Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24721205

 
Góc thư giãn 29.03.2024 02:19
Việt Nam Hóa chiến tranh: Môt sự lừa dối dối tàn ác
22.01.2022 20:16

George S. McGovern, sinh năm 1922, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ năm 1972, là một trong những người phê phán chủ chốt ở Quốc hội về cuộc Chiến tranh Việt Nam. Là một phi công máy bay ném bom trong Chiến tranh Thể giới thứ Hai, McGovern đại diện cho bang Dakota trong Thượng viện Mỹ từ năm 1962 đến năm 1980.

Quan điểm dưới đây được trích từ lời tuyên bố của MrGovern trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 4/2/1970, ủng hộ nghị quyết kêu gọi rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam. Trong bản tuyên bố, MrGovern phê phán chính sách “Việt Nam hóa” của chính quyền Tổng thống Richard M. Nixon, trong đó lính Mỹ sẽ được dần dần thay thể bằng lực lượng Nam Việt Nam. McGovern tranh luận rằng Việt Nam hóa là một chính sách tự chuốc lấy thất bại và phi đạo lý khiến cho Hoa Kỳ bị gắn chặt vào điều mà theo ông đó là “chế độ bù nhìn yếu đuối”, suy đồi của Nam Việt Nam. Chủ trương rút quân của McGovern khỏi Việt Nam là một nhân tố trung tâm của cuộc vận động tranh cử Tổng thống của ông năm 1972, trong đó ông đã bị Nixon thắng bằng số phiếu áp đảo. xin giới thiệu với bạn đọc.

Thưa ngài Chủ tịch [Ủy ban Đối ngoại Thượng viện] cùng các thành viên của Ủy ban, nghị quyết mà tôi trình cùng với sự đồng tài trợ của những thượng nghị sĩ là Frank Church, Alan Cranston, Charles Goodell, Harold Hughes, Eugene McCarthy, Frank Moss, Gaylord Nelson, Abraham Ribicoff và Stephen Young của bang Ohio kêu gọi rút lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam, nhịp độ chỉ giới hạn bởi ba sự xem xét: sự an toàn của quân đội chúng ta trong quá trình rút quân, cùng nhau thả tù binh chiến tranh và sắp xếp cho ty nạn ở những nước bạn bè cho bất cứ người Việt Nam nào mà họ cảm thấy bị đe dọa bởi việc chúng ta rút khỏi (gần đây tôi được Bộ Quốc phòng tư vấn rằng 484.000 lính mà chúng ta có hiện nay ở Việt Nam có thể được vận chuyền về Mỹ với tổng số chi phí là 144.519.621 đô la).

Tôi tin rằng quy trinh rút quân có trật tự này có thể được hoàn thành trong thời gian không đầy một năm.


Tuần hành chống chiến tranh tại đại lộ Pennsylvania Avenue ở Washington có sự tham dự của Thượng nghị sĩ Charles Goodell (R-N.Y.), Coretta Scott King and ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ George S. McGovern.

Một chính sách về cuộc rút lui theo kế hoạch là sự trả lời thích hợp duy nhất đối với sự thật thẳng thắn rằng không có nghị quyết nào về chiến tranh chừng nào chúng ta còn bám chặt lấy chế độ Thiệu – Kỳ ở Nam Việt Nam. Chính phủ đó không có cơ sở chính trị đáng tin cậy hơn là sự hiện diện quân sự của Mỹ và nó sẽ không bao giờ được chấp nhận bởi chính những người thách thức của nó ở Nam Việt Nam hoặc ở Hà Nôi.

Chúng ta có thể tiếp tục đỗ máu và vật chất với một nỗ lực vĩnh viễn nhằm hỗ trợ cho hệ thống đẳng cấp của Sài Gòn hoặc chúng ta có thể có hòa bình, nhưng chúng ta không thể vừa có được tướng Nguyễn Văn Thiệu lại vừa có kết thúc chiến tranh.

Những rào cản đôi với hòa bình và hàn gắn

Việc chúng ta tiếp tục trợ giúp cho chế độ Sài Gòn bằng quân sự là một rào cản lớn cho hòa bình ở Đông Nam Á và cho cả việc hàn gắn xã hội của chúng ta. Nó đảm bảo rằng các tướng của Nam Việt Nam sẽ không có một hành động nào nhằm xây dựng một chính phủ thật sự đại diện cho dân để có thể cạnh tranh được với Mặt trận Dân tộc Giải phóng hoặc có thể đàm phán để giải quyết chiến tranh. Nó làm bế tắc những cuộc đàm phán Paris và ngăn cản việc lên một thời biểu cho những cuộc thảo luận nghiêm túc về việc trao trả tù binh chiến tranh. Nó làm chuyển hướng những nỗ lực của chúng ta khỏi những nhu cầu quan trọng trong nước. Nó đã đưa những chàng trai Mỹ đến nơi để bị thương hay bị giết trong một cuộc chiến tranh mà chúng ta không thể thắng và nó sẽ không kết thúc chứng nào lực lượng của chúng ta còn ở đó để hỗ trợ cho tướng Thiệu.

Tôi đã từ lâu cho rằng sẽ không có thể có được sự giải quyết nào đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho đến khi có được một chính phủ liên hiệp lâm thời đảm nhận sự kiểm soát ở Sài Gòn. Nhưng đây lại chính là điều mà tướng Thiệu sẽ không bao giờ xem xét đến. Sau hội nghị Midway vào tháng 6/1969, ông ta có nói: “Tôi trịnh trong tuyên bố rằng sẽ không có chính phủ liên hiệp nào, không có chính phủ hòa bình nào, không có chính phủ quá độ nào, thậm chí không có chính phủ hòa hợp nào”.

Mặc dù Tống thống Nixon đã coi tướng Thiệu là một trong hai hay ba chính khách vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, Thiệu đã gạt đi sự gợi ý rằng ông ta nên mở rộng chính phủ của mình, và ông ta đã tố cáo những người chủ trương hoặc gợi ý một nền hòa bình có đàm phán, và coi họ là những tên cướp thân Cộng sản và những tên phản bội. Ông ta nói thêm rằng một chính phủ liên minh có nghĩa là chết.

Thời hiệu cho cuộc chiến tranh vô thời hạn

Thưa ngài Chủ tịch, chúng ta hãy đừng tự lường gạt mình. Đây là thời hiệu rõ ràng cho kết thúc cuộc chiến tranh, và việc thay đổi cái tên là Việt Nam hóa vẫn còn khiến chúng ta bám chặt vào một chế độ không thể tiến hành chiến tranh hoặc làm nên hòa bình một cách thành công.

Khi các quan chức chính quyền bày tỏ quan điểm cho rằng lực lượng chiến đấu của Mỹ có thể rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, tướng Thiệu đã triệu tập một cuộc họp báo và khăng khăng rằng đây là một “mục đích không thực tiễn và không thể thực hiện được” và rằng ngược lại cuộc rút quân sẽ “mất nhiều năm”.

Song có nhiều người đã chấp nhận quan điểm cho rằng tiến trình của Mỹ ở Đông Nam Á không còn là vấn đề, rằng chính sách Việt Nam hóa hứa hẹn việc chấm dứt sớm chiến tranh. Đó là sự hy vọng giả tạo không những bị đồng minh của chúng ta ở Sài Gòn phản đối thẳng thừng, mà còn bởi chính những bài học bi thảm của thập niên qua bác bỏ.

Theo như tôi hiểu lời đề nghị thì Việt Nam hóa dẫn dắt cuộc rút quân Mỹ chỉ khi nào lực lượng vũ trang Sài Gòn chứng tỏ được khả năng của mình đứng ra đảm nhận cuộc chiến tranh. Song ưu thế của bằng chứng chỉ rõ rằng nhân dân Việt Nam không cảm thấy chế độ Sài Gòn đáng đề cho người ta chiến đấu. Nếu không có sự ủng hộ của người dân bản địa, “Việt Nam hóa” trở thành một kế hoạch để vĩnh viễn triển khai quân chiến đấu của Mỹ, chứ không phải là chiến lược rút quân. Tống thống đã tạo ra một chi nhánh thứ tư của Chính phủ Mỹ bằng cách cho Sài Gòn phủ quyết chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nếu chúng ta đi theo chính sách hiện nay của chúng ta, thì theo ý kiến của tôi, vẫn còn có 250.000 đến 300.000 quân Mỹ ở Đông Nam Á trong 15 năm đến 20 năm từ nay cho đến về sau hoặc có lẽ là vô thời hạn. Đồng thời hỏa lực và bắn phá của Mỹ chắc sẽ giết chết đến hàng vạn người Việt Nam là những người không muốn gì ngoài sự kết thúc chiến tranh. Tắt cả những điều này sẽ cứu một chế độ không đại diện cho dân và tham nhũng ở Sài Gòn.

Bất cứ sự leo thang quân sự nào của Hà Nội hay của Việt Cộng đều là thách thức đối với lực lượng Mỹ, nên nó đòi hỏi phải có hành động mạnh mẽ hơn của Mỹ, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với khả năng có một cuộc rút quân bắt buộc và tốn kém.

Những tiền đề giả dối cho Việt Nam hóa

Chính sách Việt Nam hóa dựa trên cùng những tiền đề giả dối đã làm cho những cô gắng quân sự trước đây của chúng ta đã thất bại ở Việt Nam. Cứ cho rằng chế độ Thiệu – Kỳ ở Sài Gòn ủng hộ tự do và một chế độ do nhân dân ủng hộ. Song, thật ra chế độ Sài Gòn là chế độ độc tài, áp bức; nó đã bỏ tù những người phê phán và ngăn chặn sự phát triển của một chính phủ dựa trên quần chúng rộng rãi. Ngày 20/6 năm ngoái, Bộ trưởng Liên lạc cho Quốc hội của Sài Gòn, Võ Hữu Thu, khẳng định rằng 34.540 tù nhân chính trị đang bị giam giữ và có rất nhiều người trong họ là những người phi Cộng sản; họ không có tội gì cả ngoài việc chủ trương một tương lai hòa bình trung lập cho đất nước họ. Xét về tỷ lệ so với dân số, những tù nhân chính trị mà Sài Gòn đang bắt giữ tương đương với nửa triệu tù nhân chính trị ở Hoa Kỳ.

Chế độ Thiệu – Kỳ không gần với những lý tưởng của Mỹ hơn là với kẻ thách thức của nó là Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Thật vậy, quyền tự quyết và nền dộc lập có lẽ mạnh mẽ giữa những người du kích và những người ủng hộ họ hơn nhiều ở trong nội bộ chính phủ Sài Gòn.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng quyền lợi và lý tưởng của Mỹ lại được đại diện bởi những tướng Sài Gòn hoặc bởi những người tiền nhiệm tham nhũng của họ. Chúng ta cần phải chấm dứt ủng hộ chế độ này và chấm dứt việc nói cho nhân dân Mỹ rằng chế độ đó ủng hộ nền tự do.

Tôi xin giải thích rõ rằng tôi chống lại cả nguyên tắc và thực hành của chính sách Việt Nam hóa. Tôi chống lại chính sách đó, dù cho nó làm việc theo chuẩn mực của những người đề xướng ra nó hoặc là không. Tôi chống đối một chính sách tự chuốc lấy thất bại và phi đạo lý, vì nó đã cùng cấp vũ khí Mỹ hoặc máu của người Mỹ nhằm kéo dài chế độ nước ngoài không đại diện cho dân và tham nhũng. Không phải vì quyền lợi của nhân dân Mỹ hay của nhân dân Việt Nam mà đi duy trì một chính phủ như vậy.


Tôi thấy thật là ghê tởm về mặt chính trị và đạo lý đi tạo ra một nhóm tướng Việt Nam ở Sài Gòn chỉ biết sống dựa dẫm, rồi lại còn cho họ công nghệ quân sự giết người đề chống lại nhân dân của chính họ.

Việt Nam hóa về cơ bản là một nỗ lực làm cho yên lòng nhân dân Mỹ trong khi chính phủ của chúng ta lại phát động một cuộc chiến tranh không cần thiết và tàn ác bằng cách ủy quyền.

Một chính sách đối ngoại khôn ngoan của Mỹ là phải ngừng việc ra sức ra lệnh phải có kết quả của một cuộc đấu tranh chủ yếu ở địa phương, lôi cuốn nhiều nhóm người Việt Nam tham gia. Nếu chúng ta lo lắng đến mối đe dọa tương lai đối với Đông Nam Á từ Trung Quốc, chúng ta hãy có nhận thức chung đề nhận ra rằng một chế độ độc lập hùng mạnh dẫu cho có được tổ chức bởi Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Hà Nội cũng sẽ cung cấp một rào cản đáng tin cậy chống lại chủ nghĩa để quốc Trung Quốc hơn là chế độ bù nhìn yếu đuối mà chúng ta duy trì đề nắm quyền với cái giá 40.000 sinh mạng người Mỹ và hàng trăm ngàn sinh mạng người Việt Nam.

Sự lừa dối tàn ác

Thậm chí nếu chúng ta có thể rút hết lực lượng của chúng ta khỏi Việt Nam, vậy làm thế nào chúng ta có thể biện minh trước nhân loại việc sử dụng hỏa lực ồ ạt của chúng ta nhằm tiếp tục giết người, mà việc giết người đó không phục vụ quyền lợi của chúng ta, cũng không phục vụ quyền lợi của người Việt Nam.

Chính sách Việt Nam hóa là một sự lừa dối tàn ác nhằm che khuất mắt nhân dân Mỹ để không nhìn thấy sự phá sản của một sự dính líu quân sự không cần thiết vào công việc của nhân dân Việt Nam. Thay vì Việt Nam hóa cuộc chiến tranh, chúng ta hãy động viên Việt Nam hóa của chính phủ ở Nam Việt Nam. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách từ bỏ sự hỗ trợ hiện nay đang ngăn chặn các nhóm chính trị khác không để cho họ nắm vai trò lãnh đạo ở Sài Gòn, những nhóm có khả năng bảy tỏ nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.■

George S. McGovern

(Theo Tạp chí Phương Đông)



Hồ Chí Minh đã tận dụng lực lượng OSS của Mỹ tại Đông Dương để thúc đẩy CS hoá Việt Nam như thế nào?

Trong cuốn At the Dragon’s Gate(Trước cửa nhà rồng), Charles Fenn (sĩ quan OSS, người đã liên hệ với Hồ Chí Minh) viết: “Cả Tướng Wedemeyer (chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Trung Quốc) và Hải quân Mỹ gửi cho chúng tôi yêu cầu khẩn thiết phải có một mạng lưới tình báo hoạt động mới – cùng với dân bản xứ nếu cần!”, “Cái gì mà dân bản xứ” – Fenn cật vấn – “Không ai biết có tin nổi họ hay không”. Và Fenn nhớ lại: Ông từng nghe tới phi công người Mỹ tên Shaw, “người được đưa khỏi Đông Dương bởi một người An Nam tên là Hồ Chí Minh, người không nhận lại bất kì sự báo đáp nào, nhưng chỉ yêu cầu được gặp Tướng Chennault (đại diện quân Đồng Minh ở châu Á)”. Yêu cầu bị bác bỏ. Chính sách không cho phép sĩ quan Mỹ có cấp bậc liên lạc với người An Nam, để người Pháp khỏi phật lòng.

Thông qua một phóng viên tên Ravenholt, người từng viết bài về ông Hồ, Fenn biết được ông vẫn đang ở Côn Minh. Sở Thông tin Chiến Tranh Mỹ (OWI) ở Côn Minh cũng biết Hồ Chí Minh, và ông thường đến “để đọc tạp chí Time và các bài báo tin tức khác mà họ có ở đấy”. Ông Hồ bắt đầu đến thư viện OWI trong mùa hè 1944. Người Mỹ ở đấy rất ấn tượng bởi “Tiếng Anh của ông Hồ, trí tuệ của ông, và mối quan tâm hiển hiện về nỗ lực chiến tranh của quân Đồng Minh”, và OWI đã muốn cùng cộng tác trong công việc phát thanh tin tức chiến sự từ San Francisco tới Việt Nam. Nhưng sau đó, “báo cáo của OSS cho biết kế hoạch của OWI bị ngừng lại do sự phản đối của lãnh sự Pháp”. Fenn đã nhờ mối quan hệ ở OWI để sắp xếp gặp mặt Hồ Chí Minh. Cuộc gặp được ấn định vào buổi sáng hôm sau, 17/3/1945.

Hồ Chí Minh đến đúng giờ, đi theo có một người Việt Nam trẻ tuổi tên Phạm Văn Đồng. Ông Hồ được bảo là “già”, nhưng lại trông trẻ hơn Fenn tưởng: “Hồ Chí Minh khoảng hơn 50, nhưng gương mặt ông không nhiều nếp nhăn, bộ râu thưa và mái tóc mỏng chưa mấy ngả bạc”. Ông Hồ được đặt mật danh là “Lucius”, nhưng Fenn và những người Mỹ vẫn gọi ông là “Old Man Ho” (Ông Già Hồ), đơn giản bởi vì họ đều “trẻ hơn rất nhiều” so với ông.

Khi Hồ Chí Minh nói về Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, hay Việt Minh, Fenn nhớ rằng mình đã từng được bảo “Việt Minh” là một nhóm cộng sản. “Có người trong số chúng tôi là người cộng sản,” Hồ Chí Minh đáp “có người thì không. Người Trung Quốc và người Pháp gọi tất cả những người không chịu theo họ là cộng sản”. Fenn hỏi: “Ông có chống Pháp không?”. Hồ Chí Minh trả lời: “Chắc chắc là không. Nhưng đáng tiếc thay, là họ chống lại chúng tôi”.

Fenn hỏi liệu Hồ Chí Minh có sẵn sàng làm việc với người Mỹ, mang radio và máy phát điện vào Đông Dương, thu thập tin tình báo – và giải cứu những phi công Mỹ nếu có thể. Ông Hồ lưu ý rằng phải có một nhân viên điện truyền thanh đi theo, phía Việt Minh chưa có ai được đào tạo cho hoạt động này. Khi có vẻ Hồ Chí Minh sẵn sàng làm việc cùng với người Mỹ, Fenn hỏi đổi lại ông muốn gì.

“Sự công nhận của người Mỹ về tổ chức của chúng tôi”. Ông Hồ nói.

Fenn thoái thác, ông Hồ bèn nói: “Thuốc men và khí giới”.

“Tại sao lại là vũ khí?” Fenn hỏi; người Việt Nam đâu phải giao chiến với người Nhật.

Nhưng có khi phải thế, Hồ Chí Minh đáp. Ông Hồ đồng ý gặp Fenn lần nữa trong vòng hai ngày sau. Fenn vẫn cần sự cho phép của OSS để được làm việc với Hồ Chí Minh.

[…]










Việt Minh và đội “Con Nai”. Từ trái qua phải: René Defourneaux, Hồ Chí Minh, Allison K. Thomas, Võ Nguyên Giáp, Henry Prunier, Đàm Quang Trung, Nguyễn Quý, and Paul Hoagland. Ảnh:  National Archives and Records Administration

Sau buổi gặp đầu tiên với Hồ Chí Minh ngày 17/3/1944, Fenn đến gặp một các chuyên gia về Việt Nam, đồng nghiệp của ông ở GBT (nhóm tình báo dân sự sau được sát nhập vào OSS), Bernard và Tan. Bởi việc liên lạc với Hồ Chí Minh hiện tại dựa vào những người giao liên Việt Nam, một kĩ thuật viên radio phải được gửi đi cùng ông. GBT có một ứng viên, Mac Sin, một trong những kĩ thuật viên radio của họ, và Frankie Tan cũng sẽ theo cùng, “để tiến hành đào tạo và thu thập thông tin”. Cả hai đều là người thiểu số Trung Quốc và sẽ trà trộn được vào cư dân địa phương.

Fenn ấn định cuộc gặp thứ hai với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng vào ngày 20 tháng 3, “tại quán Café Đông Dương ở phố Chin Pi”. Hồ Chí Minh nghi ngờ việc hai người Trung Quốc của GBT có thể trà trộn trong dân địa phương Việt Nam. Người Việt có mối nghi hoặc với tất cả người Trung Quốc, nhưng rồi ông vẫn đồng ý với cách sắp xếp như vậy. Ông Hồ cũng đề nghị rằng ông, hai thành viên GBT, và các thiết bị radio nên được bay đến vùng Ching Shi (?) ở biên giới Việt – Trung, cách Côn Minh 300 dặm về phía Đông – Nam. Như thế sẽ đỡ được kha khá thời gian. Từ đó họ sẽ đi bộ về căn cứ Việt Minh, mất hai tuần, 200 dặm, đi xuyên đêm qua phần lãnh thổ có người Nhật chiếm đóng, về tới làng Kim Long, tỉnh Thái Nguyên, phía đông bắc Hà Nội, nơi Hồ Chí Minh đặt căn cứ của mình. Phạm Văn Đồng sẽ ở lại Côn Minh làm liên lạc viên.

Fenn đồng ý điều máy bay như Hồ Chí Minh đề nghị. Ông nói với ông Hồ rằng ông đã “sắp xếp thuốc men và một vài thứ như radio, máy ảnh, thiết bị thời tiết, những thứ Mac Sin sẽ dùng để đào tạo người của ông sử dụng… Hiện giờ chúng ta phải tạm gác lại phần vũ khí. Có thể chúng tôi sẽ tiếp tế sau”.

“Thế còn việc gặp Chennault?” ông Hồ hỏi.

Tại sao Hồ Chí Minh cứ muốn gặp Chennault? Chennault là một trong những người phương Tây tôi ngưỡng mộ nhất, ông Hồ đáp, và tôi muốn trực tiếp nói với ông ấy điều đó. Cái đó nghe vô hại, dù Fenn ngờ rằng Hồ Chí Minh hẳn phải có vài mục đích chính trị nào đó trong đầu. Những cảnh báo không cho phép một người Mỹ có vai vế gặp mặt người An Nam vẫn còn, nhưng giờ có vẻ như Hồ Chí Minh “có thể là chìa khóa cho tương lai của tất cả chúng ta trong nhiệm vụ Đông Dương”. Fenn biết Channault từ những ngày Fenn còn là phóng viên. Ông có thể tự mình dàn xếp một cuộc gặp, không cần móc nối qua kênh nào, cũng không cần thông qua OSS.

Fenn đề ra hai điều kiện: Hồ Chí Minh không được đòi hỏi điều gì từ Chennault, và không được bàn đến chính trị. Ông Hồ đồng ý. Thế là Fenn “đến gặp Chennault với tư cách cá nhân và giải thích tầm quan trọng của việc cần vào hùa với ông già này, người không chỉ đã giải cứu một phi công mà còn có thể sẽ giải cứu nhiều phi công nữa nếu ta đạt được hợp tác với ông ta trong tương lai”.

Cuộc gặp diễn ra ngày 29 tháng 3, tại văn phòng của Chennault. Harry Bernand của GBT cũng đến theo dõi. Chennault cảm ơn Hồ Chí Minh vì đã giải cứu người phi công, và nói về việc ông Hồ có thể tiếp tục giúp đỡ người Mỹ như thế nào, và Hồ Chí Minh đáp rằng ông rất vui được làm vậy. Khi cuộc gặp sắp sửa đến hồi chia tay, Hồ Chí Minh nói với Chennault rằng ông muốn xin Chennault một ưu ái nhỏ.

Fenn “hít vào một hơi thật sâu”. Gương mặt Bernard thì như hiện lên dòng chữ “Đây rồi, các anh, liệu mà chuẩn bị tinh thần”.

“Tôi có thể xin một bức ảnh của ông không?” Hồ Chí Minh nói, và Fenn “gần như thở hắt ra vì nhẹ nhõm”. Chennault gọi thư ký mang vào “một xấp giấy tám trên mười phần bóng bẩy” và mời Hồ Chí Minh lựa chọn một tấm. Ông Hồ lựa một bức ảnh rồi hỏi liệu Chennault có thể ký lên nó được không. Chennault viết: “Thân ái, Claire L. Chennault”. Cuộc gặp thế là xong. Rõ ràng là nó làm hài lòng Hồ Chí Minh.

Những cuộc gặp tiếp theo của Fenn với Hồ Chí Minh diễn ra trong căn phòng ở trên một cửa hàng nến sáp ở Côn Minh mà ông Hồ ở chung với Phạm Văn Đồng. Tại đó Fenn giới thiệu tóm tắt cho ông về OSS và các yêu cầu tình báo, đặc biệt là về báo cáo thời tiết, “bởi không có chúng, máy bay của chúng tôi không thể cất cánh”. Trong một buổi trà, Hồ Chí Minh hỏi Fenn có thể cho ông sáu khẩu Colt.45 tự động còn nguyên bọc được không. “Không thành vấn đề” Fenn nói – “thở phào vì không bị đòi hỏi gì thêm”. Fenn đã lấy sáu khẩu súng lục 45 từ OSS.

Mấy ngày sau, Harry Bernard và Fenn lái xe đưa Hồ Chí Minh tới sân bay, “cùng với cái cặp tét nhỏ của ông ấy, một gói súng lục, và một vài cái bọc gói bằng giấy gạo… Mac Sin sẽ bay cùng ông Hồ, còn Tan thì bay trên chiếc L-5 thứ hai với máy phát điện, máy truyền thanh và nhiều dụng cụ nhỏ khác mà anh ta nhất quyết mang theo…”. “Điểm đến tiếp tới của họ là Chinh Hsis (?)… nơi ta vẫn còn một đường băng chưa rơi vào tay Nhật Bản”. Một bức điện sớm tới từ Tan cho biết tất cả đều đến nơi an toàn.

Radio liên lạc được hình thành với OSS ở Côn Minh, nhưng thi thoảng Hồ Chí Minh vẫn gửi thư cho Fenn thông qua liên lạc viên người Việt. Một trong những lá thư đầu tiên được chuyển tới qua một người đàn ông nói tiếng Pháp rất thạo, và kịp thời cho Fenn biết tình hình của Hồ Chí Minh: người liên lạc nói sau chuyến đi bộ đường trường về Việt Nam, ông Hồ đã tới căn cứ Pác Bó của mình trong tình trạng ốm mệt:

“Khi ông ấy khỏe lại, ông cho mời tất cả các lãnh đạo cấp cao đến một buổi họp, không chỉ có người của ông mà còn cả những đối thủ thuộc các nhóm khác, những người chực dùng sự vắng mặt của ông để vượt lên. Ông Hồ nói với họ rằng hiện tại ông đã đảm bảo được sự trợ giúp từ người Mỹ bao gồm cả Chennault. Thoạt tiên không ai tin lời ông. Song ông chìa ra bức ảnh có chữ kí của Chennault, “Thân ái”. Sau đó, ông lấy mấy khẩu súng lục tự động [chính là sáu khẩu 45 mà Fenn cho ông] và tặng mỗi vị lãnh đạo một khẩu làm quà. Những vị lãnh đạo ấy cho rằng chính cá nhân Chennault đã gửi tặng món quà này. Sau cuộc họp, không còn lời bàn ra tán vào về việc ai là lãnh đạo cao nhất nữa”.

Archimedes Patti – một nhân viên OSS kỳ cựu từ chiến dịch Italy – người vừa nhận chức Trưởng ban OSS Đông Dương tại Côn Minh, đã tóm tắt ý nghĩa quan trọng của cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh và Chennault:

“Nhận được gì đó từ Chennault là vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của Hồ Chí Minh, nó giống như chính thức được phía Mỹ chú ý đến. Nhưng bức ảnh có thủ bút ấy chỉ trong vài tháng sau hóa ra lại vô cùng quan trọng với ông Hồ, khi ông rất cần bằng chứng hữu hình để thuyết phục những người dân tộc chủ nghĩa hoài nghi ở Việt Nam rằng ông có sự ủng hộ từ người Mỹ. Mưu mẹo kiểu này thiếu nền tảng, nhưng nó lại được việc”.

Ngay sau đó, một lượng tiếp tế lớn OSS được đưa vào, bao gồm radio, thuốc men và vũ khí. “Theo Frankie Tan, lần tiếp tế này đã gây ra sự kích động và thế là phiếu cho Hồ Chí Minh tăng lên 10 điểm nữa”.

Hồ Chí Minh đã đáp trả tương xứng những gì ông nhận được từ mối quan hệ với người Mỹ. Patti viết, “Hồ Chí Minh đã giữ lời và trang bị cho OSS những thông tin và sự hỗ trợ cực kỳ giá trị trong nhiều dự án bí mật”. Cuối tháng 6, Fenn viết: “Giữa Tan và Hồ Chí Minh đã thiết lập được mạng lưới tình báo gồm các phái viên bản xứ, thừa đủ để thay thế mạng lưới người Pháp đã mất trong cuộc đảo chính của Nhật [9 tháng 3] … [Cùng với đó] mạng lưới của Việt Minh cũng đã giải cứu được tổng cộng 17 phi công bị bắn rơi”.

Fenn nhìn nhận ba tháng tiếp theo sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 của Nhật là: “có lẽ là quan trọng nhất trong sự nghiệp Hồ Chí Minh. Lúc mới đầu, Hồ Chí Minh chỉ là lãnh đạo của một trong số nhiều đảng phái chính trị, không được công nhận bởi người Mỹ, bị phản đối bởi người Pháp, bị xa lánh bởi người Trung Quốc… Đến cuối tháng 6, nhờ GBT, ông ta đã trở thành vị lãnh tụ không thể nghi ngờ của một đảng cách mạng mạnh mẽ áp đảo”.

Vào giữa tháng 6, một cuộc đánh giá được chuẩn bị bởi nhân viên của Patti liệt kê thành tích của Việt Minh trong khoảng thời gian bắt đầu tính từ cuộc đảo chính tháng 3, bao gồm sáu tỉnh phía bắc “nằm dưới sự kiểm soát dân sự và quân sự của Việt Minh; thành lập Giải Phóng Quân… tổ chức tuyên truyền hiệu quả… và yếu tố quan trọng nhất, sự ủng hộ rộng rãi từ người dân Việt Nam”.

Động lực thúc đẩy Việt Minh thành công là cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 đã loại bỏ quyền uy và quyền lực của Pháp tại Đông Dương. “Cuộc đảo chính này có nghĩa là một trong hai kẻ thù của Hồ Chí Minh giờ đã ngã ngựa. Võ Nguyên Giáp lập tức tuyên bố Nhật là kẻ thù duy nhất”. Nạn đói năm 1944 – 1945 cũng là một yếu tố lớn. Trong sự thờ ơ của chính quyền Pháp, Nhật bắt người dân nhổ lúa, kết hợp cùng lũ lụt nghiêm trọng vào mùa xuân, dẫn tới cái chết của khoảng hai triệu người Việt Nam, và tình cảm chống Nhật và Pháp ngày càng lớn mạnh.

Nhưng không phải mọi chuyện đều tốt lành cả. Trong bức thư gửi Fenn vào giữa tháng 7, Hồ Chí Minh xin lỗi vì không viết được nhiều, “vì sức khỏe tôi nay tương đối xấu (cũng không ốm lắm, xin đừng lo!)”. Frankie Tan, người vừa trở về Côn Minh, giải thích rằng “ông Hồ đã yếu nhiều từ lần cuốc bộ đường trường về Pác Bó”, và rồi “bị tái phát nặng trong một tháng hay hơn” sau lần ốm đầu tiên. Tan và các đồng chí Việt Nam của Hồ Chí Minh “thậm chí còn lo cho tính mạng của ông”.

Cuối tháng 4, Patti đến thăm khu vực biên giới Việt – Trung, nơi liên lạc viên Việt Nam giới thiệu ông với “một người An Nam có ảnh hưởng và tài nguyên”. Đó là Hồ Chí Minh, người muốn thảo luận về sự hợp tác với quân Đồng Minh đang ở Việt Nam. Hồ Chí Minh biết Patti là người của OSS, và cũng nhận biết rõ rằng ông đang cộng tác với AGAS (ban hoạt động của Fenn) về “một vấn đề khác”, vấn đề hỗ trợ các phi công bị bắn rơi, và nói rằng ông “sẵn sàng thỏa thuận với người Mỹ khi họ cũng sẵn sàng”. Patti không thể cam kết ngay, nhưng về sau ông viết: “Ông Hồ và Việt Minh dường như là câu trả lời cho vấn đề trước mắt là thành lập ban hoạt động [đặc biệt] ở Đông Dương”.

Patti loay hoay trong tình trạng phức tạp gia tăng khi đơn vị quân đội Pháp thoát khỏi cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 bắt đầu tìm đường trở lại Đông Dương. Tổng thống Roosevelt mất vào tháng 4, và Hoa Kỳ giờ mở đường nhượng bộ cho người Pháp. OSS gần như đồng ý tạo lập hai Đội Hoạt động Đặc biệt Mỹ – Pháp – “Mèo” và “Con Nai” – trong đó có sự tham gia của quân đội Pháp. Và nhiệm vụ của Patti giờ mở rộng thêm: Ngoài thu thập thông tin tình báo, Patti cần “ngăn chặn và phá hủy tuyến đường sắt phía bắc Việt Nam không cho rơi vào tay Nhật”.

Sự chống đối từ phía Trung Quốc đối với việc hợp tác quân sự chung Mỹ – Pháp gia tăng, và có những bằng chứng cho thấy mối quan tâm của Pháp không phải là đánh bại Nhật mà là lấy lại thuộc địa Đông Dương của mình. Đó cũng là lúc Hồ Chí Minh liên lạc với Patti lần nữa: “Trong tuần đầu tiên của tháng 6, Hồ Chí Minh cho tôi biết rằng ông đã chuẩn bị sẵn sàng khoảng 1000 lính du kích được đào tạo bài bản cho bất kỳ kế hoạch nào tôi có để chống lại người Nhật”.

Patti đáp lại rằng ông sẽ cân nhắc nghiêm túc đề nghị này. Khi người Pháp từ chối tham gia hoạt động phá đường tàu Đông Dương của OSS, Patti quyết định thay thế người Pháp thành người Việt Nam.

Ngày 16/7/1945, nhóm trưởng đội “Con Nai” – Đội Hoạt động Đặc biệt OSS, Thiếu tá Allison Kent Thomas, hai thành viên trong đội, và ba “người Pháp” nhảy dù xuống căn cứ địa Kim Long của Việt Minh. Thomas muốn nhìn thấy khu vực này trước khi điều động phần còn lại của đội đến. Frankie Tan đang đợi họ dưới mặt đất, và Hồ Chí Minh đến chào đón họ.

“Người Pháp” – một sĩ quan người Âu và hai thành viên người An Nam trong quân đội thuộc địa Pháp – bị cán bộ Việt Minh “nhận ra ngay lập tức”, và “chỉ bởi vì có thiện cảm với Tan mà người Pháp được đối xử hòa nhã”. Thiếu tá Thomas đòi có họ theo cùng, dù cho Patti đã cản. Hồ Chí Minh phản đối sự hiện diện của họ, họ được hộ tống để trở lại Trung Quốc còn Thomas ở lại, viết trong nhật ký của mình. “Thật tệ khi họ phải rời đi, nhưng người ở đây không ưa người Pháp không kém gì người Nhật”.

Thomas yêu cầu tổ chức một đội du kích từ 50 đến 100 người. “Anh ấy mang theo một hộp tiện dụng đựng những vũ khí nhỏ và chất nổ để trang bị cho nhóm”. Hồ Chí Minh nói với Thomas rằng ông có “ba nghìn người trong tay”. Thomas thấy khoảng 200 người quanh lán, “trang bị bằng súng trường Pháp và một vài khẩu trung liên Bren, tiểu liên Sten, tiểu liên Thompson và súng cạc-bin”. Anh đề xuất về Côn Minh về việc sử dụng 100 “lính du kích Việt Minh phần nào được đào tạo”, và yêu cầu thêm trang bị: “Không vận thả xuống nhiều vũ khí hơn – một súng máy tự động, hai khẩu cối 60mm, bốn khẩu bazooka, tám khẩu súng máy Bren, hai mươi khẩu tiểu liên Thompson, sáu mươi khẩu cạc-bin M-1, bốn khẩu súng trường M-1, hai mươi khẩu súng trường M-1, hai mươi khẩu súng lục cỡ nóng Colt 45 và một bộ ống nhòm”.

Sáu thành viên còn lại của đội “Con Nai” đến bằng dù vào ngày 29 tháng 7. Thomas đang đi trinh sát dài ngày; gặp cả đội là Frankie Tan và một người mang bí danh “anh Văn” – người nắm vai trò chỉ huy của Giải Phóng Quân Việt Nam tương lai, Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp xin lỗi về sự vắng mặt của Hồ Chí Minh, nói rằng ông đang ốm. Hai ngày sau, khi các thành viên trong đội được báo rằng Hồ Chí Minh vẫn ốm, họ quyết định đến xem liệu ông có cần giúp gì chăng. Trung úy Defourneaux, thành viên đội Mỹ – Pháp, nhìn thấy ông “nằm trong góc một vách lán ám khói… đắp trên người thứ gì như vải vụn… làn da vàng nhệch trên thân hình xương xẩu”. Ông “run rẩy như chiếc lá”, rõ ràng là đang sốt cao. Y sĩ của OSS, Paul Hoagland kiểm tra nhanh: “Ông ấy không trụ được lâu nữa”. Ông Giáp vô cùng lo lắng cho Hồ Chí Minh: “Bác đã hôn mê hàng giờ liền. Mỗi lần Bác đến, Bác đều thủ thỉ tư tưởng của mình về sự nghiệp của chúng tôi. Tôi không muốn tin rằng Bác đang gửi gắm những lời trăng trối. Nhưng sau nghĩ lại cảnh ấy, tôi nhận ra hẳn Bác đã thấy mình yếu, nên Bác mới nói cho tôi những chỉ đạo sau cùng”.

Hoagland được đào tạo và làm công việc của y tá trong một vài năm. Anh thăm khám cho ông Hồ, chẩn đoán “ông đã mắc “sốt rét, hoặc sốt xuất huyết, hoặc sốt kiết lỵ, hoặc cả ba”. Anh cho ông “kí ninh, kháng sinh, và những thứ thuốc khác” và kiểm tra tình trạng bệnh định kỳ. Trong 10 ngày, bệnh tình của Hồ Chí Minh có vẻ khởi sắc. Ông có thể ngồi dậy được, và có thể tự mình dạo xung quanh căn cứ.

Liệu có phải OSS đã cứu sống ông Hồ? Dường như đúng là vậy. Thiếu tá Thomas sau này đã nói rằng Hồ Chí Minh “ốm nặng”, nhưng anh không chắc về chuyện ông Hồ “có lẽ không qua nổi nếu không có chúng ta”. Võ Nguyên Giáp ghi nhận một thầy lang người dân tộc, người đã bón cho ông Hồ cháo suông với tro của rễ cây cháy. “Phép màu đã xảy ra… Ông tỉnh lại từ cơn hôn mê”. Được kéo dậy từ nấm mồ, Hồ Chí Minh lại đứng vững trên đôi chân của mình, sẵn sàng tạo những bước chuyển sẽ định hướng cho tương lai của Việt Nam.

Cũng trong khoảng thời gian ấy, Đội “Con Nai” bắt tay vào việc. Sáu ngày đầu tiên của tháng 8 được dành để xây dựng trại huấn luyện cho người Việt – ba doanh trại cho các tân binh người Việt, một cho phía OSS, và một nhà kho, một bệnh xá, một trung tâm radio. Và cả một trường bắn. Trong số 110 tân binh, đội “Con Nai” chọn ra 40 người triển vọng nhất. Hồ Chí Minh đặt tên cho họ là Bộ Đội Việt – Mỹ. Họ được hướng dẫn luyện tập theo kiểu Mỹ và sử dụng vũ khí của Mỹ từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 8. Vào ngày 10 tháng 8, đợt không vận thứ ba thả xuống thêm nhiều vũ khí và đạn dược. Những tân binh tràn đầy nhiệt huyết, chỉ huy của họ rất hài lòng. “Giáp đảm bảo việc đơn vị được tân trang của ông phải được nhìn thấy càng nhiều càng tốt. Ở bất cứ đâu họ đến… người dân địa phương hoan hô chào đón họ”.

Các thành viên của Đội “Con Nai” hướng dẫn Việt Minh cách sử dụng súng Cạc-bin M-1, 16/8/1945. Ảnh: National Archives and Records AdministrationNgày 15 tháng 8, “sau khi nghe tin Nhật đầu hàng, [Thiếu tá Thomas] đã giao hầu hết các vũ khí của Mỹ được sử dụng trong huấn luyện cho Bộ Đội Việt – Mỹ. Ba ngày sau, Thomas nhận được tin nhắn tình báo từ Côn Minh, khuyên anh ấy rằng tất cả các thiết bị của OSS nên được đưa trả về một căn cứ ở Trung Quốc. Đã quá muộn: Bộ Đội Việt – Mỹ đang trên đường hành quân tới Hà Nội cùng Đội “Con Nai”.

Trong tiểu sử về ông Hồ, David Halberstam viết rằng những người khác tin rằng:“Người Mỹ sau này tuyên bố rằng họ chỉ đưa cho ông Hồ một vài khẩu súng ngắn ổ quay, mặc dù có bằng chứng đáng cân nhắc rằng có 5000 thứ vũ khí đã được quân Đồng Minh thả xuống cho Việt Minh vào mùa hè 1945. Ngoài ra, theo nguồn tin của Pháp và cộng sản, số lượng quân Việt Minh trên lãnh thổ vào thời điểm Nhật thất bại là 5000 người”.

Đầu tháng 8/1945, 5000 loại vũ khí trang bị cho Việt Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên Halberstam không cung cấp bất cứ “bằng chứng đáng cân nhắc” nào như ông đã nêu ra, hay chỉ ra ông đã lấy được những thông tin ấy từ đâu.

Không có con số chung về số lượng vũ khí mà Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Minh. Con số rất nhỏ, không đáng kể, có lẽ ít hơn 200 vũ khí cá nhân, hầu hết được chuyển qua Đội “Con Nai”. Như đã nói trên, đội trưởng của Đội “Con Nai”, Thiếu tá Thomas đã giao toàn bộ vũ khí của OSS sử dụng trong huấn luyện cho Bộ Đội Việt – Mỹ vào ngày 15 tháng 8. Nếu chiến tranh còn tiếp diễn, có lẽ số vũ khí đó rồi cũng sẽ được cấp cho Bộ Đội – Việt Mỹ.

Kinh nghiệm của mình với người Mỹ đã dạy Hồ Chí Minh không mong đợi có được vũ khí dù cho ông có đề nghị. Có đủ vũ khí cần thiết luôn là vấn đề với Việt Minh, kể cả khi quy mô lực lượng của họ còn nhỏ. Giờ đây, một đội quân chính quy đã được hình thành. Võ Nguyên Giáp sau này viết:“Chúng tôi quyết định thử mọi cách để có được nhiều vũ khí hơn cho quân đội. Bên cạnh những thứ chúng tôi lấy được từ bọn lính đội hay bọn Nhật trong trận chiến, chúng tôi đã dùng tiền và vàng được người dân đóng góp để mua thêm khí giới từ quân đội Nhật hay quân đội Trung Quốc. Bác Hồ kêu gọi người dân cả nước tham gia sôi nổi vào “Tuần Lễ Vàng”, quyên tặng vàng của họ để mua vũ khi từ Trung Quốc. Trong thời gian rất ngắn, mọi người từ mọi tầng lớp đã quyên góp 20 triệu đồng Đông Dương và 370 cân vàng”.

Nhà sử học Bernard Fall cũng bình luận về kết quả của Tuần Lễ Vàng:“Nó thành công toàn diện và đã cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam còn non trẻ 3000 khẩu súng trường, 50 khẩu súng trường tự động, 600 khẩu tiểu liên và 100 khẩu súng cối của Mỹ sản xuất – cộng với số vũ khí lấy từ Pháp và Nhật (31.000 khẩu súng trường, 700 vũ khí tự động và 36 khẩu pháo và 18 chiếc xe tăng) vốn được giao cho người Trung Quốc bảo vệ nhưng không thành”.

Đó là khởi đầu của trang bị vũ trang cho Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân.

Vào ngày đầu tiên của tháng 8/1945, không ai có thể thấy trước chiến tranh sẽ kết thúc đột ngột vào ngày 15/8/1945. Hồ Chí Minh dù vừa ốm dậy vẫn theo dõi các sự kiện trên thế giới bằng máy thu thanh của Thiếu tá Thomas. Khi người Mỹ tiến gần hơn đến lãnh thổ Nhật Bản, linh tính của ông Hồ mách bảo: Khi người Nhật bị đánh bại, người Pháp sẽ trở lại Việt Nam. “Hồ Chí Minh biết để duy trì sự lãnh đạo và động lực cho phong trào, ông sẽ phải chứng minh cả tính hợp pháp và sức mạnh của phong trào ấy”. Ngày 6 tháng 8, quả bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Hiroshima. Đoạn kết của cuộc chiến đang đến gần. Hồ Chí Minh kêu gọi một cuộc gặp giữa Việt Minh và các nhà lãnh đạo chính trị khác trên toàn Việt Nam.

Đến ngày 13 tháng 8, nhiều đại biểu đã đến Tân Trào. Tối hôm ấy, Ủy ban Khởi nghĩa Quốc gia được thành lập. Quân Lệnh số 1 được ban hành, yêu cầu một cuộc nổi dậy quần chúng; ngày hôm sau, Kế hoạch Hành động được chuẩn bị. Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam bắt đầu.

Ngày 16 tháng 8, Đại hội Đại biểu Quốc dân được triệu tập, với các đại biểu đến từ các đảng phái chính trị đã làm nên Mặt trận Việt Minh, các tổ chức quần chúng, các nhóm người dân tộc và các nhóm tôn giáo. Khi tập hợp lại, “họ nhìn thoáng thấy một đội quân mặc đồng phục, được vũ trang tốt, được kỷ luật tốt đang tiến vào”. Bức ảnh của Chennault được ưu tiên bày bên cạnh ảnh của Mao Trạch Đông và Lenin, và “tin đồn rầm rộ rằng Việt Minh – nhất là Bác Hồ – đã được quân Đồng Minh “bí mật” ủng hộ”.

Khi Hồ Chí Minh bước lên bục, ông nói về tình hình chung, và “nhắc lại tầm quan trọng của việc giành lấy quyền lực nhanh chóng bằng bạo lực để chào đón lực lượng chiếm đóng của quân Đồng Minh trong vị thế mạnh mẽ”. Đại hội kết thúc, “lời kêu gọi nhân dân” được ban hành, kêu gọi toàn bộ Việt Nam nổi dậy. Lời kêu gọi được kí tên “Nguyễn Ái Quốc”, người phái viên huyền thoại của cuộc cách mạng – và Việt Nam bắt đầu hiểu rằng đó là danh tính thực sự của nhân vật bí ẩn “Hồ Chí Minh”.

Vào những ngày tiếp theo, các cuộc khởi nghĩa bùng nổ trên toàn Việt Nam. Một số là tự phát, số khác là “do các đơn vị Việt Minh địa phương phát động”. Vào ngày 19 tháng 8, Việt Minh kiểm soát được Hà Nội và khởi nghĩa bắt đầu lan về phía Nam. Ngày 02/9/1945, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập cho đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới khai sinh.

[…]

Võ Nguyên Giáp và đoàn đại biểu Việt Nam đón đoàn OSS đến Hà Nội ngày 26/8/1945. Võ Nguyên Giáp và Archimedes Patti (đứng trung tâm) trong lễ chào cờ. Ảnh: Archimedes L. Patti Collection, University of Central Florida












“Hồ Chí Minh đã thành công biết bao khi biến nhiệm vụ của đội “Con Nai” bé nhỏ trở thành yếu tố tâm lí quan trọng… thuyết phục được các nhà lãnh đạo đối đầu… rằng ông có người Mỹ hậu thuẫn, và rằng ông, và đảng của ông, đã thành lập được một chính phủ lâm thời.”

Kịch bản của Hồ Chí Minh vượt ngoài khả năng kiểm soát của OSS. Những đặc vụ điều hành sành sỏi nhất cũng không thể đoán trước được Hồ Chí Minh sẽ dùng nửa tá súng lục và một bức ảnh để giúp củng cố lại vị trí lãnh đạo chính trị của mình. Tất cả những sự hiện diện, những hành động của đội trưởng đội “Con Nai” đều không lường trước được: Sự có mặt của người Mỹ tại Tân Trào trong thời gian diễn ra Đại hội Nhân dân, rồi trên đường tới Thái Nguyên, và dường họ tham gia vào một trận chiến lớn, tất cả những gì đã xảy ra khi xuất hiện sự ủng hộ của người Mỹ cho Việt Minh là có ích nhất đối với Hồ Chí Minh.

OSS không có biện pháp phòng thủ nào trước sự tài tình của Hồ Chí Minh, và những kĩ năng ông có được do đào tạo bởi Quốc tế Cộng sản và bởi bậc thầy của nghệ thuật tình báo, Mikhail Borodin. Rất ít thông tin được biết về sự đào tạo Hồ Chí Minh nhận được. Trong những năm đầu ông ở Mát-cơ-va, 1923-1924, ông đã học được “những kĩ thuật cơ bản về hoạt động bí mật” tại Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, nơi đào tạo lực lượng cộng sản nòng cốt từ châu Á. Công việc sau khi tốt nghiệp của ông diễn ra ở Quảng Đông, 1924-1927, khi ông nối lại liên lạc với người quen cũ ở Mát-cơ-va, Mikhail Borodin, “cố vấn của Tôn Dật Tiên và sau này là chính phủ Quốc Dân Đảng”. Hồ Chí Minh đã chứng minh mình là một nhà tổ chức và hoạt động bí mật kiệt xuất, với hai thập kỷ kinh nghiệm. Vậy nên chuyện những gã trai trẻ tương đối thiếu kinh nghiệm của OSS không sánh được với ông cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Trong trường hợp của Hồ Chí Minh, thất bại của OSS nằm ở quá trình kiểm tra lí lịch. Fenn là cố gắng làm tốt nhất, nhưng tốt nhất của Fenn vẫn là chưa đủ. Ông ấy đã biết Hồ Chí Minh là một người nổi dậy chống Pháp và là người cộng sản, nhưng ông đã không phát hiện là điều đáng chú ý nhất: Hồ Chí Minh cũng là một phái viên của Quốc tế Cộng sản, và có lẽ vẫn là như vậy.

Cách Fenn và Patti đối phó với Hồ Chí Minh tưởng như lọc lõi và chuyên nghiệp. Cả hai đều hiểu những hậu quả chính trị khi tán thành yêu cầu ủng hộ từ Hồ Chí Minh; những yêu cầu của ông bị lảng tránh hoặc gạt qua một bên cho đến khi ông không hỏi thêm nữa. Hai lần Fenn ưng thuận với yêu cầu của ông Hồ – để được gặp vị tướng lừng danh Chennault và sau đó là sáu khẩu súng đầu đạn 45 còn nguyên bọc – cả hai đều có ý nghĩa quan trọng khi ta học được cách Hồ Chí Minh phản đòn.

Với những cứ liệu ít ỏi như trên, chúng ta vẫn thấy được phương pháp cách mạng tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện của sự khôn khéo, tận dụng được đối phương, “tương kế tựu kế” để tạo thế và lực cho Cách mạng Việt Nam. Những sách lược khôn khéo như vậy đã nhiều lần được Bác vận dụng trong lịch sử. Nhờ vậy, cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thắng lợi, giành được độc lập cho dân tộc. Chính những đối thủ như Mỹ và các nước cũng phải thừa nhận Hồ Chí Minh là một nhân vật kiệt xuất mà OSS khó lòng đối đẳng.■

Bob Bergin

Phương Linh dịch và biên tập   (Theo Tạp chí Phương Đông)


Hoa Kỳ và Đại Nam trong thập kỷ 1850: Các quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Daniel Webster và Đề đốc Perry

NGÔ BẮC dịch

Nguồn: Robert Hopkins Miller, The United States and Vietnam, 1787-1941, National Defense University Press, Fort Lesley McNair, Washington D.C., 1990. Các trang 57-65.

Với sự thất bại của phái bộ Balestier vào năm 1850, cơ hội để phát triển một mối quan hệ thỏa đáng, nếu không đằm thắm, giữa Hoa Kỳ và Cochinchina (Nam Kỳ) hiển nhiên đã trôi qua – cho ít nhất một thế kỷ. Từ những nỗ lực cá nhân đầu tiên của Jeremiah Briggs và John White lần lượt vào các năm 1803 và 1819 đến phái bộ không thành công của Joseph Balestier vào năm 1850, sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với Cochinchina, đến mức độ tối đa như đã xuất hiện, đã được phát huy bởi một số nhỏ những người Hoa Kỳ hiểu biết về khu vực này – Shillaber, Roberts, và Balestier. Sự tin tưởng của họ rằng “các quốc gia nằm bên bờ biển phía Đông” hứa hẹn các cơ hội mang lại nhiều lợi nhuận cho sự bành trướng mậu dịch của Hoa Kỳ chỉ hài hòa với ước muốn nâng cao sản nghiệp và chức nghiệp riêng của họ như là các đặc phái viên ngoại giao của Tổng Thống. Thẩm quyền thuyết phục của họ và, ít nhất trong trường hợp của Roberts, sự quen biết của họ với các viên chức Hoa Kỳ cao cấp đã bổ túc cho quan điểm thắng thế tại Washington rằng mậu dịch đã và sẽ là nhựa sống của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ thứ 19, nhận thức của Hoa Kỳ về Á Châu đã bắt đầu thay đổi, và các biến cố lịch sử bao quát hơn đã che lấp những nỗ lực bất thành của Hoa Kỳ để thiết lập sự tiếp xúc có ý nghĩa với người Cochinchina, làm suy giảm mức độ ưu tiên được gán cho các nỗ lực đó từ sự ưu tiên dành cho một mục đích đáng mong ước xuống chỉ còn là một mục tiêu tùy thời cơ.

Từ các phái bộ của Roberts trong các năm 1832 và 1836 đến phái bộ Balestier năm 1850, mục tiêu của Hoa Kỳ tại Cochinchina và nước láng giềng Xiêm La tiến triển từ một sự bảo đảm giới hạn trong số các bảo đảm thỏa đáng theo hiệp ước liên quan đến sự đối xử với những chiếc thuyền và thủy thủ đoàn Hoa Kỳ và các thuế quan khả dĩ chấp nhận được trên hàng hóa, gạt bỏ công khai việc đóng chốt các tiền đồn và nhân viên lãnh sự, cho đến các bảo đảm theo hiệp ước bao gồm sự dự trù [thiết lập] các lãnh sự quán thường trực và các nhân viên lãnh sự. Phái bộ Roberts đã được chỉ thị một cách cụ thể về việc vạch rõ sự khác biệt giữa đường lối của Hoa Kỳ với các nước Âu Châu, nêu rõ rằng Hoa Kỳ không ấp ủ các ước muốn hay mục đích thực dân, khác với các nước Âu Châu. Điều quan trọng cần phải tái bảo đảm với người Cochinchina rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm các tiền đồn đóng quân hay thiết lập cơ sở trên lãnh thổ nước ngoài: “Trong mọi lần đến và đi của mình, sứ giả sẽ dạy người dân phương Đông hãy cảm tạ Thượng Đế rằng Hoa Kỳ không như người dân các nước khác. Vị sứ giả đã được chỉ thị một cách rành mạch phải vạch ra các đức tính ưu việt của Hoa Kỳ khi thương thuyết với các nước phương Đông.” (1) Phái bộ Balestier cũng được lệnh vạch rõ các sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu, liên quan đến các chính sách thực dân. Tuy nhiên, khác với các phái bộ trước đây của ông Roberts, Balestier đã được chỉ thị một cách cụ thể hãy tìm cách xin phép cho các lãnh sự và đại diện lãnh sự được hoạt động tại các hải cảng then chốt tại Cochinchina.

Đối với người Cochinchina, mặt khác, các sự xâm lấn của phương Tây không thể tách biệt vụ nọ với vụ kia:

“Đối với các hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức, cuộc chống trả các giáo sĩ truyền đạo luôn luôn là một phần không thể tách biệt khỏi cuộc tranh đấu chống lại sự can thiệp chính trị của phương Tây. Nhưng các nhà trí thức trị vì ngôi báu này mắc phải một sự lạc hướng về ý thức hệ. Họ nhìn các lực lượng tinh thần và vật chất của phương Tây như là một tổng thể thù nghịch duy nhất, để chống lại nó phương Đông phải phản ứng bằng một sự phủ nhận toàn diện tất cả các ý tưởng, ý định và đường hướng đến từ phương Tây. Các nỗ lực của Anh và Hoa Kỳ để thương thảo các quan hệ mậu dịch đều bị đối xử một cách tiêu cực y như đối với các nỗ lực của Pháp; sự quan tâm về mậu dịch của Bồ Đào Nha và Hòa Lan cũng bị bỏ qua chẳng khác gì sự quan tâm của mọi cường quốc khác vốn đã từng nghi ngờ về các ý đồ của Pháp tại Việt Nam và có thể đã chống đối lại sự can thiệp quân sự của Pháp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng bất lực không kém trong việc khai thác các luồng công luận Pháp chống lại hành động quân sự tại phương Đông.” (2)

Như tác giả Joseph Buttinger đã nêu ra,

“Sự thù nghịch của Việt Nam đối với phương Tây đã tăng cường và thúc đẩy các động lực cho sự xâm lược của Tây Phương; mặt khác sự đe dọa và đòi hỏi của Tây Phương đã củng cố quyết tâm của những hoàng đế nhà Nguyễn trong việc diệt trừ mọi ảnh hưởng ngoại lai trong biên cương quốc gia của họ. Họ có thể đã đánh giá thái quá mức độ gây hấn trong chính sách của Pháp đối với Việt Nam trước năm 1850, nhưng họ có thể nêu ra các thí dụ của Ấn Độ và Miến Điện, và sau năm 1840 họ cũng trải qua sự chấn động về sự can thiệp của Anh và Pháp tại Trung Hoa. Không có khả năng học được bài học chính trị thích đáng, họ tiếp tục ngược đãi, nhưng họ đã làm điều đó xuất phát từ sự lo sợ ngày càng gia tăng của chính họ về việc bị ngược đãi.” (3)

Anh Quốc đã đánh bại Trung Hoa trong cuộc Chiến Tranh Anh Quốc – Trung Hoa đầu tiên (Chiến Tranh Nha Phiến) vào năm 1842, chiếm cứ Hồng Kông thông qua Hiệp Ước Nam Kinh. Trung Hoa theo đó được mở cửa cho mậu dịch ngoại quốc và các đặc quyền ngoại giao (rights of extra-territoriality) được xác định cho các công dân Anh Quốc. Năm 1844, Hoa Kỳ đạt được cùng các quyền đó từ Trung Hoa, và, năm 1845, Pháp quốc giành được từ Trung Hoa sự nhượng bộ cho phép truyền đạo Thiên Chúa La Mã. Năm 1852, Anh Quốc, Hoa Kỳ, và Pháp dành được nhiều sự nhượng bộ hơn nữa sau một cuộc chiến tranh thứ nhì với Trung Hoa trong đó nước Pháp đã tham chiến với nước Anh (4).

Vào lúc kết thúc phái bộ Balestier năm 1850, Hoa Kỳ đã bắt đầu nghĩ về Á Châu trên các mặt chính trị và chiến lược, chứ không chỉ về mặt thương mại. Vào khoảng năm 1850, Hoa Kỳ đã ý thức sâu xa rằng nó là một cường quốc lục địa, đối diện với cả Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương. Sự xuất hiện của những con tàu hơi nước đã mang vùng Đông Á lại gần với California hơn, và sự hoàn tất đường xe hỏa xuyên lục địa băng ngang qua các đại bình nguyên và dãy núi Rocky Mountains đã rút ngắn khoảng cách và thời giờ nhiều hơn nữa. Con đường ngắn nhất đến Trung Hoa chạy xuyên qua Thái Bình Dương từ bờ biển phía Đông [East Coast trong nguyên bản, phải là West Coast tức bờ biển phía Tây như từ California mói đúng, chú của người dịch], chứ không còn là “con đường trên đất liền” ngang qua Âu Châu và kinh đào Suez. Sự kiện này làm cho Nhật Bản, quần đảo Ryukyus (ngày nay là đảo Okinawa của Nhật Bản – chú của người dịch), và Đài Loan (Formosa) nổi bật hơn nữa trong các ý đồ phác họa bởi các nhân vật công quyền Hoa Kỳ — những con tàu hơi nước cần có than đốt dọc đường đi, và Nhật Bản, Đài Loan, và quần đảo Lưu Cầu có nắm giữ nhiên liệu quý giá đó. Nó cũng làm lu mờ sức hút của vùng Cochinchina lẩn khuất như là một mục tiêu thương mại.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Daniel Webster đã phát biểu hùng hồn về những nhận thức mới mẻ này trong các chỉ thị của ông gửi Thiếu Tướng John H. Aulick, tư lệnh Hạm Đội Đông Ấn, đề ngày 10 tháng Sáu năm 1851:

“Thời điểm đang đến gần, khi khâu nối liền cuối cùng của sợi dây xích hải hành bằng tàu hơi nước xuyên đại dương được tạo lập. Từ Trung Hoa và Đông Ấn Độ đến Ai Cập, rồi từ đó xuyên qua Địa Trung Hải và Đại Tây Dương sang Anh Quốc, rồi lại từ đó sang các bờ biển vui tươi của chúng ta, và các phần khác của Lục Địa vĩ đại này, từ các hải cảng của chính chúng ta đến phần cực Nam của eo biển Isthmus, sẽ nối liền hai lục địa Tây Phương; và từ Bờ Biển Thái Bình Dương của nó, phía bắc – và xuôi nam, đi xa đến những nơi mà nền văn minh được phổ biến – những con tàu hơi nước của các nước khác và của chính chúng ta, sẽ chuyên chở sự thông minh, của cải của thế giới, và hàng ngàn khách du lịch.
Theo ý kiến của Tổng Thống, các bước tiến phải được thực hiện tức thời, để giúp cho các thương gia kinh doanh của chúng ta, đảm nhận việc cung cấp mắt xích cuối cùng của sợi dây xích vĩ đại đó, sẽ hợp nhất mọi quốc gia trên thế giới bằng sự thiết lập sớm đường hải hành của những chiếc tàu hơi nước từ California sang Trung Hoa. Để làm dễ dàng cho công cuộc kinh doanh này, điều đáng mong ước là chúng ta phải nhận được phép từ Hoàng Đế Nhật Bản, để mua từ các thần dân của ông ta lượng than đá cần thiết, mà các tàu chạy bằng hơi của chúng ta trên các hải trình đi và đến có thể cần đến.” (5)

Như các mỹ từ của Daniel Webster đã gợi ý, sự hãnh diện nhỏ bé của Hoa Kỳ trong các chính sách ban sơ đơn giản, chống thực dân của nó đã sớm bị thay thế bởi những sự cám dỗ mãnh liệt đầu tiên nhằm chinh phục thuộc đia. Sự khác biệt tự giác và công chính của Hoa Kỳ với các cường quốc thực dân Âu Châu, như được thể hiện trong các chỉ thị cho các phái bộ của Edmund Roberts và Joseph Balestier, đã nhường bước trước sự xáo động của những sự việc to lớn hơn.
Năm 1845, khi Thuyền Trưởng John Percival thực hiện các hành vi đối nghịch với người Cochinchina tại vịnh Đà Nẵng, ông ta đã làm như thế trong một nỗ lực vụng về và sai lầm nhằm cứu một linh mục người Pháp khỏi một nhà giam ở Á Châu; Percival đã bị tác động bởi cảm nghĩ về tình liên đới với nước Pháp, quên đi các hy vọng trước đó rằng Cochinchina có thể cấu thành một đối tác mậu dịch béo bở. Tới năm 1850, Hoa Kỳ thấy chính mình hậu thuẫn, và được hưởng lợi từ những nỗ lực của Anh và Pháp để mở cửa Trung Hoa cho sự mậu dịch với phương Tây và thiết lập sự bảo vệ bằng đặc quyền ngoại giao cho những người tây phương sống và làm việc tại Trung Hoa.

Trước khi kết thúc thập niên này, Đề Đốc Perry, vị chỉ huy hải quân Hoa Kỳ nổi tiếng đã mở cửa Nhật Bản cho mậu dịch tây phương, cùng với các nhân vật khác, đã vận động cho [việc thiết lập] các tiền đồn Hoa Kỳ tại các địa điểm then chốt tại Đông Á để bảo vệ và thúc đẩy mậu dịch của Hoa Kỳ, quyền hạn của Hoa Kỳ và các lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ tại Á Châu. Viết cho Bộ Trưởng Hải Quân James C. Dobbin từ chiếc tàu của ông tại hải cảng Hồng Kông vào đêm Giáng Sinh năm 1853, Perry đã nói trắng ra rằng:

“Cách nào đi nữa tôi sẽ không cho phép bất kỳ sự xâm phạm nào đến các quyền hạn của quốc gia chúng ta; ngược lại, tôi tin rằng đây là thời điểm để đảm nhận một vị thế tại phương đông nhằm sẽ giúp cho quyền lực và ảnh hưởng của Hợp Chủng Quốc được cảm nhận thấy theo một đường hướng mang lại tầm quan trọng lớn lao hơn nữa cho các quyền hạn đó mà thông thường, đối với các dân tộc phương đông, vốn được lượng định bởi tầm mức sức mạnh quân sự được phô diễn…

Hiển nhiên là diễn tiến của các biến cố đang xảy ra sẽ không lâu nữa tạo ra sự cần thiết cho Hoa Kỳ để mở rộng quyền tài phán lãnh thổ vượt qua các giới hạn của lục địa phía tây, và tôi đảm nhận trách nhiệm thúc giục việc thiết lập một chân đứng tại phần góc này của địa cầu, như là một biện pháp cần thiết để duy trì quyền hải hành của chúng ta ở phương đông.” (6)

Trong bản báo cáo chính thức của ông về cuộc viễn chinh đến Nhật Bản, Đề Đốc Perry đã khai triển chủ đề này:

“Xét đến sự tăng trưởng và mở rộng tổng quát của nền thương mại thế giới, và sự cần thiết của việc vận dụng tư bản tích lũy liên tục mà các hầm mỏ của California và Australia hàng năm thu hoạch được, điều quan trọng là chính phủ Hợp Chủng Quốc phải hướng sự chú ý tới việc tìm kiếm các cơ hội mậu dịch mới, bằng cách ký kết các hiệp ước hữu nghị và giao thương với các dân tộc ở phương Đông, là những dân tộc, toàn thể hay một phần, độc lập với sự kiểm soát của các cường quốc Âu Châu, và đang được coi là có đủ tầm mức quan trọng để được hưởng các quyền tự chủ.

Mặc dù Anh Quốc và chính phủ Hòa Lan, như các nước chính yếu, cùng với Pháp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha, trong một mức độ hạn chế nhiều hơn, đã mở rộng thanh thế của họ đến những miền đất rộng lớn trên lãnh thổ phương Đông, hiện vẫn tồn tại, với sự độc lập tương đối, nhiều khu vực canh tác trải rộng và đông dân chúng cư ngụ, mà đã thoát được khỏi khỏi chính sách thâu tóm của các cường quốc đó; và mặc dù các lãnh thổ này được cai trị bởi những nhà cầm quyền độc đoán bán khai, thiên nhiên đã phú cho chúng các lợi thế mà, nếu được khai thác đúng hướng, sẽ giúp cho các phần lãnh thổ này tham gia đóng góp các sản phẩm của họ vào các nguồn tài nguyên chung của công cuộc thương mại…

Với các vương quốc đang phát triển như Nhật Bản, Ryukyus, và Xiêm La, mới đây chúng ta đã thương thảo hiệp ước, từ đó các lợi ích quan trọng chắc chắn sẽ thu đạt được. Mặc dù cho đến thời điểm này, chính phủ của chúng ta chỉ biểu lộ chút ít sự quan tâm đối với việc tận dụng những cơ hội đang có, nhưng ngày đó sẽ đến, và trong một thời khoảng không xa, khi các biến chuyển chính trị, và những lời thỉnh cầu nhất trí và khẩn khoản của các thương nhân, sẽ buộc Hoa Kỳ phải ân cần lưu tâm nhiều hơn đến công cuộc thương mại ở phương đông của chúng ta, và để mở rộng các ưu thế của tình hữu nghị dân tộc và sự bảo vệ của chúng ta, đối với Nhật Bản và Lew Chew cũng như đối với các cường quốc khác ít được hay biết hơn bởi các quốc gia tây phương.

Tôi có thể đề cập đến Xiêm La, Campuchia, Cochinchina, một phần của đảo Borneo và Sumatra, và nhiều hòn đảo của quần đảo phía đông, và đặc biệt hơn là đảo Đài Loan (Formosa).

Luận đề của tôi có thể bị phủ định, rằng một hoặc nhiều chính phủ Âu Châu đề cập ở trên có thể tuyên bố thẩm quyền trên các xứ sở này, và hậu quả là các ông hoàng bản xứ sẽ bị tước bỏ bất kỳ quyền hạn nào để ký kết các quan hệ theo hiệp ước với chúng ta. Nhưng quyền tự chủ, trong thời đại sáng tỏ này, chỉ có thể được công nhận qua những bằng chứng về quyền lực của nước chủ tể tuyên bố thẩm quyền thực thi những đặc quyền được giả định là của mình, cũng giống như khi nói về quyền phong tỏa khi giao chiến, sẽ chỉ được thừa nhận trong luật quốc gia khi nó có thể được duy trì bằng sức mạnh hữu hiệu; và quan điểm của tôi là chính phủ Hợp Chủng Quốc không thể bị ngăn cấm một cách chính đáng việc ký kết các điều ước với một hay tất cả các chính phủ hay cộng đồng ở phương Đông hiện được biết là đang độc lập trên thực tế (de facto) với bất kỳ thế lực đã được thiết lập nào khác.” (7)

Với những lời kêu gọi mang màu sắc của sự chinh phục đế quốc, Hoa Kỳ không quên Cochinchina vẫn còn là một mục tiêu tùy cơ hội. Trong thực tế, cả Đề Đốc Perry và Thượng Tá Cadwallader Ringgold, người được phái đi trong một nhiệm vụ khảo sát vùng “Eo Biển Bering, Bắc Thái Bình Dương và Biển Trung Hoa” cùng thời điểm Perry được phái sang Nhật Bản, đã được giao phó những sự ủy nhiệm linh động bên cạnh các sứ mệnh chủ yếu của họ — cả hai được Tổng thống giao cho một số “ủy nhiệm toàn quyền” trong trường hợp họ có dịp “thăm viếng các xứ sở hay hòn đảo có những vị chúa tể xét ra có thể có lợi cho Hợp Chủng Quốc để ký kết các hiệp ước hữu nghị và thương mại,” (8) Cả hai ông Perry và Ringgold đều đã không tận dụng những ủy nhiệm toàn quyền đặc biệt này mặc dù Perry có ý định đến Bangkok để thương thảo lại về hiệp ước mà Đặc Phái Viên Edmund Roberts đã ký với nước Xiêm La. Tuy nhiên, các nhiệm vụ của ông liên quan đến Nhật Bản và đảo Ryukyus đã chiếm quá nhiều thời giờ và ông ta không bao giờ đến được Bangkok.

Việc không thể thăm viếng Xiêm La được đã không làm Perry quên mất vùng đất đó của thế giới. Phần diễn giải dài dòng của ông ta, như đã trích dẫn ở trên, được tiếp tục như sau:

“Nhưng … hãy nói về các nước Xiêm La, Campuchia, Cochinchina, và đảo Đài Loan (Formosa) – ba nước đầu tiên là các nước có chủ quyền độc lập, và đảo sau cùng là vùng đất trên danh nghĩa lệ thuộc vào Trung Hoa … Campuchia và Cochinchina (phần đất sau cùng [tức là Cochinchina – chú của người dịch], nếu không phải là cả hai, đôi khi được gọi bằng một danh xưng chung là An Nam…) là những vương quốc nằm giữa Xiêm La và chính nước Trung Hoa. Mặc dù hai nước này có khả năng giao dịch thương mại sôi nổi với nước ngoài bằng các sản phẩm và các tài nguyên khác của họ, nhưng họ ít có sự mua bán nào vượt quá sự giao dịch hạn chế với các hải cảng của Xiêm La, Singapore và những hải cảng của Trung Hoa. Mặc dù trước đây Anh và Pháp đã thực hiện một số nỗ lực yếu ớt nhằm thiết lập một sự thông hiểu hữu nghị với các xứ sở này, họ chỉ đạt được thành công nhỏ nhoi, và có thể bởi chính sách ngoại giao không thích đáng. Sự việc còn bị làm trầm trọng hơn khi hai chiếc thuyền buồm của Pháp, vào năm 1847, đã giao chiến với các nhà cầm quyền tại vịnh Đà Nẵng (Touron Bay), trong đó hạm đội bản xứ đã bị tiêu diệt, với sự tổn thất một số lượng lớn các thủy thủ đoàn của họ; và thông qua Ngài Sir John Davis, khi đó làm thống đốc Hồng Kông, đã thăm viếng, cùng với hai chiến thuyền của Anh Quốc, cùng nơi đó không lâu sau khi xảy ra biến cố này, với hy vọng thực hiện được cho Anh Quốc một số thỏa thuận thân hữu với chính phủ An Nam, ông đã buộc phải, sau một sự trì hoãn khó hiểu và khó chịu, ra đi mà không được phép hội kiến, hay thậm chí không được phép đến thăm viếng Huế, kinh đô nước này. (9)

Giờ đây, các nguyên do hiển nhiên của những thất bại trong việc dẫn dắt các dân tộc nhiều thành kiến và tự mãn này tiến đến bất kỳ điều khoản hứa hẹn những kết quả hữu ích nào, có thể được quy kết chính yếu cho đường hướng chính sách sai lầm theo đuổi bởi các cường quốc tây phương, với các đại diện lúc nào cũng tiếp cận họ như là những kẻ bề trên, đòi hỏi trả lời muốn nhận hay là không nhận: nolens volens [tiếng la tinh trong nguyên bản – chú của người dịch], thẳng thắn đòi hỏi nhân nhượng trong mậu dịch, quyền tự do được truyền đạo, v.v., và v.v. Các hoàng đế bản xứ hẳn sẽ không biết gì về những lợi ích hay thiệt hại, hoặc ảnh hưởng hay hậu quả cuối cùng của những đòi hỏi này. Và trong nỗi lo sợ về nguy cơ chuẩn cấp quá nhiều cho những khách ngoại quốc với xu hướng và sở thích chiếm đoạt mà họ đã tỏ tường, những ông hoàng này đã thực hiện đường lối cực đoan, ương ngạnh cự tuyệt mọi sự giao tiếp dưới bất kỳ hình thức nào; và khi họ không thừa nhận các nguyên tắc lịch sự ngoại giao vốn được các quốc gia văn minh hơn xem là thiêng liêng, những điều mà họ chưa bao giờ cố gắng tìm hiểu và tán thưởng, một số sự sỉ nhục bất thường và có lẽ không cố ý đã được đưa ra, tiếp nối sau đó là sự đụng độ và đổ máu, và cánh cửa đã bị đóng chặt hơn nữa cho các sự thương thảo hòa bình. Ngoài ra, các dân tộc này đã quá mẫn tiệp để có thể bị ảnh hưởng bởi các lập luận hay đề nghị chỉ mang vẻ thân thiện bề ngoài, trừ khi những tuyên bố này được đi kèm bởi các hành vi tương ứng.” (10)

Ở phía dưới của văn kiện, Đề Đốc Perry viết:

“Vị trí địa lý của đảo Đài Loan khiến nó cực kỳ thích hợp làm một kho chứa hàng trung chuyển cho công cuộc mậu dịch của Hoa Kỳ, từ đó có thể thiết lập giao tiếp với Trung Hoa, Nhật Bản, Ryukyus, Cochinchina, Campuchia, Xiêm La, Philippines, và tất cả các hòn đảo nằm trong các vùng biển kề cận; và hòn đảo này còn tự chứng giá trị nhiều hơn nữa bởi khả năng cung cấp lượng than đá dồi dào, một mặt hàng sẽ thể hiện tầm quan trọng vĩ đại đối với công cuộc mậu dịch tại phương đông, do việc sử dụng ngày càng gia tăng loại thuyền chạy bằng hơi nước cho các mục đích thương mại.” (11)

Đề Đốc Perry còn bình luận nhiều hơn về triển vọng hạn chế của Cochinchina như một đối tác buôn bán trong một bức thư gửi Bộ Trưởng Hải Quân, đề ngày 7 tháng Mười năm 1854, được viết trên con tàu quay về quê hương:

“Liên quan đến khả năng khai mở một sự giao tiếp với Cochinchina, bất kể đến những thất bại trước đây của Anh và Pháp, và của Hợp Chủng Quốc, tôi có ý kiến, dựa trên tin tức khả tín thu lượm được ngay tại Trung Hoa và Singapore, rằng một đường lối thuận tiện có thể hoàn thành được, nếu các chiếc thuyền nhỏ chạy bằng hơi loại cho vùng nước nông được sử dụng để đi ngược các dòng sông nơi các thành phố chính yếu tọa lạc, và với lực lượng đủ để kháng cự và ngăn chặn sự sỉ nhục, nhằm duy trì sự kính trọng, và nhờ đó, đạt được tình hữu nghị của dân tộc cá biệt này; và mặc dù mậu dịch của Cochinchina và các xứ sở lân cận đang gia tăng tầm quan trọng, câu hỏi được nêu lên là liệu các lợi thế của một hiệp ước phải trả với giá quá cao có đáng mong ước hay không ngoài việc phản ảnh một sự coi trọng công cuộc kinh doanh và năng lực của một dân tộc còn tương đối non trẻ.” (12)

Bộ Ngoại Giao cũng không bỏ quên Cochinchina. Các chỉ thị của Bộ Trưởng Ngoại Giao Marcy cho Ủy Viên Đại Diện Hoa Kỳ tại Trung Hoa, Robert M. McLane, đề ngày 9 tháng Mười Một năm 1853, đặc biệt ủy quyền cho McLane để thương thảo một hiệp ước với Cochinchina và các xứ sở khác:

“Không có ham muốn các đặc ưu độc quyền, điều xem có vẻ đặc biệt cần thiết là, trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào có thể xảy ra trong các sự vụ của đế quốc Trung Hoa, ông cần hướng các nỗ lực của mình đến việc thiết lập các mối giao tiếp thương mại cởi mở nhất giữa Trung Hoa với Hợp Chủng Quốc; … Ông sẽ được ủy quyền một cách hợp thức để ký kết một hiệp ước tương tự, nếu thực hiện được, với Triều Tiên, Cochinchina, hay bất kỳ đất nước Á Châu độc lập nào khác, những nước mà chúng ta chưa có hiệp ước, và cũng để mở rộng các quyền hạn hay đặc ưu đã thu đạt được trước đây theo hiệp ước với những nước như thế”. (13)

McLane chỉ ở Trung Hoa một năm, và có vẻ ông đã lên kế hoạch làm một chuyến du hành sang nước Xiêm La vào khoảng cuối năm 1854, nhưng ông đã không bao giờ có thể thực hiện được chuyến đi vì lý do bệnh tật (14). Ông có đưa ra một sự tham chiếu được hay biết về các vấn đề chờ sẵn đối với một cuộc thăm viếng xứ Cochinchina:

“Một chiếc tàu hơi nước cỡ nhỏ, để so chiếu trong sự liên hệ với một cuộc thao diễn hải quân bên bờ biển Trung Hoa, là thứ không thể thiếu đối với một ủy viên đại điện Hợp Chủng Quốc, một khi tình hình trở nên thuận lợi để giúp cho ông ta đến thăm viếng Xiêm La và Cochinchina. Nỗ lực được tiến hành gần đây nhất để khai mở sự thông tin với Cochinchina đã rơi vào tình trạng không thể thực hiện được, và trở ngại chính yếu xem ra là khoảng cách [xa xôi] giữa nơi mà các chiến thuyền của chúng ta bị bắt buộc phải thả neo và cửa con sông nơi trụ sở của chính quyền tọa lạc.” (15)

Người kế nhiệm McLane, Bác Sĩ Peter Parker, nhắc nhở Bộ Trưởng Ngoại Giao Marcy về sự ủy quyền rộng rãi dành cho ông McLane và tìm kiếm cùng thẩm quyền như thế cho mình. Nhưng ông Parker còn đi xa hơn nữa, đề nghị rằng khu vực thẩm quyền của ủy viên tại Trung Hoa được mở rộng để bao gồm cả Nhật Bản, đảo Ryukyus, Triều Tiên, Philippines (Manila), Cochinchina, và Xiêm La.(16)

Sự quan tâm của Hoa Kỳ đến vùng Cochinchina có vẻ bị tàn lụi vào khoảng giữa thập niên. Cả ông Townsend Harris, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ đầu tiên tại Nhật Bản, người được ủy quyền để tái thương thảo hiệp ước của Đặc Phái Viên Edmund Roberts với nước Xiêm La vào năm 1856, lẫn ông C.W. Bradley, Lãnh Sự Mỹ tại Ninh Ba (Ningpo), Trung Hoa, là người vào năm 1857 đã được ủy quyền để trao đổi các sự phê chuẩn hiệp ước được thương thảo bởi ông Harris với nước Xiêm La, xem ra đã không có bất kỳ mệnh lệnh nào liên quan đến xứ Cochinchina (17). Cả người kế nhiệm ông Parker, William B. Reed, cũng không nhận được bất kỳ chỉ thị nào như thế (18).

Tới thập kỷ 1880, nước Pháp đã thiết lập sự kiểm soát trên thành phố Sài Gòn và các vùng phụ cận và chế độ bảo hộ trên Bắc Việt. Chế độ bảo hộ sau này đã đưa đến một cuộc tranh chấp với Trung Hoa. Từ đó trở đi – và cho đến HộI Nghị Geneva năm 1954 – các quan hệ của Hợp Chủng Quốc với vùng Đông Dương trở thành một chức năng [phụ đới] trong mối quan hệ của Hợp Chủng Quốc với các cường quốc khác, như Pháp, Trung Hoa, Anh Quốc, và Nhật Bản.
————————

Phụ chú của người dịch:
1. Sơ lược tiểu sử ông Daniel Webster:
Daniel Webster (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1782 – mất ngày 24 tháng 10, năm 1852) là một chính khách Hoa Kỳ hàng đầu thời tiền nội chiến. Ông trước tiên nổi tiếng khắp vùng khi biện hộ cho các quyền lợi của các hãng chuyên chở bằng thuyền vùng New England, đông bắc Hoa Kỳ. Quan điểm của ông ngày càng mang tính cách dân tộc hơn và sự phát biểu rành mạch quan điểm này biến ông trở thành một trong những nhà hùng biện nổi tiếng nhất và là một lãnh tụ có thế lực của cánh Tự Do (Whig) trong Hệ Thống Đảng Thứ Nhì (Second Party System).

Với tư cách luật sư ông đã phục vụ như một cố vấn về pháp lý trong một vài vụ kiện đã tạo ra các tiền lệ hiến pháp quan trọng nhằm củng cố thẩm quyền của chính phủ Liên Bang. Với tư cách Bộ Trưởng Ngoại Giao, ông Webster đã thương thảo Hiệp Ước Webster-Ashburton nhằm thiết lập biên giới xác định Phía Đông giữa Hoa Kỳ và Canada. Được nhìn nhận chính yếu nhờ các nhiệm kỳ tại Thương Viện, Webster là một nhân vật then chốt trong thời “Hoàng Kim” của định chế này. Rất nổi tiếng nhờ các kỹ năng khi làm Thượng Nghị Sĩ, ông trở thành người thứ ba trong “Bộ Ba Vĩ Đại hay Bất Tử: Great Triumvirate / Immortal Trio” cùng với các đồng sự của ông là Henry Clay và John C. Calhoun.

Giống như Henry Clay, ước vọng của ông muốn được nhìn thấy Liên Bang được duy trì và mối tranh chấp được gạt bỏ dẫn ông đến việc tìm kiếm các sự thỏa hiệp được phác họa nhằm đẩy lui đầu óc địa phương đang đe dọa dẫn đến cuộc chiến tranh Nam Bắc. Mặc dù đã ra tranh cử ba lần, Webster không bao giờ được bầu làm Tổng Thống, nỗ lực sau cùng đã bị thất bại vì các sự thỏa hiệp của ông. Tương tự, các nỗ lực của Webster nhằm hướng dân tộc Mỹ né tránh cuộc nội chiến để tiến tới một nền hòa bình cụ thể cũng đã trở nên vô hiệu quả. Dù thế, ông Webster đã dành được sự tôn kính nhờ các nỗ lực này, và được chính thức đề cử bởi Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ trong năm 1957 như là một trong năm thành viên xuất sắc nhất của cơ quan này.

2. Sơ lược tiểu sử Đề Đốc Matthew Calbraith Perry:

Calbraith Perry (Ảnh: navyandmarine.org)

Matthew Calbraith Perry (sinh ngày 10 tháng 4, năm 1794, mất ngày 4 tháng Ba năm 1858) là một Đề Đốc của Hải Quân Hoa Kỳ đã cưỡng bách việc mở cửa nước Nhật cho khối Tây qua Quy Ước Convention of Kanagawa năm 1854. Khúc quanh quan trọng trong lịch sử Nhật Bản nói riêng và của Á Châu nói chung diễn tiến như sau:

Sự Mở Cửa Nhật Bản trong các năm 1852-1854:

Các tiền lệ:

Cuộc viễn chinh của Perry sang Nhật Bản đã được mở đường bởi nhiều cuộc viễn chinh của hải quân Hoa Kỳ trước đó:

• Từ năm 1797 đến 1809, một vài chiếc tàu của Hoa Kỳ đã mua bán tại Nagasaki dưới lá cờ của Hòa Lan, theo lời yêu cầu của Hòa Lan, nước đã không có khả năng phái các tàu của chính mình bởi có sự tranh chấp của họ chống lại Anh Quốc trong các cuộc chiến tranh của Napoleon (Napoleonic Wars). Vào lúc đó, mậu dịch của Hòa Lan với Trung Hoa bị hạn chế.

• Vào năm 1837, một thương gia Hoa Kỳ tại thành phố Quảng Châu (Canton), tên Charles W. King, nhìn thấy một cơ hội để khai thông mậu dịch bằng việc giao hoàn Nhật Bản ba thủy thủ Nhật Bản (trong số đó có Otokichi) là những kẻ bị đắm tàu vài năm trước đó tại bờ biển vùng Oregon. Ông ta đi đến Eo Biển Uraga cùng với một thương thuyền không vũ trang của Hoa Kỳ tên Morrison. Chiếc tàu bị tấn công vài lần, và phải lái trở về mà không làm tròn nhiệm vụ của mình.

• Trong năm 1846, Thượng Tá James Biddle, được phái đi bởi Chính Phủ Hợp Chủng Quốc để mở cuộc mậu dịch, đã thả neo hai chiếc tàu tại vịnh Đông Kinh, gồm cả một tàu chiến được trang bị bằng 72 khẩu đại bác, nhưng các lời yêu cầu của ông về một thỏa ước mậu dịch vẫn không thành công.

• Trong năm 1848, ĐạI Tá James Glynn lái thuyền đến Nagasaki, cầm đầu một cuộc thương thuyết thành công đầu tiên bởi một người Hoa Kỳ với “Xứ Sở Bế Quan” Nhật Bản. James Glynn đã khuyến cáo Quốc Hội Hợp Chủng Quốc rằng các cuộc thương thảo để mở của Nhật Bản cần phải được hậu thuẫn bởi một cuộc biểu dương lực lượng, từ đó đã dọn đường cho cuộc viễn chinh của Perry.

Cuộc Viễn Chinh Đầu Tiên, 1852-1853:

Trong năm 1852, Perry đã trương buồm từ Norfolk, Virginia để đi Nhật Bản, chỉ huy một hạm đội nhằm tìm kiếm một hiệp ước mậu dịch với Nhật Bản. Trên chiếc thuyền buồm chạy bằng hơi sơn màu đen, ông đã cho các thuyền Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna cập bến hải cảng Uraga gần Edo (Tokyo ngày nay) vào ngày 8 tháng Bẩy năm 1853, và có gặp gỡ các đại diện của Tướng Quân Lãnh Chúa Tokugawa, là những người đã nói với ông hãy lái thuyền đến Nagasaki, nơi có một sự mua bán hạn chế với Hòa Lan và là hải cảng Nhật Bản duy nhất mở cửa cho người ngoại quốc vào lúc đó. Perry từ chối rời đi và đòi hỏi được phép đệ trình một lá thư từ Tổng Thống Millard Fillmore, đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu ông bị từ chối. Các lực lượng quân sự của Nhật Bản không thể kháng cự được vũ khí tối tân của Perry. Tại Nhật Bản, “Những Chiếc Thuyền Màu Đen: Black Ships” từ đó đã trở thành một biểu tượng đe dọa của kỹ thuật và chủ nghĩa thực dân của Tây Phương.

Perry gặp lãnh chúa Nhật (Ảnh: navyandmarine.org)

 Chính phủ Nhật Bản đã để Perry lên bờ để tránh cuộc pháo kích bởi hải quân. Perry đã lên bờ tại Kurihama (gần khu Yokosuka ngày nay) vào ngày 14 tháng Bẩy, xuất trình lá thư cho các đại diện có mặt tại chỗ, và rời sang bờ biển Trung Hoa, hứa hẹn sẽ quay trở lại để có một sự phúc đáp.

Cuộc thăm viếng lần thứ nhì, 1854:

Perry trở lại hồi tháng Hai năm 1854 với gấp đôi số thuyền, nhận thấy các đại diện đã soạn thảo một hiệp ước bao gồm thực sự mọi yêu cầu được nêu trong bức thư của Tổng Thống Hoa Kỳ Fillmore. Perry đã ký kết vào Bản Quy Ước Kanagawa vào ngày 31 tháng Ba năm 1854, và đã ra đi, lầm tin rằng bản thỏa thuận đã được ký kết vớI các đại diện của vương triều.

Trên đường đi đến Nhật Bản, Perry đã thả neo ngoài khơi Keelung, thuộc đảo Formosa, tức đảo Đài Loan ngày nay trong mười hôm. Perry và thủy thủ đoàn đã đổ bộ lên đảo Formosa và khảo sát về việc khai thác các mỏ than tại vùng đó. Ông có nhấn mạnh trong các báo cáo rằng đảo Formosa cung cấp một địa điểm mậu dịch giữa đường thuận tiện. Đảo Đài Loan cũng rất dễ phòng thủ. Nó có thể được dùng làm một căn cứ cho sự khám phá tương tự như đảo Cuba đã cung cấp cho người Tây Ban Nha để thám sát các vùng của Mỹ Châu. Chiếm đóng đảo Formosa có thể giúp cho Hoa Kỳ đối phó được với sự độc quyền của Âu Châu trên các lộ trình buôn bán chính yếu. Chính phủ Hoa Kỳ đã không đáp ứng đề nghị của Perry về việc tuyên bố chủ quyền trên đảo Đài Loan.

Trở về Hoa Kỳ năm 1855:

Khi Perry trở về Hoa Kỳ năm 1855, Quốc Hội đã biểu quyết cấp cho khoản tiền thưởng là $20,000 vì các công việc của ông tại Nhật Bản. Perry đã dùng một phần của số tiền này để soạn thảo và ấn hành một báo cáo về cuộc viễn chinh gồm ba quyển, nhan đề “Tường Thuật Cuộc Viễn Chinh của một Hạm Đội Hợp Chủng Quốc sang Biển Trung Hoa và Nhật Bản: Narrative of the Expedition of an American Squadron to the China Seas and Japan.”
————————————-
Chú Thích:

1. Henry Merritt Wriston, Executive Agents in American Foreign Relations, Baltimore: The Johns Hopkins Press, 1929, trang 337.
2. Joseph Buttinger, các trang 275-276.
3. Cùng nơi dẫn trên, trang 275.
4. Cùng nơi dẫn trên, trang 388, chú thích 7.
5. Hunter Miller, vol. vi, Document 164 – Japan: 31 March 1854, các trang 515-516.
6. Foreign Relations of the United States, vol. 41, Quốc Hội Khóa Thứ 33, Kỳ Họp Thứ Nhì, 1854-55; Senate Ex. Doc. no. 34, “Correspondence Relative to the Naval Expedition to Japan,” trang 81.
7. Perry’s Expedition to the China Seas and Japan, House Doc. No. 97, vol. 2, Quốc Hội Khóa Thứ 33, Kỳ Họp Thứ Nhì, các trang 173-174. Cũng xem Tyler Dennet.
8. Wriston, các trang 360-361.
9. Perry hoặc không đếm xỉa gì đến hay không hay biết về hành động thù nghịch bất hạnh của Thuyền Trưởng Percival tại vịnh Đà Nẵng hai năm trước khi có biến cố do Pháp gây ra.
10. Perry’s Expedition, các trang 174-175.
11. Cùng nơi dẫn trên, trang 180.
12. Foreign Relations, vol. 41, trang 182.
13. Cùng nơi dẫn trên, vol. 54, Quốc Hội Khóa Thứ 36, Kỳ Họp Thứ Nhất, 1860; Senate Ex. Doc. no. 39, trang 2.
14. Cùng nơi dẫn trên, vol. 51; Senate Ex. Doc. no. 22, “Correspondence of the Late Ministers of China,” các trang 272-273, trang 446.
15. Cùng nơi dẫn trên, trang 290. Thư đề ngày 19 November 1854.
16. Cùng nơi dẫn trên, trang 633. Thư đề ngày 12 February 1856.
17. Xem The Complete Journal of Townsend Harris, Giới thiệu và Chú Thích bởi Mario Emilio Cosenza, và Văn Khố Bộ Ngoại Giao, Phòng Đọc Vi Phim, Văn Khố Quốc Gia, Washington DC, III, Special Missions Instructions, các trang 83-85.
18. Xem Foreign Relations, vol. 50, Quốc Hội Khóa Thứ 35, 1858; Senate Ex. Doc. no. 47.

Bản báo cáo chính thức đầu tiên về Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1831

John Shillaber

Ngô Bắc dịch

Chú của người dịch:

Vài nét về John Shillaber, người soạn thảo Bản Báo Cáo Chính Thức Đầu Tiên Về Việt Nam lên Bô Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 1831:

John Shillaber người gốc tiểu bang Massachusetts, phục vụ với tư cách Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Batavia (tức Jakarta, Nam Dương ngày nay) từ năm 1825 đến 1832, chính thức từ chức khỏi nhiệm vụ đó vào năm 1835 khi còn ở Trung Hoa.

Từ 1826, Shillaber đã cố gắng thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ cho phép ông thương thảo dể ký các hiệp ước thương mại với Xiêm La, Việt Nam, Nhật Bản, v.v.

Ý kiến nổi bật nhất mà Shillaber muốn nêu ra là việc chứng tỏ với Á Châu rằng Hoa Kỳ khác biệt với các nước Âu Châu, nhất là khác với Anh Quốc, vì Hoa Kỳ không có mưu đồ thực dân, không có ý định xâm lăng và chiếm đóng các nước Á Châu, mà chỉ muốn một sự mậu dịch công bình. Ý kiến này không được tán thành vì lúc đó, Hoa Kỳ đóng vai trò trợ lực cho trào lưu của chủ nghĩa đế quốc Tây Phương tại Trung Hoa do Anh Quốc lãnh đạo. Phần khác, bất kể là Hoa kỳ muốn biện minh ra sao, người Trung Hoa nói riêng và các dân tộc Á Châu khi đó vẫn nhìn Hoa Kỳ ít nhiều không mấy khác với Anh Quốc.

Năm 1831, Shillaber soạn thảo dự thảo hiệp ước thương mại của Hoa Kỳ với Nhật Bản, nhưng chính Edmund Roberts lại được chỉ định để thương thảo với Nhật Bản và các nước Á Châu khác, trong đó có cả Việt Nam.

Năm 1834 Shillaber vận động để được bổ nhiệm làm lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Quảng Đông, nhưng một lần nữa ông lại thất vọng. Năm 1835, ông xin từ chức lãnh sự tại Batavia khi đang ở Trung Hoa.

Sau khi từ chức, Shillaber vẫn lưu trú tại Trung Hoa, bởi cho đến khoảng cuối năm 1840 và đầu năm 1841, Shillaber cố giúp thu góp đồ tiếp tế cho linh mục người Pháp tên là Louis-Alphonse Taillandier của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại bị nhà cầm quyền Trung Hoa bắt giam, và còn làm việc tại các nhà máy sản xuất tại Quảng Đông bán bông vải và thu mua trà đen cho công ty Jardine, Matheson and Company, một công ty thương mại tư nhân hàng đầu của Anh Quốc tại Trung Hoa.

Các tài liệu về Shillaber có nói thêm là Shillaber “giống như phần lớn các người Hoa Kỳ có mặt tại chỗ, căn bản là một nhà mậu dịch, và vào lúc có cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, [do Anh Quốc ép buộc Trung Hoa cho phép họ được bán thước phiện tại Trung Hoa, và thương gia Hoa Kỳ cũng có tham dự vào việc mua bán này], ông ta đã thôi không còn làm công tác lãnh sự được 5 năm.”

Hội các hậu duệ của John Shillaber hiện vẫn hoạt động tại Massachusetts cho đến nay.

* Văn bản nguyên thủy có bị mất chữ và mang nhiều lỗi về chính tả cũng như văn phạm, nhưng vẫn còn có thể hiểu và suy đoán được ý nghĩ của người viết. Người dịch cố giữ cho sát nguyên văn gồm đủ các khiếm khuyết này khi dịch sang Việt ngữ.

——–

Báo Cáo Về Cochin China [Việt Nam ngày nay, chú của người dịch] của Lãnh Sự John Shillaber lên Bộ Trưởng Ngoại Giao

Viết trên Đại Dương ngày 3 tháng Bảy năm 1831
Trên tàu Caroline Augusta

Kính gửi Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa kỳ
Hoa Thịnh Đốn

Kính thưa Ông Bộ Trưởng,

Tham chiếu các văn thư của tôi về các nước (Xiêm La?) và Nhật Bản, mà tôi xin chuyển theo đây, tôi {lấy làm?) hân hạnh đệ trình ông tất cả những tin tức (mà tôi có được?) để bổ túc đính kèm về nước Cochin China (Việt Nam) và các tỉnh phiên thuộc (của nó?), một phần của Kamboja và Lào, mà tôi nghĩ có thể hữu dụng cho Chính Phủ trong việc quyết định là liệu có nên hay không nên gửi một Phái Bộ sang yết kiến vị Chúa Tể của nước đó với mục đích cố gắng thương thảo để dặt định nền mậu dịch Hoa Kỳ trên một căn bản bình đẳng và (dưới) các quy điều có tính cách vĩnh viễn, ít nhất cho một thời khoảng ấn định [nào đó].

Như tôi đã lưu ý trong văn thư nêu trên, phần lớn những gì trong đó cũng có thể áp dụng cho Cochin China, và Phái Bộ khi đến sẽ sẵn sàng nhận biết các phần như thế đã được trình bày. Tôi sẽ cố tránh không lập lại, và chỉ ghi nhận về các nghi lễ khoa trương vô dụng và đôi khi lố bịch, và sự đánh giá cao các vương triều Á Châu & các dân tộc vốn rất giống nhau (khi?) họ mưu mô quỷ quyệt và kéo dài thời gian nhưng [thực ra] chỉ có giá trị thấp. Cochin-China sáp nhập cùng Tonkin (Bắc Kỳ) để thành lập (một) Đế Quốc được gọi là An Nam, vốn không sản xuất (?) một số lượng sản phẩm cho sự xuất cảng đặc biệt (?gạo?) như nước Xiêm La, hiển nhiên là vì (?) kém cần cù hơn, và ít khích lệ hệ thống (?) hơn. Thổ nhưỡng và khí hậu ít nhất cũng tương tự như (?đất và khí hậu?) của nước Xiêm La để trồng trọt các sản vật đó và (dân số?) nhiều hơn về số lượng và thành phần dân số của nước Xiêm.

An Nam bao trùm một Diện tích vào khoảng một trăm (ngàn?) Dặm Vuông và có một dân số vào khoảng mười đến (?triệu?) Linh Hồn bao gồm cả các tỉnh lệ thuộc tại (Kamboja?) & Lào. Một số người Pháp cư ngụ trong nước khoảng (?) ba mươi lăm năm, & đã trở thành quan lại cao cấp đã ước lượng dân số không ít hơn mười lăm Triệu người, và một người đã đưa ra một con số không thể tin được là hai mươi hai Triệu — nhưng xử dụng các dữ liệu khác có vẻ (?) nhiều xác xuất hơn tôi đi đến kết luận rằng con số mười một Triệu gần sự thực hơn, rất tương xứng với tầm mức địa dư của Xứ Sở này.

Mậu dịch duyên hải của An Nam vận chuyển vào khoảng Bẩy mươi lăm ngàn tấn, và ngoại thương vào khoảng hai mươi bốn ngàn tấn bởi Hàng Hải Bản Xứ, ngoài ra Trung Hoa vận chuyển khoảng năm mươi ngàn tấn bằng hàng hải của chính họ trong sự mâu dịch với An Nam.

Mậu dịch của Âu Châu và Hoa Kỳ với An Nam không đáng kể trong thời điểm hiện tại, nhưng trong vòng hai mươi (hay?} ba mươi năm qua lại đáng kể hơn nhiều. Khi tôi (quy chiếu) sự sụt giảm của các nhánh mậu dịch này ở một tầm mức lớn lao, nói chung, cho các sự sợ hãi & ganh tỵ của Chính Quyền An Nam trước đây đã từng đãi ngộ, và hiện nay đang đãi ngộ (đối với? các người Âu Châu?) đặc biệt là người Anh & ít hơn đôi chút với người Pháp, tôi được hậu thuẫn bởi lịch sử của Xứ Sở này — và tôi (tin) rằng cả nước Anh lẫn nước Pháp (đều có?) các ước muốn mạnh mẽ sở hữu Đế Quốc này vốn (rất có giá trị về mặt?) đất đai, sản phẩm, dân số, khí hậu tốt lành (và?) trên hết bởi các khả năng to lớn và sâu xa hơn của nó, bờ biển trải dài, nhiều vịnh và hải cảng tốt nhất trong vùng Ấn Độ [dương], vào nhiều con sông thoáng đãng dẫn dắt thủy triều vượt quá các biên cương của Đế Quốc và có thể hải hành gần như trên toàn thể giòng chẩy của nó.
Các hàng xuất cảng thì tương tự như hàng xuất cảng của nước Xiêm La, (Đường mía?), Hạt Tiêu, Ngà Voi, nhựa sơn (Stic-Lac), Bạch Đậu Khấu (Cardamums: đồ gia vị, chú của người dịch] vân vân …

Tôi rất tiếc không có dữ kiện đủ chính xác (về?) những gì được tìm thấy trong một Bản Kết Toán (số lượng?) của Một Số Sản Phẩm nêu trên — sự thiếu sót tài liệu này có thể quy cho các sự thay đổi thường xuyên được đưa ra trong các sắc thuế quan, đôi khi miễn thuế cho một sản phẩm & lại đánh thuế trên sản phẩm khác, và ngược lại, trong khi một số sản phẩm trong một thời khoảng rất lâu không bị đánh bất kỳ một thứ thuế gì cả, và không có sự kiểm toán được lưu trữ tại các ban Thuế Quan đối với những hàng xuất cảng không phải trả thuế. Tổng hợp tất cả những thông tin mà tôi có thể thu thập được về vấn đề này, tôi tin rằng số Xuất Cảng của An Nam thích hợp cho sự mậu dịch của Hoa Kỳ hiện thời có trị giá, theo giá trị tổn phí hàng năm, từ Chín đến Mười Một Trăm Ngàn Đô La Tây Ban Nha (Spanish Dollars) và nếu sự mậu dịch được đặt trên căn bản bình đẳng, tức thời sẽ cần vận dụng tới Sáu hay (Tám?), [either trong nguyên bản Anh Ngữ, người dịch ức đoán và dịch ra làm tám (eight), chú của người dịch] trăm ngàn đô la Tiền Vốn Hoa Kỳ & bốn ngàn tấn trọng tải có sinh lợi, và các khả năng của xứ sở này thì rất to lớn, trị giá sự mậu dịch này sẽ gia tăng mau chóng khi, như có thể xảy ra, mà tôi tin rằng Chính Quyền An Nam được thuyết phục rằng Hoa Kỳ không có chung sự quan tâm như của (các nước?) Âu Châu đã chinh phục phần lớn Á Châu & thế giới phía đông khi mà họ có quyền lực để thực hiện và duy trì, & sẽ mở rộng Đế Quốc Phương Đông của họ khi có thể & có vẻ thuận lợi về mặt chính trị — vâng, khi chúng ta làm điều này, & và có vẻ có thể làm vào lúc này, để thuyết phục Chính Quyền An Nam này, cùng các Chính Quyền của các nước khác tại phương đông đã duy trì nền độc lập của họ, (rằng?), [chú thêm của người dịch] Hoa Kỳ (?) sự tự do của họ, nhìn với sự ân hận về sự khuynh đảo các Chính Quyền quanh họ, và đã không có & sẽ không bao giờ phải có sự chiếm hữu [đất đai] ngoại quốc, khi đó các Chính Quyền này & và nhân dân của họ, và những nhân vật có thể khôi phục lại ngai vàng của họ, các ông Hoàng Bản Xứ, sẽ tiếp đón (?) và lá cờ thân thiện của Hoa Kỳ vào các hải cảng và (?) xứ sở họ với sự tin tưởng ở tình hữu nghị, (mang lại) lợi lộc mà không có sự lo sợ hay nghi ngờ. Thời điểm khi công tác tốt lành này có thể được khởi sự [hiện có?] triệu chứng thuận lợi & với một sự thành công gần như tiền định. Những dân tộc đông đúc giàu có đó & nhiều nước trong họ (?), (?) bị trói buộc bởi các cường quốc Âu Châu sẽ (?) xiềng xích của họ và khôi phục các Chính Quyền Bản Xứ của họ — điều (?) ngấm ngầm làm rung động nhiều người dân bị đàn áp này, (?) khiến điều này thành sự Tiên Tri của tôi (?) cảm nghĩ của tôi (về?) vấn đề này, & đã dẫn tôi lạc hướng. Tôi sẽ (?) sau khi ghi nhận rằng những người Á Châu (thường?)(có?) một tư tưởng rằng Hoa Kỳ, Chính Quyền & các công dân (có?) ít nhất một ước muốn đi chinh phục hải ngoại ngang bằng với (Anh Quốc?) hay bất kỳ một dân tộc Âu Châu nào khác về việc (?) tạo ra các sự lo sợ ganh tỵ của họ, sự liên (?) cẩn trọng họ xem tất cả đều như một sắc dân. Điều chắc chắn như đinh đóng cột rằng sự thực là sức mạnh (và sẽ chiến thắng ?) họ có thể được giác ngộ và chỉ cho biết(?). Ngoài những gì thu mua từ Trung Hoa, người dân Cochin-China [Việt Nam ngày nay, chú của người dịch] chỉ cần một ít hàng hóa ngoại quốc — chẳng hạn Vũ Khí, Thuốc Phiện, Đồ Thủy Tinh & Đồ Sắt, Hàng Len, và các thứ hàng này [chỉ cần] với số lượng nhỏ.

Các quy định về mậu dịch, thuế quan vân vân tại An Nam không được xác định hay ban hành một cách thích đáng về việc ngăn cản (?) & phần lớn các sự áp đặt thuế phiền nhiễu trên khách lạ ghé lại xứ sở đó với các mục đích thương mại, được thực hành bởi các Quan Chức Cấp Huyện & thị trấn hải cảng xuyên qua Cơ Quan Thương Chánh & và các Viên Chức thuộc cấp khác. Tôi tin tưởng rằng những sự lạm dụng này được thi hành mà không có sự hay biết của vị Hoàng Đế, và rằng nếu được trình bày với nhà vua bởi một Đại Điện có ủy nhiệm thư của Hoa Kỳ, các lạm dụng đó sẽ tức thời được gỡ bỏ. Sắc thuế chính mà các chiếc thuyền ngoại quốc phải chịu là thuế quan tính theo số đo, có ngạch số khác nhau tại những hải cảng khác nhau từ (20?) đến 40 phần trăm và trong khoảng từ Sáu & nửa đến năm & bốn Đô La (Tây Ban Nha?) mỗi tấn đối với những thuyền có kích cỡ thông thường. những sự hạch sách khác, các quà cáp & đòi hỏi, phần lớn hay tất cả có thể đều là bất hợp pháp được tính vào khoảng từ 1 rưỡi đến ba, và trong một số trường hợp bốn đô la mỗi tấn — ngạch số có lẽ tùy thuộc vào lòng tham lam của các Viên Chức Hải Quan, hay (đúng hơn lòng tham lam?) của các viên chức cao cấp hơn giựt dây đằng sau hậu trường.

Các thủ tục & sự trì hoãn phiền nhiễu này nhằm tống tiền, gây sự bực tức và than phiền nhiều hơn là về khoản tiền phải (chi ra?). Sau khi trả các Lệ Phí kể trên, các chiếc thuyền, (cùng với Hàng Hóa?) mà nó chuyên chở, không còn chịu bất kỳ thuế quan hay thuế nhập nội nào khác. Thuế xuất cảng trên Đường Mía, Hạt Tiêu, Hạt Bach Đậu Khấu, Quế, Ngà Voi, Hạt Cánh Hồi, tổ yến chim én (tuyệt hảo), gỗ Nhật Bản, trong thực tế tất cả các sản phẩm mà Hoa Kỳ muốn mua là Năm phần trăm.

Mặc dù vị Hoàng Đế thường không giữ độc quyền bất kỳ sản phẩm nào trong số các hàng hóa kể trên, song điều này có xảy ra, nhưng bất thường xuyên, hay không kéo trong một thời gian dài, do đó, sự mậu dịch nói chung được đặt trên một căn bản tốt hơn nhiều (?) so với nước Xiêm La. Các Lệ Phí tại các hải cảng của An Nam về mậu dịch quốc tế có ngạch số hợp lý, dự liệu rằng một chiếc thuyền chở một chuyến đầy hay chỉ gồm một phần hàng hóa đến [bán, chú thích của người dịch] ở đó và đổi lại [mua để] chở ra ngoài khối hàng hóa tương đương, nhưng các ngạch số thuế được đánh nặng trên một chiếc thuyền chỉ chở đến đó ít hàng hóa hay không có hàng hóa gì cả, và từ sự nâng cao dễ hiểu các giá hàng xuất cảng bởi nhiều nguyên do khác, sau khi một phần nhỏ hàng hóa đã được cất, (thuyền) không thể tiếp tục đi và hoàn tất việc cất toàn thể chuyến hàng
[tại nơi khác, chú thêm của người dịch] — bởi trong trường hợp này không phần nào của thuế quan đã nạp sẽ được bồi hoàn. Các thuyền có thể cập bến các hải cảng để nghỉ ngơi, hay để thu thập tin tức về tình hình thị trường không phải chịu sắc thuề quan nào cả.
Điều nên làm là có hàng hóa chịu thuế xuất & nhập cảng có trị giá tương đương với nhau, và thuế quan trên các thuyền được giảm nhẹ nhiều.

An Nam là một nước có chủ quyền độc lập, và có mối giao hảo hữu nghị với các nước lân bang, đặc biệt là với Trung Hoa và Xiêm La.

Số thu nhập của Chính Quyền có lẽ là lớn hơn nhiều so với số thu nhập của Xiêm La, nhưng tôi không có thể thu thập được các bản kết toán thỏa đáng về điểm này — tuy nhiên, điều chắc chắn là ngân quỹ của vị Hoàng Đế được cung cấp đầy đủ tiền bạc (?), có vào khoảng Bảy đến mười triệu đồng đô la Tây Ban Nha (vàng?) & Bạc trong quỹ.

Lực lượng quân sự (của họ) thì đáng kể, quân số thời bình bao gồm khoảng ba mươi ngàn trang bị súng hoả mai nói chung {gần) các nhân vật (của?) Hoàng Đế, và (năm mươi ngàn) binh sĩ được phân phối khắp nơi trong đế quốc. (?) được chỉ huy bởi đầy đủ sĩ quan, có kỷ luật cao, được trả lương hậu và ăn mặc tử tế bên cạnh (?) nam thanh niên phải đi quân dịch một khi (?) đòi hỏi việc này.

(?) là thành phố thủ đô — và toàn thể có tường thành bao quanh. (?) hào rộng Một trăm bộ, được xây đắp đúng theo họa đồ thông dụng nhất ở Âu Châu. Các công trình xây cất bằng vật liệu rắn chắc và có chứa, bên trong và bên trên, khoảng 800 khẩu trọng pháo, nhiều khẩu lớn nhất bằng đồng, bắn đạn nặng từ mười tám đến Sáu mươi tư cân Anh, phần lớn được chế tạo trong nước, & tương đương về mọi mặt với bất kỳ (trọng pháo) nào tại Âu Châu.

Kho Đạn Dược trải rộng, và đủ để cung ứng cho những nhu cầu của Đế Quốc, trong hầu hết mọi loại quân dụng, tương dương với Âu Châu.

Về các nghệ thuật ứng dụng, người dân này tiến bộ, với một số ngoại lệ rất ít, so với tất cả các dân tộc Á Châu khác.

Liên quan đến nghi thức của Văn Thư Đệ Trình Hoàng Đế mà tôi đã thảo trong hồ sơ của tôi về nước Xiêm La sẽ xử dụng được cho An Nam — (chỉ cần) viết lên tiêu đề kính gửi Đức Hoàng Thượng Oai Nghiêm Hoàng Đế An Nam Quốc vân vân, và vân vân … Phái Bộ phải được cung cấp hai bản sao nguyên văn Quốc Thư bằng ngôn ngữ chính gốc có đóng quốc ấn của Hoa Kỳ và ba bản dịch sang tiếng Pháp (?), tiếng Bồ Đào Nha cũng phải được đóng dấu — ba bản dịch (sang?) tiếng Trung Hoa cũng sẽ cần phải có, nhưng bản dịch này (có thể?) được thực hiện tại Batavia. Các Ủy Nhiệm Thư của Phái Bộ cung sẽ cần có cùng số lượng các bản sao và thông dịch, như thế.

Nhiều bản sao này cần phải có để trình lên Hoàng Đế và vị Phó Vương [Vice Roi trong nguyên bản, để chỉ Kinh Lược Sứ, chú của người dịch] tại Sàigòn.

Tôi đính kèm một danh sách các Quà Tặng dành cho vị Hoàng Đế, và xin nhắc lại rằng những gì được liệt kê trong danh sách thứ nhì, dành cho Xiêm La sẽ đầy đủ cho An nam và Nhật Bản.

Kính thư,
Một công bộc trung thành nhất và tôn kính Ngài nhất,

John Shillaber

II. BỐI CẢNH VÀ NGƯỜI SOẠN THẢO BẢN BÁO CÁO

JOHN SHILLABER, LÃNH SỰ HOA KỲ TẠI BATAVIA

Năm 1826, chỉ sáu năm sau khi có nỗ lực không thành công của John White đệ cất một tàu hàng tại Cochinchina, John Shillaber, Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Batavia, tại vùng Đông Ấn Độ thuộc Hà Lan (tức Nam Dương ngày nay), đã bắt đầu thúc dục Bộ Ngoại Giao cứu xét việc gửi các các chiến hạm đi biển không thường xuyên sang “các vùng biển Ấn Độ” để trương cờ, để bảo vệ hoạt động mậu dịch gia tăng của Hoa Kỳ, và để ảnh hưởng đến các thỏa ước thương mại với Xiêm, Cochinchina [Việt Nam ngày nay, chú của người dịch] và Nhật Bản. Từ năm 1826 đến 1832, Shillaber đã gửi một loạt nhiều lá thư lên Bộ Trưởng Ngoại Giao nhấn mạnh quan điểm của ông và nhắn nhở rằng ông lấy làm hân hạnh nếu nhận được một sự Ủy Nhiệm của Tổng Thống để thương thảo những thỏa ước như thế (1).

Sau khi thừa nhận các lời yêu cầu của Shillaber về một sự ủy nhiệm để thương thảo các thỏa ước, Bộ Trưởng Ngoại Giao Martin van Buren, qua văn thư mang chữ ký của người thư ký Daniel Brent, đã gửi cho Sillaber một bản chỉ thị đề ngày 13 tháng Mười Hai năm 1830 khuyến khích ông trong các đề nghị của mình.

Tôi đựoc chỉ thị một lần nữa từ ông Bộ Trưởng để thông báo với ông, như tôi đang làm đúng như thế, rằng những đề nghị bao gồm trong thư của ông, liên hệ đến khả tính thực hiện việc thiết lập các quy điều hay Thỏa Ước Thương Mại giữa Hoa Kỳ và các Chủ Quyền Độc Lập tại Xiêm và Cochinchina, và đến lợi điểm phát sinh từ những biện pháp như thế, sẽ nhận được sự lưu tâm thích đáng. Tuy nhiên, điều đáng mong ước là ông nên thảo lập một thông tri chính thức hơn với Bộ Ngoại Giao này về những chủ điểm đã được đề cập đến, để mô tả, với nhiều chi tiết, sự bất thuận tiện theo đó sự mậu dịch của Hoa Kỳ đang gặp phải, từ những quy điều hiện hữu, hay do bởi sự thiếu sót của những quy điều phù hợp tại những Xứ Sở được nêu tên, và những lợi điểm của một sự giao tiếp sẽ, trong sự phán đoán của ông, thu nhận được từ sự hình thành Các Quy Điều Thương Mại như đề nghị. Một sự hiểu biết chính xác hơn về bản chất và đặc tính của Chính Phủ liên hệ cũng sẽ cần phải kèm theo.

Nếu Tổng Thống sau khi đã có cái nhìn trên toàn thể vấn đề, sau đó xác định việc thực hiện nỗ lực để đặt định nền thương mại của chúng ta với các Xứ Sở đó trên một căn bản như thế, tôi đã được chỉ thị từ ông Bộ Trưởng để phát biểu rằng trong trường hợp đó một sự Ủy Nhiệm và các chỉ thị sẽ được chuyển đến ông một cách hợp thời để tiến tới các sự thương thảo cần thiết cho mục dích đó (2).

Được khích lệ bởi sự biểu lộ mối quan tâm này, Shillaber đã liên tiếp gửi văn thư về chủ đề này (3). Các hy vọng và ước muốn của ông đã trở nên vô vọng. Một biến cố xảy ra bên bờ biển phía tây đảo Sumatra hồi năm 1831 liên hệ đến một cuộc tấn công của hải tặc vào một chiếc thuyền của Hoa Kỳ, chiếc Friendship, đã nhận được sự chú ý của Quốc Hội, và mang đến cho Bộ Trưởng Hải Quân Levi Woodbury cơ hội nhấn mạnh đến sự gia tăng chuẩn chi cho Hải Quân. Trong bản phúc trình hàng năm của ông lên Tổng Thống đề ngày 3 tháng Mười Hai năm 1831, Woodbury có viết:

Trị giá lớn lao của nền thương mại của chúng ta tại Ấn Độ và Trung Hoa, vượt quá năm triệu mỹ kim mỗi năm, và sự phơi bày thường xuyên, với nhiều sinh mạng quý báu, trước việc nhục mạ và cướp bóc, mang lại một lời khẩn cầu lên chính phủ cung cấp sự bảo vệ của một lực lượng hải quân. Một khi các khoản chuẩn chi được chấp thuận cho tài khóa kế tiếp, đúng theo các con số ước lượng, sẽ giúp Bộ [Hải Quân] không chỉ tăng cường hạm đội tại Địa Trung Hải, và mở rộng phạm vi tuần tiểu một cách thành công, như đã từng đề nghị trước đây, mà còn bảo vệ hữu hiệu hơn nữa sự hải hành của chúng ta dọc theo bờ biển Nam Mỹ Châu, và cung ứng một lực lượng vừa đủ để thỉnh thoảng tham viếng Ấn Độ Dương và Biển Trung Hoa (4).

Tiếp theo sau cuộc tấn công vào chiếc tàu Friendship, chiến hạm USS Potomac đã được lệnh đi sang Thái Bình Dương để tìm cách đòi bồi thường sự “thiệt hại gây ra bởi hành vi hải tặc và man rợ.” Một lực lượng biệt phái từ Hạm Đội US Brazilian kế đó đã được lệnh lái sang vùng Sumatra, Ấn Độ, Trung Hoa, và bờ biển phía đông Phi Châu nhằm bảo đảm cho “an ninh và sự thịnh vượng của các quyền lợi thương mại quan trọng của chúng ta trong những vùng này “ (5).

————————–

(1) Văn Khố Bộ Ngoại Giao, Microfilm Reading Room, Văn Khố Quốc Gia, Washington, DC, Batavia Consular Letters, vol. i, 1826:

a. 27 February 1826:
Tôi phải cảm thấy rất là hân hạnh và cảm tạ nếu Chính Phủ Hoa Kỳ cho phép tôi được thực hiện các sự thu xếp thương mại với một số các vị chủ tể Bản Xứ độc lập, của các vùng phía đông này, cho nền mậu dịch của Hoa Kỳ. Sự xuất hiện của một trong những chiếc tàu quốc gia của chúng ta tại phần đất này của địa cầu sẽ có một ảnh hưởng tốt & cuộc du hành có thể chứng tỏ được sự hữu ích cho các sĩ quan trẻ.

b. 14 March 1827:
Theo thư đề ngày 27 February 1826, tôi đã thông báo về sự hữu ích có thể có của việc phái một hay nhiều chiến hạm quốc gia Hoa Kỳ xuất hiện tại các đại dương này, và tôi còn cả quyết hơn nữa, bởi có sự gia tăng lớn lao của các hải tặc, và sự cạnh tranh giữa vị Chúa Tể nước Xiêm và Anh Quốc …

c. 21 October 1829:
Một công tác thiết yếu cho nền thương mại chúng ta tại phương đông, nếu một trong những chiếc tàu quốc gia của chúng ta được phái sang xuất hiện tại nhiều hải cảng, đặc biệt hơn nữa tại các cảng thuộc quyền các chính quyền bản xứ, như Xiêm, Cochin-China, vân vân, ý kiến của tôi là một hiệp ước thương mại có thể được thiết lập với các vị Chúa Tể của những xứ sở đã nêu tên sẽ đặt nền mậu dịch của chúng ta trên một căn bản thuận lợi hơn nhiều.

d. 10 December 1830:
Các lợi điểm quan trọng sẽ đem đến cho sự giao thương của Hoa Kỳ với nước Xiêm và Cochin-China nếu các Hiệp Định Thương Mại, đặt trên quyền lợi hỗ tương, được thiết lập với các vị Chủ Tể độc lập của các nước này … Trong thời điểm hiện tại các lệ phí cập bến và các khoản thuế khác dành cho các tàu thuyền Hoa Kỳ tại những cảng này vẫn chưa được ấn định, nhưng việc tài định thuế tùy thuộc vào ý muốn của một viên chức, là kẻ vẫn thường áp đặt các khoản thuế một cách vô cùng chênh lệch trên các tàu bè khác nhau, và vì ngạch số này luôn luôn rất đáng kể (khoảng vài nghìn mỹ kim) những người gửi thuyền đến đó không bao giờ biết số thuế sẽ bị thu là bao nhiêu cho đến khi họ hồi hương.

Không có các quy định về mậu dịch, và và các thủ tục cùng cung cách để thực hiện sự mậu dịch vẫn để tùy quyền ấn định của cùng viên chức tài định các sắc thuế nhập bến, vân vân, {và} điều đó không xảy ra cho đến khi chiếc tàu cập bến hải cảng, vì thế tạo ra các sự trì trễ gây phiền nhiễu và không cần thiết, {và} tính các lệ phí nặng.

Tôi tin tưởng rằng phần lớn những khó khăn này (và) có thể tất cả chúng, nếu chính phủ Hoa Kỳ sẽ gửi một nhân vật để điều đình, có thể được gỡ bỏ đi, và nhiều lợi điểm được bảo đảm cho nền mậu dịch của chúng ta mà hiện giờ chúng ta không được hưởng nhờ sự giao thương với các quốc gia này vốn có nền thương mại là một nhánh có giá trị cao tại vùng Đông Ấn Độ của chúng ta (sic). Trong suốt thời gian cư trú lâu dài của tôi tại vùng Đông Ấn Độ, tôi đã thụ đắc được một số kiến thức về các ngôn ngữ, phong cách, các nét đặc thù (và) nền thương mại của những dân tộc này và tôi rất biết ơn nếu được bổ nhiệm để thương thảo các hiệp ước đề nghị. Tôi còn xin đi xa hơn nữa để nêu ý kiến rằng một công tác thật thiết yếu cho nền thương mại của chúng ta tại các vùng biển Ấn Độ đó nếu một trong những chiến hạm hay một tiểu pháo hạm của chúng ta được giữ để tuần tiểu tại đó, nơi mà các hải tặc hay lui tới.

Không có vùng nào trên thế giới mà một đoàn thuyền lại có thể hưởng được một bảo dưỡng tốt lành, khi áp dụng biện pháp dự phòng cho tàu cặp bến chỉ trong vòng ít ngày liên tiếp tại bất kỳ hải cảng nào [trong vùng] cho bằng một khí hậu ôn hòa, các bàu trời trong xanh, và vô số các hòn đảo, các bến đậu, vân vân … sẽ cung cấp các tiện nghi cho các sĩ quan của chúng ta tiếp thụ kiến thức (và) kinh nghiệm chuyên biệt cho nghề nghiệp của họ, tốt ngang bằng nếu không nói là hơn bất cứ nơi nào khác trên quả Địa Cầu này. Chiến hạm Congress là chiếc tàu chiến của Hoa Kỳ cuối cùng xuất hiện tại các đại dương này, từ đó mười năm đã trôi qua, trong lúc đó Anh Quốc và Hà Lan luôn luôn có nhiều chiến thuyền quốc gia (và) nước Pháp thì thỉnh thoảng. Tôi tin rằng chiến hạm Congress đã chỉ thăm viếng Manila và Quảng Đông.

e. 17 December 1830 (17 tháng 12 năm 1830):
Tôi đã có hân hạnh để gửi đến ông một văn thư đề ngày 10 trong đó tôi đã bày tỏ một điều ước mong rằng nhà đương quyền sẽ tái tục sự ủy nhiệm của tôi làm Lãnh Sự tại vùng Đông Ấn Độ thuộc Hà Lan và đã nêu ra quan điểm của tôi về các lợi thế có một chiến hạm quốc gia Hoa Kỳ tuần tiểu tại biển Trung Hoa vân vân đối với nền Mậu Dịch của Hoa Kỳ tại đó, và rằng một hiệp ước với các vị Chủ Tể của Xiêm La và Cochin-China (Việt Nam) cũng sẽ mang lại lợi lộc cho sự mậu dịch, và sẵn sàng đóng góp công sức của tôi để hoàn thành mục tiêu này.

2. Tài liệu dẫn trên, Các Chỉ Thị Cho Lãnh Sự (Consular Instructions, các trang 267-268, ngày 13 December 1830 (13 tháng 12 năm 1830), trang đầu tiên và nhật kỳ bị mất, nhưng thư của ông Shillaber đề ngày 10 December 1830 (ngày 10 tháng 12 năm 1830)(xem chú thích 1d trên đây) có phần ghi chú “ngày 13 December. đã trả lời: 13 Dẹc answered.” Văn thư của ông Shillaber đề ngày 30 May 1831 (ngày 30 tháng Năm 1831)[xem chú thích 3a dưới đây] cũng có tham chiếu đến văn thư của Daniel Brent đề ngày 13 tháng Mười Hai năm 1830).

3. Tài liệu đã dẫn trên, Các Văn Thư Lãnh Sự Batavia (Batavia Consular Letters):
a. Ngày 30 tháng Năm 1831 (liên quan đến vương triều Xiêm La):

Một khi Tổng Thống Hoa Kỳ xác định sẽ gửi một phái bộ sang Triều Đình Xiêm La, Cochin-China (Việt Nam) và Nhật Bản, hay một trong ba vương triều đó, để cố gắng thiết định nền mậu dịch Hoa Kỳ với hai nước nêu tên trước tiên trên một căn bản thuận lợi hơn nhiều so với tình hình hiên tại và việc mở cuộc mua bán với Nhật Bản, và dành cho tôi danh dự được bổ nhiệm làm Đại Lý cho các mục đích đã nêu, một danh dự và {một từ không đọc được} mà tôi thực lòng mong ước có thể được ban cấp cho tôi {một số từ không đọc được] tuyên bố rằng tôi sẽ dành (một từ không đọc được} và tài năng tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu đã dự kiến đúng theo ý nguyện và danh dự của Chính Phủ và xứ sở [chúng ta] và mang lợi lộc cho nền thương mại Hoa Kỳ.

b. Ngày 1 tháng Bảy 1831 (1 July 1831) (liên quan đến vương triều Nhật Bản).

c. Ngày 3 tháng Bảy 1831 (3 July 1831) Theo sự hiểu biết của tôi, văn thư này là bản báo cáo chính thức đầu tiên lên Chính Phủ Hoa Kỳ về Cochin China (Việt Nam). Xin xem các trích đoạn nơi Phụ Lục A.

d. Ngày 12 tháng Tám 1831 (12 August 1831):
Trong hành trình từ Âu Châu tôi đã đưa ra những lời phát biểu liên quan đến Xiêm La, Cochin-China, và Nhật Bản khá dài và tôi hy vọng sau khi xem xét kỹ Tổng Thống có thể thấy thích hợp để gửi một Phái Bộ đến một hay tất cả các nước này. Nếu điều này xảy ra, tôi còn cả xin đề nghị rằng không nên có văn thức nào trong các Văn Thư gửi đến các vị Chủ Tể, hay các ủy nhiệm thư của Phái Bộ, có thể khiến các vị đó nghĩ rằng Hoa Kỳ là một nước Cộng Hòa. Các nhà lãnh đạo chuyên chế này sẽ bị ảnh hưởng để trở nên hoảng sợ trong sự giao tiếp với Hoa Kỳ, một nước tự do như hiện nay, một khi họ tìm hiểu được Chính Phủ đặc thù của Hoa Kỳ xuyên qua (một từ bị mất) chính thức của chính nó…

e. Ngày 29 tháng Một năm 1832 (29 January 1832):
Tôi xin hân hạnh được chuyển kèm theo đây các bản sao các văn thư của tôi về Xiêm La, Cochin China và Nhật Bản, và xin lưu ý rằng kể từ khi viết các nguyên bản văn thư, tôi đã quyết định ở lại xứ sở này cho đến năm 1834, một năm lâu hơn thời hạn mà tôi đã dự định …

f. Ngày 25 tháng Tư năm 1832 (25 April 1832):
Tôi cả xin chuyển đến ông bản sao các văn thư của tôi về các nước Xiêm La, Cochin China (Việt Nam) và Nhật Bản, & bày tỏ một hy vọng rằng Chính Phủ sẽ gửi một Phái Bộ, như được đề nghị trong các văn thư. Tôi tin tưởng rằng kết quả sẽ thuận lợi cho nền mậu dịch của chúng ta, & trong khi số thu nhập Quốc Gia cho đến nay vượt quá các kinh phí, tôi giả thiết rằng phí tổn sẽ không phải là lý do để phản bác. Trong trường hợp Tổng Thống dành danh dự cho tôi với sự bổ nhiệm là một người thụ ủy, tôi sẽ dồn hết sức và tài năng của tôi cho mục tiêu được nhắm tới.

4. Các Hồ Sơ Quốc Gia Hoa Kỳ: Các Văn Kiện của Quốc Hội Hoa Kỳ, Phiên Họp Thứ Nhì, Các Khóa 19 đến 21, Tháng Một 1827-Tháng Ba 1837, Washington, DC: Gales & Seaton, 1860, Naval Affairs, vol. iv, trang 6.

5. Tài liệu đã dẫn trên, trang 158.

Nguồn: Robert Hopkins Miller, The United States and Vietnam 1787-1941, National Defense University Press, Washington, DC, 1990, các trang 17-18, 266-268, 299-302

Những bước bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Bình Minh (Bài đã đăng trên Tạp chí Phương Đông số 7-2020)

Từ cuối năm 1980 và đầu những năm 1990, do tình hình thế giới và vùng Đông Nam Á có nhiều biến đổi, Mỹ bắt đầu có sự thay đổi chiến lược với Việt Nam. Chính quyền của Tổng thống G. Bush (Bush cha) có sự điều chỉnh chính sách: tập trung giải quyết vấn đề Tù binh Chiến tranh và Người Mỹ mất tính trong Chiến tranh (POW/MIA); bước đầu đề cập thận trọng vấn đề dân chủ nhân quyền; “Từng bước có điều kiện” để nới lỏng các mức quan hệ, dần dần đi đến xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nhưng vẫn nhằm chuyển hóa nền chính trị Việt Nam, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của Mỹ.

Thực tế, vào thập kỷ 80, Việt Nam hướng đặc biệt tới việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ bằng những hành động giải quyết vấn đề liên quan đến người mất tích trong chiến tranh (MIA). Tháng 2 năm 1982, lần đầu tiên Việt Nam trao trả một số hài cốt cho đoàn đại biểu Hoa Kỳ do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Richard Armitage dẫn đầu đến thăm Hà Nội. Tháng 6 năm 1985, Việt Nam thông báo với Hoa Kỳ về việc sẵn sàng giải quyết vấn đề MIA trong vòng 2 năm. Hai tháng sau, Việt Nam trao trả hài cốt 26 người Mỹ, và đây là lần trao trả số lượng lớn nhất tính từ năm 1982. Vào tháng 11, Việt Nam cho phép tiến hành cuộc khai quật chung đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại khu vực máy bay B-52 bị bắn rơi nhằm tìm kiếm các hài cốt MIA.

23 bộ hài cốt lính Mỹ chuẩn bị được chuyển từ Hà Nội tới căn cứ của quân đội Mỹ ở Hawaii để xác định danh tính, tháng 11 năm 1988 (Ảnh: National Geographic, số tháng 11 năm 1989 – Tư liệu của Thư viện Nguyễn Văn Hưởng)

Tháng 2 năm 1987, Tướng John Vessey, Đặc phái viên của Tổng thống G. Bush sang Việt Nam bàn về vấn đề POW/MIA, được xem như là bước khởi đầu về mặt ngoại giao cho các hoạt động hỗn hợp giữa Việt Nam và Mỹ để tăng cường quan hệ ngoại giao hai nước. Các năm tiếp theo, Chính phủ Mỹ đã tăng cường tổ chức nhiều đoàn cao cấp sang Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động MIA. Đặc biệt, tháng 4 năm 1991, tại New York, phía Mỹ trao cho Việt Nam “Bản lộ trình 4 bước” thể hiện rõ từng bước đó có điều kiện thực hiện ý đồ chính trị của Mỹ đối với Việt Nam, trong đó luôn gắn vấn đề POW/MIA là một điều kiện quan trọng, không thể thiếu được trong quan hệ 2 nước. Có thể tóm tắt lộ trình 4 bước (4 giai đoạn) như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này bắt đầu với việc ký Hiệp định Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Hội nghị Paris về một giải pháp chính trị cho Campuchia với điều kiện Việt Nam phải thuyết phục Phnôm Pênh ký và thực hiện Hiệp định Paris, phải cho người Việt Nam phục vụ trong chế độ Sài Gòn cũ đi theo diện ODP (Chương trình ra đi có trật tự), HO (Chương trình giành cho các quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn đi đoàn tụ gia đình). Một ưu tiên quan trọng là hợp tác và giải quyết nhanh chóng các tin liên quan đến MIA, thu hồi hài cốt Mỹ được tìm thấy. Phía Mỹ sẽ bỏ giới hạn đi lại 25 dặm đối với các nhà ngoại giao Việt Nam làm việc tại Liên Hợp Quốc ở New York, bắt đầu đối thoại về thể thức liên quan đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, thảo luận về vấn đề tài sản giữa hai nước, quy chế cho các doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam…

Giai đoạn 2: Liên Hợp Quốc sẽ lập Cơ quan UNTAC giám sát tại Campuchia (The United Nations Transitional Authority For Cambodia), Mỹ sẽ bắt đầu từng bước để tự do hóa các quan hệ kinh tế với Campuchia. Việt Nam phải ủng hộ hoàn toàn tất cả các phần của Hiệp định Liên Hợp Quốc tại Hội nghị Paris; bắt đầu thực hiện chương trình 24 tháng để tổ chức thường xuyên các đợt trao trả hài cốt đơn phương, điều tra chung về MIA. Phía Mỹ sẽ cử các đoàn cao cấp đến Hà Nội để tiếp tục đối thoại về bình thường hóa, nghiên cứu để từng bước xóa bỏ cấm vận. Như vậy, giai đoạn hai bao gồm các bước đi cụ thể của Campuchia trong mối quan hệ với Mỹ, quan hệ Mỹ và Việt Nam phản ánh mối quan hệ đó giữa hai nước. Giai đoạn hai có thể tiến triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào tiến bộ về vấn đề POW/MIA.

Việt Nam và Hoa Kỳ phối hợp tìm hài cốt binh sĩ Mỹ ở Thừa Thiên – Huế năm 2010 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ)

Giai đoạn 3: Yêu cầu tất cả các lực lượng và cố vấn quân sự Việt Nam tại Campuchia đã được quốc tế kiểm chứng phải rút về nước. Việt Nam đã thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề người Mỹ còn sống, trao trả các hài cốt có sẵn ở Việt Nam cho phía Mỹ. Lúc này Mỹ sẽ mở Văn phòng Liên lạc tại Hà Nội và mời Việt Nam thiết lập một Văn phòng như vậy tại Washington D.C; xóa bỏ cấm vận thương mại hoàn toàn; xem xét thuận lợi bỏ phiếu cho các khoản tiền cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB cho các dự án nhu cầu cơ bản của con người. Như vậy, giai đoạn ba này là giai đoạn đạt được những tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là giải quyết các nhu cầu kinh tế và tài chính của Việt Nam với giả thiết là các bước đi cụ thể về Campuchia và POW/MIA được diễn ra.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối này bắt đầu khi bầu cử dân chủ được diễn ra tại Campuchia, Quốc hội Campuchia được thành lập, có Hiến Pháp mới; việc giải giáp lực lượng quân sự của tất cả các phái Campuchia như đã được 4 phái Campuchia chấp nhận. Mỹ và Việt Nam đồng ý thực hiện các cam kết trước đây về vấn đề POW/MIA và chương trình 24 tháng đã đạt được kết quả. Lúc này, Mỹ sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, xem xét Việt Nam được hưởng quy chế “Tối Huệ Quốc” theo quy định của đạo luật Jackson – Vanik, xem xét thuận lợi các khoản vay cho nhu cầu cơ bản của con người trong các ngân hàng phát triển đa phương khác nhau và các tổ chức tài chính quốc tế.

Bài phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch về việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đăng trên tờ Time, số ra ngày 30 tháng 4 năm 1990, trong đó, Bộ trưởng nói “Đã đến lúc hàn gắn vết thương chiến tranh” (Tư liệu của Thư viện Nguyễn Văn Hưởng)

Như vậy là lộ trình 4 bước nói trên đã thể hiện rất rõ rằng ở bất kỳ mối quan hệ nào, ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào trong quan hệ Mỹ – Việt Nam, phía Mỹ đều gắn với tiến trình giải quyết vấn đề POW/MIA để gây sức ép với Việt Nam trong mối quan hệ song phương. Chính Thượng Nghị sỹ John McCain đã ví vấn đề POW/MIA tại Việt Nam như một chiếc hàn thử biểu (cặp nhiệt kế) trong quan hệ Mỹ – Việt. Khi nào Mỹ muốn sấy nóng lên, tạo sự căng thẳng trong quan hệ thì chỉ trích Việt Nam thiếu hợp tác trong việc giải quyết vấn đề MIA; còn khi nào muốn thúc đẩy nhanh quan hệ thì đánh giá Việt Nam đã hợp tác tích cực, có thiện chí trong việc hỗ trợ Mỹ giải quyết vấn đề MIA.

Thực tế quan hệ Việt – Mỹ đã được Mỹ tính toán kỹ từng bước, nhằm vừa đảm bảo lợi ích an ninh của Mỹ, vừa duy trì được sức ép cần thiết buộc Việt Nam phải thực hiện những đòi hỏi do Mỹ đặt ra. Trong chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống G. Bush, từ ngày 4 tới ngày 8 tháng 9 năm 1995, ông Bush cũng đã nhắc tới Lộ trình này trong diễn văn của mình: “… Nội các của tôi đã nghĩ ra một ‘Lộ trình’ để rõ những gì cần phải đạt được để cải thiện quan hệ Mỹ – Việt. Tướng John Vessey cùng nhiều vị khác am hiểu vấn đề tù binh và người mất tích trong trong chiến tranh đã cho tôi nhiều lời khuyên có giá trị về những công việc đang tiến triển nhằm khuyến khích Việt Nam đi theo bản lộ trình”. Sự tiến bộ có thể đạt được trong quan hệ Việt – Mỹ đều phụ thuộc phần lớn vào tiến trình giải quyết vấn đề POW/MIA tại Việt Nam.

Có thể nói, Việt Nam đã giải quyết vấn đề này rất tốt. Tháng 8 năm 1987, hai hội nghị được tổ chức luân phiên tại Washington và Hà Nội để thảo luận vấn đề MIA và cả vấn đề viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Việt Nam. Việt Nam đã đồng ý cho phép đội ngũ kỹ thuật hỗn hợp Việt Nam – Hoa Kỳ cùng làm việc nhằm tìm kiếm hài cốt các nhân viên công vụ. Tới tháng 9 năm 1990, Hoa Kỳ nhận lại từ phía Chính phủ Việt Nam chỉ 100 hài cốt MIA. Hoa Kỳ tính có khoảng 1.750 người Mỹ mất tích ở Việt Nam; tổng số người Mỹ mất tích trên toàn Đông Dương là 2.387.

Chuyển biến quan trọng đầu tiên trong mối quan hệ với Việt Nam – Hoa Kỳ là Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã gặp gỡ Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker tại New York ngày 29 tháng 9 năm 1990. Đó là cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa hai quốc gia trong suốt 17 năm. Trong buổi gặp gỡ tại New York, Việt Nam đồng ý cho phép Hoa Kỳ lập văn phòng tại Hà Nội để thu thập thông tin liên quan đến MIA. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đồng ý thành lập các đội hỗ trợ kỹ thuật Việt Nam – Hoa Kỳ với quyền tự do tiếp cận các hồ sơ chiến tranh và tài liệu lưu trữ cũng như có thể đến tận nơi các máy bay bị bắn rơi hoặc các sự cố khác, nơi các lực lượng quân sự Mỹ có khả năng mất tích tại Việt Nam trong chiến tranh. Tháng 4 năm 1991, Tướng Vessey mở văn phòng tại Hà Nội để điều tra các trường hợp MIA.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker tại New York vào tháng 9 năm 1990

Tiếp sau MIA là hàng loạt những động thái ngoại giao và thương mại tích cực khác giữa hai bên. Một trong những hoạt động tích cực đầu tiên chính là chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu doanh nghiệp Hoa Kỳ do Warren Williams, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ dẫn đầu vào tháng 12 năm 1991. Tháng 2 năm 1992, cuộc viện trợ đầu tiên của Hoa Kỳ dưới hình thức cứu trợ cho các nạn nhân hứng chịu bão đã được thực hiện. Ba tháng sau, Washington bãi bỏ cấm vận thương mại đối với các mặt hàng y tế và nông nghiệp để đáp ứng đủ cho nhu cầu của nhân dân Việt Nam. Hoa Kỳ cũng xóa bỏ những hạn chế đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận Mỹ, cho phép những tổ chức này tiến hành các hoạt động nhân đạo tại Việt Nam.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai và Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry trả lời phóng viên sau phiên họp tại Hà Nội tháng 11/1992 về vấn đề lính Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam

Ngày 12 tháng 12 năm 1992, chỉ vài tuần trước khi nhiệm kỳ kết thúc, Tổng thống George Bush tuyên bố cho phép các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư tới Việt Nam nhằm chuẩn bị kế hoạch cho tương lai phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tháng 2 năm 1993, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Bill Clinton tuyên bố nới lỏng cấm vận Việt Nam. Tháng 7 năm 1993, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không tiếp tục cấm IMF và các tổ chức đa quốc gia khác cho Việt Nam vay. Đầu năm 1994, Mỹ thiết lập Văn phòng Liên lạc. Năm 1995 nâng cấp thành Sứ quán và sau đó mở Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM.

Việc bãi bỏ cấm vận thương mại của Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1994 đã đưa Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách các nước thù địch của Hoa Kỳ. Ngay sau đó có vẻ như Việt Nam đã chính thức được công nhận và đây là một bước tiến dẫn đến việc Hoa Kỳ đã trao Quy chế thương mại Tối huệ quốc (MFN) cho Việt Nam. Trên thực tế, phải thêm tới sau 18 tháng Tổng thống Bill Clinton mới tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995. Tổng thống Mỹ phát biểu cho rằng việc bình thường hóa sẽ nhấn mạnh lợi ích của Hoa Kỳ trong việc “tạo ra một nước Việt Nam tự do và hòa bình ở châu Á hòa bình và ổn định”. Năm 2001, hai bên ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, đánh dấu sự phát triển toàn diện trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Nhìn lại quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước, có thể thấy việc Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ phía Mỹ giải quyết tốt vấn đề POW/MIA chính là điều kiện mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố quyết định Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, ngày 11/7/1995
Ngày 5-8-1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN)
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đã đến thăm hiện trường khai quật hài cốt phi công Mỹ lái chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi vào năm 1967 ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc (Ảnh: AFP)

Tuy vậy, phải nhận thấy từ Lộ trình 4 bước là việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam xuất phát từ không chỉ những nỗ lực đầy thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết người Mỹ mất tích, mà còn là tính toán chính trị kỹ lưỡng của Hoa Kỳ. Tài liệu từ phía Mỹ cho thấy Hoa Kỳ đã nhận thấy những lợi ích rõ ràng khi nối lại quan hệ với Việt Nam.

Thứ nhất, một mối quan hệ ngoại giao sẽ giúp người Mỹ gây ảnh hưởng tới quá trình cải tổ cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị đang diễn ra tại Việt Nam; thứ hai, tạo cho các công ty Mỹ một phần đáng kể cơ hội thương mại và đầu tư khổng lồ trong phần mà các quốc gia khác đã khai thác được nhờ vào chính sách tự do hóa của Việt Nam; thứ ba, tạo điều kiện để Hoa Kỳ tiếp cận các kế hoạch chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc đối với vùng Vịnh Bắc bộ và Biển Đông. Và mặc dù không hề công nhận chính thức nhưng tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng việc xác lập quan hệ với Việt Nam chính “là một bước cân bằng chiến lược đối với sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại châu Á”./.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 699 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 487 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 180 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 142 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 82 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 81 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 65 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 10 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.