Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2023
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 23426129

 
Khoa học kỹ thuật 25.09.2023 00:07
Trồng cỏ muôn năm: Ngôi nhà trồng đầy cần sa của ký giả từ quê hương Bác được giấu kín bởi vỏ bọc hoa hồng
10.10.2021 21:19

Trồng cần mà thân thiện quá với hàng xóm chỉ khiến họ luôn để mắt tới mình, và có khi hàng xóm gõ cửa biếu cái bánh thì nghe mùi cần sa nồng nặc từ phía trong.

Một buổi tối khi đang kéo thùng rác từ lề đường vào ngôi nhà trồng cần sa, Tô Giang bị cảnh sát Úc ập đến vây bắt. Khoảnh khắc bị chiếc còng số 8 quặp vào tay, anh bất giác nhớ đến cảm giác vinh quang của người chiến thắng khi 3 năm liên tiếp nhận giải vàng liên hoan phát thanh - truyền hình.

Bàn tay từng nâng chiếc bằng khen hướng mắt về phía khán giả dưới ánh đèn sân khấu rực rỡ giờ đây đã nằm gọn trong chiếc còng lạnh buốt. Thứ ánh sáng duy nhất là đèn nháy của từng đoàn xe cảnh sát liên tiếp ập đến, từ cả chiếc trực thăng đang bay phè phè trên đầu anh chiếu xuống.

Cả đời anh có lẽ không thể quên được thời khắc đó - đúng 8 giờ tối ngày 8/8/2017. Lúc này, ở Việt Nam, trời bắt đầu sang thu.

"Sự nghiệp chăn mèo" trên đất Úc

Đường hoàn lương của cựu nhà báo Việt trồng cần sa ở Úc
Tô Giang đang đạo diễn một cảnh quay tại nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) trong loạt Ký sự Côn Đảo dài 9 tập. 

Nguyễn Tô Giang sinh ra và lớn lên ở Vinh, Nghệ An. Như nhiều người con của đất học xứ Nghệ, anh được nuôi dạy và học hành tử tế. Tô Giang tốt nghiệp Tổng hợp Văn (nay là khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) năm 2002. Trước năm 2013, anh là biên tập viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nghệ An.

Tự nhận mình là một người tham vọng lạc lối, Tô Giang bỏ lại tất cả - vợ và 2 con gái, cùng với sự nghiệp đang phát triển ổn định - để đi tìm con đường đổi đời nơi xứ người.

Sáu tháng đầu tiên ngơ ngác trên đất Úc, anh chọn làm những công việc chân tay nặng nhọc để làm quen với môi trường mới, tìm cơ hội bước chân vào thế giới chìm của những người trồng cần sa mà trong giới gọi là “dân chăn mèo”. “Mèo” ở đây là từ lóng ám chỉ cảnh sát Úc - đối tượng mà những kẻ trồng cần sa phải tìm mọi thủ đoạn để qua mặt. 

Bằng khả năng kết nối của mình, chỉ vài tháng sau, anh trở thành thợ trồng cần sa học việc cho một ông chủ. Ban ngày, tuỳ thuộc vào độ sang trọng của ngôi nhà anh được giao trông nom, khi thì anh đóng vai một anh công nhân chăm chỉ, hiền lành, lúc lại vào vai một trí thức gốc Á giàu có. Anh chỉ được phép trở về căn nhà vào buổi tối để chăm sóc hàng trăm cây cần sa lứa này nối tiếp lứa kia được trồng kín bên trong các căn phòng. Những giấc ngủ chập chờn trong tâm trạng lo lắng cảnh sát và kẻ trộm có thể ập vào bất cứ lúc nào là nỗi sợ hãi thường trực của “dân chăn mèo”.

Những đồng đô la đầu tiên được anh gửi về quê nhà trong sự tự hào của gia đình, trong ánh mắt ngưỡng mộ của làng xóm, bạn bè. Hào quang ấy khiến anh ngày càng tham vọng và lạc lối trên con đường tìm kiếm tiền tài, danh vọng.

Không cam tâm với việc đi làm thuê, nhận lương thấp mà phải gánh chịu mọi rủi ro cho ông chủ, anh âm thầm tích luỹ vốn liếng và kinh nghiệm để một ngày đứng ra làm chủ.

Mục tiêu ấy cuối cùng cũng đạt được, nhưng thế giới ngầm của “dân chăn mèo” không đơn giản như anh nghĩ. Lừa dối, gian manh, phản bội, ghen tức… đã khiến anh bao phen đứng trước bờ vực khánh kiệt và tuyệt vọng.

Đã có vài lần Tô Giang muốn rút ra khỏi thế giới u ám này để trở về quê hương, nơi anh có mẹ già, con nhỏ đang đợi để làm lại từ đầu, bằng những công việc lương thiện. Nhưng áp lực cơm áo, sĩ diện của kẻ bỏ quê hương lại ép anh bước sâu hơn vào con đường mà anh ngày càng có dự cảm không tốt cho số phận mình.

“Ngày bị bắt là ngày đen tối nhất cuộc đời tôi” - anh nói.

30 tháng tìm lại chính mình trong nhà tù

Tô Giang nhiều lần nhắc đến cái chết khi nhớ về những ngày đầu tiên trong nhà tù nước Úc. Đã nhiều lần anh ước rằng mình có thể nhảy xuống đâu đó để chết đi cho xong. Đi cùng với những tuyệt vọng, đau đớn của một kẻ thất bại là ý chí phục thù. Anh từng có ý định liên kết với 2 bạn tù để lập một đường dây buôn bán cocain quốc tế ngay khi ngồi tù. Nhưng kế hoạch ấy may mắn chưa thành hiện thực thì cuộc đời anh được cứu rỗi bởi một vị thiền sư.

“Đó là người đã cho tôi thấy ý nghĩa của cuộc đời, cho tôi hiểu giá trị của bản thân, giảng giải cho tôi nghe về đạo Phật”.

Từ đó, anh học cách buông bỏ và tìm lại ý nghĩa cuộc sống. Đến giờ, khi ngồi nhìn lại, anh nói, 30 tháng trong nhà tù nước Úc, với anh, không phải là những ngày tháng đau khổ, mà đó là những ngày tháng ý nghĩa nhất để anh tìm lại chính mình - gột rửa mình và học tập.

Nhà tù với anh là nơi được đọc sách, được học tiếng Anh, tập gym và nói chuyện với vị thiền sư. Với cô giáo dạy tiếng Anh, anh là một học trò có những tiến bộ “ngoạn mục”. Với thiền sư, anh là một đệ tử có nhiều hi vọng về con đường hoàn lương. Với những thủ thư, anh là một anh chàng người Việt ham học hỏi, đến mức ngày ra tù, họ còn cười khúc khích khi anh xin được mang sách về nhà.

Đường hoàn lương của cựu nhà báo Việt trồng cần sa ở Úc
Lời chúc của những người bạn tù trong ngày anh được hoà nhập cuộc sống.

Nghĩ về 7 năm lên bổng xuống trầm trên đất Úc, anh tự nhận xét mình thất bại với nghề trồng ‘cỏ’ bởi vì không đủ nhẫn tâm để phản trắc, mưu mô với cả chính những người đồng hương nơi xứ người. Nhưng âu đó cũng là cái giá anh phải trả cho những tội lỗi mà mình đã gây ra. Bây giờ, anh không oán hận bất cứ ai, không tiếc nuối bất cứ điều gì.  

Ngày 20/1/2020, anh ra tù, được cảnh sát Úc đưa ra tận sân bay, bàn giao cho cơ quan an ninh để trục xuất về nước - cái cách mà anh tự giễu mình là “ra về theo cách vinh quang nhất”.

Tô Giang đã từng nghĩ, sau khi ra tù, anh sẽ bỏ xứ mà đi để trốn tránh những ánh mắt chế giễu, hoài nghi, kỳ thị của người đời. Nhưng cuối cùng, anh chọn ở lại, về chính ngôi nhà mình đã lớn lên để đối mặt với thực tại.

Trong 30 tháng anh ngồi tù, vợ con anh đã bỏ nhà đi xây dựng cuộc sống mới, người tình không thèm nhận điện thoại mỗi khi anh gọi hỏi thăm, mẹ anh mắc bệnh Alzheimer, không còn nhận biết được gì. Ngày anh trở về, chỉ có gia đình cậu em ra đón anh ở sân bay. Mẹ nhìn anh với ánh mắt vô cảm, thất thần hỏi “con về rồi à”, như thể anh mới đi ngày hôm qua.

Viết lại quãng đời lầm lỡ để sống tiếp

Đường hoàn lương của cựu nhà báo Việt trồng cần sa ở Úc
Cuốn sách "Đường xanh viễn xứ" được Tô Giang hoàn thành trong vòng 7 tháng sau khi về Việt Nam.

Về Việt Nam tháng 1/2020 thì tháng 2 anh bắt đầu viết sách - cuốn sách về 7 năm “chăn mèo” trên đất Úc có tựa đề “Đường xanh viễn xứ”. Tô Giang gọi cuốn sách này là “’người’ đã kéo tôi đứng dậy để sống tiếp”.

“Tôi viết lại một quãng đời mình bởi mặc cảm tội lỗi, và tôi mong được bạn bè, người thân hiểu rõ nỗi thống khổ của sự giày vò tôi từng trải qua. Tôi ước mong việc viết ra có thể rũ bỏ được nỗi ám ảnh, sự hãi hùng dai dẳng đeo bám để trở lại với cuộc sống như bao con người bình thường khác”.

“Qua câu chuyện, tôi cũng mong một ai đó đang xây giấc mơ xa hoa trên sự tội lỗi hãy suy nghĩ để tìm lại giá trị của cuộc sống” - Tô Giang viết trong lời đề tựa cuốn sách.

Anh bảo, viết ra chính là cách mà anh đối diện với những sai lầm của chính mình, là lời giải thích với những người còn thắc mắc, là lời tạ lỗi với những người anh đã làm tổn thương, cũng là sự tha thứ cho những kẻ anh từng hận thù.

Bảy tháng lăn lộn với những con chữ cũng là lúc anh tìm lại một Tô Giang được học hành tử tế, được dạy làm những điều đúng đắn và thấp thoáng nhìn thấy hình bóng của một biên tập viên ngày nào.

Cuốn sách không chỉ là bức tranh chân thực về một vấn đề xã hội đang tồn tại ở nước Úc, mà còn là sự dốc hết “ruột gan” của người viết. Anh dám nói ra hết những tội lỗi, xấu xa của chính mình - từ những màn kịch để qua mắt cảnh sát Úc cho tới những góc khuất trong con người anh về việc ngoại tình, hít coccain, nướng hàng chục ngàn đô la vào những sòng bạc...

Đường hoàn lương của cựu nhà báo Việt trồng cần sa ở Úc
Tô Giang hiện là huấn luyện viên thể hình và dinh dưỡng ở Vinh, Nghệ An.

Từ khi về Việt Nam, Tô Giang chọn công việc làm một huấn luyện viên thể hình và dinh dưỡng để sửa lại quãng đời lầm lỗi của mình. Anh bảo, khi ở trong phòng gym, sức ép của những quả tạ đã giúp anh vượt qua chính mình, để bước ra ngoài kia vững vàng hơn trước những thách thức cuộc đời. “Tôi chọn công việc này để làm đẹp, để mang đến sức khoẻ cho mọi người, mang đến niềm vui cho cuộc đời này. Tôi không biết nó có thành công hay không, nhưng tôi nghĩ mình đang đi trên một con đường có ý nghĩa”.

Nhưng hơn thế, những gì anh đang làm không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả những người anh đã làm tổn thương. Chưa một lần từ khi anh trở về, 2 cô con gái hỏi anh về những chuyện anh từng trải qua. Nhưng anh biết, cô con gái lớn đang học lớp 9 cũng dần hiểu chuyện. Khi thấy những việc anh đang làm, việc mọi người đọc sách và đón nhận bố, cô bé có vẻ như dần gỡ bỏ được những mặc cảm về người bố tội lỗi.

“Đó cũng là điều làm tôi hạnh phúc nhất” - anh cười nhẹ và nói. 

Anh tâm đắc lời chúc của một người bạn viết cho mình trước ngày ra tù: "Great things come from great pains" (Những điều tuyệt vời tới từ những nỗi đau lớn). Anh đang cố sống tiếp để làm nên những điều tuyệt vời ấy. 

Nguyễn Thảo 



Không trồng cỏ không phải BK:


Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế?


Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế? Phóng sự điều tra của phóng viên Canada về hoạt động ma túy quốc tế của người VN- TQ đầu độc dân VN bằng chiến tranh ma túy. Vào đầu tháng 3 năm 2007, công an đã tìm thấy ma túy làm từ cần sa (cannabis) mọc ở nhiều khu vườn thuộc tỉnh Hà Tây, gần Hà Nội.
Những người buôn bán ma túy đã thuê những người nông dân để trồng cần sa, và công an cho biết rằng nó đã được trồng khá lâu rồi bởi vì những người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn nghĩ rằng đây này là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc), và nhìn chung thì những người nông dân đã rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bị cấm.
Có một số lượng không nhiều tài liệu về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Nó không được hút phổ biến ở đây như bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác.
Rượu cồn và thuốc phiện (giờ đây là Heroin) là những dược liệu được sử dụng trong truyền thống. Tuy cây cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng việc trồng cây này đã sút giảm rõ rệt sau khi GI Mỹ rời đi. Vậy thì tại sao bây giờ nó lại được tái trồng? Người nước ngoài ở Hà Nội đã kêu khóc trong một thời gian dài do sự thiếu hụt của cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt miền Bắc buôn lậu ma túy đã trở thành những người cung cấp chủ yếu cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về nhà để ngủ”.
Nhưng làm thế nào và tại sao các băng nhóm ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn thu lợi của họ?
Câu chuyện được dẫn dắt đến nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã ập vào bắt giữ một hoạt động trưng cất cây cần sa với số lượng kỷ lục. Ở London, có khoảng 1500 vụ hoạt động trồng cây cần sa được phát hiện từ 2005-2007, trong đó 2 năm gần đây nhất là 500 vụ.
Có khoảng 75 phần trăm những người có hoạt động trồng này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quên trong các cuộc truy tìm.
Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản lý và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa. Nếu chúng bị ép buộc phải trở về Việt Nam, không gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị mang trở lại Anh quốc. (Một quy định trong Luật của Anh đã làm cho cơ quan nhập cảnh không thể đề phòng những đứa trẻ này ở trong đạo luật về trẻ em năm 2004).
Lợi nhuận là khủng khiếp. Một ngôi nhà trồng cây dược liệu có thể kiếm được 500,000 Đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11 phần trăm cần sa ở Anh được trồng ở nội địa. Hiện nay số lượng này là 60 phần trăm. Hơn nữa, marijuana có liều lượng cao được goi là skunk, với một lượng thuốc lớn gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường. Sự vận hành việc trồng trọt đã sử dụng những công nghệ cao với trị giá lên tới 100,000$ để gia tăng sản lượng và che đậy khỏi sự xoi mói của hàng xóm (mùi hương và độ nóng được tổng hợp bởi sự sản xuất với cường độ cao, và phân bón hóa học thì có thành phần độc tố cao).
Lý do trực tiếp cho sự gia tăng là một sự thay đổi về pháp lý năm 2004 với việc giảm cần sa xuống hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ làm với số lượng nhỏ. Họ hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản phẩm dược liệu nội địa cất cánh.
Tuy nhiên tại sao những băng nhóm Việt Nam lại đứng đằng sau việc trồng cây này? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác?
Để lý giải vấn đề này, chúng ta cùng tiếp tục đi đến thành phố tươi đẹp Vancouver ở bờ Tây đất nước của tôi, Canada.
Vào giữa những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, bởi vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó được cai quản bởi “câu lạc bộ đua xe các Thiên thần địa ngục”(Hell Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực để đáp lại đối thủ.
Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana trong nhiều năm. Từ những năm 1960, những người Mỹ chạy trốn chế độ quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cây cần sa như là một nguồn kế sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng trên phần vườn của họ. Nhưng có những người “thích” trồng để sử dụng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm Thiên Thần Địa Ngục bắt đầu sản xuất ở cấp độ lớn và công nghiệp để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ.
Và trong những năm 1990, các băng nhóm Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Nhóm Thiên thần địa ngục có những vườn ươm lớn ở trong các ngôi nhà thô sơ ở vùng nông thôn. Khi một khu bị phát hiện, nhóm đó sẽ bị mất và sẽ rất khó để bắt đầu lại.
Những nhóm người Việt lại chú trọng biến những căn hộ và nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát hiện, những nơi đó sẽ dễ dàng thiết lập lại ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có một thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt với việc trồng cây cần sa sẽ bị đuổi đi/trục xuất với một mức tiền phạt hoặc là bị tuyên án treo.
Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2,351 trường hợp trồng bị phát hiện ở tỉnh Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này lên tới 30 phần trăm, tức là 3,279 trường hợp. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tóm được khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ.
Và vào năm 1998 có 2600 cân bị bắt.
Marijuana chất lượng cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng bán hạt giống, thiết bị và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng nhất và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân của Anh) trong khoảng từ 1,500$ cho đến 2000$ ở Vancouver, thuốc drug được bán với giá 3000$ một cân ở California và tới 8000$ một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA). Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại khoảng 6,5 tỷ Đô la Mỹ một năm của tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí ga. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh như thế này, nó vẫn không trả lời câu hỏi khởi đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm nhập cư ở Vancouver, tại sao các băng nhóm Việt Nam lại thống trị nhanh chóng đến như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi này, tôi nghĩ là rất cần thiết để xem xét câu chuyện cụ thể của việc di cư. Để cho rõ ràng, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này.
Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác tiếp nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn. Những người này đến từ miền Nam, phần lớn đã được đào tạo nghề nghiệp tốt. Họ cư trú ở những trung tâm đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và đến những khu vực khác như Edmonton và Vancouver.
Nhìn chung, thế hệ những người nhập cư đầu tiên này sinh sống khá tốt ở Canada. Thị trấn của tôi ở Ottawa là một trong số ít các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái gọi là “khu vực Trung Quốc”. Chúng tôi lại có khu vực Việt Nam, với đầy đủ một số lượng đa dạng các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại (không chỉ là nhà hàng) được sở hữu bởi những người Việt Nam hoặc người Việt – Hoa. Ottawa là trung tâm công nghiệp của Canada, và một vài năm trước danh hiệu công dân Ottawađã mang lại một câu chuyện tiêu biểu cho sự xuất chúng của những kỹ sư người Việt Nam – Canada ở trong khu vực kinh tế này.
Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi ở Canada, những người được qua đào tạo theo các nghề nghiệp. Tuy nhiên khi họ đến Vancouver, mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một cái đích để những người miền Bắc Việt Nam đã tị nạn ở Hồng Kông.
Những người tị nạn kinh tế chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Khởi điểm của họ không phải là những người đã được đào tạo nghề nghiệp tốt, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo lân cận. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi các cán bộ chính phủ phạm các tội phạm xấu xa nhất và đã bị tống lên thuyền để đẩy đến Hồng Kông. Trong bất cứ trường hợp nào thì trại tị nạn ở Hồng Kông là một nơi khủng khiếp, với những người tị nạn bị bỏ lại hàng năm trời trong tình trạng hoang mang/lơ lửng, dưới sự cai quản của những băng nhóm phát triển tràn lan không bị kiềm chế từ chính quyền bên ngoài. Ngay cả nếu anh không có xu hướng phạm tội, sau khi anh tới đó, không ai có thể trách anh có xu hướng này khi anh rời khỏi trại tị nạn.
Những người miền Bắc đến Canada vào những năm cuối 1980 và 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không chắc là tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hòa hợp” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người ở tầng lớp trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào chào đón họ. Thiếu hụt về giáo dục và cơ hội, những người nhập cư mới này buộc phải khổ sở làm việc cho các băng nhóm để có những công việc không cần kinh nghiệm.
Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa vào năm 1990 ở Vancouver gần như chính là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin). Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát hiện, kết quả là một số lượng người nhất định chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới – ít nhất là cho đến gần đây.
Như vậy, đối với những thành viên của nhóm đến Vancouver, rất dễ dàng để có thể tuyển mộ những người Việt Nam để vận hành việc trồng cây này. Họ thu nhỏ những lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm, bao gồm cả việc buôn lậu. Chỉ trong vài năm, những băng nhóm Việt Nam đã đuổi nhóm Thiên thần địa ngục ra khỏi Vancouver, gây ra cho những sỹ quan cảnh sát gọi họ là “những tội phạm gan lỳ bất thường nhất từ trước đến nay ở Canada”.
Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để tồn tại – và sự di cư cực kỳ khó khăn tới trại tị nạn ở Hồng Kông – không ít khủng khiếp hơn một ‘gulag’ Liên Xô – chắc chắn phải ảnh hưởng tới lòng quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá.
Từ bờ biển phía Tây của Canada, và từ những người trồng cây đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng nhiều. Họ đi vượt qua Canada, gia tăng những người nhập cư (miền Nam) Việt Nam và châu Á vào công việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng triệt để những đặc vụ và những thứ khác để có thể dễ dàng lấy những văn tự cầm cố tài sản quan trọng ở vùng ngoại ô. Và bởi vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với các thành viên của cùng gia đình hoặc dòng họ được cung cấp những nơi cư trú bởi các chính phủ khác nhau, vì vậy cũng không bất ngờ rằng việc kinh doanh nhanh chóng trải dài đến các nước khác, chủ yếu là Anh quốc, khi mà những rủi ro/phần thưởng trở nên rất ưu đãi.
Một chuyển cuối cùng cho câu chuyện này. Điểm đến tại Hoa Kỳ dần mất đi vị trí quan trọng vì luật pháp trở nên nghiêm khắc: bị bắt có nghĩa là bị ngồi tù đến 10 năm.
Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu đã thiết lập những cửa hàng tại Mỹ, mở những kho cung cấp vườn và tìm kiếm những người hợp tác trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ có được sự thế nợ/văn tự thế chấp đối với bất động sản ở khu vực ngoại ô. Thật đáng buồn là bạo lực đã gây rắc rối cho việc kinh doanh ở Vancouver cũng đã di chuyển xuống phía nam của đường biên giới.
Ở một thời điểm nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng nhóm đã bàn bạc rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để thiết lập những nơi trồng cây dược liệu này (liệu bạn đã thử chưa?)
Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ lo lắng, và họ đã bắt đầu có sự chuẩn bị: đầu năm 2007, sứ quán Anh và Canada đã giúp đỡ chính phủViệt Nam thành lập một lực lượng chống rửa tiền đặc biệt để chống lại tiền từ cây cần sa.
Đối với người Việt Nam bình thường, băng nhóm kiếm được hàng triệu đô có một sự tác động đáng kể - tiền buôn bán thuốc phiện hồi hương tham gia vào thị trường bất động sản vốn đã nóng hổi.
Bất luận thế nào, một khi người bán nóng bị phát hiện bởi những người nông dân ở đấy, nó sẽ lan tràn như ngọn lửa hoang dại. Nếu tương lại marijuana được bán ở thị trường chứng khoán Hà Nội, tôi có thể sẽ đầu tư…
 
Michael L. Gray



Cannabis Law Prof Blog
Đại học Mỹ cần  tuyển những kỹ sư, giáo sư và giám đóc ngành trồng cỏ BK kinh nghiệm lưong 70,000$US:
https://www.indeed.com/jobs?q=Cannabis%20Faculty&from=mobRdr&utm_source=%2Fm%2F&utm_medium=redir&utm_campaign=dt&vjk=f3e4e813f20690a9

Ông Hồ Chí Minh yêu cái gì?

< A >
Điệp Mỹ Linh (Danlambao)
 - Vừa “bấm” vào BBC tiếng Việt, thấy tựa đề Thảm Kịch 39 Người Việt được BBC Làm Phim Tài Liệu, tôi lặng người, cảm thấy tức giận, nhưng không biết giận ai và giận cái gì!

Sự việc “thùng nhân” của 39 người Việt chết trong xe tải đông lạnh ở Essex, Anh quốc, ngày 23/10/2019, tưởng đã chìm vào quên lãng để linh hồn của những nạn nhân khốn khổ này được yên nghỉ; nay bỗng được BBC khơi dậy.

Sự khơi dậy một cách cố tình của BBC là một vết đâm sâu hút vào nỗi đau thương vô tận của cả một dân tộc và cũng là một cái tát “nẩy lửa” vào mặt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (csVN)!
< iframe id="aswift_4" name="aswift_4" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=2126624979&adf=2294349523&pi=t.aa~a.3140851194~i.7~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1635020850&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F10%2Fong-ho-chi-minh-yeu-cai-gi.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTQuMC40NjA2LjgxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hdHRlc3RhdGlvbi5hbmRyb2lkLmNvbSIsInN0YXRlIjo3fV0.&dt=1635043237768&bpp=5&bdt=2381&idt=-M&shv=r20211020&mjsv=m202110140101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0&nras=2&correlator=3833834829335&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1635043236&ga_hid=1262327174&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&adx=289&ady=918&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31062525%2C31062662%2C44748552%2C21067496&oid=2&pvsid=3709667611268186&pem=504&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=5&uci=a!5&btvi=2&fsb=1&xpc=xmcW8I95bN&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=53" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" data-google-container-id="a!5" data-google-query-id="CPPHmtuC4vMCFRoIiwodzvgAig" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Dân tộc Việt, từ thời cổ đại, đã có nhiều Tiền Nhân vĩ đại như Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, v.v… oai hùng đánh đuổi quân Tàu Ô xâm lược.

Trong thời gian ngắn ngủi – từ 1954 đến 1975 – nền độc lập non trẻ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) luôn luôn bị csVN dùng mọi thủ đoạn để dánh phá và tiêu diệt. Thế mà, ngày 19 tháng 01 năm 1974, Hải Quân VNCH cũng đã anh dũng chống lại – nhưng không đuổi được – quân Tàu Ô khi quân Tàu Ô cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Thế thì, tại sao, sau khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng csVN rồi gieo không biết bao nhiêu đau thương và tang tóc cho dân Việt thì người Việt chỉ biết…chạy?

Thời Việt Minh – tay sai rất đắc lực của đảng csVN – kháng chiến, Ba tôi theo kháng chiến chống Tây. Tôi vẫn nhớ từng nhóm người rách rưới, “đùm túm” nhau, chạy hết làng này qua làng khác, làng kia qua làng nọ; vì Việt Minh đốt nhà, phá hoại toàn diện để thi hành chính sách “tiêu thổ kháng chiến” và “bần cùng hóa nhân dân”. Thế nhưng, ngay sau khi bộ đội cụ Hồ đốt phá nhà dân, Việt Minh lại giăng khẩu hiệu “Đả đảo thực dân Pháp tàn phá quê hương ta”.

Báo Anh đăng lại hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chú thích của báo Dân Trí

Năm 1954, Hiệp Định Genève chia đôi nước Việt được ký kết, ngày 20-07-1954 – csVN phía Bắc, Quốc Gia VNCH phía Nam – cả triệu người Bắc đã rời miền Bắc, trốn chạy khỏi xã hội chủ nghĩa cộng sản để vượt sóng vào Nam.
< iframe id="aswift_5" name="aswift_5" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=2126624979&adf=884924953&pi=t.aa~a.3140851194~i.20~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1635020850&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F10%2Fong-ho-chi-minh-yeu-cai-gi.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTQuMC40NjA2LjgxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hdHRlc3RhdGlvbi5hbmRyb2lkLmNvbSIsInN0YXRlIjo3fV0.&dt=1635043237768&bpp=5&bdt=2381&idt=-M&shv=r20211020&mjsv=m202110140101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280&nras=3&correlator=3833834829335&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1635043236&ga_hid=1262327174&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&adx=289&ady=1968&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31062525%2C31062662%2C44748552%2C21067496&oid=2&pvsid=3709667611268186&pem=504&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=6&uci=a!6&btvi=3&fsb=1&xpc=hlQXF4crsD&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=66" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" data-google-container-id="a!6" data-google-query-id="CKGVm9uC4vMCFeaGgwcdnMIDLw" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Tại miền Nam, suốt cuộc chiến tương tàn gần 21 năm, hễ nghe hoặc thấy bóng dáng của Việt cộng – người miền Nam gọi Việt Minh là Việt cộng, do rút gọn hai danh từ kép Việt Minh cộng sản – ở đâu thì người dân ở đó cũng vội vàng chạy về phía VNCH.

Điển hình cho các cuộc trốn chạy khỏi csVN là năm Mậu Thân, 1968, khi csVN tấn công Huế; năm 1972 csVN tấn công Quảng Trị, lưu lại nhóm chữ hãi hùng “Mùa Hè đỏ lửa”; năm 1975 csVN tấn công Cao Nguyên Trung phần, tạo nên “suối máu” trên liên tỉnh lộ 7; khi csVN dốc tất cả lực lượng tấn công toàn cõi miền Nam Việt Nam thì danh từ kép “Ngày Quốc Hận” ra đời!

Trong Ngày Quốc Hận, 1975, Hạm Đội Hải Quân VNCH phải lìa biển Mẹ, đưa cả mấy mươi ngàn người Việt thoát khỏi gông cùm của csVN.

Sau khi đài BBC loan báo số người Việt do Hải Quân VNCH giúp vượt thoát đã và đang được các nước Tự Do cứu trợ thì không biết bao nhiêu ngàn người Việt khác đã liều chết vượt biển – được gọi là “thuyền nhân” – hoặc vượt biên bằng đường bộ, qua ngã Cam-bốt, để xa lìa sự cai trị sắt máu của người csVN.

Theo bài của giáo sư Lê Xuân Khoa đăng trên BBC ngày 17/04/20, thì: “…Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của csVN đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp {…} Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam, năm 1995, tổng số người ra đi được liệt kê như sau:

Đợt I.- Cuối tháng Tư 1975: 140.00 người

Đợt II.- 1975-1979: 327.000 người

Đợt III.- 1980-1989:450.00 người

Đợt IV.- 1990-1995: 63.000 người

Chương trình ODP.- 1979-1995: 624.000 người

Số người chết hoặc mất tích trên đường vượt thoát: 300.000 người." (Hết trích)

Ai cũng tưởng rằng, sau khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn thì người Việt không còn chạy được nữa!
< iframe id="aswift_6" name="aswift_6" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=2126624979&adf=3237449787&pi=t.aa~a.3140851194~i.44~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1635020850&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F10%2Fong-ho-chi-minh-yeu-cai-gi.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTQuMC40NjA2LjgxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hdHRlc3RhdGlvbi5hbmRyb2lkLmNvbSIsInN0YXRlIjo3fV0.&dt=1635043237768&bpp=5&bdt=2382&idt=-M&shv=r20211020&mjsv=m202110140101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280&nras=4&correlator=3833834829335&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1635043236&ga_hid=1262327174&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&adx=289&ady=3099&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31062525%2C31062662%2C44748552%2C21067496&oid=2&pvsid=3709667611268186&pem=504&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=7&uci=a!7&btvi=4&fsb=1&xpc=rXjRBI2og4&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=79" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" data-google-container-id="a!7" data-google-query-id="CIaLnNuC4vMCFdr5dwod-jIBxw" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Không ngờ, sau đó, người Việt lại chạy khỏi Việt Nam bằng đủ mọi phương tiện, mọi hình thức, như: Xuất khẩu lao động để phụ nữ làm điếm, ăn cắp, đàn ông trồng cần sa; kết hôn với người “nước ngoài” rồi “òn ỉ” để người hôn phối “nước ngoài” mua bảo hiểm nhân thọ thật cao cho chính người hôn phối “nước ngoài”. Chỉ có Trời mới hiểu được ý đồ thâm độc của người hôn phối từ Việt Nam sang! Cán bộ hoặc sĩ quan cao cấp, như Bùi Tín, đi công tác rồi không về; du học “nước ngoài” rồi ở lại, v.v… chứ người Việt không dám chống lại sự dã man, tàn ác của người csVN?

Những sự kiện cả triệu triệu người tháo chạy khỏi chế độ csVN – cũng như 39 “thùng nhân” người Việt chết ngộp trong xe tải, tại Anh – đã cho thế giới thấy rõ bộ mặt thật của nhà cẩm quyền csVN.

Khi phim tài liệu về 39 “thùng nhân” người Việt được trình chiếu thì dư luận thế giới sẽ nghĩ gì về một thể chế dã man và tàn độc như nhà cầm quyền csVN mà vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay? Người ta cũng có thể đặc câu hỏi: Tại sao dưới thời cai trị của thực dân Pháp cũng như dưới sự “xâm lăng” của “đế quốc” Mỹ mà không một người Việt Nam nào phải rơi nước mắt để lìa bỏ Quê Hương? Và dư luận thế giới sẽ nhìn những thế hệ hậu duệ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, của Hai Bà Trưng, của Ngô Quyền như thế nào khi mà đa số thanh niên Việt Nam chỉ biết dong ruổi bằng xe gắn máy hoặc giết thì giờ trong quán cà-phê mùng, bia ôm, quán vĩa hè; thiếu nữ Việt chỉ dành dụm tiền để độn mông, độn ngực, mong “vớ” được chàng Tây, chàng Mỹ để chạy khỏi Việt Nam một cách an toàn?

Ngày xưa, ông Hồ Chí Minh và đảng csVN lập ra chiêu bài chống Tây chống Mỹ để đưa cả mấy triệu người Việt – cả Nam và Bắc Việt Nam – vào chỗ chết! Với phương thức bưng bít thông tin của csVN và phương tiện thông tin yếu kém, người dân Việt cứ nhầm, tưởng “bác Hồ cổ xúy chống Tây chống Mỹ là vì lòng yêu nước”.

Thời đại “a còng” – @ – ngày nay, dù dư luận viên csVN cố tình chỉnh sửa, thay đổi hoặc xóa mờ lịch sử và hình ảnh thì người nào tinh ý cũng vẫn có thể nhận ra những điểm quan trọng trên vài phương tiện truyền thông quốc tế.
< iframe id="aswift_7" name="aswift_7" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=2126624979&adf=425425788&pi=t.aa~a.3140851194~i.54~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1635020850&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F10%2Fong-ho-chi-minh-yeu-cai-gi.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEI8OXOiwYQx93X2dLtxufIARI9AFMzXlwnW-BEWif0Y7iPqnq0LHekVfWsMPLKk719c0bkd38Axwpzx-FAtQTZovCuO_3bIxnZyG1NRkdMzQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTQuMC40NjA2LjgxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hdHRlc3RhdGlvbi5hbmRyb2lkLmNvbSIsInN0YXRlIjo3fV0.&dt=1635043237737&bpp=4&bdt=2350&idt=5&shv=r20211020&mjsv=m202110140101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280%2C691x280%2C438x280&nras=6&correlator=3833834829335&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1635043236&ga_hid=1262327174&ga_fc=1&u_tz=-240&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&adx=289&ady=3215&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=31062525%2C31062662%2C44748552%2C21067496&oid=2&pvsid=3709667611268186&pem=504&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-10-24-02&ifi=8&uci=a!8&btvi=6&fsb=1&xpc=iTqf7ZSfvs&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=878" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" data-google-container-id="a!8" data-google-query-id="CISIzNuC4vMCFWMViwod0tUGkg" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Nhờ truyền thông quốc tế, lý do ông Hồ Chí Minh chống Tây chống Mỹ để đưa cả một dân tộc vào hai cuộc chiến đầy kinh hoàng và thảm khốc đã được phơi bày.

Kính mời quý vị đọc vài đoạn trích dẫn và link sau đây:

“In 1911, Hồ Chí Minh went to the South to Gia Dinh (Saigon) and joined a ship en route to Marseille, France as a cabin-boy. Hồ Chí Minh’s first time abroad was not easy; he worked hard as a cleaner, waiter, cook's helper

Hồ Chí Minh applied for a course at the French ‘Colonial Administrative School’ immediately after he arrived in Marseille. However, his application was rejected…”

“… travelled to the United States, first arriving in New York in 1912 during a stop-over while working as an o­n-board cook o­n a ship…

“Following World War I, as Nguyễn Ái Quốc (Nguyen the Patriot), o­n behalf of the ‘Group of Vietnamese Patriots’ he petitioned the great powers at the Versailles peace talks for equal rights in French Indochina but was ignored. He asked sitting U.S President Woodrow Wilson for help to remove the French by any means possible in Vietnam, for a new nationalist movement and new government, but this idea was ignored...”

“…He returned to Vietnam in 1941 to lead the Việt Minh {…} At o­ne point he was captured by the Japanese but escaped. However he suffered under their torture and was nursed back to health by American doctors…” Link: https://www.cs.mcgill.ca/~rwest/wikispeedia/wpcd/wp/h/Ho_Chi_Minh.htm

Qua vài phân đoạn trích dẫn bên trên, chúng ta thấy: Ông Hồ Chí Minh làm bồi phòng, lau dọn, phụ bếp trên một thương thuyền của Tây. Sau khi đến Marseille, Ông Hồ Chí Minh xin học trường Colonial Administrative School – mà không được chấp thuận.

Ông Hồ Chí Minh ôm hận với Tây.

Ông Hồ Chí Minh đến Hoa Kỳ, cũng trong vai trò phụ bếp. Ông thỉnh cầu U.S President Woodrow Wilson giúp đánh đuổi Pháp khỏi Việt Nam – nhưng bị “phớt lờ”!

Ông Hồ Chí Minh ôm hận với Mỹ! Nhưng ông Hồ Chí Minh đã “phủi” ơn các bác sĩ Mỹ đã cứu mạng sống của ông sau khi ông bị người Nhật bắt và hành hạ!

Qua ba sự kiện kể trên, người đọc thấy rõ – chứ người viết không hề “đánh tráo khái niệm” – ông Hồ Chí Minh là một người vong ơn, chỉ biết yêu “cái tôi” của ông ấy, đã biến sự tự ti mặc cảm nặng nề của cá nhân ông ấy thành hận thù đối với Pháp và Mỹ. Từ đó, ông Hồ Chí Minh khởi động hai cuộc chiến chống Tây và chống Mỹ, gây nên không biết bao nhiêu tang tóc, chia lìa cho người dân Việt suốt hơn 90 năm!

Nỗi đau âm thầm và dai dẳng của người dân Việt, dưới sự cai trị dã man và tàn bạo của người csVN, sắp được BBC phơi bày. Một lần nữa, nhân loại được nhận thức một cách sâu sắc hơn về cộng sản; rồi nhân loại sẽ hiểu rằng những tệ trạng trong xã hội cũng như trong tâm hồn người Việt Nam – trong nước – hôm nay xuất phát từ sự cai trị mong muội của đảng và người csVN chứ dân tộc Việt Nam tính bổn thiện!

< iframe id="aswift_1" name="aswift_1" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=173&slotname=7804903480&adk=3036792695&adf=2556766371&pi=t.ma~as.7804903480&w=691&fwrn=4&lmt=1635020850&rafmt=11&psa=1&format=691x173&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F10%2Fong-ho-chi-minh-yeu-cai-gi.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&wgl=1&adsid=ChEI8OXOiwYQx93X2dLtxufIARI9AFMzXlwnW-BEWif0Y7iPqnq0LHekVfWsMPLKk719c0bkd38Axwpzx-FAtQTZovCuO_3bIxnZyG1NRkdMzQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTQuMC40NjA2LjgxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hdHRlc3RhdGlvbi5hbmRyb2lkLmNvbSIsInN0YXRlIjo3fV0.&dt=1635043236049&bpp=2&bdt=663&idt=395&shv=r20211020&mjsv=m202110140101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280%2C691x280%2C438x280%2C691x280&nras=6&correlator=3833834829335&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1635043236&ga_hid=1262327174&ga_fc=1&rplot=4&u_tz=-240&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&adx=289&ady=4408&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=1527&eid=31062525%2C31062662%2C44748552%2C21067496&oid=2&pvsid=3709667611268186&pem=504&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cpoebr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=128&bc=31&jar=2021-10-24-02&ifi=2&uci=a!2&btvi=7&fsb=1&xpc=Ak57wpsy4j&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=6270" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" data-google-container-id="a!2" data-google-query-id="CM_hst2C4vMCFdyWdwodg84Iqg" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Thơ nhạc Giáng Sinh [23.12.2022 16:29]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Campuchia đặt mục tiêu vượt xa CHXHCNVN [NEW]
Vừa đặt chân đến nước tự do Hungary phái đoàn lao động CHXHCNVN bỏ ‘trốn thiên đường XHCN ngay từ sân bay Budapest’
Cách Làm Giàu Nhanh Nhất: Bí Quyết Làm Gì Để Mau Giàu
Đường dây mãi dâm các hoa hậu thế giới của CHXHCNVN
Người Việt hải ngoại mở công ty chế tạo máy bay không người lái UAVđể bán khắp thế giới
Nga vừa mất thêm hai đại tá dù, tăng con số cấp tá tử trận lên vài trăm
CƯỚP BÓC LOẠN CÀO CÀO Ở CALI
Hai mươi hai năm sau sự kiện 11/9 bí mật vẫn bao trùm thủ phạm chủ mưu vì lợi ích của những lãnh đạo
Vân hóa láu cá CSBK: Niềm hổ then dân tộc
Thiên đường CS XHCN: Nhân dân thành phố mang tên bác quá nghèo đói chen lấn nhau giành giật gạo từ thiện cứu đói
Thua xa Campuchia, Lào: CSVN khiếp nhược liên tục bị TQ bắt nạt, ngư dân bị đánh giết không biết bao nhiêu mà kể
Phụ nữ Việt ham của lấy chồng Tàu suýt bị giết con gái bị đâm 107 nhát dao thế mạng
Muốn giàu nhanh hãy đầu tư thị trường chứng khoán, cp Vinfast VFS lên 500% trong 1 tuần ai mua hôm đầu giờ đã có gấp 5 lần tài sản
VN quyết tâm đi đầu trong lãnh vực chế tạo máy bay và khinh tốc đỉnh, chiến binh robot không người lái để xuất khẩu và quốc phòng
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm lính đánh thuê, TT Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 24.8, xác nhận ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, đã thiệt mạng trong máy bay ở tỉnh Tver.

     Đọc nhiều nhất 
Kết bạn, tìm người yêu, hôn phối- Seeking friends,lovers, partners - Chercher des amis, amants, partenaires [Đã đọc: 336 lần]
Người Việt khắp thế giới đứng lên tổ chức lạc quyên, gia nhập lực lượng quốc tế tình nguyện đánh Nga cứu nhân loại - Người Việt tại Nga hãy bắt cóc Putin giao cho LHQ - Cách dùng Bùa ếm Putin [Đã đọc: 336 lần]
CSVN bản chất khát máu thích dùng hình phạt tử hình trong thế kỷ 21 [Đã đọc: 296 lần]
Vợ chồng Thủ tướng Canada ly thân trước khi ly dị [Đã đọc: 296 lần]
Thời đại HCM học toàn triết lý CS dân VN trở nên ngu đần và bị lừa bởi bọn buôn người khắp thế giới [Đã đọc: 277 lần]
Ukraina dỡ bỏ biểu tượng cộng sản trong khi các lãnh đạo CSVN bắt dân nghèo nhịn ăn góp tiền xây dựng tượng Mác Lê Nin -Ukraine đại thắng Nga [Đã đọc: 269 lần]
Ukraine đã đổ bộ tấn công Crimea giẳi phóng phần lãnh thổ bị Nga chiếm giữ từ năm 2014 [Đã đọc: 212 lần]
TQ ra lệnh cho VN giữ vững đường lối XHCN và triệt để tôn thờ lý tưởng CS của Mao chủ tịchtrong khi TQ chiếm biển chiếm đất [Đã đọc: 207 lần]
Thống kê thế giới khách quan về CHXHCN Việt Nam [Đã đọc: 202 lần]
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm lính đánh thuê, TT Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 24.8, xác nhận ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, đã thiệt mạng trong máy bay ở tỉnh Tver. [Đã đọc: 200 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.