Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 24842928

 
Tin tức - Sự kiện 20.04.2024 03:11
Lãnh đạo CSVN lo buồn sắp đế ngày tàn của thần tượng Putin
19.04.2022 20:56

Tổng thống Putin sẽ gặp hậu quả gì nếu thất bại trong chiến dịch ở Ukraine?
Tổng thống Vladimir Putin được cảnh báo rằng thất bại trong chiến dịch ở Ukraine cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cá nhân ông. Chiến thắng được coi là “vấn đề sống còn“ đối với nhà lãnh đạo Nga.

Tổng thống Putin sẽ gặp hậu quả gì nếu thất bại trong chiến dịch ở Ukraine?
 Ông Putin đối mặt với “vấn đề sống còn về mặt chính trị“ trong cuộc chiến với Ukraine. Ảnh: Getty

Garry Kasparov, chủ tịch của Tổ chức Nhân quyền, chia sẻ trên CNN rằng trong bối cảnh các lực lượng Nga buộc phải rút lui khỏi khu vực phía bắc Kiev, ông Vladimir Putin sẽ lâm vào tình cảnh buộc phải giành được chiến thắng nào đó ở phía nam và phía đông của Ukraine. Một thất bại của Nga chắc chắn sẽ khiến ông Putin trở thành "tội đồ" ở quê nhà. 

Ông chia sẻ trên CNN: "Đây là vấn đề sống còn về mặt chính trị, thậm chí trong trường hợp này còn là nguy hiểm đến cá nhân ông Putin".

Ông Kasparov nói thêm: "Tôi nghĩ Tổng thống Putin biết rằng thua trong cuộc chiến này không phải là một lựa chọn khả dĩ. Đó là lý do tại sao ông phải làm như mình đang giành chiến thắng trong cuộc chiến. Ông ấy đang cố gắng để đạt được một kết quả nào đó ở phía đông và nam Ukraine, sau đó xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở miền đông Ukraine dường như đã bắt đầu, theo một bài đăng trên Facebook của bộ tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine. 

Trong bối cảnh quân đội Nga rút lui hoàn toàn khỏi miền bắc Ukraine, ông Putin đã chỉ định Aleksandr Dvornikov, đại tướng từng tham gia các chiến dịch ở Syria, làm tổng chỉ huy chiến dịch có thể định đoạt cục diện chiến trường đông Ukraine. Các chuyên gia cho rằng ông Putin đang cố gắng giành quyền kiểm soát Odessa để tạo ra một hành lang trên bộ giữa miền nam và vùng Donbass ở miền đông Ukraine. Ông Putin cho biết "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm mục đích khôi phục hòa bình sau 8 năm chiến sự ở vùng Donbass.

Sau cuộc gặp với ông Putin ở Moscow vào tuần trước, Thủ tướng Áo Karl Nehammer nói với NBC: "Ông Putin có logic của riêng mình. Ông ấy cho rằng cuộc chiến là cần thiết để đảm bảo an ninh cho Nga".

Chia sẻ về hậu quả tiềm tàng nếu Nga thất bại, ông Kasparov cho biết: "Đối với ông Putin, chấp nhận thất bại là điều không thể. Nếu thật sự điều đó diễn ra, tất cả hình tượng mà ông xây dựng nên bấy lâu nay sẽ sụp đổ".

"Nếu Nga thua, ông Putin sẽ trở thành "vật tế" cho đám đông giận dữ, những người đổ lỗi cho ông đã gây ra các khó khăn về kinh tế", ông nói thêm.

Khi ông Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, ông nói với người Nga rằng mục tiêu của chiến dịch là "phi quân sự hóa và phi phá‌t xí‌t hóa Ukraine", bên cạnh đó bảo vệ người dân ở vùng Donbass.

"Nếu chiến dịch quân sự thất bại ở Ukraine, nền kinh tế xã hội của Nga sẽ bị đảo lộn hoàn toàn, và chắc chắn Tổng thống Putin sẽ là người phải chịu tất cả trách nhiệm", Ông Kasparov kết luận.

Tổng thống Pháp Macron đã dự đoán trên đài phát thanh Pháp RTL rằng thời điểm kết thúc chiến sự sẽ vào ngày 9/5, trùng với ngày lễ kỷ niệm Đức Quốc xã đầu hàng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ tin rằng chiến dịch sẽ kết thúc vào cuối năm 2022.

Nguồn Tin:  danviet

Văn hóa tôn sùng chiến tranh: Putin đánh Ukraina để lấy lòng dân Nga ?

Cuộc tấn công Ukraina của quân đội Nga mở màn ngày 24/02/2022, và chưa biết sẽ kéo dài đến khi nào, thường được coi là một quyết định độc đoán - liều lĩnh, của tổng thống Nga cùng với một vài cộng sự tin cẩn nhất. Để trả lời cho câu hỏi, cuộc chiến sẽ đi về đâu, nhiều chuyên gia thường đặt lên hàng đầu câu hỏi tổng thống Vladimir Putin thực sự muốn gì ?

QUẢNG CÁO

Giải đáp câu hỏi tổng thống Putin thực sự muốn gì quả là điều không đơn giản, bởi theo nhiều nhà quan sát, lãnh đạo tối cao nước Nga trong thời gian gần đây sống cô lập, gần như tránh mọi tiếp xúc, thận trọng với tuyệt đại đa số người dưới quyền. Mới đây, tình báo Hoa Kỳ đưa ra nhận định sở dĩ ông Putin quyết định tiếp tục chiến tranh, do nhận được những tin tức sai lạc do chính tình báo Nga cung cấp, những thông tin được coi là để thỏa mãn trước hết nhu cầu đầy ảo tưởng của ông chủ điện Kremlin, chứ không nói lên sự thật. Một Putin độc đoán, cô lập, tách rời với tất cả, sống trong ảo tưởng… là hình ảnh về lãnh đạo tối cao Nga, được không ít người chia sẻ.

Trên thực tế, cũng có một cách nhìn rất khác về lãnh đạo tối cao Nga, về quyết định chiến tranh chống Ukraina của Matxcơva. Theo tiếp cận này, cuộc xâm lăng Ukraina là sự tiếp nối rất logic cùa tư tưởng « sùng bái chiến tranh », như một phương tiện khẳng định « sự vĩ đại của nước Nga » đang trên đường tìm lại hào quang, điều mà Vladimir Putin cùng cộng sự đã dày công xây dựng từ hơn 20 năm qua. Xây dựng trên nhiều phương diện, về công nghệ, kỹ thuật, quân sự, nhưng đặc biệt là về mặt văn hóa, về ý thức hệ, về tuyên truyền.

RFI xin giới thiệu một số nét chính trong bài tổng thuật của nhà báo Valentine Pasquesoone, trên trang mạng Pháp France Inter (ngày 30/03/2022). Bài viết nhan đề « Từ văn hóa quân sự đến cuộc xâm lăng Ukraina, Vladimir Putin ‘‘khẳng định uy tín’’ qua chiến tranh như thế nào ? », lột tả tham vọng dùng chiến tranh để khẳng định quyền lực, dùng các cuộc xâm lăng để khẳng định bản sắc Nga, khẳng định đế chế Nga.

Một quan niệm như vậy dường như đã và đang nhận được sự đồng cảm lớn trong xã hội Nga. Rất có thể là nhờ sự ủng hộ rộng lớn đó mà tổng thống Putin quyết định tấn công Ukraina, bất chấp phản ứng phẫn nộ rộng khắp thế giới, có thể dự đoán. Và muốn biết chiến tranh tại Ukraina đi đến đâu, và bên cạnh việc trả lời cho câu hỏi Putin thực sự nghĩ gì, bên cạnh việc lý giải chủ đề này dưới góc độ toàn cầu, một vấn đề chính khác có lẽ cần được làm rõ là : đa số người Nga thực sự nghĩ gì, và chính quyền Putin đã định hướng dân Nga nghĩ như thế nào ?

***

Nhà báo đài France Inter nhấn mạnh trước hết đến « văn hóa chiến tranh », thái độ tôn sùng, cổ vũ cho chiến tranh xuyên suốt cuộc đời Putin ngay từ trước khi trở thành tổng thống.  « Chiến tranh, rồi văn hóa quân sự đã in đậm tuổi trẻ của Putin thời Liên Xô. Cha của Putin là thương binh trong Thế chiến Hai, còn tổng thống Nga tương lai lớn lên ‘‘tại một ‘thành phố - anh hùng’ (thành phố Leningrad, tức Saint Petersbourg) mà hồi ức về nó vẫn là điều thiêng liêng » đối với biết bao người dân Nga, như nhận xét của Michel Eltchaninoff (tác giả cuốn « Dans la tête de Poutin / Trong đầu Putin », xuất bản 2016, tái bản 2022 có bổ sung).

Giáo dục « quân phiệt » từ thuở thiếu thời

« Vladimir Putin là đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà chủ nghĩa quân phiệt thấm đẫm cuộc sống đời thường », nơi « giáo dục chính là giáo dục quân phiệt », và « nghĩa vụ quân sự, với các nghi thức nhập môn tàn bạo và những nghi lễ thu nạp đầy nam tính là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong đời sống của một con người trong xã hội Xô Viết ».

Đường phố Leningrad đã dạy cho Putin một điều căn bản, đó là « nếu như đụng độ là không thể tránh khỏi, bạn hãy là kẻ tấn công đầu tiên ». Người thanh niên Vladimir Putin đã lớn lên trong môi trường đầy dương tính, rất gần với « văn hóa quân sự », một thứ văn hóa « rất cổ sơ », coi chiến tranh là con đường khẳng định phẩm giá đàn ông, theo bà Cécile Vaissié, giáo sư chuyên về nghiên cứu Nga và Xô Viết, Đại học Rennes 2 (Pháp).

Rất nhiều năm trước khi quyết định tiến hành xâm lược Ukraina, ông chủ điện Kremlin đã không ngừng khẳng định sức mạnh của nước Nga thông qua chiến tranh. Nhà báo France Inter dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Mỹ gốc Nga Anna Borshchevskaya, về nỗ lực không ngừng của Putin, khẳng định mình như « một thủ lĩnh chiến tranh ngay trong thời bình » (*), ngay từ khi Putin đắc cử tổng thống năm 2000.

Michel Eltchaninoff, tác giả cuốn « Trong đầu của Putin », chú ý đến một số tác giả có ảnh hưởng quan trọng nhất đến tư tưởng của tổng thống Nga. Nhà triết học Ivan Ilyine (1883 – 1954) ủng hộ hành động bạo lực « nhân danh điều thiện » hay nhà tư tưởng Nikolai Danilevski (1822- 1885) ca ngợi việc « huy động dân chúng tham gia chiến tranh như một chất men quan trọng cho sự phục sinh văn hóa và chính trị ».

Chiến tranh Tchetchenia : Từ 1% đến hơn 50% dân Nga ủng hộ Putin

Không thể có Putin – thần tượng của rất nhiều người dân Nga, nếu không có cuộc chiến tranh Tchetchenia lần thứ hai (tháng 8/1999 – tháng 2/2000). Vào tháng 8/1999, khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, dưới thời tổng thống Boris Eltsine, cựu nhân viên an ninh Putin chỉ nhận được 1% ủng hộ của cử tri cho cuộc bầu cử tổng thống dự kiến tháng 6/2020. Tuy nhiên, theo giáo sư Cécile Vaissié, cũng vào năm 1999, « Cơ quan An ninh Nga FSB đã có kế hoạch xây dựng hình ảnh Putin như một vị tổng thống sáng giá ».

Thủ tướng Putin, rồi quyền tổng thống Putin (thay thế Eltsin tháng 12/1999), đã khẳng định tư thế một người hùng của nước Nga, khi thể hiện như « một thủ lĩnh quân sự, trong trang phục quân nhân, chụp ảnh với binh sĩ, (được coi là người đã) tung ra câu nói nổi tiếng ‘‘truy đuổi những kẻ khủng bố đến hang ổ cuối cùng’’… ».

Kể từ thời điểm đó uy tín của Putin lên như diều. Từ 1% lúc mới là thủ tướng đến hơn 50% phiếu bầu ngay trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn (tháng 3/2020).

Điều gì đã khiến Putin nhanh chóng trở thành người được dân Nga hâm mộ ? Theo hai chuyên gia Cécile Vaissié và Isabelle Facon (Quỹ nghiên cứu chiến lược), hình ảnh một nhà lãnh đạo quân sự trẻ tuổi sẵn sàng vực dậy nước Nga đã khiến « nhiều người dân Nga nức lòng ».

Theo quan điểm chính thống, cuộc chiến tranh Tchetchenia lần thứ hai được khởi động sau khi các lực lượng ly khai người Tchetchenia tiến hành 5 cuộc tấn công khủng bố tại Matxcơva và một số nơi khác, từ tháng 8 đến tháng 9/1999. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn đặt câu hỏi về tính xác thực của việc quy trách nhiệm các cuộc tấn công khủng bố nói trên cho các nhóm ly khai Tchetchenia. Một số người cho rằng cơ quan an ninh Nga đã dàn dựng các vụ tấn công, được sử dụng để làm cái cớ dẫn đến một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất tại châu Âu sau Thế chiến Hai (từ 100.000 đến 300.000 thường dân thiệt mạng trong cuộc chiến này, tức khoảng từ 10 đến 30% dân số Tchetchenia). Cuộc chiến bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo như một « tội ác diệt chủng ».

Có một điều rõ ràng là ông Putin đã phụ trách Cơ quan An ninh Liên bang Nga từ tháng 7/1998 đến tháng 8/1999, tức ngay trước khi trở thành thủ tướng, và đúng vào lúc Chiến tranh Tchetchenia lần thứ hai khai màn. Cuộc chiến mà chính quyền Putin gọi là « Chiến dịch chống khủng bố ».

Chiến tranh và tham vọng đế chế: cội rễ uy tín của Putin

Bà Isabelle Facon, chuyên gia về các chính sách an ninh và quốc phòng Nga (Quỹ nghiên cứu chiến lược), tóm lược bí quyết thành công của ông Putin. Đó là : chiến tranh, « hơn bất cứ thứ nào khác », cho phép Putin khẳng định uy tín của mình trong xã hội Nga.

Thành quả bất ngờ trong việc chinh phục công luận Nga, với chiến thắng trong cuộc chiến tranh Tchetchenia lần thứ hai, có lẽ khiến chính quyền Putin nhận rõ rằng chiến tranh, hồi ức về chiến tranh là một trụ cột chủ yếu của hệ thống quyền lực tại Nga. Hai tháng sau khi đắc cử tổng thống, Vladimir Putin trở thành tổng thống Nga đầu tiên chủ trì dịp kỉ niệm ngày Liên Xô chiến thắng phát xít Đức, ngày 09/05/2000, trong cuộc chiến thường được người Nga gọi là « Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1940 -1945) ».

Chuyên gia về chính sách an ninh, quân sự Nga, Anna Borshchevskaya, khẳng định : hồi ức về chiến tranh trở thành luận điểm tuyên truyền căn bản để điện Kremlin khôi phục hình ảnh ảnh về nước Nga như một đại cường, với trong nước và trên trường quốc tế. Kể từ lễ kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức vào năm 2000, tổng thống Putin bắt đầu tìm cách sử dụng triệt để hình ảnh Liên Xô anh hùng chiến thắng phát xít như một yếu tố căn bản gắn kết toàn bộ xã hội Nga. Kể từ giờ, ngày 09/05 trở lại với lễ duyệt binh, mũ quân nhân, quân phục được bán khắp nơi, bán cho trẻ em… Một không khí « quân sự hóa » ngày càng hiện diện rõ trong xã hội Nga. Quân đội được coi là hạt nhân của đất nước, có vai trò trụ cột trong việc khôi phục hình ảnh cường quốc của Nga. Mọi ý kiến trái chiều đối diện với nguy cơ bị đàn áp.

Kể từ lễ kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức vào năm 2000, tổng thống Putin bắt đầu sử dụng triệt để hình ảnh Liên Xô anh hùng chiến thắng phát xít như một yếu tố căn bản gắn kết toàn bộ xã hội Nga. Kể từ giờ, ngày 09/05 trở lại với lễ duyệt binh, mũ quân nhân, quân phục được bán khắp nơi, bán cho trẻ em… Một không khí « quân sự hóa » ngày càng hiện diện rõ trong xã hội Nga.

Nước Nga Putin tiếp tục chống « phát xít »

Nhà báo France Inter đặc biệt chú ý đến « vai trò căn bản » của nhà trường Nga trong việc phổ biến hình ảnh về chiến thắng của Hồng Quân Liên Xô trong Thế chiến Hai. Chính quyền Putin cũng chủ trương khôi phục hình tượng Stalin, biện minh cho những tội ác khủng khiếp chống lại người dân Nga thời Stalin. Tiếp tục « chống phát xít », kế thừa truyền thống Liên Xô của Stalin, là điều đang được coi là đã và tiếp tục làm nên tính chính đáng của chính quyền Putin, phục hồi sự vĩ đại của nước Nga (**).

Theo Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển, « dưới thời tổng thống Putin, quân đội trở thành một tác nhân hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại ». Nhà nghiên cứu Isabelle Facon có cùng ghi nhận, « trong những năm gần đây, quân sự là kênh chủ yếu » cho phép nước Nga trở lại cải thiện vị thế. Việc vai trò của quân đội được củng cố mạnh mẽ kể từ năm 2008, sau cuộc can thiệp quân sự của Nga tại Gruzia, khiến quân đội, chiến tranh trở thành lĩnh vực có ảnh hưởng hàng đầu đến các quyết định chính trị của Nga.

Vai trò số một của quân đội và xu thế « quân sự hóa » xã hội Nga

Quân đội Nga được coi là đã tăng cường sức mạnh đáng kể sau năm 2009, với các cải cách do tổng thống Putin chủ trương. Can thiệp quân sự hỗ trợ nhà độc tài Assad tại Syria từ năm 2015, can thiệp vào miền đông Ukraina, sát nhập bán đảo Crimée kể từ năm 2014, đã là các động thái giúp chính quyền Putin củng cố quyền lực trong nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, uy tín của nhà độc tài – « người hùng » trong chiến tranh Tchetchenia, vốn được dân chúng Nga hâm mộ - sụt giảm rất mạnh. Theo một thăm dò dư luận tháng 5/2019 (của viện điều tra VTSIOM), chỉ có 30,5% dân Nga dẫn tên Putin, để trả lời cho câu hỏi mở : « Quý vị tin tưởng vào chính trị gia nào ? » (***). Ảnh hưởng sụt giảm rất mạnh so với tỉ lệ gần 77% cử tri bỏ phiếu ngay trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống 2018 – do hiệu ứng « đồng thuận về bán đảo Crimée » (« đồng thuận » do bởi sự ủng hộ rộng khắp của dân Nga với quyết định sát nhập, cũng như thái độ phổ biến trong dân chúng chống lại các trừng phạt phương Tây do Matxcơva sát nhập bán đảo Crimée).

Đúng là vào thời điểm 2018 - 2019, đông đảo dân chúng Nga có nhiều thất vọng với những hứa hẹn hão huyền của tổng thống Putin về việc cải thiện đời sống trong nước, cuộc cải cách hưu trí gây một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Đa số người dân không sẵn sàng đánh đổi các điều kiện sống thực tại, và các đòi hỏi về công lý, lấy một chính quyền « mạnh », vị thế với quốc tế, tham vọng lãnh thổ đại Nga.

Tuy nhiên, những bất bình như trên trong xã hội Nga đối với chính quyền Putin, dù có thể dẫn đến một số phản kháng đáng kể trong nước, đã khó cưỡng nổi xu thế « quân sự hóa » chủ đạo trong xã hội Nga, mà ông Putin và các đồng sự đã khởi động từ hơn 20 năm qua, đặc biệt là từ 5 năm gần đây, như ghi nhận của chuyên gia Mỹ gốc Nga Anna Borshchevskaya. Ngay cả trong thời bình, nhà lãnh đạo độc đoán Nga vẫn rất chú ý đến việc hành xử như một « thủ lĩnh chiến tranh ».

Chiến thắng quân sự và thành công chính trị: Ukraina, một bàn đạp mới cho Putin ?

Nếu như cuộc chiến tranh Tchetchenia lần thứ hai đã đưa Putin lên đỉnh cao quyền lực, thì rất có thể với nhà lãnh đạo độc tài, cuộc chiến chống Ukraina tạo cơ hội thành công trong tham vọng cuối đời, một tham vọng gắn liền với việc khẳng định đế quốc đại Nga mới, kế thừa những vinh quang thời Xô Viết. Nhà báo France Inter nhấn mạnh rằng chính quyền Putin « để biện minh cho việc xâm lăng Ukraina », đã khắng định mục tiêu « phi phát xít hóa nhà nước Ukraina, như để nhắc lại tầm vóc vĩ đại của nước Nga trước kẻ thù Đức Quốc xã trước đây ».

Theo thăm dò dư luận mới nhất, do viện nghiên cứu độc lập Levada thực hiện, vào cuối tháng 3, có 83% dân Nga ủng hộ ông Putin (tăng 12% so với tháng trước), khoảng hai phần ba dân ủng hộ « chiến dịch quân sự đặc biệt » tại Ukraina. Theo Wall Street Journal, các điều tra do những trung tâm của chính quyền Nga tiến hành cũng cho ra một kết quả gần tương tự.

Tại Nga, chính quyền ra luật cấm dùng chữ chiến tranh để nói về cuộc xâm lăng Ukraina của Nga. Người dân Nga buộc phải ủng hộ « chiến dịch quân sự đặc biệt » của Putin do bị kiểm duyệt ? Hay do thiếu thông tin về thực chất cuộc chiến ? Hay do tin tưởng thực sự vào tổng thống Nga, chia sẻ với ông Putin về niềm tin vào tương lai một Đại Nga hùng mạnh, đối thủ của phương Tây, mà quốc gia « đàn em » Ukraina không có cách nào khác phải quy phục ?

Trong một xã hội như nước Nga, mà chính quyền thao túng xã hội dân sự về nhiều mặt, thật khó có một câu trả lời thỏa đáng. Dù sao bài viết « Từ văn hóa quân sự đến cuộc xâm lăng Ukraina, Vladimir Putin ‘‘khẳng định uy tín’’ qua chiến tranh như thế nào ? » cũng giới thiệu những thông tin căn bản cho phép công chúng có thêm cơ sở để suy ngẫm về những diễn biến nội tại trong xã hội Nga. Những diễn biến ắt hẳn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến tranh của nước Nga chống lại Ukraina, đang diễn ra. Một cuộc chiến không chỉ là câu chuyện nội bộ Nga – Ukraina, mà còn góp phần đáng kể xác định hướng đi của toàn nhân loại.

***

Ghi chú

(*) Chuyên gia Anna Borshchevskaya là tác giả bài « The Role of the Military in Russian Politics and Foreign Policy Over the Past 20 Years / Vai trò của quân đội trong chính trị và chính sách đối ngoại của Nga trong 20 năm qua », tháng 5/2020, Foreign Policy Research Institute (được dẫn trong bài  « Từ văn hóa quân sự đến cuộc xâm lăng Ukraina, Vladimir Putin ‘‘khẳng định uy tín’’ qua chiến tranh như thế nào ? », trên France Inter, ngày 30/03/2022).

(**) Tác giả Anna Borshchevskaya trong bài trên đã chỉ ra hàng loạt biện pháp của chính quyền Putin cổ vũ cho một quan điểm hoài niệm về thời Xô Viết, cổ vũ cho sự sùng bái quân đội trong dân chúng từ 20 năm nay, khôi phục bộ máy tuyên truyền của Nhà nước Nga, thành lập các phong trào thanh niên, như Nashi (2005), Yunarmia (2016) để tiếp tay cho chính quyền, soạn thảo lại sách hướng dẫn dạy môn sử trong nhà trường… Chính quyền Putin cũng coi Giáo hội Chính Thống Giáo Nga ngay từ năm 2000, như một « chất keo của chủ nghĩa dân tộc Nga », một công cụ quan trọng đối với chính sách đối ngoại (« Quan niệm về An ninh Quốc gia Nga 2000 » nhấn mạh đến khái niệm « Đổi mới tâm linh »). Giáo hội Chính Thống Giáo có thể được huy động để biện minh cho việc xét lại các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, về sứ mạng tôn giáo của một chế độ chính trị, bảo vệ các giá trị truyền thống Nga, chống lại sự băng hoại về đạo đức của phương Tây. Với chính quyền Putin, Giáo hội Chính Thống Giáo có thể « thay thế cho một xã hội dân sự độc lập ». Giáo hội Chính Thống Giáo dần dần trở thành một phương tiện bảo vệ an ninh quốc gia (tại Nhà thờ lớn của Quân đội Nga, đang được xây dựng, có lúc có kế hoạch trang trí tranh ghép có hình tổng thống Putin, bộ trưởng Quốc Phòng Soigu và Stalin, với dùng chữ « bán đảo Crimée là của chúng ta »). Việc giám đốc cục tình báo hải ngoại Sergey Naryshkin cũng đồng thời là giám đốc Hiệp hội sử học Nga (RHS), người khuyên cha mẹ học sinh nói chuyện với con cái về Thế chiến Hai trong thời gian cách ly Covid-19, nói lên nhiều điều về sự can thiệp ở mức độ rất cao của chính quyền Putin vào đời sống xã hội dân sự Nga.

(***) « Le chef de guerre Poutine à la reconquête de l’opinion russe / Thủ lĩnh chiến tranh Putin tìm cách chinh phục công luận Nga », Libération, ngày 19/06/2019.  Trọng Thành, RFI

Xâm lăng Ukraine, Vladimir Putin thắng hay thua?

Khi quyết định xâm lăng Ukraine, Vladimir Putin đã tính sai nước cờ chiến lược. Ông ta đã tính sai xu hướng chính trị ngay trong quốc gia Nga, đã tính sai phản ứng của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và một số các quốc gia khác như Úc, Nhật, Canada, Nam Hàn, những nước có khả năng hợp tác cùng nhau đánh sập kinh tế Nga. Và, Putin đã tính sai công luận thế giới.

Chiến tranh, ngoài bom đạn đem ra tưới lên đầu lên cổ nhau còn là vấn đề công luận quốc tế. Ở kỷ nguyên hiện đại, một chuyện nhỏ xảy ra bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ trong tích tắc, mọi người đều hay biết, Nga của Putin đã bị cả thế giới lên án là vô cớ tấn công một quốc gia dân chủ hiền hòa, một nước láng giềng bé nhỏ hơn mình nhiều. Với cuộc chiến càng lúc càng thảm khốc, Putin đã gây nên một trận tang thương cho dân tộc Ukraine, đã phạm những tội ác chiến tranh khó có thể bào chữa. Tất cả những hành vi gây chiến và vi phạm trắng trợn quyền tự quyết độc lập của một quốc gia khác chắc chắn sẽ tạo khó khăn không ít cho chính sách đối ngoại của Nga trong những ngày tháng sắp tới.

Bên cạnh những tính toán sai lầm chiến lược là những sai lầm chiến thuật. Mặc dù chuẩn bị cả năm trời, nhưng quân đội Nga đã vấp phải những yếu kém trầm trọng. Hậu cần không cung ứng kịp cho chiến trường sôi động, kế hoạch tấn công không thống nhất, thông tin đưa ra mặt trận hiệu triệu quân lính, thậm chí cả sĩ quan cao cấp, không có hay không đủ, khiến tinh thần binh sĩ dao động, có những đơn vị không đánh đã quy hàng.

Trong trù tính của Putin, chiến trường phải được giải quyết nhanh chóng với chiến thuật blitzkrieg phối hợp xe tăng, đại pháo, tên lửa, không lực và bộ binh cơ động đánh thần tốc, như quân đội Đức Quốc xã hay sử dụng thời Đệ Nhị Thế Chiến. Với sức mạnh của quân đội Nga được trang bị những vũ khí sát thương hiện đại nhất, Putin hy vọng chính quyền Ukraine ở Kyiv sẽ tan vỡ hay ít nhất đầu hàng mau chóng, và Moskva sẽ áp đặt một thể chế trung lập thân Nga, để từng bước kiện toàn tham vọng bá quyền.

Trong kế hoạch của Putin, lực lượng Nga sẽ thu tóm Ukraine trong vài ngày. Ông ta nghĩ phương Tây, điển hình là Hoa Kỳ, sẽ mau chóng lãng quên Ukraine nếu quốc gia này không chiến đấu mà đầu hàng hoặc ngã quỵ trước họng súng của quân đội Nga, như ông ta thường tuyến bố: “Ukraine không phải một quốc gia thực thụ.”

Thế nhưng Putin sẽ không thể thắng được cuộc chiến này theo ý muốn của ông ta. Sự thật, ông ta có thể thua trên nhiều bình diện. Ngay cả nếu thủ đô Kyiv và các thành phố lớn trên lãnh thổ Ukraine rơi vào vòng kiểm soát của quân đội Nga, thì Nga vẫn phải duy trì một cuộc chiếm đóng hao tổn kinh phí quốc gia một cách khủng khiếp, một cuộc chiếm đóng yếu ớt chứ không chặt chẽ, và chẳng đem lại lợi ích gì ngoài chiếc vương miện Đại Nga thánh hóa vĩ đại. Các quốc gia lân bang chư hầu sẽ lâm vào những hoàn cảnh khó khăn kinh tế, và càng tùy thuộc vào nguồn viện trợ của Nga. Putin có thể kiểm soát được các vùng Đông, Đông Bắc và Nam Ukraine, nhưng chiến tranh du kích ở vùng Tây và Tây Bắc sẽ làm tiêu hao lực lượng và tinh thần quân đồn trú. Viễn ảnh đó chỉ là sự lặp lại của Ukraine trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Lịch sử thường là sự lặp lại.

Cùng lúc Putin sẽ phải đương đầu với suy thoái kinh tế. Tổng sản lượng nội địa của Nga năm 2021 chỉ bằng một phần mười Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Ngay cả trước khi quyết định xâm lăng Ukraine, kinh tế Nga đã trên đà đi xuống. Nguồn lợi kinh tế lớn nhất của Nga là dầu hỏa và khí đốt, và với quyết định của Tổng thống Joe Biden cấm các công ty dầu khí của Mỹ mua từ Nga, nguồn lợi này sẽ sa sút trầm trọng.

Cường quốc là một quốc gia với một nền kinh tế mạnh và không bị cô lập. Một khi kinh tế suy thoái quá độ, chiếc ghế lãnh tụ của Putin có thể bị lung lay. Ủng hộ ông ta một cách nhiệt tình xưa nay là thành phần được ưu đãi, những kẻ hưởng đặc quyền đặc lợi, những tay tỉ phú Nga. Putin tùy thuộc vào nhóm lợi ích này để duy trì chiến tranh và quyền lực, một khi bị mất mát quá nhiều, họ không còn lý do gì để tiếp tục ủng hộ Putin và những quyết sách, những cuộc phiêu lưu của ông ta nữa.

Theo nhận định chung thì Putin như đang muốn tái lập đế quốc Nga ở một hình thức nào đó, không hẳn phải theo khuôn mẫu Xô-viết trước 1991, nhưng là một đế chế – theo một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài – bao gồm ít nhất Đại Nga (Nga hiện tại), Tiểu Nga (Ukraine) và Bạch Nga (Belarus). Khá ngạc nhiên khi người ta biết khái niệm đế chế này nằm trong chương trình hành động vạch ra bởi không ai khác hơn nhà văn Nga tên tuổi vang lừng thế giới, Aleksandr Solzhenitsyn.

“Cuộc chiến ở Ukraine hôm nay theo đúng chương trình hành động mà tác giả của Quần Đảo Ngục Tù đề nghị trong hàng loạt bài viết về việc tái thiết một đế chế Nga […] Cho đến khi qua đời năm 2008, nhà văn cựu ly khai trở thành vị minh sư mà viên cựu sĩ quan KGB Vladimir Putin một lòng ngưỡng mộ.” Phạm Thị Hoài viết như thế.

Nhưng đánh một ván bài lớn và liều lĩnh, Putin có vẻ như không nhớ bài học lịch sử: Vị Sa hoàng cuối cùng của dòng họ Romanov, Nicholas Đệ Nhị, thua Nhật trong trận chiến 1905, và sau đó trở thành nạn nhân của cuộc Cách mạng Bolschevik để rồi mất cả ngai vàng lẫn mạng sống. Bài học lịch sử ấy là: Nhà độc tài mà thua trận thì chẳng thể nào tiếp tục làm nhà độc tài nữa.

Một cuộc chiến không kẻ thắng

Phần nhiều là Putin sẽ không thua trên mặt trận bom đạn. Nhưng ông ta có thể thua khi tiếng súng ngừng nổ và tên lửa ngừng bay. Những hệ quả không ngờ trước hoặc bị xem nhẹ lúc đầu của cuộc chiến tranh phi lý này sẽ quay lại làm khốn đốn nước Nga. Đó là một cuộc chiến không có kẻ thắng, chỉ có kẻ bại.

Ngoại trừ trường hợp NATO trực tiếp can thiệp, vốn rất có cơ nguy dẫn đến Thế Chiến Thứ Ba, Ukraine một mình sẽ không đủ sức đương cự lại lực lượng quân sự hùng hậu của Nga. Chưa kể Nga còn là một cường quốc nguyên tử với trên sáu ngàn đầu đạn hờm sẵn trên bệ phóng. Cho đến giờ phút này (tháng Ba năm 2022), quân dân Ukraine chiến đấu dũng cảm và kiên cường, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Putin nao núng. Ông ta sẽ tiếp tục sử dụng không lực để san bằng thành bình địa các thành phố Ukraine. Nếu cần, ông ta sẽ dùng đến bom nguyên tử chiến thuật, hoặc vũ khí hóa học, sinh học – theo cảnh báo của ông William Burns, Giám đốc CIA.

Thật vậy, hệ thống quyền lực của Nga cho phép ông ta làm thế, không ai có thể cấm cản hay ngăn chặn ông ta tung ra tất cả những thứ vũ khí tàn phá kinh khiếp, miễn sao đạt được mục tiêu tối hậu. “Chúng biến ruộng đồng thành hoang mạc, và gọi đó là hòa bình.” Sử gia La Mã Tacitus từng nói như thế, và đừng nghĩ rằng những gì quân La Mã làm cách đây hai ngàn năm, bây giờ không ai dám làm. Nghĩ thế là lầm tưởng về sự tàn ác của con người.

Nhưng ngay cả thế, Putin không thể giản dị từ sa mạc bước ra. Ông ta gây chiến để biến Ukraine thành khu trái độn do Nga kiểm soát hầu chống lại trật tự an ninh do Mỹ dẫn đầu ở phía tây châu Âu. Dù muốn dù không ông ta sẽ phải thiết lập một cấu trúc chính trị để đạt được cứu cánh và duy trì một trật tự nào đó ở Ukraine. Nhưng sự thật cho thấy nhân dân Ukraine không muốn nhìn thấy quê hương mình bị chiếm đóng. Họ sẽ chống cự một cách mãnh liệt, sẽ có biểu tình phản đối hằng ngày ngoài đường phố, sẽ có nổi loạn bạo động, sẽ có chiến tranh du kích, sẽ có kháng chiến, ngay cả nếu Nga chỉ chiếm được một nửa quốc gia, Đông và Nam thuộc chính phủ bù nhìn do Nga dựng lên và vùng phía Tây sát biên thùy Ba Lan, Hungary và Romania thuộc phe kháng chiến.

Chiếm đóng Ukraine, Nga sẽ phải trả giá rất đắt. Chiếm đất khó một nhưng giữ đất khó mười, đó là châm ngôn mà Putin hình như không thèm đếm xỉa đến. Chiếm được Ukraine, chắc chắn Nga sẽ phải sử dụng bạo lực để cai trị, công an mật vụ có tai mắt khắp nơi trên lãnh thổ, quân đội thường xuyên được huy động để dẹp những cuộc bạo loạn khởi nghĩa. Belarus là một thí dụ ngay trước mắt. Nó là một vấn đề nhức nhối cho Putin.

Ukraine ngày nay không giống những gì nằm trong trí óc Putin. Trong nhiều bài diễn văn, ông ta gọi Ukraine là Phát-xít, Nazi. Cuộc xâm lăng hiện tại, ông ta gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” để dẹp quân Nazi ở Ukraine! Vâng, có thời phong trào quốc gia cực đoan ở Ukraine dâng cao, nhưng đó là thập kỷ 40. Tuy rằng ngày nay ở Ukraine vẫn tồn tại những phe nhóm cực đoan, nhưng họ rất yếu: Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2019, liên minh cánh hữu chỉ đạt 2,15% số phiếu, dưới mức quy định 5% số phiếu để có ghế trong Quốc hội, kết quả là không có đảng phái cánh hữu nào có mặt trong Quốc hội.

Sự thật là sau khi giành được độc lập từ đế quốc Xô-viết năm 1991, khí thế và tinh thần dân tộc Ukraine khác xưa nhiều. Khí thế đó được biểu hiện bởi cuộc cách mạng Maidan năm 2014, trong đó chính quyền tham nhũng, ung thối, thân Nga bị quét sạch để nhường chỗ cho một chính thể dân chủ thực thụ.

Dân Ukraine là một dân tộc ái quốc, quật cường mà vị lãnh tụ ngày nay, Tổng thống Volodymyr Zelensky, là hình ảnh sáng ngời nhất. Một cuộc chiếm đóng chỉ làm tăng tinh thần ái quốc của dân Ukraine mà thôi. Putin hình như cũng không nhớ bài học lịch sử Nga chiếm đóng Ba Lan dưới thời Sa hoàng thế kỷ XIX.

Chiếm đóng Ukraine sẽ là gánh nặng vô cùng to lớn cho Nga. Có lẽ trong hoạch định của Putin, Ukraine sẽ vận hành như một quốc gia chư hầu thời Liên bang Xô-viết. Nhưng ngay cả thế, gánh nặng đó vẫn là không nhỏ vì phải cùng lúc đương đầu với áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc nội trị sẽ không suôn sẻ vì sự chống đối của nhân dân Ukraine, và Tây phương không để yên cho Nga thong dong tọa hưởng.

Hệ quả của chiến tranh

Những biện pháp trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu sẽ khiến Nga bị tách rời khỏi kinh tế toàn cầu. Nguồn đầu tư từ bên ngoài sẽ ngưng trệ, kỹ thuật không trao đổi, thị trường thu nhỏ, nhất là thị trường dầu khí vốn là huyết mạch nuôi dưỡng kinh tế Nga xưa nay, nó nằm trong chương trình cơ bản hiện đại hóa kinh tế của Putin. Những chuyên gia và doanh nhân có khả năng sẽ tìm cách bỏ xứ ra nước ngoài sinh sống kiếm tiền.

Người ta dễ dàng tiên đoán được hiệu ứng dài hạn của những sự kiện kể trên, và đó không phải một tương lai xán lạn cho đất nước Nga. Một nghịch lý lịch sử là các siêu cường có xu hướng lâm vào những cuộc chiến vô bổ, sai lầm – a wrong war – để lãnh hệ quả suy thoái kinh tế, mà kinh tế là cơ bắp, máu thịt của bất cứ siêu cường nào.

Một sự kiện khác có khả năng xảy ra là phản ứng không mấy tốt cho Putin từ công luận Nga. Quyết sách đối ngoại của Putin, trong quá khứ, phần nào có sự đồng thuận của công chúng Nga nội địa. Năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, đa số dân Nga tán thành. Dù sao chăng nữa phần nhiều cư dân Crimea là người Nga, dân Ukraine chỉ là thiểu số, hơn nữa, lịch sử mấy trăm năm qua của Crimea là một lịch sử phức tạp, lúc thuộc Nga, lúc thuộc Ukraine, không rõ rệt.

Nhưng lần này thì khác, dân chúng xuống đường phản đối cuộc xâm lăng Ukraine và Putin đã phải dùng các biện pháp mạnh để đàn áp. Chiến tranh kéo dài, con số lính Nga tử vong lên cao tạo sự phẫn nộ trong công chúng. Điểm quan trọng nữa là sự liên hệ huyết thống, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ giữa hai dân tộc Nga và Ukraine. Đừng quên hai sắc dân đều có nguồn gốc chung từ chủng tộc Slav mà ra. Có hàng triệu gia đình kết hợp do hôn nhân, chồng Nga vợ Ukraine, hay ngược lại. Do đó, thông tin những gì đang xảy ra ở Ukraine đổ về Nga qua ngả mạng xã hội sẽ nhanh chóng tạo sự công phẫn trong lòng người dân Nga. Họ không tin vào guồng máy tuyên truyền của nhà nước. Đây là ưu tư của Putin, một khó khăn ông ta không thể giải quyết bằng các biện pháp đàn áp dã man. Đàn áp có thể quay ngược lại đè bẹp kẻ đàn áp. Lịch sử Nga đầy dẫy những sự kiện như thế.

Nhìn về tương lai

Với cuộc chiến thảm khốc đang diễn ra bên Ukraine, Tây phương – dẫn đầu bởi Hoa Kỳ – trong tương lai sẽ phải đương đầu với những khó khăn mới, thậm chí một trật tự thế giới mới.

Một mặt, giả sử Putin muối mặt rút quân về, Tây phương sẽ phải bỏ tiền ra tái thiết Ukraine sau đó, với mục tiêu chính trị là cho Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO. Đây là một công tác nặng nề hơn núi Everest và phải mất hàng thập kỷ may ra mới hoàn tất. Và điều quan trọng là Tây phương không được bỏ rơi Ukraine thêm lần nữa.

Mặt khác, nếu Nga kiểm soát được Ukraine, một sự kiểm soát lỏng lẻo, thì vùng đất phía Đông biên thùy NATO sẽ bất ổn, chiến tranh luôn sôi sục và dân tình khốn khổ. Một trật tự thế giới mới dần dà hình thành, mà Trung Quốc sẽ là quốc gia hưởng lợi nhất, vì Hoa Kỳ lúc đó bị buộc chân ở châu Âu, nên quyết sách xoay trục Á châu có từ thời Obama sẽ bị ngưng trệ. Đó là một viễn ảnh không mấy tốt đẹp cho thế giới.

Một viễn ảnh u ám khác là nếu bị dồn vào chân tường, Nga sẽ xoay hướng theo đuổi một quyết sách mà thuật ngữ chính trị gọi là “revanchism.” Đó là quyết sách của Đức sau khi thua trận Đệ Nhất Thế chiến, mà mục tiêu chính là trả đũa phe thắng trận, và tìm mọi cách lấy lại đất đai mất trong chiến tranh. Quyết sách này của Đức đã dẫn đến Đệ Nhị Thế chiến. Không ai muốn sau một trăm năm, nước Nga là nước Đức của thập niên 30 thế kỷ trước.

Kỳ thực, ở chừng mực nào đó, Putin đã ấp ủ và theo đuổi quyết sách này từ khi Liên bang Xô-viết sụp đổ. Trong trường hợp đó, Nga sẽ biến thành một quốc gia “pariah,” một siêu cường quân sự có vũ khí hạt nhân, và hiếu chiến? Ai dám bảo đảm khả năng này không bao giờ xảy ra?

Vết nhơ Ukraine sẽ ở lại với Nga hàng thập kỷ. Với một cuộc chiến không thể thắng trong vinh quang và chính nghĩa, với tình trạng kinh tế suy thoái không lối gỡ, với một tổn thất nhân mạng và tài sản to lớn, vị thế địa chính trị của Nga sẽ theo đó đi xuống chứ không cách gì đi lên. Tất cả sẽ định đoạt quyết sách đối ngoại của Nga, và trong thời gian sắp tới, không trông mong gì vào một nước Nga hữu nghị hợp tác với thế giới trong bất cứ vai trò gì.

Ngay cả trong trường hợp chiếc ghế lãnh tụ của Putin lung lay, ngay cả nếu ông ta bị hạ bệ, truất phế, nước Nga cũng khó có cơ hội trở thành một quốc gia dân chủ tự do thân Tây phương. Tây phương có quyền hy vọng Nga một ngày nào đó đứng vào cộng đồng thế giới, nhưng cùng lúc phải chuẩn bị tất cả những gì có thể cho cái tệ nhất: Một nước Nga độc tài sắt máu, mà ở chừng mực nào đó, hiện đã là. Chỉ có kẻ ngu xuẩn mới tin tưởng vào phép màu.

Cuối cùng Liên Hiệp Châu Âu phải là rào cản chính ngăn chặn, không cho Nga của Putin mặc tình làm mưa làm gió. Hoa Kỳ lúc đó mới rảnh tay quay sang đối phó với Trung Quốc, bởi chính Trung Quốc mới là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.

Why do so many people believe Putin is the bad guy and he is crazy? I don't  say he is right and there is no excuse which justify the invasion. Still,  the

Không một kẻ yêu chuộng hòa bình nào, dù bên ngoài hay bên trong nước Nga, mong muốn Putin thắng ở Ukraine. Tốt nhất là ông ta thua. Thế nhưng ngay cả trường hợp đó, chẳng ai đốt pháo ăn mừng. Sự đổ vỡ do Nga gây nên cho quốc gia Ukraine quá khốc hại, phải mất nhiều thế hệ mới xây dựng và hàn gắn lại được, và cho đến giờ phút này vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sớm đi đến chỗ kết thúc. Hoa Kỳ và khối dân chủ tự do phải khai thác triệt để những sai lầm của Putin, phải cho ông ta thấy cái giá phải trả cho những hành động đốn mạt của một nước lớn đi xâm lăng nước nhỏ. Và cũng để cho Tập Cận Bình và bè lũ ở Nhân Dân Đại Sảnh hiểu thế nào là sống chung hòa bình trong một trật tự thế giới hài hòa.

Tây phương nhân dịp này có thể biến họa thành phúc, nhưng cái phúc đó nếu đạt được thì cũng phải trả bằng một cái giá cực kỳ to lớn.

Trịnh Khải Nguyên-Chương

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Báo Vẹm đang vả vào miệng con vẹt Lê Văn Cương?

< A >
Hương Khê (Danlambao)
 - Báo Nghệ An ra ngày 28/2/2022 đăng bài phỏng vấn tướng Lê Văn Cương với tựa đề: “Tướng Cương nói: “Nga sẽ không ‘sa lầy’ ở Ukraine”.

Vì: Thứ nhất, Nga không xâm lược, không cướp đất của Ukraine; Thứ hai, Nga không đánh vào dân thường Ukraine Tôi tin tuyên bố ấy là đúng mức và ông Putin sẽ làm như vậy”.

Trong một video clip khác, Lê Văn Cương nói: “Thằng hề 43 tuổi sao đọ được với Putin KGB 70 tuổi được”.

Cùng một lò như Lê Văn Cương, Lê thế Mâu thì nói: “Nga đang cửu thế giới khỏi thảm họa chiến tranh”

Dư luận cho rằng: Có thể gọi đây là những câu nói ngu xuẩn nhất trong năm.

Chúng ta hãy xem ngay trong báo chí quốc doanh đã viết Nga đang thua như thế nào trong cuộc chiến này, để cho những con vẹt như Lê Văn Cương và bọn theo đóm ăn tàn chổng mắt lên mà xem nhé.

I. Thua về mặt quân sự:

1. Báo Người Lao động ra hôm 25/2 có bài: "Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định Nga chưa đạt được “bất kỳ mục tiêu lớn nào” ở Ukraine trong ngày đầu ra quân nhưng đã tổn thất 450 binh sĩ, tính đến ngày 25-2”.

2. Báo Thanh niên ra hôm nay (18/3) có bài bài: “Ukraine phản công, đà tiến của Nga bị chặn”.

Đà tiến quân của Nga được cho là đang đình trệ trên mọi mặt trận, trong khi Ukraine bắt đầu tổ chức phản công.

AFP đưa tin Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 17.3 cáo buộc Nga ngày 16.3 đánh bom rạp hát ở TP.Mariupol, nơi hơn 1.000 người bao gồm trẻ em, đang ẩn náu. Hiện vẫn chưa có báo cáo về số người thiệt mạng hay thương vong tại đây.

Sau hơn 3 tuần thực hiện chiến dịch quân sự, Nga vẫn chưa kiểm soát được thành phố lớn nào của Ukraine. Theo Cơ quan tình báo quân sự Anh, lực lượng Nga đang bị tổn thất nặng nề và không đạt được bước tiến nào đáng kể trên bộ, trên biển lẫn trên không nhờ sự kháng cự quyết liệt và phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng Ukraine.

Theo AFP, một loạt quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 17.3 đã kêu gọi họp khẩn vì tình hình nhân đạo ở Ukraine đang xấu đi. Trước đó, Tòa án công lý quốc tế hôm 16.3 yêu cầu Nga lập tức ngừng các hoạt động quân sự tại Ukraine. Điện Kremlin sau đó đã bác bỏ lệnh của tòa.


II. Thua về mặt pháp lý:

1. Báo Thanh niên ngày 03/3 viết: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Nga (chấm dứt chiến dịch quân sự) tại Ukraine, trong đó 141/193 nước bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết. Sau đó nghị quyết yêu cầu Nga ngay lập tức “rút toàn bộ lực lượng vô điều kiện” khỏi lãnh thổ Ukraine trong biên giới được quốc tế công nhận đã được thông qua.

2. Tuổi trẻ ngày 17/3 có bài: “Tòa án Công lý quốc tế yêu cầu Nga ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine”

Theo đó: "Liên bang Nga phải ngay lập tức dừng các hoạt động quân sự của nước này, bắt đầu từ ngày 24/2 trên lãnh thổ Ukraine", thẩm phán Joan Donoghue đọc phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hôm 16/3.

"Tòa quan ngại sâu sắc về hành vi sử dụng vũ lực của Liên bang Nga làm phát sinh các vấn đề rất nghiêm trọng trong luật pháp quốc tế", phán quyết của tòa nêu rõ.

Phán quyết của tòa cũng yêu cầu Nga đảm bảo mọi lực lượng do nước này kiểm soát hoặc hậu thuẫn cần chấm dứt hoạt động quân sự tại Ukraine.

III. Thua về mặt ngoại giao:

1. Thanh niên ngày 15/3 có bài: “Hôm nay, các thủ tướng Ba Lan, CH Czech, Slovenia đi tàu hỏa đến Kyiv ủng hộ Ukraine”

Ngày 15.3 (giờ địa phương), chính phủ Ba Lan thông báo Thủ tướng nước này Mateusz Morawiecki, người đồng cấp Petr Fiala của CH Czech và Janez Jansa của Slovenia cùng khởi hành đến thủ đô Kyiv giữa lúc chiến sự đang diễn ra tại Ukraine.

Bộ ba nhà lãnh đạo đến Ukraine trên tư cách là “đại diện của Hội đồng châu Âu”, theo tuyên bố của chính phủ Ba Lan.

2. Báo Tuổi trẻ ngày 16/3có bài: "Trưởng đoàn đàm phán nói Nga chân thành muốn đạt được hòa bình, Ukraine từ chối đề xuất 'trung lập'. Nghĩa là Nga đã xuống giọng, không còn tự phụ kiêu căng như trước”.

Nghĩa là Nga đã xuống giọng, không còn kiêu căng cao ngạo như trước.

IV. Thua về mặt chiến lược

1. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (của Học viên ngoại giao) hôm 15/3 có bài: Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?

Theo đó: “Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine”.

2. Báo VietTimes 16/03/2022 đăng bài: “Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT Lê Nghiêm: "Nga tấn công Ukraine, không thể viện dẫn quyền tự vệ chính đáng!"

Ông Lê Nghiêm: Cuộc chiến ở Ukraine được gọi bằng những cái tên khác nhau như xung đột vũ trang, chiến dịch quân sự đặc biệt, chiến tranh... Theo các chuyên gia luật pháp quốc tế, dựa trên định nghĩa của Liên hợp quốc và Luật Quốc phòng Việt Nam, thì điều này chưa đúng. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Quốc phòng Việt Nam 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm Xâm lược được quy định cụ thể như sau:


Đây là tiếng nói hùng hồn và mạnh mẽ nhất của một quan chức cao cấp, đập vào mặt bọn bưng bô lừa gạt dư luận với những danh từ xảo trá.

V. Thua về mặt thương mại:

Vietnam.net ngày 17/3 viết: “Doanh nghiệp tạm ngừng đón khách Nga đến Việt Nam”

Chuyến bay đưa hơn 300 khách Nga cuối cùng từ Cam Ranh (Khánh Hòa) về nước hôm 17/3, sau đó công ty lữ hành tạm ngừng đón khách từ Nga tới Việt Nam, chờ thông báo mới.

Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Anex Việt Nam - đơn vị đón khách du lịch Nga nhiều nhất hiện nay, quyết định tạm ngừng đón khách Nga đến Nha Trang (Khánh Hòa).

Ông Bùi Quốc Đại, Phó Giám đốc Công ty, lý giải, việc tạm ngừng đón khách là do chính phủ Nga khuyến cáo các hãng hàng không hạn chế bay ra nước ngoài, sau khi Mỹ và các nước phương Tây ra các chỉ thị trừng phạt.

Như vậy là lệnh cấm vận của Mỹ và phương tây đã lan đến VN, và Nga đã biết sợ không dám cho công dân của mình bay sang VN,

Đó là đường bay giữa Nga và VJN. Còn những đường bay sang Âu-Mỹ thì máy bay của các hãng hàng không Nga đâu dám ló mặt ra. Như vậy các hãng hàng không Nga đang bên bờ vực phá sản.

VI. Phạm tội ác chiến tranh, giết hại dân thường:

1. Báo Dân trí ngày 26/2 có bài: “Khoảnh khắc tên lửa đánh trúng tòa nhà chung cư ở Ukraine”

Một tòa nhà chung cư cao tầng ở thủ đô Kiev của Ukraine đã bị trúng tên lửa khi các cuộc giao tranh với quân đội Nga leo thang.

Video do camera an ninh ghi lại cho thấy khoảnh khắc tòa nhà bị trúng tên lửa, gây ra một vụ nổ lớn Hình ảnh từ hiện trường cho thấy tòa nhà bị thiệt hại nặng nề sau vụ tấn công.

Giới chức Ukraine cáo buộc Nga nói dối về việc không tấn công cơ sở hạ tầng dân sự.

trước đó tuyên bố sẽ chỉ tấn công các cơ sở quân sự và không nhắm mục tiêu tới dân thường

2. Báo Tuổi trẻ ngày 10/3 đưa tin: "Ngày 9/3, máy bay Nga đã ném bom một bệnh viện sản nhi ở Mariupol, đông nam Ukraine, khiến ít nhất 17 người bị thương”.

Điều đáng nói là vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh Nga đã đồng ý dừng bắn trong 12 giờ để dân thường sơ tán khỏi một số thành phố ở Ukraine.

3. Báo Thanh niên ngày 17/3 có bài: Một loạt quốc gia trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 17.3 đã kêu gọi họp khẩn vì tình hình nhân đạo ở Ukraine đang xấu đi.

Bài báo viết: "Nga đang phạm tội ác chiến tranh và nhắm vào dân thường. Hành động quân sự của Nga ở Ukraine là một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta", phái đoàn ngoại giao Anh tại Liên Hiệp Quốc viết trên tài khoản Twitter của mình hôm 16.3. Nga luôn phủ nhận nước này nhắm vào các mục tiêu dân sự ở Ukraine.

***

Trên đây là tin từ báo quốc doanh chứ không phải của các thế lực thù địch đâu nhé.

***

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraina, trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nga, từ ngày 24/02 đến 15/03, quân đội Ukraina đã:

- Tiêu diệt 13 500 lính Nga, trong đó có 5 cấp tướng, 1 đại tá.

- Bắn cháy 404 xe tăng và 1279 xe bọc thép.

- Phá hỏng 150 đại bác, 64 dàn tên lửa mặt đất, 36 hệ thống tên lửa phòng không.

- Bắn rơi 81 máy bay chiến đấu và 95 trực thăng.

- Tiêu hủy 650 xe vận tải chở lính.

- Bắn chìm 3 tàu chiến, thuyền chiến.

- Bắn rơi 9 máy bay vũ trang không người lái UAV.

20 ngày đầu cuộc chiến tranh chống quân Nga xâm lược, quân đội Ukraina luôn phải chiến đấu ở thế phòng ngự, cầm cự. Nhưng nay cục diện chiến trường đã thay đổi theo hướng bất lợi cho quân đội Nga cả về tinh thần và sức chiến đấu. Hôm qua thứ Ba, ngày 15/3/2022 Bộ Tổng tư lệnh quân đội Ukraina đã quyết định chuyển sang thế phản công, chủ động đánh địch trên chiến trường.

Như vậy là Nga đã thua, đang thua và sẽ thua toàn diện trên mọi mặt trận ở chiến trường Ukraine. Chứng tỏ Nga đang bị sa lầy rồi đấy Lê Văn Cương ợ!

Cái ngu của những con vẹt này là khi được chủ ném cho cục xương là sủa bậy bạ cho đẹp lòng chủ mà chẳng biết đang sủa cái gì.

Nhưng với bản chất của một tên mật vụ KGB có máu phát xít, thì Putin không dễ dàng chấp nhận thua mất mặt như thế. Vì vậy có thể hắn sẽ dùng toàn lực để tấn công vào thủ đô Kiev, cho dù có tốn thất bao nhiêu xương máu của người Nga, để từ đó hắn tuyên bố đã chiến thắng, và ký vào hòa đàm rồi rút quân.

Người thua cuộc trong sự xâm lược tàn bạo này chính là người dân Ukraine, người Nga và cả những người yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới.

Hỡi những con vẹt biết nói như Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu và đồng bọn: Hãy mở mắt ra mà nhìn vào thực tế, xem Putin có giết dân thường không. Đừng mù quáng phun những nọc độc sặc mùi cống rãnh để nhồi nhét vào đầu những người VN ngây thơ nhẹ dạ cả tin. Họ có biết đâu rằng máu người dân vô tội Ukraine đang không ngừng chảy, trong đó có một phần do những kẻ cuồng Putin như các ông đó..




Bên dưới Mariupol có một “pháo đài” ngầm

Nhà máy thép Azovstal có một hệ thống đường hầm bên dưới, và khả năng quân sự bên trong cơ

Rất lâu trước khi nhà máy thép Azovstal tại Mariupol trở thành “điểm nóng giao tranh“ ở Ukraine, nó đã đóng vai trò chi phối trong nền kinh tế của thành phố cảng.
Bên dưới Mariupol có một “pháo đài” ngầmNhà máy thép Azovstal có một hệ thống đường hầm bên dưới, và khả năng quân sự bên trong cơ
 Khói bốc lên từ nhà máy thép Azovstal. Ảnh: Reuters.

Là một trong những nhà máy luyện kim lớn nhất ở châu Âu, Azovstal cung cấp hơn 4 triệu tấn thép thô hàng năm và tạo sinh kế cho hàng chục nghìn người, theo Washington Post.

Nhưng giờ đây, giữa sự bao vây kéo dài nhiều tuần liên của Nga, khu công nghiệp rộng lớn với mạng lưới đường hầm thay vì sản xuất thép đã trở thành thành trì cuối cùng tại Mariupol cho hàng nghìn binh lính Ukraine, trong đó có nhiều chiến binh thuộc Tiểu đoàn Azov.

Hội đồng thành phố Mariupol cho biết có tới 1.000 dân thường đang ẩn náu trong mạng lưới đường hầm của nhà máy thép Azovstal.

Vì sao Azovstal được ví là “pháo đài”?

Azovstal ban đầu được xây dựng vào thời kỳ đầu của Liên Xô và được tái thiết sau khi Đức Quốc xã chiếm đóng Mariupol từ năm 1941 đến năm 1943 khiến nó trở nên hoang tàn. Nhà máy hiện trải rộng hơn 10 km2 dọc theo bờ sông của thành phố.

Yan Gagin, một cố vấn của nhóm ly khai “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” thân Moscow, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga Ria Novosti hồi cuối tuần: “Bên dưới thành phố, về cơ bản có một thành phố khác”.

Gagin nói rằng khu vực nhà máy được thiết kế để chống lại các vụ đánh bom và phong tỏa, và nó có một hệ thống liên lạc sẵn có, hỗ trợ mạnh mẽ cho quân đội Ukraine ở đó.

Sergiy Zgurets, một nhà phân tích quân sự Ukraine, nói với Reuters rằng Nga đang sử dụng "bom hạng nặng" ở khu vực Azovstal, do quy mô và số lượng xưởng lớn của nó.

Binh lính thân Nga nạp lựu đạn vào xe chiến đấu gần nhà máy thép Azovstal, ngày 12/4. Ảnh: Reuters.

Mariana Budjeryn, một chuyên gia tại Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của Trường Harvard Kennedy, nhận định tình hình ở Mariupol trông ngày càng “vô vọng”, dựa trên thông tin hiện có.

Bà Budjeryn, người Ukraine, nói: “Thành phố này bị bao vây từ từ và khu vực kiểm soát của lực lượng Ukraine bị bóp nghẹt. Có lẽ sẽ có lợi thế về chiến thuật và an ninh khi các lực lượng phòng thủ (Ukraine) chọn cơ sở công nghiệp lớn này làm thành trì cuối cùng. Nó giống như một pháo đài nhỏ”.

Bà nói rằng vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về “pháo đài” này, bao gồm loại vũ khí trang bị hay khả năng tiếp cận các hệ thống phòng không mà lực lượng Ukraine đã để lại.

Trong diễn biến mới nhất, Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 đã kêu gọi Ukraine "ngay lập tức hạ vũ khí" và đưa ra tối hậu thư mới cho lực lượng đang cố thủ tại thành phố cảng Mariupol.

Bộ Quốc phòng Nga kêu gọi chính quyền Kyiv "đưa ra mệnh lệnh tương ứng cho các lực lượng của họ để ngừng phản kháng vô nghĩa", AFP đưa tin.

Phía Nga cũng nói thêm rằng lực lượng Ukraine tại Mariupol sẽ được "đảm bảo sống sót" nếu họ hạ vũ khí bắt đầu từ trưa 19/4 (theo giờ địa phương).

Vì sao Azovstal quan trọng?

Nếu Nga chiếm được nhà máy luyện thép, đó sẽ là một chiến thắng rất cần thiết cho Điện Kremlin.

Sau khi rút khỏi Kyiv, các lực lượng Nga đã tái phân bố để tập trung vào miền Đông Ukraine, với một kế hoạch rõ ràng là kiểm soát phần lớn các vùng Luhansk và Donetsk, thuộc Donbas.

Mariupol, với dân số khoảng 450.000 người trước cuộc xung đột, là một trong những khu vực đô thị cuối cùng của Donetsk không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội thân Nga. Việc chiếm được nó sẽ giúp các lực lượng Nga tạo một cầu nối trên bộ giữa Nga và Crimea, bán đảo mà nước này sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

Khói bốc lên từ phía nhà máy thép Azovstal và các tòa nhà bị hư hại khác ở Mariupol, ngày 18/4. Ảnh: Reuters.

Azovstal và các địa điểm tương tự trong thành phố cũng là những ví dụ điển hình về lý do Donbas và di sản công nghiệp của nó rất quan trọng đối với cả Ukraine và Nga.

Mariupol là thành phố cảng lớn thứ hai của Ukraine. Trước khi hứng chịu các lệnh trừng phạt toàn diện của phương Tây, Nga đã có một ngành thép phát triển mạnh, được đánh giá là lớn 5 thứ năm trên thế giới.

Donbas được biết đến nhiều nhất về than đá, nhưng Mariupol cũng có một ngành công nghiệp kim loại có lãi. Khoảng 40.000 cư dân đã làm việc tại Azovstal và nhà máy thép Ilyich gần đó, theo công ty thép khổng lồ Metinvest của Ukraine.

Cùng với nhau, Azovstal và Ilyich chiếm khoảng ⅓ sản lượng thép thô của Ukraine vào năm 2019, theo dữ liệu từ nhóm phân tích GMK Center. Năm đó, thép và các ngành liên quan đóng góp 12% tổng sản phẩm quốc nội của Ukraine.

Lực lượng Nga đã kiểm soát nhà máy Ilyich nhỏ hơn vào tuần trước. Nhưng Metinvest cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng họ sẽ "không bao giờ hoạt động dưới sự kiểm soát của Nga”.

Taras Shevchenko, Tổng giám đốc của Ilyich ngày 18/4 cho biết trên kênh tin tức Ukraine 24 rằng công ty đang đánh giá mức độ thiệt hại và cam kết sẽ khôi phục các nhà máy luyện kim.

Azovstal từng trải qua những gì?

Azovstal từng chứng kiến xung đột trước đây. Việc sản xuất tại địa điểm này bắt đầu vào năm 1933. Chưa đầy một thập kỷ sau, Mariupol bị quân đội Đức kiểm soát trong Thế chiến II. Các nhà máy đã tạm dừng hoạt động trong bối cảnh dân thường di cư khỏi thành phố.

Tuy nhiên, đến năm 1944, một năm sau khi quân đội Đức rời khỏi đây, nhà máy đã được xây dựng lại và nhanh chóng trở thành một bộ phận năng suất và sinh lời của ngành công nghiệp thép Liên Xô.

70 năm sau, những người thợ luyện thép từ Azovstal đã tổ chức để chiếm lại Mariupol từ phe ly khai thân Nga vào năm 2014.

Quân đội thân Nga lái xe bọc thép gần nhà máy Azovstal, ngày 12/4. Ảnh: Reuters.

Ngành công nghiệp sắt thép của Ukraine suy giảm sau năm 2014, với sản lượng thép thô từ Azovstal giảm hơn 1 triệu tấn từ năm 2013 đến năm 2015, theo GMK Center. Nhưng với khoản đầu tư mới vào Mariupol, đã có một xu hướng tích cực cho ngành trong những năm gần đây. Metinvest đã có kế hoạch đầu tư một tỷ USD vào các khu công nghiệp sắt thép của mình trongkhu vực. 

Vào giữa tháng 3, giám đốc điều hành của Azovstal cho biết giao tranh gần đó đã khiến địa điểm này đóng cửa lần đầu tiên kể sau thế chiến 2. Ông Enver Tskitishvili phát biểu trong video từ Kyiv, cho biết việc ngừng hoạt động sẽ chỉ là tạm thời.

“Chúng tôi sẽ trở lại thành phố, xây dựng lại doanh nghiệp và vực dậy nó. Nó sẽ hoạt động và mang lại vinh quang cho Ukraine như trước”.

Các hướng tiến công mới của Nga tại Ukraine. Đồ họa: Guardian.

Nguồn Tin:  zingnews

Nếu TT Putin chiến thắng ở Ukraina, thì đó sẽ là khởi đầu cho một cuộc chiến lâu dài ở châu Âu

Đối với cựu tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cựu thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, tổng thống Nga Vladimir Putin bị ám ảnh bởi ý tưởng khôi phục nước Nga vĩ đại, sẽ không dừng lại ở Ukraina.

Đã hơn một tháng kể từ khi chiến tranh ở Ukraina nổ ra, ông Rasmussen phân tích tình hình ở Ukraina và giải mã chiến lược của Vladimir Putin, người mà ông đã biết trong một thời gian dài. Người tiền nhiệm của Jens Stoltenberg (đương kim tổng thư ký NATO) cũng bày tỏ quan điểm về chiến lược của NATO. 

RFI xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Rasmussen đăng trên trang mạng tuần báo L’Express, ngày 02/04/2022. 

Tuần báo L’Express : Ông phân tích như thế nào về chiến lược của Vladimir Putin sau khi Nga tuyên bố tập trung quân đội ở phía đông Ukraina tại Donbass ? 

Anders Fogh Rasmussen : Tổng thống Nga đã hy vọng vào một chiến thắng chóng vánh và sự thay đổi chế độ ở Kiev. Ông đã thất bại. Nhưng với tổng thống Putin, chúng ta phải học cách tin vào những gì chúng ta nhìn thấy chứ không phải những gì chúng ta nghe thấy. Trên thực tế, quân đội Nga không hề rút mà vẫn tiếp tục bắn tên lửa vào Ukraina. Do đó, phương Tây phải duy trì sức ép tối đa lên Matxcơva cho đến khi toàn bộ quân đội Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraina. 

L’Express : Ông đánh giá như thế nào về tình hình quân sự của hai bên ? 

A. F. Rasmussen : Chúng ta đã đánh giá thấp sự tàn bạo của Vladimir Putin, nhưng lại đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga. Quân đội Nga rất lớn, nhưng chất lượng rất thấp. Hơn nữa, quân đội Ukraina kháng cự rất mạnh mẽ. Cuộc xâm lược của Nga đã bị đình trệ trên một số mặt trận. 

L’Express : Ông là người biết rõ về tổng thống Putin, liệu ông ấy sẽ làm gì nếu tình hình sa lầy ? 

A. F. Rasmussen : Vladimir Putin đã không đạt được mục tiêu chính ban đầu của mình. Phương án B của ông là tập trung vào khu vực Donbass phía đông Ukraina và kéo dài chiến tranh, như đã làm ở Gruzia bằng cách chiếm Abkhazia và Nam Ossetia và gây bất ổn cho các nước láng giềng. Mục tiêu của ông là sự sụp đổ của một Ukraina dân chủ và độc lập. Ông ấy bị ám ảnh bởi việc khôi phục sự vĩ đại của Nga giống như lãnh thổ từng hình thành Liên Xô, vì vậy ông ta sẽ không dừng lại ở đây. 

Nếu chúng ta để ông Putin tự do hành động, thì sau Ukraina, ông ta sẽ phát động chiến tranh ở Moldova, rồi ở Gruzia, và sau đó là các nước vùng Baltic. Ông ta sẽ cố gắng tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa vùng Kaliningrad và Nga thông qua Litva. Điều này sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh giữa Nga và NATO. Chính vì thế, điều quan trọng là phải ngăn chặn Putin ở Ukraina. Nếu ông ta thành công, thì đây sẽ là sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lâu dài ở châu Âu. Chúng ta phải rút ra những bài học của lịch sử. Những kẻ độc tài luôn tiến xa nhất có thể. Nếu chúng ta không thể hiện sự thống nhất và quyết tâm trong việc bảo vệ Ukraina, thì Putin sẽ lấn tới. 

L’Express : Phương Tây đã thực sự mạnh tay với Nga chưa ? 

A. F. Rasmussen : Các biện pháp trừng phạt kinh tế do phương Tây ban hành đã có tác động rất lớn đến nền kinh tế Nga. Nhưng chúng ta vẫn trả hàng trăm triệu euro mỗi ngày cho Nga, nguồn vốn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Putin. Để kết thúc chiến tranh, châu Âu phải ngay lập tức ngừng mọi hoạt động mua dầu và khí đốt của Nga. 

L’Express : Nhưng châu Âu có thực sự từ bỏ được dầu khí của Nga không ? 

A. F. Rasmussen : Hoàn toàn có thể, chúng ta phải mua năng lượng từ các nguồn cung khác như Mỹ hay các quốc gia vùng Vịnh. Mặc dù chi phí sẽ tăng đáng kể, nhưng điều này rất nhỏ so với sự đau khổ của người dân Ukraina và cũng rất nhỏ so với sự mất mát của tự do mà tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ. Giá năng lượng sẽ tăng, nhưng đó là cái giá phải trả để ngăn cản Putin. 

L’Express : Liệu ông Putin có thực sự sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt khi không thể tuyên bố chiến thắng vang dội ở Ukraina không ? 

A. F. Rasmussen : Điều này có thể xảy ra. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng NATO không nên loại trừ bất cứ khả năng hành động nào. Chúng ta phải làm mọi cách để tránh xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO, nhưng NATO đã quá nhanh chóng loại trừ khả năng áp dụng các biện pháp nhất định, vì sợ khiêu khích Nga. Điều này đã mang lại cho Vladimir Putin một lợi thế về chiến thuật, cho phép ông leo thang chiến tranh một cách mạnh mẽ, đồng thời những áp lực nhỏ từ phương Tây bị ông Putin coi là hành động khiêu khích nghiêm trọng. Để giành lại thế chủ động, tôi cho rằng NATO nên tái áp dụng một chiến lược mập mờ nhất định về những lằn ranh đỏ không được vượt qua. 

L’Express : Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa NATO sẽ đáp trả nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học. Cụ thể bằng cách nào ? 

A. F. Rasmussen : Khi chúng ta nói về cách đáp trả những hành động gây hấn bằng vũ khí sinh hóa, chúng ta không thể nói một cách quá rõ ràng, bởi Vladimir Putin sẽ sử dụng những thông tin này để điều chỉnh chiến thuật. Tuyên bố này của Joe Biden phù hợp với quan điểm mà tôi bảo vệ. Ông Biden nói: « Chúng ta sẽ hành động nếu điều này xảy ra », nhưng ông ta không nói sẽ hành động như thế nào. Theo tôi, đây là cách răn đe hữu hiệu nhất để cố gắng tránh sử dụng các loại vũ khí này. Chúng ta phải duy trì sự mập mờ. 

L’Express : Liệu NATO có khả năng thực sự ngăn cản được Putin tiến xa hơn ? 

A. F. Rasmussen : NATO đã được củng cố, các đồng minh và phương Tây đã thể hiện sự đoàn kết đáng kể cho đến nay, và vũ khí cung cấp cho Ukraina đã thực sự phát huy tác dụng trên chiến trường, đặc biệt là tên lửa chống tăng, vũ khí phòng không và máy bay tấn công không người lái. Chúng ta phải tiếp tục cung cấp các loại vũ khí này cho Kiev, để quân đội Ukraina có thể tiếp tục bảo vệ tổ quốc của mình. Tôi nghĩ đó là tất cả những gì NATO có thể và nên làm vào thời điểm này. Nhưng tôi không loại trừ bất cứ khả năng gì trong tương lai. 

L’Express : NATO có nên thiết lập « vùng cấm bay » như tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky yêu cầu không ? 

A. F. Rasmussen : Tôi nghĩ rằng phương án này cần được xem xét. Nhưng chúng ta phải hết sức thận trọng cân nhắc về vấn đề này, bởi một vùng cấm bay có thể gây hại nhiều hơn là lợi, nếu cuộc chiến lan rộng ra ngoài biên giới Ukraina. 

L’Express : Phải chăng để chấm dứt cuộc chiến này thì lãnh thổ Ukraina sẽ bị phân chia, nước này chấp nhận quy chế trung lập và từ bỏ dự án gia nhập NATO ? 

A. F. Rasmussen : Volodymyr Zelensky đã thể hiện khả năng lãnh đạo và lòng dũng cảm đáng nể. Ông là người có thẩm quyền nhất để quyết định chấp nhận giải pháp chấm dứt xung đột. Nếu Kiev từ bỏ việc gia nhập NATO và chấp nhận quy chế trung lập, thì sự trung lập này sẽ phải vững vàng, chắc chắn và khả tín. Tôi hiểu rằng Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệp châu Âu (EU). Ukraina cũng phải có khả khả năng tự vệ, với một quân đội hùng mạnh. Ukraina phải có được sự bảo đảm thông qua việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. 

Chúng ta không nên quên rằng vào năm 1994, Nga đã hứa bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina với việc Kiev từ bỏ vũ khí hạt nhân. Cuối cùng, Vladimir Putin đã chiếm Crimée vào năm 2014 và không giữ lời hứa đó. Do đó, điều quan trọng đối với Ukraina là phải nhận được các bảo đảm an ninh vững chắc và đáng tin cậy. Nếu chỉ có một văn kiện, hiệp định thôi, thì không đủ. 

Nhưng tất cả các quyết định thuộc về Ukraina, Nga không thể áp đặt các quyết định và cộng đồng quốc tế phải tôn trọng các quyết định của Ukraina. Mặt khác, phương Tây phải gây áp lực tối đa với Vladimir Putin, để bảo đảm rằng Kiev thương lượng trên thế mạnh. 

L’Express : Châu Âu đã quyết định tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh. Liệu có nguy cơ trùng lắp với hoạt động của NATO hay không ? 

A. F. Rasmussen : Không, hai lực lượng này tương hợp với nhau. Việc phát triển một lực lượng phản ứng nhanh của Liên Âu thậm chí là việc cần thiết để giúp cho châu Âu có khả năng hành động. Nhưng châu Âu sẽ luôn phải hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, vì không có đủ khả năng quân sự cần thiết. Chúng ta phải phát triển khả năng phòng thủ của Liên Âu bằng cách củng cố khối này trong NATO và Liên Minh sẽ tiếp tục bảo đảm an ninh cho châu Âu. 

L’Express : Tình đoàn kết mà phương Tây thể hiện phải chăng không che đậy được những bất đồng về thái độ chung cần có để đối mặt với Nga ?

A. F. Rasmussen : Đây là điểm yếu của châu Âu. Cuộc xâm lược Ukraina của Nga đã tạo ra được một tình đoàn kết hiếm hoi tại châu Âu. Nhưng theo truyền thống, bên trong Liên Âu cũng như NATO, không có sự đồng thuận về cách tiếp cận với Nga. Đức rất cởi mở với Nga, Anh luôn luôn chỉ trích Nga, Pháp thì đứng ở giữa. Và xung quanh có các quốc gia nhỏ hơn mà sự thiếu đồng thuận này đã khiến những quốc gia nói trên cảm thấy căng thẳng và muốn có bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ. 

L’Express : Hãy quay trở lại một trong những nguồn gốc của cuộc xung đột : năm 2008, NATO đã chấp thuận việc Gruzia và Ukraina gia nhập Liên Minh trong tương lai. Khi nhìn lại, đó có phải là một sai lầm không ? 

A. F. Rasmussen : Không, tất cả quốc gia có chủ quyền phải có khả năng quyết định chính sách và các liên minh của mình. Putin không thể trở thành người gác cổng của NATO. Tôi không hiểu phân tích của Nga mà theo đó NATO là một mối nguy hiểm. Thật nực cười, bởi đây là một liên minh phòng thủ, và liên minh này chưa bao giờ đe dọa Matxcơva. Ngoài ra vào năm 1997, chúng tôi đã cho phép Nga thành lập cơ quan đại diện thường trực trong tổng hành dinh NATO. Cùng với Liên Âu, NATO thậm chí đã thành công trong việc ổn định Đông Âu. Mục tiêu của Nga từ nhiều thế kỷ qua là có một biên giới và một khu vực lân cận ổn định ở phía tây. Chúng tôi đã làm được điều này thông qua việc mở rộng NATO và Liên Âu. 

L’Express : Lúc còn là lãnh đạo Đan Mạch, ông đã từng giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu và ông đã thúc đẩy việc mở rộng khối này sang các nước Đông Âu. Nhưng đây chẳng phải là một trong những nỗi sợ hãi của Putin, sự xuất hiện của nền dân chủ ở sát sườn Nga ? 

A. F. Rasmussen : Vladimir Putin sợ rằng các nền dân chủ sẽ trở thành tấm gương cho người dân Nga. Ông ta sợ dân chủ, tự do và đó là lý do tại sao ông ta phản ứng như thế. Nga có thể đã tấn công các nước Baltic và đe dọa Ba Lan và Rumani, nếu chúng ta không mở rộng NATO và Liên Âu vào năm 2004. Đây là một quyết định đứng đắn. 

L’Express : Ông đã rút ra được gì từ những cuộc trao đổi với Putin ? 

A. F. Rasmussen : Ông ta đã thay đổi trong 20 năm qua. Năm 2002, ông ta từng muốn có một mối quan hệ khăng khít giữa Nga và NATO, và chúng tôi đã thành lập Hội đồng Nga-NATO. Năm 2010, chúng tôi quyết định phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Matxcơva, nhưng năm 2014 ông ta đã tấn công Ukraina ! Thật phi lý. Trong một cuộc gặp với ông ta, ông ấy nói với tôi rằng phải « xóa bỏ NATO ». Đây là mục tiêu của Vladimir Putin : gây chia rẽ các nước phương Tây và phá hủy hai liên minh NATO và Liên Âu mà ông ta căm ghét. 

L’Express : Nhưng mặc dù vậy, tổng thống Putin đã làm cho hai khối này đoàn kết hơn bao giờ hết... 

A. F. Rasmussen : -ng Putin đã nhận được kết quả hoàn toàn trái ngược với mong muốn của ông ! Ông ta đã củng cố phương Tây và gây ra một cuộc tranh luận ở Phần Lan và Thụy Điển, nơi phần lớn dân số của cả hai quốc gia đang ủng hộ việc gia nhập NATO, khi họ nhận thấy rằng sự ủng hộ của liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới là một sự bảo đảm về mặt an ninh. Cá nhân tôi cho rằng Helsinki và Stockholm nên thừa nhận thực tế mới này và gia nhập NATO không chậm trễ. Phan Minh RFI

Thủ tướng Ukraine nói sẽ sớm giành chiến thắng trước Nga

(VTC News) - 

Thủ tướng Denys Shmyhalnói Ukraine sẽ sớm giành chiến thắng trước Nga sau khi thủ tướng Anh thừa nhận khả năng Moskva chiến thắng là "thực tế".

“Chúng tôi chắc chắn rằng Ukraine sẽ giành chiến thắng và chiến thắng đó sẽ diễn ra trong thời gian rất ngắn”, ông Shmyhal nói khi được hỏi về bình luận có "khả năng thực tế" rằng Nga sẽ giành chiến thắng của thủ tướng Anh Boris Johnson.

Trong cuộc họp báo ở New Delhi hôm 22/4, ông Johnson nói các lực lượng của Nga có thể "giành chiến thắng" ở Ukraine. 

Khi được hỏi liệu có tán thành với những đánh giá của tình báo phương Tây rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể kéo dài tới cuối năm 2023 với chiến thắng thuộc về Nga, nhà lãnh đạo Anh nói cả hai nhận định này đều có thể thành sự thật.

Thủ tướng Ukraine nói sẽ sớm giành chiến thắng trước Nga - 1

Tân thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. (Ảnh: Unian)

Thủ tướng Anh đánh giá, Nga có "một đội quân khổng lồ", đồng thời nhấn mạnh tình hình hiện nay rất "khó lường".

Trước đó, hôm 21/4, Nhà Trắng xác nhận thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington. 

Tại cuộc trao đổi, ông Biden khẳng định sự ủng hộ không ngừng của Mỹ đối với Ukraine. 

Thông báo của Nhà Trắng cho biết trong cuộc gặp, Tổng thống Biden đã đề cập khoản hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 800 triệu USD và khoản hỗ trợ kinh tế 500 triệu USD cho Ukraine mà chính quyền Mỹ mới thông báo trước đó. 

Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh khoản viện trợ kinh tế bổ sung này sẽ đưa tổng số tiền Mỹ đóng góp cho nền kinh tế Ukraine trong hai tháng qua lên tới hơn 1 tỷ USD.

Ông Shmyhal đang ở Washington để tham dự hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Theo dự kiến, Thủ tướng Ukraine sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Sau đó, ông sẽ có bài phát biểu tại một sự kiện do WB tổ chức về nhu cầu tài chính của Ukraine.

Giao tranh giữa Nga và Ukraine đã bước sang tuần thứ 9. Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, Moscow và Kiev đã tổ chức nhiều vòng đàm phán ở các địa điểm khác nhau, bao gồm cả Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Moscow, tiến trình đang diễn ra “chậm chạp”.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, phương Tây đang cố gắng ngăn cản Moscow và Kiev đạt được một thỏa thuận hòa bình, bởi vì họ tìm cách leo thang xung đột chứ không phải giải quyết vấn đề.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 483 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 412 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 373 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 354 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 348 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 288 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 256 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 251 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 251 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.