Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2025
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30        
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 26711454

 
Tin tức - Sự kiện » Cộng đồng VN hải ngoại 25.04.2025 05:04
Kỷ niệm 33 năm mất Hoàng Sa, vận động dư luận thế giới đòi lại lãnh thổ từ TQ- Cùng đọc trang chiến sử
07.01.2007 10:25

Kỷ niệm 33 năm hải chiến Hoàng Sa Đông Hải - Chiến Dich Hoàn Cầu Đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa

VN tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Vietnam map

Chính phủ CS Việt Nam một lần nữa lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, và nói rằng việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo tại Hà Nội hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CS Việt Nam, ông Lê Dũng, nói rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Dũng nói thêm rằng việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền tại một số nơi trên đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, và vì vậy, hành động đó hoàn toàn không có giá trị.

Ôn Lê Dũng tuyên bố như thế sau khi Tạp chí Quân sự Hoàn cầu của Trung Quốc đề cập đến việc giới hữu trách ở Bắc Knh đã tiến hành công tác xây dựng bia chủ quyền tại các điểm cơ sở lãnh hải, trong đó có một số địa điểm nằm trên quần đảo Hoàng Sa.

Cũng trong ngày thứ Nămải quân Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tuần tra chung ở vịnh Bắc bộ.

Tin tức báo chí Việt Nam nói rằng đây là cuộc tuần tra liên hợp lần thứ nhì, được thực hiện dựa theo thỏa thuận đã đạt được giữa quân đội và hải quân hai nước. Cuộc tuần tra đầu tiên đã diễn ra vào tháng 4 năm 2006. (voa)



TQ: VN Không hề Có Chủ Quyền Ở 2 Đảo

BEIJING (VB) -- Bản tin PTI hôm 4-1-2007 loan rằng Trung Quốc hôm Thứ Năm chính thức bác bỏ phản đối của Việt Nam, và tuyên bố “chủ quyền bất khả tranh chấp” trên các đảo Biển Đông nhiều dầu hỏa, nơi Trung Quốc mới dựng lên các kiến trúc dấu mốc biên thùy.

Việc xây các kiến trúc đánh dấu lãnh thổ Hoa Lục trên Đảo Xisha (phiên âm Đảo Tây Sa, theo tên Trung Quốc) là một vấn đề trong chủ quyền Trung Quốc, theo lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Liu Jianchao.

“Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh cãi đối với các đảo Xisha, Nansha và các đảo lân cận. Và chúng tôi có tất cả chứng cớ pháp lý và lịch sử cần thiết để chứng minh như thế,” theo lời Liu khi trả lời về phản đối của VN.

Liu nói như thế khi trả lòời câu hỏi rằng VN tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền VN bằng cách dựng lên các kiến trúc.

Liu nói là theo Công Ước Hải Luật Liên Hiệp Quốc và Luật Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Lãnh Hải và Vùng Cận Biên, chính phủ TQ đã đưa ra các điểm căn bản về Đảo Xisha vào năm 1996.

Hai đảo trên có tên Việt Ngữ là Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các vùng này thuộc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, VN, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai từ 1970s.

Nhưng phần lớn nhất trong 2 vùng đảo trên đã thuộc chủ quyền VN từ lâu: quân lực VNCH đã trú đóng ở phần lớn trên 2 vùng đảo này trước 1974.

Hải chiến Hoàng Sa 1974
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 
< script type=text/javascript>//< /script>

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòaHải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng Hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.

Bối cảnh

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến.

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). [1]

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận. [2]

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.

Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. [3] Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

Năm 1970, Hoa KỳNhật BảnHiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. [4]

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16)
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16)

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Công hòa tại Hoàng Sa này được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội Địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.

Tương quan lực lượng

Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4)
Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4)

Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội Hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số Biệt hải (Biệt kích Hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Trung Quốc có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Đoàn 4 và Tiểu Đoàn 5 thuộc Trung Đoàn 10 Hải quân Lục chiến, và hai đội Trinh sát.

Diễn tiến

Chiến sĩ Biệt hải Việt Nam Cộng hòa
Chiến sĩ Biệt hải Việt Nam Cộng hòa

Ngày 16 tháng 1, 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

Ngày 17 tháng 1, 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán Biệt hải và một đội Hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện.

Soái hạm Trần Bình Trọng (HQ-5)
Soái hạm Trần Bình Trọng (HQ-5)

Ngày 18 tháng 1, 1974, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

Ngày 19 tháng 1, 1974, Biệt hải và Hải kích Việt Nam Cộng hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và Hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng hòa rút trở lên HQ-5.

Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số Phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa. [6]

Kết quả

Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10)
Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10)
Hình:PLAN-389C.jpg
Tảo lôi hạm số 389 Hải quân Trung Quốc

Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến. [7]

Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ[8]. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Liệp tiềm đĩnh số 271 Hải quân Trung Quốc, chụp từ chiến hạm VNCH trước khi nổ súng
Liệp tiềm đĩnh số 271 Hải quân Trung Quốc, chụp từ chiến hạm VNCH trước khi nổ súng

Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Cộng hòa Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt.

Vụ việc cũng đã gây ra khó khăn nhất định về chính trị cho lực lượng Cộng sản hai miền Việt Nam vì họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Có thể đây cũng là nguyên nhân khiến sau năm 1975 họ dần xa Trung Quốc.

Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.

Chú thích

  1. ^  Security Implications of Conflict in the South China Sea: Exploring Potential Triggers of Conflict A Pacific Forum CSIS Special Report, của Ralph A. Cossa, Washington, D.C. Center for Strategic and International Studies, 1998, trang B-2
  2. ^  Nhân Dân số 1653, 22 tháng 9 năm 1958
  3. ^  Dyadic Militarized Interstate Disputes Data (DyMID), phiên bản 2.0 tabulations
  4. ^  Hải Chiến Hoàng Sa, Bão biển Đệ Nhị Hải Sư, tác giả xuất bản, Australia, 1989, trang 101
  5. ^  DyMID, đã dẫn trên
  6. ^  Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer's War Kiem Do and Julie Kane, Naval Institute, Press, Annapolis, Maryland, 1998, chương 10.
  7. ^  Thế Giới Lên Án Trung Cộng Xâm Lăng Hoàng Sa Của VNCH. Tài liệu Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Sài Gòn, 1974, trang 11.
  8. ^  Tây Sa Hải Chiến—Thống Kích Nam Việt Hải Quân (西沙海战――痛击南越海军) Tân Hoa Xã 2003-01-20, xem tại đây [9]
  9. Tây Sa Hải Chiến Tường giãi (đồ) (西 沙 海 战 详 解 [图]), xem tại đây [10] có ảnh HQ-4 chụp từ tàu Krondstadt của Trung Quốc trước khi nổ súng.

    Tài liệu của bộ Tổng Tham Mưu VNCH 

    Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc

    (Trích Nguyệt San Ðoàn Kết, Austin Texas)

    Lời Tòa Soạn:

    Chúng tôi vừa nhận được hung tin: Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, đã đột ngột từ trần tại Dallas, Texas vào hồi 10 giờ 30 sáng Thứ Sáu ngày 12 tháng 2 năm 1999, hưởng thọ 64 tuổi.

    Trong khoảng 10 năm vừa qua, chúng tôi liên lạc rất thường xuyên với Ðại Tá Ngạc để yêu cầu ông viết về trận hải chiến Hoàng Sa, nhưng vì nhiều lý do, ông vẫn do dự. Mãi tới cuối năm 1998, vào dịp Lễ Giáng Sinh, ông mới gửi tới Tòa Soạn Nguyệt San Ðoàn Kết bài "Tường Thuật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa" do chính ông viết nhân dịp kỷ niệm 25 năm trận đánh lịch sử này. Ngoài ra, ông cũng đã cho phép chúng tôi phỏng vấn và cung cấp nhiều hình ảnh hiếm có cùng những chi tiết qúi báu về vị trí của các chiến hạm tham chiến để Tòa Soạn có thể sửa lại các phóng đồ về trận hải chiến cho thêm chính xác.

    Chúng tôi dự định xuất bản số đặc biệt về trận Hải Chiến Hoàng Sa nhân ngày Quân Lực 19 tháng 8 năm nay, nhưng chưa kịp thực hiện thì Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc đã vội vã giã từ các chiến hữu. Xin thành thật phân ưu cùng tang quyến.

    Ðúng 25 năm trước, vào mùa Xuân Giáp Dần năm 1974 , Hải Ðội Trưởng Hà Văn Ngạc đã anh dũng chỉ huy các chiến hạm Hải Quân VNCH chận đánh quân xâm lăng Trung Cộng tại Hoàng Sa. Giờ đây, hương linh chiến hữu Hà Văn Ngạc vừa trở lại với Hoàng Sa để tiếp tục bảo vệ chủ quyền chính đáng của Tổ Quốc Việt Nam tại Biển Ðông.

    Trân trọng.

    Trần Ðỗ Cẩm
    Chủ Nhiệm Nguyệt San Ðoàn Kết, Austin Texas

    Ðôi lời trước khi viết

    Ðã 25 năm kể từ ngày tôi tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, tôi chưa từng trình bầy hay viết mô-tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đã thất hứa với các bậc tiên-sinh yêu-cầu tôi thuật lại chi-tiết của cuộc đụng-độ. Dù thắng hay bại, chỉ có một điều duy-nhứt không thể chối cãi được là các chiến-hữu các cấp của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa trong trận hải-chiến đã anh-dũng chiến-đấu bằng phương-tiện và kinh-nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm-lăng truyền-kiếp của dân-tộc hầu bảo-vệ lãnh-thổ của Tổ-quốc. Trước một thù-địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc-chiến có hạn-chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường-tập của đối-phương để tìm-kiếm một cơ-hội thuận-tiện khác hầu khôi-phục lại phần đất đã bị cưỡng-chiếm.

    Hôm nay nhân ngày Tết Kỷ-Mão, tôi viết những giòng này để tưởng-niệm anh-linh các liệt-sĩ đã hy-sinh khi cùng tôi chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng trên các mảnh đất xa vời của Quốc-Tổ, một số đã vĩnh-viễn nằm lại trong lòng biển Hoàng-Sa như để thêm một chứng-tích lịch-sử của chủ-quyền quốc-gia, một số khác đã bỏ mình trên biển cả khi tìm đường thoát khỏi sự tàn-bạo của người phương bắc.

    Có nhiều chiến-hữu Hải-quân đã từng hăng-say viết lại một trang-sử oai-hùng của Hải-quân và toàn Quân-lực Việt-Nam của nền Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, nhưng đã thiếu-xót nhiều chi-tiết chính-xác mà vào những năm trước 1975 chưa được phép phổ-biến, và cũng vì phải lưu-lạc khắp thế-giới tự-do nên các chiến-hữu đó đã không thể liên-lạc để tham-khảo cùng tôi.

    Nhiều chi-tiết về giờ-giấc và về vị-trí bạn và địch, cũng như tên họ của các cấp có liên-hệ tới biến cố, vì không có tài-liệu truy-lục, nên chỉ có thể viết vào khoảng gần đúng nhất. Tôi chỉ tường-thuật trung-thực những chi-tiết theo khía-cạnh của một người chỉ-huy chiến-thuật được biết và cũng mong-mỏi các chiến-hữu nào còn có thể nhớ chắc-chắn các chi-tiết quan-trọng khác, tôi sẽ sẵn-sàng tiếp-nhận qua tòa-soạn này, để sửa lại tài-liệu này cho đúng.

    Hà-Văn-Ngạc


    "Tân xuân Giáp-Dần Hoàng-Sa-chiến
    Nam-ngư hải-ngoại huyết lưu hồng"

    Hai câu thơ với lối hành-văn vận theo sấm Trạng-Trình đã được truyền-khẩu rất nhanh khi Hải-đội Ðặc-nhiệm Hoàng-Sa trở về tới Ðà-nẵng vào sáng sớm ngày 20 tháng 4 năm 1974. Và câu thơ này do chính Hải-quân Ðại-Tá Nguyễn-Viết-Tân (thủ-khoa Khóa 5 của tôi) lúc đó đang giữ chức-vự Chỉ-huy-trưởng Sở Phòng-Vệ Duyên-hải, đọc cho tôi nghe. Từ ngày đó tới nay đã đúng 25 năm, và do sự khuyến-khích của các bậc thượng-trưởng của Hải-quân Việt-Nam, những chi-tiết về diễn-tiến chưa tùng tiết-lộ của trận hải-chiến cần được ghi lại để làm chứng-liệu lịch-sử.

    Sau trận hải-chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến-thuật và chiến-lược của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến nay nếu nêu ra thì sẽ không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến-cố kế-tiếp. Vì vậy một vài điều nếu có nêu ra tại đây thì chỉ để ghi lại tình-trạng và khả-năng khi Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa khi đã phải đương đàu với Trung-cộng, là một quốc-gia vào thời-điểm đó, đã sẵn có một lực-lượng hùng-hậu về hải-lục-không-quân gấp bội của Việt-Nam Cộng-Hòa.

    Một điểm hãnh-diện cho Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa lúc bấy giờ là đã không những phải sát-cánh với lực-lượng bạn chống lại kẻ nội-thù là cộng-sản miền bắc trong nội-địa, lại vừa phải bảo-vệ những hải-đảo xa-xôi, mà lại còn phải chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng, đã từng biết bao lần dầy xéo đất nước trong suốt lịch-sử lập-quốc và dành quyền độc-lập của xứ sở.

    So-sánh với các cuộc hành-quân ngoại-biên vào các năm 1970-71 của Quân-lực VNCH sang đất Kampuchia va Hạ-Lào, thì quân-lực ta chỉ chiến đẵu ngang ngửa vơi cộng-sản Việt-Nam ẩn náu trên đất nước láng-giềng mà thôi. Phải thành-khẩn mà nhận rằng Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa ngoài nội-thù còn phải chống ngoại-xâm mà đã rất khó tiên-liệu để chuẩn-bị một cuộc chiến chống lại một lực-lượng hải-quân Trung-cộng tương-đối dồi-đào hơn cả chúng ta về phẩm cũng như lượng. Hải-quân Việt-Nam ta đã có những gánh nặng về hành-quân để yểm-trợ lực-lượng bạn và hành-quân ngăn-chận các vụ chuyển-quân lén-lút của Việt-cộng qua biên-giới Miên-Việt trong vùng sông ngòi cũng như các vụ tiếp-tế quân-dụng của chúng vào vùng duyên-hải.

    Trước khi đi vào chi-tiết của trận hải-chiến lịch-sử này, chúng ta thử nhắc sơ-lược lại cấu-trúc nhân-su của thượng-tầng chỉ-huy và của các đơn-vị tham-chiến của Hải-quân vào lúc biến-cố:

    - Tư-lệnh Hải-quân: Ðề-Ðốc Trần-văn-Chơn
    - Tư-lệnh-phó Hải-quân: Phó Ðề-Ðốc Lâm-ngươn-Tánh
    - Tham-mưu-Trưởng Hải-quân: Phó Ðề-Ðốc Diệp-quang-Thủy
    - Tư-lệnh Hạm-đội: HQ Ðại-tá Nguyễn-xuân-Sơn
    - Tư-lệnh HQ Vùng 1 Duyên-hải: Phó Ðề-Ðốc Hồ-văn Kỳ-Thoại
    - Chỉ-huy-trưởng Hải-đội tuần-dương: HQ Ðại-tá Hà-văn-Ngạc, (Hải-đội 3) và là Sĩ-quan chỉ-huy chiến-thuật trận hải-chiến.
    - Hạm-trưởng Khu-trục-hạm HQ4: HQ Trung-Tá Vũ-hữu-San
    - Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ5: HQ Trung-Tá Phạm -trọng- Quỳnh
    - Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ16: HQ Trung-Tá Lê-văn-Thự
    - Hạm-trưởng Hộ-tống-hạm HQ10: HQ Thiếu-Tá Ngụy-văn-Thà (truy-thăng HQ Trung-Tá)
    - Trưởng toán Hải-kích đổ-bộ: HQ Ðại-Úy Nguyễn-minh-Cảnh.

    Lý-do tôi đã có mặt tại Hoàng-Sa

    Rất nhiều chiến-hữu trong Hải-quân đã không rõ nguyên-cớ nào mà tôi đã có mặt để đích-thân chỉ-huy tại chỗ trận hải-chiến Hoàng-Sa. Sự có mặt của tôi bắt nguồn từ khi tôi được Hội-đồng Ðô-đốc chỉ-định tôi tăng-phái cho Vùng I duyên-hải khoảng từ cuối năm 72 đầu 1973. Lý do tăng-phái của tôi đến Vùng I duyên-hải tôi không được biết trước cho đến khi tôi tới Quân-Khu 1, tôi mới được biết nhiệm-vụ chính của tôi là chuẩn-bị một trận thư-hùng giữa Hải-quân VNCH và hải-quân Bắc-Việt mà lúc đó, tin tình-báo xác-nhận là cộng-sản đã được viện-trợ các cao-tốc-đĩnh loại Komar của Nga-sô trang-bị hỏa-tiễn hải-hải (surface to surface). Vào thời-gian đó Hải-quân VNCH chỉ có khả-năng chống-đỡ thụ-động loại vũ-khí này. Cuộc hải-chiến tiên-liệu có thể xẩy ra khi lực-lượng hải-quân cộng-sản tràn xuống để hỗ-trợ cho quân-bộ của chúng khi chúng muốn tái-diễn cuộc cường-tập xuất-phát từ phía bắc sông Bến-Hải như vào ngày cuối tháng 3 năm 1972 để khởi phát các cuộc tấn-công suốt mùa hè đỏ lửa 1972.

    Tôi lưu lại Vùng I duyên-hải chừng hai tuần lễ hầu nghiên-cứu để thiết-kế. Kế-hoạch chính của cuộc hải-chiến này là xử-dụng nhiều chiến-hạm và chiến-đỉnh (WPB và PCF) để giảm bớt sự thiệt-hại bằng cách trải nhiều mục-tiêu trên mặt biển cùng một lúc. Song-song với việc này là các chiến-hạm và chiến-đĩnh phải xử-dụng đạn chiếu-sáng và hỏa-pháo cầm-tay như là một cách chống hỏa-tiễn thụ-động. Ngoài ra Hải-quân cũng cần đặt ra sự yểm-trợ của pháo-binh của Quân-đoàn I để tác-xạ ngăn-chặn và tiêu-diệt lực-lượng hải-quân cộng-sản tại phía bắc Cửa Việt trước khi họ tràn xuống phía nam để đủ tầm phóng hỏa-tiễn.

    Sau khi đã thuyết-trình tại Bộ-Tư-Lệnh Hải-quân Vùng I duyên-hải cùng các Chỉ-huy-trưởng các đơn-vị duyên-phòng và duyên-đoàn, Tư-lệnh HQ Vùng I duyên-hải chấp-thuận kế-hoạch và đưa kế-hoạch lên thuyết-trình tai Bộ-Tư-Lệnh Quân-đoàn I và Quân-Khu I. Buổi thuyết-trình tại BTL/Quân-đoàn I do đích-thân Trung-Tướng Ngô-quang-Trưởng chủ-tọa, ngoài Tư-lệnh HQ Vùng I duyên-hải còn có Ðại-Tá Hà-mai-Việt Trưởng Phòng 3 Quân-đoàn, Ðại-tá Khiêu-hữu-Diêu, Ðại-Tá Nguyễn-văn-Chung Chỉ-huy-trưởng pháo-binh Quân-đoàn và một số rất ít các sĩ-quan phụ-tá. Nhu-cầu yểm-trợ pháo-binh cho cuộc hải-chiến được chấp-thuận ngay và Chỉ-huy-trưởng pháo-binh quân-đoàn hứa sẽ phối-trí pháo-binh, đặc-biệt là pháo-binh 175 ly để thỏa-mãn kế-hoạch của Hải-quân, khi được yêu-cầu.

    Kể từ khi được chỉ-định tăng-phái, tôi thường có mặt tai Vùng I duyên-hải mỗi tháng chừng hai tuần tùy theo công-việc của tôi tại Hải-đội, nhưng chưa lần nào Bộ-Tư-lệnh HQ, Bộ-Tư-lệnh Hạm-đội hoặc Vùng I Duyên-hải chỉ-thị tôi phải có mặt trong vùng. Khi có mặt tại vùng tôi thường tìm-hiểu tình-hình tổng-quát tại Quân-Khu I cũng như đi hoặc tháp-tùng Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải thăm-viếng các đơn-vị lục-quân bạn cấp sư-đoàn, lữ-đoàn hay trung-đoàn.

    Trở lại trận hải-chiến Hoàng-Sa, vào khoảng ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại-trưởng Hoa-Kỳ Kissinger rời Trung-cộng, thì đột-nhiên Ngoại-trưởng Trung-cộng lại một lần nữa tuyên-bố về chủ-quyền của họ trên các quần-đảo Hoàng và Trường-Sa. Tôi rất lưu-ý tin này vì tôi đã chỉ-huy công-cuộc đặt quân trú-phòng đầu tiên trên đảo Nam-Yết vùng Trường-Sa vào cuối mùa hè 1973. Vài ngày sau, vì Ngoại-trưởng VNCH Vương-văn-Bắc còn bận công-cán ngoại-quốc, thì phát-ngôn-viên Bộ Ngoại-giao VNCH bác-bỏ luận-cứ của Trung-cộng và tái xác-nhận một lần nữa chủ-quyền của VNCH trên các quần-đảo đó.

    Ngày 16 tháng giêng năm 1974, tôi từ Sàigòn đi Vũng-Tầu để chủ-tọa lễ trao-quyền chỉ-huy Tuần-dương-hạm HQ5 Trần-bình-Trọng đang neo tại chỗ, cho tân-hạm-trưởng là Hải-quân Trung-tá Phạm-trong-Quỳnh (tôi không còn nhớ tên cựu hạm-trưởng). Khi trở về Sàigòn, lúc theo dõi bản tin-tức hàng ngày của đài truyền-hình thì thấy Ngoại-trưởng Vương-văn-Bắc hùng-hồn và nghiêm-trọng khi tuyên-bố chủ-quyền của VNCH trên 2 quần-đảo Hoàng và Trường-Sa. Tôi thấy có chuyện bất-ổn có thể xẩy ra tại Vùng I duyên-hải nhất là Việt-cộng có lẽ được Trung-cộng hỗ-trợ tạo ra tình-thế rắc-rối ngoài hải-đảo để thu-hút lực-lượng của Hải-quân Việt-Nam, và đương nhiên cộng-sản sẽ lợi-dụng để tràn-xuống dưới vĩ-tuyến 17 như đã dự-liệu.

    Nên sáng sớm ngày 17, không kịp thông-báo đến Tư-lệnh Hạm-đội; tôi lên phi-trưởng Tân-sơn-Nhứt và đến thẳng ngay Trạm hàng-không quân-sự. Tôi gặp ngay một vị Thượng-sĩ không-quân trưởng-trạm và nói là tôi cần đi gắp ra Ðà-nẵng. Vị Thượng-sĩ trình với tôi là danh-sách hành-khách đã đầy-đủ cho chuyến bay và giới-thiệu tôi gặp vị Trung-úy phi-công-trưởng phi-cơ C130. Sau khi trình-bầy lý-do khẩn-cấp đi Ðà-nẵng của tôi, vị phi-công-trưởng trang-trọng mời tôi lên phi-cơ ngồi vào ghế phụ trong phòng phi-công.

    Ðến Ðà-nẵng khoảng 9:00 sáng, tôi mới kêu điện-thoại cho HQ Ðại-tá Nguyễn-hữu-Xuân, Tư-lệnh-phó Vùng cho xe đón tôi tại phi-trường. Ðến BTL/HQ Vùng I duyên-hải tôi mới được biết chi-tiết những gì đang xẩy ra tại Hoàng-Sa, và được biết thêm là chiếc tuần-dương-hạm HQ5, mà tôi vừa chủ-tọa trao quyền chỉ-huy ngày hôm qua tại Vũng-Tàu sẽ có mặt tại quân-cảng vào buổi chiều tối cùng với biệt-đội hải-kích.

    Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải cũng cho tôi hay và giơ một tờ giấy nhỏ nói là ông có thủ-bút của Tổng-thống vừa tới thăm bản-doanh trước đây, nhưng tôi không hỏi về chi-tiết cũng như xin xem thủ-bút vì tôi nghĩ đó là chỉ-thị riêng tư giữa Tổng-Thống và một vị Tướng-lãnh. Vị Tư-lệnh này còn cho tôi hai chọn-lựa: một là chỉ-huy các chiến-hạm ngay tại Bộ-Tư-lệnh Vùng, hai là đích-thân trên chiến-hạm. Tôi đáp trình ngay là: Tôi sẽ đi theo các đơn-vị của tôi. Từ ngày được thuyên-chuyển về Hạm-đội, không như các vị tiền-nhiệm, tôi thường xa Bộ-chỉ-huy để đi theo các chiến-hạm trong công-tác tuần-dương. Mỗi chuyến công-tác, sự hiện-diện của tôi đã mang lại cho nhân-viên chiến-hạm niềm phấn-khởi sau nhiều ngày phải xa căn-cứ. Tôi thường lưu ý các vị hạm-trưởng đến việc huấn-huyện nội-bộ hoặc thao-dượt chiến-thuật với chiến-hạm khác khi được phép.

    Ðến khoảng buổi chiều thì Tư-lệnh vùng I duyên-hải còn hỏi tôi có cần thêm gì, tôi trình xin thêm một chiến-hạm nữa vì cần hai chiếc khi di-chuyển trong trường-hợp bị tấn-công trên hải-trình, chứ không phải vì số lượng chiến-hạm Trung-cộng đang có mặt tại Hoàng-Sa. Chiếc Hộ-tống-hạm (PCE) HQ10 Nhựt-Tảo đựơc chỉ-định xung vào Hải-đoản đặc-nhiệm, với lý-do chính là chiếc Hộ-tống-hạm này đang tuần-dương ngay khu-vực cửa khẩu Ðà-nẵng nên giảm bớt thời-gian di-chuyển, chiến-hạm chỉ có một máy chánh khiển-dụng mà thôi. Ngoài ra vị Tư-lệnh HQ vùng còn tăng-phái cho tôi HQ Thiếu-Tá Toàn (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang), mà tôi chưa biết khả-năng nên trong suốt thời-gian tăng-phái tôi chỉ trao nhiệm-vụ giữ liên-lạc với các Bộ Tư-lệnh cho vị sĩ-quan này. Tôi dùng cơm chiều gia-đình cùng Tư-lệnh HQ Vùng tại tư-thất trong khi chờ đợi Tuần-dương-hạm HQ5 tới. Sau bữa ăn, Tư-lệnh HQ Vùng đích-thân đi bộ tiễn-chân tôi ra cầu quân-cảng. Sau trận-chiến, vị Ðô-đốc này có thổ-lộ cùng tôi là ông đã tưởng đó là bữa cơm cuối cùng của ông với tôi. Như vậy là trận hải-chiến đã dự-liệu là sẽ có thể xẩy ra, và chắc vị Ðô-đốc đã mật-trình về Tư-lệnh Hải-quân thường có mặt tại Bộ-Tư-lệnh.

    Tuần-dương-hạm HQ5 rời bến khoảng 09:00 tối và tôi trao nhiệm-vụ đi tới Hoàng-Sa cho Hạm-trưởng HQ5 là vị hạm-trưởng thâm-niên hơn (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ5 và HQ10 cùng đi Hoàng Sa, Hạm Trưởng HQ5 là Trung Tá Quỳnh thuộc khóa 11 SQHQ Nha Trang, thâm niên hơn Hạm Trưởng HQ5 là Thiếu Tá Thà thuộc khóa 12 SQHQ Nha Trang). Sự hiện-diện của tôi trên chiến-hạm này đã làm tân-hạm-trưởng, vừa nhậm-chức 2 ngày trước, được vững-tâm hơn vì chắc tân-hạm-trưởng chưa nắm vững được tình-trạng chiến-hạm cũng như nhân-viên thuộc-hạ. Các chiến-hạm đều giữ im-lặng vô-tuyến ngoại trừ các báo-cáo định-kỳ về vị-trí.

    Những diễn-tiến ngày hôm trước trận hải-chiến

    Khoảng 8 hay 9:00 giờ sáng ngày 18, hai chiến-hạm HQ5 và HQ10 đã đến gần Hoàng-Sa, và trong tầm âm-thoại bằng máy VRC46 (hậu-thân của máy PRC25 nhưng với công-xuất mạnh hơn) để liên-lạc bằng bạch-văn, vì tầm hữu-hiệu của máy chỉ ở trong vùng Hoàng-Sa mà thôi, tôi nói chuyện với Hạm-trưởng HQ4 HQ Trung-tá Vũ-hữu-San, lúc đó đang là sĩ-quan thâm-niên hiện-diện, để được am-tường thêm tình-hình cũng như thông-báo về sự hiện-diện của tôi, vừa là Chỉ-huy-trưởng Hải-đội vừa là để thay-thế quyền chỉ-huy mọi hoạt-dộng, theo đúng thủ-tục ghi trong Hải-quy. Sau khi được trình bầy chi-tiết các diễn-tiến, tôi có lời khen ngợi Hạm-trưởng này và chia sẻ những khó-khăn mà vị này đã trải qua trong những ngày trước khi tôi có mặt tại vùng.

    Vào khoảng xế trưa, thì cả 4 chiến-hạm (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ4, HQ5, HQ10 và HQ16) đều tập-trung trong vùng lòng chảo của quần-đảo Hoàng-Sa và Hải-đoàn đặc-nhiệm được thành hình. Nhóm chiến-binh thuộc Tuần-dương-hạm HQ16 và Khu-trục-hạm HQ4 đã đổ-bộ và trương quốc-kỳ VNCH trên các đảo Cam-Tuyền (Robert), Vĩnh-Lạc (Money) và Duy-mộng (Drummond) từ mấy ngày qua vẫn được giữ nguyên vi-trí phòng-thủ để giữ đảo. Sau khi quan-sát các chiến-hạm Trung-cộng lởn vởn phía bắc đảo Quang-Hòa (Duncan), tôi quyết-định ngay là hải-đoàn sẽ phô-trương lực-lượng bằng một cuộc thao-diễn chiến-thuật tập-đội để tiến về phía đảo Quang-Hòa với hy-vọng là có thể đổ-bộ hải-kích như các chiến-hạm ta đã làm trước đây. Lúc này trời quang-đãng, gió nhẹ và biển êm. Tất cả chiến-hạm đều phải vào nhiệm-sở tác-chiến, nhưng các dàn hải-pháo và vủ-khí đại-liên phải ở trong thế thao-diễn. Khởi hành từ nam đảo Hoàng-Sa để tiến về đảo Quang-Hòa, 4 chiến-hạm vào đội-hình hàng dọc, dẫn đầu là Khu-trục-hạm HQ4, theo sau là tuần-dương-hạm HQ5 làm chuẩn-hạm đã có trương hiệu-kỳ hải-đội, thứ ba là tuần-dương-hạm HQ16 và sau cùng là Hộ-tống-hạm HQ10, tốc-độ chừng 6 gút, khoảng cách giữa các chiến-hạm là hai lần khoảng cách tiêu-chuẩn (tức 1000 yard), phương-tiện truyền-tin là kỳ-hiệu và quang-hiệu, và âm-thoại bằng VRC46 hoặc PRC25 chỉ xử-dụng để tránh hiểu-lầm ám-hiệu vận-chuyển chiến-thuật mà thôi.

    Chừng nửa giờ sau khi hải-đoàn vận-chuyển vào đội-hình hướng về phía đảo Quang-Hòa thì hai chiến-hạm Trung-cộng loại Kronstad mang số-hiệu 271 và 274 bắt đầu phản-ứng bằng cách vận-chuyển chặn trước hướng đi của hải-đoàn, nhưng hải-đoàn vẫn giữ nguyên tốc-độ, trong khi đó thì hai chiếc chiến-hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là hai trục lôi hạm tức là tầu vớt mìn loại T43) cùng 2 chiếc ngư-thuyền ngụy-trang 402 và 407 (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: ngư thuyền số 402 mang tên Nam Ngư) của họ vẫn nằm nguyên vị-trí sát bờ bắc đảo Quang-Hòa. Tôi đã không chú-tâm đến 2 chiếc chiến-hạm nhỏ của địch vì cho rằng, hai chiếc này chỉ là loại phụ mà thôi (sau này, khi sưu tầm tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa, HQ Thiếu-Tá Trần-Ðỗ-Cẩm truy ra theo số-hiệu là loại trục-lôi-hạm và chắc trang-bị vũ-khí nhẹ hơn) còn hai chiếc tầu tiếp-tế ngụy-trang như ngư-thuyền thì không đáng kể. Hành-động chận đường tiến của chiến-hạm ta đã từng được họ xử-dụng trong mấy ngày trước đây khi các chiến-hạm ta đổ quân lên các đảo Cam-tuyền, Vĩnh-lạc và Duy-mộng để xua quân của Trung-cộng rời đảo. Chiếc Kronstad 271 bắt đầu xin liên-lạc bằng quang-hiệu để xin liên-lạc, Tuần-dương-hạm HQ5 trả lời thuận và nhận công-điện bằng Anh-ngữ: "These islands belong to the People Republic of China (phần này tôi nhớ không chắc-chắn) since Ming dynasty STOP Nobody can deny" (Phần này tôi nhớ rất kỹ vì tôi có phụ nhận quang-hiệu). Tôi cho gởi ngay một công-điện khái-quát như sau: "Please leave our territorial water immediately"

    Công-điện của chiến-hạm Trung-cộng được lập đi lập lại ít nhất 3 lần sau khi họ nhận được công-điện của Hải-đoàn đăc-nhiệm VNCH, và chiến-hạm ta cũng tiếp-tục chuyển lại công-điện yêu-cầu họ rời khỏi lãnh-hải của VNCH.

    Vì 2 chiến-hạm Kronstad Trung-cộng cố-tình chặn đường tiến của Hải-đoàn đặc-chiệm với tốc-độ khá cao, nếu Hải-đoàn tiếp-tục tiến thêm thì rất có thể gây ra vụ đụng tầu, tôi đưa Hải-đoàn trở về phía nam đảo Hoàng-Sa và vẫn giữ tình-trạng ứng-trực cũng như theo dõi các chiến-hạm Trung-cộng, họ cũng lại tiếp-tục giữ vị-trí như cũ tại phía bắc và tây-bắc đảo Quang-Hòa. Sự xuất-hiện thêm 2 chiến-hạm của Hải-quân Việt-Nam vào trong vùng chắc-chắn đã được chiếc Kronstad 271 của Trung-cộng, được coi như chiến-hạm chỉ-huy, báo cáo về Tổng-hành-dinh của họ, và việc tăng-viện có thể được coi như đã được chuẩn-bị.

    Với hành-động quyết-liệt ngăn-chặn ta không tiến được đến đảo Quang-Hòa, tôi cho rằng họ muốn cố-thủ đảo này. Việc đổ-bộ quân để xua đuổi họ ra khỏi đảo, lúc đó tôi hy-vọng, chỉ có thể phải thực-hiện bất-thần để tránh hành-động ngăn-chặn của họ và có lực-lượng hải-kích với trang-phục người nhái, may ra họ có thể phải nhượng-bộ, như Tuần-dương-hạm HQ16 và Khu-trục-hạm HQ4 đã thành-công trong mấy ngày trước đó. Nếu họ tấn-công thay vì nhượng-bộ, Hải-đoàn đặc-nhiệm buộc phải sẵn-sàng chống-trả.

    Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ16 chuyển phái-đoàn công-binh của Quân-đoàn I sang Tuần-dương-hạm HQ 5 bằng xuồng. Phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I do Thiếu-tá Hồng hướng-dẫn đã vào gặp tôi tại phòng ăn Sĩ-qu

    Hành trình xác lập chủ quyền vùng biển Việt Nam trên những bộ bản đồ - Theo dấu những bộ sách cổ
     (24/7/2006 11:43:49 AM)
        

    Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” lấy người từ bãi An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra Hoàng Sa thu lượm hàng hóa và  khí cụ trên các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm “đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính, hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Ngay từ khi ấy hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đã hiện lên trên bản đồ  “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo  vẽ năm 1686 hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa, được người Việt gọi chung một tên “nôm” là Bãi cát vàng. Mặc lúc này dù công nghệ đo vẽ bản đồ thời đó còn rất thô sơ, hình vẽ chưa sắc nét nhưng thể hiện rất rõ hai “chùm” đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên phần lãnh thổ VN. Từ thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã cho sao lục, in ấn lại những ấn phẩm, văn bản tản lạc của các triều đại trước, nên đã tái bản được hàng trăm bộ sách, trong đó có một số bản đồ có nguồn gốc biên vẽ từ năm 1490 xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau. Đặc biệt cuốn mang tên “Hồng Đức bản đồ” mà ngày nay chúng ta đang tiếp tục tìm hiểu, xác minh bản gốc.

    Các hoạt động của quan quân nhà Nguyễn trên hai quần đảo này còn được ghi lại rất rõ trong những cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), “Đại Nam thực lục tiền biên” (1844-1848), “Đại Nam thực lục chính biên” (1844-1848), “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn...Đồng thời hai quần đảo và hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam trên đó cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như Nhật ký Batavia (1936), Hải ngoại ký sự (1696), An nam đại quốc họa đồ (1838)... của những thương nhân, người nước ngoài buôn bán thông thương trên biển với VN. Sau những chuyến qua lại buôn bán, họ vẽ lên những bộ bản đồ dùng để đi biển cũng như xác định điểm buôn bán với các nước vùng Đông Nam Á. Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo liên tục trong các năm 1834,1853 và1836. Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, Nhà Nguyễn đã làm chủ thật sự hai quần đảo từ khi còn chưa thuộc về lãnh thổ của một quốc gia nàovà từ đó hai quần đảo này trở thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN.

    Những năm tháng Pháp đô hộ Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tuần tra, kiểm sóat và đưa quân ra chiếm đóng đảo. Để quản lý hành chính, chính quyền lúc đó đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, và thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa tại Thừa Thiên.

    Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa sau chiến tranh thế giới lần 2, ngày 8/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của VN và ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho VN. Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ miền Nam VN trong phát biểu của mình đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền từ lâu đời của VN đối với hai quần đảo.

    Đến những bộ bản đồ hiện đại

    Chính quyền VN Cộng hòa đã đóng quân và quản lý hai quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 về VN trao cho:  quản lý tạm thời nửa nước VN từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Trong thời gian này, các chính phủ VN  đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình. Chính quyền Sài Gòn đã quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên vào  xã Định Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam và Hoàng Sa sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

    Mặc dù việc quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của VN đã bị Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự lần lượt chiếm đóng các cụm đảo phía Đông, rồi phía Tây của quần đảo này vào các năm 1956 và 1974 và thực hiện chiếm đóng cho tới ngày nay, nhưng chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn không bị mất bởi hành động sử dụng vũ lực đã bị ngăn cấm bởi luật pháp quốc tế.

    Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân VN đã tiếp quản các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tiếp tục khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tuyên bố giành cho mình quyền bảo vệ chủ quyền đó. Ngày 2/7/1976, nước VN thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Từ đó với tư cách kế thừa sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN VN duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ban hành nhiều văn bản quản lý quan trọng liên quan trực tiếp tới hai quần đảo và hai quần đảo này luôn là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN. Trong tất cả các bộ bản đồ hành chính của VN những năm đổi mới đều thể hiện huyện Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hai quần đảo này luôn nhận được sự quan tâm của cả nước, nhằm từng bước xây dựng nơi này ngày một vững mạnh, xứng với vị trí, vai trò của chúng trong hệ thống hành chính Nhà nước CHXHCN VN.

    (Theo Báo tài nguyên & Môi trường)

    Hành trình xác lập chủ quyền vùng biển Việt Nam trên những bộ bản đồ - Theo dấu những bộ sách cổ
     (24/7/2006 11:43:49 AM)
        

    Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” lấy người từ bãi An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra Hoàng Sa thu lượm hàng hóa và  khí cụ trên các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm “đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính, hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Ngay từ khi ấy hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đã hiện lên trên bản đồ  “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo  vẽ năm 1686 hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa, được người Việt gọi chung một tên “nôm” là Bãi cát vàng. Mặc lúc này dù công nghệ đo vẽ bản đồ thời đó còn rất thô sơ, hình vẽ chưa sắc nét nhưng thể hiện rất rõ hai “chùm” đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên phần lãnh thổ VN. Từ thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã cho sao lục, in ấn lại những ấn phẩm, văn bản tản lạc của các triều đại trước, nên đã tái bản được hàng trăm bộ sách, trong đó có một số bản đồ có nguồn gốc biên vẽ từ năm 1490 xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau. Đặc biệt cuốn mang tên “Hồng Đức bản đồ” mà ngày nay chúng ta đang tiếp tục tìm hiểu, xác minh bản gốc.

    Các hoạt động của quan quân nhà Nguyễn trên hai quần đảo này còn được ghi lại rất rõ trong những cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), “Đại Nam thực lục tiền biên” (1844-1848), “Đại Nam thực lục chính biên” (1844-1848), “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn...Đồng thời hai quần đảo và hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam trên đó cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như Nhật ký Batavia (1936), Hải ngoại ký sự (1696), An nam đại quốc họa đồ (1838)... của những thương nhân, người nước ngoài buôn bán thông thương trên biển với VN. Sau những chuyến qua lại buôn bán, họ vẽ lên những bộ bản đồ dùng để đi biển cũng như xác định điểm buôn bán với các nước vùng Đông Nam Á. Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo liên tục trong các năm 1834,1853 và1836. Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, Nhà Nguyễn đã làm chủ thật sự hai quần đảo từ khi còn chưa thuộc về lãnh thổ của một quốc gia nàovà từ đó hai quần đảo này trở thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN.

    Những năm tháng Pháp đô hộ Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tuần tra, kiểm sóat và đưa quân ra chiếm đóng đảo. Để quản lý hành chính, chính quyền lúc đó đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, và thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa tại Thừa Thiên.

    Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa sau chiến tranh thế giới lần 2, ngày 8/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của VN và ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho VN. Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ miền Nam VN trong phát biểu của mình đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền từ lâu đời của VN đối với hai quần đảo.

    Đến những bộ bản đồ hiện đại

    Chính quyền VN Cộng hòa đã đóng quân và quản lý hai quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 về VN trao cho:  quản lý tạm thời nửa nước VN từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Trong thời gian này, các chính phủ VN  đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình. Chính quyền Sài Gòn đã quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên vào  xã Định Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam và Hoàng Sa sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

    Mặc dù việc quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của VN đã bị Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự lần lượt chiếm đóng các cụm đảo phía Đông, rồi phía Tây của quần đảo này vào các năm 1956 và 1974 và thực hiện chiếm đóng cho tới ngày nay, nhưng chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn không bị mất bởi hành động sử dụng vũ lực đã bị ngăn cấm bởi luật pháp quốc tế.

    Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân VN đã tiếp quản các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tiếp tục khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tuyên bố giành cho mình quyền bảo vệ chủ quyền đó. Ngày 2/7/1976, nước VN thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Từ đó với tư cách kế thừa sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN VN duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ban hành nhiều văn bản quản lý quan trọng liên quan trực tiếp tới hai quần đảo và hai quần đảo này luôn là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN. Trong tất cả các bộ bản đồ hành chính của VN những năm đổi mới đều thể hiện huyện Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hai quần đảo này luôn nhận được sự quan tâm của cả nước, nhằm từng bước xây dựng nơi này ngày một vững mạnh, xứng với vị trí, vai trò của chúng trong hệ thống hành chính Nhà nước CHXHCN VN.

    (Theo Báo tài nguyên & Môi trường)

    Da Nang opens exhibition o­n history of Hoang Sa archipelago

    DA NANG — Da Nang’s museum has opened an exhibition of documents and materials proving Viet Nam’s sovereignty over the Hoang Sa (Paracels) Islands.

    The exhibit includes nearly 100 maps, sketches, notes and other historical documents about the islands.

    One of Da Nang’s seven districts, the islands’ former name was Bai Cat Vang (Golden Sand Beach).

    The archipelago’s 30 islands are 120 nautical miles from Ly Son island off central Quang Ngai Province and 140 nautical miles south-east of China’s Hainan island.

    Many Vietnamese provinces have governed Hoang Sa over the past two centuries. During most of the Nguyen reign (1802-1945), the islands belonged to Quang Nam Province, but in 1938, they switched to Thua Thien-Hue Province.

    Then, in 1961, they became part of Hoa Vang District, Quang Nam-Da Nang Province.

    The islands finally settled into Da Nang after the city became centrally-run in 1996. — VNS

     - Area: 305km2.

    Hoang Sa island district is a coral archipelago, 170 nautical mile (approximate 315 km) away from Da Nang, including 18 islands: Hoang Sa, Da Bac, Huu Nhat, Da Lo, Bach Quy, Tri Ton, Cay, Bac, Giua, Nam, Phu Lam, Linh Con, Quang Hoa, Con Bong Bay, Con Quang Sat, Con Cat Tay, Da Chim Yen and Da Thap island.

    The Paracel Islands (; Vietnamese: Qu?n ??o Ho? Sa) are a group of small islands and reefs in the South China Sea and part of the South China Sea Islands, about o­ne-third of the way from Vietnam to the Philippines. The Paracel Islands have been controlled and administered by the People's Republic of China since 1974, but other neighboring countries also lay claim to the islands.

    The Paracel Islands are surrounded by productive fishing grounds and by potential oil and gas reserves.

    History

    * Before 1932, Paracel Islands was placed o­n the map of Vietnam by the Nguyen Dynasty.
    * In 1932, French Indochina annexed the islands and set up a weather station o­n Pattle Island.
    * In 1939, Empire of Japan invaded and occupied it.
    * In 1946, o­n the basis of Cairo Declaration and Potsdam Declaration, the Republic of China took control of these islands.
    * In 1951, at the San Francisco Conference o­n the Treaty of San Francisco with Japan, which does not formally state which nations are sovereign over these islands, Vietnam's representative claimed that both the Paracel and Spratly Islands are territory of Vietnam, and was met with no challenge from the nations at the conference. However neither the People's Republic of China nor the Republic of China (Taiwan) were invited to the San Francisco Peace Conference and therefore neither signed this treaty.
    * After the French left in 1956, South Vietnam replaced the French in controlling the islands.
    * The People's Republic of China (PRC) has controlled the Paracel Islands since January 19, 1974, when its troops seized a South Vietnamese garrison occupying the western islands in the battle of Hoang Sa 1974.
    * The islands are also claimed by the Republic of China (Taiwan) and Vietnam. Along with the Spratly Islands, the Paracel Islands are considered part of the Hainan Province by the People's Republic of China. It is currently controlled and administered by the People's Republic of China.

    The islands have no indigenous inhabitants. The PRC announced plans in 1997 to open the islands for tourism. The small Chinese port facilities o­n Woody Island and Duncan Island are being expanded. There is currently o­ne airport.

    * Geographic coordinates:
    * Coastline: 518 km
    * Climate: tropical
    * Elevation extremes:
    ** lowest point: South China Sea 0 m
    ** highest point: unnamed location o­n Rocky Island 14 m
    * Natural resources: none
    * Natural hazards: typhoons

    STATEMENT BY MR. LE DUNG,

    SPOKESMAN OF THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF VIETNAM

    ON 28 DECEMBER 2006

    Concerning Vietnam’s reaction to the information in the Magazine "Chinese Global Military" o­n Dec 2006 that since 1st November 2005, China has constructed sovereignty markers at some basepoints of territorial waters including those in Hoang Sa archipelago of Vietnam, in accordance with "Ordinance o­n territorial waters and adjacent areas of the PR of China in 1992" and "Statement of the Government of the PR of China o­n the territorial baseline of the PR of China in 1996", Mr. Le Dung, the Spokesman of the Ministry of Foreign Affairs said:

    Vietnam o­nce again reaffirms its sovereignty over Hoang Sa and Truong Sa archipelagos. Vietnam has adequate historical evidence and legal foundations to proclaim its sovereignty over these two archipelagos.

    As emphasized by the Vietnamese Foreign Ministry's Spokesman in 1992 and 1996, Vietnam does not recognize the legal validity of any regulations o­n territorial waters and adjacent areas, baseline and all activities concerned of any countries in Hoang Sa and Truong Sa archipelagos of Vietnam. China’s erection of sovereignty markers at several basepoints in Hoang Sa archipelago of Vietnam violates the sovereignty of Vietnam and therefore is completely invalid.

    Vietnam o­nce again reiterates its policy of resolving all disputes at sea with countries concerned through peaceful means o­n the basis of mutual respect for independence and sovereignty, in accordance with international law and practice, especially the 1982 United Nations Convention o­n the Law of the Sea and the 2002 Declaration of Conduct (DOC) in the Eastern Sea, in order to enhance friendship and cooperation and maintain peace and stability in the Eastern Sea.

    San Diego: Tưởng Niệm Những Anh Hùng Hy Sinh Trong Trận Chiến Hoàng Sa

    VNN

    (San Diego - VNN) Lúc 12 giờ trưa ngày 21-1-06 tại bãi biển Colorado, San Diego, một buổi lễ đơn giản đã diễn ra với đầy đủ nghi thức để truy điệu các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đã vị quốc vong thân trong trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Trong trận chiến Hoàng Sa, các chiến hạm Hải Quân VNCH đã hải chiến cùng các chiến hạm cuả Hải Quân Trung Cộng ngang nhiên lấn chiếm vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền cuả Việt Nam Cộng Hoà. Qua trận đánh lịch sử này, một số Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Thuỷ Thủ đã hy sinh trong nhiệm vụ ngăn chận tàu địch. Trong nhiều năm qua Hội Hải Quân Hàng Hải Việt Nam Cộng Hoà San Diego và các nơi khác đều cử hành lễ truy điệu các chiến sĩ Hải Quân đã hy sinh.

    Hiện diện trong buổi lễ ngoài các chiến hữu Hải Quân còn có đại diện Hội Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Hội Người Việt Cao Niên, Đài Tiếng Nước Tôi, báo Sàigòn Mới, đại diện đảng Việt Tân. Cựu hạm trưởng HQ 1 Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, người đã từng tham dự trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974, đã xướng tên các chiến sĩ Hải Quân hy sinh với đầy đủ cấp bực và tên họ. Ông nói rằng "những chiến sĩ cần được minh danh để lưu lại cho lịch sử và bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc. Ông hy vọng sẽ có những người trẻ tìm hiểu và tiếp tay trong những buổi lễ tương tự sau này."

    Hoà Thượng Thích Minh Tuyên cử hành nghi thức cầu nguyện theo Phật Giáo. Trong phần phát biểu cảm tưởng, Hoà Thượng mong mỏi sang năm sẽ tổ chức trang trọng và qui mô hơn với sự tham dự cuả nhiều người. Hoà Thượng bày tỏ sự cảm động về buổi lễ và tin tưởng trong tương lai chúng ta sẽ tranh đấu lấy lại Hoàng Sa và đất đai, lãnh hải cuả Việt Nam đã bị Trung Cộng lấn chiếm.

    Tràng hoa đã được ông hội trưởng Nguyễn Văn Lực và hạm trưởng Vũ Hữu San thả xuống biển.

    Phả ký tộc Việt Nam từng có những hải đội Hoàng Sa
    Số lần xem: 1217Đánh giá:

    Đảo Hoàng Sa được chụp từ trên cao năm 1968
    TT - Theo tư liệu trong cuốn Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia năm 1998 thì Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên biển Đông, cách Đà Nẵng chừng hơn 300km, diện tích khoảng 15.000km2 (gồm các đảo lớn nhỏ, bãi cạn hoặc bãi ngầm).Nhiều tài liệu thu thập được qua các thời kỳ lịch sử có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa minh chứng cho các hoạt động của Nhà nước VN đối với quần đảo Hoàng Sa đã được xác lập từ lâu. Hiện nay Hoàng Sa là đơn vị hành chính trực thuộc TP Đà Nẵng.

    Một trong những bằng chứng ở thế kỷ 17 khẳng định chủ quyền của Nhà nước VN (lúc đó là Đại Việt dưới triều Lê) đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tấm bản đồ do Đỗ Bá Biên vẽ vào năm Chính Hòa thứ 7 (1686) với đường nét mô tả một không gian rộng lớn nằm ngoài biển Đông kèm với lời chú: “Bãi cát vàng phỏng dài 400 dặm, rộng 20 dặm, ở giữa biển khoảng từ cửa biển Đại Chiêm kéo đến cửa biển Quyết Mông... Mỗi năm đến tháng cuối đông (chúa Nguyễn) đưa 18 chiếc thuyền đến đó...”.

    Hơn một thập kỷ sau (1697), một vị sư người Trung Quốc là Thích Đại Sán đến Đàng Trong cũng mô tả trong sách Hải ngoại kỷ sự rằng bãi cát vàng ấy “rộng đến vài trăm dặm... gọi là Vạn Lý Trường Sa” và cũng nhắc tới việc các chúa Nguyễn hằng năm sai thuyền ra chốn này.

    Bước qua thế kỷ 18, năm 1701, các giáo sĩ người Pháp đi trên tàu Amphitrite đã nhắc đến “bãi cát” này với địa danh do người phương Tây đặt là Paracel với nhận xét “Paracel là một quần đảo thuộc về vương quốc An Nam”...

    Đến thế kỷ 19, các văn kiện chính thức của triều Nguyễn nhiều lần đề cập tới vùng lãnh thổ này khi mô tả các hoạt động thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước VN (hay Đại Nam) và vùng lãnh thổ này được thể hiện rất rõ ràng trên Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ thời Minh Mạng với ghi chú địa danh là Vạn Lý Trường Sa.

    Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa
    Năm 1776, mô tả các quần đảo này, bác học Lê Quý Đôn định vị về địa lý và hành chính trong mô tả về phủ Quảng Nghĩa: “Ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tư Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”.

    Cù lao Ré trong mô tả của Lê Quý Đôn chính là tên Nôm của đảo Lý Sơn. Ngày nay hòn đảo này cùng với hòn Bé hợp thành một huyện đảo nằm ở ngoài khơi phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền chừng 25km, diện tích ngót 10km2 và dân số chừng 19.000 người.

    Chính những cư dân của cù lao Ré này trong những thế kỷ xa xưa đã từng là những người tham gia các đội Hoàng Sa vượt biển ra những vùng quần đảo xa xôi thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước tham gia việc quản lý và khai thác sản vật, cũng là những hoạt động mang ý nghĩa xác lập chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ này.

    Nói chính xác hơn, cù lao Ré ở những thế kỷ trước là một phần lãnh thổ gắn bó với những cư dân trong đất liền vùng cửa biển Sa Kỳ thuộc các xã An Vĩnh, An Hải, di dân ra đảo lập phường nhưng vẫn thực hiện mọi nghĩa vụ như một thành viên trong cộng đồng làng xã trên đất liền (đến thời Gia Long, 1804, mới tách thành đơn vị hành chính độc lập).

    Do vậy, thời các chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa “thường kén những đinh tráng của hai hộ An Hải (Sơn Tịnh) và An Vĩnh (Bình Sơn)”. Qua thời Nguyễn, từ đầu thế kỷ 20, triều đình vẫn duy trì công việc của các tiên triều.

    Các đội Hoàng Sa mang tính Nhà nước cao hơn với việc cử các chức quan chuyên trách và ngoài việc thu sản vật còn sai người đo đạc, vẽ bản đồ dựng miếu, trồng cây và cắm cột mốc chủ quyền...; nhưng vẫn giữ lệ cũ là dùng người và căn cứ xuất phát vẫn theo truyền thống là cửa biển Sa Kỳ.

    Do vậy mà ở vùng cửa biển trên đất liền cũng như ngoài huyện đảo Lý Sơn ngày nay vẫn còn nhiều di tích vật thể cũng như phi vật thể liên quan đến hoạt động của đội Hoàng Sa.

    Tại phía nam cửa biển Sa Kỳ, bến xuất phát chủ yếu của các đội Hoàng Sa, đến nay vẫn còn di tích Vườn Đồn, và gần đó từng có miếu Hoàng Sa. Ngôi miếu này vốn thờ một bộ xương cá voi tương truyền được mang từ các đảo ngoài Hoàng Sa về.

    Việc thờ Ông Nam Hải (các bộ cốt cá voi) vốn khá phổ biến trong ngư dân nước ta để cầu mong sự an toàn trong những chuyến đi biển, mà các chuyến đi biển của đội Hoàng Sa luôn là những cuộc ra khơi vô định.

    Loại ghe bàu nổi tiếng chịu đựng sóng gió của ngư dân miền Trung cũng không đảm bảo cho những chuyến đi rất xa và tới những vùng nhiều bão tố. Điều đó cho thấy các chuyến đi này không chỉ nhằm mục đích khai thác sản vật do các con tàu đắm dạt vào các hòn đảo, mà quan trọng hơn còn vì những nghĩa vụ cao cả đối với chủ quyền của Nhà nước.

    Sự gian lao và nhiều bất trắc của các chuyến đi của đội Hoàng Sa ngày nay còn lưu trong những câu ca vừa hãi hùng lại vừa hào hùng còn lưu truyền trong dân: “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn - Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” để nhắc lại việc mỗi thành viên đội Hoàng Sa phải chuẩn bị sẵn cho mình một đôi chiếu, bảy sợi dây mây và bảy đòn tre để nếu chết thì bó lại thả xuống biển kèm theo tấm thẻ tre ghi tính danh, quê quán với hi vọng trôi dạt được vào đất liền có người nhận.

    Ngày nay cư dân vùng này còn lưu giữ nhiều ký ức trở thành tập tục về lễ tiễn hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch kèm theo nhiều nghi thức như lễ tế sống bằng bài văn tế Cáo biệt lính Trường Sa vãn với những người nộm bằng cỏ, hay tục nặn hình nhân bằng đất sét bỏ quan tài đem chôn cho những thành viên trong đội trước ngày nhổ neo...

    Tất cả những cái ấy đã ăn sâu trong tâm thức người dân về nghĩa vụ đối với sứ mạng thiêng liêng: “Hoàng Sa đi có về không - Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi”. Do vậy những ký ức đối với những người phải bỏ xác nơi biển cả, cũng là những vùng lãnh thổ xa xôi nhất của Tổ quốc, giờ đây trở thành một niềm tự hào được nhiều thế hệ tôn vinh.

    Đáng tiếc trong những năm chiến tranh ác liệt, nhiều di tích trên đất liền đã bị tàn phá. Nhưng cũng may mắn là trên hải đảo Lý Sơn vẫn còn tồn lưu nhiều di tích quí giá. Ngoài các di tích khảo cổ học về văn hóa Sa Huỳnh hay văn hóa Chăm, riêng xã Lý Hải có đến 12 đền miếu, xã Lý Vinh cũng có 13 đền miếu. Trong số đó đã có hai di tích được xếp hạng quốc gia là chùa Hang và đình Lý Hải.

    Đặc biệt những di tích liên quan đến những hoạt động (đáng gọi là những chiến tích) của đội Hoàng Sa xưa như Âm Linh tự - nơi phối thờ những thành viên đội Hoàng Sa bị tử nạn, nơi đã dựng tháp Chiến sĩ trận vong, cũng là nơi tổ chức lễ tế vào ngày 20-2 hằng năm. Miếu thờ và mộ cai đội Phạm Quang Ảnh, người chỉ huy đội Hoàng Sa từng được sắc phong thượng đẳng thần.

    Nhà thờ họ Phạm ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh, một dòng họ có nhiều người tham gia đội Hoàng Sa, nơi có đôi câu đối ghi công: Trung can huyền nhật nguyệt - Nghĩa khí quán càn khôn (Lòng trung sáng tỏ tựa Mặt trời, Mặt trăng - Nghĩa khí bao trùm cả trời đất).

    Ngoài ra còn nhà thờ nhiều dòng họ, các ngôi mộ người xưa, miếu thờ cá ông... và một di sản phi vật thể phong phú còn lưu đọng trong dân...

    Ngày 31-8-2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc xây dựng dự án khu di tích lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một việc làm đầy ý nghĩa không chỉ tôn vinh các thế hệ người xưa đã có công gìn giữ vùng biên hải của Tổ quốc mà còn là sự răn dạy một thế hệ về trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng do tổ tiên để lại, ngay cả với những lãnh thổ nay đã bị xâm lấn như quần đảo Hoàng Sa.

    Một ngày không xa, ngay kề khu kinh tế mở Dung Quất trù phú trên đất liền, một huyện đảo Lý Sơn đã từng nổi tiếng làm giàu với những cây tỏi xuất khẩu sẽ xứng đáng là một huyện đảo du lịch, là chốn tâm linh để chúng ta nghĩ về những con dân nước Việt đã quên mình gìn giữ chủ quyền và danh dự của Tổ quốc.

    DƯƠNG TRUNG QUỐC

    (Có sử dụng một số tư liệu của PGS Nguyễn Quang Ngọc)


    Tài-liệu Pháp-lý về "Chủ-quyền Việt-Nam trên các quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa" sau năm 1974
    Vũ-Hữu-San, Mar 28, 2004

    Dù Hoàng-Sa bị chiếm-đóng bằng võ-lực, Chủ-quyền và Pháp-lý vẫn thuộc về ta

    Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đã anh-dũng chiến-đấu bảo-vệ quần-đảo Hoàng-Sa. Với lực-lượng hùng-hậu và quân-số đông-đảo hơn gấp bội quân ta, bọn xâm-lăng Trung-Cộng chiếm-đóng Hoàng-Sa kể từ ngày đó.

    Tuy vậy, những hành-động võ-lực tương-tự chưa bao giờ được Công-pháp Quốc-tế cũng như lương-tâm nhân-loại chấp-nhận. Đảo chỉ tạm thời lọt vào tay kẻ xâm-lăng. Trong khi người Việt chúng ta và cả thế-giới luật-gia vẫn quyết-tâm tiếp-tục tranh-đấu cho lẽ phải, chủ-quyền của Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa vẫn không thể bị mất!

    Trong bài viết ngắn gọn này, chúng tôi xin điểm qua những tài-liệu liên-hệ đến Pháp-lý về "Chủ-quyền Việt-Nam trên các quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa" sau năm 1974.

    Bạch-Thư Việt-Nam Cộng-Hòa, 1975

    Ngay sau khi các chiến-sĩ Hoàng-Sa của ta lăn mình hy-sinh trong khói lửa để bảo-vệ Hoàng-Sa, nhiều nhà trí-thức Việt-Nam đã hợp-biên một tài-liệu minh-chứng chủ-quyền nước ta. Sau đó cuốn "Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa" đã ra đời tại Sài-Gòn. Bộ Ngoại-Giao phổ-biến khắp thế-giới dưới nhan-đề Anh-ngữ là "White Paper o­n the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands" - cơ-sở xuất-bản: Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon, 1975). Bạch-thư này tuy chỉ là một tập tài-liệu ngắn gọn 105 trang, nhưng thực-sự là một tài-liệu căn-bản khá đầy-đủ và hơn nữa, trình-bày rất rõ-ràng các yếu-tố pháp-lý, lịch-sử về chủ-quyền Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa.
    Chúng ta tiếc rằng "Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa" đã sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Ảnh-hưởng cuốn sách không được mạnh mẽ như các Tác-giả của nó từng hy-vọng khi cùng nhau đóng góp phần tim, óc. Cũng không may cho Việt-Nam lúc đó, ảo-giác của màn khói mù tuyên-truyền ngụy-tạo chủ-quyền Trung-Cộng đang lúc phát-triển tối-đa, đủ hiệu-năng che lấp hoàn-toàn sự thật. Dồn dập tiếp theo những hành-động ám muội của kẻ thù, chút ánh-sáng công-lý đang le lói lại gặp phải cơn cuồng-phong dứt điểm: Miền Nam bị Hà-Nội cưỡng-chiếm vào tháng 4 năm 1975. Mất hẳn nội-lực, cuốn sách bị lắng chìm và đi dần vào quên-lãng.
    Hiểu được giá-trị của cuốn Bạch-thư Việt-Nam Cộng-Hòa, chúng tôi đang nỗ-lực cho tái-bản để làm sống lại tinh-thần cuốn sách. Người Việt-Nam khắp nơi hãy giúp sức phổ-biến nó như một tài-liệu tra-cứu căn-bản. Tại Hải-Ngoại, bản Anh-ngữ "White Paper o­n the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands" không những sẽ trợ-giúp phần tài-liệu pháp-lý cho những nhà Nghiên-cứu thông-hiểu Anh-Ngữ, nó cũng cần-thiết để thế-hệ trẻ hiểu-biết chính-nghĩa của Việt-Nam và tiếp nối con đường tranh-đấu dang dở của chúng ta.

    Tập san Sử Địa 29: "Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa"

    Cùng một niềm đau trong khi chính-quyền ra mắt cuốn Bạch-Thư, ngoài nhóm của Bộ Ngoại-Giao kể trên, những nhà trí-thức Việt-Nam khác cũng thực-hiện được những công-trình nghiên-cứu nghiêm-túc rất đáng khâm-phục. Tập san Sử Địa 29: "Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa" của Nhà Xuất-bản Khai-Trí ra đời tại Sài Gòn. Tập san Sử Địa 29 (Số tháng 1 đến tháng 3-1975) bao gồm nhiều bài nghiên-cứu giá-trị của các học-giả trong và ngoài nước. Những chuyên-gia các ngành Văn-học, Sử, Địa, Địa-Chất, Luật-pháp... như Hoàng-Xuân-Hãn, Lãng-Hồ, Thái-Văn-Kiểm, Lam-Giang, Hãn-Nguyên, Võ-Long-Tê, Sơn-Hồng-Đức, Quốc-Tuấn, Trần-Đăng-Đại, Nguyễn-Huy, Trịnh-Tuấn-Anh, Trần-Hữu-Châu, Trần-Thế-Đức... hội-tụ lại để đóng góp cho cuốn đặc-khảo này.

    Nội-dung các bài viết rất phong-phú, lý-luận vững chắc. Tùy theo từng chủ-đề, các bài viết giới-thiệu về lịch-sử, địa-lý, địa-chất, sinh-vật trên Hoàng-Sa với đầy đủ các nguồn tài-liệu Đông Tây. Tất cả cuốn sách như đanh thép, minh-chứng chủ-quyền củaViệt Nam và quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa suốt dòng lịch-sử.
    Một Học-giả uyên-thâm, Ông Thái Văn Kiểm đã nhận-xét một cách quả-quyết như sau:

    "... Như vậy là chúng ta hội đủ những bằng-chứng cụ-thể tỏ rõ rằng các quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình (animus) và mình đang khai thác (corpus) các hải-sản, hải-sâm, phân chim, ốc, xà cừ, phốt phát, đồi mồi, cát trắng, cát vàng,v.v... chứ không phải là hoang đảo (res derelicta) mặc cho ai muốn chiếm thì chiếm.

    Trải mấy ngàn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta tranh giành từng tấc đất ngọn rau trong cuộc bành trướng lãnh thổ khắp ba mặt: Nam tiến, Tây tiến và Đông tiến, lấy Trường Sơn, sông Cửu Long và Nam-Hải làm địa bàn sinh hoạt, như muốn thi gan đấu sức với núi cao bể cả, nói lên chí quật cường của một dân tộc chưa bao giờ chịu lùi bước trước nguy nan. Ngày nay, đương đầu với những thử thách lớn lao, chúng ta chỉ có một con đường là trường kỳ chiến đấu trên mọi mặt: quân sự, chính trị, ngoại-giao, để bảo-vệ chủ-quyền và sự vẹn-toàn lãnh-thổ, lãnh-hải quốc-gia Việt-Nam..." (Trích: Tập san Sử Địa 29: "Đặc- Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa", số tháng 1 đến tháng 3-1975, Sài Gòn).

    Gậy Ông khổng-lồ tự đập lưng Ông khổng lồ

    Những nhà quan-sát thời-cuộc trong hai, ba thập-niên trước đây đồng-ý một câu trả lời mà họ cho là hiển-nhiên: "tại sao lý-luận của người Trung-Hoa lại ào ạt và mạnh mẽ như vậy?" Đó là vì: "Trung-Hoa không những là một nước lớn, người nhiều mà học-giả của họ ở hải-ngoại lại đông-đảo, số lượng bài khảo-cứu về chủ-quyền nhiều vô-cùng".

    Hình-ảnh về chủ-quyền Trung-Hoa đã được người Tàu liên-tục vẽ vời với cùng một kiểu cách mờ ảo như nhau. Những hình ảnh đó vô-cùng to lớn trong không-gian và cũng được những "học-giả" của họ kéo dài một cách nhạt nhòa ra cả thời-gian. Hầu như tại bất cứ quốc-gia nào, với bất cứ ngôn-ngữ nào; người ta cũng thấy bài viết của họ nêu ra bóng dáng những tướng-lãnh, những nhà hải-hành lấp-loáng ngoài Biển-Đông đi xâm-chiếm, đi thám-hiểm ngay từ đời nhà Hán trước cả Công-nguyên.

    Tuy vậy, vải thưa làm sao che được mắt thánh, màn tre sơn phết làm sao che được bức trường-thành. Vì nội-dung không có thực, tất cả những nét vẽ mờ ảo ké dài nhạt nhòa đó đã dần dần tan như mây khói.

    Rồi đến một ngày, người Việt-Nam cũng xuất-ngoại đông-đảo, cũng khảo-cứu như người Trung-Hoa lúc trước đây. Trong các trường đại-học Âu, Mỹ, Á, Úc; khi người Việt cùng nhau đọc những đọan Sử, Địa hay tài-liệu mà chính Trung-Hoa đem ra dẫn-chứng, người ta đã tìm thấy ngay sự thực để phản-công vũ-bão. Những sự thực "chết người" này làm cho Ông Tàu khổng-lồ bị tẩu-hỏa nhập-ma vì trúng ngay đòn Gậy Ông Đập Lưng Ông.

    Chứng-tích Trung-Hoa-Học, một đòn hồi-mã-thương?

    Dựa vào môn Trung-Hoa-Học của Âu-Mỹ, nhiều học-giả Trung-Cộng bù-lu bù-loa rằng mấy ngàn năm trước, người Tàu đã hải-hành ra khơi, khám-phá hết các hải-đảo ngoài Biển Đông. Theo kiểu "Binh Bất Yếm Trá", cách tuyên-truyền này là một đòn Hồi Mã Thương hiểm-độc chăng?

    Nhìn tổng-quát, Trung-Hoa có một nền văn-hóa cổ, nhiều khám-phá khoa-học và kỹ-thuật đã do người Tàu thực-hiện. Tuy vậy về khả-năng hải-hành, người Trung-Hoa rất lạc-hậu. Học-giả hàng đầu về môn Trung-Hoa-Học và cũng là tác-giả pho sách Trung-Hoa-Học đồ-sộ nhất kim-cổ "Science and Civilisation in China" (xuất-bản tại Cambridge, 1971) xác-nhận rõ~ràng như vậy.

    Một cuốn sách khác "Eighth Voyage of the Dragon - History of China's Quest for Sea Power" của Bruce Swanson (Hải-quân Học-hiệu Hoa-Kỳ Annapolis ấn-hành năm 1982) mở đề như sau: "Lịch-sử Trung-Hoa hàng ngàn năm biểu-thị đặc-tính đối-kháng với tính-chất biển cả. Suốt hai ngàn năm sau đó, hai triều-đại nhà Hán (220 TTL.- 221) và nhà Đường (618- 907) đã biến-đổi Trung-Hoa thành một đế-quốc tráng-lệ, có căn-bản văn-hoá lục-địa (landbased cultural empire)".

    Người biết tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây-Ban-Nha; có thể đọc các cuốn sách hay bài viết của Wang Gungwu, Pelliot, Duyvendak, Grasso... để tìm hiểu về các chuyến viễn-dương của tiền-nhân Việt-tộc không những ra khắp Biển Đông mà còn vượt hai đại-dương là Thái-Bình và „n-Độ.

    Có những nhà Trung-Hoa-Học như James Fairgrieve, đã viết trong sách "Geography and World Power" (London, 1921, p.242) rằng "người Tàu là giống dân lục-địa với các thói quen và cách suy-nghĩ của người sống trên đất liền suốt 40 thế-kỷ. " Một học-giả khác, E. B. Elridge viết trong sách "The Background of Eastern Sea Power" (Melbourne, 1948, p.47) rằng "tâm-trí người Trung-Hoa chỉ hướng về nội-địa và kiến-thức của họ về biển cả thật là ít ỏi".

    Như vậy chỉ một thời-gian ngắn, ánh-sáng kiến-thức Trung-Hoa-Học có thực-chất đã xóa tan mây mù tuyên-truyền Trung-Hoa-Học giả-tạo. Đòn Hồi Mã Thương, vì không biết sử-dụng, quay lại đả-thương chính chàng kỵ mã !

    Cổ-sử Trung-Hoa nói lên sự thực

    Người Tàu nói căn-cứ ở Hán-Sử, họ mồm loa mép giải tuyên-bố Lộ-Bác-Đức và Dương-Bộc nhà Tiền-Hán (206 trước Tây-lịch - 8 sau Tây-lịch) khám-phá Hoàng-Sa, rồi Mã-Viện nhà Hậu-Hán (25 - 219) lại đem quân đến kiểm-soát Hoàng-Sa.

    Sử-ký là môn học tiến-bộ tại Trung-Hoa. Xứ này có sử rất sớm. Ngay tiền-thời Khổng-Tử (551-479 trước Tây-lịch), người Tàu đã viết sử. Ngày nay vì tranh-chấp hải-đảo Trung-Cộng lại vội vàng, đã dại dột mang các bộ Sử-ký chính-xác đó ra làm chứng.

    Đọc các sử-cương Trung-Quốc, người ta biết rằng tướng Lộ-Bác-Đức xâm-lăng Nam-Việt, rồi Mã-Viện tái-chiếm Giao-Chỉ sau khi đánh bại Hai Bà Trưng. Xem kỹ các sách Hán-Sử, ai cũng đọc được thật rõ ràng rằng Lộ-Bác-Đức chưa bao giờ tiến quân ra Biển Đông. Tiền-Hán-Thư còn viết là họ Lộ chưa bao giờ ra khỏi Quảng-Châu. Ngay cả đảo Hải-Nam là chỗ cận kề, tướng này cũng chưa hề đặt chân đến, nói chi là đất Giao-Chỉ. Truy-cứu thêm Hán-thư, người ta cố công tìm-kiếm nhưng không thể thấy chi-tiết nào liên-hệ đến đoàn (Nam-phương) lâu-thuyền của Dương-Bộc vượt qua eo biển nhỏ bé Chu-Nhai. (Shore of Pearls, Edward H. Schafer, University of California Press, Berkeley and London, 1970. Trang 12).

    Chuyện Mã-Viện cũng tương-tự. Hậu-Hán-Thư ghi chính-xác đường tiến-quân của đoàn viễn-chinh. Mã-Viện mang chức Phục-ba Tướng-quân như Lộ-Bác-Đức, phụ-tá của Viện mang chức Lâu-thuyền Tướng-quân như Dương-Bộc. Tuy hai vị Đại-Đô-Đốc và Đô-Đốc này có một số lâu-thuyền nhưng quân nhà Đông-Hán gồm hơn mười ngàn lính mộ ở Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô; mười hai ngàn người nữa lấy ở các quận thuộc Giao-Chỉ Bộ, cứ phải dùng đường bộ. Đại-quân đi bộ suốt từ Hồ-Nam xuống các tỉnh Quảng-Đông, rồi Quảng-Tây, lại tiếp-tục đi bộ men theo bờ biển, phá rừng để tiến quân sang Quảng-Yên, rồi Lãng-Bạc. Sau đó, Mã-Viện có đuổi theo tướng Đô-Dương của Hai Bà tới vùng Thanh-Hóa Nghệ-An nhưng rồi lại vội vã quay về. Không có bất cứ một chi-tiết nhỏ bé nào liên-hệ tới hải-đảo, dù lớn hay nhỏ, xa hay gần bờ biển Miền Trung Việt-nam đã được Hán-Sử đề-cập cho đến một lần.

    Trung-Hoa bắc loa kêu ầm lên rằng Ham-đội nhà Minh chiếm đóng Hoàng-Sa. Chúng ta bình-tĩnh trưng-dẫn Minh-Sử, thách-thức người Tàu chỉ vào chương nào, trang nào, dòng nào ghi sự kiện đó. Không những Minh-Sử không ghi chép mà cả những bản tường-trình chi-tiết hơn về hành-động đi xâm-lược của Trịnh-Hoà cũng kể sơ sài là đoàn tàu đi ngang qua hải-đảo này, hải-đảo nọ. Một vài chuyến hải-hành "thông-quá vô-tư" ngoài biển như vậy không tạo được một điểm pháp-lý nào cho Trung-Cộng. Dựa vào lý lẽ gì họ có quyền chiếm hết các cù-lao hay quần-đảo dọc theo hải-trình qua „n-Độ-Dương cho đến tận Mã-đảo, Phi-châu hay sao ?!
    Ngày nay Hải-Quân Hoa-kỳ hải-hành khắp Ngũ Đại-Dương, thăm viếng trăm ngàn hải-đảo. Với những dụng-cụ chính xác, bản-đồ và tài-liệu chi-tiết hơn nhiều, họ cũng không vì vây mà có quyền nhận vơ hải-phận hay đảo-dư của bất cứ quốc-gia nào.

    Cổ-sử Trung-Hoa ghi những sinh-hoạt cổ nhất trên Biển Đông.

    Người Trung-Hoa rất xứng-đáng hãnh-diện về nền Sử-học tiền-tiến của nước họ. Muốn tìm hiểu quá-khứ xa xưa của vùng đất Đông-Á , người ta phải đọc các pho sử của người Tàu viết ra. Đặc-biệt khi cần biết về những sinh-hoạt của con người trên vùng duyên-hải và ngoài Biển Đông, việc khảo-cứu cũng không ngoại-lệ.

    Tuy nhiên, trong khi người Tàu rất muốn kể chuyện biển (sea stories) của họ ngày xưa, nhưng rất ngại ngùng không giám đả động đến những chi-tiết ghi rõ ràng trong các cuốn sử-ký của họ một số sử-liệu như sau:

    Trong giai-đoạn đầu mới lập-quốc qua các đời Đường Ngu, Hạ; lãnh-thổ Trung-Hoa nằm sát sông Hoàng-hà, trên cao-nguyên, còn rất nhỏ hẹp. Cho đến đời nhà Thương, nước Tàu đã mở lớn hơn nhưng cũng chỉ vào khoảng tối-đa mỗi chiều 400km x 300km, tức vài ba trăm dặm mỗi-chiều (Chine Esprit et Société, Speiser) và rất xa biển cả. Trong lúc đó, người Bách-Việt tuy chưa tạo được hình-thức quốc-gia chặt chẽ nhưng có lẽ đông đảo hơn người Tàu rất nhiều. Đất đai họ chiếm ngự bọc quanh bờ Biển Đông nhất-định bao la rộng lớn, ít nhất cũng lớn gấp hàng chục lần so với nước Tàu nguyên-thủy nằm sâu trong nội-địa.

    Trước thời Xuân-Thu đã có người viết Sử. Sau đó, một nhân-tài lớn ra đời là Khổng-Tử (551-479 trước Tây-lịch). Ông đã san-định các Kinh Thi, Thư, Lễ, Dịch cùng biên-soạn kinh Xuân-Thu. Trong khi không nói gì tới các hoạt-động sông nước của người Tàu thì Khổng-Tử lại đề-cập tới các sắc dân miền Nam sinh-sống ngoài hải-đảo và trên thuyền bè. Sau thời đó, số sách sử còn nhiều hơn. Ngày nay, đọc các cuốn sách Hoài-Nam-Tử của Lưu-An, Sử-ký của Tư-Mã-Thiên, Lâm-„p-Ký... người ta thấy lúc xưa, dân Trung-Hoa rất lạ lùng khi thấy những dân Di, dân Man sinh-tồn với biển cả.

    Bản-đồ lấy trong cuốn sách China's March Towards the Tropics, của Harold J. Wiens (Conn, 1954) ghi-chú rằng: Căn-cứ theo sử Trung-Hoa, địa-bàn sinh-hoạt của người Bách-Việt trải dài từ Ngô-Việt (bán-đảo Sơn-Đông) tới Việt-Thường (Huế).

    Cuốn sách Science and Civilization in China, Vol. 4, (Cambridge ấn-hành 1971: các trang 656, 665) còn liệt-kê các tài-liệu cổ-thư Trung-Hoa như Lâm-„p-Ký, Thủy-Kinh-Chú, Thái-Bình Hoàn-Vũ-Ký, Phương-Vật-chí... đã đề-cập đến những chi-tiết khá hay như mấy ngàn năm trước tàu thuyền của người cổ Việt đã được đúc bằng đồng, bằng sắt. Lại còn chuyện lý-thú như những đoàn quân viễn-chinh của Trung-hoa đi Nam-xâm đã sử-dụng luôn những phương-tiện địa-phương mà Sử của họ ghi rõ ràng là Nam-phương Lâu-thuyền.

    Chúng ta cũng nên biết qua rằng có một nước Việt vùng Chekiang (Triết-Giang ngày nay) thành-lập một trong những đoàn quân thủy đầu tiên ở Á-Đông. Vào năm 472 TTL., Hải-Quân nước này là lực-lượng mạnh nhất thời Chiến-quốc (The Junks & Sampans of the Yangtze, G. R. G. Worcester, Naval Institute Press, Annapolis, 1971: 607.) Quân-đội nước Việt luôn luôn vận-chuyển, chiến-đấu trên thuyền, không bao giờ dùng ngựa hay chiến-xa. Chiến-hạm thời đó có chiếc bọc đồng.

    Cattigara, Kẻ-Chợ (Hà-Nội) trên bản đồ Ptolemy

    Qua các hải-đồ cổ, người Tây-phương biết đến tên hải-cảng và vùng biển đầu tiên ở Á-Đông. Đó không phải là những địa-danh Trung-Nguyên mà là tên hải-cảng của Giao-Chỉ. Trước công-nguyên, người Âu-Châu cũng đã biết đến Biển Đông của nước ta và Vịnh Bắc-Việt. Họ gọi chung là Cignus Magnus (hay Sinus Magnus). Những tài-liệu sau đây giải-thích sự-kiện đó:

    Sau cuộc viễn-chinh của Alexandre Đại-đế (336-323 TTL) sang „n-Độ, nhiều giao-tiếp đã xảy ra giữa Á-Âu, người Hy-Lạp biết thêm nhiều sinh-hoạt của người Á-Châu. Eratosthene (275-195 TTL) viết sách Geographia, Ptolemy (khoảng 100-170) phát-triển môn địa-lý, viết sách và hình-dung ra một bản-đồ thế-giới mà tận-cùng về phía Đông-Đông-Nam là bán-đảo Vàng Chersonese và hải-cảng Kattigara (hay Catigara, kinh-độ 117 độ Đông, vĩ-độ 8 độ Nam - Kinh-tuyến gốc lấy từ đảo Ferro - (Islands of the Blest- quần-đảo Canary.) Bán-đảo Vàng là Đông-Dương và Kattigara (có bản-đồ ghi là Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long-Biên (Lugin) hay Hà-Nội ngày nay.

    Tác-giả cuốn sách "Ancient India as Described by Ptolemy" là J. W. McGrindle, cũng đồng-ý với các học-giả khác, nghĩ rằng Kattigara là Hà-nội. Nơi trang 9, lời tác-giả ghi-chú : "Trung-Hoa trong gần 1,000 năm đã được biết như là quốc-gia nằm trong nội-địa Á-Châu (inner Asia)". Tại trang 26, ông viết: "... với lý-thuyết rằng Kattigara, điểm xa nhất về phía Đông tới được bằng đường biển, phải nằm gần hay trên cùng kinh-tuyến với với nước Tàu, điểm xa nhất đi đến được qua đất liền".

    Chứng-cớ của đống bản-đồ hỗn-loạn, tương-tự việc khoe hão những chứng-cớ lịch-sử.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận



Những nội dung khác:
Website Directory [01.09.2006 19:48]
Các khu phố Việt Nam [18.08.2006 14:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Kính gửi Quý Đồng bào Người Mỹ gốc Việt cùng với những người Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới yêu quý,
From The Vietnam War and the Exodus to Canadato Trump Era
Cảnh báo về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng: Đừng để ảnh hưởng chính trị và giá rẻ làm lu mờ chất lượng
Phong Trào Thịnh Vượng Việt Nam giúp người Việt làm giàu và nhân đạo
Thất Bại Lịch Sử Của Trump Trong 100 Ngày Đầu Tiên: Một Bức Tranh U Ám
Beautiful electric cars made in Canada to compete worldwide
Canada’s Choice: Stability, Progress, and Leadership with Mark Carney
Kính gửi những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, công nghệ tài ba và những người tiền phong tương lai,
Chung số phận VNCH Ukraine bị phản bội
Chiến lược hiện đại hóa cho Canada: Cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu
Những Lời Hứa Kinh Tế Không Được Thực Hiện của Donald Trump: Một Thực Tế Đáng Thất Vọng cho Cử Tri Mỹ
Vì sao CSBV có thể đưa xe tăng vào trận địa một cách bí mật trong Chiến dịch Tây Nguyên?
Cuộc Di Cư Người Mỹ: Căng Thẳng Chính Trị và Làn Sóng Di Cư Ngày Càng Tăng
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Tác Động Đến Việt Nam: Một Sự Nhận Định Thấu Đáo
Tác Động của Chính Sách Cô Lập Đối với Quan Hệ Toàn Cầu của HK và Phong Trào Thế Giới Tẩy Chay Hàng Hóa HK

     Đọc nhiều nhất 
Lời Cảnh Báo Của Thủ Tướng Đức Mới: Nguy Cơ Từ Một Nước Mỹ Đơn Độc [Đã đọc: 299 lần]
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc sau 50 năm chiến tranh [Đã đọc: 298 lần]
Chiến Lược Đưa Việt Nam Vượt Lên Thành Cường Quốc Kinh Tế Khu Vực [Đã đọc: 277 lần]
Giống VNCH Mỹ được Trump chỉ đạo đã bán đứng Ukraine cho Nga và đạo diễn màn bi kịch tại Nhà Trắng vừa qua [Đã đọc: 267 lần]
Vì sao CSBV có thể đưa xe tăng vào trận địa một cách bí mật trong Chiến dịch Tây Nguyên? [Đã đọc: 266 lần]
Kính gửi những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, công nghệ tài ba và những người tiền phong tương lai, [Đã đọc: 264 lần]
Xây tường biên giới: Giải pháp cho an ninh và chủ quyền? [Đã đọc: 264 lần]
Chủ Nghĩa Cộng Sản và Tác Động Đến Việt Nam: Một Sự Nhận Định Thấu Đáo [Đã đọc: 258 lần]
Tác Động của Chính Sách Cô Lập Đối với Quan Hệ Toàn Cầu của HK và Phong Trào Thế Giới Tẩy Chay Hàng Hóa HK [Đã đọc: 254 lần]
Chiến lược hiện đại hóa cho Canada: Cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu [Đã đọc: 250 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.