Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24971839

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 17.05.2024 08:45
Giải thưởng VinFuture của VN có trị giáo cao hơn giải thưởng Nobel
24.01.2022 15:00

Giải thưởng VinFuture trong mắt một số trí thức trong và ngoài nước!

Three scientists with mRNA vaccine technology receive the $ 3 million  VinFuture prize - Newsnpr

RFA Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và ba nhà khoa học nhận giải thưởng Vin Future hôm 20 tháng 1 năm 2022.

ợc trao cho hai nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman từ Mỹ và nhà khoa học Pieter Rutter Cullis từ Canada. Giải thưởng chính lên đến ba triệu đô la; ba giải đặc biệt khác mỗi giải 500 ngàn đô la. Như vậy, tổng giá trị tiền thưởng lên đến 4,5 triệu đô la. Trong khi đó, giải Nobel năm vừa rồi chỉ ở mức một triệu đô la Mỹ. Chủ nhân của các Giải thưởng VinFuture năm 2021 đã được công bố vào ngày 20 tháng 12 năm 2021.

Giải thưởng VinFuture được trao bởi quỹ VinFuture, do Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương sáng lập. Theo thông báo, quỹ có sứ mệnh “tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”. Giải thưởng này được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 và chính thức tiếp cận đề cử, trao giải lần đầu đầu tiên vào năm 2021.


Một số trí thức trong và ngoài nước cho rằng tiền thưởng lớn không nói lên được cái danh giá của giải. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy phân tích một số chi tiết về giải thưởng này trên trang Facebook cá nhân của ông. Theo ông, một trong những yếu tố tạo nên sự danh giá cho giải thưởng là “cá nhân của người đứng ra sáng lập giải”. Ông Vũ viết:


“Cá nhân người đứng sau sáng lập ra giải VinFuture là ông Phạm Nhật Vượng. So với những tiêu chuẩn của giới tinh hoa phương Tây, ông Vượng hoàn toàn không có, nếu không muốn nói là ngược lại. Sự giàu có của ông Vượng trong mắt nhiều người là do có được từ sự thông đồng với giới quan chức nhằm chiếm lấy những khu đất đắc địa. Không thấy ông có một phát minh nào, cũng như là những đóng góp nào làm nên sự tiến bộ của nhân loại trước khi ông sáng lập ra giải VinFuture này.”


Theo truyền thông Nhà nước, việc trao giải VinFuture có thể góp phần định vị Việt Nam là điểm đến mới của khoa học công nghệ thế giới, đồng thời tạo cơ hội kết nối, tạo mối quan hệ hợp tác trực tiếp, đa chiều giữa các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam.


Trước khi diễn ra lễ trao giải, báo Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Việt Quang, Chủ tịch Quỹ VinFuture rằng: Giải thưởng VinFuture sẽ là chiếc cầu nối giới khoa học Việt Nam và giới khoa học toàn cầu, mang lại nguồn cảm hứng thúc đẩy nền khoa học Việt Nam phát triển.


PGS-TS Hoàng Dũng trao đổi với RFA:


“Giải thưởng ở Việt Nam mà số tiền quá ít thì không thu hút sự chú ý của truyền thông. Mà số tiền cao như vậy thì tôi nghĩ người đặt ra giải thưởng họ cũng có mục đích là thu hút truyền thông trong nước và thế giới. Khi một hãng tin đưa tin này là góp phần quảng cáo cho giải thưởng. Đấy là tôi nói về mục đích truyền thông của họ.


Còn ý nghĩa khác là cái giá giải thưởng thì tôi thấy không nên đặt vấn đề. Bởi vì giải thưởng ấy có giá trị hay không thì không phải căn cứ vào số tiền. Giả sử số tiền giải thưởng này có cao gấp 30 lần số tiền của giải thưởng Nobel thì giá trị của giải thưởng Việt Nam này cũng không thể bằng 1/10 giải Nobel. Giá trị giải thưởng không căn cứ vào số tiền đâu.


Lẽ ra giải thưởng này nên có một tổ chức độc lập hơn là gắn quá chặt với Vingroup, bởi vì gắn quá chặt vào một tập đoàn như vậy có thể bị hiểu sang chuyện quảng bá công việc kinh doanh của Vingroup.”Theo thống kê của tạp chí Forbes hồi tháng 4 năm ngoái, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, là người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 344 trên thế giới với tài sản ước tính là 7,3 tỉ USD.

Công ty cổ phần Vinhomes - trực thuộc tập đoàn Vingroup - nhiều năm qua là thương hiệu phát triển bất động sản hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Tính đến năm 2020, Vinhomes đang vận hành 23 dự án bất động sản với tổng số hơn 50.500 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại cùng hàng loạt các dự án đô thị hoặc đại đô thị trên khắp cả nước như Vinhomes Riverside, Vinhomes Royal City, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Central Park…

2018-04-17T123818Z_838185594_RC190EEC2180_RTRMADP_3_VIETNAM-VINGROUP-GIC.JPG
Chung cư Vinhomes Metropolis của Vingroup được xây dựng ở Hà Nội năm 2018. Reuters

Giảng viên Phạm Minh Hoàng từ Pháp nêu quan điểm của ông:

Ở Việt Nam có khoảng 90% tỷ phú đô la giàu lên từ đất, mà người giàu nhất là ông Vượng. Họ giàu đến một mức nào đó thì họ ngưng và bước sang kinh doanh cái khác. Có thể ông ta dùng số tiền này để ‘rửa danh dự’; dùng tiền này để đầu tư vào trí thức để mọi người nhìn thấy ông ta làm việc tốt. Nghĩa là người ta sẽ nhìn ông ta với cái nhìn khác. Đối với tôi, chuyện đó nó vô nghĩa.

Những người nhận được giải thưởng như vậy chắc chắn sẽ không tìm hiểu vì sao ông Vượng có số tiền này, họ cũng không biết nguồn gốc số tiền này. Cho nên tôi ví cái giải thưởng này là của thằng ăn cướp cho người nghèo thôi.” 

Vào tháng 6 năm 2019, trên tờ Financial Times có bài của tác giả John Reed với nhận định Vin Group làm từ điện thoại thông minh đến kinh doanh trường học. Và giới hoạt động dân sự lo sợ quyền lực ngày một gia tăng của nó. Việt Nam nhanh chóng trở thành mảnh đất của ‘mọi thứ đều là Vin’.


Giải thưởng VinFuture trong mắt một số trí thức trong và ngoài nước!

Chính một viên chức cấp cao của Vingroup, bà Lê Thị Thu Thủy, được tác giả dẫn lời rằng Tập đoàn này là nhà cung ứng mọi thứ hàng hóa và dịch vụ cho người ta từ khi ra đời đến lúc xuống mồ. Quá trình phát triển cho thấy Vingroup khởi nghiệp từ một doanh nghiệp làm mì sợi ăn liền ở Ukraine; sau đó về Việt Nam và phất lên từ đất đai, bất động sản rồi lấn sang mọi lĩnh vực khác. 

Báo chí các nước ca ngợi giải thưởng VinFuture

Những giải thưởng khoa học công nghệ quốc tế của VinFuture đã được trao cho người xứng đáng trong buổi lễ trao giải và vinh danh các nhà khoa học, thu hút sự quan tâm từ trong và ngoài nước. Ảnh: VinFuture
< iframe name="f35238c2eb39664" width="1000px" height="1000px" data-testid="fb:share_button Facebook Social Plugin" title="fb:share_button Facebook Social Plugin" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" allow="encrypted-media" src="https://www.facebook.com/v2.8/plugins/share_button.php?app_id=103473449992006&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df24b26046f478a%26domain%3Dlaodong.vn%26is_canvas%3Dfalse%26origin%3Dhttps%253A%252F%252Flaodong.vn%252Ff3bfdaf05e937b%26relation%3Dparent.parent&container_width=87&href=https%3A%2F%2Fmedia-cdn.laodong.vn%2Fstorage%2Fnewsportal%2F2022%2F1%2F21%2F997266%2F04796FB1-A03A-4E9B-8.jpeg%3Fw%3D600%26crop%3Dauto%26scale%3Dboth&layout=button&locale=vi_VN&mobile_iframe=true&sdk=joey&size=large" class="" style="box-sizing: border-box; outline: 0px; position: absolute; border-width: initial; border-style: none; visibility: visible; width: 87px; height: 28px;">< /iframe>
Những giải thưởng khoa học công nghệ quốc tế của VinFuture đã được trao cho người xứng đáng trong buổi lễ trao giải và vinh danh các nhà khoa học, thu hút sự quan tâm từ trong và ngoài nước. Ảnh: VinFuture



VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ". Giải thưởng do Quỹ VinFuture quản lý, chính thức tiếp cận đề cử và trao giải lần đầu đầu tiên vào năm 2021.

"Tạo nên sự thay đổi tích cực để mang tới một cuộc sống tốt hơn cho mọi người luôn là mục tiêu của chúng tôi - trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Các biến cố của năm 2020 đã cho thấy hơn bao giờ hết, chúng ta cần đồng hành với những trái tim nhân hậu và khối óc lỗi lạc đang nỗ lực phát huy sức mạnh của Khoa học Công nghệ, giúp thế giới vượt qua những thử thách cam go và làm cho cuộc sống của nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.", Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và phu nhân Phạm Thu Hương chia sẻ về động lực sáng lập giải thưởng.

VinFuture bao gồm một giải chính và ba giải đặc biệt:

  • Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng khoa học - công nghệ quy mô toàn cầu có giá trị lớn nhất cho đến cuối 2020.[4] Giải thưởng chính sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai
  • 3 giải đặc biệt
    • Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Đây được coi là giải thưởng toàn cầu có giá trị lớn nhất dành riêng cho các nhà khoa học đến từ những quốc gia mà điều kiện nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội các nhà khoa học được tôn vinh ở cấp độ này còn hạn chế.[5]
    • Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ. Đây là giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới dành riêng cho các nhà khoa học nữ.[5][6]
    • Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.

Hội đồng Giải thưởng

Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp của họ trong ngành Khoa học – Công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại và được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Giải thưởng chịu trách nhiệm xác lập quy trình quản lý Giải thưởng, đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn người đạt Giải. Thứ tự xếp theo tên

  1. Padmanabhan Anandan Giám đốc Viện Trí tuệ Nhân tạo Wadhwani, MumbaiMaharashtraẤn Độ,[7] Giáo sư Khoa học Máy tính tại Đại học Yale.[8]
  2. Jennifer Tour Chayes[9] Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Microsoft,[10] Phó Hiệu trưởng Trường Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Đại học California tại Berkeley:
    "Tôi thật sự bị thuyết phục bởi mục đích mà VinFuture hướng tới. Đó là ghi nhận thành tựu của các nhà khoa học, trở thành cầu nối để những người phụ nữ, nhà khoa học trẻ đến từ các nước đang phát triển có thể chinh phục các lĩnh vực rộng lớn của khoa học, công nghệ. Lý do tiếp theo khiến tôi nhận lời là trong hội đồng giải thưởng có những thành viên từng nhận giải Nobel hay Turing. Được làm việc cùng họ là niềm hân hạnh đối với tôi. Lý do cuối cùng vì VinFuture là một giải thưởng đến từ Việt Nam. Tôi có ấn tượng tốt với Việt Nam qua những người bạn, những học trò từ đất nước này. Tôi nghĩ việc giải thưởng này bắt nguồn từ Việt Nam là điều đáng trông đợi."[11][12]
  3. Pascale Cossart Giáo sư Danh dự và Trưởng khoa Tế bào của Viện Pasteur,[13] là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học tế bào.
  4. Giáo sư Đặng Văn Chí Chương trình Ung thư Phân tử & Tế bào, Trung tâm Ung thư Viện Wistar[14], được coi là người tiên phong trên thế giới nghiên cứu liên ngành giữa Sinh học và Ung thư [15].
  5. Giáo sư Sir Richard Henry Friend – Giáo sư Vật lý Cavendish tại Đại học Cambridge[16][17] và Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Ban cố vấn Khoa học của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore,[18][19] và được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ để tôn vinh "những cống hiến xuất sắc cho ngành Vật lý".
  6. Xuedong David Huang Thành viên Kỹ thuật và Giám đốc Công nghệ của Microsoft Azure.[20], được Tạp chí Wired vinh danh là một trong 25 thiên tài tạo ra xu hướng kinh doanh tương lai.[21]
  7. Gérard Albert Mourou Giáo sư của Haut Collège tại École polytechnique Đại học Bách Khoa Pháp và giữ chức danh Giáo sư danh dự tại Đại học danh dự AD Moore, Đại học Michigan.[9] Ông được trao giải Nobel Vật lý cùng với Giáo sư Donna Strickland năm 2018
  8. Konstantin Sergeevich Novoselov Giáo sư Tan Cin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore, Giáo sư Vật lý bán thời gian Langworthy tại Trường Vật lý và Thiên văn học, Đại học Manchester và Giáo sư nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh (The Royal Society) tại Đại học Manchester. Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 2010 vì những thành tựu của mình về vật liệu graphene.[22]
  9. Michael Eugene Porter Giáo sư vị trí Bishop William Lawrence Trường Kinh doanh HarvardĐại học Harvard,[9] đạt kỷ lục 9 lần đoạt Giải thưởng McKinsey cho bài báo Harvard Business Review hay nhất trong năm và cũng là người nhận 26 bằng tiến sĩ danh dự cũng như các danh hiệu quốc gia và nhà nước.
  10. Leslie Gabrial Valiant Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh ([23]) và Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ). Ông hiện là Giáo sư vị trí "Thomas Jefferson Coolidge" về Khoa học máy tính và Toán học ứng dụng tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng tại Đại học Harvard.
  11. Vũ Hà Văn Giáo sư vị trí Percey F. Smith về Toán học và Giáo sư Khoa học Dữ liệu tại Đại học Yale, nổi tiếng với các công trình số học tổ hợp và tổ hợp xác suất, lý thuyết ma trận ngẫu nhiên, và các ứng dụng của chúng trong khoa học tính toán.[24]

Hội đồng Sơ khảo

Hội đồng Sơ khảo VinFuture[25] gồm những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo uy tín quốc tế từ các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Hội đồng Sơ khảo chịu trách nhiệm sàng lọc trước các đề cử theo các tiêu chí đánh giá đưa ra bởi Hội đồng Giải thưởng, đồng thời tổng hợp và chuẩn bị tài liệu cho danh sách đề cử rút gọn trước khi trình Hội đồng Giải thưởng.

  1. Giáo sư Albert P. Pisano: Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, thuộc Đại học California San Diego (UC San Diego).
  2. Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Giáo sư Khoa Hóa và Hóa sinh Đại học California Santa Barbara, Hoa Kỳ [26][27]

    "Theo đánh giá của tôi, đây là các giải thưởng thực sự rất "đặc biệt". Trước nay, rất ít có giải thưởng tầm cỡ, có giá trị lớn dành cho tác giả nghiên cứu là phụ nữ hay đến từ các quốc gia đang phát triển. Bởi thế việc ghi nhận những đóng góp của nhóm nhà khoa học này thông qua giải thưởng VinFuture sẽ góp phần san bằng khoảng cách trong nghiên cứu khoa học, và mọi người dân trên thế giới đều được hưởng lợi ích từ việc này"[27]

  3. Ông Akihisa Kakimoto, CTO, Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi.[28]
  4. Giáo sư Alta Schutte, Đại học New South Wales và Viện Sức khỏe toàn cầu George, Đại học Y khoa Sydney, Australia [29]
  5. Tiến sĩ Bùi Hải Hưng: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI, Việt Nam 
  6. Giáo sư Đỗ Ngọc Minh: Giáo sư Đại học Illinois Urbana-Champaign, Hoa Kỳ.
  7. Giáo sư Molly Shoichet: Đại học Toronto, Canada [34]
  8. Giáo sư Monica Alonso Cotta: Viện Vật lý của Đại học Bang Campinas, Brazil 
  9. Giáo sư Nguyễn Đức Thụ: Giáo sư Đại học Rutgers, Hoa Kỳ.[36]
  10. Giáo sư Trần Duy Trác: Giáo sư Kỹ thuật Điện và Máy tính tại Đại học Johns Hopkins, Trường Kỹ thuật Whiting.[37]
  11. Ông Trương Quốc Hùng: Tổng Giám đốc Công ty VinBrain, Việt Nam [38][39]
  12. Giáo sư Vivian Yam: Giáo sư Hóa học, Đại học Hongkong

Lịch sử

Giải VinFuture bắt đầu nhận đề cử cho mùa trao giải đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021.[5]

  • 20 tháng 12 năm 2020: vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt chính thức giải thưởng khoa học-công nghệ toàn cầu VinFuture.[40]
  • 3 tháng 2 năm 2021: công bố tiêu chí và mở cổng nhận đề cử trên toàn cầu.[41]
  • 29 tháng 3 năm 2021: công bố đã nhận được hơn 500 đăng ký tham gia tìm kiếm dự án gửi đề cử của nhà khoa học, tổ chức uy tín từ 36 quốc gia trong đó châu Á với 35,6%%; tiếp đến là Bắc Mỹ 32%; châu Âu 21,7%; châu Đại Dương 7,2%; Mỹ La Tinh và châu Phi 3,5%.[42][43]
  • 9 tháng 6 năm 2021: Sau gần 4 tháng kêu gọi đề cử trên toàn cầu, VinFuture thông báo chốt danh sách đề cử với gần 600 dự án (từ hơn 60 quốc gia và 6 châu lục), trong đó 31,6 % Bắc Mỹ, 33, 9% châu Á, 21% châu Âu, còn lại từ châu Đại Dương, châu Mỹ la tinh và châu Phi; 34,3% là nữ.[44][45][46] Gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% được trích dẫn nhiều nhất. Nhiều người trong số họ đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Giải thưởng Nobel, Giải thưởng Breakthrough, Giải thưởng Tang Prize, Giải thưởng Japan Prize….[46][47]

Người đoạt giải

Danh sách người đoạt giải VinFuture

Danh sách người đoạt giải lần đầu tiên được công bố tháng 12 năm 2021; lễ trao giải tổ chức tại Việt Nam vào 20 tháng 1 năm 2022.[5]

Lễ trao giải lần thứ nhất được chọn diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội từ 18 đến 21 tháng 1, năm 2022.[48][49] Tham dự lễ trai giải lần thứ nhất có ca chương trình biểu diễn của nghệ sỹ nhân dân Đặng Thái Sơn và John Legend.[50]

NămNgày trao giảiTên giảiNgười đoạt giảiQuốc tịchChú thích
202120 tháng 1, 2022The VinFuture Grand PrizeKatalin Karikó Hungary
 Hoa Kỳ
đóng góp đáng kể vào sự phát triển của công nghệ tiêm chủng Vắc-xin mRNA.[51][52]
Drew Weissman Hoa Kỳ
Pieter Cullis Canada
Nhà sáng tạo nữZhenan Bao Hoa Kỳđể nghiên cứu về da điện tử có thể co giãn và chữa lành như da bình thường đồng thời có thể phân hủy sinh học.[51][52]
Nhà sáng tạo tại quốc gia đang phát triểnSalim Abdool Karim Nam Phiphát triển một loại gel Tenofovir disoproxil có thể ngăn ngừa lây truyền HIV ở phụ nữ.[51][52]
Quarraisha Abdool Karim
Thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực mới nổiOmar M. Yaghi Hoa Kỳđể thiết kế và tổng hợp các loại hợp chất lưới mới như khung kim loại-hữu cơ (MOF), khung zeolitic imidazolate (ZIF) và khung hữu cơ cộng hóa trị (COF).[51][52]



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CSBK Thừa lệnh Bắc Kinh CSHN đuổi hết người miền Nam phe thân Tây Phương quyết tâm phục lụy TQ để được vinh thân
Hỏa hoạn tại trung tâm thương mại có nhiều tiểu thương Việt Ba Lan phải chăng do ky thị?
Việt Nam thuộc nhóm 3 nước giam giữ nhiều người viết nhất thế giới
VN gia nhập BRICS trong năm nay
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học

     Đọc nhiều nhất 
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 894 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 798 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 783 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 716 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 681 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 680 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 676 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 650 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 635 lần]
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea [Đã đọc: 417 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.