Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười một 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 25775215

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 08.11.2024 07:20
Lật lại trang sử: CSBK khủng bố giết hại phá hoại miền Nam tàn ác không khác khủng bố Hồi giáo ISIS
22.10.2023 10:49

Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1929, tại làng Kiểng Phước, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay thuộc xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Cha của ông vốn làm nghề thợ bạc, mẹ ông là một thợ may. Hai người ly dị nhau khi ông mới lên 3, về sau đều tái giá và có con riêng. Từ nhỏ, ông đã phải sống với ông bà nội.

Tưởng Niệm Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông – 52 Năm Nhìn Lại (1971 – 2023)

Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông (2/4/1929 -10/11/1971)

Nhìn lại  một giai đoạn lịch sử, năm 1963 Giáo sư Nguyễn Văn Bông chấp nhận lời mời của chính phủ về nước, giáo sư dạy môn luật hiến pháp và khoa học chính trị tại Đại học Luật Khoa Sài Gòn và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh qua các giai đoạn sau:

  • 1964-1971: Giáo Sư Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
  • 1966-1971: Phó Khoa Trưởng trường Đại Học Luật Khoa, Saigon
  • 1968-1971: Sáng lập viên kiêm Chủ Tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, Chủ Nhiệm báo Cấp Tiến, Nguyệt San Cấp Tiến.
  • Ngày 25 tháng 11 năm 1968: Một quả bom phát nổ cạnh phòng làm việc của giáo sư tại tầng hai Học viện Quốc Gia Hành chánh.  Giáo sư  thoát nạn.
  • Ngày 09/11/1971: Giáo sư chấp nhận chức vụ Thủ Tướng dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
  • Ngày 10/11/1971: Giáo sư bị ám sát tại ngã tư đường Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Giáo Sư vĩnh viễn ra đi lúc 42 tuổi.

Tư Tưởng của Giáo sư Nguyễn Văn Bông: Tri Hành

Tưởng niệm Giáo sư Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chúng tôi xin nhìn lại những hoạt động của Giáo Sư trong tư tưởng của một người Thầy, một chính trị gia, một nhà hoạt động chính trị trong các vấn đề xây dựng và phát triển Miền Nam Việt Nam.

Giáo sư đã nói ra rất rõ ràng:

1) Lý tưởng dân chủ pháp trị:

Lý tưởng này được Giáo sư đưa ra từ năm 1963  – vào ngày 1/8/1963 khai giảng niên khóa 1963-1964  của trường Đại Học Luật Khoa. Giáo sư đã đăng đàn giảng thuyết với đề tài “Ðối lập chánh trị trong chế độ dân chủ. Đề tài cấm kỵ trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Giáo sư đã can đảm nói lên tiếng nói chính trị đối lập trong sinh hoạt chính trị đương thời nên đã gây được nhiều tiếng vang trên chính trường nhứt là kêu gọi  thực thi một chế độ dân chủ với sự cho phép hình thành các lực lượng đối lập chính trị, hoạt động tự do và công khai.

2) Thành Lập Đảng Chính Trị Đối Lập:

Cuối năm 1968, khi qui chế chánh đảng vừa được ban hành, Giáo sư cùng với Giáo sư  Nguyễn Ngọc Huy đứng ra vận động thành lập một tổ chức chánh trị lấy tên là  Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.  Giáo sư là chủ nhiệm tờ báo Cấp Tiến, Nguyệt San Cấp Tiến – cơ quan ngôn luận của Phong trào và chính GS Bông, trong các bài viết đăng trên mục lập trưòng hay quan điểm, luôn kêu gọi dân sự hóa guồng máy công quyền. Phong Trào là một một lực lượng chính trị – dân biểu Khối Cấp Tiến – trong Quốc Hội . Phong trào đã lôi cuốn một số đông các cựu sinh viên Học Viện QGHC trong đó có các dân biểu như Trương vi Trí, Nguyễn văn Quí, Nguyễn văn Tiết.

3) Tham Gia vào Cải Cách Hành Chánh

Vào khoảng năm 1969-1970, chính quyền đương thời muốn thực hiện một sự cải cách hành chánh rộng lớn trong guồng máy hành chánh từ trung ương xuống địa phương, nên  Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã mời GS Bông – GS Bông đồng ý giữ chức Đồng Chủ Tịch với Tổng Thống Thiệu trong Hội Đồng Cải Cách Hành Chánh Trung Ương.

4) Tham Chính:

GS Nguyễn Văn Bông (phía trước), GS Nguyễn Văn Tương, (bên phải) và GS Tạ Văn Tài đến trao bằng Tiến sĩ cho một sinh viên Trường Luật. Ảnh: Internet – chưa rõ nguồn.

Giáo sư Nguyễn Văn Bông đã đem tâm huyết thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến để đem lý tưởng của mình ra “Tri Hành” mong đưa dân tộc Việt qua khúc quanh lịch sử để cùng sống còn với chế độ Cộng sản Bắc Việt độc tài đảng trị. Trong đầu tuần tháng 10 năm 1971, tin Giáo sư được mời ra tham chính thành lập nội các với vai trò “Thủ Tướng” thì đảng Cộng sản đã hay tin và ra tay trước triệt hạ. Chúng biết uy tín của Giáo sư – một nhà lãnh đạo chính trị tại miền Nam – có nhiều triển vọng sẽ đối đầu bất lợi  trên chính trường quốc nội và quốc tế  trong tương lai.

Mất GS Bông, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và trường Luật mất đi một vị giáo sư ưu tú, một người thầy tận tụy, một ân sư của lớp sinh viên trong giai đoạn này. Phong Trào QGCT cũng mất đi một lãnh tụ quan trọng, thu phục cảm tình quần chúng,  được giới  thanh thiếu niên cùng giới trí thức trẻ tâm phục. Miền Nam mất đi một chính khách có uy tín trên chính trường quốc nội và quốc tế để xây dựng một Miền Nam Độc Lập – Tự Do – Tiến Bộ.

5) Phát Triển Học Viện QGHC:

Trong thời gian này (1963-1971), Học Viện  Quốc Gia Hành Chánh đã được nhiều uy tín với các đại học bạn, hơn nữa Học Viện đang tiến  ngang tầm với các nước tiên tiến. Học Viện đã đào tạo hàng ngàn cán bộ hành chánh ưu tú hỗ trợ cho việc xây dựng, kiến thiết  nền hành chánh quốc gia qua các điểm chính sau:

  • Lập Ban Cao Học: Học viện đã phát triển không ngừng, ngoài Ban Tham Sư, Ban Đốc Sự, GS cho mở thêm Ban Cao Học với thêm nhiều ngành như ngoại giao và thẩm tra kế toán, để đào tạo một thế hệ cán bộ hành chánh dấn thân có trình độ hiểu biết về tình hình chánh trị ở trong nước cũng như trên thế giới.
  • Thể lệ chọn nhiệm sở cho các sinh viên tốt nghiệp: Để công bình và khuyến khích các sinh viên chuyên tâm học hành, thể lệ mới ấn định các sinh viên  được chọn nhiệm sở theo thứ tự kỳ thi tốt nghiệp .
  • Tăng cường chương trình đào tạo giáo sư cho Học Viện: Tạo ra thể lệ sinh viên thủ khoa các khóa Đốc Sự và Cao Học được học bổng du học tại các đại học Mỹ để lấy bằng tiến sĩ . Nhờ thể lệ nầy, số giáo sư trẻ của Học Viện được tăng cường rất đáng kể.
  • Tham gia các sinh hoạt của các CSV: điển hình là hình chụp buổi đá banh giao hữu trong giải chung kết sinh viên Liên khóa Sàigòn 1963-1964.

GS Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông và Đội Tuyển Túc Cầu Quốc Gia Hành Chánh

Thay Lời Kết:

Sau cùng, trong cái nhìn của người cựu sinh viên QGHC, một cán bộ Quốc gia, một công dân của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi  chỉ biết ngậm ngùi thương tiếc Giáo sư Nguyễn Văn Bông qua bốn câu thơ trích từ bài thơ Chiến Sĩ Vô Danh của Giáo sư Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, người đồng chí của cố  GS Nguyễn Văn Bông:

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,
Cưỡi hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.”

Một lần nữa, năm nay, ngày 10 tháng 11 là lần giỗ thứ 50, Hội CSV QGHC  Miền Đông xin được ghi lại những hình ảnh trong các sinh hoạt của Hội để “Tưởng Niệm Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông – 50 Năm Nhìn Lại“.

Du học ở Pháp

Từ nhỏ ông đã có chí, học giỏi nhưng nhà nghèo. Vì vậy, ông phải làm việc từ lúc mới 12 tuổi để kiếm thêm tiền đi học. Ông sửa xe đạp, quét trường học, phụ đánh máy và nhiều việc lặt vặt khác để có tiền trang trải cho việc học. Sau mấy năm làm việc để gom đủ số tiền mua được một vé tàu hạng ba đi Pháp, ông rời Việt Nam để thực hiện giấc mơ du học ở ParisPháp.

Tại Paris, ông được một người quen cho ở trọ để tiếp tục học lấy bằng Tú tài. Trong thời gian này, để sinh kế, ông làm bồi bàn tại tiệm ăn La Table du Madarins. Tại đây, ông làm quen với một sinh viên Việt Nam khác cũng đang làm bồi bàn tại đây là Nguyễn Ngọc Huy, người đã sát cánh cùng ông trong các hoạt động chính trị sau này.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông theo học ngành Luật và Chính trị học, Đại học Sorbonne. Để có tiền theo học, ông phải làm nhiều nghề, kể cả khuân vác, giặt ủi.[1] Do lao lực quá độ, có thời gian ông làm phu khuân vác đêm tại Nhà Lồng Paris (Les Halles), đã bị nhiễm bệnh lao, phải nằm bệnh viện một thời gian. Trong thời gian du học tại Pháp, cha mẹ của ông không có khả năng tài chánh cũng như hiểu thể thức chuyển ngân cho con mình, ông đã được một người cô ruột tên Nguyễn Thị Chín là một thương gia ở Sài Gòn giúp đỡ, nhưng sự giúp đỡ đó cũng quá ít ỏi so với tiền học phí mà ông phải đóng cho trường.

Với ý chí và nỗ lực, ông tốt nghiệp Cử nhân Luật năm 1956, rồi Tiến sĩ Luật và Chính trị học năm 1960. Năm 1962 ông trở thành một trong số rất ít giáo sư Việt Nam có bằng Thạc sĩ Công pháp Quốc tế.[2] Đầu năm 1963, ông quyết định về nước làm việc. Trước khi về nước, ông đã hứa hôn với một nữ sinh viên có tên là Lê Thị Thu Vân, người sau này trở thành bạn đời của ông.

Dạy học và hoạt động chính trị

Sau khi về nước, ông dạy môn luật hiến pháp và khoa học chính trị tại Trường Đại học Luật Sài Gòn và Học viện Quốc gia Hành chánh. Bấy giờ, chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm đang ra tay đàn áp các lực lượng chống đối, bắt giam các chính khách đối lập như Nhóm CaravelleNguyễn Tường Tam... Để thể hiện quan điểm, ông đã cho đăng tải bài viết "Đảng phái và Đối lập chính trị" gây được nhiều sự chú ý trên chính trường. Cũng từ đây, ông bắt đầu có những hoạt động chính trị nhằm tiến tới việc "thành lập một chính đảng quốc gia" trên con đường xây dựng "một nước Việt Nam thống nhất, dân chủ với sự ủng hộ rộng rãi của người dân"[3].

Sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông được chính quyền mới bổ nhiệm làm Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh thời Đệ Nhị Cộng hòa. Rất nhiều sinh viên do ông đào tạo về sau nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đầu năm 1964, ông thành hôn với bà Thu Vân, người sinh viên đã rời bỏ nước Pháp để về thành hôn với ông, dù ông "chỉ là một giáo sư nghèo" hơn bà đến mười tuổi[4].

Cuối năm 1968, được sự cổ vũ của người bạn cũ Nguyễn Ngọc Huy, bấy giờ là một trong những lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt, ông thành lập Phong trào Quốc gia Cấp tiến, một tổ chức chính trị đối lập với chính phủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, với thành viên đa số là học trò của ông.[5]

Hai lần bị mưu sát

Những hoạt động chính trị tích cực của ông khiến ông trở thành mục tiêu ám sát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Bông bị ám sát vì ông "đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch"[6].

Ngày 26 tháng 11 năm 1968, một quả bom phát nổ cạnh phòng làm việc của ông tại tầng hai Học viện Quốc gia Hành chánh, trái bom đặt trên cao, hơi ép do tiếng nổ đẩy ông té xuống và tuột dưới bàn [7]. Tuy nhiên, ông thoát chết nhờ cái bàn giấy vững chắc giữ cho ông không bị cả bức tường đè bẹp.[8] Theo nhà báo Nam Thi thuộc báo Thanh Niên, trong bài viết "Bí mật điệp báo chưa từng công bố: đốt cháy con bài của Mỹ" đã xác nhận hai người chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt Giáo sư Bông vào 26 tháng 11 năm 1968 chính là luật sư Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành. Cả hai đều là người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1971, tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 bao gồm Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu[9] tổ chức ám sát ông tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản, bằng cách ném cái cặp chứa 4 kg chất nổ C4 được liên kết với ba trái lựu đạn xuống gầm xe của ông đang ngừng tại đèn đỏ ngã tư. Giáo sư Bông thiệt mạng cùng các cận vệ của ông.[6][10] Lúc đó ông mới 42 tuổi. Sự kiện Nguyễn Văn Bông bị ám sát không chỉ làm sụp đổ kế hoạch thay đổi nhân sự của Việt Nam Cộng hòa mà còn làm cho nội bộ chính quyền này nghi ngờ lẫn nhau. Theo báo Công An TPHCM, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và dư luận cho rằng phe Trần Thiện Khiêm thực hiện vụ ám sát này để cố giữ chức Thủ tướng.

Gia đình

Khi ông qua đời, lúc đó ông có hai trai tên là Nguyễn Lê Quốc và Nguyễn Lê Việt và một gái tên là Nguyễn Lê Thu Ánh [7]. Sau 1975, vợ ông tái giá với Lacy Wright, một nhà ngoại giao Mỹ, và lấy tên mới là Jackie Bông Wright.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ


Ám sát, sụp đổ và đôi điều nhận định

Lẽ dĩ nhiên, Giáo sư Bông càng hữu ích cho việc củng cố chính quyền chống Cộng ở miền Nam Việt Nam, xương sống của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, thì ông càng nguy hiểm đối với bên kia chiến tuyến. Chưa nói đến việc Giáo sư Bông được bổ nhiệm làm Thủ tướng, chỉ riêng các vai trò quan trọng mà ông đang nắm giữ, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, “lò” đào tạo quan chức bộ trung, cao cấp cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa và vì vậy là một trong những “cơ quan đầu não” của chính quyền này, và chủ xướng Phong trào Quốc gia Cấp Tiến, một tổ chức chính trị chống Cộng triệt để, đã đủ đưa ông vào “tầm ngắm” của hoạt động “trừ gian, diệt ác” của các lực lượng an ninh Cộng sản, đặc biệt sau khi có Chỉ thị số 32/CT ngày 15/12/1967 của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.

Lễ cưới của Jackie Bông và Lacy Wright, Washington D.C., 1976.
Lễ cưới của Jackie Bông và Lacy Wright, Washington D.C., 1976.

Được ban hành nhằm chuẩn bị cho “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa” dịp Tết Mậu Thân 1968 theo Nghị quyết tháng 12/1967 của Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam, Chỉ thị này nêu nhiệm vụ, phương hướng của công tác an ninh trong thời gian tới với nội dung: “Hướng vào các đô thị, thị xã, thị trấn và các vùng xung yếu, phối hợp với các lực lượng vũ trang khác và lực lượng chính trị của quần chúng đẩy mạnh trừ gian, diệt ác và bộ máy kìm kẹp, hạ uy thế của địch, tạo thế cho phong trào cách mạng của quần chúng nổi dậy, tiến lên tiêu diệt cơ quan đầu não, các tổ chức cảnh sát, tình báo của Mỹ - ngụy, các đảng phái phản động của địch một cách triệt để, góp phần đánh sụp ngụy quyền từ trung ương đến cơ sở, giành chính quyền về tay nhân dân, tích cực nắm vững tình hình địch, tích cực chuẩn bị lực lượng chuyên môn để truy kích địch, bảo vệ chính quyền cách mạng” (9).

Cựu đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam, Ellsworth Bunker, và cô dâu Jackie Bông tại lễ cưới Jackie Bông và Lacy Wright, Washington, 1976.
Cựu đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam, Ellsworth Bunker, và cô dâu Jackie Bông tại lễ cưới Jackie Bông và Lacy Wright, Washington, 1976.

Cũng cần nói thêm rằng hoạt động “trừ gian, diệt ác” gia tăng với việc “Ông trùm tình báo Cộng sản” Mười Hương (tức Trần Quốc Hương) (10) tham gia Thường vụ T4 - Khu ủy Sài Gòn – Gia Định và nắm chức Trưởng ban An ninh T4 vào năm 1970, hai năm sau khi ông từ Bắc về Nam và công tác tại Tình báo Miền, Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam (Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam). Thực vậy, Mười Hương có ba nhiệm vụ chính khi về làm Trưởng Ban An ninh T4: diệt ác ôn, đánh xẹp khí thế chính trị của địch; tiến hành công tác điệp báo, xây dựng mạng lưới cơ sở, nắm âm mưu địch; đảm bảo an ninh khu vực.

Để nói, ngay sau khi bắt đầu vận động thành lập Phong trào Quốc gia Cấp Tiến vào tháng 10/1968, vị Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chính trở nên nguy hiểm gấp đôi và vì vậy trở thành mục tiêu trừ diệt hàng đầu của Ban an ninh T4.

Ngày 25 tháng 11 năm 1968, sinh viên Luật khoa Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành đã đặt chất nổ ở bức tường ngăn giữa phòng họp của Học viện Quốc gia Hành chánh và phòng làm việc của Giáo sư Bông (11). Ông may mắn thoát chết, chỉ bị xây sát đôi chút và ngất đi. Ông Lê Công Truyền, nhân viên Học viện và là người đưa Giáo sư Bông đến bệnh viện, cho biết vụ nổ tạo một lỗ thủng bằng cái nong trên tường và đẩy Giáo sư tọt vào gầm bàn làm việc. Vẫn theo nhân chứng này, câu đầu tiên của Giáo sư Bông sau khi hồi tỉnh tại bệnh viên là: “Có anh em nào bị gì không?”.

Thế nhưng Giáo sư Bông không còn gặp may mắn trong vụ mưu sát thứ hai. Vụ này do sinh viên năm thứ ba Khoa Khoa học Vũ Quang Hùng và trung úy quân lực VNCH Lê Văn Châu, thành viên Trinh sát vũ trang thuộc Ban An ninh T4 (12), thực hiện bằng một trái mìn DH khoảng 5kg liên kết với ba trái lựu đạn da láng tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản, Sài Gòn, vào trưa ngày 10/11/1971.

Trong bài viết “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” đăng trên Dân Việt (báo điện tử của Trung ương Hội nông dân Việt Nam) ngày 30/4/2011, ông Vũ Quang Hùng kể: “Trung tuần tháng 10 năm 1971, ngay sau khi nhận lệnh của cấp trên về mục tiêu cần diệt là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, việc đầu tiên là tôi điểm lại tất cả anh chị em trong đội do tôi (Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Điệp) làm đội trưởng. Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập chưa đầy một năm, gồm 11 người (kể cả tôi). Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam (tức Thái Doãn Mẫn, sau 30/4/1974 là Đại tá, phó Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh - CHHV) – phó Ban An ninh T4: “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.

Đã có nhiều nhân vật cao cấp của chính quyền và quân đội Sài Gòn bị An ninh T4 bị ám sát. Tuy nhiên vụ ám sát Giáo sư Bông mới là đòn chí tử vào Việt Nam Cộng Hòa.

Như đã phân tích, Giáo sư Bộng là sự lựa chọn hoàn hảo của Mỹ cho “Việt Nam hóa chiến tranh”, chiến lược gây dựng cho chính quyền Sài Gòn khả năng tự đương đầu với địch thủ Cộng sản, trong đó tăng cường năng lực “đấu tranh chính trị” ở vị trí ưu tiên. Thực vậy, Hội nghị Paris đang bàn đến hiệp thương giữa các bên tham chiến người Việt để tổ chức bầu cử cử ở miền Nam Việt Nam. Về phần Tổng thống Thiệu, dù muốn dù không ông cũng phải thừa nhận “Giải pháp Nguyễn Văn Bông” là cách duy nhất có thể giúp Việt Nam Công hòa tiếp tục tồn tại bởi Tướng ba sao này quá hiểu rằng không có cơ may nào, dù là nhỏ nhất, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng Cộng sản bằng biện pháp quân sự. Do đó, vụ ám sát Giáo sư Bông dập tắt hy vọng sống sót duy nhất của Việt Nam Cộng hòa. Ông Hoàng Đức Nhã kể: “Khi nghe tin Giáo sư Bông bị ám sát, Tổng thống Thiệu buồn lắm, rất là buồn, Ông ấy nói với tôi: “Đấy chú thấy không, mình cố gắng như thế đó mà không biết thằng nào nó phá” cho dù đã tự động nghi vấn Cộng sản đứng đằng sau.

Thực tế cho thấy sau khi Giáo sư Bông bị ám sát, Tổng thống Thiệu theo quán tính tiếp tục giữ Tướng Khiêm ở vị trí Thủ tướng, đồng nhất với duy trì nội các chiến tranh. Điều này không chỉ củng cố quyết tâm thống nhất đất nước bằng quân sự của những người Cộng sản Việt Nam mà còn biện minh hơn nữa việc theo đuổi chiến tranh đến cùng của họ trong dư luận thế giới nói chung, dư luận Mỹ nói riêng. Tóm lại, cổng Dinh Độc lập bị hai xe tăng mang số hiệu 390 và 843 trong đội hình tổng tấn công của 20 sư đoàn chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ vào trưa ngày 30/4/1975 chỉ là sự kiện được tiền định bởi vụ ám sát Giáo sư Bông mà thôi!

Để kết thúc bài viết này, tác giả có đôi điều nhận định từ vụ ám sát Giáo sư Bông.

Vợ chồng tác giả và bà Jackie Bông Wright (phải). Virginia, 10, 2019.
Vợ chồng tác giả và bà Jackie Bông Wright (phải). Virginia, 10, 2019.

Đầu tiên, “Việt Nam hóa chiến tranh” hỏng ngay từ đầu vì chiến lược này của Mỹ được giao cho Đại sứ Bunker triển khai, trong khi vị này lại mâu thuẫn với chính mình trong triết lý hành động.

Như đã nói tới, sở dĩ được Tổng thống Johnson phái sang Việt Nam để thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” là vì Bunker đã giải quyết được khủng hoảng Đôminica bằng giải pháp chính trị, tạo điều kiện cho Mỹ rút quân trước viễn cảnh sa lầy quân sự tại đây. Thế nhưng, “giải pháp chính trị” mà Bunker áp dụng ở Nam Việt Nam lại khác hẳn với “giải pháp chính trị” mà ông triển khai ở Đôminica.

Tại đảo quốc ở Caribê, Bunker nỗ lực đưa các bên tham chiến người Đôminica ngồi lại với nhau để định ra một cuộc bầu cử và ông đã thành công. Trái lại ở Nam Việt Nam, vị đại sứ Mỹ này không hề tìm cách đưa Việt Nam Cộng hòa vào con đường đối thoại với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông chỉ chăm chăm dàn xếp chính trị giữa các thành phần chống Cộng nhưng đối lập nhau trong nội bộ Việt Nam Cộng hòa để chính thể này đủ vững để chống Cộng thành công. Do đó, việc Bunker dàn xếp được một sự “cộng sinh chính trị” giữa Tổng thống Thiệu và Giáo sư Bông cũng không giúp được gì cho việc giảm nỗ lực chiến tranh từ phía những người Cộng sản, nếu không muốn nói là ngược lại. Điều này rốt cuộc đã dẫn đến cái chết của của Giáo sư Bông và của chính Việt Nam Cộng hòa như ta đã thấy.

Tiếp theo, tình báo Cộng sản hoạt động rất hiệu quả.

Như đã trình bày, cuộc thảo luận giữa ông Hoàng Đức Nhã, phái viên của Tổng thống Thiệu, và Giáo sư Bông về việc bổ nhiệm vị này làm Thủ tướng bắt đầu vào ngày 10/7/1971 và kết thúc 2 ngày sau đó. Lời kể của “ám sát viên” Vũ Quang Hùng cho thấy tình báo Cộng sản đã nắm được thông tin này hầu như ngay lập tức. Điều này càng phi thường khi biết rằng mãi nửa tháng sau giới phóng viên báo chí phương Tây tại Sài Gòn – cũng là các nhà tình báo - mới biết chuyện.

Ông Nhã kể: “Cuối tháng 10, François Nivolon, phóng viên báo Pháp Le Figaro gọi điện cho tôi, hỏi: “Thưa ông Tổng trưởng, dường như Tổng thống Thiệu sắp cải tổ nội các và Giáo sư Bông đã được mời bàn chuyện này. Có đúng vậy không?” Khi tôi nói là có nhiều giáo sư Bông trong xã hội thì Nivolon nói: “Chỉ có một giáo sư Bông, bạn của ông đó” bởi biết tôi đã cùng làm việc với Giáo sư Bông trong chuyến đi Pháp. Thấy tôi không phủ nhận cũng không xác nhận tin này thì Nivolon nói: “Đừng giỡn, chúng tôi biết vai trò của ông trong vụ này rồi”. “Chúng tôi đã cố gắng giữ rất mật cuộc thảo luận với Giáo sư Bông với tư cách Chủ tịch Phong trào Cấp Tiến Quốc gia – ông Nhã nói tiếp – vì sợ các đảng phái khác phá thối. Nhưng dựa trên thông tin mà ông Vũ Quang Hùng đưa ra thì tôi nghĩ tình báo Cộng sản thậm chí biết được cuộc thảo luận này ngay khi nó mới bắt đầu”.

Suy cho cùng, thành tích tình báo này của những người Cộng sản không có gì là lạ vì trong tay của Trưởng Ban An ninh T4 Mười Hương và Tình báo Miền có một loạt điệp viên “chui sâu, leo cao” trong bộ máy chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Trong số các điệp viên chiến lược này có Nguyễn Văn Tá (Đặng Trần Đức, Ba Quốc, sau này là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục 12 Tổng Cục Tình báo Quốc phòng, Quân đội Nhân dân Việt Nam), làm việc tại Phủ Đặc ủy trung ương tình báo do Đại tá Nguyễn Khắc Bình (sau này là Thiếu tướng quân lực VNCH), một người thân tín của Tổng thống Thiệu, làm Đặc ủy trưởng. Với chức vụ Trưởng ban chính trị phụ trách các đảng phái, ông Tá chắc chắn được Đại tá Bình giao nhiệm vụ lập hồ sơ về Giáo sư Bông với tư cách Chủ tịch Phong trào Quốc gia Cấp Tiến để báo cáo với Tổng thống Thiệu cho dù Giáo sư Bông được Đại sứ Bunker bảo trợ (13). Do đó, rất có thể chính điệp viên Nguyễn Văn Tá là người đã chuyển cho Tình báo Miền thông tin Tổng thống Thiệu mời Giáo sư Bông làm Thủ tướng, thậm chí trước cả khi ông Nhã khởi sự thảo luận với Giáo sư Bông. Cũng cần nói thêm rằng, Cụm A22 của Tình báo Miền hoạt động tại “Phủ Đầu Rồng” (Phủ Tổng thống VNCH) trong đó có Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng, hai cố vấn Tổng thống Thiệu, đã bị bắt và đưa ra xét xử vào năm 1969.

Cuối cùng, Giáo sư Bông dẫu có chết thảm và thuộc về bên chiến bại bởi qui luật nghiệt ngã của chiến tranh, những đứa con tinh thần xuất sắc của ông, “Vấn đề đối lập trong chánh thể dân chủ” và “Luật Hiến pháp và chính trị học”, vẫn hiện diện như giá trị tham khảo cần thiết cho công cuộc xây dựng một Nhà nước dân chủ và pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Lời bạt

Năm 1976, quả phụ Giáo sư Bông, bà Lê Thị Thu Vân tái giá. Bà lấy Lacy Wright, một nhân viên ngành ngoại giao, người đã từng phục vụ tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trước 30/4/1975. Tại lễ cưới, cựu Đại sứ Bunker đã đóng vai người cha để trao bà cho Lacy. Ông bà sống với nhau rất hạnh phúc, ngày nào bà cũng nấu cơm cho ông ăn.

Được hỏi thái độ của bà đối với những người đã ám sát Giáo sư Bông, Jackie Bông khẳng định: “Tôi theo Đạo Phật nên tôi không thù hận họ”. Bà nói tiếp: “Năm 1994, Thượng nghị sĩ John McCaine gặp tôi và hỏi tôi suy nghĩ thế nào về việc Quốc Hội Mỹ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tôi nói ngay: “Đối với tôi, vấn đề quan hệ ngoại giao với Việt Nam không phải là “why” (tại sao) mà là “when” (khi nào)”. Bà cho biết cả ba người con của bà với Giáo sư Bông, Annie, Victor và Alex, đều đã về thăm và làm việc tại Việt Nam. “Annie, con đầu của tôi – bà kể - nhất quyết về Việt Nam khi hai nước chưa có quan hệ ngoại giao. Con gái tôi nói: “Ba con là người Việt Nam, con là người Việt Nam, con phải về Việt Nam để phục vụ”. Jackie Bông nói thêm rằng Lacy chồng bà đã về thăm Việt Nam những 5 lần nhưng bản thân bà chưa về lần nào vì còn có những băn khoăn, trở ngại.

Cuối cuộc trò chuyện, Jackie Bông cho biết có nhà xuất bản ở Việt Nam đề nghị bà cho họ in lại cuốn “Luật Hiến pháp và chính trị học” của Giáo sư Bông nhưng bà chưa quyết định. Dẫu vậy, tác giả bài viết này tin rằng một ngày không xa bà sẽ lại có mặt ở Việt Nam, trước hết để dự buổi lễ tái sinh tác phẩm ấy của người chồng quá cố của bà, một “trí thức uy tín”.

Chú thích

(9) Chiến công xuất sắc của Lực lượng An ninh miền Nam, Hải Giang (theo Lịch sử Công an nhân dân), An ninh Thế giới o­nline, ngày 03/03/2008.

(10) Trần Quốc Hương từng làm việc bên cạnh các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, từng là tù nhân của chính quyền thực dân Pháp và chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông là người tổ chức và cũng là cấp trên trực tiếp của những điệp viên chiến lược cộng sản nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam là Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn.

(11) “Bí mật điệp báo chưa từng công bố: đốt cháy con bài của Mỹ”, Nam Thi, Thanh Niên ngày 2/5/2000.

(12) Trong bài “Những ký ức hào hùng của người trinh sát vũ trang nội đô” của Phú Lữ, Công an nhân dân ngày 05/02/2018, Thiếu tá Công an Lê Việt Bình cho biết: “Ban An ninh T4 thuộc Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Ban này có các tiểu ban như Bảo vệ chính trị, điệp báo, hậu cần, an ninh vũ trang, giao liên... Đến tháng 4-1965, Ban An ninh T4 lập thêm một tiểu ban mới: Trinh sát vũ trang, bí danh là B5. Khác với An ninh vũ trang chuyên hoạt động ở vùng nông thôn và vùng ven với nhiệm vụ chống các trận càn quét, bảo vệ căn cứ, bảo vệ các lãnh đạo..., địa bàn chiến đấu của Trinh sát vũ trang là vùng nội đô Sài Gòn - Gia Định. Nhiệm vụ của Trinh sát vũ trang không chỉ là điều tra nghiên cứu, thu thập tình hình phục vụ tác chiến, mà chủ yếu là tiêu diệt “Việt gian, ác ôn” nhằm làm thất bại các ý đồ chiến lược của Mỹ -Thiệu, đập tan ách kìm kẹp của địch, tạo điều kiện phát triển các phong trào đấu tranh của đồng bào đô thị”.

(13) Trong bài “Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng (kỳ 21): Khi Mỹ trở thành đối tượng của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo” của Hoàng Hải Vân - Tấn Tú, Việt Báo (Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) - Bộ thông tin và truyền thông) ngày 11/3/2004, Thiếu tướng Đặng Trần Đức (Nguyễn Văn Tá, Ba Quốc) cho biết “nhiệm vụ chủ yếu của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo là bảo vệ Nguyễn Văn Thiệu, đối tượng của Phủ Đặc ủy là Mỹ và các thế lực chống đối trong và ngoài chính quyền”.

Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam.



Những người giết Giáo sư Nguyễn văn Bông bây giờ ở đâu?

Khánh Linh

Gần 12 giờ trưa Thứ Tư 10/11/1971, chiếc xe chở Giáo Sư Nguyễn Văn Bông vừa từ đường Trần Quốc Toản quẹo phải vào đường Cao Thắng, chạy chậm lại để ngừng đèn đỏ ngay ngã tư trước khi quẹo trái vô đường Phan Thanh Giản.

Xe vừa ngừng, một thanh niên chạy đến gần và ném xuống gầm xe của Giáo sư Bông một chiếc cặp trong đựng mìn chống tăng MK6 (1). Sau đó anh ta băng qua đường và nhảy lên một xe Honda 90 có người đã nổ máy chờ sẵn, xe vọt luôn vào một con hẻm. Lựu đạn nổ, Giáo Sư Bông và người cận vệ của ông thiệt mạng.(2)

Nguyễn văn Bông bị ám sát

Nguyễn văn Bông bị ám sát

Những sát thủ

Chiếc xe gắn máy biến nhanh vào một con hẻm trên đường Cao Thắng. Do đã tập luyện thuần thục trước khi ra tay, chỉ trong vòng ba phút xe đã ra đến đầu hẻm phía bên kia và biến mất trên đường Trần Quốc Toản.

Người lái xe, và cũng là người điều khiển vụ ám sát là Vũ Quang Hùng, sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa Học Saigon và là thành viên của tổ trinh sát vũ trang của Ban An Ninh T4. Người ngồi sau xe honda là Lê Văn Châu, trung úy quân đội VNCH nhưng đồng thời cũng là cơ sở của An Ninh T4. Người cung cấp sáu trái lựu đạn MK6 cho hung thủ là Nguyễn Hữu Thái, kiến trúc sư, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, lúc đó đang là trung úy chiến tranh tâm lý tại Sài Gòn.

Ngay sau khi vụ ám sát xảy ra, Hùng và Châu được đưa ra bưng để tránh mũi dùi điều tra của chính quyền, và họ chỉ trở về Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Lê Văn Châu về làm việc ở Báo Tuổi Trẻ. Còn Vũ Quang Hùng được đưa về làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3, nhưng sau đó không lâu Hùng nhảy sang lãnh vực báo chí.

Hùng sanh năm 1945 tại Nam Định, bắt đầu viết báo từ 1964, và cho đến nay đã kinh qua các chức vụ phó tổng biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, và biên tập viên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2004, Vũ Quang Hùng dưới tên nhà báo lão thành Quang Hùng xuất bản tập sách “Phóng Sự Điều Tra” trong đó ghi lại những kinh nghiệm mà Hùng đã “đúc kết, học hỏi, thậm chí va chạm trong suốt 40 năm làm báo”.

“Chiến công” của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái.

Biệt động thành hay sinh viên tranh đấu?

Giáo sư Nguyễn văn Bông

Vào thời điểm tham gia vụ ám sát Giáo sư Bông, Nguyễn Hữu Thái chỉ mới là cơ sở của An ninh T4 chứ chưa phải là thành viên chính thức. Sau này Thái được bổ về tổ điệp báo A10 vào những năm gần 1975 khi An ninh T4 cần gây dựng thêm nhiều cơ sở để đáp ứng với tình hình sôi động.

An ninh T4 là tổ chức phụ trách hoạt động an ninh chính trị nội thành Sài Gòn trong chiến tranh. Tất cả những lệnh ám sát trong thời gian này đều phát ra từ người chỉ huy trực tiếp lúc ấy là Thái Doãn Mẫn, sau này là đại tá phó giám đốc công an Thành Phố Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 30/04/1975, sau khi nghe tin bộ đội đang vào Sài Gòn, Thái cùng với ký giả Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳng Văn Tòng băng xanh đỏ trên cánh tay chạy ra đường Hồng Thập Tự đón dẫn đường đoàn xe tăng đang tiến vào Dinh Độc Lập.

Tại đây, Thái là người chạy theo anh bộ đội xe tăng Bùi Quang Thận lên nóc dinh Dinh Độc Lập để cắm cờ (Thận không biết sử dụng thang máy và đã bị ngã khi tông vào cửa kính vì chưa bao giờ nhìn thấy cửa kính). Thái cũng có công giúp thâu băng lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh tại đài Phát thanh Sài Gòn. Lần này, Thái và Tòng có dịp chứng tỏ sự quan trọng của mình khi được xưng danh tánh trước khi giới thiệu Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng. Sau này Nguyễn Hữu Thái luôn tìm cách che giấu những hoạt động cho An ninh T4 của mình, chỉ luôn tự nhận mình thuộc thành phần thứ ba hoặc là một thành phần của lực lượng sinh viên tranh đấu.

Chính phóng viên đài BBC cũng đã bị lừa khi họ cho rằng Thái “không phải là người ở phía bên kia, mà đã từng tham gia phong trào đấu tranh sinh viên ở Sài Gòn”.

Trong buổi phỏng vấn ngày 19/05/2005 với BBC về một cuốn sách nhỏ do Nguyễn Hữu Thái viết, trong đó kể lại những chuyện xảy ra tại dinh Độc lập và đài Phát thanh Sài Gòn vào ngày 30/04/1975, Thái cho phóng viên BBC biết cuốn sách của Thái đã không được phép xuất bản tại Việt Nam vì những chuyện Thái kể không phù hợp với những chi tiết của phiên bản chính thức về những chuyện xảy ra trong Dinh Độc Lập sáng ngày hôm ấy.

Cái vinh quang của người chiến thắng không thể nào lại có thể chia sẻ với một kẻ cứ ngỡ rằng sẽ có một chỗ cho thành phần thứ ba. Và quả thật là vì không có chỗ cho một thành phần như vậy, nên Thái đành phải trở về sống bằng nghề kiến trúc và dạy học của mình.

Ngoài ra Thái cũng trở thành nhà nghiên cứu Phật giáo. Trong kỳ hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức” vào tháng 7/2006 tại Việt Nam, Nguyễn Hữu Thái, lúc này đang dạy học tại Hoa Kỳ, đã trình bày đề tài: “Đột phá mới trong truyền bá Phật giáo ở phương Tây.”

Vụ mưu sát Giáo sư Bông năm 1968

Nhà báo Nam Thi của Thanh Niên trong các số báo đã nêu trên cũng xác nhận hai người chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt Giáo sư Bông vào tháng 8/1968 chính là luật sư Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành. Vũ khí dùng trong vụ ám sát không thành này là một trái nổ C4 nặng 4kg đựng trong một chiếc cặp học sinh.. Giáo Sư Bông may mắn thoát chết trong vụ này do vừa đi sang một phòng khác lúc mìn phát nổ.

Sau 1975 Hoành trở thành sĩ quan an ninh trong ngành công an, còn Cảnh thì cũng như trường hợp của Thái, ông ta nổi lên như một sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn nhưng thật sự lại là thành viên tổ vũ trang tuyên truyền của công vận, và sau này là thành viên tổ điệp báo A10 của An ninh T4.

Năm 2005 khi người dân Sài Gòn xôn xao về việc thanh lý những hậu quả của vụ Epco – Minh Phụng, người dân được biết đến tên một người đứng tên làm giám đốc cho nhiều công ty của Liên Khui Thìn. Đó là Đỗ Hữu Cảnh.

Cảnh đã đứng tên làm giám đốc công ty sản xuất – thương mại – xây dựng – dịch vụ Hồng Long lập năm 1995, và công ty cổ phần xây dựng – kinh doanh nhà Hồng Hà năm 2003. Con trai Cảnh là Đỗ Trường Sơn thì làm giám đốc của ba công ty khác: công ty cổ phần Đông Dương thành lập năm 2001, công ty tin học Công nghệ mới năm 2000, và công ty tư vấn – thiết kế – kiến trúc – xây dựng Đông Dương năm 2002.

Tất cả 5 công ty trên toạ lạc tại toà nhà số 282 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hầu hết vốn tạo dựng những công ty này là của Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn.

Sau khi tòa án tuyên bố tịch biên tài sản của Liên Khui Thìn và cơ quan thi hành án đã kê biên hơn 100,000 thước đất dự án của công ty Hồng Long, Đỗ Hữu Cảnh vẫn tiếp tục rao bán những khoảnh đất này cho hơn 500 người mua. Việc lường gạt này đưa đến những vụ kiện tụng trong đó nhiều người mua đã kéo đến thể hiện sự tức giận tại nhà riêng của Đỗ Hữu Cảnh ở số 166C đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận. Đến lúc đó nhiều người mới bật ngửa ra khi được biết kẻ làm ăn lươn lẹo và lường gạt này lại là một luật sư.

Tháng giêng năm nay (2007), có một văn phòng luật sư mới được phép hành nghề tại thành phố HCM. Đó là văn phòng luật sư Hồng Lạc, địa chỉ 451/2 Hai Bà Trưng, Phường 08, Quận 3,TP HCM, dưới tên Luật Sư Đỗ Hữu Cảnh.

Khánh Linh

Ám sát GS Nguyễn Văn Bông – VC chủ trương ‘khủng bố’, ‘giết người’ có khác gì IS hiện tại !

Ông Vũ Quang Hùng lúc đó là sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa Học Sài Gòn và là thành viên của tổ trinh sát vũ trang của Ban An Ninh T4.  Còn người ngồi sau xe honda là Lê Văn Châu là trung úy quân đội VNCH nhưng đồng thời cũng là cơ sở của An Ninh T4 như trong bài báo tường thuật, là người tự tay ném chiếc cặp có chứa chất nổ vào xe của GS Bông.
Sau Cách Mạng 1 Tháng Mười Một, Giáo sư Nguyễn Văn Bông đảm nhận chức vụ cố vấn cho Tối Cao Pháp Viện, ủy viên Hội Ðồng Quản Trị Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Ông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, bị giết vào lúc 12 giờ trưa ngày 10 tháng 11 năm 1971, khi đang giữ chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính.
Mặc Lâm phỏng vấn bà Lê Thị Thu Vân, vợ của GS Nguyễn Văn Bông để tìm hiểu thêm chi tiết về viêc này.

NGÀY ĐỊNH MỆNH CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN BÔNG

Mặc Lâm: Thưa bà mới đây nhiều tờ báo trong nước đã đăng bài viết của ông Vũ Quang Hùng, người tổ chức vụ ám sát cố giáo sư Nguyễn Văn Bông. Là vợ của nạn nhân xin bà cho biết những gì đã xảy ra trong ngày định mệnh ấy?

Giáo sư Nguyễn Văn Bông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, bị giết vào lúc 12 giờ trưa ngày 10 tháng 11 năm 1971, khi đang giữ chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính.

Bà Lê Thị Thu Vân:  Thưa lúc ấy tôi đang đi ngoài đường về tới nhà trước trường học Gia Long. Tôi với bà chị của anh mới về với đứa con tụi này đi ngoài đường. Khi gần tới nhà thì ông Trí, là học trò của giáo sư Bông lúc ấy là quận trưởng quận 5, ông ấy nghe tin nên lái chíêc xe Jeep của ổng tới nhà và những người trong nhà nói là tôi đã ra ngoài.
Khi ông ấy thấy tôi thì chạy lại nói rằng giáo sư Bông bị tai nạn xe hơi. Lúc đó tôi chưa biết GS Bông mất thì tôi có hỏi là bây giờ GS ở đâu. Lúc ấy ổng nói là đã mang GS vào bệnh viện Sài Gòn. Tôi hỏi sao không mang GS vào Bệnh viện Grall cho đủ phương tiên mà lại đem vào bện viện Sài Gòn? Ông Trí trả lời vì bệnh viện Sài Gòn gần chỗ xảy ra tai nạn.
Ông Trí đưa tôi chạy tới nhà thương Sài Gòn bằng xe của ông ấy. Chưa bước xuống xe thì tôi thấy rất đông người đứng trước cửa nhà thương. Có cảnh sát cũng nhưng những nhân viên an ninh chìm mặc thường phục. Tôi hỏi GS Bông có sao không thì mấy người ấy lắc đầu. Lúc đó tôi mới biết rằng GS Bông mất thì tôi xỉu liền ngay trên xe.
Mặc Lâm: Thưa rất xin lỗi vì đã khơi lại chuyện thương tâm của bà …
Bà Lê Thị Thu Vân: Lúc tôi xỉu thì người ta đưa tôi vào nhà thương một chút xíu thì tôi về nhà vì không ai cho tôi gặp mặt GS Bông…
Mặc Lâm: Xin bà cho biết lúc ấy cuộc hôn nhân của bà với Giáo Sư được bao lâu?
Bà Lê Thị Thu Vân:  Lúc đó tôi ba mươi tuổi và hai cháu sinh đôi của tôi  đều sáu tuổi và cháu nhỏ 4 tuổi.
Mặc Lâm: Tôi xin đọc nguyên văn một đoạn trong bài báo mà ông Hùng kể lại như sau: “Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”
Xin bà cho biết liệu những hồi ức này có đúng với sự thật đang diễn ra trên chính trường lúc ấy hay không? Tức là GS đã được kín đáo cử giữ chức vụ Thủ tướng của miền Nam Việt Nam?

Trước đó có người kêu điện thoại cho tôi nói biết là GS Bông đang ăn tiệc, bây giờ kêu GS về vì có người theo dõi và muốn hại ông. Tôi cũng điện thoại liền cho nhà một người bạn  xin họ đưa GS Bông về liền…Tôi nhận được rất nhiều cú điện thoại hăm dọa như vậy.

bà Lê Thị Thu Vân
Hình ảnh vụ đặt mìn ám sát GS Bông năm 1971.
Hình ảnh vụ đặt mìn ám sát GS Bông năm 1971.

Bà Lê Thị Thu Vân: Thật sự ra chưa bao giờ tôi nói ra cho ai, mấy tuần lễ trước khi GS Bông mất có những sự việc rất căng thẳng vì báo chí cứ nói ông Kissinger qua gặp GS Bông và GS Bông sẽ là thủ tướng. Trước đó thì ông Đỗ Cao Trí bị nổ tung trên máy bay, cũng tuổi bằng GS Bông. Một hai tháng sau thì ông Tổng trưởng Giáo dục cũng bị bắn mà cũng cùng tuổi với GS Bông thành ra chính tôi có nói tình hình lúc này rất là căng thẳng, nếu có gì xảy ra cho anh thì em và mấy con phải làm sao? GS Bông nói không sao đâu đừng lo, trời sinh voi sinh cỏ thì em cứ ráng mà lo nuôi con.
Theo tôi thấy thì GS Bông cũng rất lo lắng tôi không biết có chuyện gì hay không vì ông không nói nhưng tôi rất lo.
Mặc Lâm: Xin bà cho biết trước khi bị ám sát GS có bao giờ thố lộ điều gì với bà hay không, chẳng hạn những lo lắng nghi ngờ về một chuyện xấu sẽ xảy ra cho ông? Hay có ai đó dò xét tình trạng đi lại của GS mà bà biết được?
Bà Lê Thị Thu Vân: Trước đó có người kêu điện thoại cho tôi nói biết là GS Bông đang ăn tiệc, bây giờ kêu GS về vì có người theo dõi và muốn hại ông. Tôi cũng điện thoại liền cho nhà một người bạn  xin họ đưa GS Bông về liền…Tôi nhận được rất nhiều cú điện thoại hăm dọa như vậy.

CA NGỢI MỘT HÀNH ĐỘNG KHỦNG BỐ

Mặc Lâm: Là vợ của nạn nhân bị ám sát cách nay đúng 40 năm, bây giờ được đọc lại những lời kể của người giết chồng minh bà có cảm giác ra sao?

Việc người mà giết người thì người đó là khủng bố để đạt được cái mục tiêu tốt hay xấu của họ.

bà Lê Thị Thu Vân

Bà Lê Thị Thu Vân: Cái việc này ông Hùng cũng đã viết cách đây 11 năm rồi chứ không phải là lần đầu tiên. Ổng viết một bài báo đăng trên một tờ báo bên Việt Nam. Nhưng vì lúc đó không có Internet nên có người copy gửi cho tôi đọc. Trong cuốn di cảo của GS Bông cách đây 2 năm có một người publisher xuất bản những bài viết của GS Bông và những bài của người khác viết về giáo sư. Tôi có đăng bài của Vũ Quang Hùng trong cuốn di cảo này. Bài viết mới đây thì cũng từa tựa bài viết của ông ta cách đây gần 12 năm.
Mặc Lâm: Việc giết hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông được báo chí làm nóng lại lại chỉ hai ngày trước cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden. Bà có liên tưởng gì về hai nhân vật sát nhân này?
Bà Lê Thị Thu Vân: Tôi đọc bài này một ngày sau khi ông Osama Bin Laden bị giết. Tôi thấy nó có một sự trùng hợp của một tên sát nhân và một tên khủng bố muốn giết hại người khác để đi đến mục tiêu dù có chính nghĩa hay không có chính nghĩa của họ. Ông Osama Bin Laden giết 1 người hay giết 3.000 người hay 100.000 thì cũng là giết người. Thành ra tôi thấy cái anh Vũ Quang Hùng này ảnh được lệnh bề trên thôi! Tôi biết chắc chắn cộng sản Hà nội ra lệnh cho ảnh giết GS Bông vì sợ giáo sư có thể lên làm thủ tướng thì cái chánh nghĩa cộng sản nó không đạt được như là ý muốn.

bây giờ ông Vũ Quang Hùng ổng lại viết thêm nữa không biết mục tiêu ông ấy muốn chứng tỏ mình là anh hùng hay có ý định gì nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường là tôi sẽ cầu nguyện cho ông ấy và cho linh hồn của ông ấy thôi.

bà Lê Thị Thu Vân

Việc người mà giết người thì người đó là khủng bố để đạt được cái mục tiêu tốt hay xấu của họ.
Mặc Lâm: Tâm tình của bà đối với người giết hại chồng bà hiện nay ra sao? Bà có còn thù hận kẻ đã làm tan vỡ gia đình bà không? hay là câu chuyện đã nguôi ngoai sau một thời gian khá dài..
Bà Lê Thị Thu Vân: Khi mà biết những người giết hại chồng tôi thì rất nhiều người khuyên tôi phải kiện họ thì tôi nói “không”, tôi là một người Phật giáo, tôi chỉ cầu nguyện cho linh hồn của họ. Họ làm trật họ làm xấu thì để lương tâm và trời Phật sẽ xử họ chứ tôi không xử họ. Và bây giờ ông Vũ Quang Hùng ổng lại viết thêm nữa không biết mục tiêu ông ấy muốn chứng tỏ mình là anh hùng hay có ý định gì nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường là tôi sẽ cầu nguyện cho ông ấy và cho linh hồn của ông ấy thôi.
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết hiện nay dưới cái tên mới là Jackie Bông bà đang tham gia sinh hoạt nhiều công tác xã hội tại Hoa Kỳ, nếu được đề nghị với chính phủ Việt Nam thì bà sẽ nói gì?
Bà Lê Thị Thu Vân: Tôi mong rằng nhà cầm quyền mở lòng ra, mở mắt ra để mục tiêu của họ không phải là để hại dân, để giết dân hay là để bỏ tù dân, cấm miệng dân. Mở ra tấm lòng của họ cho dân sống một cuộc sống có những “basic human rights” (quyền con người căn bản) cho người ta cái quyền làm người. Tôi chỉ cần xin vậy thôi chứ không cần xin nhiều hơn nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà.     
RFA

nguyen van bong bi am sat viet nam từ m.youtube.com
17 thg 10, 2021 · VATV | 50 năm Vụ Ám Sát Giáo Sư Nguyễn Văn Bông ...
Thời lượng: 10:39
Đã đăng: 17 thg 10, 2021
nguyen van bong bi am sat viet nam từ m.youtube.com
10 thg 9, 2021 · Trích bộ phim nhiều tập "Cộng Sản Trên Đất Việt" Vietnam Film Club.
Thời lượng: 6:29
Đã đăng: 10 thg 9, 2021
nguyen van bong bi am sat viet nam từ johnnguyendanchu.blogspot.com
14 thg 5, 2011 · Đàn Chim Việt đã có cuộc phỏng vấn với bà Lê Thị Thu Vân, vợ góa ...
Thời lượng: 2:08
Đã đăng: 14 thg 5, 2011
nguyen van bong bi am sat viet nam từ m.youtube.com
12 thg 10, 2023 · Comments95. thanh hue lai. Giới Trẻ ở Việt Nam nên coi ...
Thời lượng: 36:16
Đã đăng: 12 thg 10, 2023
nguyen van bong bi am sat viet nam từ m.youtube.com
23 thg 8, 2023 · Giáo sư Nguyễn Văn Bông tạ thế ngày 10/11/1970 trong một ...
Thời lượng: 47:22
Đã đăng: 23 thg 8, 2023
nguyen van bong bi am sat viet nam từ m.youtube.com
30 thg 9, 2022 · Vietnam Film Club. ... VFC - Vụ Ám Sát Giáo Sư Nguyễn ...
Thời lượng: 54:42
Đã đăng: 30 thg 9, 2022
nguyen van bong bi am sat viet nam từ viteuu.blogspot.com
26 thg 12, 2013 · LTS: Vào ngày 30/4/2011, báo chí Việt Nam có đăng lại thành ...
Thời lượng: 1:03:50
Đã đăng: 26 thg 12, 2013



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ
Ukraine bắt đầu tổng phản công đánh Nga cứu nước
Cựu tổng thống Trump bị mưu sát bắn trúng mang tai bị thương thủng lổ tai khi đang tranh cử ở Philadelphia

     Đọc nhiều nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 386 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 321 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.