Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 25900983

 
Tin tức - Sự kiện » Thể thao - Võ thuật 03.12.2024 05:51
Võ Việt vs võ Tàu
19.04.2009 13:04

Thích Tâm Bình
BIẾN GIẢI VỀ QUYỀN – PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG:

Phép hiểu Quyền cần phải nắm vững tinh thần của nó. Đó là cái cốt lõi của thuật nhu hoà, của đường lượn, tính biến thiên, phép quy tụ... Không thấy hết tính độc đáo của môn công, sự khác nhau giữa kỹ thuật đi Quyền với hình thức tập luyện khác, những đặc điểm du hấp lực, những kỹ năng vận động đặc môn, thì người tập thật khó có thể lĩnh hội được cái kết quả như mong ước.


Ngoài ra thuật luyện Quyền còn đòi hỏi những phẩm chất riêng mang tính tự thân, ở ý chí, ở khả năng lĩnh hội và cách xử thế trong các tình huống cụ thể, những cảnh vận động nội tại, trải tâm hồn của mình như những cánh cửa bốn mùa đón gió, đầu để trần, chân tiếp đất, đêm nằm trên nền cứng gắn với thiên nhiên, hoà một phần đời sống của chính mình với thiên nhiên.

Trong những lần trao đổi với các chú, các bác đồng nghiệp, điều tâm đắc là tôi lĩnh hội được tinh thần này qua các ví dụ và mẩu chuyện thật đơn giản mà ý vị.

Chẳng hạn bàn về thuật hấp lực, các vị nói : " Nước nuốt được tảng đá lớn là vì biết nhường, lau sậy nhún mình chẳng bao giờ bị đổ ".

Hoặc :" Dùi đánh mãi cũng chẳng thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ xuyên nó thật dễ dàng ".

Chứng kiến cảnh khắc cung của người nông dân vùng Thanh Nghệ , tôi càng thấm thía ý nghĩa sâu sắc của tinh thần trên, thật thú vị khi thấy cùng một lúc 3, 4 người đứng cách 50 bước chân giương cung bắn liên tiếp vào một chàng trai tay chỉ cầm một nhành tre nhiều nhánh rung mạnh, thế mà không mũi tên nào bén gót.

Khi hỏi kỹ về nguyên lý này, một cụ nói" Xung lực càng nhanh, hiệu công càng mạnh, ví như vật nặng được buộc vào dây mềm mà quẳng vậy ".

Tất nhiên nên hiểu cương nhu như hai vật khác nhau cùng soi chung vào hồ nước, chỉ những lúc mặt nước xáo động và càng xáo động, hình thể của hai vật trên mới bị trộn lẫn vào nhau, thậm chí tan biến vào nhau.

Như vậy, phép biến giải về quyền là nghệ thuật linh động, hợp thức và công phu, giống như người nghệ sĩ điều khiển cây đàn. Không chỉ biết gẩy mạnh , gẩy nhẹ mà quan trọng hơn là phối hợp các âm thanh tạo nên tiếng nói đồng điệu và giao cảm.

Thuật cương đối cương, nhu đối cương, thuật thân đảo du hấp lực, thuật chủ lơi hậu áp... đều đòi hởi một quá trình chuyên luyện theo tinh thần áp đặt chặt chẽ. Có như vậy mỗi bài quyền đều chứa đựng một tinh thần riêng, không thể lặp lại theo kiểu xáo trộn, tính thứ tự của chiêu thức, hay các phổ hợp du đảo, phối thuộc để có thể tự coi là đã sáng tạo được một bài Quyền hoàn chỉnh.

Tinh thần cương đối cương, đòi hỏi tính tốc độ , tính chuẩn xác, tính đanh chắc của thế đánh, thế tấn... thế phối hợp nhanh, gọn, rắn trong quan hệ phát chiêu liên hoàn. Người tập không nhất thiết đòi hỏi sự mềm mại, khéo léo và khả năng cảm dính đặc biệt. Nhưng ngược lại, tinh thần của bài Quyền thuần cương đòi hỏi người luyện phải thực sự có bản lĩnh ngoan cường, ý chí bền bỉ và sự tuân thủ gần như máy móc các yêu cầu của bài tập.

Trong khi đó tinh thần nhu đối cương, nhu-cương-nhu lại đòi hỏi một phương pháp tập luyện hoàn toàn khác, con đường của thuật nhu hấp lực ngoài yêu cầu đương nhiên phải có một khung tấn, khung tay hợp lý, khuôn nét thì điều quan trọng hơn là khả năng nhận cảm – linh ứng của toàn bộ các phần của cơ thể sao cho khi tiếp chiêu phải giác được tốc độ và tiêu lực các đòn công một cách hữu hiệu. Nghĩa là không chỉ chuyển hiệu năng thành công năng mà còn tận dụng lực đánh của đối phương để đả đối phương.

Do vây, thuật tập các bài quyền nhu công đòi hỏi người chuyên luyện phải có trí nhạy cảm và suy tưởng các đòn thế theo tinh thần trước sau, đặt mình cảm biến và nhập cuộc để hoá thân mềm mại như thế uốn đớp của con rắn , trăn ; thế chao đảo , vờn bắt của khỉ, vượn... nguyên lý đường cong và tính liên giác phức tạp của bài quyền nhiều khi thật mơ hồ, gây cho người tập ở thời kỳ đầu có tâm lý vô vọng, chán nản khó tiếp bắt.

Nhưng thêm ngày, trượt qua tâm trạng nôn nóng để bình lặng, tin tưởng , tiếp nhận tinh thần môn công, nhận ra tính khoa học chặt chẽ và ma lực ứng dụng của nó qua thuật du đảo thân, xoay trượt tấn, thuật lăn cổ tay, thuật xung tiêu lực, thuật tiếp vít theo hướng đánh, thuật thuỷ chùng lơi tấn... Chúng ta sẽ bị hút vào một thế giới mê trận không có giới hạn để đi đến nhiều chân trời của ánh sáng và tinh thần siêu thoát. Niềm vui này ở một khía cạnh hẹp của xã hội, có tác dụng không ít cho nhiều người tránh được sự bế tắc, cô đọc trong đời sống - tự mình tìm ra lối thoát và cởi mở tâm hồn.

Ngoài môn phái, việc tìm hiểu thêm tinh thần này qua một số thủ pháp riêng của võ Việt nam, mà cụ thể và chủ yếu là thông qua các bài quyền, tôi càng thấy võ ta có , và có cái riêng. Tính chất bao trùm này được dự cảm trước , lồng chứa như một nét chủ đạo chi phối ngay từ quan niệm ý thức cải biên, sáng tạo ở người thầy dạy võ.

Kỹ thuật: " Vuốt tỳ nhãn ", " Văng cột tấn ", " Vả hà bàn " của vùng võ Yên Thế là kết quả có được của bao đời nhằm chống lại các thế đánh trường đao, trường thương, trường quyền của người Trung Quốc. Ngay như thế: gồng, bốc, vét của vùng vật Hà tây, vùng võ Liễu đôi cũng là một biến tướng của kỹ thuật " Lăng xà võ " , " Nơm úp " của đất võ Thái Bình, xứ Nghệ, thể thức này có khả năng khắc chế các môn công, trụ bán, đánh lấn đòn của dòng võ vùng Quảng đông, Quảng tây ...

Ngay binh khí, một phần biểu ngẫu của thuật luyện quyền cũng chứa đủ tinh thần " Nê công " (1) và truyền thống luyện võ kiểu " làng xã " của người Việt . Chất dân gian thực dụng ngưng đọng trong các hiện vật khai quật ở mỗi từng văn hoá, từ Đông sơn, Phùng nguyên, Đồng đậu đến thời Đinh, Lý , Trần, Lê... từ vũ khí đánh gần: dao găm, kiếm ngắn ; lưỡi thô, dày nặng , đến vũ khí đánh xa: cung nỏ, lưỡi qua đồng, giáo lao... so sánh chủng loại binh khí này với một số chủng loại binh khí của người Trung quốc như: xích, chuỳ, bát xà mâu, việt phủ, kiếm dài... chúng ta càng nhận thấy nét riêng của thủ pháp đánh cận đòn có hiệu quả của người Việt nhằm chống lại lối công ồ ạt, giáp lá cà của một đội quân có thể vóc to lớn, người đông, có trường thương. Hoặc tìm hiểu thêm những khí đạo tập luyện: từ cối đã xách tay , bể bùn tập tấn, nhuỗi trận dồ tập đối đòn... Chúng ta càng có quyền tự hào với trí tuệ tích luỹ từ ngàn năm của tổ tiên, biết dựa vào mỗi cảnh, sinh kế và công cụ thuận tay để gom đúc tạo nên sức mạnh cho mình.

Việc chao múa loạn ngẫu, kèm theo những tiếng thét man rợ, những động tác gợi nên hình ảnh quái đản, đe nẹt là có thực ở các môn võ cổ xưa của người Việt. Hình thái nguyên sơ thậm chí chỉ dừng ở hình thức bắt " nhại " một số giống vật, chính là bản năng sinh tồn của muôn vật, của kẻ yếu chống kẻ mạnh. Thực ra việc làm rối loạn gây hoang mang hốt hoảng cho kẻ địch ở phút choáng ban đầu thực có kết quả. Khoa tâm lý trong thi đấu thể thao hện đại cũng không thể phủ nhận được tính tích cực của hiện tượng tâm lý nêu trên. Võ Hét của vùng Nghệ an, Thanh hoá ngày nay còn bảo lưu được khá nhiều phương thức tập, là hiện thân của kỹ thuật này.

Nhờ nghiên cứu Phật giáo ở ta và điêu khắc đình làng, dần dần tôi cũng mới nhận thấy nét riêng đặc trưng của tinh thần này. Điều đó thật giống như tỷ lệ tượng Phật của người Việt nam so với tỷ lệ tượng Phật của người Trung quốc, người Nhật bản, người Ấn độ, người Cam-pu-chia... ngay nét mảng chỉ tìm hiểu thuần tuý dưới góc độ đồ hoạ, khi tác chúng từ các bản dập qua phù điêu, hoạ tiết trên vì kèo, bệ đá, bệ thờ... chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nét tư duy độc đáo, rất riêng của người Việt.

Như vậy, cũng như nghệ thuật cổ Việt nam nói chung, võ ta có thể khái quát làm thành 3 yếu tố hợp thành sau đây:

+ Có nguyên tắc nhưng không bị câu nệ ;

+ Hướng về hiệu quả chứ không bị khuôn thức của hình thức trói buộc ;

+ Vươn đến cá tính với giá trị nhân bản riêng.

So sánh một số môn công của người Trung quốc với võ ta : Thế lăn khiên với địa đường quyền ; câu liêm thương, mồng rựa với thế đánh của bát xà mâu, việt phủ ; trung bình tiên để nguyên cành với lưỡi xích đao, thiên truỳ khích... chúng ta cũng tự rút ra một số nhận xét khái quát sau :

Một là, thế tấn của các môn võ ta thường lấy năng động làm gốc, không chủ trương hoàn toàn bám đất và trầm kín giữ thân ( tấn của ta bồng bềnh dễ lơi, dễ xoay trượt chứ không đanh chắc ).

Hai là, thế võ của ta thường tạo ảo giác chủ công, nhưng kỳ thực là giả công ; dùng đòn liên thủ để khắc công, chống công.

Ba là, thế tay và đòn tay của võ ta thường bao chứa thuật hợp binh công tiễn, lấy thủ hào làm gốc, không ồ ạt tiến công, không có quy tắc khuôn thước.

Bốn là, cơ thể bé, chân ngắn tay ngắn nên thủ thế, thủ công của võ ta thường dùng kỹ thuật đánh đoản đòn ; lấy di, ép, trượt, bám , xoay làm chính, không vươn cao, vươn xa áp đảo.

Năm là, thuật di chuyển của võ ta thường bất ổn. Lấy thuật nghi binh , tiến thoát vô hình làm gốc, không chịu đối đầu lộ liễu.

Sáu là, thể thức đồ hình của võ ta không có khuôn thức bó buộc, thiên năng , thiên biến.

Ở đây, chúng ta thấy võ ta và một số dòng võ chính của người Trung quốc, nói chung có hai điểm khác nhau cơ bản : Đó là thể chất và ý tưởng. Một đằng là lối chơi của người nhỏ bé, không thể khuếch trương - lấy cái thực lực của kẻ yếu làm chính, nên thậm chí nhiều khi không có lề luật. Còn một đằng là lối chơi của kẻ mạnh, cơ thể to lớn có phép tắc , có lề luật, với một hệ thống bài tập quy củ, có khuôn mẫu nhiều năm. Tất nhiên, dưới giá của cái chết chẳng có quy tắc nào tồn tại với kẻ thắng, thua.

Từ những điểm khác nhau căn bản đó, tôi càng nhận thấy võ ta thường mang tính khắc chế, tìm cách chống lại chứ không chủ công, nên các bài quyền và phương pháp tập luyện thường tập trung nhằm cho một mục đích cụ thể xem như lẽ sống còn. Hơn thế nữa, với nguồn sống chính là trồng trọt và tiểu chăn nuôi, sinh tụ chủ yếu trên các vùng ô trũng, với nét tư duy nguyên thuỷ thờ thần mặt trời, cầu mong sự phồn thực... cũng tạo cho đời sống tinh thần của người Việt ở làng, xã khá ổn định, ít có nhu cầu đổi thay, không có sự thù hằn sâu sắc và truyền kiếp về tôn giáo, về chủng tộc, luôn mong muốn quy tụ vào một mối, thích sống hoà bình với láng giềng. Nên mặc dầu là một nước có tinh thần thượng võ cao, võ công hiển hách nhiều, song trong đời sống thường ngày gần như không có cảnh chém giết liên miên. Họa hoằn mới có sự tranh giành ngôi thứ và vai trò giòng họ. Trong võ công toát lên tinh thần nhân ái . Chình vì vậy, mà đòn công của võ ta thường ít hơn đòn thủ, mà thủ căn bản vẫn là đòn khắc chế, ít sát phạt.

Quay lại những vấn đề căn bản về Quyền, để dễ hiểu tôi xin trình bày dưới góc độ phân tích, nhưng trước hết tôi xin dẫn chứng thêm một khái niệm cụ thẻ như sau:

"Quyền là một tổ hợp bao gồm tất cả các động tác, hành động của cá nhân được thể hoá theo một trật tự nhất định có giới hạn; giúp người tập luyện có bản lĩnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt... có sức chịu đựng, thể lực , tốc độ với kiểu thức hoạt động đặc trưng thiên về hướng bảo vệ mình, chế ngự đối phương bằng kỹ thuật của các bộ phận của cơ thể ".

Như vậy đòn thế, thân pháp... căn bản của Quyền là những kỹ thuật quan trọng nhất mà bất cứ người học võ nào cũng cần phải nắm vững để thực hiện phối hợp chiến thuật một cách thuận lợi. Sự vận dụng kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu của trận đấu, tuỳ theo trạng thái tâm lý khi thi đấu, tuỳ theo bản lĩnh và khả năng của các đấu thủ và cả ngay chính tác động tích cực, hay không tích cực của người xem .


Chưởng môn phái "nhường 3 đòn" thử tài "vua ám khí"
Giadinh.net - Hành trình bái sư của võ sư Băng Sơn vô cùng gian khổ, bởi vô số người muốn một lần diện kiến nhân vật huyền thoại Thiện Tâm Thiền Sư mà không được, chưa nói đến việc được thu nạp làm đệ tử.

Một que tăm, một chiếc lá, một nhúm cát cũng có thể được Huyền Công Đạo Trần Công biến thành "vũ khí tối thượng" để hạ gục đối phương trong nháy mắt. Đó không phải là những điều chỉ có trong phim chưởng...

Những mũi tiêu kinh hoàng

Khi còn ở Việt Nam, ông đã được Mao sư phụ truyền dạy rất nhiều môn ám khí độc chiêu. Ông bảo, muốn ám khí đạt hiệu quả tốt nhất thì ngoài khả năng về nội công, đòi hỏi người sử dụng phải tập luyện thường xuyên, kiên trì. Ngưng luyện tập thì chỉ ít lâu, ám khí phóng ra sẽ không trúng đích như mong muốn.

Môn ám khí đầu tiên ông được sư phụ truyền dạy là phóng tiêu. Tiêu của Mao sư phụ rất đơn giản, chỉ là những chiếc đũa được chế từ những cây thép nhỏ, vát nhọn một đầu, sức đàn hồi lớn. Khi cần phóng tiêu, tuỳ khoảng cách xa, gần mà người sử dụng chỉ cần giữ cố định một đầu, vít cong đầu còn lại, dựa vào lực đàn hồi mà bật tiêu đi. Điều quan trọng nhất khi dùng ám khí đó là độ chính xác. Chính thế, người sử dụng phải luyện tập không ngừng.

Lão võ sư Trần Công kể, ban đầu tập phóng tiêu, Mao sư phụ dựng cho ông một hình nhân bằng rơm rồi bắt ông đứng cách chừng 7 - 10 m, phóng đũa sắt tới. Bước đầu là phóng sao cho trúng được phần ngực của hình nhân; Bước sau cao hơn, đó là phóng vào phần đầu; Tiếp đến là phóng vào phần mắt. Bài ám khí này chỉ được coi là thành công khi người tập trong tích tắc với cả chục chiếc đũa sắt trên tay, phóng đích xác vào phần mắt hình nhân.

Ngày còn ở bên Mao sư phụ, cũng như sau này, dạy độc chiêu phóng tiêu cho một số đệ tử, võ sư Trần Công thường lấy mục tiêu là những quả trứng, khi thì đặt ở khắp nơi, khi thì rút hết ruột, treo lên để gió đẩy đưa tứ phía. Nắm đũa giắt bên hông, tả xung hữu đột, chỉ nghe tiếng gió rít lên rất khẽ thì những chiếc đũa nhọn hoắt đã được ông phi bách phát bách trúng vào những quả trứng.

Búng ngón tay, đối phương mù mắt

Biến thể của tiêu đũa là tăm. Những chiếc tăm cật tre già, vót nhọn một đầu, trừ phần cật tre, với người bình thường thì chỉ dùng để vệ sinh răng, nhưng với Huyền Công Đạo Trần Công thì chúng là một ám khí vô cùng lợi hại, sát thương kinh hồn. Chỉ bằng động tác búng ngón tay, trong vòng 3 - 5 thước, chiếc tăm nhọn của ông có thể khiến đối phương mù mắt.

Thủa thanh niên, phiêu bạt giang hồ, lúc nào trong túi áo ngực của ông cũng có những chiếc tăm ấy để phòng thân. Chỉ có điều, chúng không làm từ tre mà được ông cần mẫn chế từ dây tanh của lốp xe đạp. Bởi luyện tập nhiều nên giờ, trông chúng vẫn sáng bóng, tựa như những chiếc kim mà người ta vẫn dùng để khâu giày dép.

Một loại ám khí khác mà nhiều người vẫn thấy trong phim truyện chưởng của Trung Quốc, ấy là cát. Ngày trước, tập loại ám khí này, tuy chưa một lần phải sử dụng nhưng bôn tẩu giang hồ, Huyền Công Đạo vẫn "trang bị" cho mình.

Chế loại ám khí này cũng công phu lắm. Ban đầu là phải chọn tìm cát hạt mịn, sau đó lọc qua nước để gạt bỏ rác bẩn và đất. Phơi khô rồi cho vào rang lẫn với muối, bột ớt, bột tiêu... Những "hợp chất" ấy khi quyện vào nhau sẽ vo thành những viên nhỏ xíu, tựa như hạt vừng. Lão võ sư đổ những "sản phẩm" ấy vào những lọ nhỏ, khi ngược xuôi thì bỏ trong tay nải, để ở tư thế tiện dùng.

Tao ngộ chiến, bị vây hãm bởi đông đối thủ, chỉ cần nhanh tay hất một lọ hỗn hợp ấy ra thì đảm bảo rằng không kẻ nào còn nhìn thấy nổi ánh sáng mặt trời. Khi đó, nếu cảm thấy cần phải đánh thì đánh, không cần thiết thì chỉ việc... đủng đỉnh bỏ đi.

Sát thương kẻ thù cách 50m bằng tiêu

Một loại ám khí nữa đã đưa tên tuổi Huyền Công Đạo nổi như cồn suốt mấy chục năm hành tẩu giang hồ ấy là thuật thổi tiêu. Bởi là người có nội công thâm hậu, nên đường tiêu của lão võ sư vừa đi xa, vừa vô cùng chuẩn xác.

Theo lão võ sư thì ống tiêu làm từ trúc, từ gỗ, hay từ thanh sắt rỗng ruột. Loại ám khí này tàn khốc và nguy hiểm ở chỗ mũi tiêu được ông làm từ những cây kim mà mọi người vẫn dùng để khâu vá hàng ngày. Đầu mũi kim, ông đánh ngạnh, khi găm vào người đối phương chỉ tạo cảm giác hơi buốt. Tuy nhiên, sự nguy hiểm là ở chỗ, khi đối phương rút tiêu ra, phần mũi tiêu sẽ gãy và nằm lại trong ra thịt.

Theo Huyền Công Đạo, loại ám khí vô cùng lợi hại này có thể gây sát thương ở khoảng cách tới 50m. Chính thế, khi còn lãng du ở vùng cương thổ, ông vẫn dùng nó để... bắn chim. Thậm chí, cá dưới sông, dùng loại ám khí này, ông vẫn đều đều đánh bắt.


“Có phải Lý sư phụ giới thiệu tới tìm ta?”

Bởi lý do đó, vào Sài Gòn suốt mấy tuần trời, tìm đến khắp các võ đường của Võ lâm Côn Luân nhưng ông vẫn không một lần được thấy mặt Thiện Tâm Thiền Sư. Thấy ông vất vả, kỳ công, các trợ giáo của đại sư đã thương cảm, khuyên ông nên ra Bắc, bởi đại sư không bao giờ tùy tiện gặp người mình không quen biết.

Thế nhưng, nhớ lời dạy của Lý sư phụ trước lúc chia tay, ông quyết chí tìm gặp Thiện Tâm Thiền Sư cho kỳ được, dù có phải đi làm thuê để kiếm kinh phí trang trải trong những ngày chờ đợi.

Thế rồi, cơ duyên đến. Một lần viếng thăm một võ đường của đại sư nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ yên tĩnh, ông đã được một trợ giáo của đại sư đon đả mời vào. Chưa hết ngạc nhiên thì vị trợ giáo ấy đã bảo: “Đại sư đang chờ ông ở trong. Người biết thế nào ông cũng đến nên đã cố tình chờ đấy!”.

Võ sư Băng Sơn kể, nghe câu nói đó ông mừng đến nỗi ú ớ chẳng nói được câu nào. Quãng đường từ võ đài vào phòng đại sư chỉ vòng vèo qua mấy gian nhà mà ông thấy như xa vời vợi. Cái giây phút căng thẳng ấy đã nhanh chóng trôi qua khi cánh cửa phòng của đại sư bật mở.

Đang ngồi trầm ngâm, thấy ông vào, đại sư đứng dậy, vồn vã: “Con vào đây! Ta chờ con cũng đã lâu rồi!”. Khi vừa an vị, một câu hỏi nữa của đại sư càng khiến ông thêm phần bối rối, khó hiểu: “Có phải Lý sư phụ giới thiệu con tới tìm ta?”. “Ôi, sao đại sư biết!?”.

Trước câu hỏi đầy sự kinh ngạc ấy của ông, Thiện Tâm Thiền Sư chỉ khẽ mỉm cười. Sau này, ông đoán rằng, trước đây, bôn tẩu giang hồ, hai vị đại sư đã có lần hội ngộ nên đã hứa hẹn chuyện dìu dắt đệ tử cho nhau.

Môn đồ cuối cùng trong Thập nhị đại đồ đệ

Ngay buổi gặp gỡ ấy, đại sư Đoàn Tâm Ảnh đã thử tài năng võ nghệ của người đệ tử tương lai của mình.

Ngồi trên sập, đại sư bảo ông thi triển quyền cước trong nhà. Ban đầu, đại sư bắt ông đánh phá 2 cửa, rồi tăng lên 4 cửa, 6 cửa. Sau một thôi một hồi thi triển tất cả những kỹ năng mà mình có được, đã thấm mệt, đang chực dừng lại thì Thiện Tâm Thiền Sư lại giục tiếp: “Đánh 8 cửa!”. Mệt, thêm nữa, trong căn phòng nhỏ ấy, không đủ diện tích để ông thực thi “mệnh lệnh” lạ lùng của vị đại sư, nên ông đành chắp tay mà rằng: “Cái đó thầy con chưa dậy!”. Nghe ông nói vậy, đại sư bỗng phì cười.

Thế nhưng, sau nụ cười ấy ông bỗng trầm ngâm, như đang mải mê với một suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Đăm đăm nhìn ông, bất chợt đại sư hỏi: “Con có muốn làm đệ tử ta không? Nếu đồng ý, ta sẽ đích thân chỉ giáo!?”. Câu hỏi ấy đã làm ông vô cùng sung sướng, bởi đó là mục đích của chuyến đi đầy gian khổ mà ông đã phải chịu đựng.

Thế nhưng, nghĩ đến hàng ngàn đệ tử của đại sư, có mấy người được hưởng ân sủng đặc biệt ấy. Sợ hiềm khích, đố kỵ nên ông đã e dè: “Con sợ mình không có khả năng với lại còn sư huynh, sư đệ...”. “Cái đó thì con khỏi phải lo, khả năng của con đến đâu ta biết! Còn về môn phái, ta sẽ đặc cách cho con!”.

Sự kiện Thanh Hư Chân nhân đặc cách thu nạp đệ tử ấy chẳng mấy chốc lan rộng ra khắp sư môn, thậm chí cả làng võ phía Nam. Thế nhưng, với những người luyện võ chân chính thì lại cho đó là một điều vô cùng có lợi cho võ lâm, bởi họ tin vào con mắt tinh đời của ông. Và cũng qua sự kiện ấy, võ lâm mới hiểu hết khát khao cháy bỏng mà suốt cả cuộc đời, Thanh Hư Chân nhân chưa hội đủ điều kiện để thực hiện.

Từ năm 1960, khi sáng lập Tổng hội Võ lâm Việt Nam và Võ lâm đạo Việt Nam, sáng tổ Đoàn Tâm Ảnh đã có dự định hưng chấn võ đạo Việt Nam cùng với Thập nhị đại đồ đệ như truyền thống của các danh sư Côn Luân thủa trước ở Trung Hoa. Mỗi danh sư của phái Côn Luân thì có thể có nhiều đệ tử nhưng chỉ có 12 người được phong pháp danh và được truyền thụ tất cả những bí kíp võ công của môn phái.

Võ sư Băng Sơn kể, trước ông, đã có 11 đại đồ đệ được đại sư Đoàn Tâm Ảnh thu nạp. Trong số họ, đã có nhiều người danh chấn giang hồ như Hàng Thanh, Lạc Hà, Hùng Phong, Vũ Đức... (các cao thủ này hiện đang sinh sống và truyền bá võ thuật ở nước ngoài). Thu nạp ông làm đại đồ đệ cuối cùng, thứ 12, Thanh Hư Chân nhân đã đặt pháp danh cho ông là Bắc Phong Chân nhân với uớc muốn, ông sẽ đưa môn phái phát triển rực rỡ ở miền Bắc.


Thanh Hư Chân nhân Đoàn Tâm Ảnh

Lần thứ hai “rút ruột” sư phụ

Từ dạo đó, ngày nào cũng vậy, võ sư Băng Sơn được Đại sư trực tiếp truyền thụ võ công. Đại sư là người rất nghiêm khắc trong việc dạy học trò. Còn nhớ, khi mới vào, tiếp xúc với một số đồ đệ của đại sư, ai cũng bảo: “Ổng khó tính lắm! Lôi thôi là ổng uýnh liền à!”. Và, võ sư Băng Sơn cũng không ngoại lệ.

Tuy chưa bị “uýnh liền” nhưng Thanh Hư Chân nhân đã ra với ông một điều kiện, các bài mà thầy dạy ngày hôm trước, hôm sau phải tinh thông cho kỳ được. Nếu không làm được như thế thì đại sư sẽ không dạy nữa và coi như duyên số giữa hai thầy trò đã đến ngày cạn phai.

Chỉ ít lâu theo đại sư Đoàn Tâm Ảnh, ông đã lãnh hội được toàn bộ Thập bát chưởng công - võ công cơ bản của Côn Luân Bắc phái. Võ công của Côn Luân thiên về việc tu thân luyện sức, toát lên tinh thần nhân ái, các môn sinh thích sống cuộc đời ẩn dật, không phô trương. Bởi thế, võ lâm giang hồ bảo, võ của Côn Luân là Võ tiên.

Bởi còn công việc ngoài Bắc, nên khi đã thấm nhuần cái đạo của Võ tiên, thầy trò đành phải nói lời giã biệt. Mãi đến năm 1991, nhân Đại hội Võ thuật toàn quốc lần thứ nhất, Thanh Hư Chân nhân mới ra Hà Nội. Tái ngộ nhau, hai thầy trò mừng mừng tủi tủi. Võ sư Băng Tâm kể, lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy, đại sư đã trao cho ông cuốn Cẩm nang bí kíp. Đây là cuốn sách ghi lại đầy đủ những bí kíp võ công của môn phái Côn Luân, do đại sư tự tay chép lại. Về cuốn sách đặc biệt này, võ lâm giang hồ xem như báu vật.

Có giai thoại rằng, trước đó, đã có rất nhiều nhà xuất bản đến nài nỉ xin mua lại bản thảo với số tiền khổng lồ. Riêng nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn đã trả cho đại sư 200 cây vàng nhưng ông vẫn không chịu bán. Tiếp những nhà xuất bản ấy, đại sư chỉ bảo: “Sách quý, không bán được! Nhưng gặp ai, thấy thích tôi sẽ tặng ngay!”.

Cũng trong lần gặp ấy, đại sư đã bảo ông rằng: “Ta 18 năm lang bạt học võ thì đến giờ đã truyền cho con được 9 năm rồi. Khi nào vào đó (Sài Gòn) ta sẽ truyền nốt 9 năm còn lại cho con!”. Nghe lời dạy của đại sư, thu xếp ổn thỏa công việc, năm 1995, ông lại khăn gói vào Sài Gòn “rút ruột” tinh hoa võ thuật của sư phụ mình. Và, chuyến đi này, khả năng hấp thụ võ công của ông đã khiến Thanh Hư Chân nhân vô cùng mãn nguyện.


Võ sư Băng Sơn thi triển quyền cước

Thọ giáo “Vương kiếm” Huyền Công Đạo

Ra Bắc, vừa tập trung sức lực gây dựng môn phái, võ sư Băng Sơn còn được “Vương kiếm” - "vua ám khí" Huyền Công Đạo Trần Công quý mến chỉ giáo thêm. Nhờ sự tận tình ấy, ông đã lãnh hội được ở đại sư nhiều môn binh khí đặc dị và những bí pháp có một không hai. Và chuyện võ sư Băng Sơn diện kiến Huyền Công Đạo Trần Công đến giờ vẫn được giới võ thuật truyền tai nhau như một giai thoại đẹp.

Võ sư Băng Sơn kể, nghe tiếng tăm của cụ Trần Công đã lâu, đặc biệt là khả năng khí công siêu phàm của cụ, đã nhiều lần ông muốn thử. Thế nhưng, ngại mình là bậc hậu sinh, lại thêm phần Huyền Công Đạo nổi tiếng kỹ tính nên loay hoay mãi mà ông chẳng biết chọn cách nào. Cho đến một buổi, sau hôm gặp đại võ sư ở Hội võ thuật Hà Nội, ông đã quyết định “diện kiến” sự cao thâm của bậc danh nhân làng võ ấy. Ông lấy côn và tự đánh một đòn rất nặng vào tay trái của mình.

Cú “tự xử” ấy khiến khuỷu tay ông bầm tím, sưng vù. Ôm cánh tay đau đớn ấy, ông đã gõ cửa nhà Huyền Công Đạo. Võ sư Băng Sơn kể, hôm ấy ông đã được mấy phen kinh ngạc. Thấy bộ dạng của ông, Huyền Công Đạo như đã biết tỏng sự việc, nhưng ông vẫn vui vẻ mời ông vào và nói: “Ông muốn ta phóng khí chữa vết thương phải không, được rồi, ông cứ ngồi nguyên đó, ta sẽ chữa cho!”.

Nghe đại sư nói thế, biết là “âm mưu” của mình đã bị đại sư “bắt vị”, nhưng ông vẫn ngồi xuống và toan cởi bỏ hết áo rét để xem bậc trưởng lão... phóng khí chữa bệnh thế nào. Thế nhưng, việc ấy đã bị Huyền Công Đạo ngăn lại: “Không cần, ông cứ ngồi nguyên đó!”. Lời của đại sư khiến ông rất kinh ngạc, bởi hôm đó trời rét như cắt da cắt thịt nên ông đã ních vào người rất nhiều áo rét. Ngoài 2 chiếc áo len, ông còn khoác thêm cả chiếc áo Na- tô dày ở ngoài.

Bởi ăn vận như vậy nên ông không thể tin lão võ sư có thể truyền khí xuyên qua ngần ấy áo để mà chữa thương cho mình. Thế nhưng, lạ kỳ thay, sau khi vận khí, tay đại lão võ sư để cách vết thương của ông đến cả gang tay. Vậy mà, chỉ trong tích tắc, ông đã cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ở ngay tại nơi “mình tự làm mình khổ” ấy. Tay ông lúc thì nóng ran, lúc thì lạnh toát.

Chừng 3 phút sau, Huyền Công Đạo kết thúc công việc của mình. Và thật bất ngờ, ông thấy tay mình tuyệt nhiên không còn đau đớn nữa. Vết thương thì chỉ qua đêm đó đã lành lại như chưa hề bị va đập.

Cuộc rượu định mệnh

Năm 1985, sau khi đi bộ đội về, võ sư Băng Sơn mở võ đường ở Hà Nội. Ông kể, cái thủa ban đầu cam khó ấy, để võ đường tồn tại được, ông đã phải nhiều lần đích thân đứng ra thi thố võ nghệ để giữ vững uy danh của võ đường. Trong số những đối thủ, có cả những kẻ cố tình phá đám, dẫm đạp lên tinh thần võ đạo.

Thế nhưng, từ sau trận đấu với một võ sư ở quận Hoàn Kiếm, ông đã rất ăn năn, tự hứa với mình không bao giờ ra tay nếu thật sự thấy không cần thiết. Nghe tiếng ông đã từng thọ giáo nhiều bậc đại sư tiếng tăm lừng lẫy và biết ông là đệ tử chân truyền của Chưởng môn Lý Chấn Hòa, một võ sư ở quận Hoàn Kiếm – Hà Nội (cũng theo học một thầy Tàu), đã nhiều lần gửi lời thách đấu. Vị võ sư ấy lực lưỡng, sức mạnh thì kinh hồn, mỗi cú thôi sơn có sức nặng ngàn cân.

Để biểu diễn sức mạnh của mình trước võ lâm đồng đạo, vị võ sư ấy từng dùng tay trần đấm tróc vỏ cây già. Khiêu chiến mãi không được, vị võ sư đó đành qua một người quen của ông, mời ông tới nhà uống rượu. Nghĩ đó là sự ân tình, ông đã vui vẻ nhận lời mà không ngờ nó trở thành cuộc rượu định mệnh của vị võ sư kia.

Võ sư Băng Sơn kể, ban đầu cuộc rượu đó diễn ra rất vui vẻ, thế nhưng, rượu vào thì lời ra, chủ đề võ thuật lại được chủ nhà nhắc tới. Và ông ta có những lời miệt thị, xúc xiểm đến việc mấy lần ông từ chối lời thách đấu. Cùng với sự chế nhạo đó, ông ta khoe những thế võ độc của mình.

Rượu cũng đã ngà ngà, trước sự khoe khoang vô lối của đối phương, võ sư Băng Sơn bảo, những thế võ đó, ông có thể hóa giải được. Và, ngay trong cuộc rượu đó, ông đã “diễn thuyết” cách thức phá chiêu của mình. Bị bóc mẽ trước đám đệ tử của mình, gia chủ đã vô uất ức. Ông ta bảo, Băng Sơn chỉ giỏi... võ mồm, còn quyền cước thì chẳng đến đâu.

Một lần xuất chiêu cả đời day dứt

Vẫn bằng cái giọng khiêu khích, hợm hĩnh, ông ta thách người ngồi đối diện với mình ra sân thi đấu. Trước thái độ quá quắt ấy, hơi men trong người đã làm võ sư Băng Sơn tức giận. Ông đứng phắt dậy, ra sân. Nhưng, với “thói quen” vốn có khi thi đấu của mình, võ sư Băng Sơn kể, ông vẫn nhường cho đối thủ tấn công trước 3 đòn.

Và đúng như đã nói ở trong mâm rượu, hai đòn đầu, khi đối phương tung chiêu độc, ông đã lần lượt hóa giải và nhứ đòn vào những chỗ hiểm của đối phương. Đòn thứ ba cũng vậy, như mãnh thú say mồi, đối phương hùng hục lao tới, nhưng ông cũng nhanh chóng vô hiệu hóa chiêu thức ấy.

Đã quy ước trước, khi hai bên giao đấu, không được cố tình đánh vào những tử huyệt của nhau như yết hầu, mắt, hạ bộ... Sau đòn thứ 3, đáng ra vị võ sư kia phải dừng lại và coi như cuộc đấu đã phân biệt rõ kẻ thắng người thua. Vậy mà, khi ông đã dừng đòn, gia chủ vẫn bất thình lình chơi ngay đòn hiểm, xỉa thẳng tay vào mắt đối phương. Không đề phòng nên trước cú đánh bẩn ấy, ông chỉ kịp ngửa mặt tránh. Tuy thế, ngón tay của đối phương vẫn cầy rách mí mắt trái của ông.

Sau cú đánh đó, tiện tay, gia chủ tung ngay một đòn như trời giáng vào vai trái khiến ông loạng choạng. Biết đối phương quyết hạ độc thủ, hết đường lùi, ông quyết định phản đòn. Khi đối phương chưa kịp thu tay về thì đã bị ông túm lấy giật mạnh về phía trước...

Võ sư Băng Sơn kể, khi đối phương lỡ chớn, lao theo cú giật đó thì ngay lập tức, ông lách sang bên rồi giáng luôn một đòn vào mang tai đối phương và tiếp theo là một đòn vào phần gáy. Đồng thời với sê-ri đó là một cú gối thốc ngược lên phản đà đổ xuống của đối thủ. Dính 3 đòn liên tiếp, vị võ sư cao to ấy bật ngược ra phía sau và nằm bất động.

Võ sư Băng Sơn kể, vài tuần sau, có người đến tìm ông báo tin, vị võ sư ở Hoàn Kiếm đó sau lần tỉ thí với ông đã nằm liệt giường, không thể nào đi lại được nữa. Tin ấy làm ông giật mình, kinh hãi. Có lẽ tại bởi uống rượu, bởi tức giận nên hôm đó ông đã xuống tay quá nặng và những cú đòn đó đã làm kinh mạch của đối phương bị tổn thương, sinh ra bại liệt.

Hối hận, ông đã vội vàng đường sữa lên thăm. Gặp ông, vị võ sư đó buồn bã bảo: “Lỗi này do tôi, ông không phải bận tâm gì. Suốt mấy tuần qua, nằm suy nghĩ, tôi biết, với tính khí ấy của mình thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ gặp cảnh này!”.

Võ lâm Việt Nam tùng thư

Theo võ sư Băng Sơn thì cho đến tận bây giờ, vị võ sư ấy vẫn phải sống cảnh liệt giường. Tâm sự với tôi, day dứt ông bảo, nếu có thể thì qua bài báo này, một lần nữa ông gửi lời xin lỗi tới vị võ sư đó và gia đình. Một lời xin lỗi tự đáy lòng mình.

Sự day dứt ấy của võ sư Băng Sơn đã “ngấm” rất sâu vào phong cách dạy môn đồ. Nội quy môn phái, ông nhấn mạnh tinh thần võ đạo, ấy là không được dùng võ công để khuất phục người khác. Đặc biệt hơn, môn sinh của ông, nếu thi đấu với ai mà không được sự đồng ý của thầy thì coi như tự xóa tên mình ra khỏi môn phái.

Đặc biệt, tinh thần ấy đã “chuyển hóa” thành sự trượng nghĩa, nhân ái: Tất cả các môn đồ, nếu cực chẳng đã phải thi đấu thì dứt khoát phải nhường đối phương trước 3 đòn rồi mới được ra tay. “Quy chế” đó đã bất di bất dịch từ lâu lắm rồi!

Mấy lần tôi đến, trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng ở ngay cạnh hồ Thanh Nhàn, đều bắt gặp cảnh võ sư Băng Sơn đang loay hoay viết sách. Ông đang tập trung sức lực của mình để cho ra đời bộ sách Võ lâm Việt Nam tùng thư. Theo võ sư Băng Sơn thì đó là bộ sách ghi chép khá đầy đủ những chặng đường phát triển của võ học Việt Nam.

Chuyện về "sư phụ của Võ Tòng"
Giadinh.net - Năm 1989, báo giới đồng loạt đưa những thông tin "giật mình" về một "hiện tượng võ thuật mới"... Nhân vật của các bài báo chứa đựng sự kinh ngạc ấy là võ sư Nguyễn Văn Thắng, hiện là chưởng môn của Thăng Long võ đạo lừng danh.

Được thừa hưởng một gia tài võ học khổng lồ từ người ông và cha mình, võ sư Nguyễn Văn Thắng đã bổ sung cho nghệ thuật võ học Việt Nam nhiều giai thoại.

Ngày ấy, tại Đại hội võ thuật toàn quốc, với tiết mục Khẩu lợi công, Nguyễn Văn Thắng đã làm cho cả giới võ lâm phải ngả mũ kính phục. Vóc dáng thư sinh, gày còm (nặng 52 kg) nhưng qua khổ luyện, với hàm răng như thép của mình, ông đã nâng bổng chiếc bàn bao gồm đỉnh đồng, nến, hạc, khung ảnh Đạt Ma sư tổ... nặng tới gần 80 kg.

Hơn 20 năm đã trôi qua, vị võ sư gây chấn động với công phu đặc dị năm xưa vẫn thế, vẫn vóc dáng thư sinh, vẫn kiểu đi lại, nói năng hoạt bát và vẫn phương châm sống: “Thần vượng không ham ngủ, khí vượng không ham ăn, tinh vượng không ham sắc”... Đặc biệt hơn, ông vẫn gây bất ngờ bởi những công phu siêu đẳng của mình.

Lời giới thiệu của một đại cao thủ

Nội công thâm hậu của võ sư Nguyễn Ngọc Nội (môn phái Vịnh Xuân) đã nức tiếng trong làng võ bấy lâu nay. Ông đã từng đăng đài để mọi người thẳng tay đấm vào bụng mấy ngàn quả mà mặt chẳng hề biến sắc.

Vậy nhưng, khi hỏi ông về những cao thủ trong làng võ, đặc biệt về nội công, ông đã không ngần ngại giới thiệu cái tên Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo. Theo võ sư Nguyễn Ngọc Nội thì sự nghiệp võ công của người đồng đạo Nguyễn Văn Thắng đang có những bước tiến bất ngờ.

Dù được sự chỉ dẫn tận tình của võ sư Nội, nhưng vất vả lắm tôi mới gặp được vị võ sư từng gây kinh ngạc trong giới võ lâm năm xưa bởi ông bận túi bụi tối ngày. Thời gian biểu cho một ngày làm việc của ông, ai thấy cũng đều phát hoảng. 

Một ngày của võ sư Thắng bắt đầu từ 3 giờ sáng. Khi ấy, tiết trời thanh mát, khí huyết lưu thông, ông lên sân thượng luyện khí công. Luyện khí đến 5 giờ, ông ra công viên Thống Nhất dạy khí công cho môn sinh cao tuổi. Bởi đang làm Chủ nhiệm khoa Giải phẫu bệnh lý (Bệnh viện Thanh Nhàn) nên 7 giờ, ông vội vã đến cơ quan. Làm việc đến 4 giờ chiều, ông về dạy thêm một lớp khí công ngay tại sân thượng nhà mình. Đến 7 giờ tối, lại tiếp tục dạy một lớp võ thuật cũng ngay tại sân thượng ấy.

Các võ sĩ Thăng Long võ đạo đang luyện tập

Dòng dõi oai hùng

Võ sư Nguyễn Văn Thắng là chưởng môn đời thứ hai của Thăng Long võ đạo. Chưởng môn đời trước, cũng là sáng tổ của môn phái chính là cha đẻ của ông, võ sư nổi tiếng Nguyễn Văn Nhân.

Nếu ai đã tận thấy những thế võ cận chiến tuyệt kỹ mà đặc công Việt Nam vẫn sử dụng để hạ gục đối phương trong chớp mắt thì có thể hình dung ra phần nào quyền cước siêu phàm của Thăng Long võ đạo, bởi trước đây lão võ sư Nguyễn Văn Nhân là thầy dạy của rất nhiều đơn vị đặc công.

Cho đến tận bây giờ, làng võ vẫn nói cố võ sư Nguyễn Văn Nhân là người may mắn, bởi ông được thừa hưởng một “gia sản võ học” khổng lồ mà ông nội, ông ngoại của mình truyền lại.

Ông nội cố võ sư là một võ tướng của triều đình nhà Nguyễn, tên là Thống Luận. Cụ Thống Luận theo học Thiếu lâm nội gia, là bạn vong niên với cụ Đề Thám nên võ học cũng hết sức uyên thâm.

Ông ngoại cố võ sư Nhân là cụ Cử Tốn, người chỉ nhắc tới tên, cao thủ khắp nơi đều phải chắp tay bái phục. Cụ Cử Tốn là cử nhân võ thuật cuối cùng của triều Nguyễn. Khi giặc Pháp tấn công Hà Nội, cụ đã cùng Tổng đốc Hoàng Diệu chiến đấu trong thành. Về sau, khi Hà thành thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết, cụ Cử Tốn lui về ở ẩn tại khu làng ngay bên ngoài thành Hà Nội (phố Trần Quý Cáp bây giờ).

Đau đáu nỗi nhục mất nước, cụ bí mật mở lò dạy võ, những mong, khi cơ hội đến lại cùng các môn sinh yêu nước của mình vùng lên chống giặc. Lò võ ấy một thời đã thu hút được rất nhiều những môn sinh ưu tú như Mùi Đen, Sáu Tộ (Sáng tổ môn phái Nam Hồng Sơn), Lý Đen, đặc biệt về sau này, người cháu ngoại của cụ - võ sư Nguyễn Văn Nhân, với những tinh hoa võ thuật học được từ cụ đã làm rạng danh tiên tổ.

“Hoàng Phi Hồng của Việt Nam”

Cụ Cử Tốn nhiều giai thoại, hệt như Hoàng Phi Hồng bên Trung Quốc, tinh thần thượng võ luôn song hành với tinh thần ái quốc, thương dân. Bởi là nơi hội tụ những nhân vật kỳ tài, quân Pháp coi lò võ của cụ chẳng khác nào cái gai trong mắt. Chúng tìm cách triệt hạ để Hà Nội không còn “vườn ươm mầm hoạ”. Có lần, chúng bày gian kế hãm hại cụ đến mù hai mắt.

Thế nhưng, trước âm mưu hèn hạ của kẻ thù, cụ vẫn không hề khuất phục. Lò võ của cụ vẫn bí mật chiêu sinh, cụ thì vẫn bí mật truyền dạy võ công cho những đệ tử yêu nước của mình.

Bất lực, giặc Pháp viện đến một âm mưu quỷ quyệt, ấy là dùng giới võ lâm để triệt hạ lão võ sư “cứng đầu” ấy. Chúng dựng võ đài, loan báo khắp Đông Dương rằng, võ sư nào đánh hạ được thày trò Cử Tốn thì sẽ được trọng thưởng Bắc Đẩu bội tinh và được trọng đãi hậu hĩnh sau này.

Âm mưu ấy là vô cùng thâm hiểm, bởi sẽ gây cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Nham hiểm hơn, chúng nghĩ, ham mê danh lợi, nhiều người đã “bỏ quên” tinh thần yêu nước, xoay mũi giáo vào chính... người nhà, quyết chí ăn thua.

Công phá chồng gạch

“Sư phụ của Võ Tòng” ở... Việt Nam

Hiểu rõ âm mưu ấy, cụ Cử Tốn rất đỗi phân vân. Thượng đài thì khác nào mắc mưu quân cướp nước, không thượng đài thì môn phái ô danh, quần hùng khinh rẻ.

Sau cùng, cụ đã nghĩ ra được một kế sách vẹn toàn. Ngày ấy, ở sở thú Hà Nội có con hổ cụt đuôi vô cùng hung dữ. Con hổ to lớn, hễ thấy người là lồng lên, bổ nhào lên chuồng thép như muốn ăn sống nuốt tuơi. Cụ Cử Tốn muốn môn sinh của mình diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” ngay trước mắt quần hùng để tạo thanh thế.

Người được cụ chọn sắm vai Võ Tòng là võ sư Mùi Đen, một đệ tử có thân hình vạm vỡ. Đúng hôm đăng đài, quần hùng tụ tập mấy vòng xung quanh cùng đám sĩ quan Pháp và bè lũ sai nha, cụ Cử mới nói rõ lý do tại sao lại thay màn tỉ thí võ công bằng màn đả hổ. Nghe cụ nói, tất thảy đều cúi đầu im lặng, và nín thở chờ xem màn quần thảo mà mới đầu ai cũng cho là chơi dại ấy.

Sau một hồi trống rộn rã, hai chuồng cọp đã được mấy chục người khiêng ra, đặt ở hai đầu võ đài. Phía bên trái là chuồng con cọp đực cụt đuôi đang gầm lên những tiếng kinh hồn, bên phải là con cọp cái cũng đang nhe nanh, giương vuốt gầm gừ trông vô cùng dữ tợn.

Mùi Đen thượng đài, trông vô cùng hùng dũng. Cứ thế, trước sự kinh hãi của mọi người, ông thủng thẳng vào mở cửa chuồng con cọp đực. Hai bên quần thảo vô cùng ác liệt, sau một giờ, bằng một đòn chí mạng, ông đã bẻ gãy cổ con mãnh thú khát mồi ấy.

Chẳng cần nghỉ ngơi lấy sức, túm gáy “kẻ thua cuộc”, ông vác sang chuồng con cọp cái. Lại một màn kịnh chiến kinh hoàng diễn ra. Và, cũng chừng ấy thời gian, con cọp cái đã bị ông bẻ gãy bốn chân, nằm phủ phục, rên những tiếng thảm thiết.

Phía dưới, quần hùng không ngớt vỗ tay tán thưởng và nể cái trí, cái dũng của thầy trò cụ Cử, chẳng ai còn dám thượng đài nữa. Có người còn gọi võ sư Mùi Đen là “sư phụ của Võ Tòng” vì một lúc đánh chết những hai con hổ. Còn đám thực dân Pháp thì được một phen muối mặt, rẽ đám đông đang hân hoan với những lời tán dương không ngớt, chuồn thẳng.

Sáng lập Thăng Long Võ đạo

Chưởng môn thứ nhất Nguyễn Văn Nhân (bên phải)

Thụ giáo những tinh hoa võ công từ hai bên nội, ngoại, cố võ sư Nguyễn Văn Nhân đã nhanh chóng bộc lộ và phát huy năng khiếu võ học thiên bẩm của mình. Võ sư Nguyễn Văn Thắng kể, ngay trước Cách mạng tháng Tám, tuổi mới đôi mươi, cha ông đã là một thầy võ nổi tiếng ở Hà Nội. Thanh niên, bởi còn sốc nổi, cha ông cũng hay đi đả lôi đài.

Thời ấy, đa phần các võ sĩ thượng đài ra lời thách đấu đều do giặc Pháp giật dây, vậy nên các trận đấu đều vô cùng kinh hãi. Kẻ thua trận nhẹ thì tàn phế, nặng thì bỏ mạng ngay tại võ đài. Bởi thế, hầu hết các võ đài mà giặc Pháp dựng lên thời kỳ ấy, bên cạnh người võ sĩ thách đấu là chiếc quan tài được làm từ mây trông rất đẹp. Ai thua, tử trận thì nằm luôn vào chiếc quan tài ấy.

Một lần thượng đài, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Nhân đã vô tình quá tay, đánh trọng thương một võ sĩ đã đăng đài cả tháng mà chưa ai đánh hạ. Theo lời võ sư Thắng thì ngày ấy, sau cú ra tay hơi mạnh đó, cha ông bị chính quyền thực dân truy nã. Sợ hãi, ông đã bỏ trốn biệt tích.

Sau ba tháng, nhớ nhà, ông về, nhưng chẳng dám vào nhà. Ông trèo lên cây bàng cổ thụ ngay gần nhà mà nhìn vào trong, nhìn ngó mọi người. Năm 1944, ông theo cách mạng. Tuần lễ vàng do Cụ Hồ phát động, ông đã đem tài nghệ của mình ra để biểu diễn quyên tiền lấy tiền vàng ủng hộ. Đất nước thống nhất, với những tinh tuý võ công mà mình đã được học, tinh luyện những phương pháp luyện tập võ thuật phù hợp với thể trạng người Việt, ông đã sáng lập ra môn phái Thăng Long võ đạo.

* Võ sư Văn Thắng kể, ông được cha mình truyền thụ võ công từ năm 12 tuổi. Bởi là sĩ quan quân đội nên cha ông dạy võ cho ông theo kiểu... kỷ luật thép.

Bây giờ, ông vẫn nhớ như in cái buổi đầu học võ... khổ sai ấy. Trong gian nhà bếp chật hẹp, năm đầu, cha ông chỉ dạy ông duy nhất một môn... đứng tấn. Tháng đầu tiên, cha ông bắt ông mỗi buổi phải đứng tấn khi que hương cháy hết 1/3 mới thôi.

Tháng thứ hai tăng lên là 1 nửa, tháng thứ 3 là cả que nhang. Đứng im, không nhúc nhích. Hễ động đậy là ngay lập tức chiếc roi trong tay cha vút lên, đau điếng. Hết đứng tấn dưới đất lại đứng trên cọc nhọn, sau một năm thì chuyển sang Ngoại ngạch công. Cha ông bắt ông treo ngược chân lên xà, rồi cứ thế, ngửa cổ xuống dưới nhấc những xô đá đổ lên xô to phía trên. Xô đá mỗi lúc một đầy, một nặng thêm theo thời gian mà cha ông đã định sẵn.

Hai năm, khi thân hình đã dẻo dai, cứng cáp ông mới được cha mình truyền thụ quyền cước..

Tuyệt kỹ của cha con ông “Ốc” Bình Định Gia
Giadinh.net - Ông trông hệt như Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, một nhân vật võ công cái thế, tóc bạc như cước nhưng lúc nào cũng hồn nhiên như trẻ nhỏ trong tiểu thuyết nổi tiếng "Thần điêu đại hiệp" của Kim Dung...

Từng nổi danh với vai Ốc trong vở tuồng kinh điển Nghêu - Sò - Ốc - Hến, lại thêm cái vẻ hóm hỉnh ngoài đời, ít ai có thể ngờ rằng ông lão có vóc người nhỏ bé tuổi ngoại bát tuần ấy lại là chưởng môn của môn phái lừng danh Bình Định Gia.

Vị sáng tổ và tình bạn với võ tướng triều Quang Trung

Ông là võ sư Trần Hưng Quang, giang hồ thường gọi là Quang “Ốc”, hay còn gọi thân mật là “ông Ốc”. Trong giới võ lâm bây giờ, ông được suy tôn vào hàng trưởng lão. Những năm 90 của thế kỷ trước, đặc biệt khi người con trai Trần Hưng Hiệp tài năng thiên bẩm của ông còn sống, võ phái Bình Định Gia là mái nhà chung của cả vạn môn sinh đam mê quyền cước...

Ở Võ đường Việt - An (sân trường Việt Nam - Angiêri, đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội) lúc nào cũng thấy một ông già ngồi đăm chiêu. Tuy ngồi bất động như thiền nhưng ánh mắt quắc thước của ông vẫn dõi theo từng động tác của đám học trò. Hễ ai tập sai, như điện giật, ông bật dậy, hấp tấp chạy tới, lúc la hét, khi ngọt ngào uốn nắn. Xong việc, ông lại thong thả bước lên thềm.

Ông quê gốc ở Bình Định. Theo đồng đạo võ lâm thì ông là người duy nhất đưa võ cổ truyền Bình Định Bắc tiến thành công. Nói về võ phái của mình, ông bảo, cách đây trên 200 năm cụ Trần Đại Chí, sáng tổ của môn phái, vốn là một võ tướng, võ công đệ nhất, thao lược tài danh, bởi mâu thuẫn với nhà Thanh mà chạy dạt sang đất Việt.

Theo gia phả của dòng họ thì thủa nhỏ, cụ Chí được gia đình gửi vào Thiếu Lâm học võ. Hơn chục năm trời theo thầy miệt mài với thập bát ban thành thạo, cụ lai kinh những mong đem chút tài mọn phụng giúp quốc gia, vinh danh dòng họ.

Thế nhưng, Mãn Thanh vào buổi suy tàn, bất mãn cụ đã đưa cả gia quyến xuôi về phương Nam, đến Bình Định. Tại đây, duyên kỳ ngộ, cụ đã kết bạn với võ tướng Võ Văn Dũng, một trong những tướng tài của vua Quang Trung.

Tri kỷ, hai người suốt ngày trà dư tửu hậu, bàn luận chuyện võ học tinh hoa. Và, những ngày tháng ấy, hai người đã trao đổi cho nhau tất cả những bí kíp võ công mà cả đời mình tầm sư học được. Qua cụ Dũng, cụ Chí đã lĩnh hội được toàn bộ võ công chân truyền của Bình Định, đồng thời, nhờ cụ Chí mà cụ Dũng đã thông tuệ võ học Trung Hoa.

Sau khi cụ Võ Văn Dũng qua đời, cụ Trần Đại Chí đã nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp những tinh hoa của hai nền võ thuật Trung Hoa và Việt Nam, sáng lập dòng Bình Định gia truyền theo nguyên tắc kết hợp giữa cương, nhu, trường, đoản, hư, thực. Đường lối của các võ phái thời ấy thường nêu cao tính chất chiến đấu, không nặng về biểu diễn khoa trương.

“Nuốt chửng” nhiều bí kíp võ công

Ở tuổi lên 10, võ sư Quang Bảo (tên gọi của lão võ sư Trần Hưng Quang) được cha mình truyền thụ võ nghệ. Đến năm 13 tuổi, với tư chất lanh lẹ, tinh tuý của phái võ gia truyền đã được ông cơ bản lĩnh hội. Tuy không muốn để lộ khả năng võ thuật của mình, nhưng tiếng tăm về cậu bé anh hùng ở Phú Cát là ông vẫn ngày một vang xa.

Tiếng lành ấy kinh động đến cả phủ quan, bởi thế, rất nhiều lần họ triệu tập ông đến chỉ với mục đích được thực mục sở thị ông thi triển quyền cước. Năm 14 tuổi, biết đã hết “vốn” để dạy cho đứa con khiếu võ, cha ông bắt đầu hành trình tìm thầy để mở rộng khả năng cho con mình. Gần chục năm ròng, hễ thầy nào có tiếng ở Bình Định thì cha ông đều dắt ông tới học.

Chỉ một vài năm, thậm chí vài tháng thì ông lại lên đường đi tìm thầy mới. Bây giờ, một trong những giai thoại tầm sư học đạo của ông vẫn được người Bình Định truyền tai nhau.

Ngày ấy, thầy Hà Trọng Sơn ở Phước Sơn (Tuy Phước) có môn song kiếm thuộc loại tuyệt kỹ, mỗi khi đường kiếm vung lên thì chẳng khác nào phượng múa rồng bay. Nhu cương hài hoà, mềm mại nhưng sự lợi hại thì kinh hồn bạt vía. Độc chiêu ấy, dù đệ tử rất đông, nhưng không ai lĩnh hội vẹn toàn.

Theo cha, ông đến và thật ngạc nhiên, chỉ sau ít bữa “ăn nhờ ở đậu”, ông đã “nuốt chửng” bí kíp này. Thậm chí, trong đường kiếm ông đi, có nét nhàn nhã, thảnh thơi chẳng khác gì diều bay giữa trời quang đãng.

Tuy tạng người nhỏ bé, nhưng cũng như bao người luyện võ khác ở Bình Định, ông mải mê đi đánh võ đài. Ông kể, thủa ấy, ở Bình Định, bất cứ làng võ nào cũng có võ đài. Người luyện võ thường đăng đài thi thố tài năng, đấu võ để kết bạn, để trau dồi kiến thức. Lần thượng đài nào ông cũng giành cho mình phần thắng.

Đến giờ, người mê võ ở Bình Định hẳn chưa thể nào quên trận thư hùng kinh điển giữa ông và võ sĩ Đào Duy Hạ tại Quy Nhơn. Trận đấu diễn ra dưới sự cổ vũ cuồng nhiệt của cả mấy trăm người. Hai ông giao kèo đánh 3 hiệp, mỗi hiệp là 1 phút rưỡi. Trong 3 hiệp ấy, ai rớt đài trước thì là người thua cuộc.

Vào trận, tuy đã mặc khác màu áo nhưng bởi chiêu thức được tung ra quá nhanh nên khán giả vẫn không thể phân biệt được đâu là ông Hạ, đâu là ông Quang. Ba hiệp đấu trôi qua, cả hai võ sĩ đều thở dốc mà vẫn chưa phân thắng phụ. Đó là trận đấu duy nhất ông gặp đối thủ ngang tài ngang sức.

Võ sư Trần Hưng Quang luyện tập với mộc nhân

Dùng thiết đầu công “đột nhập” tàu hỏa đang chạy

Ông theo nghiệp tuồng, cũng là một “tài sản” gia truyền. Và, trong cuộc đời nghệ sĩ của mình, ông đã ghi dấu ấn bởi đã đưa võ vào tuồng.

Năm 1980, nghỉ hưu, ông về Hà Nội sinh sống. Suốt mấy chục năm sống xa nhà, vào Nam ra Bắc, ngay chuyện đi tàu của ông cũng có giai thoại.

Một lần, ra đến nhà ga thì tàu đã chuyển bánh. Bế hai con nhỏ trên tay, túi khoác trên lưng, ông cắm đầu cắm cổ đuổi theo. Khi vừa theo kịp thì cửa toa tàu đã đóng im ỉm. Quá cấp bách, ông đành sử dụng luôn món “Thiết đầu công” mà mình đã khổ công rèn luyện. Cú húc đầu như trời giáng ấy đã làm cánh cửa sắt bật tung. Vẫn ôm con trên tay, ông vọt lên tàu một cách nhẹ nhàng.

Năm 1982, Bình Định Gia chính thức khai trương ở Hà Nội. Một lần kéo đệ tử lên CLB võ thuật quận Đống Đa biểu diễn, võ phái của ông đã làm những quan chức của Sở Thể dục - Thể thao Hà Nội mê mệt. Và, ngay lập tức họ đã mời ông tham gia Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội.

Chàng trai trẻ và những lần bất đắc dĩ xuất lộ tuyệt kỹ

Cố võ sư Trần Hưng Hiệp

Ông có 3 người con, 2 trai một gái. Cố võ sư Trần Hưng Hiệp là thứ hai.

Với võ sư Quang thì dường như Hiệp sinh ra là để học võ. Ông kể, ngay từ tấm bé, ông đã phát hiện ra năng khiếu võ thuật thiên bẩm của cậu con trai. Bởi thế, những bài quyền, thế cước ông rèn cặp, Hiệp đã lĩnh hội rất nhanh. Nối nghiệp cha, Hiệp cũng theo học môn Tuồng cổ ở trường Sân khấu - Điện ảnh và dốc toàn bộ thời gian còn lại vào việc luyện rèn võ thuật.

Thời gian ấy, hễ nghe tiếng ở đâu có thầy giỏi là ngay lập tức anh tìm đến bái sư theo học. Bởi thế, khi tuổi mới đôi mươi, vốn liếng võ công của anh đã được võ lâm đồng đạo bái phục, kính nể và trở thành vị võ sư trẻ tuổi nhất trong làng võ cổ truyền.

Lão võ sư Trần Hưng Quang nói, nhờ có Hiệp mà Bình Định Gia trở nên nổi tiếng, được đông đảo môn sinh theo học, quần hùng mến mộ.

Tuổi trẻ, võ công cái thế, nhưng tính Hiệp điềm đạm, trầm tĩnh, sống nội tâm. Lão võ sư kể, có lần trong khu nội trú trường Sân khấu - Điện ảnh, một nhóm đầu gấu bên ngoài vào trường quậy phá, bắt nạt sinh viên. Không muốn va chạm nhưng cũng chẳng thể ngồi yên, Hiệp đành ra mặt.

Chọn tên có vẻ gấu nhất, anh mời vào phòng mình nói chuyện. Thấy cậu sinh viên người nhỏ bé, mặt mũi thư sinh, vị khách mời không những không tiếp thu những lời phải quấy mà còn tỏ thái độ thách thức, chửi bới om sòm.

Biết không thể nói suông với kẻ không biết điều ấy, đứng phắt dậy, Hiệp bảo: “Nếu anh thích đánh nhau thì đánh nhau với tôi! Nhưng cho tôi hỏi, chân tay anh liệu có cứng bằng chiếc chân giường này không?”. Hỏi chưa dứt câu, bất thình lình anh tung chân đá quét. “Dính chưởng”, chiếc chân giường vuông thành sắc cạnh gẫy gập làm đôi, văng ra phía cửa. Nhìn thấy cảnh ấy, kẻ “đầu gấu” mặt cắt không ra máu, ú ớ lùi ra rồi hô lũ đàn em chuồn thẳng.

Sau này, bởi ấn tượng với võ công thâm hậu và tinh thần thượng võ ấy, gã đầu gấu đã tìm đến anh, bái làm sư phụ, tu chí luyện rèn võ nghệ.

Cũng trong thời gian ấy, một chiều đi học về, gặp người quen anh được mời vào quán uống bia. Bàn bên cạnh, mấy gã đã ngà ngà, nói năng toàn lời tục tĩu. Hết chuyện, thấy bàn bên cạnh có cậu trai cứ ngồi im, chẳng nói chẳng rằng (anh không uống được bia) thì bọn chúng lấy làm... ngứa mắt. Chúng buông lời bóng gió cợt nhả, rồi cười hô hố với nhau.

Thấy vậy, anh quay đi, chẳng thèm để ý. Sự phớt lờ của anh khiến chúng càng thêm tức tối, ỷ đông, chúng quay sang gây sự. Mấy “chiến hữu” cùng bàn với anh ai cũng nóng mắt, nhưng thấy “quân ta” yếu thế hơn nên chẳng ai dám động thủ.

Trấn an các bạn, anh đứng dậy quay sang bàn bên. Giơ cốc bia đang uống dở lên, hướng về phía đối phương, anh bóp mạnh. Chiếc cốc vỡ vụn, phát ra những âm thanh sởn da gà. Chưa dừng lại, tay phải anh tung luôn một cú thôi sơn vào bức tường kiên cố ngay bên cạnh.

Cú đấm uy lực đến nỗi cả bức tường và mái nhà rung lên như vừa xảy ra địa chấn. Thấy đã gặp phải cao thủ, biết có đông cũng đánh không lại, nhóm anh chị bàn bên bỗng im phăng phắc. Phía bên này, sau những cú thị uy ấy, Hiệp lại chậm rãi ngồi xuống như chẳng có chuyện gì.

Linh giác công – công phu đệ nhất

Cho đến bây giờ, võ lâm đồng đạo vẫn suy tôn Linh giác công của Trần Hưng Hiệp là thiên hạ đệ nhất, không ai bì kịp. Biểu diễn tuyệt chiêu này đòi hỏi người võ sư phải có công lực thượng thừa và cái tâm luôn tĩnh.

Với tuyệt chiêu này, đã nhiều lần Hiệp làm người xem thót tim vì sợ. Lão võ sư Trần Hưng Quang kể, khi biểu diễn Linh giác, Hiệp thường đặt quả cam, táo, hoặc một mẩu thân chuối dài chừng gần chục cm lên đỉnh đầu người đối diện. Sau ấy, bằng mảnh vải đen, anh bịt kín mắt mình, tay cầm kiếm sắc, từ từ tiến tới. Mắt bịt kín, nhưng bằng giác quan, anh vẫn xác định được vị trí của mục tiêu và vung kiếm chém tới...

Dù chém ngang, hay dọc thì đường kiếm ngọt ngào ấy cũng chỉ phạt đôi vật thể trên đầu, chứ chẳng mảy may làm tổn thương một cọng tóc của người trợ diễn.

Ngay cả lão võ sư, đã nhiều lần xem con mình biểu diễn, nhưng lần nào ông cũng... hoảng. Ông cấm con mình tuyệt đối không được dạy chiêu thức nguy hiểm ấy cho ai. Dặn con vậy không phải vì ông muốn giữ độc chiêu cho gia đình mình mà vì... sợ. Đám học trò hiếu động, học chưa đến nơi đến chốn, chém phạt đầu nhau thì vô cùng nguy khốn.

Tuy quá nổi danh với Linh giác công nhưng sau này, mọi người đã không được thấy anh biểu diễn tuyệt chiêu này nữa. Anh là người cẩn trọng, không bao giờ thích chuyện phiêu lưu hay những trò chơi nguy hiểm. Bởi thế, một lần, diễn Linh giác bị hỏng, anh đã quyết tâm từ bỏ sở trường này.

Lần ấy, Bình Định Gia tổ chức biểu diễn ở Nhà văn hoá huyện Từ Liêm. Tiết mục Linh giác trứ danh của Hiệp được toàn thể khán giả đón đợi. Lần thứ nhất, quả táo Tầu nhỏ xíu trên đầu người trợ diễn đã bị anh chém toác đôi. Nhiều người kinh hãi không dám nhìn nhưng cũng nhiều người ưa cảm giác mạnh, muốn anh diễn lại.

Không thể chối từ thịnh tình của người mến mộ, anh lại bịt băng đen che mắt, lại tiếp tục diễn trò. Thế nhưng, khi thanh kiếm sáng loáng trong tay vừa vung lên thì anh bỗng khựng người lại, buông kiếm xuống. Tiếp tục một lần nữa cũng vẫn vậy, thanh kiếm trên tay anh chẳng thể lượn một đường ngọt xớt như nó vẫn thường thi triển, vẫn làm người xem kinh hãi.

Có lẽ, linh giác đã mách bảo anh rằng, trong một tâm trạng không được thoải mái, anh không nên dụng trò nguy hiểm ấy. Đắn đo, sau cùng, anh đã xin lỗi khán giả và thay bằng việc đặt quả táo lên đầu người trợ diễn thì anh đặt quả táo lên thành ghế. Nhát kiếm chí tử được tung ra. Quả táo bị chém phạt phần dưới, tung lên rồi lăn lông lốc trên sàn nhà. Mọi người vẫn vỗ tay rầm rập. Thế nhưng, trên mặt anh vẫn không thấy nụ cười.

Chào khán giả, anh vội vàng lùi vào phía trong. Lão võ sư Trần Hưng Quang kể, về nhà con trai ông đã kể cho ông “sự kiện lạ lùng” ấy. Và, anh còn tiết lộ, hàng đinh đóng trên thành chiếc ghế đã bị anh chém bay hết mũ. Nếu hôm ấy, nếu là người thật thì không biết hậu quả thế nào. Vậy là, nghe theo lời khuyên của cha, cùng với tính cẩn trọng của mình, anh đã từ bỏ môn võ mà mình đã khổ công rèn luyện.

Khi tài năng đang độ chín muồi, khi Bình Định Gia đang khởi sắc, phát triển võ đường đến hầu hết các tỉnh phía Bắc với hàng vạn môn sinh theo học thì vì một tai nạn giao thông thương tâm, Trần Hưng Hiệp đã không còn nữa. Lão võ sư Trần Hưng Quang bảo, từ hôm nghe tin con trai mất, ông cứ thấy mình như đi trên mây khói, người như không còn chút trọng lượng, sức lực nào.

Đào Thanh Tuy
Video các thế công Vovinam
                                                               



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận



Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 240 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 166 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 153 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 133 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 133 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.