Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 25643018

 
Bản sắc Việt 13.10.2024 15:56
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
31.03.2024 12:28

Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng dộng cả giang sơn, ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam. Ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4- 1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước một cuộc trắng tay như ba mẹ tôi khi họ phải di cư vào nam? Có phải từ ngày hôm nay, mà bắt đầu bằng những cái loa treo ở đầu xóm kia, sẽ đấu tố bản thân tôi và dân tôi bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến? Hay vì từ đây, không phải riêng tôi, nhưng người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Khóc vì hàng cờ đổ, vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên ngụy trang với màu xanh lá rừng, và những đôi giày của lính chiến mang theo đầy bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang trên đường?

Hay tôi khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ, hay đang chờ đợi một điều gi. Cảnh ngồi lặng lẽ, người đi qua, nào ai biết, người lính với cái mũ sắt vẫn vững trên đầu, đôi tay anh còn ôm chặt lấy khầu súng M16, nhưng… hồn anh đã về với sông núi từ lúc nào! Tôi bước ra sân, gọi nhỏ, “ này anh, anh cẩn gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Khi đến nơi, tôi nhìn thấy một dòng máu đã khô đặc trên thân áo. Tôi qụy xuống, nhìn rõ mặt vết thương xuyên ngang cổ từ phía tay phải đi lên. Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ áo. Tôi bật khóc! Người hàng xóm gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Với tôi, đây là một ngày khác tất cả mọi ngày trong đời và trong dòng lịch sử Việt Nam. Ngày mà người ta đã gọi nó bằng nhiều cái tên khác nhau. Nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên nó được gọi. Tuy khác, nhưng nó sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất của dân tộc.

1. 30-4-1975. Ngày chấm dứt chiến tranh Quốc cộng?

Thật khó để có thể xác định được cuộc chiến súng đạn để giải quyết vấn đề ý thứ hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản đã khởi đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hoà Bình. Không phải là ngày Thống Nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó là ngày Cộng sản chiến thắng và đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Đẩy hàng triệu người vào các nhà tù, và đẩy hàng triệu triệu người khác vào cuộc sống khốn cùng. Nói đúng theo tên gọi của họ đặt thì hôm nay là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! ( Dương thu Hương) Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn, đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm này là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với cuộc chiến của man rợ tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng Sản cầm đầu. Tính từ đó, cuộc chiến này đã kéo dài ròng rã suốt 40 năm qua, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di, tội ác!

2. 30-4-1975 Có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, định nghĩa một cách chuẩn xác trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả.. Nhưng nếu xét đến ý nghĩa của một cuộc giải phóng Dân Tộc ra khỏi sự thống trị của nô lệ của ngoại bang thì khẳng định là không phải. Trái lại, về ý nghĩa này, đó là ngày đảng Cộng sản đem đại hoạ, họa diệt vong đến cho Dân Tộc Việt Nam.

a. Bên được giải phóng.
Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền nam chịt cổ. Nay xem ra thoát nạn rồi? Cả hai cùng hoà nhập vào với dòng thác “ cách mạng” Việt cộng, là một tập đoàn quan trọng hơn, đông đảo hơn. Tập đoàn này bao gồm những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo và các cấp lãnh đạo CS, đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ vời những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã dù đang cuống cuống vì cuộc chiến vừa tàn mà phần thằng không thuộc về họ. Vào để thấy chính mình là người được giải phóng.

Như thế, từ Giải Phong được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ nhớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền nam trước mặt. Nhìn để thây, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền nam. Cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” và “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, mà thực ra đây chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẫn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về cuộc chiến này là “ ta đánh là đánh cho Trung cộng cho Liên sô và cho xã hội chủ nghĩa”, “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài bịp bợm “ giải phóng miền nam” được khua chiêng đánh trống, tập đoàn CS đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh bắc tử nam. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền xọt rác, bệnh hoạn” rằng: Cuộc sống của nhân dân miền nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều người phải lấy túi nylong mà quấn trên người để “ bác” không bị lòi ra ngoài”!

Nay hời ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh lịch lãm mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản tại miền bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hoàng. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến đều có chung một câu nói ấy. Trong số, có nhiều người đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, Trần xuân Ẩn, như Dương thu Hương, “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn ôi, “ Man di mọi rợ thắng Văn Minh”! Phải, “Man đi, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản. Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là: Bên kia, kể cả thành phần từng theo đóm ăn tàn, nấp bóng miền nam để hoạt động cho cộng sản, là những kẻ nhờ có ngày 30-4-1975 mà được giải phóng

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao và trợ giúp cho cái chiến thắng “ vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai dấu diếm che đậy, nay tất cả đều được giải phóng. Cái mặt nạ “ cách mạng” của CS đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ từ tụt xuống qua đầu gối!

• Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ chí Minh, “ cha già“ của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang không phải là Nguyễn ái Quốc như tôi đã viết trong” đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi”. Hồ Quang có thể không có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Việt Nam. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “ bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Mi Minh đã hãm hiếp ( hủ hoá) Nông thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổỉ. Đến khi Xuân có bầu, sinh con thì Minh lệnh cho Hoàn thủ tiêu và phi tang bằng vụ tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi!

• Rồi công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng”. được phơi bày ra ánh sáng.

• Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!.” đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS và để lại cho người đi sau “ Câu lạc bộ kháng chiến thành phố”. Trong đó thái độ nhận thức của ông đã được viết ra một cách rất đáng trân trọng ” Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật…. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ, còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng”. Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ phải kể đến một số người khác như tướng Trần Độ với “ Rồng Rắn”. Sau này là Vũ thư Hiên, (đêm giữa ban ngày). Trần Đĩnh, tác giả của Đèn Cù. Một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

b. Với bên bị giải phóng.

Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền nam, người dân miền bắc, những con người lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hoá, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, một chiều “ man di mọi rợ thắng Văn Minh”, thế gian bỗng nhiên ra khác. Tất cả đều bị giải phóng. Bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đầy toàn dân đi vào con đường phi nhân Vô gia đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng. Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp người man di mọi rợ đến từ rừng hoang. Để tránh tai họa, họ đành liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình cho gia đình mình và cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngày mai, khi đất nước không còn cộng sản, tôi tin chắc chắn rằng, chính con cháu của họ lại là những người hữu dụng, góp bàn tay, góp trí tuệ và tích cực đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, có Đạo nghĩa.

3. 30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hoả tiên 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn AK được cung cấp từ Nga Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo nữa. Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “ Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiến thắng ở khắp nơi trên đất bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng quá mà khóc! Nhưng với lòng dân thì khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Nước mắt tuôn ra là nước mắt của tuyệt vọng trong chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong nam ra giải phóng kiếp tăm tồi, nô lệ của họ. Nay lại vỡ òa, khóc trước cho một miền nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản.” Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người già, người trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền bắc, bỗng nhiên tràn ngập tất cả các chợ ở miền bắc?
– Gạo ở đâu ra thế?
– “Từ miền nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!”
Nghe thế, bà mẹ liệt sĩ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, một phân dành cho miền nam đói khổ” xắn váy lên chửi:
– “Tổ cha nhà chúng nó, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đĩnh cao chói lọi của hạnh phúc khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đổng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền nam từ nhiều năm trước, nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà ở miền nam, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào nam và đem về bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đổng, Đạp” có thể vào mộ sâu,, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, nếu đây là ngày “có triệu người vui” thì có hàng triệu triệu người buồn!

4. 30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Thật vậy, hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 là những cuộc chia ly, tan nát.” Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…” ( Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến chia ly? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt? Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của ngươi về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: – Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên… “(Đèn Cù 485) . Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, Sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

5. 30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị đánh chết tại Tổng nha Cảnh sát hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng (là đi theo): cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục” ( Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, bị Nguyễn minh Triết, chủ tích cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng một cách vô văn hóa, vô đạo đức: “ vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú Ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết quả, sau lời mời ấy là từng toán thiêu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm…. vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng… Ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa?

6. 30-4-19075. Có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô cho xã hội chủ nghĩa” và “ tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch” ( Lê Duẩn) Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Kế đến Việt cộng tạo nên một biển máu trong cuộc chiến tại miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam. Đã giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ. Nhưng thực tế đã cho thấy, lãnh thổ được coi là thống nhất, nhưng cũng có quá nhiều phần đất như Hoàng Sa, trường Sa, Nam Quan Bản Giốc Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng.

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, Trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam : “đảng cộng sản hãy đi chết đi” ( Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, người dân có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, nay có cả cán cộng nhập cuộc nữa, nhấp nhổm tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

7. 30-4-1975 Mãi mãi là Ngày Quốc Hận!

Với những điều tôi nêu ra ở trên, dù còn rất nhiều điều cần phải nói đến nữa, cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi Mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản Việt Nam. Kẻ bại trận chính là Dân Tộc, là Toàn Dân Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt hoàn toàn chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân. Sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ước biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Kế đến, tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô lệ vào năm 2020? Nếu điều này xảy ra thì tập đoàn này nên nhớ rằng. Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

8. Lời kết.

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Họ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dành nó cho tập đoàn đảng Cộng sản tại Việt Nam mà thôi. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã theo Đoàn văn Vươn dương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng..” Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình sau là “ cảnh tình đồng bào về đại họa cộng sản”. Tất cả đang bước vào cuộc chiến không khoan nhượng với đảng cộng sản.

Theo đó, còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Cuộc tranh đấu là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ: “Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan” là nhà nhà đoàn viên. Cả nước hân hoan trong ngày mừng Độc Lập và Thống Nhất Dân Tộc trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

Hỡi đồng bào ơi.
Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Nào ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng Bắc phương.
Cho ngàn ngàn sau dỏng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Bảo Giang

Diễn tiến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Dinh Độc Lập

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Vào ngày 30-4-1975, từ tờ mờ sáng tại các nơi chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa, một số đơn vị VNCH: Sư đoàn 5 Bộ binh, Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... Tại mặt trận vòng đai thành phố Sài Gòn, Quân nhân VNCH, vẫn còn nhiều người kiên cường ở lại, từ tướng lãnh đến sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ của nhiều đơn vị, giữ vững tay súng, can trường tử chiến với Cộng quân trong giờ phút bi hùng của lịch sử. Từ lúc bình minh, thiếu tướng Lâm Văn Phát là Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh, ông liền gọi điện thoại liên lạc với chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần là sĩ quan cao cấp nhất của Không quân lúc đó. Tướng Phát yêu cầu tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngã tư Bảy Hiền đến Hóc Môn.

Từ nửa đêm đến trưa ngày 30-4-1975, các cửa ngõ đi vào thủ đô Sài Gòn, Quân đội Quốc gia, những người lính: Nhảy Dù, Biệt cách Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân, Thiết giáp, Sư đoàn Bộ binh... đã can trường đánh trận cuối cùng rất quyết liệt trước giờ kết thúc bi hùng cuộc chiến. Quân đội VNCH đã gây cho Cộng quân thiệt hại nặng nề: 32 chiến xa và 30 quân xa bị bắn cháy. Cả 1,000 Cộng quân đã đền tội tại trận, khi đánh chiếm Sài Gòn.

Vòng đai bộ Tổng tham mưu, vào sáng ngày 30 tháng 4, Chiến đoàn Biệt cách Nhảy Dù phòng ngự. Chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù là thiếu tá Phạm Châu Tài, đã điều quân chận địch từ 8 giờ sáng. Biệt cách Nhảy Dù đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và đang xung trận cố đánh bật địch ra khỏi trận địa thì nghe tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào buổi trưa. Trong lúc Biệt cách Nhảy Dù đang hỗn chiến lại nghe thông báo Quân lực VNCH ngưng chiến, thiếu tá Tài tức tối xin liên lạc trực tiếp với tổng thống Minh. Tổng thống Minh nói: 

- Các em chuẩn bị bàn giao đi!

Thiếu tá Tài ngạc nhiên và sửng sốt: 

- Bàn giao là như thế nào thưa “Tổng thống”, như vậy có nghĩa là đầu hàng phải không?! 

- Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của họ đang tiến vào Dinh Độc Lập.

- Nếu xe tăng của Cộng quân tiến vào Dinh Độc Lập, Biệt cách Nhảy Dù chúng tôi sẽ đến cứu “Tổng thống”. “Tổng thống” phải chịu trách nhiệm trước 2000 cảm tử quân đang tử chiến để đánh bật Cộng quân đang tiến chiếm xung quanh vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. 

Tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh trả lời: 

- Tùy các anh em.

Hỡi ôi! Quân lực VNCH can trường là thế đấy nhưng miền Nam lại thiếu phương tiện để chiến đấu mà đành đoạn ngậm ngùi kết thúc cuộc chiến đầy bi hùng và tức tối?!

Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng Cộng quân mang số 390 do Vũ Đăng Toàn là chính trị viên đại đội, đã chỉ huy xe tăng húc sập cổng chính Dinh Độc Lập. 


Toàn kể rằng: “Tôi thấy anh Bùi Quang Thận là đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, trưởng xe tăng số 843, cầm cờ chạy vào Dinh để cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Khi chúng tôi vừa vào tầng 1 của Dinh đã gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh đang bàn bạc với tổng thống Dương Văn Minh. Lúc đấy, tôi thấy ông Hạnh mặc quân phục, đội mũ hơi lệch, đeo quân hàm chuẩn tướng. 

Anh Bùi Quang Thận xông vào Dinh Độc Lập thì anh lao đầu vào cửa kính, bị ngã bật ra phía sau, có lẽ do ở ngoài Bắc Việt không có loại kính trong suốt này. Sau đó, khi được Đại tá Chiêm của VNCH mời vào dinh, anh Thận cũng không dám leo lên thang máy. Anh Bùi Quang Thận nhìn thang máy giống như cái hòm biết chuyển động, anh lo ngại lỡ bước vào đấy nó nhốt mình luôn thì biết bao giờ mới ra được! Sau khi nghe ông Đại tá giải thích, anh Thận bắt ông Đại tá vào trước, anh vào sau!” 

Trời ơi! Kẻ ăn lông ở lỗ mà đi “giải phóng” nơi đã có đời sống văn minh?! Thật là: 

Buồn thay, man sợ đảo điên

“Lọc lừa giải phóng” ngửa nghiêng nước nhà

Khi toán Cộng quân vào trong Dinh Độc Lập, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa để chờ cấp chỉ huy của Việt cộng đến, còn Bùi Quang Thận thì cố tranh cắm “Cờ giải phóng” trước tiên trên nóc Dinh Độc Lập. 


Liền sau đấy, có một toán Cộng quân khác do viên sĩ quan Bắc Việt là trung tá Bùi Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, khi Tùng vào dinh Độc Lập, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh thấy viên sĩ quan Cộng quân đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Bắc Việt nên ông Minh tưởng Tùng là tướng lãnh cao cấp của Cộng quân, liền nói: “Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.” 

Viên sĩ quan Bắc Việt này lại dùng từ "mày tao", điệu bộ rất hách dịch: “Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và đứa bù nhìn. Mày có quyền gì để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây. Ngoài ra, tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ, tao cấm mày không được ngồi xuống!” 

Nhóm Bùi Tùng loay hoay soạn thảo bản văn để buộc ông Minh đọc kêu gọi Quân đội VNCH đầu hàng. Liền sau đấy, trung đoàn phó trung đoàn 66 Cộng sản Bắc Việt là đại úy Phạm Xuân Thệ và một số sĩ quan Cộng quân lao chiếc xe Jeep thẳng vào sân Dinh Dộc Lập. Thệ và một số cán bộ, Bộ đội áp giải ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep đến Đài phát thanh Sài Gòn. Ông Dương Văn Minh bị buộc phải đọc bản văn do Việt cộng đã viết sẵn: 

“Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.” 

Riêng cựu Tổng thống VNCH Trần Văn Hương không đành đoạn bỏ nước ra đi! Trong ngày 29 tháng 4 năm 1975, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người Việt tỵ nạn, Đại sứ Martin đã đến gặp cụ Trần Văn Hương là cựu Tổng Thống VNCH, tại Phủ Phó Tổng thống lần chót, cùng đến đấy còn có một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, Đại sứ Martin nói: “Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm, nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng thống rời khỏi nước Việt Nam. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm đời sống của Ngài xứng đáng với cương vị một cựu Tổng thống cho đến ngày Ngài qua đời.” Cụ Hương điềm tĩnh, từ tốn và thẳng thắn: “Thưa Ngài Đại Sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Cuộc diện ra nông nỗi này, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát là ở lại nước tôi. Tôi cũng biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhằn sẽ trút lên đầu dân chúng miền Nam Việt Nam. Tôi là người đã từng lãnh đạo đồng bào tôi, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào về nỗi đau thương tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.”

Khi nghe câu: “Les États Unis o­nt aussi leur part de responsibilités” (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), Đại Sứ Martin giựt mình nhìn trân trân Cụ Hương.

Đến ngày 8-3-2015, Đài RFA đã phổ biến bài viết: “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu” nếu ai copy tên của bài viết này rồi click vào Google sẽ xem và nghe đầy đủ. Bài viết này của nhà báo Bắc Việt là Trần Quang Thành từng có mặt với Trần Văn Trà và Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập ngày 1 tháng 5 năm 1975. Trong bài viết này, ông Thành viết: “...Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: Miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh vệ quốc như họ từng tuyên truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội.” 

Thật vậy, ý kiến của Trần Quang Thành đúng như lời tuyên bố của tổng bí thư Lê Duẩn: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên xô và Trung quốc!” 


Hồi Ký 30-4-75: Tháng Ngày Tao Loạn

" style="outline: none; line-height: 1.5; appearance: none; background-clip: padding-box; box-sizing: border-box; margin: 10px 0px 0px; text-overflow: ellipsis; min-height: 44px;">
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ gần 3 tháng trước hiện đã có gần 20,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư. Bài mới của ông là một hồi ký sống động và xúc động về những ngày cuối của cuộc chiến.

Không một ai ở Miền Nam Việt Nam có thể quên được những cay đắng, uất hận nghẹn ngào, nhục lụy, chết chóc tang thương khi quân dân VNCH bị đồng minh bỏ rơi, đẩy vào cảnh sụp đổ.

Sau cuộc di tản chiến thuật Tây Nguyên trong tháng B, 1975, thảm hoạ lan rộng khắp Miền Trung thuộc các quân khu 1, 2 rồi đến quân khu 3. Trong cương vị nhỏ nhoi của một quân y sĩ Nhảy Dù theo sát bên cạnh đơn vị Dù tác chiến, cá nhân tôi đã sống trọn vẹn với đồng đội cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Ngày 30 Tháng 4,1975.

Trong một ngày vào tháng Hai 1975 khi Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù (viết tắt TĐ1 ND) với Thiếu Tá Ngô Tùng Châu làm TĐ Trưởng đang dưỡng quân tại đèo Phước Tượng nằm trên Quốc Lộ 1 giữa Huế và Đà Nẳng, sau chiến trận ở Thường Đức/ Đại Lộc, Y Sĩ Thiếu Tá Nhẩy Dù Trinh đích thân đưa BS Bùi Cao Đẳng, người bạn thân đồng môn đồng khóa của tôi, đến Bộ Chỉ Huy tiểu đoàn thay tôi làm Y Sĩ Trưởng TĐ 1 ND.

Ngay sau khi bàn giao, tôi được chở thẳng đến phi trường Đà Nẳng để trong cùng ngày, trước Tết 1975, vào Saigon lãnh một nhiệm vụ mới, Y Sĩ trưởng Tiểu Đoàn 15 ND. Các Tiểu Đoàn tân lập 12, 14, 15 ND cùng với Đại Đội 4 ND Trinh Sát và Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh ND là thành phần chủ lực cho Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh Ngọc, vừa được thành lập vào đầu năm 1975.

Trên chuyến bay về Saigon, lòng tôi có nhiều xúc động mâu thuẫn. Dù tôi chỉ phục vụ TĐ1 ND trong 6 tháng kể từ ngày trình diện làm Y Sĩ trưởng TĐ 1 vào cuối tháng 7, 1974, đúng vào lúc TĐ1 ND nhảy vào trận chiến ở Đại Lộc/ Thường Đức, tôi đã có quá nhiều kỷ niệm với đơn vị tác chiến lừng danh hàng đầu của Sư Đoàn ND.

Trong ngày đầu tiên ở mặt trận, tôi được đích thân người con trai của Cô ruột tôi là Đại Úy Trần Văn Thể, đại đội trưởng xuất sắc của ĐĐ 11, chỉ bày những căn bản thực tế ở trận địa như định hướng của ta và địch, phân biệt pháo ta hay pháo địch, đào hố cá nhân nơi bất cứ dừng quân nào, đi trên dấu giày của người đi trước để tránh đạp phải mìn, luôn đội nón sắt và mang áo giáp, ngay cả khi sử dụng hố tiêu… Làm sao kể cho xiết những ngày dài lội bộ trong rừng sâu, trên những sườn đồi trơn trợt, lầm lũi quanh co theo chân các binh sĩ, chia nhau từng điếu thuốc, từng ngụm cà phê pha chung với đế, chuyền nhau từng ca cơm dưới những cơn mưa tưởng không bao giờ dứt.

Làm sao quên được những tiếng la hét, ra lệnh trong điện đài giữa cấp chỉ huy Tiểu Đoàn, Đại Đội và Trung Đội trong bước tiến xung phong đánh chiếm mục tiêu, giữ vững vị trí hay buộc rời bỏ vị trí dước áp lực của địch để rồi lại phản công, cận chiến và tái chiếm lại mục tiêu tại từng ngọn đồi, trước nhỏ nhưng về sau càng lớn càng cao. Tại từng ven rừng hay trong rừng rậm, tại từng con suối, bờ dốc. Trong đêm khuya, hay giữa trưa. Vào sáng sớm hay cuối ngày. Trong mưa, trong nắng hoặc trong sương mù. Vì làm gì có giới hạn thời gian trong trận chiến. Vì làm gì có thời tiết thuận lợi khi xung phong. Và làm gì có được sự công bằng khi địch nằm sẵn trong các công sự trên đồi chờ ta đánh vào. Nhưng ta phải đánh để dành lại từng tất đất, từng ngọn đồi, để đánh đuổi kẻ xâm lược và bảo vệ miền đất tự do.

Qua nhiều ngày với TĐ1 ND, tôi có dần kinh nghiệm để phân biệt được tiếng pháo của ta hay địch, khi nằm dưới hố cá nhân hoặc trong hầm với bộ chỉ huy, ngày ngày 3 cữ sáng trưa chiều, nhìn lên thấy từng làn chớp sáng của đạn địch chụp trên các ngọn cây lớn kèm theo tiếng nổ đinh tai với ngàn mảnh đạn và cành lá văng tứ phía . Đã bao lần tôi cảm thấy bất lực trước những vết thương quá nặng của thương binh đang chết dần khi chờ đợi tản thương, bèn đành đốt điếu thuốc lá đưa vào môi cho từng người để rồi đoán chừng cái chết đến khi khói điếu thuốc thôi bay. Và cũng bao lần tôi đã cúi đầu khóc thầm khi thấy những xác chết, cả quan lẫn quân, được gói chặt trong poncho nằm từng hàng dài hai bên bãi đáp chờ được bốc đi.

Nhớ và nhớ hình ảnh uy nghiêm đầy khí phách của các sĩ quan và bao khuôn mặt non trẻ nhưng dạn dày phong sương của các binh sĩ tuy đầy kinh nghiệm chiến trường, nhưng họ vẫn giữ một tâm hồn đơn sơ thật hồn nhiên mà tôi biết được qua những lần trò chuyện, những tâm sự trong đêm dài hay qua những dừng quân ngắn trong khi cùng nhau vui đùa. Với họ, tôi đã yêu những bản nhạc lính mà trước đây tôi từng chê là sến. Với họ, tôi đã tìm thấy tình đồng đội qua thử thách trong máu lửa. Với họ, bổn phận và trách nhiệm luôn được gắn liền với 4 chữ “Nhảy Dù Cố Gắng”. Và với họ, tôi quên hẳn cái chết đằng sau và nguy hiểm chờ đợi phía trước.

Sau chiến thắng ở Đồi 1062 tại Thường Đức, Thiếu tá Nguyễn Văn Phú, Tiểu Đoàn Phó của TĐ1 ND, được đề cử làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 15 ND tân lập và trước khi rời vùng, TTá Phú đặc biệt xin cho tôi được đi theo với Tiểu Đoàn tân lập của ông. TTá Phú và tôi đã có những giao hữu tốt đẹp trong thời gian ông trực tiếp chỉ huy cánh phó với 2 ĐĐ đánh thẳng vào trận chiến. Tôi có gởi rượu và thuốc lá đến cho TTá Phú ở mặt trận, đúng lúc phe ta cần chút chất nóng để đánh đấm cũng như để ăn mừng chiến thắng. Thêm vào đó, tôi còn có cơ duyên giúp cho TTá Phú về thăm vợ ở Saigon đúng lúc, vì nhờ lần thăm này mà vợ ông mới có thai lần đầu kể từ khi lấy chồng vào cuối năm 1968.

Nếu được thuyên chuyển về Saigon, tôi chắc mọi quân nhân của binh chủng ND đều vui mừng vì không những đây là hậu cứ của Sư Đoàn ND, xa hẳn nguy hiểm của chiến trường, mà còn là thủ đô, là nơi phồn hoa đô hội với nhiều chốn ăn chơi. Riêng với tôi, không những tôi được về gần nhà mình ở trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa với Măng của tôi, mà đây còn là một cơ hội quý báu để tôi có dịp gặp lại người tôi yêu và theo đuổi qua suốt 9 năm, kể từ thời Dự Bị Y Khoa, sau nhiều năm cách trở. Cuộc thử thách riêng tư này coi vậy cũng không ít gay go, so với cuộc chiến tôi vừa trải qua ở mặt trận.

Tôi đến trình diện TTá Phú tại bộ chỉ huy TĐ 15 ND ở Trại Cây Mai trong Chợ Lớn và bắt tay ngay vào nhiệm vụ của mình trong khi TĐ đang chỉnh đốn quân số, quân trang, huấn luyện…Tôi làm quen với các sĩ quan tác chiến của bộ chỉ huy TĐ như vị TĐ Phó, sĩ quan trưởng Ban 3 cùng các sĩ quan ĐĐ Trưởng, cũng như làm quen với các y tá thuộc cấp trong Trung Đội Quân Y của tôi và thiết lập danh sách tiếp liệu y dược.

Vì Lữ Đoàn 4 ND có nhiệm vụ bảo vệ Thủ Đô, nên vấn đề tiếp liệu quân trang, quân nhu cho TĐ tác chiến nói chung và tiếp liệu y dược của tôi nói riêng, có phần nào được ưu tiên. Trong trại quân, tôi đã có những buổi dạy về cấp cứu căn bản ở chiến trường như cầm máu, băng bó…, về y khoa phòng ngừa cho bệnh sốt rét, bệnh tiêu chảy, bệnh hoa liễu cho riêng các y tá của tôi và cho toàn thể binh sỉ của tiểu đoàn.

Tuy TĐ được lệnh cắm trại và ứng chiến 100%, TTá Phú thường làm ngơ cho tôi vài ba giờ những khi tôi ghé về nhà thăm Măng của tôi, cũng như thông cảm cho tôi khi tôi rời trại vào buổi chiều, nhảy lên xe ôm đến thẳng nhà người con gái tôi yêu, nhất là sau khi nghe tôi kể về cuộc tình 9 năm trời lận đận dang dở và ước muốn hàn gắn nối lại mối tình đầu đời của tôi. Người tôi yêu đang học năm cuối của khoa Chính Trị Kinh Doanh tại Viện Đại Học Đà Lạt.

Với các bạn cùng khóa 16 Trưng Tập Quân Y tình nguyện vào Nhảy Dù. Hình We Were o­nce Soldiers QYND1974, từ trái qua phải: Các Y Sĩ Trung Uý Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Văn Thắng, Bùi Cao Đẳng, Vĩnh Chánh, Nguyễn Thành Liêm, Y Sĩ Thiếu Tá Trần Quý Nhiếp, TĐ Phó TĐ Quân Y Nhảy Dù, Lê Quang Tiến, Nguyễn Tấn Cương, Dược Sĩ Khánh.
Vào chiều Mồng Một Tết, hiên ngang trong bộ đồ hoa dù và chững chạc trong phong cách, hạnh phúc dồn dập đến với tôi khi tôi gặp lại nàng tại nhà, sau hơn 3 năm xa cách. Sau đó tôi tiếp tục ráo riết chinh phục nàng qua những lá thư đậm đà tình thương nhớ viết từ trại quân hay trong khi đi hành quân, hoặc qua những dịp thăm viếng nhà nàng, trổ tài miệng lưỡi chiếm được cảm tình của gia đình họ hàng. Mối tình của tôi từ từ chuyển hướng thuận lợi. Trong bối cảnh chao đảo của chiến sự, càng ngày chúng tôi càng cảm thấy gần gũi sâu đậm hơn.

Đó cũng là thời gian TĐ15 ND bắt đầu trực tiếp tham dự những cuộc hành quân ở vòng đai Biệt Khu Thủ Đô, truy lùng các toán du kích Việt Cộng nổi lên đây đó hậu thuẫn cho cuộc tiến công của quân CS. Bấy giờ toàn bộ Miền Trung đã mất vào tay Cộng Quân. Cùng chung một số phận với các đại đơn vị khác của những quân khu và của Lực Lượng Tổng Trừ Bị như các Lữ Đoàn của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 3 ND, rồi LĐ 2 ND lần lượt chịu những thiệt hại lớn tại Khánh Dương, rồi Phan Rang. Những chiến thắng thường có của bao năm trước nay dần được thay thế bởi những tin thất trận, những rã ngủ không chờ đợi, những triệt thoái vô nguyên lý, những thành phố bỏ ngỏ, hay những trận đánh bất cân xứng, những vùng vẫy tuyệt vọng kéo theo bao hy sinh đau thương trong giờ thứ 25 bất chấp lệnh trên, những mất mát sinh mạng quá lớn của cả quân và dân.

Ở Saigon, tình hình chính trị lẫn quân sự càng lúc càng đen tối dần. Saigon với giới nghiêm sau 12 giơ đêm. Saigon với hàng trăm ngàn quân dân cán chính từ bao tỉnh đàng ngoài, trắng tay chạy lấy mạng liên tục đổ về thành phố để lánh nạn, mang theo bao câu chuyện thương tâm trên các con đường di tản. Dòng đời chao đảo, đầy gian khó. Người đời hoang mang vì mất lòng tin ở chính quyền. Có tin nhiều nhân vật tên tuổi bắt đầu rời nước trong khi một số khác bàn đến chuyện phải ra đi dù chưa biết đi đâu. Đâu đâu cũng lo tích trử thức ăn chuẩn bị cho một cuộc tử thủ với viễn ảnh thành phố sẽ tắm trong máu lửa. Ngoài đường người đông hẵn, ai nấy bước đi vội vả, ánh mắt âu buồn trầm tư. Trong nhà các gia đình ngồi triền miên trước đài truyền hình hay lắng nghe tin tức từ BBC và VOA, bàn chuyện to nhỏ.

Sau trận đánh vào đơn vị du kích lớn ở giữa Tây Ninh và Saigon, TĐ15 được lệnh về đóng quân tạm ở vùng Hóc Môn Bà Điểm. Khi TTá Phú và tôi đi tìm gặp nói chuyện với vị Giám Đốc của hãng dệt Công Thành để ngỏ lời cho TĐ15 ND đóng bộ chỉ huy tại hảng dệt, một ngạc nhiên đầy thú vị xẩy ra khi ông Giám Đốc buột miệng hỏi tôi “có phải đây là anh Chánh, con rể ông Thạch không?” Tôi ngất ngây trả lời “dạ đúng” cùng lúc nhận ra Chú Ngưng, chồng của Dì ruột nàng ở Thủ Đức mà tôi có dịp gặp trước đây.

Ngày hôm sau, trong sự bất ngờ vui sướng của tôi, Chú Ngưng chở nàng với người em gái đến thăm tôi ngay tại bộ chỉ huy TĐ. Khi ngồi ăn trưa với bữa cơm dã chiến, nàng có vẻ “thấm” cái đời sống phong trần lính chiến của tôi, và đã e thẹn cười khi TTá Phú nói chọc “Bác Sĩ nhỏ con, người yêu BS còn nhỏ con hơn, chắc hai người sẽ đẻ ra những thằn lằn con nhỏ chút xíu!”

Khoảng gần một tuần sau, trong đêm 23 tháng 4, TĐ15 ND được điều động đến bố trí ở cầu Bình Triệu, trên trục xa lộ Đại Hàn. Đó cũng là thời gian thị xã Xuân Lộc vừa mất. Một trận chiến kinh hồn đã diễn ra suốt 13 ngày đêm tại đây. Quân đoàn 4 của CS Bắc Việt gồm các sư đoàn 5, 6, 7 và 34 với hàng trăm chiến xa đại bác dồn toàn lực tấn công. Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Lê Minh Đảo, với sự hỗ trợ của LĐ 1 ND, Liên Đoàn 82 Biệt Kích Dù và Không quân lần đầu sử dụng những quả bom lớn 5 tấn Daisy Cutter, đã chận đứng bước tiến của chúng, gây thiệt hại rất nặng nề cho quân địch (*). Dù trễ, trận đánh đã gây một tiếng vang lớn xa gần và khiến những chiến sĩ quanh tôi và chính tôi lên tinh thần và tìm lại được khí thế hào hùng.

Như những quân nhân bảo vệ Xuân Lộc bị dồn vào chân tường nên đã quyết tâm anh dũng chiến đấu, chúng tôi vẫn đang còn đây, cho đến giờ phút này, sẵn sàng chờ đến lượt mình vào trận cuối cùng. Và cứ thế, TĐ15 ND bám chốt với lệnh cố thủ bảo vệ cây cầu cho đến phút cuối, hay người lính cuối cùng.

Trong những ngày kế tiếp, từ sáng sớm cho đến chiều tối, tôi chứng kiến hàng trăm hàng ngàn xe đủ loại, từ xe đạp cho đến các xe Honda, Lambretta… xe quân đội lớn nhỏ, xe chở hàng cồng kềnh đầy người và đồ vật, lính tráng thuộc đủ binh chủng và thường dân, lũ lượt kéo nhau chạy trong hỗn độn từ hướng Biên Hòa về Saigon, ngang qua cầu Bình Triệu. Có lúc tôi tự hỏi làm sao biết được trong đám người chạy loạn này, ai là bọn VC cố ý len lỏi theo đám đông vào nội thành để hoạt động nội tuyến!?

TĐ15 ND bung quân làm nhiều nút chặn ở cả phía bên này và bên kia cây cầu. Tôi nhận thấy TĐ có bố trí 2 xe jeeps có mang đại bác 106 ly chống chiến xa và 2 xe jeeps khác với trang bị hỏa tiễn Tow. Đa số binh sĩ đều có mang trên lưng loại rocket M 72 chống tăng, trong vị trí sẵn sàng chống trả cản bước tiến của quân thù. Trong tư thế Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn, tôi cố chuẩn bị trong khả năng của mình để cấp cứu và tản thương theo hàng dọc.

Đêm 28 tháng 4, địch pháo kích dữ dội vào trại Hoàng Hoa Thám và căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Tiếng nổ và những cột lửa bùng cháy trong đêm làm tôi thao thức tới gần sáng. Lệnh trên vẫn muốn TĐ án binh bất động trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Bộ chỉ huy TĐ cấp tốc dời qua phía bên này cầu.

Sáng ngày 29, tôi nhìn thấy nhiều trực thăng của Mỹ bay trên trời, kể luôn cả cặp phi cơ phản lực bay vòng vòng như thể hộ tống. Xung quanh tôi ai cũng mường tượng có một chuyện gì đang xẩy ra ở Saigon, nhưng chẳng một ai biết đích thực. Không lẽ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhảy vào lại cuộc chiến? Nếu được như vậy, ít ra ta cũng còn cơ hội củng cố lại, tình hình rồi sẽ tốt đẹp hơn…Tôi ngây thơ mơ tưởng hay tự dối lòng?!

Gần trưa, tôi bước đến nhà thờ Đức Mẹ Fatima ở bên kia cầu Bình Triệu. Nhà thờ mở cửa nhưng không một bóng người. Một mình, tôi quỳ đọc kinh và kính cẩn cầu nguyện, xin Chúa ban ơn phước cho đơn vị Nhảy Dù của tôi, cho gia đình Măng tôi và gia đình nàng được bình an và nàng đừng rời nước để chúng tôi còn gặp lại nhau. Khi định rời nhà thờ, tôi bỗng nhìn thấychiếc máy điện thoại nằm trong góc và nẩy ra ý liên lạc với nàng dù biết nhà nàng không có điện thoại. May mắn thay, từ cuốn niên giám cũ bên cạnh điện thoại, tôi tìm ra số điện thoại của Cụ Mai Văn An, một Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện ở cùng cao ốc với nhà nàng. Sau khi Cụ An cho biết là gia đình nàng còn nguyên vẹn đây, tôi cám ơn Cụ và nhờ Cụ nhắn lại với ba của nàng là tôi, tự nhận là con rể, bình yên và đang đóng quân ở cầu Bình Triệu. Rời khuôn viên nhà thờ, lòng tôi cảm thấy thanh thản, phó mặc mọi sự trong tay Chúa an bài.

Đêm 29 Cộng Quân lại pháo kích dữ dội vào Tân Sơn Nhất và trại Hoàng Hoa Thám của Sư Đoàn Nhẩy Dù. Tín hiệu vô tuyến của Trung Tá Lê Minh Ngọc, Lữ Đoàn Trưởng LĐ 4 ND hoàn toàn im lặng. Sau đó liên lạc vô tuyến giữa TD15 ND với bộ Tư Lệnh SĐ ND cũng bị gián đoạn. Tuy nhiên 3 Tiểu Đoàn 12, 14 và 15 ND và Lữ Đoàn Phó vẫn còn giữ liên lạc với nhau.
Nàng đến thăm tôi ngay tại bộ chỉ huy Tiểu Đoàn.
Trong cùng đêm, TĐ15 ND có đụng nhẹ với các toán đặc công VC ở phía bên cầu. Lại một đêm chập chờn, không ngủ, bên cạnh những ly cà phê đậm đặc và thuốc lá đốt không ngừng! Mọi người ngồi bất động, tư lự xung quanh các máy vô tuyến kêu rè rè, thỉnh thoảng mới có một vài báo cáo từ các đại đội. Không một ai muốn lên tiếng. Người nào trong đầu cũng đầy những câu hỏi mà chẳng ai có thể trả lời.

Qua sáng ngày Thứ Tư, 30 tháng Tư, 1975, tại bộ chỉ huy TĐ15 ND, tôi đón nhận 4 người thương binh của TĐ. Trong số đó có một thương binh nặng cần phải tản thương gấp vì trúng đạn vào bụng. Sau khi tôi chuyền nước biển và viết tờ tản thương, Ban 3 TĐ cho biết không thể tản thương vì không liên lạc được với bất cứ đơn vị quân y nào như BV Đỗ Vinh, Tổng Y Viện Cọng Hòa. Tôi suy nghĩ đôi chút và trình bày với TTá Phú ý định tôi sẽ chuyễn thương binh này đến BV dân sự Nguyễn Văn Học.

Trong khi chúng tôi đứng cách xa người thương binh để bàn tính chuyện tản thương, anh ta bỗng kêu lên “Xin đừng chuyển tôi đi đâu cả. Để cho tôi chết ở đây…” và trong tích tắc, anh lấy ngay khẩu súng M16 nằm dọc cạnh anh trên chiếc băng ca, lên cò cái rẹt, quay mũi súng vào ngay dưới cằm. Nhiều tiếng la cản lên nhưng không kịp. Một tiếng nổ chát tai khiến mọi người bất động, rồi tất cả đổ xô chạy chạy lại vây quanh băng ca, nhưng chỉ còn kịp để thấy anh đang ngáp cá, người run nhẹ, vết thương mở rộng ở mặt và đầu, máu văng tung tóe. Tôi cầm chặt bàn tay anh, người y tá lấy tay vuốt mắt anh. Cơ thể anh từ từ dãn ra, đi vào cõi chết.

Những người có mặt giữ im lặng trong bầu không khí đau thương. Chỉ trong một khoảnh khắc, chúng tôi chứng kiến người lính trẻ đã làm một quyết định nhanh chóng và dứt khoát, cho thấy khí thế anh hùng bất khuất của một chiến sĩ. Một cái chết hiên ngang khi cuộc chiến đang dần tàn. Anh đạt ước nguyện chết trong danh dự với sự hiện diện của đồng đội chung quanh. Toàn thể bộ chỉ huy cùng đứng nghiêm, cố ngăn dòng lệ rơi, đồng đưa tay chào vĩnh biệt người lính.

Trong khi sự tự vận bất ngờ của người thương binh đang gây xốn xang đau lòng cho bộ chỉ huy tiểu đoàn, từ radio chúng tôi nghe bản tuyên bố đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh được lập lại nhiều lần. Sau một thời gian dài trên vô tuyến, TTá Phú quay về phía tôi và không một lời giải thích, bảo tôi đi theo với ông. Tôi ngồi sau lưng TTá Phú trên cùng một chiếc xe jeep, bên cạnh người lính truyền tin và 2 cận vệ. Người sĩ quan Ban 3 đi xe thứ hai với một toán lính khác. TĐ Phó ở lại bộ chỉ huy TĐ.

Tôi chẳng biết đoàn xe đang chạy về đâu, cho đến khi xe ngừng trong sân toà Tỉnh Trưởng Gia Định. Nhìn xung quanh, tôi thấy cả trăm người dân chạy hỗn độn trong sân, tranh dành vác những bao gạo từ trong toà tỉnh đi ra. TTá Phú đến bên tôi nói nhẹ “Bác sĩ đi đi!”, rồi ông quay lưng lại tiến vào phía bên trong tòa tỉnh với toán binh sĩ của ông. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy TTá Phú tại Việt Nam. Và đó cũng là lần cuối tôi rời vĩnh viễn Tiểu đoàn 15 Nhẩy Dù. Tôi cúi đầu, trong nghẹn ngào. Sững sờ, trong đê hèn. Bàng hoàng, trong đau đớn. Muốn gào thét nhưng miệng khô đắng. Muốn khóc nhưng mắt khô vì tủi nhục. Còn cái chết?! Tôi chưa một lần nghỉ đến.

Đang đứng ngơ ngác không biết phải làm gì thì một người đàn ông bước ngang bên cạnh tôi nói liền “ông cổi bỏ súng xuống và thay đồ nhanh lên”. Như cái máy, tôi vội chạy đến gần gốc cây lớn, định cổi bỏ tất cả. Nhưng sực nhớ lại, tôi chẳng có bộ áo quần dân sự nào trong ba lô. Vừa lúc ấy, có một thanh niên chạy ngang tôi với bao gạo trên vai. Tôi chận anh ta lại và xin bộ áo quân đang mặc trên người, cùng lúc tôi lục ví đưa tờ 500 đồng cho anh. Không một chút do dự anh ta thả bao gạo xuống đất, rồi vừa nhìn tôi như thông cảm anh ta cởi áo quần đưa cho tôi, cho luôn cả đôi dép nhật nữa…

Tôi cổi áo giáp, dây ba chạc có súng, bi đông nước, nón sắt, rồi nhanh chóng cổi đôi giày lính và bộ quân phục, gom lại để vào dưới gốc cây. Rồi tôi mặc cái áo màu xanh da trời nhớp nhúa và xỏ cái quần đậm màu, đi nhanh ra phía đường lớn đón chiếc xe ôm, bảo chở về đường Cao Thắng ở Saigon. Nhà nàng.

Xe ôm chở tôi đi qua nhiều đoạn đường vắng, mọi nhà đóng cửa. Đây đó là những đống áo quần trận, nón sắt, áo giáp và súng đạn rải rác bên vệ đường. Có những đoạn đường người đi lại khá đông hay tụ tập hai bên đường, và có những chiếc xe chở đầy người với mặt mày sắt máu, hô to khẩu hiệu và phất cờ MTGPMN… Cũng những con đường ấy tôi thường chạy qua lại, mà sao bây giờ bỗng trở thành xa lạ, mờ ảo như trong một cõi âm. Những âm thanh la hét, còi xe, lùng bùng trong tai tôi. Mắt tôi thấy mọi hình ảnh bên ngoài, nhưng chẳng thấu hiểu; lòng tôi như tê dại, chẳng thể suy nghĩ gì. Nhớ đến người thương binh tự vận chết sáng hôm nay, tôi ngước nhìn lên trời. Một màu tang tóc đang chụp xuống thành phố thân yêu.

Xe vào đường Cao Thắng. Nàng là người đầu tiên từ trên balcon nhìn thấy tôi bước xuống xe ôm. Nàng và các em chạy nhanh xuống mở cổng đón tôi vào. Khi đến thang lầu, tôi phải vịn vào vai nàng để bước lên từng bước. Thể tôi rã rời và tinh thần khủng hoảng, tôi thật chẳng hiểu vì sao mình lại về được đến nhà an toàn.

Hầu như mọi người đều thông cảm và tôn trọng sự yên lặng của ba nàng và của tôi. Chiều đến, tôi đạp xe về nhà Măng tôi ở cư xá Sĩ Quan Chí Hòa cho bà cụ yên tâm, rồi tôi chở Măng tôi đến nhà nàng xin ba mẹ nàng cho phép tôi ở tạm nơi đây, vì cư xá Sỹ Quan Chí Hoà quá nguy hiểm.

Tối ngày 30 tháng 4, chúng tôi ngồi ở balcon nói chuyện với nhau thật khuya. Trước đây, trong một lá thư gởi cho nàng, tôi có viết “anh xin làm bóng mát trên con đường em đi”. Giờ đây, với sự đổi đời, tương lai tôi mù mịt, viễn ảnh những năm tháng sắp tới là chuổi ngày đen tối, đọa đày và tôi e ngại tôi chẳng còn khả năng làm bóng mát cho em. Nàng ngồi nghe tôi nói nhiều hơn trả lời. Vì có lẽ câu trả lời đã được quyết định tự lúc nào.

Em yêu dấu, tôi viết bài này mến tặng Em, người đã can cường cứu vớt đời tôi khi quyết định thành vợ thành chồng với tôi trong một đám cưới quá đơn giản tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Chỉ 3 ngày sau khi mất nước, lễ cưới được Cha Laroche của Dồng Chúa Cứu Thế chủ hôn. Với chúng tôi, đây là “đám cươi chạy tang khi mất nước”, diễn ra trong đạm bạc, cô dâu không áo cưới. Hình ảnh kỷ niệm chỉ có hai tấm hình đen trắng. Sau đó với tôi là mấy năm đi tù cải tạo, rồi đi tù vượt biên, em đã cùng tôi vượt qua bao thử thách, cho đến khi chúng ta đến bến bờ tự do.
Ba ngày sau 30 Tháng Tư 75: lễ cưới được Cha Laroche của Dồng Chúa Cứu Thế chủ hôn. Với chúng tôi, đây là “đám cươi chạy tang khi mất nước”, diễn ra trong đạm bạc, cô dâu không áo cưới.
Tôi cũng viết bài này để tưởng nhớ đến người bạn thân, BS Bùi Cao Đẳng, Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 1 ND, bạn đồng môn đồng khóa và đồng binh chủng Quân Y ND với tôi, người được sinh ra vào ngày 30 tháng 4, năm 1946, cùng tan hàng rã ngũ như tôi vào ngày 30 tháng 4, năm 1975 và đã vĩnh viển ra đi cũng vào ngày 30 tháng 4 năm 2012 tại MD, USA.

Thân tặng các chiến hữu của Tiểu Đoàn 1 ND và của Tiểu Đoàn 15 ND, đã chết trong bão tố khói lửa hay còn sống thầm lặng, hiện đang tự do ở hải ngoại hay ê chề ở trong nhà tù lớn tại Việt Nam, với những kỷ niệm chinh chiến không thể quên.

“Cho tôi xin lại ngọn đồi, ở nơi tôi dừng quân cũ
Cho tôi xin lại bờ rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
Cho tôi xin một lần chào, chào bao nhiêu người đã khuất
Xin cho tôi được nằm gần, bên ngàn chiến hữu của tôi”

Viết trong tháng Tư, 2013, tại California.

Vĩnh Chánh

(*)Tài liệu tham khảo cho bài viết:
1. Chiến Sử Sư Đoàn Nhảy Dù
2. Battle of Xuan Loc, by Phillip B. Davision
3. Fighting is an art, by George J. Weight
4. Fighting to the end, by Brigadier General Trần Q. Khôi
5. vietnamwar.net
6. sudoan18bobinh.com
Vĩnh Chánh

Giờ phút cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn diễn ra như thế nào?

  
 Xuân Hòa
Ngày 29/9/2001, Nguyễn Văn Thiệu, nguyên tổng thống của chính quyền Sài Gòn đã qua đời tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess, thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, hưởng thọ 78 tuổi.

Trong suốt 26 năm, những chi tiết về giờ phút cuối cùng của ông ta ở Sài Gòn được giữ kín. Phải mãi tới những năm cuối thập niên trước, nó mới được tiết lộ qua lời kể của một số sĩ quan quân đội Sài Gòn, những người đã cùng Nguyễn Văn Thiệu rời bỏ "dinh Độc Lập", rồi ra sân bay Tân Sơn Nhất, đi Đài Loan…

Giờ phút cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

Nguyễn Văn Thiệu trước thời điểm rời Sài Gòn sang Đài Loan.

7h30' tối ngày 25/4/1975, trong phòng ngủ, Nguyễn Văn Thiệu thay bộ quần áo vest bằng bộ đồ 4 túi, rồi bước sang căn phòng nhỏ bên cạnh, nghiêng đầu qua khung cửa sổ nhìn xuống khoảng sân trước "dinh Độc Lập". Ngay trước bậc thềm dẫn lên "dinh", đã đỗ sẵn một chiếc xe hơi hiệu Mercedes màu xanh đậm mà tài xế là đại tá Nhan Văn Thiệt. Vài giây sau đó, Thiệu quay vào, mở hộc tủ lấy ra khẩu súng ngắn hiệu Browning, lên đạn, cài khóa an toàn rồi đút vào túi áo.

Thiệu xuống tầng trệt bằng thang máy, đi một mình - trái hẳn với lệ thường là luôn luôn có hai sĩ quan cận vệ. Cánh cửa thang máy vừa mở, ông ta khẽ gật đầu với đại tá Trần Thanh Điền, đã đứng chờ sẵn. Lúc bước xuống bậc tam cấp, Thiệu thoáng giật mình vì sự xuất hiện bất ngờ của hai người lính - một tên Trần Văn Sanh và một là Nguyễn Văn Khính. Thật ra, hai người lính này chỉ là binh sĩ trực thuộc đơn vị bảo vệ Phủ tổng thống, và họ đến để đổi gác nhưng ám ảnh về cái chết của hai anh em Diệm, Nhu khiến ông ta lúc nào cũng phải đề phòng, nhất là trong thời khắc nước sôi, lửa bỏng bởi lẽ suốt những năm cầm quyền, ít nhất đã có 5 âm mưu ám sát ông ta...

Thiệu cùng đại tá Điền nhanh chóng chui vào ghế sau trong xe, Điền ngồi bên phải - là chỗ Thiệu thường ngồi, còn Thiệu ngồi ngay sau lưng tài xế là Nhan Văn Thiệt. Thiệu hỏi, giọng hơi khàn: "Có bao nhiêu súng?". Điền đáp: "Trình Tổng thống, có hai cây, một M16, một Colt45".

Xe ra khỏi "dinh Độc Lập", rồi đi về phía tư dinh của Trần Thiện Khiêm - nguyên Thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Lúc này, Polgar - trùm CIA ở Nam Việt Nam và Timmes, thuộc Phái bộ quân sự Mỹ đang cùng Khiêm uống rượu. Một lát sau, xe chở Thiệu xuất hiện. Những sĩ quan đi cùng đoàn với Thiệu xách xuống mấy chiếc valy có vẻ rất nặng, họ đề nghị Frank Sneep - là chuyên gia phân tích tình báo của CIA ở Nam Việt Nam mở cốp sau, để họ chất valy vào. Theo Frank Sneep, thì "khi họ đặt valy xuống, có tiếng kim loại va vào nhau".

Polgar, Timmes và Khiêm bước ra. Nhìn thấy họ, Thiệu khẽ gật đầu chào rồi chui vào xe của Frank Sneep, ngồi ở ghế sau, giữa Timmes và đại tá Trần Thanh Điền. Đoàn xe hướng về sân bay Tân Sơn Nhất với một tốc độ không làm ai phải chú ý. Phía trước, một xe Ford Pinto của Văn phòng CIA Sài Gòn dẫn đường. Phía sau, là hai xe trong đó gồm 7 người - 3 người của Thiệu và 4 của Trần Thiện Khiêm, được "Tổng thống" Trần Văn Hương cho phép ra đi theo yêu cầu của Nguyễn Văn Thiệu.

Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận, kể: "Lúc xe qua khỏi cổng sân bay, tôi giật mình vì thấy tất cả tối om, hình như cả hệ thống điện đã bị cúp". Có lẽ đã được dặn trước, Nhan Văn Thiệt cho xe chạy vòng qua khu vực của Hãng Hàng không Mỹ (Air America). Gần tới đường băng, Thiệt tắt hết đèn. Mãi đến khi nhìn thấy ánh sáng lờ mờ hắt ra từ buồng lái, họ mới biết là đã đến sát bên một chiếc máy bay, loại vận tải 4 động cơ cánh quạt C118.

Xe chưa dừng hẳn, lập tức có 3 chiếc Chevrolet lao tới, một số người Mỹ mặc thường phục, súng M16 trong tay, mở cửa chạy vọt ra, vây quanh Nguyễn Văn Thiệu. Rồi như thể từ trên trời rơi xuống, đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam là Graham Martin xuất hiện ngay chân cầu thang máy bay. Sau này, khi kể lại chuyện bố trí cho Nguyễn Văn Thiệu rời Sài Gòn, Martin vẫn úp mở, rằng: "Ông Thiệu đã ra đi trong điều kiện hết sức khó khăn", và "chúng tôi đã để ý và cố gắng sắp xếp mọi chi tiết".

"Những điều kiện khó khăn" và "sự cố gắng sắp xếp" có nguyên do của nó. Số là trước đó mấy ngày, một nhóm binh sĩ quân đội Sài Gòn đã dùng vũ khí, ngăn cản việc cất cánh của một chiếc máy bay vận tải Mỹ C141, yêu cầu phải cho họ di tản nên Martin sợ rằng chuyện này có thể sẽ lặp lại. Chưa hết, một tin đồn được loan ra, rằng chiếc máy bay Boeing 727 của Hàng không Việt Nam (Air Vietnam) - xưa nay vẫn được dùng để đưa Nguyễn Văn Thiệu đi công du, đã được đặt trong tình trạng ứng trực, sẵn sàng cho Thiệu sử dụng.

Để bảo đảm an toàn cho Thiệu, phòng ngừa một vài sĩ quan, tướng lĩnh trở cờ vào phút cuối - vì theo tin tình báo, nếu chiếc Boeing 727 chở Thiệu cất cánh, thì khi nó ra đến biển, sẽ bị bắn hạ ngay -  Martin chỉ đạo bộ phận CIA thường trú tại Sài Gòn, khéo léo đánh lạc hướng rằng "Nguyễn Văn Thiệu sẽ dùng máy bay của Air Vietnam để đào tẩu".

Sắp xếp xong, Martin gọi một chiếc C118 từ Thái Lan sang Tân Sơn Nhất. Nhằm giữ bí mật tối đa, đến phút cuối - 6h chiều ngày 25/4/1975, Martin mới gửi về Nhà Trắng bức thông điệp như sau:

Chuyển ngay

Ngày 25/4/1975

Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft. Phụ tá an ninh Tổng thống Ford.

Số 250420 - Chỉ mình ông xem.

Martin

Sài Gòn số 0736 - FLASH

(Cấp tốc)

Thông điệp này xác nhận câu chuyện tôi nói ám chỉ qua điện thoại mới đây. Chiều hôm qua, Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng thống Thiệu. Nói chung, dường như ông ta cũng đã biết về một thông tin mà chúng tôi đã nhận được nhiều lần, đó là có một số phần tử của Không quân Việt Nam - là những người hết sức chống đối Thiệu và Khiêm, đã nói rằng hai ông này sẽ không rời khỏi Việt Nam mà còn sống nguyên vẹn. Chúng tôi biết rằng những phần tử này đang để ý chiếc máy bay thường dùng để chuyên chở các nhân vật cao cấp của chính phủ đi ngoại quốc...

Tôi đã xếp đặt với tướng Hunt ở Nakhom Phanom, Thái Lan, để ông ta gửi một chiếc C-118 tới Sài Gòn chiều nay. Chúng tôi cũng sẽ sắp xếp hết sức kín đáo để đưa hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay và cất cánh thật nhanh. Chúng tôi đã suy nghĩ về việc này và chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có thể làm hết sức nhanh để nếu có sự can thiệp nào thì chiếc máy bay đó cũng đã ra quá tầm có thể truy kích.

Bởi vậy, trừ phi có chỉ thị ngược lại và ngay tức khắc từ chính ông Ngoại trưởng, tôi sẽ tiến hành theo như trình bày trên đây. Ông Bộ trưởng không cần phải có hành động nào vào lúc này, trừ khi có người đặt vấn đề tại sao lại dùng máy bay quân sự, nhưng tôi nghĩ khó có thể xảy ra.close

Trân trọng

Martin.

Khi chiếc máy bay có đuôi số 231 chuẩn bị cất cánh, Martin đến tận chân cầu thang để tiễn Thiệu. Vẻ mặt buồn thảm, Thiệu cố giữ dáng đi bình thản, mắt cúi nhìn xuống đất. Lúc chuẩn bị bước lên cầu thang, Thiệu quay lại cám ơn Martin đã dàn xếp chuyến đi. Với một giọng xúc động, Martin đáp: "Thưa Tổng thống, đó là điều tối thiểu tôi có thể làm. Xin tạm biệt và chúc ngài may mắn".

Quả là một sự may mắn cho Thiệu. Nếu như không có sự can thiệp của Martin thì cả Thiệu, Khiêm cùng những người trên máy bay đã chịu chung số phận. Những người này gồm 4 nhân viên phi hành đoàn và 12 nhân vật khác, trong số đó có đại tá Cầm, Chánh văn phòng Phủ tổng thống; có đại tá Đức, thiếu tá Phận, đại tá Điền, đại tá Thiệt, trung tá Chiêu, bác sĩ Minh, đại úy Hải và trung sĩ Nghị. Nhóm của Trần Thiện Khiêm gồm trung tá Châu, thiếu tá Thông, ông Đăng Vũ.

Theo lời đại tá Nguyễn Quốc Hưng, lúc đó là Phó trưởng phòng đặc trách máy bay khu trục, thuộc Phòng Tham mưu hành quân tại Bộ Tư lệnh Không quân, thì ngay từ giữa tháng 4/1975, một nhóm sĩ quan không quân đã theo sát chiếc máy bay Boeing 727. Sau nhiều lần bàn bạc, họ giao cho một sĩ quan ở Cần Thơ thuộc Sư đoàn 4 Không quân lo việc bắn hạ chiếc Boeing 727 nếu nó đưa Thiệu trốn ra nước ngoài. Lúc ấy, sân bay Cần Thơ có loại máy bay khu trục A-37 và cả phản lực F5.

Theo kế hoạch, tại sân bay Tân Sơn Nhất, sẽ có những người được chỉ định theo dõi thật sát các chuyến bay, đặc biệt là chiếc Air Vietnam Boeing 727. Nếu thấy hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay thì họ sẽ báo cho Cần Thơ để phản lực cất cánh bay thẳng ra khơi, và sẽ bắn rơi chiếc máy bay chở Thiệu và  Khiêm, khoảng 100 cây số cách bờ biển.

Tối ngày 25/4/1975, khi Nguyễn Văn Thiệu đã an toàn rời khỏi Sài Gòn,  Martin gửi một điện văn về Nhà Trắng:

Số 251510Z - Chỉ mình ông xem.

Martin

Sài Gòn - C738 - Cấp tốc

Chuyển ngay

Ngày 25/4/1975

Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft

Người gửi: Đại sứ Graham Martin

Tham chiếu: Sài Gòn 0736

Vào lúc 9h20' tối nay, một chiếc C-118, có đuôi số 231 đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất cùng với cựu Tổng thống Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm. Họ đã bay sang Đài Loan nơi mà anh ông Thiệu làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa. Công việc sắp xếp rất suôn sẻ. Tôi đã tháp tùng họ lên máy bay và tôi cho rằng sự vắng mặt của họ ở đây sẽ giảm bớt được sự xôn xao có thể xảy ra.

Chúng tôi sẽ không bình luận gì về việc này ở đây. Phi hành đoàn từ Nakhon Phanom, Thái Lan bay chiếc C-118 của tôi tới Davis-Montohn. Tôi nghĩ rằng hai ông cũng sẽ không tuyên bố gì cả trừ phi và cho tới khi chuyện này lộ ra ở Đài Loan.

Trân trọng

Martin.

Chiếc C118 đưa Thiệu sang Đài Loan. Ở đây một thời gian ngắn, ông ta đến Anh và cuối cùng, Thiệu định cư tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ.

Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu rất kín tiếng. Ngay cả hàng xóm của ông ta cũng không biết họ đang ở cạnh "Tổng thống cuối cùng của Việt Nam cộng hòa". Hầu như Thiệu không bao giờ xuất hiện trong những lễ lạt do số cựu tướng tá quân đội Sài Gòn tổ chức hoặc những buổi ra mắt của những tổ chức người Việt lưu vong, phản động. Lần duy nhất ông ta phát biểu trước công chúng, là lần trả lời phỏng vấn của một tờ báo Đức: Tạp chí Tấm gương…



Chuyện gián điệp và cuộc chiến 1975

Tin tức của tình báo, gián điệp đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến tranh không kém gì tiếp liệu, vũ khí…người xưa đã nói biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Có khi tin tức tình báo gián điệp thay đổi cả một khúc quành trong cuộc chiến như vai trò của Tiến sĩ Sorge trong cuộc chiến tranh Nga Đức 1941-1945. Richrad Sorge ( 1895-1944) sinhtại Đức, cha người Đức mẹ Nga, đậu tiến sĩ Chính trị học 1919, sinh sống tại Đức, gia nhập đảng Cộng Sản Đức, làm gián điệp cho Hồng quân Nga, bề ngoài Sorge là đảng viên Quốc Xã Đức để che mắt chính quyền, ông hành nghề báo chí.

 

Năm 1933, với tư cách một nhà báo Đức, Sorge sang Nhật làm báo nhưng thực ra để thiết lập màng lưới gián điệp cho CS Nga. Trong năm 1933-34 ông ta đã thu thập được nhiều tin tức ngoại giao quan trọng của Nhật. Năm 1941 Sorge đã cho Nga tin tức chính xác về chiến dịch Barbarossa của Hitler nhằm tấn công Sô Viết ngày 22-6-1941 nhưng Staline lại thờ ơ không tin mấy. Đúng vào ngày 22-6-1941 Hitler đưa một lực lượng khổng lồ 180 sư đoàn bộ binh và cơ giới tức 70% lực lượng của Đức tiến đánh miền Tây nước Nga. Mặc dù Nga đã biết trước qua một số tin tức nhưng quân Đức vẫn đạt yếu tố bất ngờ, vả lại quân Nga trang bị vũ khí lỗi thời nên đã bị đè bẹp ngay khi chiến dịch tiến hành. Từ ngày khởi đầu chiến dịch cho tới những ngày gần chót khi quân Đức đã tiến sát Mạc Tư Khoa trong gần nửa năm, họ đã bắt được khoảng 3 triệu tù binh Nga.

 

Đầu tháng 12 quân Đứcchỉ còn cách Mạc Tư Khoa 18 dặm Anh (30km),cả thành phố hốt hoảng tưởng quân Đức sắp vào tới nơi, thế giới nín thở, người ta cho rằng nước Nga thua trận, khoảng hai trăm Sư đoàn chủ lực đã bị đánh tan. Staline đang cố gắng huy động 80 Sư đoàn để cứu nguy Thủ đô nhưng thực ra lúc này chỉ còn 25 Sư đoàn trang bị đầy đủ. Vào lúc ấy mùa đông khắc nghiệt mấy chục độ dưới số không khiến quân Đức phải tạm ngưng cuộc tấn công. Trong lúc tình hình rất nguy khốn thì được tin tình báo của Tiến Sĩ Sorge cho biết quân Nhật không mở mặt trận phía Đông nước Nga. Trước đó Staline đã dàn 40 sư đoàn (có tài liệu nói 50 Sư đoàn) tại biên giới Mãn Châu để phòng ngừa quân Nhật tấncông chiếm các tỉnh phía Đông. Nhờ tin tức đó Staline đã cho rút 40 Sư đoàn về tăng cường cho tuyến phòng thủ Mạc Tư Khoa rồi chuyển bại thành thắng, đẩy lui được quân Đức hằng 100km. Một phần vì đường xá của Nga quá tồi tệ lạc hậu đã cản trở sự tiến quân của Đức, phần vì thời tiết khắc nghiệt và nhất là nhờ tin tình báo của Tiến Sĩ Sorge đã khiến cho Moscow thoát hiểm. Nếu Thủ đô Nga rơi vào tay quân Đức, quân Nhật sẽ thừa cơ nước đục thả câu chiếm một số tỉnh miền Đông khi ấy Sô Viết sẽ có nguy cơ sụp đổ phải ký hoà ước theo kiểu Pétain.

 

Đây là một thành quả gián điệp lớn lao nhất trong cuộc Thế chiến Thứ hai, nó đã cứu Sô Viết thoát chết trong gang tấc và thay đổi cả một khúc quành trong cuộc chiến tranh Nga Đức. Tiến sĩ Sorge bị an ninh Nhật bắt 1941, bị treo cổ 1944.

 

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như bất cứ cuộc chiến nào, hai bên đều có hệ thống tình báo để lấy tin tức bí mật về chiến thuật chiến lược để hòng thủ lợi. CSBV và VC dễ cài tình báo gián điệp hơn VNCH vì miền Nam tự do, họ rất dễ trà trộn lợi dụng sự dễ dàng của cơ cấu xã hội chẳng thế mà sau 30-4-1975, cháy nhà ra mặt chuột, người ta thấy tại nhà thương, trường học, nhà thờ, chùa chiền và ngay cả trong quân đội, cảnh sát… chỗ nào cũng có cán bộ nằm vùng. Những người đã nhận nhiệm vụ làm gián điệp, tình báo cho CS không bao giờ dám bỏ trốn vì sợ bị thủ tiêu, thanh toán. Ngược lại phía VN và Đồng Minh khó đưa tình báo gián điệp ra miền Bắc vì CS kiểm soát người dân rất kỹ theo chế độ hộ khẩu nhưng không phải là không có tình báo của phe ta ngoài ấy.

 

Vào khoảng năm 1983 chúng tôi có dịp tiếp xúc với một trung uý kỹ sư công binh của CSBV, hỏi về vụ Người Mỹ xử dụng biệt kíchđể giải thoát tù binh tại Sơn Tây bằng trực thăng bị thất bại anh ta cho biết nội dung đại khái như sau:

 

Bộ đội BV cũng vẫn thường dùng trực thăng tập trận tại trại Sơn Tây nên khi Mỹ đưa trực thăng chở biệt kích tới, ăn mặc giả làm bộ độiđổ quân xuống thì tù binh Mỹ tại đây đã được chuyển đi nới khác từ mấy ngày trước. Anh ta cho biết đó là sự chuyển trại bình thường, trong khi trực thăng đổbiệt kích xuống thì tay trong của họ (Mỹ ngụy) cắt hết dây điện nên trại không liên lạc được với bên ngoài và do đó không được tiếp cứu.

 

Chúng tôi bèn hỏi "Ngoài Bắc cũng có tay trong của Mỹ nguỵ à" Thì anh ta cho biết "Mỹ Ngụy" có để nhiều tình báo gián điệp tại miền Bắc, thí dụ như khi Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh vừa về làng quê thăm họ hàng gia đình thì phi cơ phản lực Mỹ bay vút tới ném bom vào khu vực nhà ông ấy, Chí Thanhchui xuống hầm ngay và thoát chết, anh ta nói gián điệp địch đã báo cho Mỹ biết. Viên sĩ quan công binh cũng cho biết tại Hà Nội các giàn súng phòng không của BV phải di chuyển đổi vị trí luôn, nếu ở lâu một nơi sẽ bịđiệp viên của địch báo cho máy bay Mỹ tới ném bom.

 

Nói về cuộc chiến 1975, có một chuyện tình báo gián điệp khá lớn đã được sách báo ngoại quốc đề cập, hồi ký của Văn Tiến Dũng cũng có nói tới nội dung bản tin do tình báo CS thu lượm được tại dinh Độc Lập.

 

Trong cuốn Decent Intreval, Frank Snepp, một chuyên viên cao cấp về phân tích tình báo chiến lược Hoa Kỳ thuộc văn phòng CIA ở Sài Gòn đã cho biết như sau.

 

"Một điệp viên trong bộ tham mưu thân cận của Tổng Thiệu đã gửi một bản báo cáo tối mật về những kế hoạch và ước đoán của chính phủ Sài Gòn cho Bắc Việt. Theo báo cáo của tên gián điệp này thì vào hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, có một phiên họp cao cấp về quân sự tại Sài Gòn nhằm vào việc thẩm định những dự tính của Hà Nội trong năm tới.Trong phiên họp này, các tướng lãnh cùng đồng ý với quan điểm của Tổng Thống Thiệu là trong những tháng sắp tới, Cộng Sản sẽ "chiến đấu trên một bình diện đại qui mô"hơn trong năm 1974 tuy nhiên sẽ không tổng tấn công như hồi năm Mậu Thân 1968. Tên điệp viên nói thêm rằng Tổng Thống Thiệu đã kết luận rằng các lực lượng Bắc Việt sẽ không đủ khả năng để tấn công chiếm giữ và bảo vệ các thành phố lớn, Tổng Thiệu đã tiên đoán rằng Cộng Sản sẽ nhắm mũi tấn công vào tỉnh Tây Ninh thuộc Vùng III Chiến Thuật và Cộng Sản sẽ tấn công mạnh cho đến hết mùa khô vào tháng 6 (năm 1975) rồi sẽ ngưng các cuộc tấn công để dưỡng quân, tái tổ chức và trang bị. Tên gián điệp này cũng báo cáo thêm rằng căn cứ trên những ước tính này, Tổng Thống Thiệu đã quyết định sẽ không tăng viện cho Vùng II và sẽ tập trung các lực lượng trừ bị trong vùng phía Nam mà thôi.

 

(Trần Đông Phong trích dịch -VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng)

 

Cuốn Decent Interval của Frank Snepp này đã được CSVN cho dịch ra tiếng Việt vào năm 1978,lấy tên Khoảng Cách Vừa Đủ, đã được đăng trên các báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Nhân Dân, CS cho là có lợi cho họ. Dưới đây là nhận định của Frank Snepp về hậu quả do báo cáo của tên gián điệp CS như sau.

 

"Cũng chẳng có gì khó khăn để tưởng tượng ra được các nhà lãnh đạo Bắc Việt đã hồ hởi, khoái chí như thế nào khi họ nhận được bản báo cáo này. Đó là một bản báo cáo vô giá. Trong quyết nghị về kế hoạch quân sự tại miền Nam năm 1975, giới lãnh đạo Bắc Việt còn chưa có quyết định tối hậu vì chưa có đủ yếu tố. Giờ đây, nhờ vào bản báo cáo này mà Hà Nội đã nắm đủ yếu tố, đã biết rõ ông Thiệu dự tính họ sẽ tấn công như thế nào và tương kế tựu kế, họ sẽ sửa đổi lại kế hoạch tấn công để qua mặt ông Thiệu.

 

Nếu như ông Thiệu tiên đoán rằng Cộng Sản sẽ tấn công vào Tây Ninh thì trước hết họ sẽ tấn công vào tỉnh Phước Long:nếu ông Thiệu nghĩ rằng Cộng Sản sẽ không tấn công vàovùng II thì họ sẽ tấn công vào vùng Cao nguyên và đó cũng là nơi họ sẽ tập trung các lực lượng chính yếu để thôn tính toàn bộ vùng này; nếu ông Thiệu nghĩ rằng Cộng Sảnkhông có đủ khả năng tấn công và chiếm giữ các thành phố lớn thì họ sẽ làm y như vậy: tấn công Phước Long và kế đến Ban Mê Thuột rồi thay vì phải rút lui họ sẽ chiếm giữ luôn những thành phố đó

 

Trong số những người đã đóng góp công trạng cho sự chiến thắng của Bắc Việt, tên gián điệp nằm vùng này trong bộ tham mưu của ông Thiệu phải là người có công lao lớn nhất. Cho đến giờ này thì tên tuổi của tên gián điệp này vẫn còn bí mật, chỉ có Hà Nội là biết rõ, nhưng vào thời gian y cung cấp tài liệu có giá trị vô giá này cho Bắc Việt vào cuối năm 1974 thì văn phòng CIA ở Sài Gòn có một bản danh sách gồm có 4 người trong bộ tham mưu thân tín của ông Thiệu bị tình nghi là có thể làm gián điệp nội tuyến cho Bắc Việt. Một trong 4 người đó là một sĩ quan đang giữ chức trưởng ban phản gián của Cục An Ninh Quân Đội, người này là bà con rất gần với một nhân viên cao cấp trong bộ tham mưu của Tổng Thống Thiệu.

 

Dù rằng có đủ bằng chứng nhưng CIA vẫn không có thể làm gì được đối với họ vì cả bốn người đều là người tâm phúc thân cận với Tổng Thống Thiệu và trong đó có hai người, kể cả người phụ trách về phản tình báo của An Ninh Quân Đội, trớ trêu thay lại là cộng sự viênlâu đời của CIA . Nếu CIA mà làm tới và kết tội họ thì việc đó sẽ làm cho chính CIA bị bỉ mặt, do đó mà CIA đành phải làm ngơ"

 

(Trần Đông Phong trích dịch - VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng)

 

Chuyện gián điệp tại dinh Độc Lập nêu trên chắc hẳn có thật vì trong tài liệu phía CS cũng có nói tới gần giống như vậy, Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội CSBV, người chỉ huy trận chiến xâm lăng miền Nam 1975 đã ghi nhận trong hồi ký của y (Đại Thắng Mùa Xuân) như sau.

 

Theo tin tình báo của ta, trong hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, trong "dinh Độc Lập", Thiệu họp với bọn tư lệnh các quân đoàn, quân khu ngụy để phán đoán hoạt động của ta trong năm 1975. Bọn chúng nhận định.

 

Trong năm 1975, ta có thể đánh với qui mô lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng năm 1972.Ta chưa có khả năng đánh thị xã lớn hoặcthành phố, dù có đánh cũng không giữ được. Ta chỉ có thể đánh loại thị xã nhỏ và cô lập như Phước Long, Gia Nghĩa...

 

...Do nhân định như vậy, chúng không thay đổi thế bố trí chiến lược mạnh hai đầu (quân khu 1 và quân khu 3) và chúng cũng chưa có sự thăng cường lực lượng gìlớn ở quân khu 2, trong đó có Tây Nguyên.

 

(Trang 40, 41)

 

Cũng nói vềvụ tình báo gián điệp tại dinh Độc Lập nhưng phía CS không cho là quan trọng lắm, họ có chú ý tới cái nhìn khinh địch của ông Thiệunhưng không đề cao thành tích của tay điệp viên này cho lắm, trái lại phía Mỹ, Frank Snepp thì quá quan trọng hoá vai trò của tên gián điệp, làm nhưy là một Tiến sĩSorge thứ hai vậy!

 

Frank Snepp đã thổi phồng vấn đề và nhận định, phán xét vụ gián điệp này một cách quá đơn giản, chủ quan. Ông ta nói rằng các nhà lãnh đạo BV hồ hởi, khoái trá khi nhận được bản báo cáo vô giá này nhưng trên thực tế họ không có biểu lộ gì hồ hởi như ôngnghĩ. Ông nói rằng trong nghị quyết về kế hoạch quân sự tại miềnNam, BV chưa có quyết định tối hậu vì chưa có đủ yếu tố giờ đây nhận được báo cáo của tên gián điệp, họ biết rõ dự tính của ông Thiệu để tương kế tựu kề qua mặt ông Thiệu. Frank Snepp nhận định hoàn toàn chủ quan và sai lầm, ông không hiểu về CS cho lắm và suy diễn sự kiện theo chủ quan riêng tư của mình bởi vì trước khi nhận được tin tức tình báo của tên gián điệp khoảng hai tháng họ đã hoạch dịnh xong kế hoạch quân sự để tấn công VNCH.

 

Ông cho rằng sở dĩ CS tấn công Phước Long vì ông Thiệu tiên đoán họ tấn công Tây Ninh, nhận định này rất mơ hồ vìCS tấn công Phước Long chỉ là để thăm dò phản ứng của Mỹ, họ chọn một tỉnh nhỏ xa xôi, phòng thủ yếu để tấn công, đơn giản như vậy thôi.

 

Frank Snepp nói vì ông Thiệu cho rằng CS không tấn công Quân khu 2 thì họ sẽ tấn công Cao Nguyên (Quân khu 2), đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm,CSBV đâu có khù khờ như ông nghĩ. Kế hoạch tấn công Cao Nguyên của Hà Nội đã được hoạch định từ tháng 10, nghĩa là trước phiên họp (9-12-1974) tại dinh Độc Lập kể trên khoảng 2 tháng, có nghĩa là BV đã lên kế hoạch tấn công Tây Nguyên từ 2 tháng trước khi có tin tình báo của tên gián điệp này. Văn Tiến Dũng có ghi trong hồi ký của y(trang 22)

 

"Tháng 10 năm 1974, trời cuối thu bắt đầu lạnh, gợi cho các cán bộ quân sự chúng tôi nhớ đến mùa chiến dịch sắp đến. Bộ Chính Trị và Quân Uỷ Trung Ương họp nghe Bộ Tổng tham mưu trình bầy kế hoạch tác chiến chiến lược."

 

Hội nghị quân sự cao cấp của BV trong dịp này bàn về chiến trường và họ chọn Tây Nguyên làm chủ yếu trong cuộc tổng tiến công 1975, nguyên do CSBV chọn Tây nguyên là vì họ nhận xét về cách bố trí của ông Thiệu mạnh ở hai đầu, Quân khu 1 để 5 sư đoàn, Quân khu 3 để 3 sư đoàn,Quân khu 2 ở giữa chỉ có hai Sư đoàn chủ lực lại phải rải ra giữ các tỉnh Tây nguyên và bảo vệ các tỉnh duyên hải như Qui Nhơn, Bình Định, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết….Ở đây ( QK-2) là chỗ yếu nhất nên BV nhắm vào đó để tấn công. BV cho rằng Tây Nguyên là là một chiến trường hết sức cơ động, nó giữ một vị trí yết hầu then chốt vì có thể theo đường Quốc Lộ 14 tiến về phía Nam như Quảng Đức, Phước Long và theo các đường Quốc Lộ 19, 7, 21 tiến xuống miền duyên hải như Qui Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang… Tây nguyên có độ chênh không đáng kể tiện cho việc làm đường, họ nói"về mặt chiến lược đây là một địa bàn hết sức quan trọng".

 

BV đã đánh giá vị trí chiến lược của Tây Nguyên rất cao "Ai làm chủ Tây Nguyện thì làm chủ chiến trường" Đại Tá Phạm Bá Hoa, trong bài Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 đã viết.

 

"Năm 1960 trong thời gian tôi học tại trường Đại Học Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự của Quân Đội Viễn Chinh Pháp), tôi đọc được một tập tài liệu có nhận định rằng " Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm giữ được Cao Nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng" .Chắc chắn rằng, những vị Tướng của chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội đều biết tài liệu đó, nhưng có thể các vị bị chính trị đẩy Cao nguyên ra khỏi tầm tay chăng"

 

Cả hai phía Quốc Gia và CS đều nhìn nhận vị trí chiến lược quan trọng của Cao nguyên nhưng sở dĩ ông Thiệu không chú tâm vào việc phòng thủ Cao Nguyên bằng Quân khu 3, QK-4 vì theo ông nghĩ các vùng đồng bằng mầu mỡ quan trọng hơn các vùng rừng núi khô cằn. Quân khu 2 là một giải đất rộng mênh mông hơn một nửa diện tích VNCH gồm 12 tỉnh mà chỉ có 2 Sư đoàn BB (22, 23) và 7 Liên đoàn Biệt động quân trấn đóng (mỗi Liên đoàn có hơn 1000 người), đó là nơi phòng ngự yếu nhất so với các Quân khu khác nên BV chủ trương tấn công trước. Năm 1974, trong một tài liệu học tập cho Công chức quân nhân tại Vùng 2,chính phủ cũng đã cho biết CS sẽ tấn công chiếm QK-2 để cắt đôi VNCH và cô lập QK-1.

 

Sở dĩ BV chọn Cao nguyên làm chiến trường chủ yếu để tấn công trước vì vị trí chiến lược của nó chứ không phải vì tại ông Thiệu không tăng cường lực lượng cho Vùng Hai và không tin CS sẽ tấn công nơi đây như Frank Snepp nói. Sự thực ông Thiệu nói ông sẽ không tăng cường lực lượng phòng thủ cho Vùng Hai chỉ là nói cho có chuyện chứ trên thực tế cũng không còn quân trừ bị để tăng cường: hai Sư đoàn Tổng trừ bị (Nhẩy Dù và TQLC) đã đưa ra Quân khu Một từ 1972, 15 Liên đoàn Biệt động quân đã phân chia cho ba quân khu (QKMột 4 liên đoàn, QK Hai 7 liên đoàn, QK Ba 4 liên đoàn).

 

Frank Snepp nói BV tấn công chiếm Ban Mê Thuột vì ông Thiệu cho rằng CS không đủ khả năng đánh vào các thành phố lớn. Nhận định của Frank Sneppcó thể nói vô căn cứ, lý do BV chọn mục tiêu Ban Mê Thụôt vì những yếu tố chiến thuật chứ không phải vì tin tình báo.Vào ngày 9-1-75, Quân Uỷ Trung Ương (Cơ quan đại diện của Đảng trong Quân đội) họp nghe báo cáo của Bộ Tổng tham mưu về chiến dịch Tây Nguyên. Trong hồi ký của Dũng có ghi Lê Đức Thọ đến tham gia buổi họp và nói "Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào"" (trang 31)

 

Theo tài liệu Đại Tá CS Dương Đình Lập:lực lượng CS tham gia chiến dịch Tây Nguyên gồm 5 Sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 Trung đoàn độc lập (25, 271, 95A, 95B) , Trung đoàn đặc công 198, toàn bộ lực lượng tương đương 6 Sư đoàn.

 

Sở sĩ BV chọn Ban Mê Thuột làm địa điểm tiến công trước tại QK-2 vì tại đây phòng thủ yếu, toàn bộ chủ lực chỉ có hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53 ( Sư đoàn 23 BB) còn lại là Địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát. Nguyễn Định một nhân chứng tại Ban Mê Thuột (Ban Mê Thuột, Ngày Đầu Cuộc Chiến) cho biếtBMT giống như một thành phố bỏ hoang, toàn bộ lực lượng kể cả ĐPQ, Cảnh sát, Cán bộ Xây dựng nông thôn… không quá 2000 người, trong khi ấy Pleiku được phòng thủ mạnh hơn nhiều vì đây là Đại bản doanh của Quân đoàn 2. Theo Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập)Ban Mê Thuột không thuận lợi cho việc phòng thủ, địa hình Ban Mê thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum, Pleiku để trì hoãn sự tấn công của CS, diện tích rộng hơn Kontum, Pleiku nhiều. BMT trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau khiến BV có thể lợi dụng để ngụy trang. Như thế địch chọn đánh Ban Mê Thuột vì yếu tố địa hình và vì sự phòng thủ tại nơi đây yếu chứ không phải vì tin tình báo như Frank Snepp đã nói.

 

Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa BV không khai thác gì ở báo cáo này là mấy, họ đã nhận thức rõ sự khinh địch của ông Thiệu để từ đó khai thác triệt để sai lầm trầm trọng này nhờ đó họ có được yếu tố bất ngờ. Ông Thiệu cho rằng BV vẫn chưa phục hồi sau trận Mùa hè đỏ lửa năm 1972 nhưng thực ra năm 1975họ mạnh hơn hồi 1972 rất nhiều. Năm 1972 BV đưa vào chiến dịch tổng tấn công 10 Sư đoàn (5 Sư đoàn tại Quảng Trị, 2 Sư đoàn tại Kontum, 3 Sư đoàn tại An Lộc), năm 1975 họ đưa vào Nam toàn bộ lực lượng chính qui của bốnQuân đoàn (1, 2, 3, 4) và đoàn 232 (tương đương một Quân đoàn), mỗi Quân đoàn có 3 Sư đoàn tổng cộng 15 Sư đoàn, cộng thêm một Sư đoàn đặc công và trên 10 trung đoàn độc lập, toàn bộ chủ lực quân BV vào khoảng 20 Sư đoàn bộ binh . Năm 1972 VNCH đầy đủ nhiên liệu và đạn dược mà còn phải dựa vào yểm trợ của máy bay chiến lược B-52 của Hoa Kỳ, năm 1975 thiếu thốn về tiếp liệu, hoả lực VNCH giảm 60% vì quân viện bị cắt giảm, trong khi lực lượng BVgấp hai lần năm 1972, vũ khí đạn dược cũng gấp hai lần 1972 (do báo Nhân Dân năm 1976 tiết lộ). Tình hình 1975 bi đát như thế nào thế mà cuối năm 1974 ông Thiệu vẫn bình chân như vại vì ông vẫn chủ quan tin tưởng CSBV chưa phục hồi được sau trận mùa hè đỏ lửa, họ chưa có khả năng đánh vào các thành phố lớn…

 

Tướng Trần Văn Nhật, cựu Tư lệnh Sư đoàn 2 cho rằng ông Thiệu không có tầm nhìn xa.

 

"Việc ông sửa đổi Hiến Pháp để làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳnămnăm nữa chứng tỏ ông đã không nhìn thấy việc Hoa Kỳ sắp bỏ rơi Việt Nam và đã làm xáo trộn thêm tình hình chính trị trong nước. Như tướng Khiêm phải ra mặt chống đối Tổng Thống Thiệu vì ông Thiệu không giữ lời hứa là sau hai nhiệm kỳlàm Tổng thống thì tới phiên ông Khiêm.

 

(Cuộc Chiến Dang Dở trang 273)

 

Thật vậy người ta đã có chính sách bỏ Đông Dương từ mấy năm trước, ngày 9-7-1971 Kissinger đã bí mật găp Chu Ân Lai tại Bắc Kinh… thế mà ông không hay biết gì cả! Ông vẫn thoải mái trong tư dinh, cho sửa Hiến Pháp chuẩn bị ra ứng cử làm Tổng Thống thêm năm năm nữa ! Về điểm này trong một cuộc phỏng vấn của Phạm Huấn, cựu Trung Tướng Vĩnh Lộc đã chê ông Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ không làm tròn nhiệm vụ, ông Đại Sứ không phải chỉ đi ăn tiệc, tiếp tân mà phải làm một spy, điệp viên lấy tin tức về cho chính phủ của mình tại Sài Gòn để biết chính sách của Đồng Minh mà liệu bề đối phó. Hậu quả của sự thiếu trách nhiệm này là Tổng Thống không có tin tức tình báo về chính sách của Đồng minh.

 

Ngày 11-3-1975 CSBV chiếm được Ban Mê Thuột, 12-3-1975, Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt quân viện bổ túc cho VNCH, hai ngày sau 14-3-1975ông Thiệu ra lệnh Quân đoàn 2 rút bỏ Cao nguyên. Cho tới lúc này mà ông vẫn chưa biết người ta bỏ Đông Dương còn chơi trò tháu cáy giả vờ thua chạy để lôi kéo Mỹ trở lại, rốt cuộc ông đã làm sụp đổ cả một Quân khu và khiến cho bao nhiêu người chết oan. Ông không có tầm nhìn xa, thiếu tin tình báo ông không biết chính sách Đồng Minh đã thay đổi và lại khinh địch vì không biết rõ lực lượng địch nên khi Đồng Minh bỏ rơi và kẻ địch tấn công vũ bão thì ông hốt hoảng đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

 

Người ta thường đề cao khả năng của tình báo CSVN, nhiều người cho rằng CS đã cài được đảng viên làm phụ tá Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống ( Huỳnh Văn Trọng) thì chuyện gì của VNCH họ cũng biết hết, sự thực không phải như vậy. Năm ngoái, trả lời phỏng vấn của Trần Phong Vũ, ông Nguyễn Văn Ngân nguyên phụ tá Tổng Thống Thiệu cho biết

 

Trần Phong Vũ: Ông nhận định thế nào về tầm mức quan trọng của cán bộ tình báo chiến lược Cộng sản nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia trước 1975"

 

Nguyễn Văn Ngân: Các cán bộ tình báo chiến lược dù chui sâu vào chính quyền miền nam cũng rất khó tìm hiểu các bí mật quấc gia có tầm mức chiến lược vì đây là lãnh vực chuyên độc của người lãnh đạo quốc gia mà số giới chức tiếp cận rất hạn chế. Dưới thời Tổng Thống Diệm cũng như thời Tổng Thống Thiệu, ngay Hội đồng Tổng trưởng là cơ quan cao nhất của chính phủ cũng rất ít khi thảo luận các vấn đề chính trị có tính cách chiến lược vì đây làlãnh vực cấm kỵ, liên quan đến mặt trái của chính sách Mỹ.

 

Phần lớn các cán bộ tình báo chiến lược của Cộng Sản nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia đều là cộng sự viên của các cơ quan tình báo ngoại quốc, như Huỳnh Văn Trọng nguyên là nhân viên phòng nhì Pháp và sau này là nhân viên Toà đại sứ Mỹ, Phạm Ngọc Thảo làm việc cho cơ quan tình báo Anh và CIA Mỹ, Phạm Xuân Ẩn liên hệ với CIAtừ thời Lansdale..v..v.. qua các môi trường tình báo ngoại quốc, họ khai thác được các tin tức có tầm mức chiến lược. Cơ quan tình báo Mỹ biết họ là điệp viên Cộng sdn nhưng đã cố tình xử dụng vì các mục tiêu dài hạn. Sau 30/4/75, những cán bộ tình báo này đã được Cộng sản thăng cầp, mang nhiều huy chương, danh hiệu anh hùng… nhưng không bao giờ còn được tin dùng nữa.

 

Sau ngày 30-4-1975, cháy nhà ra mặt chuột, các cán bộ nằm vùng VC lộ diện nguyên hình tại khắp nơi như nhà thờ, chùa chiền, trường học, đồn lính, bóp cảnh sát và đủ thành phần dân biểu , tỉnh trưởng , sĩ quan.. Ấy thế mà một tin tức rất quan trọng nằm sờ sờ trước mặt mà họ không hay biết gì, VNCH đã lâm vào tình trạng gần hết đạn, từ giữa năm 1974 cho tới đầu năm 1975 hoả lực giảm 60%, đạn chỉ đủ đánh trận cho tới tháng 5-1975, sau đó là không còn một viên nào, thế mà họ không hề hay biết.

 

Năm 1965 Mỹ đổ quân vào cứu miền Nam đang có nguy cơ sụp đổ, tính trung bình một tuần ta mất một tiểu đoàn và một quận, năm 1966 quân phí là 6 tỷ Mỹ kim, năm 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng 26 tỷ, năm 1969 tăng 29 tỷ, hai năm 1970, 71 xuống còn 12 tỉ vì Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ còn 24,200 người, miền Nam một mình gánh vác chiến trường với quân viện ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 quân viện là 2 tỷ 1, năm 1974 xuống còn 1 tỷ 4, năm 1975 chỉ còn 700 triệu kể cả tiền trả lươngcho nhân viên cơ quan DAO. Hậu quả của cắt quân viện là không quân phải cho trên 200 máy bay ngưng bay, giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, khoảng 600 tầu, thuyền các loại nằm u. Hỏa lực giảm 60%, đạn trong kho chỉ đủ dùng đến khoảng tháng 5-1975. Sau này ông Cao Văn Viên cho biết tháng 4-1975 đạn tồn kho ở bốn kho chỉ còn đủ đánh 2 hoặc 3 tuần… Năm 1972 một số lớn săng dầuvà đạn dược đã được dốc và trận chiến Mùa hè đỏ lửa nên VNCH đã lâm vào tình trạng thiếu hụt tiếp liệu mặc dù 1973 có quân viện 2 tỷ 1.

 

Trong khi ấy viện trợ của CS quốc tế cho BV năm 1973, 1974…không thay đổi, họ mang vào Nam nhiều súng đạn hơn vì đã mở mang đường vận chuyển, chúng tôi sẽ nói chi tiết sau. Trong cuộc Hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh VN vào ngày 14 và 15-4-2006 tại Sài Gòn (theo BBCVietnamese.com), Viện Lịch sử quân sự VN đã cho biết.

 

-Trong giai đoạn 1969-1972 Tổng số hàng viện trợ của CS quốc tế là 1.000. 769 tấn, gồm 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí,trong đó Liên xô 143.739 tấn (chiếm 14%), Trung Quốc 761.001 tấn (75%), các nước Xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn (10%).

 

-Trong giai đoạn 1973-1975 Tổng số viện trợ là 724.512 tấn gồm 75.267 tấn hàng hậu cần, 649.264 tấn vũ khí, trongđó Liên Xô 65.601 tấn (9%), Trung Quốc 620.354 tấn (85%), các nước XHCN khác 38.557 tấn (5%)

 

Như vậy số lượng hàng viện trợ hậu cần trong giai đoạn 1973-75 có sút giảm so với giai đoạn 1969-72 nhưng hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật trong hai giai đoạn coi như tương đương (684.666 tấn giai đoạn 69-72 và 649.264 tấn giai đoạn 73-75). Tronggiai đoạn 1969-72 việc vận chuyển vũ khí đạn dược vào Nam bị máy bay chiến lược Hoa Kỳ ném bom đánh phá dữ dội nên nói chung việc vận chuyển khó khăn, vũ khí mang vào bị hạn chế. Giai đoạn1973-75 thì trái lại, từ sau ngày ký Hiệp định ba Lê, Hoa Kỳ rút quân về nước , họ không còn quan tâm tới VN nên dù CSBV đem vũ khí đạn dược vào Nam bao nhiêu đối với họ không thành vấn đề. Các tuyến đường xâm nhập coi như bỏ ngỏ, không bị đánh phá như thời kỳ còn Đồng Minh. Chúng tôi được nghe một vị Trung tá Không quân nói đường xâm nhập của CS hiện rõ trên bản đồ nhưng mình không đủ lực lượng để ngăn chặn.

 

Sau khi ký Hiệp định Ba Lê, BV cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Đông trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ chí Minh nhưng nằm trong địa phận VNCH từ Đồng Hới cho tới Lộc Ninh tới đần 1975 thì hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Đông trường sơn là hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. BV huy động hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công …ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m, xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường, họ đã xử dụng 16 nghìn xe vận tải chuyên chở binh khí kỹ thuật, đạn dược, lương thực trong 2 năm 1973 và 74 để chuẩn bị cho chiến trướng miền Nam. Chiềudài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn là 16 ngàn km, gồm năm hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang 1,020 km , một đường hệ thống dẫn dầu 5000km.

 

Như chúng tôi đã trình bầy ở trên, số lượng hàng viện trợ về vũ khí, trang bị kỹ thuật hai giai đoạn 69-72 và 73-75 coi như tươngnhau nhưng giai đoạn sau vì không bị máy bay chiến lược Hoa kỳ oanh tạc vả lại BV đã xây được tuyến đường chuyên chở rất qui mô vĩ đại nên trong giai đoạn sau (1973-75) họ mang được nhiều vũ khí đạn dược hơn giai đoạn trước rất nhiều. Năm 1976, CSVN tiết lộ trên báo Sài Gòn Giải Phóng vũ khí đạn dược trong trận chiến 1975 gấp ba lần năm 1972, có thể họ đã nói phóng đại lên, nhưng chắc cũng phải gấp hai lần.

 

Năm 1973 tại tỉnh Quảng Đức phía Nam Ban Mê Thuột có trận đánh lớn giữa QK-2 VNCH và CSBV, họ khó chịu tỉnh QĐ vì nó nằm trên tuyến xa lộ Đông Trường Sơn. Trận đánh cấp Sư đoàn kéo dài từ tháng 8 cho tới cuối năm 1973. BV chiếm quận Kiến Đức, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn đã cho tăng cườngcác Trung đoàn BB 44, 53, Liên đoàn 21 BĐQ tái chiếm Kiến Đức và nhổ các chốt Cộng quân đến cuối năm 1973 thì BV phải rút sau khi bị thiệt hại nặng. Chúng tôi có tiếp xúc với ông Đại uý coi về Tiếp liệu (thuộc Trung Tâm Yểm trợ tiếp vận QuảngĐức), ông này cho biết Trung tâm được cung cấp dự trữ đạn cho ba tháng mùa mưa và 30 ngày tiếp liệu, coi như đạn đủ xài trong bốn tháng. Trung Tâm có nhiệm vụ yểm trợ cho vùng ba biên giới Miên, Nam Kỳ, Trung Kỳ (nay là QĐ). Trong trận Kiến Đức,QK-2 đã xử dụng gần 100 ngàn quả đại bác 155 ly của Trung Tâm, nhờ yểm trợ tối đa của pháo binh nên Cộng quânbị đẩy lui. Đại Úy tiếp liệu nàycho biết về sau Bộ Tổng tham mưu cử người lên điều tra, họ hỏi tại sao xử dụng nhiều quá vậy" ông đại uý bèn đưa lệnhhành quân của đơn vị trưởngra, mặc dù có giấy tờ chứng minh nhưng Trung tâm cũng bị Bộ TTM khiển trách. Sau đó TTM cắt giảm, không cho bổ sung, từ nay không cho bắn quay phá địch, cấp số bổ sung chỉ còn một nửa.

 

Câu truyện trên đây cho ta thấy ngay từ đầu 1974 VNCH đã có sự thiếu hụt về tiếp liệu nhất là đạn dược. Như chúng tôi đã nói ở trên theo ông Cao Văn Viên từ tháng 7-1974 cho tới tháng 1975 hoả lực của VNCH giảm đi 60%. Theo sử gia Bill Laurie, năm 1972-1975 tỉ lệ giảm (cấp số đạn trong một ngày): Đạn 105 ly 180 viên giảm còn 10 viên94%. Đạn 155ly 150 viên giảm còn 5 viên 97%. Đạn 175 ly 30 viên giảm còn 3 viên 90%. Mọi thứ đã bị cắt giảm tới xương tủy.

 

Như trên từ cuối năm 1973 và đầunăm 1974 VNCH đã gặp khó khăn về tiếp liệu, thiếu thốnđạn dược và nhất là từ tháng 7-1974 trở đi, theo ông Cao Văn Viên hậu quả của việc cắt giảm quân viện đã khiến cho hoả lực giảm đi tới 60% so với những năm trước 1973, trước 73 mỗi tháng trung bình xử dụng 60 hoặc 70 ngàn tấn, từ giữa năm 1974 chỉ còn xử dụng 19 ngàntấn một tháng. Một điều ta không thể ngờ là BV hoàn toàn không hay biết gì về tình trạng nguy khốn của VNCH đã gần hết đạn.

 

Theo hồi ký của Văn Tiến Dũng đã nêu trên (trang 28, 29), Hội nghị Bộ Chính Trị Bắc Việt từ 18-12-1974 tới 8-1-1975 để lên kế hoạch chiến lược xâm chiếm miền Nam, Bộ Chính trị nêu quyết tâm.

 

"Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 1975-1976 đẩy mạnh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện...tạo điêu kiện chín mùi tiến hành tổng công kích, Tổng khởi nghĩa…

 

Nguyên văn kế hoạch của Hà Nội đã được ghi nhận như sau:

 

Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính Trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

 

Như đã nói trên VNCH chỉ còn đủ đạn dược cho quân đội xử dụng tới tháng tháng 5- 1975 sau đó sẽ không còn một viên nào cả ấy thế mà Hà Nội đã thảo kế hoạch xâm lăng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976 nghĩa là họ phải bỏ hai năm mới chiếm được VNCH thì ta đủ thấy tình báo chiến lược của Bắc Việt"gà mờ" tới cỡ nào" Trong Việt Nam Thiên Sử truyền hình (Vietnam History by Television) Văn Tiến Dũng trả lời phỏng vấn ngoại quốc cũng nói y như thế, hắn nói Bộ Chính Trị đã dự trù kế hoạch 2 năm để xâm chiếm miền Nam. Về việc CSVN cho người rình rập nghe ngóng nhân dân, đưa nằm vùng vào lãnh thổ quốc gia làm gián điệp thì rất giỏi nhưng họ chỉ lấy được những tinvặt về chiến thuật chứ không có khả năng thu lượm những tin tức có tầm vóc chiến lược bằng cứ là quân đội VNCH đã gần "hết đạn" mà họ không hề hay biết.

 

Cho tới cuối 1974, họ mới biết một cách phong phanh quân đội miền Nam suy yếu .

 

"Tham Mưu phó quân đội CSBV viết về hậu quả trận Thượng Đức:

 

...Trận Thượng Đức chúng tỏ một cách rõ ràng quân đội Sài Gòn đã yếu nhiều, chưa bao giờ không lực cũng như khả năng di động của bộ binh địch xuống thấp như vậy. Một thiếu tá bộ binh thuộc quân đội Sài Gòn bị bắt trong trận đánh này đã khai rằng họ không có đủ phi cơ để chuyển vận binh sĩ và gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển quân. Nói tóm lại trận Nông Sơn và Thượng Đức khiến chúng tôi tin tưởng một cách nhất định rằng quân đội ta mạnh hơn địch. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những suy nghĩ chiến lược của chúng tôi.

 

Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 695.

 

Trận Thượng Đức diễn ra cuối 1974, chỉ còn vài tháng nữa là quân đội miền Nam không còn một viên đạn tồn kho thế mà BV chỉ mới biết phong phanh rằng Quân đội Sài Gòn đã yếu nhiều. Nếu tình báo chiến lược CS đã biết được rằng VNCH đã gặp nhiều khó khăn về đạn dược nhất là đạn đại bác từ đầu năm 1974 thì Hà Nội đã mở cuộc tấn công miền Nam từ hồi ấy, nghĩa là trước cuộc tấn công Ban Mê Thuột một năm. Hoặc ít nhất họ đã mở cuộc tấn công qui mô VNCH từ giữa năm 1974, nghĩa là trước trận đánh Ban Mê Thuột8 tháng,khi mà hoả lực của Quân đội miền Nam bị sút giảm tới 60%.

 

Hà Nội chỉ thực sự biết miền Nam hết đạn khoảng thượng tuần tháng 3-1975, sau khi chiếm Ban Mê Thuột xong ngày 11-3, hôm sau 12-3 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho VNCH, báo chí đài phát thanh loan báo khắp nơi và nhất là khi miền Trung di tản náo loạn cả lên thì họ mới biết miền Nam đã tới lúc kiệt quệ về tiếp liệu. Nhất là sau khi hai Quân khu 1 và 2 của miền Nam sụp đổ, Hà Nội vội vã đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị (thuộc Quân đoàn 1) ở ngoài Bắc vào Nam để đánh chiếm Sài Gòn trước mùa mưa, toàn bộ lực lượng BV trong chiến dịch Hồ Chí Minh vào khoảng gần 20 Sư đoàn.

 

Trong phần nói về Hội Nghị Bộ Chính Trị lên kế hoạch hai năm xâm chiếm miền Nam như đã nói ở trên Văn Tiến Dũng có ghi thêm.

 

"Ngoài kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm, trong kế hoạch năm 1975, Bộ Chính Trị còn dự kiến một phương án khác và một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975"

 

(Trang 29)

 

Sự thực thì Văn tiến Dũng viết thêm đoạn này vào cho nó đỡ "quê", ra cái điều Đảng ta đã đoán biết trước cả!! Thật là vô lý khi một kế hoạch chiến lược 2 năm (1975, 1976)đã được Đại Hội Bộ Chính Trị long trọng đề ra lại có thêm một câu thòng: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

 

Sự thật thời cơ đã đến với CSBV từ đầu hoặc giữa năm 1974 khi VNCH thiếu thốn về tiếp liệu do cắt giảm quân viện nhưng sở tình báo chiến lược CSBV đã quá "gà chết" khiến Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng phải bị mất mặt , chẳng thế mà họ không bao giờ nói đến tình trạng hết đạn của VNCH.

 

Hai anh"gà mờ" gặp nhau trong trận đọ sức cuối cùng, anh này tưởng anh kia yếu, anh kia lại tưởng anh này mạnh, thế rồicũng có kẻ thắng người thua, kẻ thắng nhờ yếu tố "Hên", yếu tố "Trời cho", chẳng khác nào bất chiến tự nhiên thành.

 

Trọng Đạt


Tướng Nhạ kể chuyện cài điệp viên vào nội các Nguyễn Văn Thiệu

ĐS&PL (ĐSPL) -Biết trước tình thế đó, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã lên kế hoạch tiếp cận Nguyễn Văn Thiệu (người sau này lên làm Tổng thống) và cài người vào chính quyền Thiệu.

Con đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ

ĐS&PL (ĐSPL) - Từ Dinh Độc Lập, nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ đã thiết lập nên mạng lưới tình báo, với những cộng sự là người có địa vị cao trong bộ máy chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.

(ĐSPL) - Từ người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Vũ Ngọc Nhạ được tổ chức chỉ đạo Nam tiến, luồn sâu, leo cao trở thành cố vấn thân cận cho giới lãnh đạo trong chính quyền Thiệu - Kỳ. Từ Dinh Độc Lập, nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ đã thiết lập nên mạng lưới tình báo, với những cộng sự là người có địa vị cao trong bộ máy chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.

(bgiay)Tiết lộ bất ngờ về nhà tình báo nổi danh Vũ Ngọc Nhạ và mạ

Tác giả -  nhà văn Minh Chuyên và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tại Dinh Độc Lập năm 2001

.

Được Bác Hồ giao nhiệm vụ tình báo

Con đường vào Dinh Độc Lập của anh bộ đội Vũ Ngọc Nhạ thật độc đáo. Từ một chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức sắp xếp (hóa thân) thành kẻ thù bên kia chiến tuyến. Để rồi sau đó ông và cộng sự của mình trong mạng lưới tình báo H10 - A22, đã làm nên một huyền thoại kỳ diệu trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ những năm 1960, ông Vũ Ngọc Nhạ đã rất nổi tiếng. Báo chí Sài Gòn và nhiều tờ báo lớn ở các nước phương Tây nhắc đến ông với những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ với sự thán phục.

Trong bộ hồ sơ ta thu được tại Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Nguỵ quyền Sài Gòn, có đoạn viết: "Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. Cụm A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ đứng đầu phát triển đều đặn và thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc. Cụm phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng hoà. Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh".

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (sinh năm 1925 tại làng Cọi Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Cuộc sống lam lũ và những bất công của xã hội phong kiến nửa thuộc địa sớm ăn sâu vào tâm khảm Vũ Ngọc Nhạ. Năm 15 tuổi, Vũ Ngọc Nhạ được bố đưa vào Huế theo học tại trường trung học Thuận Hoá. Những năm học ở trường Thuận Hoá, Nhạ được thầy Hiệu trưởng Tôn Quang Phiệt bố trí vào tổ chức Thanh niên cứu quốc và được giao nhiệm vụ chuyển thư từ, phân phát tài liệu cho tổ chức. Năm 1947 Vũ Ngọc Nhạ tình nguyện vào quân ngũ, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, công tác tại Thị đội thị xã Thái Bình.

Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên Vũ Ngọc Kép, có mặt trong đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình, đi dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chủ trì. Trong cuộc Hội nghị này, Vũ Ngọc Nhạ sung sướng biết bao khi lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Nhạ nghe như nuốt từng lời Bác dạy, đặc biệt là lời căn dặn: "Phải luôn luôn hết lòng vì dân, dựa vào dân thì việc gì cũng thành công". Cũng chính tại cuộc Hội nghị này, Vũ Ngọc Nhạ đã nhận nhiệm vụ quan trọng do chính Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao phó.

Năm tháng và bao biến cố trong xã hội, trong cuộc đời đã đi qua, nhưng lời Bác dặn năm ấy, Vũ Ngọc Nhạ vẫn nhớ như in. Bác nói: "Nhiệm vụ của chú là phải bằng mọi cách để biết được Mỹ đang làm gì, Mỹ sẽ làm gì và Mỹ đã làm gì". Giờ, khi kể lại, ông nói: "Lúc ấy có thể chết, có thể lao vào lửa tôi cũng sẵn sàng. Vì nhiệm vụ của Bác trao, được chết cho cách mạng, chết vì Bác thì còn gì sung sướng hơn. Nhưng tôi nghĩ, mình phải sống, sống trong lòng địch để hoàn thành nhiệm vụ mà Bác giao cho".

(bgiay)Tiết lộ bất ngờ về nhà tình báo nổi danh Vũ Ngọc Nhạ và mạ

Ông Vũ Ngọc Nhạ (người thứ hai, từ trái qua) và ông Phạm Xuân ẩn (người bìa phải ảnh) trong lần họp mặt của Tổng cục tình báo (ảnh tư liệu).

Đóng vai sỹ quan Ngụy để vào Nam

Ông Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: "Dẫu sao tôi cũng đã xác định được mình sẵn sàng hy sinh, đã chấp nhận sự hy sinh thì còn sợ gì nữa. ý nghĩ ấy đã giúp tôi bình tĩnh, vượt qua biết bao mạo hiểm và đã thoát hiểm. Nhờ thoát hiểm mà các nguồn tin quan trọng từ phía nội tình của địch, chúng tôi chuyển ra cho cách mạng mới an toàn".

Từ ngày 15 đến 22/5/2001, 7 ngày liền chúng tôi mời ông Vũ Ngọc Nhạ vào "Phủ Tổng thống" để thực hiện những cảnh quay bộ phim tài liệu "ông cố vấn" trong Dinh Độc Lập. Nơi ông đã từng ngồi "đàm đạo" cùng anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu những năm 1960; cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mưu toan những việc đại sự của Việt Nam Cộng hoà thời kỳ 1965 - 1969.

Đứng bên cái ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cái ghế nay chỉ còn là một di vật bảo tồn trong Dinh Độc Lập, tôi hỏi ông Nhạ: "Từ một Thị ủy viên, một anh bộ đội thuộc Tỉnh đội Thái Bình, chỉ ít năm sau, người ta đã thấy ngày ngày ông ra vào Phủ Tổng thống của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn?". "Đó là bước ngoặt đầu tiên của đời tôi. Tôi cũng không nghĩ là mình lại lọt vào làm việc ở cơ quan đầu não này", Vũ Ngọc Nhạ bồi hồi nhớ lại.

Năm 1954, hoà bình lập lại, với tờ căn cước hợp pháp, trút bỏ trang phục anh bộ đội Cụ Hồ, Vũ Ngọc Nhạ "đóng vai" một sỹ quan Ngụy. ông đưa vợ con từ làng Cọi Khê, theo quân đội Pháp xuống tàu Hải Phòng di cư vào Nam. ông tìm cách "bọc mình" thật kín và âm thầm làm nhiệm vụ. Cuộc chiến đấu thầm lặng, đầy mạo hiểm bắt đầu từ đây. Vũ Ngọc Nhạ kể: "Ngày đầu vào Sài Gòn, một lần đi qua Dinh Độc Lập đứng ở ngoài nhìn, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình sẽ được lọt vào đó, nhưng ảo tưởng ấy xa vời lắm. Tôi chưa dám mơ bởi ngày đó tôi đã bị mật vụ Sài Gòn do Dương Văn Hiếu bắt cóc rồi đưa ra biệt giam tại toà khâm sứ ở Huế".


Người chiến sỹ thông minh, khiêm tốn


Ông Đặng Trịnh, người bạn thân thiết cùng hoạt động với Vũ Ngọc Nhạ trong tổ chức Thanh niên cứu quốc, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: "Ngay khi còn trẻ, anh Nhạ đã tận tình với công việc được giao và làm việc hết mình. Anh thông minh, ứng xử linh hoạt nhưng lại rất khiêm tốn và ý tứ giữ gìn. Bản chất con người anh, công việc anh làm đã tạo được uy tín với nhiều người. Vì thế ngày đó anh rất được tín nhiệm và sau này được cấp trên tin tưởng giao phó trọng trách. Công việc anh Nhạ làm đầy gian khổ, phải hy sinh và mạo hiểm. Chúng tôi cũng không ngờ anh đã làm được, hoàn thành trọng trách một cách tốt đẹp".


Những chiến công mới biết sau ngày giải phóng


Cuộc đời hoạt động của Vũ Ngọc Nhạ âm thầm, lặng lẽ nhưng rất mạo hiểm. ông đã ứng xử "luồn lách" thế nào để vượt qua, "chui sâu, luồn cao" hoàn thành công việc đặc biệt ấy. Những việc ông làm thật phi thường. Những gian khổ, căng thẳng, sống chết trong gang tấc kéo dài suốt mấy chục năm, ông vẫn kiên trì chịu đựng, theo đuổi lý tưởng của người cộng sản. Công việc đặc biệt của ông mấy ai biết được. Mãi đến năm 1975 khi hai miền Nam Bắc thống nhất, nhân dân cả nước và đặc biệt là quê hương ông, làng Cọi Khê mới hiểu được chiến công kỳ diệu của người con quê mình. Họ tự hào vì quê hương đã sinh ra và nuôi dưỡng một con người trở thành nhà tình báo mưu lược, dũng cảm, trở thành "ông cố vấn" cho ba đời Tổng thống của chính quyền Sài Gòn mà vẫn hướng tâm mình về với cách mạng, về với nhân dân.

(ĐSPL) - Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai là Ngô Đình Nhu bị giết chết, chế độ đệ nhất Cộng hòa của anh em họ Ngô sụp đổ theo. Biết trước tình thế đó, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã lên kế hoạch tiếp cận Nguyễn Văn Thiệu (người sau này lên làm Tổng thống) và cài người vào chính quyền Thiệu.

Con đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ

Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể chuyện thu "hồn vía" anh em Ngô Đình Diệm

 

Trong thời gian hoạt động, năm 1969, điệp viên Vũ Ngọc Nhạ từng lên kế hoạch thiết lập một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, do các điệp viên của ta nắm các vai trò chủ chốt.

“Người Mỹ và Tổng thống Thiệu đều cần tôi”

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể lại: “Lúc đó, anh Vũ Hữu Duật nói với tôi: “Tình hình căng lắm rồi. Người Mỹ và phe lật đổ đang bí mật áp sát phủ Tổng thống. Mục tiêu của họ là bắt sống anh em Diệm, Nhu. Anh Lê Hữu Quý (người của ta trong phủ Tổng thống) cũng dặn tôi bảo anh phải cẩn trọng. Trong những ngày này, tốt nhất là im lặng rời khỏi nơi làm việc”. Tôi khẽ gật đầu và nói: “Cảm ơn, tôi cũng đã nắm được họ rục rịch từ hơn một tuần nay. Nhưng lúc này rời dinh Tổng thống thì không được. Ngô Đình Nhu đang cần sự hậu thuẫn của tôi”. Anh Duật lại nói: “Thế thì rất nguy hiểm. Nếu bắt được anh em Diệm, Nhu, họ sẽ “thịt” cả anh đấy. Anh phải cảnh giác nhé”. Anh Duật dặn tôi rồi đi luôn”.

Trầm ngâm một lát, ông Nhạ kể tiếp: “Rất may, Ngô Đình Nhu yêu cầu tôi sáng hôm sau đi gặp các cha đạo để tranh thủ sự ủng hộ của khối công giáo. Nếu hôm ấy không tách khỏi anh em Diệm, Nhu, tôi cũng sẽ phải chết thảm hại như họ”. Ngày 1/11/1963, Mỹ ủng hộ nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh tiến hành đảo chính, giết chết anh em Ngô Đình Diệm.

Những năm tháng biến cố đầy nguy hiểm, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ vẫn giấu mình trong cái vỏ bọc vững chắc do chính ông khéo léo tạo ra. ông nằm trong vỏ bọc để chờ cơ hội và cơ hội đã đến. Bằng phương pháp nghiệp vụ và tài năng hoạt động tình báo của mình, Vũ Ngọc Nhạ đã tiếp cận được với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và sau đó ông đã trở thành người cố vấn rất tin cậy của chính quyền Sài Gòn do Thiệu cầm đầu. Nguyễn Văn Thiệu coi Vũ Ngọc Nhạ không chỉ là một cố vấn cho mình, mà còn là người bạn tri kỷ gắn bó với nhau như “bóng với hình”.

Nhờ sự tin cậy ấy, cụm tình báo A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ phụ trách đã có cơ hội hoạt động và gài được nhiều người của ta vào các cơ quan đầu não quan trọng của chính quyền Sài Gòn. Nhiều người rất muốn hiểu rõ phép màu gì đã giúp Vũ Ngọc Nhạ từ đức tin của họ Ngô trở thành người thân tín với gia đình họ Nguyễn Tổng thống.

(bgiay)Tiết lộ bất ngờ về nhà tình báo nổi danh Vũ Ngọc Nhạ và mạ

Cụm tình báo H10 - A22 chụp ảnh kỷ niệm trong Dinh Độc Lập.

Tôi hỏi: “Làm cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, bằng cách nào ông lại sang làm cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?”. ông Nhạ trả lời: “Làm cố vấn cho Diệm, tôi có điều kiện tiếp xúc với người Mỹ. Biết được người Mỹ có ý định chọn đối tượng lên thay Diệm. Tướng Nguyễn Văn Thiệu là một trong những con bài lọt vào mắt người Mỹ. Đó là một giáo dân ngoan đạo, được các cha cố, linh mục và nhiều người có cảm tình. Khi ấy tôi được ủy quyền đại diện cho khối công giáo tổ chức vận động ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống. Cuộc vận động thành công, Thiệu tha thiết mời tôi vào Dinh Độc Lập làm cố vấn đặc biệt cho ông ta”.

Tôi lại hỏi: “Được biết Nguyễn Văn Thiệu cũng rất tin ông và coi ông như một chiến hữu “tử vì đạo”?”. ông Nhạ cười hiền: “Công việc của tôi cần có sự quan hệ như thế. Tôi còn nhớ sau ngày Nguyễn Văn Thiệu lên nhậm chức Tổng thống, ông ta sang phòng làm việc của tôi và bảo: “Thầy Hai dàn xếp cùng người Mỹ “đưa tôi” lên làm Tổng thống, tôi rất biết ơn thầy. Nhưng khi thầy muốn hạ tôi xuống, thầy phải “xi nhan” trước cho tôi xuống nghe, đừng để tôi phải chết nhục như anh em Ngô Đình Diệm!”.

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ cũng cho biết: “Không chỉ ông Thiệu mà cả người Mỹ cũng cần tôi. Trong mắt người Mỹ, tôi là cố vấn của tướng Thiệu, họ có thể qua tôi để thăm dò Thiệu. Tướng Thiệu cũng dựa vào tôi để biết “ý tứ” người Mỹ như thế nào. Vì thế, tôi có điều kiện nắm bắt tình hình cả hai bên”.

Cài điệp viên vào chính quyền Thiệu

Trả lời câu hỏi: “Anh, em trong lưới tình báo của ông ngày đó nằm trong Dinh Tổng thống thời Nguyễn Văn Thiệu được “sắp xếp” thế nào?”, Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ cho biết: “Lọt vào làm công việc nắm “quyền hành” trong Dinh Độc Lập là một nghệ thuật cực kỳ mạo hiểm. Việc này do tổ chức và tôi đã “thiết kế” đưa từng anh em luồn thật sâu vào trong lòng địch, nắm mọi hoạt động của chúng”. “Họ giữ những trọng trách gì? Nay còn ai không?”. “Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn ngoại giao Phủ Tổng thống. Nguyễn Xuân Hoè là ủy viên văn phòng Tổng thống. Lê Hữu Thuý là ủy viên phụ tá thông tin chiêu hồi...”.

Rồi Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ chỉ tay về phía người đang ngồi bên trái chiếc ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Và đây là đồng chí Vũ Hữu Duật. Năm 1954, khi đồng chí Mười Hương được Trung ương cử về Thái Bình tìm tôi và ông Vũ Hữu Duật đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Lúc ấy ông Duật là thị ủy viên trưởng ban tuyên giáo thị ủy Thái Bình. Thời Ngô Đình Diệm, ông Duật được ta cài vào làm việc tại Tổng nha Cảnh sát Ngụỵ. Thời Nguyễn Văn Thiệu, ông Duật là uỷ viên Tuyên huấn Trung ương lực lượng Tự do và làm Phó Tổng thư ký thường trực Đảng Liên minh Dân chủ (đảng cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu)”.

Có một điều mà không chỉ tôi mà rất nhiều người thắc mắc là vì sao các chiến sỹ tình báo của ta nằm trong danh sách nội các mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không thành? Mang điều này hỏi ông Vũ Ngọc Nhạ. ông cho biết: “CIA và mật vụ nghi chúng tôi “thao túng” Dinh Độc Lập, nên đã theo dõi sát sao và giăng bẫy khắp nơi. Chúng đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cảnh báo ông ta rằng: “Có mạng lưới tình báo Bắc Việt trong Dinh Tổng thống đang ngầm phá Mỹ và Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Cầm đầu lưới này là Vũ Ngọc Nhạ, người mà ông tin cẩn nhất”. Trước đó tôi đã nói những điều này, mà tôi gọi là “tin đồn” với tướng Thiệu”.

“Ông Thiệu nghĩ gì khi Mỹ tố cáo ông là “gián điệp”?”. ông Nhạ giải thích: “Lúc đầu, tướng Thiệu cho rằng Huỳnh Văn Trọng, Vũ Hữu Duật có thể là gián điệp. ông ta không tin người Mỹ nghĩ tôi là cộng sản nằm vùng và bảo đây chỉ là mưu đồ người Mỹ muốn hạ uy tín của tôi. Nhưng sau đó, người Mỹ tới Dinh Độc Lập dùng áp lực dọa Nguyễn Văn Thiệu. Họ nói: “Nếu ông không ký lệnh bắt Vũ Ngọc Nhạ, ông sẽ mất chức Tổng thống”. “Thiết lập” một Chính phủ Việt Nam Cộng hòa do những điệp viên giữ chức vụ chủ chốt

Cũng trong cuộc gặp hiếm hoi với Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, tôi hỏi: “Đầu năm 1969, theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã dự định “thiết lập” một Chính phủ Việt Nam Cộng hoà gồm hầu hết là những người trong mạng lưới tình báo vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ?”. ông Nhạ nói: “Đó là cơ hội tôi đã làm. Danh sách các thành viên Chính phủ đã được Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt để trình. Trong đó Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục giữ chức Tổng thống. Những người của ta gồm Huỳnh Văn Trọng dự định là Thủ tướng Chính phủ. Vũ Hữu Duật làm Bộ trưởng phụ trách chính trị. Vũ Xuân Hoè làm Bộ trưởng kinh tế. Lê Hữu Thuý làm Bộ trưởng thông tin chiêu hồi... ông Lê Hữu Thuý, khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu, là một trong những chiến sỹ tình báo trong mạng lưới của tôi lập công đặc biệt xuất sắc. Năm 2000, Lê Hữu Thuý được Đảng, Nhà nước và quân đội tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

Công Trần
(Tổng hợp các tin tức trên báo chí, tài liệu trước năm 1975)

Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên Việt Cộng nằm vùng còn có những tên gián điệp hoạt động tình báo chiến lược xâm nhập vào hầu hết những cơ quan chính quyền, những tổ chức xã hội, tôn giáo, sinh viên, các cơ quan truyền thông, các ngành nghề, quốc hội…

Ngay cả những cơ quan an ninh, phản giá

Gián điệp Cộng Sản trong chiến tranh Việt Nam

n như Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng Nha Cảnh Sát QG, An Ninh Quân Ðội cũng có thành phần gián điệp Việt Cộng. Ðau nhất là bên cạnh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa cũng có cả một cụm gián điệp giữ những chức vụ quan trọng trong chiến lược chống Cộng Sản Bắc Việt.

Những tên tuổi như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy, hoạt động ttrong cụm tình báo A-22 trong Dinh Ðộc Lập.

  1. Vũ Ngọc Nhạ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30 tháng 3, 1928 tại tỉnh Thái Bình. Ðược kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ðình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn.”

Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.

Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công Giáo di cư vào Nam.

– Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh Mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người Giúp Việc” của Giám Mục Lê Hữu Từ.

Năm 1958 – tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Ðoàn Công Tác Ðặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Ðen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh Mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.

Một khuyết điểm lớn của Ðoàn Công Tác Ðặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.

Năm 1959 – Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Ðe Dọa Chế Ðộ” được sự chú ý của Ngô Ðình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11 tháng 11, 1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.

Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Ðức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được sử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn.”

Sau đảo chánh 1 tháng 11, 1963, thế lực Công Giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh Mục Hoàng Quỳnh.

Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ,” do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa Tướng Thiệu và Khối Công Giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.

Năm 1967 – Sau khi Tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ). Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm cụm phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ðức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.

Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Ðồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thúy (hay Thắng) mật danh là A.25.

Các điệp viên này được giao nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.

Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thúy là Huỳnh Văn Trọng làm “cố vấn” cho Tổng Thống Thiệu.

Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiến lược.

CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.

Giữa năm 1968 – Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.

Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.

Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe, Nguyễn Xuân Ðồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.

Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.

Cụm tình báo A.22 bị phá vỡ hoàn toàn.

Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu não là Phủ Tổng Thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.

Ðây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự ủy thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.

Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Ðộng Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trát đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.

Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:

– Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hòe.

– Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.

Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn, “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu.”

Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Ðảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá: “Ðó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Ðàng.”

Ðầu năm 1973 – Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đỡ của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 33 của Dương Văn Minh.

Ngày 23 tháng 7, 1973 – Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh Mục Giải Phóng.”

Năm 1974 – Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong trung tá QÐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình Báo Chiến Lược, móc nối với Thành Phần Thứ 3 và khối Công Giáo.

Ngày 30 tháng 4, 1975 – Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Ðộc Lập bên cạnh Tướng Dương Văn Minh.

Ngày 30 tháng 4, 1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.

Năm 1976 – Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm thượng tá.

Năm 1981 – Ðược thăng đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Ðồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.

Năm 1987 – Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Ðiệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong thiếu tướng.

Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7 tháng 8, 2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Ðặng Trần Ðức và Phạm Ngọc Thảo.

  1. Gián điệp Phạm Xuân Ẩn

Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12 tháng 9, 1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của quân đội Cộng Sản Bắc Việt.

Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.

Theo học trường Collège de Can Tho.

Năm 1948 – Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.

Năm 1950 – Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Ðây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.

Năm 1952 – Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, ủy viên Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.

Năm 1953 – Phạm Xuân Ẩn được Lê Ðức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.

Năm 1954 – Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Ðại Tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Ðông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.

Năm 1955 – Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nòng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.

Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.

Năm 1957 – Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.

Năm 1959 – Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ Tổng Thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.

Năm 1960 – Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hãng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…

Từ 1959 đến 1975 – Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.

Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tỉ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ.”

Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.

Giai đoạn 1973-1975 – Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam” của đảng CSVN.

Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .

Ngày 30 tháng 4, 1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đổ cổng Dinh Ðộc Lập. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng Sản.

Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.

Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.

Ngày 15 tháng 1, 1976, Trung Tá “Trần Văn Trung,” tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang.”

Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch.”

Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp Bác Sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30 tháng 4, 1975.

Năm 1986 – Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1990 – Ðại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.

Năm 1997 – Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.

Năm 2002 – Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.

Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản.”

Lê Duẩn: Ðã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.

Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA, tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói: “Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhưng chưa ai ‘dẫn con mèo đi ngược’ để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.”

Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói, “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó.”

  1. Phạm Ngọc Thảo

Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14 tháng 2, 1922 tại Saigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công Giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.

Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.

Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.

Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Ðó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.

Ðược bổ làm tiểu đoàn trưởng TÐ 410, Quân Khu 9. (Có tài liệu nói là TÐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Ðôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.

Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột Giáo Sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.

Sau Hiệp Ðịnh Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại nằm vùng.

Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.

Phạm Ngọc Thảo đã bị Ðại Tá Mai Hữu Xuân, giám đốc An Ninh Quân Ðội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh này thuộc địa phận của Giám Mục Phêrô Ngô Ðình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Ðình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1956 – Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc đại úy “Ðồng Hóa.”

Năm 1956 – Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, tổng giám đốc Viện Hối Ðoái, bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.

Hoạt động trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa:

– Chức vụ Tỉnh Ðoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.

– Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.

Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình vào binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Ðạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Ðình Nhu.

Năm 1957 – Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức tỉnh đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.

Năm 1960 – Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Ðà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.

Năm 1961 – Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian này, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.

Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng Sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.

Lý do là, Thảo đã thả hơn 2,000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Ðịnh.

Tháng 9 năm 1963, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Ðình Diệm.

Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Ðoàn 3, Quân Ðoàn 4, Biệt Ðộng Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập, nhưng đã xin tỵ nạn chính trị ở Hồng Kông.

Sau ngày đảo chánh 1 tháng 11, 1963, Ðệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức đại tá làm tùy viên báo chí trong Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm tùy viên văn hóa tại Tòa Ðại Sứ VNCH ở Hoa Kỳ.

Ðầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.

Ðảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20 tháng 2, 1965. Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19 tháng 2, 1965.

Ngày 19 tháng 2, 1965. Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Ðằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

Ngày 20 tháng 2, 1965. Hội Ðồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa, các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.

Ngày 21 tháng 2, 1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm tổng tư lệnh QLVNCH.

Ngày 22 tháng 2, 1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm Tướng Nguyễn Khánh làm đại sứ lưu động (một hình thức trục xuất ra khỏi nước).

Ngày 25 tháng 2, 1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

Ngày 11 tháng 6, 1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho quân đội.

Ngày 14 tháng 6, 1965, Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia được thành lập do Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch.

Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.

Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các xứ đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Ðức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đỡ in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.

Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại, “Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam.” (Võ Văn Kiệt)

Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.

Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Ðan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.

Lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 7, 1965, Thảo vừa ra khỏi Ðan Viện Phước Lý thì bị An Ninh Quân Ðội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xỉu vì đạn trúng vào càm. Khi tỉnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh Mục Cường, cha tuyên úy của Dòng Nữ Tu Ða Minh cứu chữa.

Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QÐ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17 tháng 7, 1965. 43 tuổi.

Tháng Tư: Niềm vinh? Nỗi nhục! - Nguyễn Dân (Danlambao)

Tháng Tư: Niềm vinh? Nỗi nhục! - Nguyễn Dân (Danlambao) 
Mọi năm, từ ngày đất nước rả tan, tháng 4, bao giờ cũng thấy rợp bóng cờ sao bay lả tả. Họ vui mừng chiến thắng, họ hí hửng quang vinh. Và họ bắt cả nước, toàn dân đều phải tung hô vạn tuế Bác và Đảng.

Có những ông bà già da mồi tóc bạc, lọm khọm đi không nổi (vì đói) cũng phải vừa lếch để đi... đi nhập vào đoàn người la ó thành tích vẻ vang - Mừng đất nước đã giải phóng hoàn toàn. Từ nay sạch bóng quân thù. Từ nay độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc...

Rồi tiếp diễn 45 năm, gần 1/2 thế kỷ, qua 2 - 3 thế hệ... Tốp già thì cũng đã chết đi nhiều. Nếu còn sống, cũng cảm thấy sống thừa, hối tiếc, ngậm ngùi cho quãng đời quá khứ, dĩ vãng đau thương, bao điều ân hận. Và cái lớp sanh sau, lớn lên sau này, được dạy cho kế thừa truyền thống: cũng cứ la ó, cứ chạy khắp đường, cứ vạn tuế tung hô, mừng chiến thắng ông cha một thời lừng lẫy. Chúng nín hơi, phình to như ếch, nghễnh cổ như trâu, lăn xả vào lửa như thiêu thân, sẵn sàng chết ví ánh sáng. Hoặc cứ cởi bỏ áo quần, chạy tưng đường phố, cứ rợp bóng cờ sao, sau bao vẻ vang thành tích. Thành tích gì? Đội bóng đá thanh thiếu niên VN (U 23) vừa vào bán kết. Đội nước nhà vừa đoạt cúp Asian (nhờ HLV người Hàn dìu dắt)... Gì nữa? Rất nhiều, nhiều lắm... nhưng vì đặc tính “khiêm tốn” của ta không muốn nói ra, cứ để cho bí mật. Họa hoằn lắm, một vài đứa ngáo đá, đâm hơi rò rĩ. Chỉ do tại, bởi, bị một số đứa không thấm nhuần tư tưởng, chưa thấu đạt giáo điều, lại khoe khoang, khoác lác. Như là:

- Đảng và nhà nước ta (TBT/CTN thay mặt) vừa ký kết với anh Tàu 15 văn kiện, 12 thỏa ước... Phái đoàn cựu TBT và cố vấn sang CHND Trung quốc ký mật ước Thành Đô.

- Chủ tịch (gái) quốc hội nhà nước ta được mời sang quốc mẩu thiên triều, được tiếp đãi nồng hậu, được Tập chủ tịch bắt tay, ôm hôn thắm thiết, được chiều chuộng, nâng niu, đả thông nhiều vụ việc...

- Thủ tướng Niễng được anh em đống chí 4 tốt, 16 vàng (hứa hẹn) cho đội ngũ chuyện viên sang giúp ta phát triển kinh tế các đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. TQ hứa cùng hợp tác giúp VN khai thác mỏ dầu khí biển đông. Bộ phận (rất lớn) người Tàu sẵn sàng kéo sang giúp ta phát triển đất nước thêm mạnh giàu, to đẹp v.v... và v.v...

Đảng (khiêm tốn) không nói ra, nhưng vì tò mò, hầu như ai cũng rõ. Người dân cứ sống và tự hào, cứ thắt lưng buộc bụng (như thời chống Mỹ cứu nước khi xưa): Sau 30 năm (kể từ 1990) VN sẽ như Tàu, và sau 50 năm, Tàu với Ta không còn coi như “hai”, mà “một” cùng nhau chung hưởng “đại đồng” theo như ước nguyện thuở ban đầu, từ ngày Bác cùng chúng cháu hành quân ra đi làm cách mạng: mục tiêu, mục đích, ước mơ là dắt nhau đi về “cõi thiên đường”. Ở đó để ta được đời đời yên nghỉ...

Không quang vinh mà là ô nhục!

Trên đây, dù sao, đó cũng chỉ là ước mơ. Ứơc mơ nghĩa là cũng mong, cũng muốn. Nhưng mà đi vào thực tại mới là một sự để có đáng tự hào, hãnh diện, khoe khoang? Hay là hối hận, khổ đau của kiếp đời VINH, NHỤC?

“Đánh xong giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng... gấp mười lần hơn”. Và “Dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn, dù phải hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng, ta cũng phải giành cho được thắng lợi”. Đó là lời của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng được gọi bác Hồ, để bắt buộc cả nước phải theo gương, ca tụng đời đời?

Không biết ông (Hồ) là người VN hay Tàu, mà thấy rằng: Ông không bao giờ mặc quốc phục VN, toàn ăn mặc theo kiểu cách Tàu, và đến lúc chết cũng chỉ muốn nghe nhạc Tàu, rồi chết.

Ông đã làm gì? Ông lãnh đạo công cuộc đấu tranh, rất mực tuân hành, thực thi theo lệnh của Tàu cộng:

- Thực thi cải cách ruộng đất (1953-1956) giết hại oan ức, sai lầm trên 172.000 người dân VN cho là địa chủ.

- Đánh Pháp, trận Điện Biên Phủ, cũng là do tướng Tàu kế hoạch, chỉ huy. Một “chiến thắng” với hàng trăm ngàn mạng người nằm xuống.

- Rồi những năm sau (21 năm) gọi là đánh Mỹ Ngụy cứu nước, cũng do xúi giục từ Tàu (có cả Liên Xô), với mọi thứ, mọi vật đều là do Tàu cộng cung cấp. Người VN chỉ là đem thân hy sinh chết chóc - “Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô” - TBT Lê Duẫn đã nói rõ như thế. Một cuộc chiến giết dân VN ta, để rồi cứ phải mang ơn, mắc nợ TQ, cho mãi đến ngày nay vẫn còn phải nợ, để rồi, cũng từ đó, đảng ta hãnh diện nhận lấy chiếc “vòng kim cô” quang vinh do Tàu cộng ban tặng, gỡ mãi không ra.

Ngu hay dại? Tội ác hay công lao? Cho cái gọi là “chiến thắng” miền Nam (VNCH), ngụy danh “giải phóng”. Và “giải phóng” để làm gì? Giải phóng cho ai? Trong khi một nửa đất nước (miền Bắc) trong tình trạng cùng khổ, nghèo nàn, lạc hậu?

- Để rồi, khi chiếm đoạt (miền Nam) xong, thì ăn mừng và tha hồ mà giựt giành cướp đoạt. Cướp đoạt trong tự hào “thắng lợi vẻ vang”?

- “Đánh xong giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp mạnh giàu gấp mười lần hơn”. Lời nói của Hồ tặc, cũng theo “ông” đi vào địa ngục. Và có lẽ cũng vì thế mà cả một đất nước, dân tộc, không lấy gì là “to đẹp mạnh giàu”, mà 45 năm sống trong địa ngục trần gian.

- Đảng ta vô cùng hãnh diện, tự hào với bao công lao thành tích - thành tích đuổi Mỹ, diệt Ngụy để đưa đưa đất nước trở về lạc hậu, đói nghèo. Công lao đầu độc bao tầng lớp trẻ “hồng hơn chuyên”, ngu trung, xả thân, hết lòng vì đảng. Một dân tộc với tinh thần bạt nhược, nô bộc. Giặc đến biên cương: ta mở ngỏ. Giặc xâm chiếm biển đảo: ta cúi đầu dâng nạp. Giặc vào nhà: ta cung kính, tôn thờ... “Nếu chống đối, nếu tranh chấp, làm sao ta có được yên ổn mà ngồi nói chuyện hôm nay”. Câu nói là của ai? Của tên lãnh đạo “khôn khéo, sáng suốt”?

- Nếu tính sổ rạch ròi, qua dòng lịch sử 75 năm (từ 1945, cướp chính quyền), csVN là một đảng bán nước hại dân. Để chứng minh, ta đã thấy:

- Độc lập, tự do: không có. Ấm no, hạnh phúc: hoàn toàn không.

- Bóng giặc Tàu tràn ngập đất nước qua mọi hình thức: khắp mọi miền, khắp mọi nơi, cơ sở, xí nghiệp.

- Một đảng lãnh đạo cúi lòn. Một nhà nước vâng mệnh, kính phục, hèn với giặc, ác với dân.

- Và hôm nay, trước nguy cơ dịch bệnh, không một phản ứng phong toả, ngăn chận, chống dịch, cứ để dịch bệnh do Tàu cộng mang theo mầm bệnh đổ xô ngập tràn khắp nước. Tất cả các nước đều lo phòng chống dịch, thì đảng csVN lại rắp tâm làm theo mệnh lệnh: Rước giặc và bệnh dịch nhằm tiêu diệt cả một dân tộc. “Dù có phải hy sinh đến người VN cuối cùng cũng phải giành cho được thắng lợi”. Thắng lợi là: tiêu diệt một dân tộc này để thay vào một dân tộc khác?

- Một nền kinh tế đã đến hồi kiệt quệ: Một đất nước mất hết tài nguyên (khoáng sản (dầu mỏ) Tàu chiếm - rừng tan hoang - ruộng đồng khô cạn). Giặc xâm lấn, dịch bệnh tràn lan, cấp lãnh đạo (TBT/CTN) chui rúc, lẫn trốn. Phải trốn để còn được sống. Phải trốn để được yên thân... Cho đảng bền lâu, cho vinh hiển đời đời...?

Đó! Đảng cộng sản Việt Nam là như thế đó. - Là nhục hay vinh? - Là công hay tội? - Là dại hay khôn?

Nguyễn Dân
danlambaovn.blogspot.com



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 380 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 327 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 313 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 276 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 232 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 207 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 207 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 119 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.