Giáng sinh đã cận kề và năm 2023 chuẩn bị đi qua, nhưng với nhiều gia đình lao động nghèo ở Hà Nội thì năm nay ‘không có Noel hay Tết nhất gì hết’ vì kinh tế ảm đạm, mất việc, và buôn bán ế ẩm.
Cuộc sống khó khăn, một số người đang phải sống nhờ vào sự giúp đỡ từ gia đình ở quê không khác mấy so với thời thủ đô còn bị phong toả bởi đại dịch Covid cách đây 3 năm. Những người mất việc, trở về từ các khu công nghiệp phía Nam, rất ít hy vọng có được việc làm mới và thu nhập ổn định trong năm 2024.
Chị Nguyễn Thị Dương, một người buôn bán thịt heo tại một khu chợ dân sinh ở quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết nhiều tháng nay gia đình chị rơi vào cảnh túng thiếu, hàng ngày phải ăn thịt ế trừ bữa. Vốn liếng dành dụm sau nhiều năm buôn bán chị đã tiêu sạch trong thời đại dịch Covid. Sau khi mở cửa trở lại cho đến nay, buôn bán ngày một khó khăn hơn.
“Hàng họ ế lắm, chán lắm. Ai ở chợ cũng kêu như là vạc luôn ý. Khách đến chị hỏi xong là cuối cùng lại thôi. Buôn ngày có con lợn thôi mà ngày nào cũng ế nửa con phải xách đi gạ người quen mua giúp. Nói tóm lại rau, thịt, cá tôm cái gì cũng ế cả,” chị Dương than thở.
Theo chị Dương, mọi chuyện bắt nguồn từ tình trạng ảm đạm chung của nền kinh tế sau đại dịch. Phần lớn các gia đình đã tiêu hết tiền tiết kiệm trong thời gian phong tỏa chống dịch kéo dài. Công nhân mất việc nhiều, bất động sản ế ẩm…dẫn đến người người, nhà nhà phải thắt chặt chi tiêu tối đa. Chị Dương cho biết thêm, cuộc sống của gia đình chị hiện phải dựa vào nguồn trợ cấp tật nguyền của cậu con út và sự giúp đỡ của gia đình từ quê gửi ra.
“Tom nó không làm gì được nên phải có người trông nữa. Thì cả hai mẹ con được 1,2 triệu đồng/tháng. Còn gạo hay thịt gà, các thứ khác thì mẹ mình lại gửi ở quê lên giúp. Ngoài ra, các em cũng thỉnh thoảng giúp cho một ít tiền nữa,” chị Dương nói và lo lắng rằng nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì đến gia đình có nhiều người thân ở quê như chị cũng không thể giúp đỡ được mãi vì mọi người cũng không dư dả gì.
Anh Nguyễn Thanh Yên là một công nhân làm việc trong lĩnh vực gia công đồ may mặc xuất khẩu ở phía Nam. Năm nay, anh về quê nhà Sóc Sơn ăn Tết sớm với gia đình từ giữa tháng 12 vì mất việc. Anh nói chỉ còn cách về quê sớm vì ở lại các khu nhà trọ gần nơi làm việc sẽ vừa tốn tiền thuê trọ, lại còn phải lo tiền ăn uống và chi tiêu cá nhân. Anh đã cố trụ lại chờ việc suốt 6 tháng qua, giờ tiền tiết kiệm đã tiêu sạch. Về quê ít nhất không mất tiền trọ, gia đình có gì ăn nấy, ít nhất cũng cầm cự thêm nửa năm để chờ cơ hội mới, anh nói.
Anh Yên cho biết trong hoàn cảnh đó, gia đình anh và rất nhiều gia đình khác nơi anh sinh sống đều chọn phương án thắt lưng buộc bụng tối đa trong dịp Noel và Tết vì ‘mất việc, tiền không có thì vui vẻ gì mà đón Noel và đón Tết’.
“Người ta cũng làm gì có tiền đâu mà người ta mua bán trang trí nhà cửa gì nữa. Những cái đó kiểu như giờ nó cũng hơi phù phiếm nên người ta có trang trí gì đâu. Chỉ còn giới trẻ là thích nhưng người chi tiền lại là người lớn mà người lớn thì có tiền đâu mà người ta chi,” anh Yên nói thêm.
Vẫn theo lời anh, không khí Noel tại thị xã nơi anh sống dù có nhà thờ và một vài xóm đạo nhưng rất ảm đạm, yên ắng.
Anh Nguyễn Thành Minh, nhân viên bán hàng cho một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, cho biết mấy tháng nay anh đã chạy đôn chạy đáo khắp các địa phương khu vực phía Bắc để bán hàng mong sao đủ doanh số cuối năm để được thưởng Tết. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa đạt nổi nửa doanh số, cũng đồng nghĩa đây sẽ là một dịp Noel và Tết đói kém của gia đình.
“Thế này thì làm gì có tiền tiêu Tết. Đói dài ra rồi. Làm gì có Tết đâu. Năm nay nói tóm lại là mất Tết rồi. Bây giờ dân hết tiền rồi. Bất động sản chết, chứng khoán chết, nhà hàng chết, chợ búa cũng chết. Các nhà hàng thì ngồi vêu hết cả,” anh Minh chia sẻ thêm về tình hình ảm đạm của hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay và dự đoán tình trạng khó khăn sẽ còn kéo dài trong năm tới.
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt trên 5%, dù thấp hơn so với chỉ tiêu từ 6%-6,5% nhưng vẫn ở mức tăng trưởng gần như cao nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo báo nhà nước.
Còn Ngân hàng Thế giới thì dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm nay là 4,7%, sau đó sẽ tăng lên 5,5% năm sau và 6% vào năm 2025. Nguyên nhân cho tình trạng suy giảm tăng trưởng đáng kể so với mức 8% của năm 2022, theo Ngân hàng Thế giới, là do môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước yếu; và đầu tư công sẽ là một nguồn lực quan trọng để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới đây. VOA
Nhiều doanh nghiệp trả lương cao hơn lương tối thiểu nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động
Tan ca chiều, chị Trần Thị Hồng Gấm, công nhân (CN) Công ty Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) tranh thủ ghé khu chợ tạm cạnh công ty để mua thức ăn cho bữa cơm chiều. Loay hoay một hồi, chị chọn bó rau muống và mấy trái dưa leo. Nghe chúng tôi hỏi “bữa ăn chiều của cả nhà chỉ có vậy thôi sao?”, chị cười: “Mỗi tháng chỉ được vài bữa ăn sang, còn lại chỉ có rau luộc, hột vịt”.
Thiếu trước hụt sau
Gấm cho biết chị làm ở công ty gần 10 năm, thu nhập mỗi tháng hơn 5 triệu đồng, cộng với tiền lương của chồng là khoảng 10 triệu đồng. Vợ chồng chị có 2 con (5 tuổi và 1 tuổi), mỗi tháng riêng khoản chi tiêu cho 2 con gần 5 triệu đồng; rồi tiền nhà trọ, tiền ăn và đủ thứ chi phí khác... “Chi tiêu dè sẻn mà cũng không dư. Vợ chồng tôi ăn gì cũng được; chỉ tội 2 đứa nhỏ ăn uống thiếu thốn nên cứ bệnh hoài” - chị Gấm nói.
Rau củ là chọn lựa hàng đầu của nhiều công nhân Công ty Pou Yuen Ảnh: NGUYỄN LUÂN
Theo quan sát, số đông CN đi chợ chiều không có nhiều lựa chọn. Chủ yếu là mua trứng, cá, đậu hũ và các loại rau. Khoe con cá điêu hồng lớn hơn bàn tay vừa mua, chị Nguyễn Thị Thúy (quê Cà Mau) cho biết chị tốn 10.000 đồng để mua nó. “Thêm mấy ngàn đồng mua rau là gia đình tôi có bữa ăn chiều. Ăn như vậy là sang lắm rồi” - chị Thúy cười.
Với chị Nguyễn Thị Tuyết, CN Công ty Thuận Việt Phát (huyện Hóc Môn, TP HCM), mức lương cơ bản hiện nay là 3.434.000 đồng/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu (LTT) vùng nhưng vẫn không đủ sống. Chồng chị cũng là CN, tổng thu nhập mỗi tháng của 2 người khoảng 8 triệu đồng. “Chúng tôi ở chung với cha mẹ chồng, không tốn tiền thuê nhà nhưng thu nhập bấy nhiêu không đủ cho cả gia đình bao gồm cha mẹ già và con nhỏ. Tháng nào có sự cố đột xuất hoặc đám tiệc thì phải vay nợ” - chị Tuyết chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng Sản xuất Công ty Thực phẩm G.R (quận Tân Phú, TP HCM), mức LTT vùng hiện nay còn cách xa nhu cầu sống tối thiểu của CN, do vậy mức đề xuất tăng LTT năm 2016 là 16% của Tổng LĐLĐ Việt Nam là hợp lý. “Ở công ty chúng tôi, mức lương CN được nhận là 3,5 triệu đồng/tháng, cao hơn mức LTT vùng. Ngoài ra, mỗi tháng CN còn có thêm 200.000 đồng tiền trách nhiệm và 500.000 đồng tiền ăn trưa. Nếu không tăng ca, lương CN bình quân mỗi tháng được khoảng 4 đến 5 triệu đồng. Mức thu nhập này với CN nhập cư không đủ trang trải cuộc sống. Mặt khác, đối với nhiều CN, ngoài nhu cầu sống cho bản thân, họ còn phải phụ giúp gia đình. Với thu nhập hiện nay, muốn dành dụm để giúp đỡ gia đình, CN phải tiết giảm tối đa nhu cầu của bản thân, thậm chí sống dưới mức nghèo khó. Theo tôi, tăng bao nhiêu phần trăm không quan trọng, quan trọng là mức tăng ấy phải thực sự góp phần cải thiện cuộc sống người lao động (NLĐ)” - ông Hùng nói.
Bà Nguyễn Thị Hồng Liên, Trưởng Phòng Hành chính Nhân sự Công ty CP SXTM May Sài Gòn, cho biết qua khảo sát, công ty nhận thấy mức thu nhập tối thiểu là 5,5 triệu đồng/tháng thì NLĐ mới sống được. Vì vậy, khi khó khăn về đơn hàng, công ty có chính sách bù lương để giúp CN ổn định cuộc sống. “Theo tôi, quá trình đàm phán cần có sự hài hòa lợi ích giữa các bên. Lộ trình tăng lương phải tính toán hợp lý, khoa học, bảo đảm nhu cầu sống của NLĐ và sự tồn tại của doanh nghiệp” - bà Liên nói.
Ông Nguyễn Quang Duẫn, Chủ tịch Công đoàn Công ty Minh Đức (TP HCM):
Ổn định giá cả sinh hoạt
Hễ nghe LTT tăng là các chủ nhà trọ lại tăng tiền thuê phòng. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu cũng rục rịch tăng, gây áp lực không nhỏ đến đời sống CN. Theo tôi, ngoài quy định LTT hợp lý, Chính phủ cần chỉ đạo ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng “té nước theo mưa”, tăng giá vô tội vạ. Tôi ủng hộ mức đề xuất tăng LTT năm 2016 là 16% của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Anh Lương Chí Quốc, CN Công ty Pou Yuen (TP HCM):
Công nhân đang “sống mòn”
Với mức LTT hiện nay, CN không thể nào sống nổi với bao nhiêu chi phí: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền gửi con nhà trẻ, tiền ăn... Để tồn tại, chúng tôi phải làm việc từ 6 giờ đến 20 giờ, thậm chí 21 giờ. Chúng tôi đang “sống mòn”, vắt cạn sức để làm việc mà không có tích lũy, không có gì để hy vọng. Mong Hội đồng Tiền lương quốc gia nên cân nhắc để CN có thể sống được.
Không những chỉ mùa Đông rét mướt, giữa mùa Hè nóng bức, dân nghèo ở Hà Nội gồng mình mưu sinh dưới nắng nóng đỉnh điểm: “Đội nắng nhặt 100 vỏ lon nhôm, bán được 15 nghìn đồng nhưng vẫn phải cố”
Bất chấp thời tiết nắng nóng gay gắt, những người lao động tại TP Hà Nội vẫn đang hàng ngày phải gồng mình làm việc mưu sinh với đủ nghề dưới nắng nóng, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Những ngày này, người dân tại TP Hà Nội đang phải gánh chịu đợt nắng nóng gay gắt đỉnh điểm. Chỉ khoảng từ 8h - 9h sáng, người dân đã có thể cảm nhận được không khí oi nóng, ngột ngạt khó chịu. Theo dự báo, nền nhiệt tại TP Hà Nội phổ biến trong khoảng từ 38 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Do hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ thực tế trên các mặt đường có thể lên trên 50 độ C.
Nhiều người lao động vẫn hàng ngày gồng mình làm việc dưới cái nắng nóng gay gắt.
Nắng nóng gay gắt là vậy nhưng nhiều người dân lao động vẫn hàng ngày cố gắng làm việc trong cảnh "màn trời chiếu đất". Trao đổi với chúng tôi vào trưa 24/6, bà Đới Thị Oanh (58 tuổi, quê Quảng Xương, Thanh Hoá) cho biết bản thân và gia đình lên Hà Nội mưu sinh đã lâu, hàng ngày bà đẩy chiếc xe đạp đi bán hàng rong kiếm thêm thu nhập.
"Mấy ngày này nắng quá, nên sáng tranh thủ dậy đi bán hàng sớm, đến tầm trưa nắng thì tìm gốc cây ngồi nghỉ ngơi chút xong lại đi bán hàng đến đêm thì về. Dạo này nắng quá không đi bán được nhiều, toàn phải ngồi nghỉ", bà Oanh cho biết.
Hàng ngày bà Oanh vẫn cố gắng đẩy xe hàng đi bán kiếm thêm thu nhập bất chấp thời tiết nắng nóng.
Theo bà Oanh chia sẻ, bản thân bà đã theo nghề này từ lâu, thời tiết càng nắng nóng thì bà càng có cơ hội bán được hàng hoá nên dù nắng gay gắt bao nhiêu bà vẫn cố gắng đi bán kiếm thêm thu nhập.
"Nắng thì mọi người đi đường, công nhân sẽ cần mua thêm các dụng cụ như khẩu trang, nón mũ, găng tay nên mình đi bán sẽ có nhiều cơ hội bán được hàng hơn. Những hôm trời mát thì còn đi rong ruổi các đường phố được, nắng như này chỉ đi được một chút là tranh thủ nghỉ thôi chứ không bị say nắng thì mệt.
Mỗi khi quá mệt, bà Oanh sẽ tìm gốc cây để nghỉ ngơi tránh nắng.
Nhiều khi nắng quá cũng lấy khăn nhúng nước đội lên đầu nhưng không dám làm nhiều vì sợ ốm, mình có tuổi rồi nên sức đề kháng cũng không cao nữa, mà có nhúng nước cũng được một lát là lại khô cong thôi", bà Oanh chia sẻ.
Cũng là một người lao động hàng ngày phải làm việc dưới trời nắng nóng, bà Nguyễn Thị Bảo (60 tuổi, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội), cho biết công việc của bà là hàng ngày cắt tỉa cây xanh tại một trung tâm thể thao nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng ngày bà Bảo làm công việc cắt tỉa cây, cỏ tại một trung tâm thể thao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, buổi trưa bà tranh thủ đi gom nhặt chai lọ bán kiếm thêm.
Bà đi quanh khu vực gần nhà và nơi làm việc để tìm nhặt.
Nhặt được 100 vỏ lon nhôm, bà Bảo sẽ bán được 15.000 đồng.
Dù mệt mỏi dưới cái nắng như "lửa đốt" nhưng bà Bảo vẫn cố làm việc để mưu sinh.
"Sáng tôi làm đến trưa thì được nghỉ chút, chiều làm từ 2h đến 5h tối, mỗi buổi làm được nghỉ giải lao 20 phút. Những ngày này nắng quá nhưng công việc mình mà nên vẫn cố làm thôi, phải làm thì mới có thu nhập, không làm thì làm gì có tiền", bà Bảo cho biết.
Hàng ngày tranh thủ thời gian nghỉ trưa tại nơi cắt tỉa cây cỏ, bà Bảo thường đi gom nhặt thêm phế liệu, chai lọ bán để kiếm thêm. "Thời gian trước 100 vỏ lon nhôm còn bán được 20.000 đồng, giờ đội nắng nhặt 100 vỏ lon nhôm bán được có 15.000 đồng thôi. Nắng nóng mệt lắm, mình cũng có tuổi rồi đạp xe đi nhiều khi như muốn say nắng nhưng vẫn cố nhặt kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó", bà Bảo nói.
Dù thời tiết có nắng nóng đến mấy, anh Trung vẫn dành hầu hết thời gian trong ngày ở ngoài đường.
Anh mang theo nước uống trong thời tiết nắng nóng.
Do nắng gay gắt với nền nhiệt cao nên anh phải liên tục nghỉ dưới các tán cây xanh.
Những ngày này, do thời tiết nắng nóng nên đơn hàng anh Trung giao được cũng ít hơn.
Hàng ngày ngoài nắng đi giao hàng từ sáng sớm đến tối, anh Ngô Văn Trung (26 tuổi, Phúc Thọ, Hà Nội), cho biết bản thân đã theo nghề shipper, giao hàng được nhiều năm nay. Tuy nhiên đợt này là đợt nắng nóng gay gắt nhất khiến bản thân anh vô cùng mệt mỏi.
Những shipper, giao hàng tranh thủ nghỉ ngơi trong bóng râm mát.
Các tài xế xe ôm công nghệ cũng vô cùng mệt nhọc trong những ngày nắng nóng gay gắt này.
"Đợt này nắng quá, đi ngoài đường cảm giác như người muốn bốc cháy, phải mặc thêm áo chống nắng vào vì công việc đòi hỏi phải chạy ngoài đường liên tục. Mình còn trẻ mà nhiều lúc còn cảm giác nóng quá không chịu được những ngày này người lớn tuổi tốt nhất là không nên đi ngoài đường trong thời gian nắng đỉnh điểm", anh Trung bày tỏ.
Do nhiệt độ cao, không khí ngoài đường ngột ngạt nên anh Trung thường phải tìm các gốc cây ven đường nghỉ ngơi, tránh nắng. "Ngồi gốc cây thì cái nóng cũng phả vào, chỉ trốn được nắng chứ không trốn được không khí nóng rát. Nghề của mình phải đi liên tục nên cũng chỉ tranh thủ nghỉ chốc lát rồi lại cố gắng đi thôi", anh Trung nói.
Và miệng phải hô to Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc!
10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam nhờ tiến lên XHCN hiện nay
Theo báo cáo của ODI, Việt Nam là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh nghèo nhất Việt Nam hiện nay cần sự hỗ trợ của chính phủ và cần tìm giải pháp thoát nghèo. Theo Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn những năm gần đây.
Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số: Đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước là Thanh Hóa với hơn 128.000 hộ. Thanh Hoá hiện có 11/27 huyện miền núi. Với trên 1 triệu dân có các dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú, Dao…
Minh họa
Trong đó có 7 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân… Là các huyện vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh và cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện này còn cao.
Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo với 80% dân số là nông nghiệp, nông dân.
.
Với hơn 95.000 hộ nghèo, được xem là tỉnh thứ 2 sau Thanh Hóa có hộ nghèo nhiều nhất cả nước. Hiện nay, Nghệ An đang thực hiện chính sách: “Khơi trong, hút ngoài, đoàn kết, tiến công, tăng tốc”. Xây dựng đường băng để cất cánh thoát khỏi tỉnh nghèo.
Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Có hơn 92.000 hộ nghèo, nên Sơn La cũng được xem làm một trong 03 tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
Minh họa
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La còn tới hơn 36.000 người thiếu đói. Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).
Quảng Nam
Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là “Quảng Nôm”, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay Quảng Nam vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và là tỉnh nghèo nhất duyên hải miền Trung. Với hơn 70.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 18,19% toàn tỉnh.
Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Có 80% hộ ở nông thôn vùng sâu, vùng ven biển. 29,5% đồng bào Khơ-me cộng cư với các dân tộc khác. Cư dân ở đây đa số làm nghề nông, tiểu thủ công nghiệp. Nên đời sống luôn gắn liền với đất đai. Với 24,31% tỷ lệ hộ nghèo, tỉnh Sóc Trăng là địa phương có số hộ nghèo cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Và là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam. Giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.
Minh họa
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; Các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Nhưng hiện nay tỉnh Điện Biên vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Với hơn 90% dân cư là nông dân, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Với tỷ lệ nghèo 38,25% cận nghèo 6,83%, Điện Biên đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.
Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội. Phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình. Đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Hiện Hà Nam đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng.
Minh họa
Vì vậy, ngày 6/8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Nam về tình hình kinh tế - xã hội. Hà Nam vẫn là tỉnh nghèo, vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Nên Thủ tướng đã gợi mở một số định hướng đối với sự phát triển của Hà Nam thời gian tới nhằm thoát nghèo.
Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Theo số liệu thống kê với tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh lên tới 17.36%. Quảng Bình được xem là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Và là tỉnh nghèo nhất Bắc Trung Bộ.
Minh họa
Quảng Bình được biết đến là một trong những tỉnh nghèo nhất của nước ta. Bởi có khí hậu khá khắc nhiệt cộng với chiến tranh tàn phá nặng nề. Cuộc sống của con người nơi đây còn khá khổ cực so với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng bình cần thu hút nhiều hơn các dự án động lực. Khai thác mảng du lịch, đặc sản vùng miền thì mới có thể hi vọng thoát nghèo được.
Kon Tum
Nằm về phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum có diện tích tự nhiên hơn 961 nghìn ha. Dân số 375 nghìn người, hiện là một trong số những tỉnh nghèo nhất nước. Với tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 20% (khoảng 22 nghìn hộ). Trong đó 89% hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế người dân còn thiếu thốn. Việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Và sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ.
Minh họa
Năm vừa rồi thu ngân sách của tỉnh đạt trên dưới 2.000 tỉ đồng nhưng phải chi đến 5.000 tỉ. Việc thu hút đầu tư vào Kon Tum còn ít, khu công nghiệp còn quá nhỏ về quy mô lẫn ngành nghề đầu tư. Thực hiện chủ trương hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đất ở cho trên 4.700 hộ, đất sản xuất cho trên 4.800 hộ.
Tỉnh cũng đã có giải pháp thay thế cấp đất sản xuất cho hộ gia đình bằng việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng; hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đào tạo và chuyển đổi nghề; thực hiện hỗ trợ đất sản xuất gắn với quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp đồng bào sản xuất ổn định lâu dài…
Bình Thuận
Là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, Bình Thuận khó phát triển kinh tể, là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và là tỉnh nghèo nhất Đông Nam Bộ hiện nay. Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Thuận được các cấp các ngành quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện nguồn kinh phí để thực hiện các dự án chính sách giảm nghèo đảm bảo, trong đó thực hiện các mô hình giảm nghèo là một trong những yếu tố quan trọng giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định.
Minh họa
Qua thực hiện các mô hình giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ biết áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Nhà nứớc giau sụ quịt lương giảng viên Y Khoa
Thêm nhiều giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam nghỉ việc, học sinh lo lắng "đứng ngồi không yên"
Liên quan đến vụ nhiều giáo viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đồng loạt nghỉ việc do bị nhà trường nợ lương suốt nửa năm qua, đã khiến nhiều sinh viên rơi vào tình trạng hoang mang, tâm lý lo lắng, mong mỏi nhà trường sớm giải quyết ổn thỏa để sinh viên có thể tiếp tục việc học.
Giảng viên nghỉ dạy, sinh viên sẽ đi về đâu?
VietNamnet đưa tin, chiều 18/12 và 9/12, giảng viên (4 người vắng mặt) Khoa Y của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã tổ chức họp và thống nhất ngừng việc tập thể từ ngày 20/12.
Thông tin về sự việc, một giảng viên cho biết, đã 6 tháng chưa được nhận lương khiến cuộc sống chật vật. Cả khoa vẫn động viên nhau lên lớp với sinh viên bởi vì không muốn gián đoạn việc học tập cũng như tư tưởng, quyền lợi của các em.
Các giảng viên này chia sẻ, sẽ trở lại làm việc khi nhà trường giải quyết hết lương và phụ cấp đang nợ cho giảng viên.
Tính đến nay, đã có 27 cán bộ, giảng viên của 3 khoa gồm Khoa Điều dưỡng, Khoa Y cơ sở và Khoa Y của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam quyết định ngừng việc tập thể do nợ lương kéo dài.
Trước tình hình này, nhiều sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng. Trao đổi trên báo Lao động với thái độ khá dè dặt, một sinh viên năm cuối khoa Điều dưỡng của trường cho biết: “Việc thầy cô ngừng việc tập thể khiến em rất bất an, lo lắng vì chỉ còn 1 năm cuối là ra trường. Vụ việc diễn biến quá bất ngờ theo chiều hướng xấu nên chúng em sợ rằng, thời gian học tập bị kéo dài”.
Cũng theo các sinh viên, thông tin các thầy cô bị nợ lương đã được nghe từ năm trước. Nhưng được nhà trường động viên, giải tỏa tâm lý, thầy cô vẫn lên lớp bình thường. Đến năm nay, đồng loạt các thầy cô quyết định ngừng việc tập thể khiến bản thân thực sự rất lo lắng.
“Gia đình ở quê em cũng biết chuyện giảng viên ngừng việc và có gọi điện hỏi han. Điều mong mỏi duy nhất hiện tại của sinh viên là nhà trường giải quyết triệt để việc nợ lương của giảng viên, từ đó thầy trò mới yên tâm, ổn định tâm lý để tiếp tục học tập” - một sinh viên trong trường cho hay.
Những giảng đường vắng bóng người.
Nguồn tin cho biết vào chiều 18/12, tại phòng C1.1, lớp X15 (gần 20 sinh viên) của một giảng viên Khoa Y cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam không một bóng sinh viên. Giảng viên này cho hay, đã thông báo cho sinh viên nghỉ học trước đó.
“Khoa của tôi đã thống nhất việc ngừng dạy bắt đầu từ ngày hôm nay. Đây như giọt nước tràn ly, chúng tôi đã 6 tháng không lương và đến bây giờ không thể cầm cự được nữa. Chúng tôi tạm thời ngừng dạy để ban giám hiệu có động thái mới”, giảng viên này cho biết.
Liên quan đến sự việc này, đại diện Khoa Y cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam thông tin, đơn vị là một trong hai khoa viết biên bản tạm ngừng dạy trước đó gửi đến ban giám hiệu nhà trường.
“Sau khi nhận biên bản của khoa, hiệu trưởng có trao đổi trực tiếp qua điện thoại, nhờ thông báo đến với thầy cô kéo dài thời gian đến 31/12 để nhà trường và tỉnh tìm cách giải quyết. Sau đó, tôi trao đổi với thầy cô trong khoa, mọi người thống nhất ngày 31/12 với điều kiện trường phải có một văn bản trả lời, đúng như thầy hiệu trưởng nói. Nhưng đến hiện tại vẫn chưa thấy văn bản từ hiệu trưởng nên các thầy cô trong khoa sẽ tạm dừng việc lên lớp”, vị đại diện này thông tin thêm.
Cũng theo vị này, trong chiều 18/12, theo lịch dạy có 2 thầy cô giáo đã tạm ngừng dạy với tổng số hơn 30 sinh viên nghỉ học (trong đó có hơn 10 sinh viên Lào). Toàn khoa hiện nay có 11 thầy cô, 3 người đang học và nghỉ chế độ thai sản.
Chiều cùng ngày, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam - ông Huỳnh Tấn Tuấn, thông tin, vẫn chưa nắm được thông tin 2 giảng viên cho lớp nghỉ chiều hôm nay và sẽ cho xác minh lại. Ông Tuấn thừa nhận việc ngừng dạy của giảng viên sẽ gây ảnh hưởng đến sinh viên.
Như đã đưa tin trước đó, ngày 14/12, 17 cán bộ, giảng viên của trường gửi thông báo quyết định ngừng việc tập thể đến lãnh đạo nhà trường. Các cán bộ này thuộc khoa Điều dưỡng và khoa Y tế cơ sở của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Thông báo ngừng việc bắt đầu từ ngày 18/12.
Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng 7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc.
Đến nay, thời gian nợ lương kéo dài, đời sống nhiều cán bộ giảng viên rơi vào cảnh rất khó khăn, không thể tiếp tục công việc. Từ đó, tập thể khoa đã họp và thống nhất đi tới quyết định ngừng việc tập thể từ ngày 18/12 đến khi nhà trường giải quyết chế độ lương và phụ cấp.
Việc ngừng hoạt động giảng dạy sẽ ảnh hưởng đến 6 lớp tại khoa Điều dưỡng, gồm D17A, D17B, D18A, D18B, Y26, D6S. Các học phần ảnh hưởng là Vận động nội tiết, Tâm lý - kỹ năng giao tiếp, thực hành tại trường, thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.
Lãnh đạo Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cũng đã xác minh vụ việc, hiện nhà trường đang nợ lương của 114 người lao động, tổng số tiền nợ hơn 5,7 tỷ đồng. Đơn vị này cũng chậm đóng bảo hiểm nhiều tháng. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng và nhà trường đang phối hợp tìm hướng giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi của các giảng viên và sinh viên.