CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN
04.03.2023 19:26
CSVN do TQ chỉ đạo hệ ủng họ Nga xâm lăng Ukraine đến độc tài Iran đe dọa thế giới - Công ty Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì vận chuyển dầu cho Iran
Hoa Kỳ hôm 3/3 đưa một loạt các công ty vào danh sách đen bị trừng phạt vì tham gia vận chuyển hoặc bán các sản phẩm dầu mỏ hay sản phẩm hóa dầu của Iran, trong đó có một công ty Việt Nam và 8 tàu vận chuyển của công ty này.
Trong thông cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Hoa Kỳ, có 20 tàu của 6 công ty bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt mới nhất. Tám tàu trong số này thuộc Công ty Cổ phần Dầu khí và Bất động sản Bông Sen Vàng có trụ sở tại Hà Nội. Sáu trong số các tàu thuộc về một công ty Trung Quốc và 6 tàu còn lại thuộc Công ty Quản lý Thụy Điển mặc dù có vẻ như chúng có rất ít mối quan hệ với Thụy Điển.
“Những chỉ định này nhấn mạnh những nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm thực thi các biện pháp trừng phạt của chúng tôi đối với Iran. Chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động chống lại những người cố gắng phá vỡ các biện pháp trừng phạt của chúng tôi”, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói trong thông cáo.
Theo đó, tất cả các tài sản và lợi ích trên tài sản của các thực thể trên tại Hoa Kỳ hoặc thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của người Mỹ đều bị phong tỏa và báo cáo cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ.
Ngoài ra, bất kỳ ai thực hiện các giao dịch liên quan đến các công ty và tàu bị chỉ định trong danh sách đen đều có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thêm.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hôm Chủ nhật, đồng tiền của Iran là đồng rial đã chạm mức thấp mới trong lịch sử, với 601.500 rial đổi 1 đô la. Đồng tiền này chỉ phục hồi một chút vào thứ Năm.
Ngay cả trong đợt phục hồi gần đây nhất, đồng rial đã giảm 100% so với chỉ 6 tháng trước và lạm phát ở khu vực thành thị là hơn 50%, The Wall Street Journal đưa tin hôm 2/3.
Kể từ mùa thu năm ngoái, Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn việc Iran khai thác hệ thống ngân hàng của Iraq để tránh các lệnh trừng phạt. Động thái này đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với tiền tệ của Iraq. Tuy nhiên, kể từ chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Iraq tới Washington vào tháng trước, giá trị đồng dinar của Iraq đã ổn định, trong khi đồng rial của Iran vẫn giảm sút.
Wall Street Journal mô tả tình trạng kinh tế của Iran là “Người Iran đang đổ xô mua đô la, do lo ngại rằng các lệnh trừng phạt gây tê liệt của Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp diễn trong khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sụp đổ”.
“Một cuộc truy quét rửa tiền của Hoa Kỳ ở nước láng giềng Iraq cũng đã hạn chế đáng kể nguồn cung đô la được buôn lậu vào Iran”, tờ báo cho biết thêm.
Chủ nhân TQ tung hoành
khắp nước
Cần Thơ bắt 10 cô gái đòi nợ thuê trong đường dây của người Trung Quốc
Nghi can ở tuổi 20 vừa bị Công An thành phố Cần Thơ bắt giữ với cáo buộc đòi nợ thuê qua app (ứng dụng) trong đường dây do người Trung Quốc cầm đầu.
Theo báo Zing hôm 3 Tháng Ba, nhóm mười phụ nữ “hành nghề” tại một căn nhà ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Nhóm này đòi nợ cho công ty Bamboo và đòi nợ cho các app vay tiền trên mạng Internet do người Trung Quốc điều hành.
Tại hiện trường, cảnh sát đã thu giữ nhiều tài liệu, máy điện toán chứa hình ảnh cắt ghép nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, vu khống và đe dọa con nợ.
Sau vụ bắt 10 nghi can nêu trên, Công An thành phố Cần Thơ đang mở rộng điều tra vụ án và truy bắt những người ở cấp quản lý của đường dây này.
Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn nguồn công an cho biết thêm, những nghi can vừa bị bắt giữ là cấp S0, được những người ở cấp S1, S2 quản lý. Riêng nghi can cầm đầu đường dây được xác định đang ở Sài Gòn và chỉ liên lạc với thuộc cấp qua Zalo và WeChat.
Trong một vụ tương tự, theo báo Zing hôm 27 Tháng Hai, công ty Luật Pháp Việt đóng tại Sài Gòn, vừa bị Công An tỉnh Tiền Giang khám xét với cáo buộc “đe dọa, khủng bố nhằm cưỡng đoạt tài sản.”
Bản tin cho hay, các nhân viên của Luật Pháp Việt đều không có văn bằng chuyên ngành luật, mà chỉ hành nghề đòi nợ thuê. Công việc chính của họ là gọi điện thoại đe dọa, hành hung các tổ chức, cá nhân, kể cả thân nhân, người quen, quản lý, những người có liên quan đến con nợ.
Để tăng áp lực buộc con nợ phải trả tiền, các nhân viên công ty nêu trên đem quan tài, bình gas… đặt trước nhà và cơ quan của nạn nhân.
Phạm vi hoạt động của công ty này trải dài từ Tiền Giang đến Hà Nội.
Đã có bốn nghi can bị bắt giữ với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản” trong vụ này.
Đáng nói, các bị can khai với công an rằng họ có hợp tác với một số ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa “hợp đồng trợ giúp pháp lý,” để đe dọa những người vay nợ nhưng mất khả năng chi trả.
Theo hồ sơ của công an, công ty Luật Pháp Việt được các ngân hàng và công ty tài chính trả cho 25-35% trên tổng số tiền nợ thu hồi được.
Doanh thu được ban giám đốc công ty trả lương cho nhân viên và mua các công cụ, phương tiện phục vụ việc đe dọa, hành hung con nợ. (N.H.K) [qd]
Số người Nga phá sản tăng gần 40% trong nửa đầu năm 2022 gấp đôi cuối năm
Theo báo cáo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, số lượng công dân Nga tuyên bố phá sản và phải giải thể công ty trong nửa đầu năm 2022 tăng 37,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo kênh CNN, từ tháng 1 đến cuối tháng 6, có 121.313 công dân Nga đã nộp đơn phá sản và thanh lý tài sản để trả nợ. Trong số đó, nơi có nhiều người tuyên bố phá sản nhất là Moskva: trên 6.000 cá nhân, tiếp theo là khu vực xung quanh thủ đô với trên 5.600.
Cũng trong khoảng thời gian đó, có 20.185 công dân Nga đã nộp đơn phá sản và thực hiện tái cơ cấu nợ.
Báo cáo cho biết thêm rằng số vụ phá sản cá nhân ở nước này đã tăng gần gấp ba lần từ 68.980 vụ năm 2019 lên 192.833 vụ vào năm 2021.
Quan chức Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Yukhnin cho biết: “Xét về mặt tuyệt đối, số lượng công dân phá sản đã lên đến mức rất đáng kể”.
Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng giữa con số hồ sơ phá sản gia tăng đáng kể và cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga đã chứng kiến nhiều tập đoàn quốc tế nổi tiếng chấm dứt hoạt động tại nước này hoặc cắt đứt quan hệ kinh doanh. Trong khi đó, Nga đã bị áp đặt các lệnh trừng phạt như bị Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các chính phủ khác đóng băng tài sản.
Mới đây nhất, ngày 21/7, gói trừng phạt thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine đã chính thức có hiệu lực, gồm các biện pháp cấm hoạt động mua, nhập khẩu hoặc chuyển giao vàng, trong đó có trang sức.
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ: "Các biện pháp mới nhằm tăng cường lệnh trừng phạt kinh tế hiện có nhằm vào Nga, hoàn thiện việc thực thi và tăng cường hiệu quả của chúng".
Theo gói trừng phạt mới, EU sẽ cấm nhập khẩu vàng từ Nga dưới dạng bán thành phẩm và phế liệu. Ngoài ra, EU cũng đưa thêm 48 cá nhân và tổ chức của Nga vào "danh sách đen" bị đóng băng tài sản và/hoặc cấm nhập cảnh. Trong đó, EU sẽ đóng băng tài sản của Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga.
Hội đồng cho biết thêm: "Các biện pháp của EU không ngăn cản các nước thứ 3 và công dân của họ hoạt động kinh doanh bên ngoài EU mua dược phẩm hoặc sản phẩm y tế từ Nga". EU cũng cho phép hỗ trợ kỹ thuật cho Nga trong lĩnh vực hàng hóa và công nghệ hàng không.
EU liên tục đưa ra các gói trừng phạt chống lại Nga sau khi quân đội nước này mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga được thông qua hồi tháng 6 vừa qua, liên minh này đã cấm nhập khẩu hầu hết dầu mỏ của Nga. Thùy Dương BÁO TIN TỨC
Quyết đứng về phe Nga, Tàu trong âm mưu xâm lăng thế giới: Phiếu ủng hộ của Việt Nam cho Nga và cảnh báo hệ lụy mối quan hệ với Mỹ
Việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào lâm nguy
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì những cáo buộc rằng binh lính Nga giết hàng trăm thường dân ở Bucha của Ukraine, Moscow cảnh báo các nước rằng một lá phiếu “đồng ý” hoặc “trắng” đối với sự thúc đẩy của Mỹ để loại bỏ Nga sẽ được coi là một “cử chỉ không thân thiện” và sẽ gây hậu quả cho quan hệ song phương.
Việt Nam, sau hai lần bỏ phiếu trắng vào tháng trước khi Hội đồng Bảo an LHQ tìm sự đồng thuận để lên án Nga vì cuộc xâm lược ở Ukraine, đã bỏ phiếu chống trong cuộc biểu quyết lần thứ 3, mà Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield gọi là “khoảnh khắc lịch sử.” Dù có 24 nước không ủng hộ nghị quyết được Mỹ thúc đẩy hôm 7/4, trong đó có Việt Nam, nhưng có đến 93 quốc gia bỏ phiếu tán thành, vượt quá mức tối thiểu cần thiết 2/3 trong số 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ ở New York – trong đó 58 phiếu trắng không được tính – để đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Nga trở thành quốc gia thứ hai trong lịch sử, sau Libya, bị loại khỏi hội đồng này.
“Tôi không ngạc nhiên bởi vì Việt Nam có một mối quan hệ lâu dài với Nga kể từ thời chiến tranh (chống Mỹ),” Giáo sư Zachary Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ chuyên về chính trị và an ninh Đông Nam Á, nói. “(Việt Nam) có quan hệ ngoại giao với Nga ở mức cao nhất (tức đối tác chiến lược toàn diện) và rõ ràng Nga đóng vai trò quan trọng đối với (Việt Nam) trong việc hiện đại hóa quân sự.”
Ngoài Nga, chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ là hai đối tác chiến lược toàn diện còn lại của Việt Nam, và Moscow cung cấp phần lớn vũ khí cho Hà Nội trong nhiều thập kỷ qua.
Điều này có thể khiến cho Việt Nam mất đi một trong những cuộc gặp mặt bên lề với Tổng thống Biden trong cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN đã được lên kế hoạch và nó sẽ không giúp ích gì cho mối quan hệ song phương giữa hai nước.
GS Zachary Abuza, Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ
Giải thích về quan điểm của Hà Nội ngay trước cuộc bỏ phiếu hôm 7/4, Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang nói rằng các quyết định của các cơ quan tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động và mọi quyết định của Đại hội đồng LHQ “cần dựa trên thông tin được kiểm chứng.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ thảm sát ở Bucha là giả tạo trong khi chính phủ Đức nói có bằng chứng cho thấy quân Nga gây ra vụ thảm sát này. Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi ông Putin là “tội phạm chiến tranh” và kêu gọi xét xử người đứng đầu nước Nga.
Dù khẳng định rằng Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, nhưng ông Giang, người đứng đầu Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, cho rằng “cần xác minh, kiểm chứng các thông tin gần đây một cách công khai, minh bạch, khách quan, với sự hợp tác của các bên liên quan.”
Quyết định của Việt Nam bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào thế lâm nguy.
“Việt Nam, bằng cách không chỉ bỏ phiếu trắng mà là bỏ phiếu cho quan điểm của Nga, sẽ gây tổn hại tới các mối quan hệ với Liên minh châu Âu, Úc, Nhật Bản và Mỹ,” GS Abuza, nhà phân tích hàng đầu về chính trị và an ninh Đông Nam Á, nói. “Và điều này có thể khiến cho Việt Nam mất đi một trong những cuộc gặp mặt bên lề với Tổng thống Biden trong cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN đã được lên kế hoạch và nó sẽ không giúp ích gì cho mối quan hệ song phương giữa hai nước.”
Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN, ban đầu được dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 nhưng sau đó bị hoãn lại vì thời điểm không phù hợp cho lãnh đạo của khối 10 nước Đông Nam Á cùng tới Washington tham dự, đã được lên kế hoạch lại vào 12-13 tháng sau. Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi đầu tháng 3 cho biết Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự sự kiện theo lời mời của Tổng thống Biden và "sẽ có các hoạt động song phương" tại đây. Các lãnh đạo của khối sẽ gặp mặt trực tiếp Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tại thượng đỉnh mà giới quan sát xem là nhằm tăng cường mối quan hệ với khối ASEAN để chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Khang, ứng viên tiến sỹ tại Khoa Chính trị học của Trường Đại học Boston, việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ dường như sẽ không làm tổn hại đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam một cách công khai. Theo ông Khang, Mỹ hạ thấp tác động của quyết định bỏ phiếu “chống” của Việt Nam với sự thấu hiểu rằng Việt Nam đang ở trong một tình thế khó khăn.
Rõ ràng Việt Nam là một nước có một mối quan hệ lâu dài với Liên bang Xô viết và Nga. Quân đội của họ rất khăng khít với quân đội Nga Đồng thời, (Việt Nam) đang phải vật lộn với điều này.
Derek Chollet, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ
Ông Khang đưa ra nhận định này sau khi cố vấn Ngoại trưởng Mỹ Derek Chollet, người vừa có chuyến thăm tới Việt Nam và Philippines trong chuyến công du Đông Nam Á, cho biết rằng Mỹ sẽ không đánh đồng các nước như nhau, nếu có quốc gia bỏ phiếu trắng, vì cuối cùng thì Nga đã bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền.
“Rõ ràng Việt Nam là một nước có một mối quan hệ lâu dài với Liên bang Xô viết và Nga. Quân đội của họ rất khăng khít với quân đội Nga,” ông Chollet nói trong một cuộc phỏng vấn với The Diplomat. “Đồng thời, (Việt Nam) đang phải vật lộn với điều này. Họ có thể liên hệ nhiều mặt với hoàn cảnh của người dân Ukraine cũng như sự kiên cường dũng cảm của người dân Ukraine trước sự tấn công dữ dội của một nước láng giềng lớn hơn rất nhiều lần.”
Theo GS Abuza, Mỹ hiểu được rằng Việt Nam có mối quan hệ lịch sử với Nga nhưng Hoa Kỳ có thể thất vọng nếu Việt Nam tiếp tục ủng hộ Nga khi Mỹ đang trở thành đối tác thương mại và an ninh hàng đầu của Việt Nam.
“Mỹ hiểu rằng (Việt Nam) là một nước độc tài và sẽ bỏ phiếu theo những quốc gia độc tài khác,” GS Abuza, tác giả cuốn sách “Đổi mới Chính trị ở Việt Nam Đương đại” (Renovating Politics in Contemporary Vietnam), nói.
Ba lần bỏ phiếu của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh ở Ukraine cách đây gần 2 tháng, đều trùng khớp với quyết định của Trung Quốc. Sau hai lần bỏ phiếu trắng, Trung Quốc, nước phản đối các chế tài của Mỹ và phương Tây áp lên Moscow vì cuộc khủng hoảng Ukraine, hôm 7/4 cũng bỏ phiếu chống lại việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ.
“Chúng tôi không phải là không biết điều đó nhưng chúng tôi muốn nhắc nhở Việt Nam rằng tương lai và sự thịnh vượng kinh tế của (Việt Nam) gắn liền hơn với Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản,” GS Abazu nhận định và cho rằng ngoài vũ khí ra, Nga “không có ý nghĩa gì với Việt Nam về mặt kinh tế” trong khi Mỹ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Trong khi thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt hơn 110 tỷ USD vào năm ngoái thì con số này giữa Việt Nam và Nga là 7,1 tỷ USD. Mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington trở nên gắn bó hơn trong những năm gần đây khi có những mối quan ngại song trùng trước sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Việt Nam cũng trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực để kiềm tỏa sức mạnh của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Vì tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội trong chính sách của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nên mặc dù Việt Nam vẫn đang tiếp tục mua vũ khí của Nga, nhưng chính quyền Tổng thống Trump và Biden đã không đưa Hà Nội vào danh sách bị trừng phạt theo Đạo luật Chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Chính quyền Biden kêu gọi các quốc gia “đứng về phía lẽ phải của lịch sử” khi chọn cách ủng hộ hay chống đối cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, và theo GS Abuza, Mỹ có nhiều đòn bẩy để trừng phạt Việt Nam nếu muốn trong khi Nga không thể làm được điều này.
Việt Nam lại một lần nữa bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine
Tròn một năm trước, Putin xua quân đội và người dân Nga vào một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Cho đến nay, dù có nói gì đi nữa, thì ai cũng hiểu cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là lời nói dối nhằm che đậy cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Và cho dù biện minh bằng cách nào thì bản chất cuộc chiến tranh của Putin phát động tại Ukraine vẫn rất rõ ràng: một cuộc chiến tranh xâm lược theo đúng luật pháp quốc tế.
Tất nhiên, chuyện chính trị quốc tế vốn phức tạp và không phải lúc nào cũng có một phe chính nghĩa, một phe phi nghĩa. Việt Nam trong một năm qua đã bị đặt vào một thế khó, và ứng xử của Việt Nam đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh của Putin chống lại Ukraine có thể giúp Việt Nam “tai qua nạn khỏi” lúc này, nhưng những hệ lụy của nó về sau thì có thể rất lớn. Rõ ràng, bằng cách bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, Việt Nam đã luôn chọn đứng về phe thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi nói về cuộc chiến ở Ukraine. Lập luận cho rằng tuy số phiếu trắng và chống có phần ít hơn nhưng nó đến từ các quốc gia đông dân, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga) nên đó mới là đại diện cho quan điểm đa số thì lại là một lập luận tự bắn vào chân mình.
Trật tự thế giới mà Việt Nam đang tham gia vào được lấy cảm hứng từ trật tự Westphalia và Hiến chương Liên Hiệp Quốc: theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu chỉ vì cuộc chiến này, hay vì tình yêu mù quáng nào đó với quá khứ của Liên Xô, hay sự sùng bái với Putin, mà ta chấp nhận rằng nước nào càng đông dân thì càng có chính nghĩa, thì cần nhớ rằng Việt Nam không phải là quốc gia đông dân nhất, và càng đang sống kế bên một quốc gia đông dân nhất thế giới, ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta.
Đã không đứng về phe đa số, vậy Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không? Điều quan trọng cần phải định nghĩa “chính nghĩa” ở đây là gì. Nếu chính nghĩa là các bên kiềm chế, hạn chế xung đột, hòa bình, tuân thủ pháp luật quốc tế như đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc từng tuyên bố, vậy chúng ta giải thích thế nào với các phiếu trắng (tôi không ý kiến gì, không có quan điểm gì?) với các nghị quyết của Đại Hội Đồng? Tất nhiên, sẽ có người nói rằng các nghị quyết kia thường bị thiên lệch sang phe phương Tây, chẳng hạn như nghị quyết ngày 2/3/2022 lên án gay gắt Nga và cho rằng hai xứ tự trị mà Nga công nhận là bất hợp pháp là hơi gây tranh cãi, hay nghị quyết ngày 7/4/2022 (nghị quyết duy nhất Việt Nam bỏ phiếu chống) đòi loại bỏ Nga ra khỏi HĐ Nhân quyền là quá đáng, hay thậm chí nghị quyết ngày 12/10/2022 lên án các cuộc bỏ phiếu ở bốn vùng thuộc Ukraine bị Nga sát nhập là chưa thỏa đáng. Nhưng Việt Nam giải thích thế nào với việc tiếp tục bỏ phiếu trắng với nghị quyết ngày hôm nay mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua?
Nếu bạn vẫn nghĩ rằng chắc có lý do gì đó quá đáng, thì hãy cùng xem một số điểm có thể gây tranh cãi của nghị quyết mà Việt Nam cho rằng quá tranh cãi và không có ý kiến:
– Lên án các hậu nhân quyền và nhân đạo của cuộc chiến của Nga tại Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào các hạ tầng dân sự trên khắp cõi Ukraine (không nói rõ ai tấn công các hạ tầng này) >>> Điều này có phải lẽ phải không?
– Nhắc lại yêu cầu rằng Nga phải rút quân ngay lập tức, toàn bộ, và vô điều kiện khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine, và kêu gọi chấm dứt xung đột >>> Điều này có gì trái với các nguyên tắc mà Việt Nam vẫn theo đuổi? Có phải là lẽ phải không?
– Yêu cầu các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế bao gồm việc đối xử tốt với tù bình chiến tranh và chấm dứt tấn công vào các cơ sở dân sự của Ukraine >>> có gì gây tranh cãi? Có khó để có ý kiến không?
– Nhấn mạnh yêu cầu phải quy trách nhiệm cho các tội ác nghiêm trọng đã xảy ra trong lãnh thổ Ukraine và đảm bảo việc xét xử công bằng (mà không nói là do Nga hay Ukraine gây ra, tức là ai gây ra tội ác đều phải bị xử lý) >>> đây nếu không phải lẽ phải thì là gì?
Không chống, không ủng hộ, thậm chí không đề xuất sửa đổi nếu thấy có gì lăn tăn, Việt Nam đơn giản bỏ phiếu trắng và nói rằng tôi không can dự. Rốt cuộc thì làm sao mà sự đi dây này lại là “đứng về chính nghĩa”? Mình trộm nghĩ, nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào? Đó là những câu hỏi mà mình hy vọng Việt Nam đã có câu trả lời, chứ không phải để lơ cho nó qua.
Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ. Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân.
Hy vọng rằng chúng ta không phải rơi vào tình huống mà đến lượt chúng ta lên án sự yên thân của kẻ khác. Và hy vọng rằng khi nhìn thấy sự phản ứng khác nhau của Việt Nam với những đối tượng khác nhau trong cùng một hành vi, mọi người hiểu ai mới thật sự là côn đồ.
Việt Nam cùng với 32 quốc gia khác bỏ phiếu trắng Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, RFA loan tin ngày 23/2.
Theo đó, Nghị quyết mới được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 23/2 với 141 phiếu ủng hộ việc lên án Nga xâm lược Ukraine.
RFA cho hay, có 7 phiếu chống lại Nghị quyết này là Nga, Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria. Đây đều là các quốc gia độc tài có mối quan hệ gần gũi với Nga.
Cuộc bỏ phiếu lần này diễn ra nhân dịp kỷ niệm một năm Nga đem quân xâm lược nước láng giềng Ukraine.
Phát biểu tại phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thảo luận về tình hình Ukraine hôm 22/2, Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột tại Ukraine trong một năm qua, cũng như trước diễn biến đáng lo ngại gần đây.
Đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Bản tin của RFA cho hay.
Đây là lần thứ năm Việt Nam bỏ phiếu có lợi cho Nga, quốc gia đồng minh lâu đời và là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam.
Trước đó, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu cho nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Ngày 24/3/2022, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường Ukraine, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Ngày 7/4/2022, Đại Hội Đồng đề nghị trục xuất Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Ngày 12/10/2022, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã 5 lần bỏ phiếu có lợi cho Nga tại Liên Hiệp Quốc, với 4 lần phiếu trắng và 1 lần phiếu chống.
Lần này, cũng như mọi lần trước, truyền thông nhà nước đưa tin đầy đủ, nhưng không nhắc chi tiết Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Bài viết trên RFA
Báo Người Việt có trụ sở tại Mỹ cho biết, mặc dù nghị quyết mới hôm thứ 5 này không mang tính bắt buộc, nhưng có ảnh hưởng chính trị khắp thế giới, và kết quả cho thấy, đây là một hành động mạnh mẽ được cộng đồng quốc tế nêu bật thông điệp là Moscow phải chấm dứt hành động xâm lăng.
Ông Dmytro Kuleba, ngoại trưởng Ukraine, tuyên bố, cuộc bỏ phiếu là bằng chứng rõ ràng hơn nữa cho thấy, không chỉ khối dân chủ Tây phương ủng hộ đất nước của ông.
“Cuộc bỏ phiếu này bất chấp lập luận rằng, miền Nam bán cầu không đứng về phía Ukraine. Nhiều quốc gia đại diện cho châu Mỹ La Tinh, châu Phi, châu Á đã bỏ phiếu ủng hộ chính nghĩa của Ukraine,” ngoại trưởng của Ukraine nói.
Nhà cầm quyền Việt Nam một lần nữa lại thể hiện sự vô trách nhiệm của mình đối với thế giới, đi ngược trào lưu chung. Phân tích về thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà báo tự do Mai Luân ngày 15/10/2022 đã viết trên BBC rằng, phải chăng Hà Nội cũng vô trách nhiệm đối với chính đất nước mình, khi Việt Nam là một nước nhỏ nằm cạnh Trung Quốc có rất nhiều tham vọng về lãnh thổ?
Nếu trong tương lai Việt Nam và Trung Quốc xảy ra xung đột thì Hà Nội sẽ khó khăn trong việc vận động cộng đồng quốc tế quan tâm và ủng hộ trước sự xâm lăng của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét về những lá phiếu trắng của Việt Nam, rằng, nó có thể gây hại cho Việt Nam.
“Nếu cuộc chiến Ukraine trở thành một cuộc xung đột kéo dài, Việt Nam có thể bị coi là một phần của vấn đề, vì đã tiếp tay cho Nga”. Giáo sư Thayer nêu quan điểm.
Việt Nam từng tuyên bố rằng, sẽ “đứng về lẽ phải, công lý”. Facebooker Hanh Nguyen bình rằng: “Lẽ phải, công lý gì khi một kẻ mang bom đan, đại bác, tên lửa nện vào một nước được bầu cử tự do? Lẽ phải nào, công lý nào khi thấy người già, trẻ con chết vì bom đạn, tên lửa; Lẽ phải nào, công lý nào khi nhìn thấy làng mạc, thị thành, trường học, bệnh viện, đường sá, cơ sở hạ tầng bị tên lửa tàn phá như thế?”