Bạn bè ở chế độ cũ khuyên tôi nên đi di tản nhiều lắm chứ, nhưng tôi không.
Thứ nhất, pháo đạn thời điểm ấy bắn ngày đêm, chưa chắc gì chúng tôi có thể sống sót. Thứ hai, vợ con vẫn đợi, tại sao tôi phải rời đi? Thứ ba, ừ thì sang Mỹ rồi, nhưng ở xứ người, tương lai phía trước sẽ ra sao? Cuối tháng 4/1975, tôi xin ra hàng, tham gia cải tạo tập trung nhằm đợi thời gian kết thúc chiến tranh.
Thế nhưng, lịch sử lại lần nữa lựa chọn tôi để thử thách. Quân giải phóng Việt Nam thu được 6 chiếc A-37 của Mỹ nhưng chưa biết cách sử dụng. Thấy lý lịch tôi tốt, gia đình có người tham gia cách mạng họ liền tuyển chọn để tôi chỉ dạy và cùng ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Huy Hậu: Khoảnh khắc ném bom xuống Tân Sơn Nhất - nơi là căn cứ của chế độ cũ mà ông từng tham gia phục vụ, ông suy nghĩ điều gì?
- Ông Trần Văn o­n: Một người bị kẹt giữa 2 chế độ như tôi nghĩ nhiều lắm! Bất đắc dĩ chiến tranh đã diễn ra trên đất nước chúng ta, buộc chúng tôi đứng ở 2 đầu chiến tuyến. Nhưng không thể cứ mãi đánh nhau. Thời điểm ấy, phải nói rằng tất cả chúng tôi đều đã quá chán ghét chiến tranh. Tất cả chỉ mong mỏi một sự kết thúc, không còn ai chết chóc và người ta được tự do, trở về đoàn tụ gia đình.
Đến đêm 27/4, trước giờ bay, Đại tá Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng phòng không không quân, gọi anh em Phi đội Quyết Thắng ra sân và nhấn mạnh: "Không đánh vào khu ga hàng không, không đánh trại Davis nơi có phái đoàn quân sự của ta, không phá đường lăn, đường băng, không để rơi bất kỳ quả bom nào xuống Sài Gòn, không làm thương vong dân thường… chừa đường cho Mỹ về nước".
Đó là một hành động vô cùng nhân đạo! Chúng tôi đã thực hiện đúng mệnh lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", tức không tiêu diệt mà vẫn cho địch rút và giảm hoàn toàn thương vong. 
Và thời điểm khi hàng chục quả bom được ném xuống, chúng tôi vẫn cố gắng định vị một cách chuẩn xác nhất theo lời đại tá Lê Văn Tri. Thậm chí, lửa cháy cuồn cuộn dưới đất, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục cất cánh rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. 
Tân Sơn Nhất hôm ấy gần như không có một thương vong.
Huy Hậu: Bây giờ nhìn về quá khứ, ông cảm nhận lựa chọn của mình khi ấy thế nào?
 - Ông Trần Văn o­n: Câu chuyện của tôi, cứ 10 người thì 5 người khen, 5 người vẫn nghi ngờ. Khi đó, trở về cuộc sống đời thường, cực khổ có đấy, nhưng tôi chưa một ngày ngừng cố gắng để gia đình mình bình yên.
Sau này mỗi lần đồng đội nhắc nhớ chuyện cũ, tôi luôn cười trừ: "Khổ đã khổ rồi. Nhưng nếu để chiến tranh kết thúc, để không còn người Việt Nam nào chết, tôi vẫn chọn đứng dưới cách mạng…"
Huy Hậu: Những ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước có ý nghĩa đặc biệt như thế nào đối với những người lính phi công như ông?
- Ông Trần Văn o­n: Mọi năm, cứ đầu tháng 4, rất nhiều nhà báo như bạn lại tìm về quê để thăm hỏi, đồng đội dù lớn tuổi nhưng vẫn hẹn nhau gặp mặt ở Sài Gòn để hàn thuyên chuyện cũ.
Mấy hôm nay, tụi cháu nhà tôi lên mạng xã hội là thấy hình ảnh, câu chuyện kể về tôi. Tụi nó bảo tự hào về những gì ông đã làm.
Đấy, chỉ cần nhiêu đó thôi là đủ niềm vui tuổi già…
Xin cảm ơn chia sẻ chân thành từ ông!
Nội dung: Huy Hậu
Ảnh: Hải Long
Clip: Phương Nhi
Thiết kế: Thủy Tiên.
01/05/2022
30/4: Đài Trung Quốc nói ‘1.400 bộ đội Trung Quốc hy sinh ở Việt Nam’21 tháng 4 2022Cập nhật 28 tháng 4 2022NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông
Trong tám năm viện trợ Việt Nam chống Mỹ từ năm 1965 đến 1973, hơn 4.000 cán bộ và chiến sĩ bị thương và 1.400 chiến sĩ Trung Quốc đã hy sinh trên đất Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Đài phát thanh China Radio International, ban tiếng Việt, cho biết con số này trong bài báo ngày 28/4/2022.
Đây là bài thứ hai nói về các cán bộ Trung Quốc từng sang giúp đỡ miền Bắc Việt Nam chống Mỹ.
Theo bài này, chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1972, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 300 xe tăng, còn cung cấp thiết bị đồng bộ đường ống dẫn dầu dài 3.000 km, 80.000 áo chống đạn
QUẢNG CÁO< iframe frameborder="0" src="https://6f748d0e99fcd6635564f15cfc98e412.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html" id="google_ads_iframe_/4817/bbcworldservice.live.site.vietnamese/vietnamese_vietnam_content_1" title="3rd party ad content" name="" scrolling="no" marginwidth="0" marginheight="0" width="300" height="600" data-is-safeframe="true" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" role="region" aria-label="Advertisement" tabindex="-1" data-google-container-id="2" data-load-complete="true" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; vertical-align: bottom;">< /iframe>"Theo thống kê, vật tư quân sự Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam bao gồm: súng, pháo, ô tô, xe tăng, máy bay, tàu chiến, đạn dược, quân phục, dầu mỏ, lương thực... trị giá khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ, có thể trang bị cho hơn 2 triệu binh sỹ Việt Nam," bài báo cho hay.
Viện trợ của Trung QuốcTrung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam.
Đây là con số được đài phát thanh China Radio International của Trung Quốc, ban tiếng Việt, ghi nhận trong một bài báo đăng ngày 20/4.
Con số 320.000 binh sĩ trùng khớp với các thông tin đã được công bố trước đây.
Đọc lại: Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?
Đánh giá mới về viện trợ Trung Quốc cho Hà Nội thời chiến
Chiến tranh 1979: Liên Xô biết là TQ sẽ đánh VN?
Bài báo của China Radio International phỏng vấn ông Dương Cảnh Khoa, cán bộ về hưu thuộc Phòng Kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc và ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Năm 1966 và 1967, ông Dương Cảnh Khoa tốt nghiệp Học viện Radar Không quân Trung Quốc, đã hai lần sang Việt Nam tác chiến "theo lời kêu gọi của Chủ tịch Mao Trạch Đông đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội Mỹ", theo bài viết.
Lực lượng phòng khôngÔng Dương Cảnh Khoa và Trương Á Quang thuộc lực lượng phòng không.
Theo bài báo ngày 20/4, kể từ tháng 8 năm 1965, các bộ đội pháo phòng không của Không quân Trung Quốc đã lần lượt bí mật vào miền bắc Việt Nam.
Ông Dương Cảnh Khoa 85 tuổi vẫn còn nhớ: "Đó là vào năm 1966, khi tôi 28 tuổi. Tôi đi tàu xuống miền Nam, qua sông Trường Giang và Hữu nghị quan. Sau đó, chúng tôi ở lại Lạng Sơn, tỉnh Hòa Bình, sau đó tiếp tục đi về phía Nam, đến thị xã Kép của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam".
Trung QuốcNGUỒN HÌNH ẢNH,ULLSTEIN BILD DTL.Chụp lại hình ảnh,Tranh cổ động của Trung Quốc mô tả 'bà mẹ Việt Nam căm thù diệt Mỹ'
Ông Dương Cảnh Khoa nhớ lại: "Lúc đó, chúng tôi ở Lạng Sơn và thị trấn Kép, không thấy đồng chí nam nào cả. Họ đi chiến trường hết, rất khổ. Những đồng chí phụ nữ Việt Nam ở lại thì rất thân thiện, hữu nghị và hào phóng đối với chúng tôi, tôi vẫn nhớ những đồng chí nữ Việt Nam đội nón và nói với chúng tôi rằng, 'Chào các đồng chí'. Chúng tôi cùng hát 'Việt Nam-Trung Hoa', Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông..."
Ông Trương Á Quang cho biết: "Sau khi chúng tôi đến, chúng tôi gặp người dân địa phương Việt Nam. Họ tặng cho chúng tôi rất nhiều sắn. Bà con nói với chúng tôi rằng, đồ này có thể ăn no. Sau khi nhận được sắn, chúng tôi đã chuẩn bị gạo, xà phòng và pin trong đèn pin để tặng cho họ, mọi người đều rất vui."
Họ tham gia nhiệm vụ bảo vệ đầu mối giao thông vận tải chính của Trung Quốc viện trợ vật tư sang Việt Nam và các mục tiêu ở Sông Hóa, thị trấn Kép, Ôn Châu, Lạng Sơn...
Bắn rơi máy bay MỹBài báo tường thuật cách những người lính Trung Quốc bắn rơi máy bay Mỹ.
"Trong thời gian máy bay Mỹ bổ nhào và tập trung, chúng sẽ bay qua các trận địa mà Dương Cảnh Khoa và các đồng đội của ông đóng quân, đây chính là thời điểm tốt nhất để tấn công. Khi trận chiến bắt đầu, bầu trời dày đặc máy bay Mỹ và bom nổ ầm ầm."
"Trung đoàn trưởng xác định phương hướng tấn công chính của máy bay Mỹ và phát lệnh: "Đổi hướng hỏa lực, nhắm vào máy bay đầu tiên của tốp thứ 3, cả trung đoàn tập trung hỏa lực!". Sau một loạt đạn pháo, máy bay Mỹ tan tành xác pháo trên không trung."
Ông Dương Cảnh Khoa cho biết: "Khi chiến đấu, chúng tôi đều ăn ở tại chỗ, một hầm trú ẩn và một khẩu pháo cao xạ, cứ thế mà đợi. Khi máy bay Mỹ đến, nhiều nhất có hơn 30 chiếc, giống như một đàn quạ bay qua bầu trời, một chiếc máy bay có hơn 2.000 quả bom. Cuối cùng, sư đoàn chúng tôi đã bắn rơi hơn 90 máy bay Mỹ, khi chúng bay đến gần, tôi có thể nhìn rõ phi công là người Mỹ."
Sư đoàn của ông Trương Á Quang còn bắt sống một phi công Mỹ, ông cho biết: "Tôi và một vài đồng đội đều tận mắt nhìn thấy lính Mỹ nhảy dù xuống đó, anh có đôi mắt xanh. Chúng tôi nói với anh ta rằng, anh cứ khai thật, chúng tôi sẽ không làm hại anh."
Bài báo mô tả từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, tổng cộng có khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lượng phòng không Trung Quốc sang viện trợ Việt Nam chống Mỹ.
Bài báo viết: "Trong khoảng thời gian 3 năm 7 tháng, họ đã tác chiến 558 lần, bắn rơi 597 chiếc máy bay và bắn trúng 479 máy bay Mỹ."
Ông Trương Á Quang và đồng đội nung chảy những mảnh vỡ của máy bay Mỹ để làm thành những mô hình nhỏ, mang về tặng cho người nhà để làm quà lưu niệm.
Ông Trương Á Quang nói với China Radio International: "Đó là chiến lợi phẩm của chúng tôi, chúng tôi rất tự hào."
Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà NộiChụp lại hình ảnh,Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà Nội
Mỹ mất bao nhiêu máy bay trong chiến tranh Việt Nam?Theo tin chính thức của Việt Nam, riêng trong 12 ngày đêm của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972, miền Bắc Việt Nam đã "bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ".
Còn tổng cộng trong cuộc chiến, Việt Nam nói lực lượng phòng không nhân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay Mỹ.
Riêng lực lượng dân quân tự vệ với các loại súng, pháo phòng không và súng bộ binh đã bắn rơi 424 chiếc, gồm 20 loại máy bay, trong đó có máy bay cường kích F-111A, theo tin chính thống của Việt Nam.
Trang Bộ Quốc phòng Việt Nam nói: "Quân chủng PK-KQ đã bắn rơi 2.635 trong tổng số 4.181 máy bay địch bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái."
Trang web Bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam cho hay: "Tổng kết cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quân chủng PKKQ đã bắn rơi 2.635 máy bay trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc, gồm tất cả các kiểu loại hiện đại nhất của không quân Mỹ trong đó có 64 chiếc B-52, 13 chiếc F.111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái."
Báo Lạng Sơn cho biết: "Từ ngày 5/8/1964 đến ngày 17/1/1973 đã có 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc, trong đó quân và dân Lạng Sơn đã bắn rơi 85 chiếc các loại."
Mỹ chỉ thừa nhận con số ít hơnCuốn sách Air warfare: an international encyclopedia, bản in 2002, lại nói từ 1965 tới 1968, Hoa Kỳ mất 990 máy bay ở miền Bắc Việt Nam.
Còn sách Introduction to the United States Air Force, in năm 2001, nói trong giai đoạn 1965-1968, Hoa Kỳ mất 922 máy bay, và thả 634.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.
Về Chiến dịch Linebacker II bằng B-52 ném bom Giáng Sinh 1972, cũng sách Introduction to the United States Air Force, nói Mỹ mất 15 B-52, hai F-111, và hai F-4.
Cuốn Naval Air War, do Naval Historical Foundation in năm 2015, nói trong cả cuộc chiến Việt Nam, Mỹ mất 1.125 máy bay và trực thăng của Hải quân và Thủy quân lục chiến.
Bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War, do Spencer Tucker chủ biên, bản in 2011, nói không quân Mỹ mất 2.257 máy bay do hành động thù địch hay tai nạn trong cuộc chiến Việt Nam.
Trong đó, 990 máy bay là rơi tại miền Bắc Việt Nam, với 2.800 phi công thiệt mạng.
Trung Quốc viện trợTheo một số ước tính, Trung Quốc, nước gửi tổng cộng khoảng 320.000 người liên quan quân sự để giúp các tuyến đường vận chuyển và khẩu đội phòng không, đã có 1.100 người thiệt mạng và 4.200 người bị thương.
Các nguồn của chính phủ Mỹ ước tính tổng cộng lính Cộng sản Việt Nam thiệt mạng từ 1961 đến 1975 là 1.027.085 người, một con số mà giới chức Lầu Năm Góc cho rằng có thể bị phóng đại lên 30%. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam ước tính con số bộ đội Cộng sản chết từ 1954 đến 1975 là 1.1 triệu.
Ước tính số người chết của quân lực Việt Nam Cộng Hòa là 254.257 người.
Còn theo một thống kê khác, 1.446 quân nhân Trung Quốc tử trận trong thời kỳ này được chôn ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.
Một số tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc như Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, có nghĩa trang dành riêng chôn cất tử sỹ Trung quốc.
Nghĩa trang Thịnh Hưng có 111 mộ tử sỹ Trung Quốc, nghĩa trang Yên Bình có 131 mộ.
Theo lịch sử chính thức của Trung Quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất.

Trung Quốc có lúc tăng viện trợ cho Hà Nội nhưng cũng có lúc giảm đi để bày tỏ bất mãn, như khi Hà Nội đàm phán hòa bình với Mỹ năm 1968 và 1969. 

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8336

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca