60 năm Du lịch Việt Nam: Đổi mới tư duy, nhận thức, xác định đúng vị trí là nền tảng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(TITC) – Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Để có được kết quả như ngày hôm nay, ngành Du lịch đã phải trải qua rất nhiều nỗ lực phấn đấu, đặc biệt việc đổi mới tư duy, nhận thức và định hướng chiến lược là nền tảng cho sự phát triển của ngành.
Đánh giá về vai trò của du lịch cũng như quá trình chuyển đổi tư duy nhận thức phát triển du lịch, Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cho rằng: Trước đây du lịch chỉ là một ngành phục vụ các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao đến thăm nước ta chứ chưa có hoạt động du lịch thực sự. Nhưng cùng với sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã đặt du lịch lên đúng vị trí của nó là một ngành kinh tế, thậm chí đặt hẳn nhiệm vụ biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Trong những năm tháng chiến tranh, sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960) là một dấu son lịch sử, thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ lúc này, du lịch đã được xác định với vai trò là một ngành kinh tế mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tư duy đột phá còn thể hiện ở cơ chế Công ty Du lịch Việt Nam có thể thành lập các đại diện của Công ty ở nước ngoài, các chi nhánh du lịch ở địa phương, các khách sạn và các phương tiện vận chuyển đặc biệt trực thuộc sự quản lý của công ty.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh và bị tạm thời chia cắt, nhiệm vụ chính của ngành Du lịch lúc này chủ yếu là phục vụ các đoàn khách ngoại giao, chuyên gia các nước XHCN đến giúp Việt Nam phát triển kinh tế ở miền Bắc và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước... Do đó vai trò phát triển kinh tế và tạo nguồn thu cho đất nước chưa có điều kiện để phát huy.
Bước sang giai đoạn 1975-1990, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành Du lịch cùng cả nước bước vào công cuộc khôi phục kinh tế. Thời kỳ này, đất nước còn rất nhiều khó khăn trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch còn rất hạn chế.
Sau năm 1986, Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI ra đời, đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Ðảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng và điều hành kinh tế vĩ mô. Mô hình kinh tế được chuyển sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế từng bước được mở cửa, ngành Du lịch có điều kiện mở mang hoạt động, đặt nền móng cho sự phát triển cao trong giai đoạn tiếp theo.
Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách và đạt được những kết quả rất ấn tượng nhờ vào những cơ chế, chính sách được Đảng, Nhà nước ban hành tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho du lịch phát triển.
Cụ thể, Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII ban hành vào tháng 10/1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”.
Đặc biệt, ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch phát triển lên tầm cao mới. Thông báo kết luận 179-TB/TW là tiền đề cho sự ra đời Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (năm 1999), Pháp lệnh Du lịch (năm 1999) và sau này là Luật Du lịch và Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch (năm 2000).
Quan điểm và định hướng phát triển du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế quan trọng tiếp tục được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc, Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tiếp theo tạo thuận lợi cho du lịch phát triển.
Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết nêu rõ quan điểm “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”.
Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết riêng về phát triển du lịch, thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta về định hướng chiến lược cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam.
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, sự chuyển đổi về tư duy, nhận thức về phát triển du lịch cùng sự nỗ lực của toàn Ngành, đến nay du lịch đã từng bước khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Về khách quốc tế đã tăng 72 lần, từ 250 nghìn lượt của năm 1990 lên 18 triệu lượt của năm 2019. Về khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Về tổng thu từ khách du lịch, năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD). Tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP cũng tăng từ 3,26% năm 2000 lên 9,2% vào năm 2019.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước đã tăng 85 lần về số cơ sở và 39 lần về số buồng, tương ứng với 30.000 cơ sở lưu trú du lịch và 650.000 buồng của năm 2019. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp thì đến năm 2019 cả nước đã có 2.667 doanh nghiệp.
Kết quả đó đã đưa du lịch Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao nhất thế giới trong những năm gần đây, cùng với hàng loạt giải thưởng danh giá, uy tín mà cộng đồng quốc tế tôn vinh du lịch Việt Nam.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia – Quảng Nam 2022 vào tối ngày 22/12.
Tham dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Quang Dũng – Phó Viện trưởng VKSND tối cao,… Về phía tỉnh Quảng Nam có đồng chí Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam; Lê Trí Thanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố.
Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh” là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô cấp quốc gia, sự kiện du lịch thường niên lớn nhất của ngành Du lịch Việt Nam; cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, đồng thời nhằm kích hoạt lại hoạt động du lịch, góp phần phục hồi và phát triển du lịch Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung trong điều kiện bình thường mới sau đại dịch COVID-19.
Năm 2022, Việt Nam đã đón ước khoảng 104,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. (Ảnh: LT)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, Việt Nam đã đón ước khoảng 104,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng khách du lịch nội địa đã vượt xa với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, tăng trên 19% so với năm 2019 (thời điểm trước khi đại dịch bùng phát). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495 nghìn tỉ đồng.
Những kết quả đạt được trong Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022, mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời Năm Du lịch quốc gia cũng là cơ hội để các địa phương, điểm đến phát huy, quảng bá các nét đẹp văn hóa, lễ hội và di sản, đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn với chất lượng tốt... Các hoạt động văn hóa, du lịch hướng đến tiêu chí xanh, bền vững được phát huy hiệu quả. Nhiều dự án được đầu tư, hoàn thành và đi vào hoạt động đã nâng cao chất lượng, thương hiệu của du lịch tỉnh Quảng Nam, góp phần tăng trưởng, thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.
“Thay mặt Ban chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2022, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các tỉnh thành, đặc biệt là sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm của tỉnh Quảng Nam - địa phương chủ trì đăng cai tổ chức trong điều kiện hết sức khó khăn sau dịch COVID-19, đã góp phần kích cầu du lịch, đẩy mạnh truyền thông, giới thiệu điểm đến Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trong các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2022” - Thứ trưởng Đoàn Văn Việt phát biểu.
Quảng Nam trao cờ đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2023 cho tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: BQN)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, sau một năm khởi động và triển khai nhiều hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, tỉnh Quảng Nam và các địa phương trong cả nước đã có nhiều nỗ lực để phục hồi các hoạt động du lịch sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong Năm Du lịch quốc gia 2022, có hơn 210 sự kiện được diễn ra trên khắp cả nước trong đó, riêng Quảng Nam tổ chức 73 sự kiện, đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp trong xã hội, huy động sức mạnh cộng đồng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên phạm vi cả nước.
Kết thúc năm 2022, ngành du lịch Quảng Nam đã có sự khởi sắc mạnh mẽ, từng bước lấy lại đà tăng trưởng thời kỳ hậu COVID-19. Quảng Nam đã đón gần 4,8 triệu lượt khách du lịch (tăng 13 lần so với cùng kỳ năm 2021) và tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.800 tỉ đồng, đã tạo công ăn việc làm cho hơn 16.000 người lao động trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh du lịch “ấm” lên theo đà phục hồi.
“Thành công của Năm Du lịch quốc gia cùng với kết quả đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2022 tạo tiền đề để tỉnh Quảng Nam phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn trong thời gian tới, trong đó có ngành du lịch”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh bày tỏ.
Tại buổi lễ đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ấn phẩm của Năm du lịch quốc gia cho 17 nhà tài trợ đã đồng hành, góp phần tổ chức thành công Năm du lịch quốc gia 2022.
Năm 2023, tỉnh Bình Thuận được Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất chủ trương đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia. Tại buổi lễ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện nghi thức trao và nhận Cờ đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023- Bình Thuận hội tụ xanh.
Cũng trong tối 22/12, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ban, ngành, sự hưởng ứng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cộng đồng khởi nghiệp, tỉnh Quảng Nam đăng cai tổ chức Năm Quốc gia khởi nghiệp - Quảng Nam 2023, với chủ đề “Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp”. Đây là sự kiện khoa học, kinh tế-xã hội tiêu biểu, quy mô quốc gia và tầm quốc tế, nhằm mục đích tạo lập văn hóa khởi nghiệp, khơi dậy khí thế, tinh thần lập thân, lập nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, khát vọng vươn lên làm giàu; hình thành Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bền vững; gắn kết khởi nghiệp - sản phẩm OCOP - sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu.
Lê Tâm
Du lịch Việt trở lại ấn tượng, tìm kiếm những đột phá
PV - 08:05, 19/12/2022
Sau hơn hai năm ngưng trệ do dịch Covid-19, năm 2022, du lịch Việt Nam trở lại rất ấn tượng, với 96,3 triệu lượt khách du lịch nội địa sau 11 tháng, vượt xa mọi dự báo. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói còn rất nhiều việc phải làm trong năm 2023 và vài năm tiếp theo để có thể đạt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch vào năm 2025.222222222200Sau hơn hai năm ngưng trệ do dịch Covid-19, năm 2022, du lịch Việt Nam trở lại rất ấn tượng, với 96,3 triệu lượt khách du lịch nội địa sau 11 tháng, vượt xa mọi dự báo. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói còn rất nhiều việc phải làm trong năm 2023 và vài năm tiếp theo để có thể đạt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch vào năm 2025.
Ngành du lịch đặt mục tiêu năm 2022 phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa và năm triệu lượt khách quốc tế.
Trở lại ấn tượng, du lịch nội địa "bùng nổ"
Sau hơn hai năm ngưng trệ, kể từ khi mở cửa trở lại (ngày 15/3/2022), du lịch Việt Nam như chiếc lò xo bị kìm nén lâu đã bật tung hết cỡ, trở lại ấn tượng, nhanh chóng gặt hái kết quả khả quan. Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ ngay ở tháng 5/2022 với 12 triệu lượt khách; tháng 6 với 12,2 triệu lượt. Sau sáu tháng, đã đạt 60,6 triệu lượt khách nội địa, vượt mục tiêu 60 triệu lượt khách nội địa đặt ra cho cả năm 2022. Và hết 11 tháng năm 2022, tổng số khách nội địa đạt 96,3 triệu lượt, vượt qua tất cả các dự báo và vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019 - khi chưa xảy ra đại dịch. Nhưng mảng du lịch quốc tế thì phục hồi chậm. Sau 11 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ hơn 2,95 triệu lượt, đạt hơn 50% so với mục tiêu năm triệu khách trong năm nay. Nếu so sánh với Thái Lan vừa đón lượt khách quốc tế thứ 10 triệu (vào ngày 10/12 vừa qua) thì tốc độ phục hồi du lịch quốc tế của Việt Nam còn rất chậm. Hiện đang là mùa cao điểm đón khách quốc tế, nhưng rất khó để hoàn thành mục tiêu năm triệu khách trong năm. Dù vậy, tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng năm 2022 ước đạt 456,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 70% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2021 có 95% số doanh nghiệp lữ hành dừng hoạt động, 35% số doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép kinh doanh; 90% số cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa, công suất buồng/phòng trung bình năm của toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt 5%; năm 2022, có hơn 70% số cơ sở lưu trú đã hoạt động trở lại bình thường; công suất phòng các ngày cuối tuần đạt trung bình 40%-50%, dịp nghỉ lễ đạt khoảng 70%, thậm chí đã xuất hiện tình trạng cháy phòng ở một số thời điểm tại các trung tâm du lịch biển trong mùa hè. Các địa phương, doanh nghiệp đã chủ động trong việc tổ chức nhiều sự kiện lễ hội, festival, lễ hội hóa trang carnaval… để tạo điểm nhấn giúp hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi trở lại, nhất là tại các trung tâm du lịch lớn. Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch rõ ràng hơn khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao, với 2.362 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống; dịch vụ việc làm và du lịch đạt 2.215 doanh nghiệp. Năm 2022 cũng đã có hàng loạt các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại ở các điểm đến du lịch được chính thức đưa vào hoạt động, chứng minh năng lực vượt khó và niềm tin vào sự phục hồi nhanh chóng của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Song, cũng cần nhìn nhận tâm lý kìm nén trong dịch và bùng phát đi du lịch sau dịch là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến du lịch nội địa "bùng nổ". Nếu làm một phép tính đơn giản là cộng lượng khách nội địa trong ba năm từ 2020 đến 2022 (55 triệu lượt-năm 2020; 40 triệu lượt-năm 2021; khoảng 100 triệu lượt-năm 2022), rồi chia đều, thì thấy lượng khách du lịch nội địa/năm bình quân là 85 triệu lượt, thấp hơn một chút so với con số của năm 2019 - thời điểm trước dịch. Do đó, nếu không có sự dồn nén do dịch, chưa chắc đạt được lượng khách như hiện nay.
Dự báo và tìm kiếm đột phá để du lịch phục hồi hoàn toàn
Cùng với việc mở cửa trở lại du lịch, năm 2022 đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về phát triển du lịch sau Covid-19 với nhiều dự báo, tính toán về tốc độ phục hồi và kịch bản phát triển du lịch cho Việt Nam. Ðánh giá chung khẳng định, dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt, kinh tế-xã hội đã và đang phục hồi, phát triển nhanh chóng, trong đó có kinh tế du lịch. Nhưng du lịch Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong đó, các doanh nghiệp đang rất thiếu nguồn lực tài chính để khôi phục, mở rộng và phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng du lịch ở các địa phương, các điểm đến du lịch. Sự biến động, dịch chuyển nguồn nhân lực trong dịch khiến các doanh nghiệp du lịch thiếu cả đội ngũ nhân lực chất lượng cao lẫn lao động phổ thông... Các điểm yếu lâu nay của du lịch Việt được nhìn nhận lại một cách sâu sắc hơn để có giải pháp khắc phục triệt để. Và điều quan trọng là cần dự báo sát tốc độ phục hồi du lịch (nội địa và quốc tế), đưa ra các kịch bản khả thi nhất để tái cấu trúc kinh tế du lịch trong tổng thể cơ cấu kinh tế của các địa phương, khắc phục tình trạng tăng trưởng "nóng", phá vỡ quy hoạch ở các địa phương hiện nay.
Năm 2023 sẽ còn nhiều khó khăn bởi những thách thức mới nảy sinh như xung đột Ukraine-Nga, tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến trong cùng khu vực, một số thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam chưa sẵn sàng mở cửa… sẽ có tác động không nhỏ tới ngành du lịch. Theo ước tính của Tổng cục Du lịch, năm 2022, trung bình mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 2,9 triệu đồng/ngày; khách nội địa chi tiêu 1,2 triệu đồng/ngày. Trong vài năm tới, khả năng chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) sẽ không tăng do hậu Covid-19, tuy nhiên, khả năng chi tiêu sẽ tăng dần khi kinh tế phục hồi, thu nhập của người dân được cải thiện, và khi các dịch vụ du lịch đa dạng hơn, chất lượng cao hơn…
Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, Tổng cục Du lịch đã đưa ra ba kịch bản (phương án) phát triển của du lịch Việt Nam, gồm: tăng trưởng thấp; tăng trưởng trung bình và tăng trưởng cao. Trong đó, kịch bản tăng trưởng trung bình được ưu tiên lựa chọn vì tính khả thi cao nhất. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, du lịch Việt Nam phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch (đón được 18 triệu lượt khách quốc tế; khách du lịch nội địa đạt 116 triệu lượt). Do tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các quốc gia trong lĩnh vực du lịch, ngành du lịch cần có nhiều chiến lược hơn nữa để hút khách như nới lỏng chính sách visa, quảng bá điểm đến với bạn bè quốc tế, quản lý tốt các điểm du lịch để tạo hình ảnh đẹp về Việt Nam.
Dự báo năm 2023 và những năm tiếp theo, các hoạt động du lịch trên thế giới và trong nước dần phục hồi và phát triển trở lại. Mặc dù cơ hội cho các luồng khách du lịch quốc tế đã đến, việc đi lại rất thuận lợi, nhưng kinh tế thế giới gặp nhiều khủng hoảng, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, tâm lý e ngại dịch bệnh vẫn còn…, cho nên khả năng đi du lịch của người dân vẫn còn hạn chế. Trong khi cạnh tranh điểm đến giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng khốc liệt. Năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng, thậm chí tốc độ tăng có thể sẽ rất cao, nhưng lượng khách chưa thể phục hồi và đạt được ngưỡng như năm 2019. Vì thế, với thị trường khách du lịch quốc tế, Việt Nam cần tập trung khai thác thị trường đã mở cửa, các thị trường du lịch đã phục hồi kết nối hàng không. Bên cạnh đó, đầu tư mạnh mẽ thu hút các thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng, triển vọng như Ấn Ðộ, Trung Ðông; đồng thời thực hiện miễn thị thực du lịch cho các nước châu Âu, Australia, New Zealand, Canada, Mỹ; kéo dài thời hạn lưu trú cho các đối tượng khách du lịch được miễn thị thực lên 30 ngày.
Ðối với thị trường du lịch nội địa, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, việc xác định thị trường du lịch nội địa là trọng tâm và tập trung khai thác thị trường này, chắc chắn năm 2023, du lịch nội địa sẽ tăng trưởng trở lại và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận với tư duy mới là không quá quan trọng tuyệt đối về lượng khách mà cần dựa trên mức chi tiêu. Chi tiêu của khách du lịch nội địa trung bình 977.700 đồng/ngày vào năm 2011, nhưng đến năm 2020 cũng chỉ đạt 1,15 triệu đồng. Mức chi tiêu này tăng rất chậm nếu tính đến chỉ số lạm phát hằng năm. Khách nội địa thường đi du lịch vào thời điểm học sinh nghỉ hè và những ngày lễ lớn, như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, 30/4-1/5; các mùa khác thì rất vắng. Ðiểm đến khách du lịch nội thường lựa chọn là nghỉ dưỡng biển cũng chỉ tập trung vào khoảng hơn 10 địa phương.
Việc khai thác du lịch nội địa với tâm lý "nội địa" lâu nay, dễ dãi trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ khiến cứ vào những dịp lễ, Tết lại xảy ra tình trạng quá tải tại các điểm du lịch, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ phục vụ du khách; không cải thiện được mức chi tiêu. Ðiều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải tính toán lại một cách thấu đáo, làm ăn bài bản, căn cơ, phải nỗ lực, thay đổi tư duy, chiến lược để giải quyết triệt để. Phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số; đổi mới tư duy, cách tiếp cận thị trường và phát triển sản phẩm, nhằm mang lại giá trị gia tăng cao hơn so với trước đại dịch. Bên cạnh các dòng sản phẩm du lịch có tính đại chúng như: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; du lịch đô thị; du lịch ẩm thực..., các dòng sản phẩm du lịch theo xu hướng mới cần được chú trọng phát triển hơn, như: nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch thông minh...
Những dự báo và xác định điểm đột phá nêu trên cần có sự nỗ lực của Chính phủ và các địa phương trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới phù hợp với xu hướng; đồng thời, tăng cường quảng bá, truyền thông về những dịch vụ du lịch... Hy vọng với sự quyết tâm, đồng lòng của các doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, du lịch Việt Nam sẽ sớm hồi phục hoàn toàn./.
Tôi muốn rời đi ngay khi vừa đến Việt Nam du lịch
Vừa đến sân bay Việt, chúng tôi đã thấy không sạch sẽ, ra ngoài đường hay bãi biển còn tệ hơn, đến mức chẳng dám động chạm, ăn uống gì.
Theo thống kê, sau 11 tháng, Việt Nam chỉ đón 2,7 triệu, và hết năm dự kiến đón 3,5 triệu - kém rất xa mục tiêu năm triệu - lượt khách quốc tế trong năm 2022. Con số dự kiến đạt được của Thái Lan, Malaysia và Singapore lần lượt là hơn mười triệu, hơn chín triệu và hơn sáu triệu du khách nước ngoài.
Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), 2019 - năm hoàng kim của du lịch Việt Nam - tỷ lệ khách nước ngoài trở lại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 10%, trong khi của Thái Lan và Singapore lần lượt là 82% và 89%. Các con số này cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng không bền vững và do sự tò mò ở lần đầu tiên hơn là do bị "gây nghiện" để trở lại.
Đối với gia đình chúng tôi, có hai yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một địa điểm du lịch nào đó là an ninh và vệ sinh. Tiếc rằng, khi chúng tôi đến Việt Nam, cả hai điều này đều còn rất kém.
Về an ninh, chưa nói đến những chuyện to tát, trước hết, ít nhất chúng tôi phải có cảm giác an toàn, thoải mái, chẳng hạn có thể tự nhiên lấy điện thoại ra để chụp hình, tìm đường đi, nói chuyện và nhắn tin với người thân một cách thoải mái mà không sợ bị kẻ gian chạy ngang qua cướp mất. Thực tế là gia đình chúng tôi đã bị cướp mất điện thoại, móc túi, "chặt chém" trong lần đầu tới Việt Nam.
Trong khi ngày nay chiếc điện thoại là cái bản đồ, là tài khoản ngân hàng, là két sắt chứa những thông tin quan trọng, là máy ảnh rất quan trọng đối với mỗi người khi đi du lịch. Cứ hình dung khi đến một nơi xa lạ mà bạn bị mất hết những thứ đó thì có lẽ bạn chỉ muốn rời đi ngay, và không bao giờ muốn quay trở lại. Đó chính xác là những gì chúng tôi đã nghĩ trong đầu.
Về vệ sinh, vừa đến sân bay của Việt Nam, chúng tôi đã thấy không sạch sẽ, không khí nóng nực, sàn và tường bẩn, cũ, nhà vệ sinh ẩm thấp... Ra ngoài đường phố cũng không khá hơn khi rác thải ở khắp mọi nơi, vỉa hè đen kịt do lâu ngày không được tẩy rửa, bãi biển cũng tràn ngập rác thải... Vốn dĩ khí hậu ở Việt Nam đã nóng ẩm, gây khó chịu với du khách phương Tây, ấy vậy mà vấn đề vệ sinh cũng không tốt, nên càng khiến chúng tôi có cảm giác không sạch sẽ, không dám đụng chạm vào thứ gì, ăn uống món gì cả. Thế thì làm sao du khách có được cảm giác thoải mái khi đi du lịch?
Điều này hoàn toàn trái ngược với các nước châu Âu. Chúng tôi đi du lịch châu Âu thấy rất an toàn. Ít nhất ở đó họ không trắng trợn giật điện thoại từ tay bạn hay dở trò rạch túi. Chỉ cần bạn để ý một chút và không đem theo quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh là hoàn toàn có thể yên tâm được. Tôi luôn để hộ chiếu lại trong khách sạn, không đem theo nhiều tiền mặt, dùng thẻ tín dụng ở tất cả nơi đâu nhận thẻ, đeo túi xách ở phía trước, luôn cài túi xách lại mỗi khi dùng xong, thỉnh thoảng kiểm tra lại, khi đi bộ hay dùng phương tiện giao thông công cộng nên để tay lên túi xách...
Tôi đã đi châu Âu trên 10 lần, châu Á cũng vậy, đã qua hơn 60 thành phố lớn nhỏ, nhiều vùng miền trên thế giới, nên có thể có những so sánh nhất định so với du lịch ở Việt Nam. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm có những can thiệp, chấn chỉnh để cải thiện hình ảnh của du lịch Việt, hạn chế tối đa những phiền toái, ác cảm của du khách nước ngoài. Có như vậy, người Việt mới có thể xây dựng được ngành du lịch một cách bền vững. Crisensean
Xác minh thông tin người bán bún đổ đồ ăn thừa vào nồi đang nấu để bán lại
VTV.vn - Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang vào cuộc xác minh thông tin vụ việc một người phụ nữ bán bún đổ thức ăn thừa vào nồi, rồi bán lại cho khách đến sau.
Vụ việc xuất phát từ một clip được lan truyền trên mạng xã hội. Theo đó, đoạn clip quay lại hình ảnh một người phụ nữ bán bún cá ở đường Quang Trung, sát bên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang.
Trong lúc vắng khách, người bán bún cá có hành động đổ thức ăn khách dùng thừa vào nồi nước lèo đang nấu để bán lại cho khách đến sau. Thậm chí, một số ly nước khách uống thừa cũng được người phụ nữ này đổ lại trong bình nhựa đựng nước dành cho khách uống.
Ngay sau khi đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người bất bình về hành vi mất vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán hàng. Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo TP Nha Trang đã chỉ đạo phường Lộc Thọ, nơi xảy ra sự việc khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc. Phường Lộc Thọ đã cử đội công tác gồm Quản lý đô thị, dân quân xuống làm việc với người bàn bán hàng rong.
"Khi lực lượng chức năng đến thì người chủ hàng bún này đã bỏ chạy. Tổ công tác chỉ tạm giữ các vật dụng như gánh, nồi, bát, đũa đưa về phường. Phường sẽ xác minh danh tính và địa chỉ của người này để xử lý theo đúng quy định" - Chủ tịch UBND phường Lộc Thọ thông tin trên báo Dân trí.
Theo người dân sinh sống quanh khu vực này, gánh hàng rong nói trên đã hoạt động được hàng chục năm nay.
Thời VNCH người ân tuy nghèo nhưng có đạo đức lương thiện hơn không bao giờ nghe chuyện thế nầy. Từ ngày CSBV tuân lệnh Nga, Tàu cưỡng chiếm miền Nam đạo đức dân tộc càng suy thoái, hiện nay khó mà tìm ra người lương thiện mọi lĩnh vực, mạnh ai nấy tìm mánh khóe để ăn, bà cụ nầy vì thất học nghèo khó nên phải làm vậy để sinh tồn, suy ra vẫn lương thiện hơn nhiều quan to chức lớn của chế độ hiện nay