CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
24.03.2024 08:57
Người Việt BK đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ.để chứng tỏ lòng yêu nướcthương đồng bào Nga và sự trung thành với mẫu quốc
Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường. Nhóm khủng bố sau đó tưới xăng châm lửa, gây hỏa hoạn lớn bao trùm nhà hát.
Phần lớn mái của nhà hát đổ sập, chôn vùi nhiều nạn nhân. Ủy ban Điều tra Nga thông báo 133 người thiệt mạng. Hơn 100 người đang điều trị tại bệnh viện, nhiều người trong tình trạng nguy kịch.
Các trạm hiến máu thường không làm việc vào cuối tuần, song vì lý do khẩn nên các bác sĩ đều được triệu tập, tỏa ra nhiều bệnh viện vào sáng hôm sau, ngày 23/3.
Đáp lại lời kêu gọi, nhiều người đã dành hàng giờ xếp hàng dài bên ngoài các điểm tại bệnh viện, chờ lấy thứ tự làm thủ tục xét nghiệm, hiến máu cứu các nạn nhân, trong đó có người Việt. Nhiệt độ ở Moskva ngày 23/3 ở mức dưới 5 độ C và có mưa.
Hay tin khủng bố, bác sĩ Nguyễn Đình Bảo ở Moskva đến trạm truyền - hiến của bệnh viện Lyubersu, hiến 450 ml máu mà "không cần chờ giới chức kêu gọi". Bác sĩ cho biết dòng người xếp hàng rất dài, phải đợi ít nhất 2-3 tiếng.
"Các điểm có nhiều tình nguyện viên cung cấp đồ ăn, trà ấm cho người đi hiến. Chỉ tiếc là nhiều kiều bào thương buồn cho người Nga, muốn hiến máu nhưng không đủ tiêu chuẩn do có nhiều điều kiện", bác sĩ Bảo, 31 tuổi, trưởng ban y tế cộng đồng sinh viên Việt tại Nga, nói với VnExpress.
Cách nhà hát 30 km, chị Thúy, 30 tuổi, cùng con gái xếp hàng gần 5 tiếng dưới tiết trời mưa rét sau khi hay tin về thảm kịch, song không đủ điều kiện do cân nặng thấp.
"Nài nỉ hiến họ cũng không cho, nhưng họ rất cảm kích, bày tỏ rất biết ơn tấm lòng người Việt", chị kể. Bác sĩ Bảo nêu một số điều kiện hiến máu như có thường trú Nga, cân nặng trên 50 kg, không có các bệnh truyền nhiễm, không uống rượu bia khi lấy máu trước 2 ngày, không hút thuốc trước 2 tiếng,...
Ngoài hiến máu, hàng chục người Việt còn gửi tiền đến quỹ chính thức ủng hộ các nạn nhân của ngân hàng Sberbank. "Của ít lòng nhiều, xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân và mong những người bị thương chóng hồi phục", chị Xuyên, người quyên góp 50 USD, nói.
Giới chức y tế Moskva cho hay gần 3.000 người đã hiến máu trong ngày 23/3, thu được gần một 1.000 lít máu.
Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong gần hai thập kỷ qua. Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến Nga, bày tỏ "hết sức bàng hoàng khi nhận được thông tin về vụ tấn công khủng bố dã man". Liên Hợp Quốc cùng hàng loạt nước khác cũng lên án mạnh mẽ sự việc.
"Chỉ có thể diễn tả bằng một từ: Sợ! Con người không mang mạng sống ra để chơi đùa như vậy", Bình, 28 tuổi, chủ cửa hàng thực phẩm Việt Чay Shop ở Moskva, nói.
Trước khi vụ khủng bố xảy ra, Bình dự định đi tàu điện ngầm về nhà. Sau khi biết tin khủng bố ở ngoại ô, anh lập tức chuyển sang bắt taxi. "Giá taxi lên gấp ba ngày thường do nhu cầu tăng đột biến", anh Bình cho biết.
Tối hôm đó, bác sĩ Bảo đang làm việc tại bệnh viện Đại học Y Quốc gia Moskva Sechenov. Anh sốc nặng khi người thân báo tin, thúc giục anh sớm về nhà. Trên đường đi làm sáng hôm sau, anh Bảo cho hay giới chức siết chặt an ninh, lập nhiều chốt cảnh sát, trạm kiểm soát phương tiện. Nhiều người Nga bất an, hạn chế tụ tập nơi công cộng.
Mọi sự kiện đông người ở Moskva đều bị đình chỉ, sinh viên học online. Gia đình bác sĩ Bảo cũng dự định hạn chế tập trung nơi đông người và tạm thời đặt giao thức ăn về nhà.
Vụ xả súng nhà hát Crocus đặt câu hỏi về năng lực của an ninh Nga hiện nay sau nhiều năm nước này không xảy ra những sự kiện tương tự. Năm 2000 và 2010, Moskva từng hứng loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm và sân bay của thành phố.
Trong những năm gần đây, các vụ tấn công tương tự dường như đã biến mất, một phần nhờ loạt chiến dịch chống nổi loạn do an ninh Nga triển khai trong nhiều năm.
Giới quan sát cho rằng nhà hát Crocus bị chọn làm mục tiêu bởi đây là khu vực tập trung đông người tới thưởng thức nghệ thuật, đồng thời mức độ an ninh không cao như các cơ sở ở trung tâm Moskva. Nhà hát Crocus City Hall nằm trong khu phức hợp kiêm trung tâm thương mại rộng lớn, nằm cách Điện Kremlin gần 20 km.
Nhiều kiều bào tại Moskva bày tỏ vẫn tin tưởng vào công tác an ninh. "Dù sốc, nhưng công tác đảm bảo an toàn ở trung tâm thủ đô rất tốt, an ninh rất cao. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng rất nhanh xác định và bắt thành công các nghi phạm", bác sĩ nói.
FSB bắt 11 người liên quan vụ tấn công, trong đó có 4 người trực tiếp hành động. Cả 4 nghi phạm chính hiện bị giam tại vùng Bryansk, giáp biên giới Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tăng cường an ninh, các biện pháp chống khủng bố, phá hoại ở Moskva cũng như mọi khu vực của đất nước.
Ông Phan Mạnh Hùng, 56 tuổi, chủ doanh nghiệp quần áo thể thao ở Moskva, cũng giữ vững niềm tin vào công tác đảm bảo an ninh tại thủ đô. Sáng 23/3, ông Hùng bận công việc, nhưng con trai ông đã đi hiến máu.
"Các tiểu thương người Việt vẫn hoạt động bình thường. Nhiều người bắt đầu chuyển sang bán hàng online nên tác động từ vụ khủng bố không lớn", ông Hùng cho biết.
"Sinh hoạt không có gì xáo trộn, nhưng khi ra đường vào buổi sáng, nhìn khắp nơi có màn hình hiển thị tưởng nhớ các nạn nhân, tôi chưa bao giờ thấy khung cảnh buồn đến vậy", chị Xuyên, tiểu thương tại Moskva nói. "Chỉ mong người thân các nạn nhân và nước Nga sớm vượt qua nỗi đau này".
Khiếp sợ khủng bố Hồi Giáo ISIS Nga vu cáo buộc tội phương Tây, Ukraine hỗ trợ nghi phạm xả súng ở Moskva tìm cách trả thù
Giám đốc cơ quan an ninh Nga cáo buộc tình báo phương Tây và Ukraine hỗ trợ những kẻ xả súng tại nhà hát ở tỉnh Moskva.
"Chúng tôi tin rằng hành động này do những phần tử Hồi giáo cực đoan chuẩn bị với sự hỗ trợ từ tình báo phương Tây", Alexander Bortnikov, giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), ngày 26/3 tuyên bố. "Các cơ quan tình báo của Ukraine có liên quan trực tiếp đến việc này".
Tổng Bí thư mời Tổng thống Putin thăm Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Putin sang thăm Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam coi quan hệ với Nga là một trong những ưu Bộ trưởng tiên đối ngoại hàng đầu.
Trong cuộc điện đàm ngày 26/3 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Nga Vladimir Putin sớm thăm chính thức Việt Nam. Tổng thống Putin nhận lời và thống nhất hai bên sẽ phối hợp thu xếp thời điểm phù hợp, theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng Bí thư gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc đến Tổng thống Putin, nhân dân Nga và thân nhân những người bị nạn trong vụ khủng bố tại Moskva ngày 22/3. Ông Putin bày tỏ cảm ơn sự thăm hỏi, chia sẻ kịp thời của Việt Nam trước những mất mát của nhân dân Nga.
Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ to lớn của Liên bang Nga trong Liên Xô trước đây cũng như ngày nay đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Ông nhấn mạnh Việt Nam xác định quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình.
Khẳng định Việt Nam luôn là bạn, là đối tác tin cậy của Nga, Tổng thống Putin bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Hai lãnh đạo đã trao đổi và nhất trí về một số định hướng lớn nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới trên các lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại, văn hóa, du lịch.
Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 và xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012. Vào năm 2023, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5. Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Victorovich Volodin cũng thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 10. Nguyễn Tiến VNE
Tình Nga Việt gắn bó
Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga, nhấn mạnh Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Ông Sơn mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp giải quyết các khó khăn, tồn tại, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
Thứ trưởng Titov cho biết Nga đánh giá cao sự tin cậy chính trị và trao đổi đoàn thường xuyên ở các cấp cũng như sự phát triển đa dạng của hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và Nga.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp hành động trong triển khai hợp tác song phương nói chung, giữa hai Bộ Ngoại giao nói riêng, thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, tháo gỡ các vướng mắc nhằm tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo, đóng góp cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt - Nga.
Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950. Hai nước đã kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2022.
(HCM.VN) – Trong hơn 30 năm tìm đường cứu nước và gần 30 năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt chân đến gần 60 quốc gia trên thế giới. Trong đó, nước Nga Xô Viết - quê hương của Cách mạng Tháng Mười, đất nước của Lê-nin vĩ đại là nơi Người có thời gian gắn bó lâu nhất. Nước Nga có một vị trí và tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thị thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16-06-1923, của đại diện Liên bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin, Đức cấp cho Cheng Vang (Nguyễn Ái Quốc), tiếng Nga, Pháp. (Nguồn: bqllang.gov.vn)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (thứ 2 bên phải) tham gia mít tinh đoàn kết quốc tế tại Liên Xô năm 1923. (Nguồn: qdnd.vn)
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923). (Nguồn: hochiminh.vn)
Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Mat-xcơ-va, Nga, 1924. (Nguồn: bqllang.gov.vn)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (thứ 3 bên trái, hàng đứng) cùng các đại biểu dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại Moskva năm 1924. Nguồn: Sputnik.
Bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” của Nguyễn Ái Quốc, đăng báo Sự Thật, Liên Xô (27/01/1924). (Nguồn: hochiminh.vn)
Khách sạn Trung tâm Mátxcơva, nơi Nguyễn Ái Quốc ở trong thời gian dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (07/1924). (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12-7-1955. Nguồn: Hội Nhà báo Nga
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Mátxcơva (Liên Xô), tháng 07/1955. (Nguồn: Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm phòng làm việc của V.L. Lênin ở Điện Kremli, Liên Xô (13/07/1955). (Nguồn: hochiminh.vn)
Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong sổ ghi cảm tưởng trong Điện Kremli, Liên Xô (13/07/1955). (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng Liên Xô A.I.Micaian dẫn đầu thăm Việt Nam, ngày 02/04/1956. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô Vorosilop dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch ngày 20/05/1957. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô Vorosilop dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch ngày 20/05/1957. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp đồng chí Vôrôsilốp, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam năm 1957. (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đi thăm, đi dự các Ðại hội Ðảng Cộng sản Liên Xô, dự lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, hội nghị các Ðảng Cộng sản và Công nhân thế giới tổ chức ở Mát-xcơ-va. Người đã lần lượt đi thăm 15 nước Cộng hòa thuộc Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (CCCP).
Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Lăng Lênin ngày 16-7-1957. Nguồn: Hội Nhà báo Nga
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Chiến hạm Rạng Đông ở Leningrad, tháng 8-1957. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với lính hải quân Liên bang Xô viết khi thăm thành phố Leningrad vào tháng 8-1957. Nguồn: Hội Nhà báo Nga
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi Liên Xô (08/1957) (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên hồ Iasức, Liên Xô (1959). (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ và các cháu thiếu nhi nhà máy thủy điện ở Ácmênia, trong chuyến đi thăm và nghỉ tại Liên Xô, ngày 22/07/1959. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trại hè của thiếu nhi con em cán bộ công nhân ngành thực phẩm Ácmênia (Liên Xô), ngày 22/07/1959. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi ở trại hè thiếu nhi ở Phêruđa (Axơ Khabat), thủ đô nước Cộng hòa Xô Viết Tuốcmênia (Liên Xô), năm 1959. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tuyên bố chung tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Mátxcơva (11/1960) (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Côxưnghin dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 06/02/1965. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Côxưnghin dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 06/02/1965. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Trong suốt thời gian gắn bó với nước Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải nghiệm và cảm nhận được những tình cảm chân tình và sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam. Cho đến những ngày tháng cuối đời, Người vẫn luôn dành trọn vẹn lòng biết ơn vô hạn đối với Lê-nin, Cách mạng Tháng Mười và nhân dân Liên Xô.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Liên bang CHXHCN Xô Viết Lavơritsép sau lễ trình Quốc thư, ngày 04/11/1954. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Bunganin nâng ly chúc tình hữu nghị Việt – Xô đời đời bền vững (Hồ Chủ tịch thăm Liên Xô, tháng 07/1955). (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Liên Xô, tới sân bay Mátxcơva, tháng 08/1957. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu văn hóa Liên Xô trong Khu Phủ Chủ tịch, tháng 04/1958. (Nguồn: Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi thành phố Kiép, thủ đô nước Cộng hòa Xô Viết Ucraina (Liên Xô), tháng 07/1959. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII tại điện Kremlin, tháng 10/1961. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn dự Đại hội của Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tháng 10/1961. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô (chụp tại vườn hoa trong khuôn viên Đại sứ quán). (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô (chụp tại phòng khách của Đại sứ quán) (Nguồn: hochiminh.vn)
Phù điêu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường mang tên Người tại Thủ đô Mátxcơva (Cộng hòa Liên bang Nga), khánh thành ngày 19/5/1990. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)
Tổng thống Nga V.Putin lưu bút tại Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 2/3/2001. (Nguồn: Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)
CPV
Ý kiến: Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh 'phật lòng cường quốc'
Việt Nam tiếp tục "nước đôi"
Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng, các lá phiếu của Việt Nam cho thấy quốc gia này vẫn rất thận trọng trong phản ứng đối với cuộc chiến Ukraine, duy trì chính sách phòng bị nước đôi trong quan hệ quốc tế, và quan trọng là tránh làm “tổn thương” hay “phật lòng” các cường quốc, bao gồm Nga.
"Nga có vị thế quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam: là đối tác chiến lược toàn diện (giữ vị thế hàng đầu trong thang đo thứ bậc về đối tác của Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc).
"Nga có mối quan hệ truyền thống và gắn bó trong lịch sử qua sự ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, kiên trì hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông bất chấp áp lực từ Trung Quốc.
"Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam phải “biết thời, biết thế”, đồng thời chú ý tôn trọng và giữ thể diện cho các cường quốc. Từ ứng xử của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh Ukraine, cho đến nay, có thể khẳng định Hà Nội đặc biệt coi trọng yếu tố truyền thống và hữu nghị trong quan hệ với Nga," tiến sĩ nhận định.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào 24/02/2022, Hà Nội đã kiên trì với đường lối đối ngoại mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh là "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".
Tuy nhiên, việc Hà Nội vẫn kiên định với lá phiếu trắng dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về lập trường "chọn chính nghĩa của Việt Nam".
Theo tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, chính nghĩa, theo lối nói của Việt Nam, là ủng hộ hoà bình, an ninh, đề cao hợp tác và không ủng hộ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cũng không gây chiến với các quốc gia khác.
"Chính sách Quốc phòng “bốn không” của Việt Nam, ban hành năm 2019, đã khẳng định tính chất hoà bình và tự vệ. Tuy nhiên, các lá phiếu của Việt Nam, dù không sai về khía cạnh luật pháp quốc tế, có thể gây quan ngại rằng Việt Nam đang xem trọng lợi ích thực dụng hơn là đề cao các tiêu chuẩn quốc tế.
"Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ấn tượng, hội nhập kinh tế mạnh mẽ, mạng lưới đối tác được mở rộng, và việc được các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đánh giá cao, có thể củng cố sự tự tin của Hà Nội. Tình thế lưỡng nan về cân bằng giữa lợi ích và nguyên tắc. Có lẽ, vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng không đủ sức thay đổi phương cách ứng xử của Việt Nam trong vấn đề Ukraine," ông Sáng nêu quan sát.
Việt Nam và Trung Quốc "chung chí hướng"?
Với diễn biến mới nhất, nhiều người chỉ ra cả năm lần bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ, Việt Nam đều tình cờ biểu quyết "đồng điệu" với Trung Quốc.
Cụ thể, lần đầu tiên, ngày 1/3/2022, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai, ngày 24/3, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba, ngày 7/4/2022, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Lần mới nhất này, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng như Trung Quốc đối với nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.
Tuy nhiên, dưới quan sát của nhà nghiên cứu Huỳnh Tâm Sáng, ông cho rằng có sự khác biệt căn bản về cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
"Trung Quốc đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Nga, và quan hệ hai nước đang phát triển cả về kinh tế và an ninh. Với những khác biệt về lợi ích và ý thức hệ, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chung tay thiết lập một mặt trận chung chống lại Mỹ và đồng minh.
"Dù Trung Quốc khẳng định mong là bên hoà giải và khuyến khích đối thoại giữa Nga và Ukraine nhưng về cơ bản, Bắc Kinh đang tính toàn những lợi ích tốt nhất cho mình trong khi tránh can thiệp vào cuộc chiến," ông Sáng phân tích.
Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự khác biệt, tức về phía Việt Nam, quốc gia này luôn thận trọng và nỗ lực tối đa để tránh bị lôi kéo vào nền chính trị cường quyền (great-power politics).
"Là quốc gia tầm trung, Việt Nam thiên về kêu gọi đối thoại, hoà giải. Và không giống như Trung Quốc có thể xem cuộc chiến tại Ukraine là cơ sở để xử lý mối quan hệ phức tạp với Đài Loan, Việt Nam quan sát cuộc chiến với sự thận trọng hơn và nỗ lực không để trở thành một Ukraine thứ hai, nhất là khi Việt Nam tồn tại bên cạnh một láng giềng hùng mạnh và tham vọng như Trung Quốc," ông Sáng kết luận
NPT thách thức LHQ và thế giới:
Ông Putin có thể thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã?
Việt Nam cho đến nay luôn khẳng định "là bạn, là đối tác tin cậy của Liên bang Nga". Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhắc lại sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga ngày nay. Ảnh: Ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp với ông Vladimir Putin tại thành phố Sochi (Nga) vào ngày 6/8/2018.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa "trân trọng mời Tổng thống Putin sớm thăm chính thức Việt Nam" và ông Putin "đã vui vẻ nhận lời", truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin.
Theo Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, vào chiều 26/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong cuộc nói chuyện, ông Trọng đã chúc mừng ông Putin thắng cử, chia buồn với nước Nga về vụ khủng bố mới đây, cảm ơn nước Nga đã giúp đỡ và trao đổi về việc thúc đẩy quan hệ.
Thông tin chính thức từ Chính phủ Việt Nam còn cho biết ông Trọng đã mời ông Putin thăm Việt Nam và ông Putin đã nhận lời, hứa hẹn sẽ sớm đến thăm vào dịp phù hợp.
Hồi tháng 10/2023, ông Putin cũng nhận lời "sớm" đến thămtheo lời mời của chủ tịch nước khi đó là ông Võ Văn Thưởng.
Lúc bấy giờ, phản hồi từ phía Điện Kremlin là "Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời và mời Chủ tịch nước thăm Nga vào thời gian thích hợp".
Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Putin đã không diễn ra trong bối cảnh Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) phát lệnh truy nã ông từ tháng 3/2023.
Khác với phương Tây, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia bao gồm Bắc Hàn, Trung Quốc... có lãnh đạo "nhiệt liệt chúc mừng" ông Putin tái đắc cử để bước vào nhiệm kỳ 5 tổng thống Nga trong cuộc bầu cử bị phương Tây chỉ trích là "giả hiệu".
Ông Putin từng công du Việt Nam vào các năm 2001, 2006, 2013, 2017.
Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng thể hiện vai trò nguyên thủ quốc gia trên thực tế, khi đưa ra lời mời trực tiếp đối với một nguyên thủ quốc gia nước ngoài, điều mà thông thường chủ tịch nước sẽ phụ trách.
Ông Trọng chính là người đưa ra lời mời, là chủ nhà (host) trong các chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm ngoái.
Xét về dòng thời gian, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia đầu tiên trong số 7 nước Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Cụ thể, Việt Nam đã xác lập mối quan hệ ngoại giao ở bậc cao nhất đối với Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Úc (2024).
NGUỒN HÌNH ẢNH,GRIGORY SYSOYEV/POOL/AFP/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Võ Văn Thưởng khi còn đương chức chủ tịch nước Việt Nam trong cuộc gặp bên lề hội nghị kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, diễn ra tại Bắc Kinh ngày 17/10/2023
Việt Nam hiện không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC), do đó ông Putin sẽ không bị bắt theo lệnh truy nã của ICC nếu công du đến Việt Nam.
Nhận xét về điều này, Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ) bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 27/3, "Khả năng Việt Nam bắt giữ ông Putin theo lệnh của ICC thì cũng giống như trẻ em đắp người tuyết ở Sài Gòn. Việt Nam là một trong những nơi an toàn nhất để Putin công du nước ngoài."
Kể từ khi bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã vào ngày 17/3/2023 liên quan đến các tội ác chiến tranh, bao gồm cả việc bắt nhiều trẻ em từ Ukraine đưa về Nga, ông Putin đã công du đến các nước không phải là thành viên của ICC.
Được thành lập theo Quy chế Rome 1998 (QCR), ICC là một tòa án chính thức trong hệ thống cơ quan tài phán quốc tế xây dựng trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Hiện có 123 quốc gia mà cơ quan lập pháp đã ký kết và phê chuẩn Quy chế Rome công nhận quyền tài phán của ICC, một tòa thường trực đặt trụ ở tại Den Haag (Hà Lan) và có chức năng truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.
ICC chính thức ra đời ngày 1/7/2002, khi hiệp ước thành lập - Quy chế Roma về ICC có hiệu lực. Các Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ không thuộc thành viên của ICC.
Phó Giáo sư lịch sử Iva Vukusic từ Đại học Utrecht (Hà Lan) từng nhận định với Reuters hồi tháng 3/2023 rằng:
"Putin không ngu ngốc. Ông ta sẽ không công du đến quốc gia nước ngoài mà ông ta có khả năng bị bắt giam. ông ta sẽ không đi nhiều đến bất kỳ nơi nào khác ngoài những nước mà rõ ràng là đồng minh, hoặc thân cận với Nga."
Hồi tháng 10/2023, Kyrgyzstan là quốc gia đầu tiên ông Putin đến công du sau khi ICC công bố lệnh bắt giữ, sau đó ông đã đến Trung Quốc để dự hội nghị kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Ông Putin đã không đến dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi hồi tháng 8/2023 cũng vì lệnh truy nã này.
Cả Kyrgyzstan và Trung Quốc đều không phải là thành viên của quy chế Rome.
Ông Putin cũng đến các quốc gia khác như Belarus, Kazakhstan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út sau lệnh truy nã.
Việt Nam cho đến nay luôn khẳng định "là bạn, là đối tác tin cậy của Liên bang Nga", luôn nhắc lại sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây cũng như Nga ngày nay.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thực tế Việt Nam phụ thuộc vào vũ khí của Nga.
Gần đây, Việt Nam đã có những bước đi nhằm đa dạng nguồn cung vũ khí của mình.
Thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc phải đa dạng hóa kho vũ khí ngoài "nước bạn" Nga đã được nhắc đến nhiều từ năm 2022 đến nay khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine và hứng chịu các lệnh trừng phạt quốc tế.
Việt Nam đang có xu hướng giảm mua đáng kể vũ khí từ Nga và tìm nguồn cung thay thế, đặc biệt ở các nước có thể có loại vũ khí và phụ tùng tương thích với Moscow.
Theo dữ liệu do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 11/3, lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam năm 2023 giảm xuống mức nhỏ giọt giữa lúc Hà Nội đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.
Cụ thể số liệu của SIPRI cho thấy Nga - nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam trong nhiều thập kỷ - có lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu sụt giảm đáng kể vào năm ngoái.
Đã có nhận định cho rằng Mỹ có thể thay thế dần vị thế của Nga về nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có chuyển biến đáng kể.
Diễn biến mới nhất là vào ngày 18/3 vừa qua, một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất đã đến Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp quan hệ hồi tháng 9/2023.
Trước đó, theo Reuters, 50 công ty Mỹ sẽ có cuộc họp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam về các thỏa thuận cung cấp vũ khí nhân chuyến thăm này.
Tuy nhiên, chưa rõ liệu có thỏa thuận về vũ khí quân sự nào đã được ký kết trong khuôn khổ chuyến đi hay không, ngoại trừ các thông tin về chip bán dẫn, ngân hàng...
Kể từ sau khi gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hồi năm 2016, Mỹ chỉ mới chuyển cho Việt Nam tàu tuần duyên và hứa chuyển giao máy bay huấn luyện T-6 trong giai đoạn 2024 - 2027.
Cho đến nay không có thông tin nào thêm về khả năng Việt Nam mua chiến đấu cơ tối tân F-16 của Mỹ.
Hồi tháng 1/2024, Giáo sư Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) đánh giá rằng kho máy bay chiến đấu hiện nay của Việt Nam là “không đủ để quản lý vùng trời trên đất liền cũng như trên biển”.
“Theo tính toán của một số chuyên gia thì với lãnh thổ của Việt Nam, cộng với vùng đặc quyền kinh tế, khu vực Biển Đông rồi ra tới quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần ít nhất khoảng 150 máy bay thế hệ thứ tư, cỡ như Su-30. Như vậy, Việt Nam hiện chỉ mới có thể quản lý được khoảng một phần ba lãnh thổ, một phần ba bầu trời. Tỷ lệ này là thấp,” ông nói.
Sự thiếu vắng của những đơn hàng [vũ khí] lớn tiếp tục khiến Việt Nam “vô cùng mong manh”, theo nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales (Úc) nhận định với Reutershồi 14/3.
Bên cạnh việc Nga là nhà cung cấp vũ khí truyền thống, mối quan hệ đặc biệt giữa Hà Nội và Moscow được coi là sự kế thừa về tình cảm từ thời Liên Xô.
Nhiều lãnh đạo cấp cao, quan chức các cấp, trí thức, doanh nhân Việt Nam từng học tập tại Liên Xô và nước Nga thường giữ tình cảm đặc biệt với Nga và cả ông Putin. Các lãnh đạo Việt Nam thường nhắc tới sự giúp đỡ của Liên Xô.
Bên cạnh đó, xuất phát từ việc coi Mỹ và phương Tây như những cực đối lập về ý thức hệ, Việt Nam có xu hướng tìm đến những cường quốc có vị thế đối lập với phương Tây, theo đánh giá của một số nhà bình luận.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin
Ngày 18-3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân dịp ông tái đắc cử.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: TTXVN
Theo Ban Đối ngoại Trung ương, "nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm tổng thống Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có thư chúc mừng".
Trước đó, đêm 17-3 (giờ Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ cảm ơn tất cả người dân nước này đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
"Tất cả chúng ta đều cùng một đội ngũ", ông nhấn mạnh trong bài phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh nguồn sức mạnh của nước này chính là nhân dân Nga, là ý chí chung của người dân cả nước được hình thành từ tiếng nói của mỗi người dân.
Tổng thống Putin cũng khẳng định có các điều kiện để nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn. Ông cũng cho biết hiện ông rất vui khi ở bên cạnh những người cùng chí hướng, ủng hộ mình và có những mục tiêu chung.
Theo kết quả được công bố trên bảng điện tử của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC), sau khi kiểm 82,76% số phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Vladimir Putin giành được 87,18% số phiếu ủng hộ.
Về thứ hai là ứng cử viên Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Nikolai Kharitonov, giành được 4,23% số phiếu bầu.
Tiếp sau là ứng cử viên Vladislav Davankov của Đảng "Những con người mới" nhận được 4,02% số phiếu bầu, và cuối cùng là ứng cử viên của Đảng Dân chủ tự do (LDPR) Leonid Slutsky nhận được 3,16% số phiếu bầu.
Trước đó, ngày 17-3, Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko cho biết đã nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan hữu quan Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử tổng thống Nga.
"Sự hợp tác giữa đại sứ quán và các cơ quan chính quyền ở Hà Nội rất hiệu quả. Chúng tôi rất biết ơn phía Việt Nam đã tạo điều kiện tốt (cho cuộc bầu cử) và giới báo chí đã tới quan sát", ông Bezdetko nói.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ online về quan hệ Việt Nam - Nga, ông điểm lại những lĩnh vực hợp tác nổi bật giữa Việt - Nga như dầu khí, công nghệ cao, vận tải, kỹ thuật quân sự... đồng thời nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn.
Ông cũng bày tỏ hoan nghênh việc nối lại đường bay thẳng Việt - Nga, nhận định việc này sẽ tạo điều kiện tốt cho trao đổi đoàn chính thức, giao thương, kinh doanh giữa hai nước, cùng với đó sẽ thêm nhiều du khách Nga tới Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi bị cách chức
Trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước trên nền tảng tin cậy chính trị cao.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Dương Trung Cường/TTXVN)
Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế "Vành đai và Con đường" (BRF) lần thứ ba, chiều 17/10, theo giờ địa phương, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc gặp với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Tổng thống Putin.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Liên bang Nga trên nền tảng tin cậy chính trị cao, phạm vi hợp tác sâu rộng và kết quả ngày càng thực chất.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ mà nhân dân Liên bang Nga dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay.
Chủ tịch nước nhấn mạnh thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn coi Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; mong muốn cùng Liên bang Nga phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trên mọi lĩnh vực vì lợi ích của người dân mỗi nước, vì sự thịnh vượng của hai dân tộc.
Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng về những kết quả quan trọng trong hợp tác song phương thời gian qua như duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, quốc phòng-an ninh, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, năng lượng, giao lưu nhân dân.
Hai bên duy trì tiếp xúc, trao đổi và tổ chức đoàn cấp cao giữa hai nước, hai Đảng; trong đó có các cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Putin, chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev và gần đây nhất là chuyến thăm của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin.
Chủ tịch nước đánh giá cao và cảm ơn Tổng thống Putin, các cơ quan chính quyền, địa phương ở Liên bang Nga đã hỗ trợ xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Saint Petersburg; cho rằng đây là biểu tượng đặc biệt có ý nghĩa trong quan hệ hai nước nhân dịp kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Liên bang Nga.
Chủ tịch nước mong muốn Liên bang Nga tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam đến học tập; tăng cường giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân.
Chủ tịch nước cảm ơn và đề nghị Lãnh đạo, chính quyền Liên bang Nga tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm ăn, học tập ổn định và lâu dài tại Liên bang Nga.
Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ vui mừng gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; trân trọng gửi lời chào và thăm hỏi đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
Tổng thống Putin khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Liên bang Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bày tỏ hài lòng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ và sự gắn bó, gần gũi giữa nhân dân hai nước, Tổng thống Putin cho biết năm 2024 sẽ đánh dấu 30 năm hai bên ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga (1994-2024).
Tổng thống Putin trân trọng mời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Liên bang Nga vào thời gian thích hợp.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng và dư địa để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Tổng thống Putin nhất trí với các ý kiến, đánh giá của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, nhất là về các phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới như: tiếp tục tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị qua các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp; nâng cao hiệu quả và mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-giáo dục, năng lượng và các lĩnh vực khác theo các thỏa thuận giữa hai bên; phát huy các cơ chế, khuôn khổ hợp tác thương mại, đầu tư song phương và đa phương; trong đó có cơ chế Ủy ban Liên chính phủ về Hợp tác Kinh tế-Thương mại và Khoa học-Kỹ thuật, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu; tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương của hai nước.
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi, chia sẻ đánh giá về một số vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã trân trọng mời Tổng thống Putin sớm thăm Việt Nam. Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời./(TTXVN/Vietnam+)
Việt Nam và Nga đã có một mối quan hệ thân thiết, thủy chung và sâu sắc kéo dài suốt nhiều thập kỷ VN thề mãi trung thành
Không ngờ, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã xuất hiện trong văn chương Nga - Xô viết với vẻ đẹp nhiệt đới lạ lùng.
Hai người bạn Konstantin Simonov và Tố Hữu - Ảnh tư liệu
Phát biểu khai mạc tại hội thảo Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển, diễn ra ngày 12-12 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương - tiết lộ trong 103 tham luận gửi đến hội thảo, có cả tham luận của chuyên gia người nước ngoài.
Ở các lĩnh vực khác, sự hiện diện hoặc đóng góp tiếng nói của người nước ngoài trong một hội thảo không có gì lạ nhưng trong lĩnh vực lý luận và phê bình, điều này khá hiếm nên gây bất ngờ.
Người mà PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đề cập đến là PGS.TS Anatoly Sokolov, chuyên viên cao cấp Viện Đông phương học, Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Ông được biết đến là người biên soạn cuốn Từ điển Việt - Nga - cuốn sách gối đầu giường của các thế hệ cựu sinh viên, chuyên gia, cán bộ Việt Nam từng làm việc và học tập tại Nga.
Việt Nam lạ lùng, hoài niệm hương xa
Ai cũng biết, văn học Nga - Xô viết ảnh hưởng tới văn học Việt Nam cũng như văn hóa, lối sống, tâm tư - tình cảm của người Việt một thời gian dài. Tuy nhiên, sự "giao lưu" ngược trở lại không phải ai cũng biết.
Thông qua bài viết Việt Nam trong các tác phẩm văn học Nga - Xô viết, PGS.TS Anatoly Sokolov gần như đã tiến hành một chuyến du ngoạn văn chương qua hai nền văn hóa khác nhau.
Theo đó, hình ảnh Việt Nam xuất hiện lần đầu trên báo chí Nga và văn học Nga ở nửa sau thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khi đó, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp.
"Đó là những bài tiểu luận và truyện của các nhà văn, nhà báo trong nước, báo cáo của các thủy thủ và nhà khoa học quân sự, các bài tùy bút và nhật ký của những người du hành", ông viết.
Vẻ đẹp của thiên nhiên nhiệt đới miền Nam và Sài Gòn cùng chút hoài niệm hương xa cũng là cảm hứng để nhà thơ Vera Inber viết Miền nhiệt đới (1917), Nikandr Alekseev viết nhiều bài thơ nằm trong tuyển tập Vòng hoa cho người tử nạn (xuất bản 1917): Đông Dương, Người đàn bà miền Nam, Ở Sài Gòn, Cây cọ, Nỗi buồn…; Nikolai Gumilyov viết tập Gian hàng đồ sứ (1918), trong đó, phần Đông Dương gồm các bài thơ nhỏ: An Nam, Thiếu nữ, Đồng dao…
PGS.TS Anatoly Sokolov được trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam” hồi tháng 11 - Ảnh: TTXVN
Có một Việt Nam trong tim người Nga - Xô viết
Năm 1950, Việt Nam thiết lập ngoại giao với Liên Xô. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam được phản ánh trong văn học Xô viết ngày càng nhiều.
Trong Phi sự thật và phi sự thật (1948), Adelina Adalist là người đầu tiên trong văn học Liên Xô nói về cuộc giải phóng dân tộc của người Việt.
Theo PGS.TS Anatoly Sokolov, là người đầu tiên đến Việt Nam sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng Roman Karmen làm ra phim tài liệu Việt Nam (1955) và hai tiểu luận du ký Ánh sáng trong rừng (1957), Việt Nam đang chiến đấu (1958). Ở đó, nổi lên hình ảnh một đất nước anh dũng trong cuộc đấu tranh trường kỳ.
Việt Nam sau đó được xem là một hồ sơ kinh điển bằng hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Sau nhật ký hành trình Một trăm ngày ở Việt Nam của phóng viên Boris Strelnikov, hàng loạt nhà báo khác cũng đến Việt Nam và kể lại các câu chuyện Việt Nam trong các ghi chép, tùy bút, sách của họ: Vladimiar Osipov, Genrikh Borovik, Pavel Antokolsky, Vladimir Soloukhin…
Trong những năm hòa bình ngắn ngủi, trước khi Mỹ ném bom, các nhà văn Liên Xô cũng đã biên soạn nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi: Xiong và Kung (tên hai con voi - PV) (Vitaly Bianki, 1957), Hồ của rồng đen (Anatoly Vershinin, 1958), Bé Lan từ Việt Nam (Vladimir Dobrovolsky, Nikolai Zakharzhevsky, 1968)…
Sang kháng chiến chống Mỹ, người Việt Nam anh hùng và bất khuất được đề cập dày đặc trong các tác phẩm văn chương, báo chí, bút ký của các tác giả đến từ xứ bạch dương.
Đặc biệt, phải kể đến tác giả Konstantin Simonov - người được biết đến rộng rãi ở Việt Nam với bài thơ Đợi anh về qua phần dịch của nhà thơ Tố Hữu. Đợi anh về cũng được xem là bài thơ tình hay nhất của Tố Hữu.
Theo lời mời của Tố Hữu, Konstantin Simonov và vợ đã bay tới Hà Nội đúng lúc Mỹ ném bom miền Bắc. Trở về, ông đã xuất bản tập thơ Việt Nam, mùa đông thập niên 70, trong đó có bài thơ Nỗi đau này không của riêng ai.
PGS.TS Anatoly Sokolov đánh giá đây là "tượng đài thơ ca lớn nhất và ý nghĩa nhất do một nhà thơ Liên Xô dựng lên để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh vì đất nước".
Văn chương VN nổi tiếng tại Nga với bài thơ Khóc Xít Ta Lin của đại thi hào nịnh sĩ Tố Hữu lưu truyền, toàn dân Nga :vô cùng cảm động
Văn học thời đại HCM: Muôn năm bài thơ khóc Stalin:
ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Tháng 5/1953, Tố Hữu viết bài thơ ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG để bày tỏ tình cảm khi nghe tin Stalin từ trần. Đã 59 năm trôi qua kể từ khi bài thơ ra đời, cũng là số năm cho một người chuẩn bị về nghỉ hưu. Đây là bài thơ đặc biệt, đứng cuối cùng trong tập thơ Việt bắc (1954) của Tố Hữu, tuy nhiên những lần tái bản tập Việt bắc về sau thì không thấy bài thơ này nữa.
ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng Áo Ông trắng giữa mây hồng Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười Xít-ta-lin! Xít-ta-lin! Yêu biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin! Hôm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi! Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Yêu con yêu nước yêu nòi Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu Có người mới có ít nhiều vui tươi Ngày xưa đói rách tơi bời Có người mới có được nồi cơm no Ngày xưa cùm kẹp dày vò Có người mới có tự do tháng ngày Ngày mai dân có ruộng cày Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai Một vai ơn Bác một vai ơn Người Con còn bé dại con ơi Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! Thương Ông mẹ nguyện trong lòng Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con Ông dù đã khuất không còn Chân Ông còn mãi dấu son trên đường Trên đường quê sáng tinh sương Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng Ngàn tay trắng những băng tang Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!
(5-1953)
Một bức tượng của Stalin "được" Hội đồng thành phố quê nhà Gori (Gruzia)đưa từ Quảng trường trung tâm về "cất" trong một nhà kho.
Xô Viết Nghệ Tĩnh: Phong trào ngu dân làm cách mạng theo Nga
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" .
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Một phần của Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885–1945)
Thời gian1930–1931
Địa điểm
Nghệ An và Hà Tĩnh
Kết quảNhiều cuộc biểu tình tự vệ vũ trang kết hợp yêu sách chính trị, kết hợp đấu tranh bạo động và đấu tranh chính trị nổ ra. Cuối cùng bị quân đội Pháp trấn áp và tan rã.
Tham chiến
Đảng Cộng sản Đông Dương
Xứ ủy Trung Kỳ
Tự vệ Đỏ
Đế quốc thực dân Pháp
Liên bang Đông Dương
Xứ bảo hộ Trung Kỳ
Nhà Nguyễn
Chỉ huy và lãnh đạo
Trần Phú
Nguyễn Đức Cảnh Hành quyết
Nguyễn Phong Sắc Hành quyết
Lê Mao Hành quyết
Lê Viết Thuật
Nguyễn Văn Uy
Nguyễn Thị Nhuyễn Trần Hai Bạt
Trần Ủ
Trần Đàng
Trần Tiêu
Lê Toàn
Lê Văn Trì
Hà Văn Bân
Nguyễn Văn Liêm
Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).
Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.
Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thủy, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...
Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.
Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình Nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.
Vị trí Nghệ An và Hà Tĩnh.
Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931 và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mặc dầu sống xa quê hương nhưng đồng bào BK ở Nga vẫn nhớ vế quê hương và họ tụ họp để hát những bản nhạc kỷ niệm bác Hồ và tình yêu quê hương gắn bó nghe thật là thống thiết trong hoàn cảnh tang tóc xứ Nga quê hưởng thứ hai XHCN:
Jun 5, 2016 · 4.4K. 2.5M views 7 years ago Những Ca Khúc Để Đời Của NSND Thu Hiền. Thu Hiền - Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh [Official Audio] Album Nhạc Tuyển Chọn Hay ...
Cuộc bầu cử tổng thống thứ tám của Nga kể từ năm 1991 khép lại vào hôm 17-3, sau ba ngày diễn ra. Song khác với những kỳ bầu cử trước, lần này có những nơi có tiếng súng, đạn pháo.