|
|
Các chuyên mục |
|
Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal
Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat
Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục
Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói
Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí
Web links
Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP
|
|
|
|
Xem bài theo ngày |
|
Tháng Mười hai 2024 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống kê website |
|
|
Trực tuyến: |
5 |
|
Lượt truy cập: |
25901096 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Liên Minh Quốc Tế Mới Thành Lập: Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo
04.06.2008 17:14
OREC- Organization of Rice Exporting Countries
Cần một tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo tương tự như OPEC? | Ý tưởng về Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo (Organization of Rice Exporting Countries- OREC) manh nha trong một ít doanh nhân xuất khẩu lúa gạo mỗi khí nói về giá gạo xuất khẩu. Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, đã đến lúc đòi hỏi có một OREC để tạo vận hội mới. |
|
|
Giữa thập niên 60 của thể kỷ trước, khi Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, người Thái đã mong muốn lập ra Tổ chức các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (The World’s Leading Rice Exporter). Cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam suy nghĩ gì về điều này. Một số doanh nghiệp nói đây là đây là việc cần thiết để thoát khỏi cảnh bán gạo với giá thấp và lẻ tẻ. Đầu năm nay (2008), gạo 5% tấm của Việt Nam giá chỉ 355 USD/tấn, đến tháng 2-2008, mức giá xuất khẩu của loại gạo này lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Khi Ấn Độ và Pakistan giảm lượng gạo xuất khẩu còn Trung Quốc, Philipines, Indonesia và các nước Châu Phi muốn tăng lượng gạo nhập khẩu thì giá gạo thế giới sẽ lại tiếp tục tăng lên. Xu hướng này bộc lộ từ các giao dịch gạo trên toàn cầu niên vụ 2006-2007 với mức 29,14 triệu tấn, tăng 1,07 triệu tấn so với niên vụ trước. Các nước xuất khẩu gạo chính là Thái Lan (8,7 triệu tấn), Việt Nam (4,9 triệu tấn), Ấn Độ (4,3 triệu tấn), Hoa Kỳ (3,6 triệu tấn),… Năm ngoái (2007), Thái Lan xuất khẩu 9,55 triệu tấn gạo, thu về 3,6 tỉ USD. Năm nay có thể chỉ với 8,75 triệu tấn nhưng có khả năng thu về tới 4,7 tỉ USD. Báo chí Thái Lan đưa tin năm nay, Việt Nam đưa tin chỉ xuất khoảng 3,5 triệu tấn gạo, giảm 1 triệu tấn so với niên vụ trước. Công số lượng gạo xuất khẩu các nước khác cũng giảm khoảng 4 triệu tấn. Những thông tin này được xem như một cơ hội để các nhà xuất khẩu “làm giá” khi các nước tìm tới Thái Lan và cơ hội ấy có thể giúp họ kéo giá gạo trắng loại B từ 420 USD lên 720 USD/ tấn. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng đã đến lúc nắm bắt thời cơ thành lập và lãnh đạo OREC, tương tự như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để kiểm soát việc cung ứng lúa gạo và giá cả trênt hị trường thế giới và tối ưu hóa lợi tức cho nông dân từ việc xuất khẩu gạo. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác cho rằng với thực trạng an ninh lương thực như hiện nay thì Việt Nam còn có rất nhiều vấn đề cần giải quyết mới có thể đề cập tới và tham gia một Tổ chức như vậy. Hơn nữa, Thái Lan có nhiều nhiều ưu thế về đất đai, giống tốt, chất lượng hơn…và đặc biệt, họ có một Tổ chức những nhà xuất khẩu gạo biết cách “làm giá” để nông dân “được nhờ”nên cứ để cho Thái Lan khởi xướng xây dựng và lãnh đạo một tổ chức như vậy.
Ông Ngô Văn Tân, chuyên gia kế hoạch tài chính của Công tytài chính đa quốc gia Sun Life Financial (Canada) nhận định “Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, đã đến lúc phải xúc tiến các nguồn lực để có một OREC và vì một OREC trong tương lai”. Giá gạo đă tăng đến mức cao nhất trong lịch sử | Gia Khiêm |
Sẽ có Tổ chức các nước xuất khẩu gạo
Lao Động số 97 Ngày 02/05/2008 Cập nhật: 9:08 PM, 01/05/2008 | (LĐ) - Các quốc gia khu vực sông Mekong gồm Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và VN đã đồng ý về mặt nguyên tắc thành lập một liên minh để kiểm soát giá gạo, tương tự hoạt động của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) - Thủ tướng Thái Lan tuyên bố hôm 30.4. Ổn định giá
Thủ tướng Samak Sundaravej cho biết, liên minh này sẽ được gọi tên là Tổ chức các nước xuất khẩu gạo (OREC). OREC nếu được thành lập sẽ quyết định giá gạo trên thị trường thế giới giống như OPEC kiểm soát giá dầu.
Liên minh này không những tăng cường quyền mặc cả đối với giá gạo xuất khẩu, mà còn giúp ổn định giá gạo trong tiêu dùng nội địa vì các quốc gia đã có sự hợp tác và thống nhất về giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới. Hiện Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số 1 toàn cầu, chiếm gần 32% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ hai là Ấn Độ với 16%, và thứ ba là VN với 14%.
Theo ông Samak, VN, Lào, Campuchia đã đồng ý gia nhập tổ chức này. Thủ tướng Samak cho hay, ông đã mời Myanmar gia nhập OREC, tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Myanmar Thein Sein đang ở thăm chính thức Thái Lan. Mặc dù Myanmar không phải nhà xuất khẩu lớn, nhưng Thái Lan sẽ trợ giúp kỹ thuật để quốc gia Đông Nam AÁ này nâng cao sản lượng xuất khẩu. Ngoại trưởng Thái Lan Noppadon Pattama khẳng định, OREC sẽ sớm nhóm họp.
Cơ hội cho nông dân
Ngày 30.4, loại gạo thơm Pathumthani của Thái Lan được bán trên thị trường với giá 998USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với giá 512USD/tấn hồi tháng giêng năm nay. Hiệp hội XK gạo Thái Lan cho biết, hiện người Thái đang háo hức trồng lúa trên khắp đất nước (ảnh). Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) Jacques Diouf cho rằng, việc giá lương thực leo thang là cơ hội để ngành nông nghiệp thế giới phát triển. Ông Diouf nhấn mạnh, thế giới phải biết tận dụng cơ hội giá lương thực tăng cao để trợ giúp nông dân ở các nước đang phát triển.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hôm 30.4 đã kêu gọi nông dân trong nước tích cực trồng lúa và các hoa màu khác. "Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang tạo ra cơ hội cho người nông dân Campuchia, chiếm 80% dân số" - ông nói. Từ cuối tháng 3, Thủ tướng Campuchia đã ra lệnh cấm xuất khẩu gạo để ổn định giá trong nước khi lương thực tăng cao.
Nhưng hôm 30.4 vừa qua, chính phủ nước này lại cho biết sẽ cân nhắc việc xuất khẩu gạo và tìm thị trường cho nông dân, đồng thời giảm khó khăn cho các nước đang gặp khủng hoảng lương thực. "Cơ hội của người nông dân đã đến" - Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh. Trí Minh tổng hợp |
Phát ngôn - Hành động ấn tượng tuần này? | Báo Tuần Tin Tức VN - Thứ sáu, 4/4/2008, 10:39 GMT+7 | Sau đây là những "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" trong tuần (theo thứ tự thời gian) từ 28/3 đến 4/4/2008 do Tuần Việt Nam lựa chọn.
| Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo?
| Việt Nam, Thái Lan sẽ là những quốc gia chủ chốt trong OREC? | "VN là cường quốc xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Đã đến lúc chúng ta phải làm để có một Tổ chức xuất khẩu gạo (Oganization of Rice Exporting Countries - OREC). Phải quyết liệt vì một OREC".
Đó là ý kiến của ông Ngô Văn Tân - chuyên gia kế hoạch tài chính của tổ hợp đa quốc gia Sun Life Financial, Canada - để nông dân biết "làm giá", đỡ bị thiệt thòi và VN thoát khỏi cảnh bán gạo với gia thấp. (Sài Gòn Tiếp Thị 31/3/2008).
Báo Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 30.05.2007 Giờ 10:40 | Ăn gạo ít thôi! Theo báo cáo của Tổ chức Lương nông của Liên hiệp quốc (FAO) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các vụ thu hoạch lúa trên toàn cầu đạt mức thấp nhất trong hơn hai thập niên... Do đó, giá gạo sẽ tăng vì người ta có thể thiếu xăng nhưng không thể thiếu gạo, nhất là các quốc gia dùng gạo làm thức ăn chính Việt Nam xuất ít, ăn nhiều | Các công ty lương thực Việt Nam bắt đầu trang bị loại máy tách màu gạo xuất khẩu theo công nghệ Hàn Quốc để gia giá trị gạo xuất cảng. Ảnh : TTXVN |
So với các nước trong vùng Đông Nam Á như Thái Lan thì Việt Nam là nước có sản lượng cao hơn nhưng lại xuất cảng ít hơn. Người Thái Lan chỉ tiêu thụ 55% số lượng gạo sản xuất trong khi Việt Nam tiêu thụ 90% và điều này chứng tỏ rằng dân Việt Nam ăn gạo quá nhiều đến mức bệnh vì gạo thay vì mạnh vì gạo! Mỗi năm Thái Lan xuất cảng 45% số gạo sản xuất, mang lại được khoảng 2 tỉ USD và bớt đi rất nhiều ngân sách y tế về bệnh đái tháo đường và đồng thời làm giảm thiệt hại sản xuất cũng như vấn đề kinh tế và xã hội do bệnh này mang lại. Mức tiêu thụ gạo trung bình của các dân tộc dùng gạo làm thức ăn chính là 83kg/đầu người/năm, Myanmar là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất - 237kg/năm, Việt Nam tiêu thụ 211kg chưa kể các sản phẩm biến chế từ bột gạo như mì, phở, bún, bánh v.v... Tính trung bình đầu người chúng ta tiêu thụ tổng cộng 350kg/năm - thật là lạm dụng và nguy hiểm cho sức khoẻ! Bỏ thói quen lạm dụng cơm gạo Tính khẩu phần tiêu thụ gạo trên đầu người Việt Nam tiêu thụ đến 350kg (theo thống kê năm 2003 là 212 kg chưa kể các thức ăn biến chế từ gạo như bún, phở, bánh v.v... và cho gia súc, so với Thái Lan là 155kg/năm, ít hơn gần 30%). Tôi giật mình, vì ở Canada, người ta chỉ ăn chừng 15kg/năm/người. Ngay cả người Việt tại Canada cũng tiêu thụ bằng 1/3 so người Việt trong nước. Vậy mà bác sĩ và chuyên viên khoa ẩm thực còn khuyên nên ăn ít chất tinh bột để tránh bệnh đái tháo đường, người nào đã có mầm mống hoặc đã phát hiện căn bệnh thì giảm thiểu khẩu phần gạo xuống còn nửa chén cơm mỗi bữa. Hèn gì, trong thời gian gần đây tôi nhận được nhiều tin bạn bè và người quen ở Việt Nam chết vì bệnh đái tháo đường ở tuổi rất trẻ, 40, 50 và 60! Tóm lại người Việt nên ăn bớt gạo lại. Ngô Văn Tân (Canada) Lập OREC Trong nước, dân thành thị cũng đã bớt ăn gạo và chỉ chuộng gạo ngon, thơm. Tại Bắc Mỹ nhiều người tìm mua gạo Việt Nam sau khi nghe tin gạo Thái Lan bị nhiễm độc chất cadmium có thể làm xốp xương nguy hiểm tính mạng nhưng chẳng có tiệm nào bán cả. Việt Nam chú ý tới người Việt ở hải ngoại (3 triệu người), giả sử mỗi đầu người tiêu thụ mỗi ngày 1 lon gạo tức mỗi năm 120kg thì nhân lên sức tiêu thụ của cộng đồng hải ngoại là 360.000 tấn gạo. Một thị trường như vậy mà không khai thác được là uổng. Hiện nay, Thái Lan xuất cảng gạo 7,5 triệu tấn, Việt Nam xuất cảng 5 triệu tấn, muốn đuổi kịp Thái Lan -Việt Nam nên đặt mục tiêu tăng năng suất và xuất cảng 8%/năm thì năm 2012 Việt Nam sẽ chiếm vị trí số 1 thế giới. Hơn nữa, Việt Nam hãy đứng ra chủ toạ mời họp thành lập Tổ chức Các quốc gia xuất cảng gạo OREC (Organization of the Rice Exporting Countries). Việt Nam nên liên hệ với các đối tác xuất cảng gạo thế giới và tổ chức phiên họp ngay tại Việt Nam thành lập Tổ chức Các quốc gia xuất cảng gạo để bảo vệ quyền lợi nông dân và kinh tế nông nghiệp của quốc gia trong nhóm sau này. |
| Website của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Khẩu Gạo Trên Thế Giới
OREC- Organization of Rice Exporting Countries
|
Những nội dung khác:
|
|
|
|
|