Ukraine tuyên bố bắn chìm tàu quân sự, hạ 710 lính Nga trong vòng 24 giờ, phá hủy nhiều phương tiện quân sự của Nga trong ngày qua.
10.01.2023 17:48
Trong thông báo cập nhật tình hình chiến sự đăng tải trên mạng xã hội Facebook hôm 10/1, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội nước này đã tiến hành nhiều đợt phản công gây ra thiệt hại lớn cho phía Nga trong vòng 24 giờ qua.
Xe quân sự Nga bị bắn cháy trong xung đột với Ukraine (Ảnh: AP).
Trong thông báo cập nhật tình hình chiến sự đăng tải trên mạng xã hội Facebook hôm 10/1, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội nước này đã tiến hành nhiều đợt phản công gây ra thiệt hại lớn cho phía Nga trong vòng 24 giờ qua.
Theo đó, từ ngày 9 đến 10/1, quân đội Ukraine đã loại khỏi vòng chiến đấu 710 binh sĩ, 4 xe tăng, 7 xe bọc thép, 4 tổ hợp pháo, 4 máy bay không người lái và 8 phương tiện quân sự của Nga. Đặc biệt, một tàu quân sự của Nga đã bị bắn chìm.
"Thông tin về chiếc tàu quân sự bị phá hủy sẽ được cung cấp sau khi những xác nhận cần thiết được thực hiện", Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố.
Cũng trong thông báo hôm 10/1, giới chức quốc phòng Ukraine xác nhận các lực lượng thân Nga đang tập trung binh sĩ và trang thiết bị quân sự để nhanh chóng giành quyền kiểm soát vùng Donetsk theo 3 hướng tiến công.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cáo buộc quân đội Nga đã thực hiện 8 vụ tấn công tên lửa, 31 vụ không kích và 63 vụ tập kích sử dụng pháo phản lực phóng loạt nhằm vào nhiều mục tiêu trên khắp lãnh thổ nước này trong 24 giờ qua.
Ngoài ra, dựa trên những hình ảnh vệ tinh thu được, Ukraine khẳng định quân đội Nga đang khẩn trương rút bớt các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 ra khỏi căn cứ không quân Engel nhằm tránh nguy cơ bị UAV cảm tử của Ukraine tấn công. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị bảo vệ đã được đặt trên đường băng tại căn cứ Engel.
Theo Ukrainska Pravda
"Lá chắn thép" hiếm gặp của Ukraine khai hỏa bắn hạ trực thăng Nga
(Dân trí) - Quân đội Ukraine được cho là đã sử dụng tổ hợp phòng không S-300V1 để bắn hạ một trực thăng của Nga.
"Hôm 8/1, trong khoảng thời gian từ 11h - 14h, các binh sĩ của Bộ Tư lệnh Không quân Trung tâm đã sử dụng tổ hợp phòng không S-300V1 để bắn hạ một trực thăng của đối phương và một máy bay không người lái Orlan-10 có nhiệm vụ do thám vị trí đóng quân của chúng ta ở mặt trận phía Đông. Trực thăng bị bắn hạ nhiều khả năng là một trực thăng tấn công Ka-52", Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.
Cùng với chia sẻ trên, một đoạn video ghi lại cảnh tổ hợp phòng không S-300V1 khai hỏa cũng đã được lan truyền rộng rãi. Đây là lần đầu tiên hình ảnh về tổ hợp phòng không cực hiếm này của Ukraine được ghi nhận trong thực chiến.
Theo giới quan sát, trước khi nhận được những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại từ phương Tây, S-300V1 là hệ thống phòng không có tầm bắn xa và uy lực nhất trong biên chế quân đội Ukraine. Tuy nhiên, Kiev lại sở hữu rất ít hệ thống này. Theo một số báo cáo, Ukraine chỉ kịp tái biên chế một đơn vị S-300V1 vào năm 2014, sau thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Được đặt trên khung gầm xe tải quân sự bánh xích, S-300V1 có khả năng di chuyển trên nhiều điều kiện địa hình hơn so với các phiên bản S-300 tiêu chuẩn. Vũ khí của các tổ hợp loại này là các tên lửa 9M83 với tầm bắn khoảng 75km. Ngoài ra, một số phiên bản S-300V1 cũng được trang bị các tên lửa 9M82 với tầm bắn được tăng lên thành 100km
Các tổ hợp S-300V1 được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô với mục đích bảo vệ các mục tiêu quân sự, vũ khí, binh sĩ và các công trình trọng yếu trước nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu của đối phương. Ngoài ra, với khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết và chống chọi với khả năng gây nhiễu điện tử tần suất cao của đối phương, S-300V1 thường được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Việc đưa tổ hợp S-300V1 vào tham chiến cho thấy Ukraine đang nỗ lực hết sức nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống phòng không của nước này. Liên tục trong những ngày qua, các đợt tập kích bằng tên lửa và UAV cảm tử của Nga đã để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho phía Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng nhiều quan chức chính phủ cao cấp khác đã liên tục lên tiếng kêu gọi các đồng minh viện trợ thêm tên lửa phòng không. Đáp lại lời kêu gọi này, vào tháng 12/2022, Mỹ đã chấp thuận gửi tổ hợp tên lửa phòng không Patriot cho Kiev.
Theo Menafn
Trúng hỏa lực từ vũ khí tự chế của Ukraine, trực thăng Nga bốc cháy dữ dội
The Sun hôm 7/1 dẫn lại video của các binh sĩ Ukraine trong đó ghi lại cảnh một máy bay trực thăng của Nga đã bị bắn hạ bởi tổ hợp phòng không lắp trên xe bán tải của Ukraine.
Kể từ khi xung đột giữa Moscow và Kiev nổ ra, tổ hợp phòng không tự chế này đã được sử dụng rất nhiều nhằm cung cấp hỏa lực bảo vệ cho các binh sĩ Ukraine trước máy bay chiến đấu của Nga.
Thời gian và địa điểm chính xác của đoạn video kể trên hiện chưa được công bố. Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa lên tiếng bình luận về tính xác thực của đoạn video này.
Trong thời gian qua, bên cạnh các tổ hợp phòng không tự chế, những hệ thống phòng không hiện đại do phương Tây viện trợ cho Ukraine đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động tác chiến của trực thăng và máy bay chiến đấu Nga.
Hôm 6/1, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleschuk tuyên bố kể từ tháng 9/2022 tới nay, lực lượng phòng không của Kiev đã tiêu diệt hàng ngàn mục tiêu bay của Nga, bao gồm trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và UAV.
Trước đó, vào tháng 10/2022, Cục tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh cũng khẳng định ít nhất 23 máy bay trực thăng tấn công Ka-52 "Cá sấu" của Nga đã bị bắn hạ ở Ukraine.
Số lượng trực thăng này chiếm hơn 25% phi đội Ka-52 mà Moscow đang sở hữu. Theo các báo cáo trước đó, quân đội Nga hiện có khoảng 90 trực thăng Ka-52 trong biên chế.
Theo The Sun
Hôm 6/1, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleschuk tuyên bố kể từ tháng 9/2022 tới nay, lực lượng phòng không của Kiev đã tiêu diệt hàng ngàn mục tiêu bay của Nga, bao gồm trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và UAV.
Trước đó, vào tháng 10/2022, Cục tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh cũng khẳng định ít nhất 23 máy bay trực thăng tấn công Ka-52 "Cá sấu" của Nga đã bị bắn hạ ở Ukraine.
Số lượng trực thăng này chiếm hơn 25% phi đội Ka-52 mà Moscow đang sở hữu. Theo các báo cáo trước đó, quân đội Nga hiện có khoảng 90 trực thăng Ka-52 trong biên chế. TheoThe Sun
UAV tấn công phiên bản đặc biệt của Nga bị thu giữ tại Ukraine
(Dân trí) - Quân đội Ukraine đã thu giữ một phiên bản đặc biệt của UAV Orlan-10 của Nga.
Hình ảnh được cho là UAV Orlan-10 phiên bản tấn công của Nga bị thu giữ tại Ukraine (Ảnh: Defense Express).
Trang Defense Express, dựa trên những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, đưa tin quân đội Ukraine đã thu giữ được một phiên bản đặc biệt của máy bay không người lái (UAV) Orlan-10 của Nga. Theo đó, các binh sĩ Ukraine đã sử dụng một hệ thống tác chiến điện tử để chế áp và buộc UAV Orlan-10 phiên bản tấn công của Nga phải hạ cánh.
UAV bị thu giữ được trang bị những thiết bị chuyên dụng để theo dõi và xác định mục tiêu của đối phương. Ngoài ra, các giá đỡ trên cánh cũng cho phép máy bay không người lái trên mang theo 4 đầu đạn cỡ nòng 40mm. Các đầu đạn nổ phân mảnh này chứa khoảng 100 đến 150g thuốc nổ và được xem là đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt phương tiện quân sự và cứ điểm phòng ngự của đối phương.
Theo Defense Express, đây là lần đầu tiên một UAV Orlan-10 phiên bản tấn công của Nga bị thu giữ một cách nguyên vẹn tại chiến trường Ukraine.
Orlan-10 là một loại máy bay không người lái đa chức năng của Nga được thiết kế với mục đích ban đầu là do thám mặt đất và trinh sát chỉ thị mục tiêu. Các UAV Orlan-10 có tầm hoạt động khoảng 110 - 200km tùy phiên bản và có thể hoạt động liên tục trong vòng 16-18 giờ. Đơn giá của một UAV Orlan-10 dao động từ 87.000 USD đến 120.000 USD một chiếc.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Moscow đã liên tục sử dụng các UAV Orlan-10 cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ trinh sát cảnh giới cho đến tấn công mục tiêu của đối phương. Loại vũ khí này cũng được nhiều chuyên gia nhận định là đã chứng minh được hiệu quả trong thực chiến.
Theo Defense Express
Ukraine trước cơ hội tăng đà phản công năm 2023
Với vũ khí ngày càng uy lực từ phương Tây, Ukraine có cơ hội lớn để phản công lực lượng Nga trong năm nay, song đối mặt nhiều thách thức.
Ukraine bước vào năm 2023 với một khởi đầu tốt, khi Mỹ và châu Âu cung cấp thêm gói vũ khí mới với nhiều loại thiết giáp hiện đại, đồng thời duy trì lập trường ủng hộ Kiev trong cuộc đối đầu với Moskva. Những diễn biến này cho thấy triển vọng với Ukraine rất tươi sáng trong năm mới, theo Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, chuyên gia về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu.
Việc Mỹ và châu Âu bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn tạm thời của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh của người theo Chính thống giáo là tín hiệu cho thấy Ukraine chưa phải chịu áp lực ngồi vào bàn đàm phán. Giới chức phương Tây cho rằng bất cứ thỏa thuận đình chiến tạm thời nào cũng có thể giúp Nga có thêm thời gian củng cố lực lượng và chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo.
Trong khi đó, Nga hứng chịu thiệt hại nặng nề khi đòn tập kích bằng pháo phản lực HIMARS của Ukraine vào một nơi đóng quân tạm thời ở thành phố Makiivka đã khiến ít nhất 89 binh sĩ thiệt mạng vào ngày đầu năm mới.
Cuộc tập kích không chỉ thể hiện sự vượt trội về vũ khí và năng lực tình báo của Ukraine, mà còn phơi bày những sai lầm chiến thuật của Nga, theo Liz Sly, nhà phân tích của Washington Post. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng cuộc tấn công là do các tân binh mới đến sử dụng điện thoại di động, khiến vị trí đóng quân của họ bị lộ.
Cùng ngày, Ukraine tuyên bố bắn hạ 45 máy bay không người lái (UAV) được Nga sử dụng để tập kích nước này đêm giao thừa. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng không của Ukraine ngày càng phát huy hiệu quả trong ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm thành phố Kherson, tỉnh Kherson ngày 14/11. Ảnh: Reuters.
Việc Mỹ, Pháp và Đức đồng loạt thông báo cung cấp xe chiến đấu bộ binh trong những ngày qua được xem là nguồn bổ sung đáng kể cho khả năng tấn công của Ukraine.
Sau nhiều tháng trì hoãn, Mỹ đã đồng ý gửi 50 thiết giáp M2 Bradley, trong khi Đức cam kết chuyển 40 xe chiến đấu bộ binh Marder và Pháp hứa cung cấp thiết giáp AMX-10 RC mà nước này phân loại là xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine.
Ngay cả thời tiết dường như cũng ủng hộ Ukraine, khi mùa đông ấm áp ở châu Âu giúp giảm giá năng lượng và giúp người dân tránh khỏi nỗi khổ mà nhiều nhà phân tích dự đoán có thể làm xói mòn động lực hỗ trợ của châu lục dành cho Kiev.
Trong thông báo viện trợ thiết giáp AMX-10 RC, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết ủng hộ Ukraine "cho tới khi chiến thắng", được xem là tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ và rõ ràng nhất của ông từ trước đến nay.
Chuyên gia Hodges tin rằng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ như vậy từ phương Tây, Ukraine trong năm nay đứng trước cơ hội rất lớn giành lại tất cả các khu vực mà Nga kiểm soát, thậm chí có thể hướng tới bán đảo Crimea mà Moskva sáp nhập năm 2014.
Các tuyến đường tiếp tế từ lục địa Nga tới bán đảo Crimea đã bị hư hại vì các cuộc tập kích của Ukraine. Ông Hodges nhận định Kiev có thể khiến Nga phải rút lực lượng khỏi Crimea trước khi giành lại toàn bộ vùng Donbass, nơi diễn ra giao tranh ác liệt gần đây.
Ukraine trước cơ hội tăng đà phản công năm 2023
Với vũ khí ngày càng uy lực từ phương Tây, Ukraine có cơ hội lớn để phản công lực lượng Nga trong năm nay, song đối mặt nhiều thách thức.
Ukraine bước vào năm 2023 với một khởi đầu tốt, khi Mỹ và châu Âu cung cấp thêm gói vũ khí mới với nhiều loại thiết giáp hiện đại, đồng thời duy trì lập trường ủng hộ Kiev trong cuộc đối đầu với Moskva. Những diễn biến này cho thấy triển vọng với Ukraine rất tươi sáng trong năm mới, theo Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, chuyên gia về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu.
Việc Mỹ và châu Âu bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn tạm thời của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh của người theo Chính thống giáo là tín hiệu cho thấy Ukraine chưa phải chịu áp lực ngồi vào bàn đàm phán. Giới chức phương Tây cho rằng bất cứ thỏa thuận đình chiến tạm thời nào cũng có thể giúp Nga có thêm thời gian củng cố lực lượng và chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo.
Trong khi đó, Nga hứng chịu thiệt hại nặng nề khi đòn tập kích bằng pháo phản lực HIMARS của Ukraine vào một nơi đóng quân tạm thời ở thành phố Makiivka đã khiến ít nhất 89 binh sĩ thiệt mạng vào ngày đầu năm mới.
Cuộc tập kích không chỉ thể hiện sự vượt trội về vũ khí và năng lực tình báo của Ukraine, mà còn phơi bày những sai lầm chiến thuật của Nga, theo Liz Sly, nhà phân tích của Washington Post. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng cuộc tấn công là do các tân binh mới đến sử dụng điện thoại di động, khiến vị trí đóng quân của họ bị lộ.
Cùng ngày, Ukraine tuyên bố bắn hạ 45 máy bay không người lái (UAV) được Nga sử dụng để tập kích nước này đêm giao thừa. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng không của Ukraine ngày càng phát huy hiệu quả trong ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm thành phố Kherson, tỉnh Kherson ngày 14/11. Ảnh: Reuters.
Việc Mỹ, Pháp và Đức đồng loạt thông báo cung cấp xe chiến đấu bộ binh trong những ngày qua được xem là nguồn bổ sung đáng kể cho khả năng tấn công của Ukraine.
Sau nhiều tháng trì hoãn, Mỹ đã đồng ý gửi 50 thiết giáp M2 Bradley, trong khi Đức cam kết chuyển 40 xe chiến đấu bộ binh Marder và Pháp hứa cung cấp thiết giáp AMX-10 RC mà nước này phân loại là xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine.
Ngay cả thời tiết dường như cũng ủng hộ Ukraine, khi mùa đông ấm áp ở châu Âu giúp giảm giá năng lượng và giúp người dân tránh khỏi nỗi khổ mà nhiều nhà phân tích dự đoán có thể làm xói mòn động lực hỗ trợ của châu lục dành cho Kiev.
Trong thông báo viện trợ thiết giáp AMX-10 RC, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết ủng hộ Ukraine "cho tới khi chiến thắng", được xem là tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ và rõ ràng nhất của ông từ trước đến nay.
Chuyên gia Hodges tin rằng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ như vậy từ phương Tây, Ukraine trong năm nay đứng trước cơ hội rất lớn giành lại tất cả các khu vực mà Nga kiểm soát, thậm chí có thể hướng tới bán đảo Crimea mà Moskva sáp nhập năm 2014.
Các tuyến đường tiếp tế từ lục địa Nga tới bán đảo Crimea đã bị hư hại vì các cuộc tập kích của Ukraine. Ông Hodges nhận định Kiev có thể khiến Nga phải rút lực lượng khỏi Crimea trước khi giành lại toàn bộ vùng Donbass, nơi diễn ra giao tranh ác liệt gần đây. lKhông lực không thể đảo ngược và người Nga về cơ bản không thể làm gì để thay đổi điều đó, trừ khi họ tìm ra cách thuyết phục phương Tây dừng ủng hộ Kiev", ông Hodges nói. "Tôi thấy rất nhiều yếu tố tích cực cho Ukraine, trong khi quyết tâm của phương Tây không có bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào".
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo rằng Ukraine sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức trong chiến dịch phản công 2023, vốn khó khăn hơn đáng kể so với việc phòng thủ lãnh thổ, theo Rob Lee, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ.
Thành công của Ukraine trong năm 2022 một phần là nhờ những sai lầm chiến thuật của Nga, điều khó có thể lặp lại trong năm nay, khi quân đội Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến kéo dài. "Phòng thủ sẽ dễ hơn tấn công. Nga đã thiết lập các vị trí phòng thủ lâu dài", Lee nói.
Chuyên gia này cho rằng, Ukraine đã thắng trong giai đoạn đầu chiến sự, khi chặn đứng chiến dịch "đánh nhanh thắng nhanh" của Nga ở Kiev, sau đó phản công giành lại gần một nửa lãnh thổ mà Moskva kiểm soát ở miền đông và miền nam.
"Nhưng câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Ukraine có thể đạt được những gì họ muốn là đẩy Nga sang bên kia đường biên giới trước ngày 24/2, thậm chí có thể giành lại Crimea hay không", Lee cho hay, thêm rằng câu trả lời hiện tại không rõ ràng.
Lính Ukraine đứng bên hệ thống pháo HIMARS mà Mỹ viện trợ tại miền đông Ukraine hồi tháng 7/2022. Ảnh: Washington Post.
Giới quan sát cho rằng thắng lợi trên chiến trường thời gian tới có thể được định đoạt bằng lượng đạn pháo, tên lửa trong kho dự trữ của mỗi bên. Các quan chức phương Tây nhiều tháng qua dự đoán Nga có nguy cơ cạn kiệt đạn pháo và tên lửa dẫn đường tầm xa, khi nguồn cung từ ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng giảm.
Các quan chức Ukraine cuối năm ngoái nói rằng cường độ nã pháo của Nga dọc mặt trận phía đông hiện chỉ bằng 1/3 so với mùa hè, thời điểm Moskva tấn công dồn dập bằng hỏa lực pháo binh vượt trội. Dù đã tăng cường sản xuất đạn pháo, Nga rõ ràng chưa thể đáp ứng đủ mức tiêu thụ trên chiến trường, theo một quan chức phương Tây giấu tên.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ở Mỹ, tình trạng thiếu đạn pháo có thể khiến Nga khó thực hiện thành công bất kỳ cuộc tấn công nào trong thời gian tới, bất chấp dự đoán của quân đội Ukraine rằng Moskva đang chuẩn bị cho đợt công kích lớn sau mùa đông.
Ukraine cũng có thể gặp vấn đề tương tự. Dmitri Alperovitch, người đứng đầu tổ chức tư vấn Silverado Policy Accelerator ở Mỹ, nói rằng việc phương Tây có đáp ứng đủ nhu cầu đạn của Ukraine hay không cũng chưa rõ ràng, đặc biệt khi các cuộc tấn công đòi hỏi số lượng đạn rất lớn.
Cơ hội thành công của Ukraine trong năm 2023 phụ thuộc rất nhiều vào các biến số nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, như quyết tâm và mức độ hỗ trợ vũ khí của phương Tây, cũng như các động thái của Nga.
"Điều chúng tôi không biết là những gì sẽ xảy ra ở Nga từ giờ tới cuối năm", ông Hodges nói, thêm rằng những biến động ở Nga có thể tác động nhiều tới xung đột hiện tại.
Ngoài ra, tình hình ở Mỹ cũng tác động không nhỏ tới chiến sự Ukraine, theo Elizabeth Shackelford, thành viên Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Chicago ở Mỹ. Dù sự ủng hộ của châu Âu rất quan trọng về mặt chính trị với Kiev, phần lớn các khoản hỗ trợ quân sự đều đến từ Washington. Tuy nhiên, cam kết hỗ trợ của Mỹ có thể bị đe dọa nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
"Nếu ông Putin có thể biến xung đột thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài nhiều năm, ông ấy có thể chờ đợi đến lúc Ukraine thất bại. Nỗ lực của Kiev có thể vẫn kéo dài một thời gian nữa, nhưng cơ hội của họ sẽ giảm sút theo thời gian", bà nói.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP.
Nếu Ukraine không thể đạt được đột phá đáng kể trước Nga trong năm nay, cuộc chiến có nguy cơ kéo dài theo hướng có lợi cho Moskva, Shackelford nhận định.
Bà nói gói viện trợ 45 tỷ USD được quốc hội Mỹ thông qua sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Ukraine trong năm nay, nhưng cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024 sẽ khiến triển vọng viện trợ dài hơi hơn trở nên khó dự đoán.
"2023 là năm thực sự quan trọng. Nếu Ukraine không thể kết thúc cuộc chiến trong năm nay, Nga sẽ có lợi thế cửa trên", Shackelford nói. "Hiện tại ông Zelensky có cơ hội lớn nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của phương Tây, nhưng sau đó, mọi thứ sẽ trở nên rất khó lường".